Một số vấn đề về lao động trong thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp khu vực Asean
(7). Phát triển bền vững
(7.1). Các doanh nghiệp/cơ sở nên
áp dụng các quy trình bền vững từ các
khâu như: quản lý các nguồn lực hiệu
quả, sản xuất bền vững, quản lý chất thải
hiệu quả nhằm ngăn chặn và giảm thiểu
các tác động bất lợi đến cộng đồng và
môi trường.
(7.2). Các doanh nghiệp/cơ sở sẽ góp
phần vào việc thực hiện các mục tiêu
phát triển bền vững có liên quan.
c. Một số hướng dẫn cụ thể để đảm
bảo các yêu cầu liên quan đến lao động
trong việc thực hiện CSR khu vực ASEAN
(1). Thực hiện tốt CSR về lao động,
hỗ trợ đáp ứng các tiêu chuẩn lao động
quốc tế và nhân quyền.
(2). Ở cấp quốc gia, thỏa thuận ba
bên cung cấp khuôn khổ để thực hiện
CSR thông qua đối thoại xã hội.
(3). Ở cấp doanh nghiệp/cơ sở, cam kết
cần được xác lập, các điều khoản hay kế
hoạch hành đồng cần phải được thông qua
đối thoại xã hội và họp các bên tham gia.
(4). Các doanh nghiệp/cơ sở nên lên
kế hoạch thực hiện CSR một cách chủ
động, báo cáo thường xuyên về tiến độ
và tiếp tục quá trình cải tiến thông qua
đối thoại xã hội và họp các bên tham gia.
(5). Các doanh nghiệp/cơ sở được
khuyến khích là một phần của mạng lưới
CSR để tiếp tục thúc đẩy và gắn kết thực
hiện CSR.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 252 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề về lao động trong thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp khu vực Asean, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 46/Quý I - 2016
39
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LAO ĐỘNG TRONG THỰC HIỆN TRÁCH
NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP KHU VỰC ASEAN
Ths. Chử Thị Lân, CN. Ninh Thị Thu An
Viện Khoa học Lao động và Xã hội
Tóm tắt: Việc thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là phù hợp với mục đích và
tầm nhìn Cộng đồng ASEAN năm 2025 cũng như góp phần hướng tới các Mục tiêu Phát
triển bền vững (SDGs) vào năm 2030. Bài viết này giới thiệu một số nội dung liên quan về
vấn đề lao động trong thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp khu vực ASEAN dựa
trên Kế hoạch ASSC 2015 và kết quả Hội thảo kỹ thuật xây dựng “Hướng dẫn/mô hình
thực hiện Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp ASEAN về lao động” được tổ chức vào ngày
9-11/3/2016 tại Bangkok, Thái Lan.
Từ khóa: Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, lao động trong CSR, cộng đồng ASEAN
Abstract: The implementation of corporate social responsibility (CSR) is consistent
with the purpose and vision of the ASEAN Community in 2025, as well as contribute
towards the Sustainable Development Goals (SDGs) in 2030. This article introduces some
contents related to labor issues in the implementation of CRS in ASSEAN region based on
the ASSC Plan 2015, and the results from the technical Workshop “Constructing the
guideline and model in implementation the ASEAN CSR on labor’” that was held on 9-11 /
3/2016 in Bangkok, Thailand.
Keywords: Corporate Social Responsibility (CSR); labor in CSR), the ASEAN community
1. Bối cảnh
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN) có 10 nước thành viên:
Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào,
Malaysia, Myanmar, Philippines,
Singapore, Thái Lan và Việt Nam, trong
đó 3 quốc gia có số lao động chiếm tỷ
trọng hơn 70% là Indonesia (40%),
Philippines (16%) và Việt Nam (15%).
Hiện ASEAN là nền kinh tế lớn thứ 7
trên thế giới với tổng GDP khoảng 2.400
tỷ USD (Aseanvietnam, 2015).
