Nguyên nhân của khó khăn này là do
BLTTDS và các văn bản hướng dẫn thi hành
còn nhiều điểm bất cập, đặc biệt là không
quy định cụ thể chế tài xử lý trong trường
hợp Tòa án không thực hiện quyền yêu cầu,
quyền kiến nghị của VKS; ngoài ra, do công
tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá, rút
kinh nghiệm về thực hiện quyền yêu cầu, kiến
nghị chưa được quan tâm đúng mức nên có
lúc, có nơi chưa kịp thời, quyết liệt; lực lượng
Kiểm sát viên, cán bộ còn thiếu và phải kiêm
nhiệm nhiều công việc khác, một số Kiểm sát
viên, Kiểm tra viên, cán bộ chưa phát huy hết
tinh thần trách nhiệm; quan hệ công tác giữa
VKS với Tòa án chưa dựa trên cơ sở chức năng
của từng Ngành mà còn còn nể nang, ngại
va chạm nên khi phát hiện vi phạm nhưng
không tiến hành yêu cầu, kiến nghị,
Để thực hiện có hiệu quả quyền yêu
cầu và quyền kiến nghị trong tố tụng dân
sự, bên cạnh kiến nghị tiếp tục hoàn thiện
các quy định của pháp luật tố tụng dân sự,
cần sự tập trung chỉ đạo sát sao, kịp thời
của các cấp Lãnh đạo Viện kiểm sát, đây là
điều kiện tiên quyết, căn bản để thực hiện
tốt chức năng, nhiệm vụ của Ngành Kiểm
sát nhân dân. Bên cạnh đó, các địa phương,
đơn vị trong toàn Ngành phải xác định tầm
quan trọng của việc thực hiện quyền yêu
cầu, quyền kiến nghị là nhằm thực hiện hiệu
quả nhiệm vụ của VKS trong tố tụng dân sự
để gắn với việc thực hiện chỉ tiêu thi đua
hàng năm; Lãnh đạo phải thường xuyên
theo dõi, đôn đốc Kiểm sát viên, cán bộ bám
sát tiến độ để kịp thời trao đổi, yêu cầu, kiến
nghị tòa án giải quyết kịp thời đúng pháp
luật. Mặt khác, về tổ chức cán bộ, phải bố
trí, sắp xếp cán bộ làm công tác kiểm sát dân
sự đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng
có tính ổn định, hợp lý và linh hoạt; tăng
cường vai trò, trách nhiệm, nâng cao năng
lực, trình độ nghiệp vụ của Kiểm sát viên
để thực hiện tốt quyền yêu cầu, quyền kiến
nghị của VKS trong tố tụng dân sự; có chế
độ khen thưởng, động viên kịp thời đối
với người làm tốt cũng như xử lý nghiêm
minh những người vi phạm trong công tác
kiểm sát dân sự. Ngoài ra, chú trọng tăng
cường phối hợp giữa VKS cấp trên và VKS
cấp dưới đặc biệt là việc hướng dẫn nghiệp
vụ; tăng cường mối quan hệ phối hợp với
Tòa án và một số cơ quan hữu quan để nâng
cao hiệu quả thực hiện quyền yêu cầu, kiến
nghị nói riêng và chất lượng công tác kiểm
sát giải quyết vụ việc dân sự nói chung. Tích
cực thực hiện quyền yêu cầu được luật quy
định, kiến quyết kiến nghị khi phát hiện vi
phạm của Tòa án trong quá trình giải quyết
các vụ việc dân sự.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 340 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề về quyền yêu cầu, quyền kiến nghị của viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3Số 06 - 2018 Khoa học Kiểm sát
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUYỀN YÊU CẦU, QUYỀN KIẾN NGHỊ
CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
VŨ THỊ HỒNG VÂN *
Với chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong toàn bộ quá
trình tố tụng dân sự, bảo đảm việc ban hành bản án, quyết định của Toà án
khách quan, đúng pháp luật, nhiệm vụ của Viện kiểm sát là phải áp dụng
các biện pháp cần thiết để khắc phục những thiếu sót, vi phạm pháp luật
trong bản án, quyết định dân sự của Tòa án, đó là sử dụng quyền yêu cầu,
quyền kiến nghị. Trong đó, quyền yêu cầu, quyền kiến nghị của Viện kiểm
sát là một phương thức, một biện pháp để thực hiện chức năng kiểm sát việc
tuân theo pháp luật nhằm đảm bảo cho pháp luật được tuân thủ và thi hành
thống nhất. Bài viết tập trung nghiên cứu những vấn đề pháp lý, quy định
của pháp luật về các quyền yêu cầu, quyền kiến nghị thông qua phân tích
những tiêu chí để nhận diện và phân biệt những điểm khác biệt để Kiểm sát
viên có thể nắm được và sử dụng phù hợp, đạt hiệu quả cao.
Từ khóa: Quyền yêu cầu, quyền kiến nghị, Viện kiểm sát nhân dân, tố
tụng dân sự.
With the functions of prosecuting the law observance in the whole
civil proceedings and ensuring the objectivity and lawfulness of the
Courts’ judgments issuance, the missions of People’s Procuracies is to
apply necessary measures to resolve legal shortcomings and violations
in the Courts’ judgments and decisions. These are right to request and
right to protests of People’s Procuracies which are measures to perform
the functions of prosecuting the law observance so that laws are unified
complied and implemented. The paper studies some legal matters and
regulations on right to require and right to protests by analyzing criteria
for identification and distinction different points, thereby, the Prosecutors
are able to understand and apply these rights appropriately and effectively.
Keywords: Right to request, right to protests, the People’s Procuracies,
civil proceedings.
Trên cơ sở nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) trong tố tụng dân sự được quy định
trong Hiến pháp năm 2013, Điều 2 Luật Tổ
chức VKSND năm 2014, Điều 21 Bộ luật tố
tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015 đã cụ thể
hóa và khẳng định: Viện kiểm sát nhân
dân có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và
pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền
công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa,
bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi
ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp
phần bảo đảm pháp luật được chấp hành
nghiêm chỉnh và thống nhất. Mục đích
của hoạt động kiểm sát việc giải quyết các
vụ án dân sự kinh tế, hành chính, lao động
là nhằm bảo đảm việc giải quyết vụ việc
dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh,
thương mại, lao động và các hoạt động tư
pháp khác được thực hiện đúng quy định
của pháp luật; Bản án, quyết định của Tòa
án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi
* Phó giáo sư, Tiến sĩ, Phó Hiệu trưởng Trường Đại
học Kiểm sát Hà Nội
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUYỀN YÊU CẦU, QUYỀN KIẾN NGHỊ...
4 Khoa học Kiểm sát Số 06 - 2018
hành nghiêm chỉnh; Mọi vi phạm pháp
luật trong hoạt động tư pháp phải được
phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh.
Để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
của mình, VKSND phải sử dụng những
phương thức nhất định: Phương thức thực
hiện quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị
tham gia phiên tòa và xác minh, thu thập
tài liệu, chứng cứ... Trong các phương thức
đó, phương thức thực hiện quyền yêu cầu,
quyền kiến nghị là những phương thức
quan trọng và được thực hiện thường
xuyên, vì vậy, việc nhận thức đầy đủ và
phân biệt những dấu hiệu pháp lý cơ bản
của những phương thức này có ý nghĩa
quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn.
1. Nhận thức chung về quyền yêu
cầu, quyền kiến nghị
a) Quyền yêu cầu
Dưới góc độ ngôn ngữ học, thuật ngữ
“yêu cầu” là “nêu ra điều gì với người nào
đó, tỏ ý muốn người ấy làm, biết rằng đó
là việc thuộc nhiệm vụ, trách nhiệm hoặc
quyền hạn, khả năng của người ấy”.