Ngày 22/11/2015 đã đi vào lịch sử
của ASEAN, đánh dấu giai đoạn mới của
khu vực với việc 10 nước thành viên ký
Tuyên bố Kuala Lumpur về hình thành
Cộng đồng ASEAN năm 2015. Theo tài
liệu về Tầm nhìn ASEAN mới gần đây,
văn kiện chi tiết có tên gọi “Tuyên bố
KUALA LUMPUR về ASEAN 2025:
cùng vững vàng tiến bước” đã đưa ra kế
hoạch chi tiết thực hiện ba trụ cột của
Cộng đồng ASEAN và hướng dẫn tổng
thể các bước và tầm nhìn cho từng cộng
đồng ASEAN đến năm 2025. Một kế
hoạch cụ thể đã được phát triển cho từng
trụ cột nêu trên với chi tiết là những mục
tiêu trong 10 năm tới. Các bản kế hoạch
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 46/Quý I - 2016
40
này là một phần của tầm nhìn tổng thể
đến năm 2025 và chứa đựng các “đề xuất
khả thi và mục tiêu cho từng cộng đồng
trụ cột”. Nổi bật trong trang mở đầu của
Tuyên bố Kuala Lumpur hay Tầm nhìn
ASEAN năm 2025, là tuyên bố "Tầm
nhìn Cộng đồng đến năm 2025 với sự
đóng góp cho Chương trình nghị sự của
Liên hợp quốc 2030 về Phát triển bền
vững với những nỗ lực xây dựng cộng
đồng ASEAN để nâng mức sống của cho
dân chúng". Đáng chú ý là Tầm nhìn
ASEAN 2025 phù hợp với mục tiêu phát
triển toàn cầu hơn so với phiên bản
trước. Tầm nhìn nhằm hiện thực hóa một
Cộng đồng ASEAN gắn kết về chính trị,
liên kết về kinh tế và cùng chia sẻ trách
nhiệm xã hội cũng như một ASEAN
thực sự dựa trên luật lệ, hướng tới người
dân, lấy người dân làm trung tâm, đặc
biệt trong thời kỳ sau 2015 (Asean
Vietnam, 2015).
Mục tiêu của Cộng đồng ASEAN về
phát triển bền vững đã được nêu rõ trong
kế hoạch Văn hóa - xã hội Cộng đồng
ASEAN. Bản kế hoạch “Tầm nhìn cộng
đồng ASEAN” (ASSC) năm 2009 đã đề
ra quy định cụ thể để thúc đẩy trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp
(Corporate Social Responsibility - CSR).
Tuy nhiên, những quy định này đã được
thay đổi, bổ sung trong Kế hoạch ASSC
2015 mà trọng tâm là xem việc thực
hành CSR như một công cụ để đạt được
mục tiêu rộng lớn hơn của ASEAN, với
trách nhiệm xã hội được coi như là một
mục tiêu lớn của cộng đồng.
2. Sự cần thiết thực hiện trách nhiệm
xã hội doanh nghiệp khu vực ASEAN
Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày
nay, vấn đề bảo đảm quyền lợi của người
lao động ngày càng được coi trọng, trên
cơ sở cách tiếp cận người lao động là
người trực tiếp làm ra các sản phẩm hàng
hóa, dịch vụ trong thương mại quốc tế
nên trước hết họ phải là người được
hưởng lợi, được chia sẻ thành quả của
quá trình này, cụ thể là họ phải được bảo
đảm các quyền, lợi ích và các điều kiện
lao động cơ bản.Việc đáp ứng các vấn đề
liên quan đến lao động trong việc thực
hiện CSR sẽ thúc đẩy tính trách nhiệm;
sự minh bạch; hành vi đạo đức trong
việc tuân thủ các tiêu chuẩn lao động
quốc tế; tôn trọng lợi ích các bên liên
quan và tôn trọng nhân quyền.
Theo Hội đồng Kinh doanh Thế giới
vì sự Phát triển bền vững (World
Business Council for Sustainable
Development):“Trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp là cam kết của doanh
nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh
tế bền vững, thông qua việc tuân thủ
chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình
đẳng giới, an toàn lao động, quyền lợi
lao động, trả lương công bằng, đào tạo
và phát triển nhân viên, phát triển cộng
đồng, bảo đảm chất lượng sản phẩm
theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp
cũng như phát triển chung của xã hội”.
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 46/Quý I - 2016
41
Như vậy, có thể thấy vai trò các
quyết định và hoạt động củakhu vực tư
nhân trong việc thực hiện CSR là rất lớn
bởi chúng tác động trực tiếp đến kinh tế -
xã hội và môi trường. Việc thực hiện
CSR là phù hợp với mục đích và tầm nhìn
Cộng đồng ASEAN năm 2025. Ngoài ra,
thúc đẩy thực hiện CSR sẽ góp phần vào
việc đạt được các Mục tiêu Phát triển bền
vững (SDGs) vào năm 2030 đặc biệt là
mục tiêu 8 "Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
dài hạn, rộng mở và bền vững, tạo việc
làm đầy đủ và năng suất và công việc tốt
cho tất cả mọi người".
3. Định hướng về thực hiện trách
nhiệm xã hội doanh nghiệp khu vực
ASEAN
Một số điểm đáng chú ý trong việc
thúc đẩy thực hiện CSR được nêu ở các
kế hoạch tổng thể triển khai Tầm nhìn
Cộng đồng ASEAN 2015 trên 3 trụ cột
Chính trị - an ninh (APSC), Kinh tế
(AEC) và Văn hóa - xã hội (ASCC) là:
- Hỗ trợ các Quỹ ASEAN tăng
cường hợp tác với khu vực tư nhân và
các bên liên quan khác để phổ cập thực
hiện CSR [APSC, Hành động,A.2.2.v];
- Gắn kết chặt chẽ với các bên liên
quan nhằm thúc đẩy các hoạt động CSR
[AEC, Hành động, D.5.78.ii];
- Lồng ghép thúc đẩy tiêu dùng bền
vững và các chiến lược, giải pháp sản
xuất tối ưu vào các chính sách quốc gia
và khu vực hoặc lồng ghép vào một phần
của các hoạt động CSR [ASCC, Giải
pháp chiến lược,C.4.iv];
- Thúc đẩy quan hệ đối tác công tư
(PPP), doanh nghiệp xã hội và CSR
nhằm phát triển văn hóa-xã hội toàn diện
và bền vững [ASCC, Chiến lược thực
hiện, (III.A.2)].
4. Nội dung đề xuất về trách nhiệm
xã hội doanh nghiệp khu vực ASEAN
a. Mục đích của việc thúc đẩy thực
hiện CSR khu vực ASEAN bao gồm:
- Nâng cao nhận thức về CSR của các
doanh nghiệp/cơ sở trong các nước thành
viên ASEAN vì lợi ích của nhân dân;
- Liên tục và chủ động khuyến
khích các doanh nghiệp/cơ sở kết hợp
các sáng kiến CSR nhằm đảm bảo quyền
con người và việc làm bền vững trong
hoạt động kinh doanh của họ;
- Đẩy mạnh việc tuân thủ các tiêu
chuẩn lao động cốt lõi đặt ra trong luật
lao động của mỗi quốc gia, công ước ILO
và văn kiện quốc tế khác có liên quan;
- Thúc đẩy đối thoại xã hội giữa
các chính phủ, các tổ chức của người sử
dụng lao động và các tổ chức của người
lao động tại tất cả các cấp.