Ở góc độ pháp lý, quyền yêu cầu là quyền
năng quan trọng mà luật trao cho Viện kiểm
sát để thực hiện việc kiểm sát việc tuân theo
pháp luật trong tố tụng dân sự, theo đó, trong
quá trình kiểm sát giải quyết các vụ việc dân
sự, Viện kiểm sát thực hiện quyền yêu cầu cơ
quan, tổ chức, cá nhân: thực hiện hoạt động
tư pháp theo đúng quy định của pháp luật,
tự kiểm tra việc tiến hành hoạt động tư pháp
thuộc thẩm quyền và thông báo kết quả cho
Viện kiểm sát nhân dân, cung cấp hồ sơ,
tài liệu để Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát
tính hợp pháp của các hành vi, quyết định
trong hoạt động tư pháp; yêu cầu, kiến nghị
cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khắc
phục, xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật
trong hoạt động tư pháp (Điểm a, c Khoản 3
Điều 4 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân
năm 2014). Quyền yêu cầu của Viện kiểm sát
được pháp luật quy định là một quyền mà
Viện kiểm sát được sử dụng để kiểm sát việc
tuân theo pháp luật trong giải quyết vụ việc
dân sự có hiệu quả, đảm bảo thời hạn, thời
hiệu tố tụng...
b) Quyền kiến nghị
Dưới góc độ ngôn ngữ học, thuật ngữ
“kiến nghị” được hiểu là: “Nêu ý kiến đề
nghị về một việc chung để cơ quan có thẩm
quyền xét và giải quyết”. Trong khoa học
luật tố tụng, kiến nghị là việc cơ quan, cá
nhân, tổ chức đề nghị với các cơ quan tiến
hành tố tụng khắc phục những vi phạm
và thực hiện đúng những quy định của
pháp luật tố tụng Dưới góc độ khoa học
kiểm sát, kiến nghị là quyền năng, là biện
pháp pháp lý quan trọng của Viện kiểm
sát nhân dân khi thực hiện chức năng thực
hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động
tư pháp, góp phần đảm bảo cho pháp luật
được thi hành nghiêm chỉnh, thống nhất.
Để thực hiện tốt chức năng thực
hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động
tư pháp, Hiến pháp năm 2013 và Luật
Tổ chức VKSND năm 2014 đã quy định
quyền kiến nghị của VKSND, theo đó,
quyền kiến nghị được VKSND thực hiện
khi phát hiện hành vi, quyết định của cơ
quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động
tư pháp có vi phạm pháp luật ít nghiêm
trọng không thuộc trường hợp kháng
nghị (Khoản 2 Điều 5 Luật Tổ chức Viện
kiểm sát nhân dân năm 2014).
Quyền kiến nghị của VKSND đã được
cụ thể hoá tại BLTTDS năm 2015 nên đã
tạo điều kiện thuận lợi cho VKSND hoàn
thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao,
tạo niềm tin cho Đảng, Nhà nước và nhân
dân, xứng là địa chỉ đáng tin cậy cho nhân
dân trong hoạt động tư pháp.
2. Tiêu chí phân biệt quyền yêu cầu,
quyền kiến nghị
a) Về đối tượng của quyền yêu cầu,
quyền kiến nghị
Theo Điểm a, c Khoản 3 Điều 4 Luật Tổ
chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, đối
tượng của quyền yêu cầu trong kiểm sát hoạt
động tư pháp gồm các hành vi của cơ quan, tổ
chức, cá nhân trong việc thực hiện hoạt động tư
VŨ THỊ HỒNG VÂN
5Số 06 - 2018 Khoa học Kiểm sát
pháp. Theo quy định của BLTTDS năm 2015,
đối tượng của quyền yêu cầu trong tố tụng
dân sự là các hành vi tố tụng của Tòa án,
của người tiến hành tố tụng trong Tòa án;
hành vi thực hiện pháp luật của các chủ thể
tham gia tố tụng dân sự.
Khác với quyền yêu cầu, đối tượng của
quyền kiến nghị rất rộng, gồm không chỉ là
các hành vi mà còn bao gồm cả các văn bản tố
tụng. Theo quy định của BLTTDS năm 2015,
đối tượng của quyền kiến nghị bao gồm:
- Các hành vi của Tòa án, của người
tiến hành tố tụng trong Tòa án và các chủ
thể tham gia tố tụng dân sự;
- Các văn bản tố tụng của Tòa án là
đối tượng quyền kiến nghị gồm:
+ Các bản án dân sự của Tòa án, gồm
bản án sơ thẩm quy định tại Điều 268, 269
BLTTDS năm 2015; bản án phúc thẩm quy
định tại Điều 315 BLTTDS năm 2015.
+ Quyết định dân sự của Tòa án,
BLTTDS năm 2015 xác định các quyết định
gồm: Quyết định chuyển vụ việc dân sự cho
Tòa án khác (Điều 41); Quyết định nhập hoặc
tách vụ án (Khoản 3 Điều 42); Quyết định áp
dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp
tạm thời (Khoản 2 Điều 139); Quyết định giữ
nguyên việc trả lại đơn khởi kiện hoặc quyết
định yêu cầu Tòa án cấp sơ thẩm nhận lại
đơn khởi kiện (Điều 194); Quyết định tạm
đình chỉ xét xử sơ thẩm (Điều 214); Quyết
định đình chỉ xét xử sơ thẩm (Điều 217);
Quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm
(Điều 220); Quyết định hoãn phiên tòa sơ
thẩm (Điều 233); Quyết định tạm đình chỉ
xét xử phúc thẩm (Điều 288); Quyết định
đình chỉ xét xử phúc thẩm (Điều 289); Quyết
định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm (Điều
290); Quyết định hoãn phiên tòa phúc thẩm
(Điều 296); Quyết định đưa vụ án ra xét xử
theo thủ tục rút gọn (Điều 318)
+ Văn bản trả lại đơn khởi kiện, đơn
yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự (Điều
194, 364 BLTTDS năm 2015);
+ Thông báo thụ lý vụ việc dân sự
(Điều 196, 365 BLTTDS năm 2015)
b) Hình thức thực hiện quyền yêu cầu,
quyền kiến nghị
Pháp luật hiện hành không quy định cụ
thể về hình thức yêu cầu và kiến nghị, song
với quy định về đối tượng của quyền yêu cầu
và quyền kiến nghị như đã phân tích trên,
hình thức thực hiện quyền yêu cầu và quyền
kiến nghị của Viện kiểm sát cần đa dạng,
linh hoạt để vừa đảm bảo tính pháp lý vừa
phù hợp với mỗi đối tượng cụ thể. Vì vậy,
về nguyên tắc, quyền yêu cầu, quyền kiến
nghị phải thực hiện bằng văn bản song cũng
có thể thực hiện bằng lời nói. Trong những
trường hợp nhất định sau phiên tòa, phiên
họp giải quyết các vụ việc dân sự, Kiểm sát
viên có quyền yêu cầu sửa đổi, bổ sung biên
bản phiên tòa, phiên họp theo Khoản 4 Điều
236 BLTTDS năm 2015, quyền yêu cầu trong
trường hợp này có thể thực hiện bằng lời nói
hoặc tại phiên tòa, Kiểm sát viên (KSV) phát
hiện Thẩm phán chủ tọa phiên tòa vi phạm
về điều khiển việc hỏi (hỏi không đúng thứ
tự) thì KSV sẽ yêu cầu (bằng lời nói) Thẩm
phán phải khắc phục ngay vi phạm.
Trường hợp yêu cầu bằng văn bản thì
phải tuân theo các quy định về hình thức
tại Quyết định số 204/QĐ-VKSTC ngày
01/6/2017 của Viện trưởng VKSND tối cao
về việc ban hành 185 mẫu văn bản tố tụng,
nghiệp vụ tạm thời trong lĩnh vực kiểm sát
hoạt động tư pháp (gọi chung là Quyết định
số 204/QĐ-VKSTC), mẫu 08-DS và 36-DS.