b. Một số vấn đề về lao động ưu tiên
trong việc thực hiện CSR được rút ra sau
khi tham vấn các văn kiện quốc tế và khu
vực10 gồm:
10 - Công ước ILO
- Tuyên bố ILO về các nguyên tắc cơ bản và các
quyền tại nơi làm việc (1998);
- Tuyên bố ba bên về doanh nghiệp đa quốc gia và
Chính sách xã hội (2006);
-Hướng dẫn của Liên Hiệp Quốc về Kinh doanh và
Nhân Quyền (2011);
- Liên Hiệp Quốc, Hiệp ước toàn cầu (2008);
- Hướng dẫn về trách nhiệm xã hội,ISO 26000(2010);
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 46/Quý I - 2016
42
(1) Lao động cưỡng bức và lao động
trẻ em
(1.1). Các doanh nghiệp/cơ sở không
nên tham gia hay ủng hộ việc sử dụng
lao động cưỡng bức dưới mọi hình thức,
bao gồm chuyển nhượng lao động.
(1.2). Các doanh nghiệp/cơ sở nên
tôn trọng các quy định về độ tuổi lao
động tối thiểu, hỗ trợ xóa bỏ lao động trẻ
em.
(1.3). Các doanh nghiệp/cơ sở không
nên sử dụng hoặc ủng hộ việc sử dụng
lao động trẻ em đặc biệt là trong các loại
hình công việc mà gây nguy hiểm đến
sức khỏe, an toàn hoặc đạo đức của trẻ.
(2). Việc làm và quan hệ công việc
(2.1). Các doanh nghiệp/cơ sở nên
theo đuổi chính sách nhằm thúc đẩy bình
đẳng về cơ hội và đối xử trong công
việc, và không nên phân biệt đối xử nhân
viên dựa trên chủng tộc, tôn giáo, ngôn
ngữ, tuổi tác, giới tính, khuynh hướng
tình dục, quan điểm chính trị, thành viên
của các tổ chức của người lao động,
quốc tịch, hoặc người khuyết tật, phụ nữ
mang thai, tình trạng hôn nhân, hoàn
cảnh gia đình, hoặc người nhiễm HIV.
(2.2). Các doanh nghiệp/cơ sở không
nên trục lợi từ sự phân công lao động
không công bằng, bóc lột hay lạm dụng
lao động của các đối tác, nhà cung cấp,
hoặc các nhà thầu phụ.
- Tuyên bố về Nhân quyền ASEAN (2014);
- Hướng dẫn ASEAN về Áp dụng tốt quan hệ lao
động (2012);
- Tuyên bố ASEAN về Bảo vệ và Thúc đẩy Quyền
của lao động nhập cư (2007).
(3). Đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực
Các doanh nghiệp/cơ sở nên theo
đuổi các chính sách và chương trình phát
triển nguồn nhân lực mà cung cấp các
khóa đào tạo có liên quan và các cơ hội
học tập suốt đời cho tất cả các cấp độ
nhân viên để phát triển kỹ năng của họ
và thúc đẩy cơ hội nghề nghiệp.
(4). Điều kiện làm việc và đời sống
(4.1). Các doanh nghiệp/cơ sở phải
cung cấp mức tiền lương tối ưu nhất có
thể, lợi ích, điều kiện tốt nhất của công
việc, và an sinh xã hội bền vững cho
người lao động theo quy định của pháp
luật hoặc hơn nữa.
(4.2). Các doanh nghiệp/cơ sở nên
đáp ứng các tiêu chuẩn cao nhất về an
toàn vệ sinh lao động cho người lao động
của họ, và phòng ngừa, giảm thiểu các
mối nguy cơ, yếu tố có hại tại nơi làm
việc theo quy định của pháp luật hoặc
hơn nữa.
(5). Quan hệ lao động
(5.1). Các doanh nghiệp/cơ sở cần
thúc đẩy phổ biến các quan điểm về quan
hệ lao động thông qua các buổi đối thoại
xã hội, quan hệ hợp tác song phương hoặc
quan hệ hợp tác ba bên tại nơi làm việc.