Quyền kiến nghị, đối với các vi
phạm trong việc ban hành quyết định tố
tụng của Tòa án, trong trường hợp này,
Viện kiểm sát thường thực hiện kiến
nghị bằng văn bản, qua những phương
thức sau: kiến nghị trực tiếp đối với một
vi phạm cụ thể; tập hợp nhiều vi phạm
để ban hành kiến nghị yêu cầu Tòa án,
các chủ thể tham gia tố tụng khắc phục
vi phạm. Tuy nhiên, khác với văn bản
được BLTTDS năm 2015 quy định về
hình thức và nội dung rất cụ thể; văn
bản kiến nghị không được luật quy định
rõ nội dung, nhưng đã được Viện kiểm
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUYỀN YÊU CẦU, QUYỀN KIẾN NGHỊ...
6 Khoa học Kiểm sát Số 06 - 2018
sát tối cao hướng dẫn thực hiện theo
Mẫu 10-DS và 20-DS ban hành kèm theo
Quyết định số 204/QĐ-VKSTC.
c) Căn cứ thực hiện quyền yêu cầu,
quyền kiến nghị
Về căn cứ thực hiện quyền yêu cầu
Trên cơ sở quy định của pháp luật về
nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ
chức, cá nhân trong việc thực hiện các hoạt
động tư pháp, Viện kiểm sát có quyền yêu
cầu các chủ thể đó thực hiện đúng những
hoạt động tư pháp theo quy định của pháp
luật. Trong tố tụng dân sự, khi Tòa án, người
tiến hành tố tụng của Tòa án và chủ thể tham
gia tố tụng thực hiện không đúng, không
đầy đủ hoặc chưa thực hiện hoặc không thực
hiện nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật
quy định thì Viện kiểm sát có quyền yêu cầu
các chủ thể phải nghiêm chỉnh thực hiện theo
quy định của pháp luật. Như vậy, quyền yêu
cầu có thể được VKS thực hiện trong trường
hợp không có vi phạm, theo quy định của
BLTTDS năm 2015, Viện kiểm sát được thực
hiện quyền yêu cầu trong những trường hợp
sau: Yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng
cứ trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự
(Khoản 3 Điều 58); Yêu cầu Tòa án cùng cấp
và cấp dưới chuyển hồ sơ vụ việc dân sự
cho Viện kiểm sát; Yêu cầu Tòa án thực hiện
đúng các hoạt động tố tụng theo quy định tại
Khoản 6 Điều 58; Yêu cầu Tòa án sao chụp
bản sao đơn khởi kiện, đơn yêu cầu và tài
liệu chứng cứ liên quan đến việc trả lại đơn
khởi kiện, đơn yêu cầu; yêu cầu sửa đổi, bổ
sung biên bản phiên tòa, phiên họp); Yêu
cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý,
lưu giữ cung cấp tài liệu, chứng cứ theo quy
định tại Khoản 4 Điều 106; Yêu cầu hoãn thi
hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp
luật của Toà án theo Khoản 1 Điều 332; Yêu
cầu người gửi đơn đề nghị xem xét bản án,
quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp
luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm sửa
đổi, bổ sung theo Khoản 2 Điều 329, Điều
357; Yêu cầu Tòa án, cơ quan khác, tổ chức,
cá nhân cung cấp hồ sơ, tài liệu về việc giải
quyết khiếu nại tố cáo theo quy định tại Điều
515; Yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng
vi phạm pháp luật theo Khoản 8 Điều 58
Về căn cứ thực hiện quyền kiến nghị
Căn cứ chung để VKS thực hiện quyền
kiến nghị là khi phát hiện hành vi, quyết
định của Tòa án, người tiến hành tố tụng
của Tòa án và các chủ thể tham gia tố tụng
có vi phạm pháp luật ít nghiêm trọng,
không xâm phạm quyền con người, quyền
công dân, lợi ích của Nhà nước, quyền và
lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì
VKS thực hiện quyền kiến nghị (Khoản 2
Điều 5 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân
dân năm 2014), ngoài ra, BLTTDS năm 2015
quy định cụ thể các trường hợp kiến nghị,
ví dụ kiến nghị về văn bản trả lại đơn khởi
kiện, đơn yêu cầu theo Điều 194l; kiến nghị
về việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện
pháp khẩn cấp tạm thời theo Điều 141...
Riêng kiến nghị theo thủ tục đặc biệt,
Khoản 1 Điều 358 BLTTDS năm 2015 quy
định Viện kiểm sát nhân dân có quyền
kiến nghị xem xét lại quyết định của Hội
đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
theo những căn cứ sau: Có vi phạm pháp
luật nghiêm trọng; Phát hiện tình tiết quan
trọng mới có thể làm thay đổi cơ bản nội
dung quyết định mà Hội đồng Thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao, đương sự đã
không thể biết được khi ra quyết định đó.
d) Thẩm quyền thực hiện quyền yêu
cầu, quyền kiến nghị
- Tùy theo đặc điểm, tính chất và yêu
cầu mà mỗi hành vi tố tụng cần có thẩm
quyền thực hiện quyền yêu cầu khác nhau,
về nguyên tắc, thẩm quyền thực hiện yêu
cầu thuộc về Viện trưởng Viện kiểm sát và
Kiểm sát viên. Song, pháp luật hiện hành
không quy định cụ thể những trường
hợp Viện trưởng Viện kiểm sát thực hiện
quyền yêu cầu mà chỉ quy định chung
Viện trưởng có quyền yêu cầu theo quy
định của Điểm đ Khoản 1 Điều 57 BLTTDS
năm 2015, các điều luật khác chỉ quy định
VŨ THỊ HỒNG VÂN
7Số 06 - 2018 Khoa học Kiểm sát
quyền yêu cầu thuộc về Viện kiểm sát; đối
với Kiểm sát viên, ngoài thẩm quyền thực
hiện quyền yêu cầu theo Khoản 6 Điều 58
BLTTDS năm 2015 có nhiều điều luật quy
định Kiểm sát viên có quyền yêu cầu.
Do vậy, Khoản 1 Điều 20 Thông tư
liên tịch số 02/2016/TTLT - VKSNDTC -
TANDTC ngày 31/8/2016 của VKSNDTC và
TANDTC quy định về việc phối hợp giữa
VKSND và TAND trong việc thi hành một
số quy định của BLTTDS năm 2015 (sau
đây gọi là Thông tư liên tịch số 02/2016) quy
định: Viện trưởng Viện kiểm sát quyết định
thực hiện các quyền yêu cầu nghị quy định
tại BLTTDS và Thông tư liên tịch số 02/2016,
nghĩa là Viện trưởng Viện kiểm sát có quyền
nhân danh Viện kiểm sát và đồng thời cũng
là Kiểm sát viên, nếu có thực hiện mọi quyền
yêu cầu mà pháp luật quy định cho Viện
kiểm sát và Kiểm sát viên; nhưng Kiểm sát
viên chỉ được thực hiện những quyền yêu
cầu mà luật trực tiếp quy định cho Kiểm sát
viên và các trường hợp khác theo quy định
tại Khoản 2 Điều 20 Thông tư liên tịch số
02/2016 và do Viện trưởng ủy quyền.
- Tương tự như quyền yêu cầu, luật
không quy định thẩm quyền kiến nghị
cho mỗi chủ thể mà quy định theo hướng:
Đối với Viện trưởng VKS, thực hiện quyền
kiến nghị theo quy định tại Điểm d Khoản
1 Điều 57 BLTTDS năm 2015; đối với Kiểm
sát viên, thực hiện quyền kiến nghị theo
Khoản 6 Điều 58 và các điều luật khác
của BLTTDS năm 2015, ngoài ra, luật chỉ
quy định là Viện kiểm sát có quyền kiến
nghị. Do vậy, Điều 20 Thông tư liên tịch
số 02/2016 đã hướng dẫn, theo đó:
+Viện trưởng thực hiện các quyền
kiến nghị quy định tại BLTTDS và Thông
tư liên tịch số 02/2016. Riêng Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền
kiến nghị theo thủ tục đặc biệt (khoản 1
Điều 358 BLTTDS năm 2015).