(5.2). Các doanh nghiệp/thành lập
nên tôn trọng quyền tự do lập hội, tính
độc lập của tổ chức công đoàn và quyền
của công nhân trong việc chọn người đại
diện và tổ chức các buổi thương lượng
tập thể.
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 46/Quý I - 2016
43
(5.3). Các doanh nghiệp/cơ sở nên
tôn trọng các thỏa thuận về điều kiện lao
động được thông qua thương lượng tập
thể và không làm thay đổi điều kiện làm
việc mà không có sự đồng thuận của đại
diện người lao động.
(6). Lao động nhập cư
(6.1). Các doanh nghiệp/cơ sở nên
đối xử với lao động nhập cư bằng sự tôn
trọng và không phân biệt đối xử, bóc lột,
lạm dụng, hay bạo lực.
(6.2). Các doanh nghiệp/cơ sở phải
bảo vệ và thúc đẩy quyền con người cơ
bản của người lao động nhập cư bao gồm
an ninh việc làm, trả lương, an sinh xã
hội, đảm bảođiều kiện sống, cơ hội việc
làm, tiếp cận thông tin và các khóa đào
tạo cho lao động nhập cư.
(7). Phát triển bền vững
(7.1). Các doanh nghiệp/cơ sở nên
áp dụng các quy trình bền vững từ các
khâu như: quản lý các nguồn lực hiệu
quả, sản xuất bền vững, quản lý chất thải
hiệu quả nhằm ngăn chặn và giảm thiểu
các tác động bất lợi đến cộng đồng và
môi trường.
(7.2). Các doanh nghiệp/cơ sở sẽ góp
phần vào việc thực hiện các mục tiêu
phát triển bền vững có liên quan.
c. Một số hướng dẫn cụ thể để đảm
bảo các yêu cầu liên quan đến lao động
trong việc thực hiện CSR khu vực ASEAN
(1). Thực hiện tốt CSR về lao động,
hỗ trợ đáp ứng các tiêu chuẩn lao động
quốc tế và nhân quyền.
(2). Ở cấp quốc gia, thỏa thuận ba
bên cung cấp khuôn khổ để thực hiện
CSR thông qua đối thoại xã hội.
(3). Ở cấp doanh nghiệp/cơ sở, cam kết
cần được xác lập, các điều khoản hay kế
hoạch hành đồng cần phải được thông qua
đối thoại xã hội và họp các bên tham gia.
(4). Các doanh nghiệp/cơ sở nên lên
kế hoạch thực hiện CSR một cách chủ
động, báo cáo thường xuyên về tiến độ
và tiếp tục quá trình cải tiến thông qua
đối thoại xã hội và họp các bên tham gia.
(5). Các doanh nghiệp/cơ sở được
khuyến khích là một phần của mạng lưới
CSR để tiếp tục thúc đẩy và gắn kết thực
hiện CSR.
Tài liệu tham khảo
1. ASEAN Guidelines for Corporate
Social Responsibility (CSR) on Labour,
2016- Draft.
2. ASEAN, Hiến chương ASEAN, 2007.
3. ASEAN,Tầm nhìn ASEAN 2020, 2009.
4. ASEAN,Tầm nhìn ASEAN 2025, 2015.
5. ASEAN,Tuyên bố Kuala Lumpur về
ASEAN 2025: Cùng vững vàng tiến bước, 2015
6. Ban thư ký ASEAN quốc gia Việt
Nam (Báo điện tử Aseanvietnam), Tầm nhìn
ASEAN 2025 và Trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp nội khối, 2015.
7. Lê Hoài Trung, Xây dựng Cộng đồng
ASEAN 2015 vì mục tiêu hòa bình, ổn định,
phát triển và hướng tới người dân, 2015.
8. Liên Hợp Quốc, Chương trình nghị
sự 2030 vì sự phát triển bền vững, 2015.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_van_de_ve_lao_dong_trong_thuc_hien_trach_nhiem_xa_hoi.pdf