+ Kiểm sát viên thực hiện những quyền
kiến nghị trong những trường hợp sau:
• Kiến nghị quyết định áp dụng, thay
đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
hoặc việc không áp dụng, thay đổi, hủy
bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên
tòa theo Điều 140 BLTTDS năm 2015;
• Kiến nghị với Tòa án đã trả lại
đơn khởi kiện, đơn yêu cầu với Tòa án
đã trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu
theo Khoản 1 Điều 194, Khoản 3 Điều 364
BLTTDS năm 2015.
e) Về thời hạn thực hiện quyền yêu
cầu, quyền kiến nghị
Về thời hạn thực hiện quyền yêu cầu
được pháp luật quy định trong 1 trường hợp
duy nhất theo Khoản 3, 4 Điều 106 BLTTDS,
theo đó, trong 15 ngày kể từ ngày yêu cầu
cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý lưu
giữ tài liệu, chứng từ có trách nhiệm cung
cấp đầy đủ tài liệu chứng cứ theo yêu cầu.
Ngoài ra, người có thẩm quyền có thể thực
hiện quyền yêu cầu khác trong thời hạn hợp
lý. Đối với quyền kiến nghị, về cơ bản luật
cũng không quy định về thời hạn thực hiện,
trừ một số trường hợp sau:
- Thời hạn kiến nghị quyết định chuyển
vụ việc dân sự cho Tòa án khác là 03 ngày
làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định
của Tòa án (Điều 41 BLTTDS năm 2015);
- Thời hạn kiến nghị quyết định áp
dụng, thay đổi, hủy bỏ quyết định áp
dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời
(Điều 141 BLTTDS năm 2015);
- Thời hạn kiến nghị quyết định trả lại
đơn khởi kiện, đơn yêu cầu theo khoản 1,
5, 7 Điều 194, Điều 364 BLTTDS năm 2015
là 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được
quyết định của Tòa án.
f) Hậu quả pháp lý của quyền yêu cầu,
quyền kiến nghị
Nhằm thực hiện quyền yêu cầu hiệu
quả, Khoản 3, 4 Điều 106 BLTTDS năm 2015
quy định: trường hợp Viện kiểm sát có yêu
cầu cung cấp tài liệu, chứng cứ thì cơ quan,
tổ chức, cá nhân đang quản lý, lưu giữ tài
liệu, chứng cứ có trách nhiệm cung cấp đầy
đủ tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa
án trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUYỀN YÊU CẦU, QUYỀN KIẾN NGHỊ...
8 Khoa học Kiểm sát Số 06 - 2018
được yêu cầu. Hết thời hạn này mà không
cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ theo
yêu cầu của Tòa án thì cơ quan, tổ chức, cá
nhân được yêu cầu phải trả lời bằng văn
bản và nêu rõ lý do. Cơ quan, tổ chức, cá
nhân không thực hiện yêu cầu của Tòa án
mà không có lý do chính đáng thì tùy theo
tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử phạt
hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình
sự theo quy định của pháp luật. Việc xử
phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm
hình sự theo quy định của pháp luật đối
với cơ quan, tổ chức, cá nhân không phải
là lý do miễn nghĩa vụ cung cấp tài liệu,
chứng cứ cho Tòa án. Ngoài ra, về cơ bản
pháp luật không quy định hậu quả của việc
thực hiện quyền yêu cầu, do vậy, đây là một
khó khăn trong thực tiễn thi hành, vì nhiều
trường hợp, Viện kiểm sát có yêu cầu nhưng
không được các chủ thể thực hiện đúng quy
định pháp luật cũng như đúng yêu cầu của
VKS. Khó khăn nhất là quyền yêu cầu Tòa
án chuyển hồ sơ vụ việc dân sự để thực hiện
quyền phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.
Về quyền kiến nghị, Luật Tổ chức
VKSND năm 2014 quy định cụ thể về hậu
quả pháp lý của quyền kiến nghị, theo đó, các
cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách
nhiệm nghiêm chỉnh chấp hành kiến nghị của
VKSND, xem xét, giải quyết, trả lời kiến nghị
của Viện kiểm sát nhân dân theo quy định của
pháp luật. Việc xem xét, giải quyết phải trên
cơ sở đảm bảo nguyên tắc là phải khắc phục vi
phạm pháp luật, xử lý nghiêm minh người vi
phạm pháp luật hoặc áp dụng các biện pháp
phòng ngừa vi phạm pháp luật.
Đối với quyền kiến nghị theo thủ tục
đặc biệt, Điều 358 BLTTDS năm 2015 quy
định hậu quả pháp lý của quyền kiến nghị
là: trường hợp có kiến nghị của Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì Chánh
án Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm
báo cáo Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao xem xét kiến nghị đó. Bên cạnh
đó, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân
tối cao phải tổ chức phiên họp để xem xét
kiến nghị của Viện trưởng VKSNDTC,
phiên họp đó phải có sự tham dự và phát
biểu ý kiến của Viện trưởng VKSNDTC.
3. Mối quan hệ giữa quyền yêu cầu
và quyền kiến nghị
Việc thực hiện có hiệu quả quyền yêu
cầu bảo đảm cho việc áp dụng các phương
thức kiểm sát khác đạt hiệu quả cao hơn,
chất lượng kiểm sát tốt hơn, đặc biệt đối với
quyền kiến nghị. Ở đây, quyền yêu cầu được
xem như quyền song hành, xoay quanh và
phục vụ, hỗ trợ cho các quyền khác và nhằm
mục tiêu là nâng cao hiệu quả của việc áp
dụng các phương thức kiểm sát. Quyền
yêu cầu là cơ sở, căn cứ để thực hiện quyền
kiến nghị, nếu không có quyền yêu cầu hoặc
quyền yêu cầu thực hiện không hiệu quả
thì Viện kiểm sát khó có thể thực hiện tốt
quyền kiến nghị. Điều đó thể hiện tại Điều
21 Thông tư liên tịch số 02/2016, theo đó,
trường hợp Viện kiểm sát cần xem xét kiến
nghị việc trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu
hoặc sau khi nhận được thông báo mở phiên
họp giải quyết khiếu nại về việc trả lại đơn
khởi kiện, đơn yêu cầu thì Viện kiểm sát gửi
văn bản yêu cầu Tòa án cho sao chụp một số
hoặc toàn bộ bản sao đơn khởi kiện, đơn yêu
cầu và tài liệu, chứng cứ Hoặc quy định
về quyền yêu cầu xác minh, thu thập tài liệu,
chứng cứ là quyền được thực hiện trong tất
cả các giai đoạn, từ khi thụ lý đến khi kết
thúc việc giải quyết vụ việc dân sự, thực hiện
tốt quyền này giúp cho chất lượng việc ban
hành kiến nghị của VKS được nâng lên.
Quyền yêu cầu là một trong những nội
dung quan trọng trong khi thực hiện quyền
kiến nghị, bởi vì, khi thực hiện quyền kiến
nghị, VKS cũng có quyền yêu cầu Tòa án
khắc phục vi phạm và thực hiện đúng quy
định của pháp luật. Khi phát hiện tòa án vi
phạm trong việc trả lại đơn khởi kiện, đơn
yêu cầu VKS thực hiện quyền kiến nghị yêu
cầu Tòa án khắc phục vi phạm Điều này
thể hiện trong mẫu số 10-DS ban hành kèm
theo Quyết định số 204/VKSTC, theo đó,
Viện trưởng VKS có quyền yêu cầu Chánh
VŨ THỊ HỒNG VÂN
9Số 06 - 2018 Khoa học Kiểm sát
án Tòa án có biện pháp chỉ đạo kiểm tra để
khắc phục vi phạm và trả lời cho VKS biết
kết quả thực hiện quyền kiến nghị của VKS.
4. Kiến nghị và kết luận
Trong thời gian qua, toàn Ngành đã
chú trọng và xác định thực hiện hiệu quả
quyền yêu cầu và quyền kiến nghị là thực
hiện tốt chức năng của VKS, nâng cao chất
lượng, hiệu quả công tác kiểm sát, từ đó đề
cao vị trí, vai trò của VKS trong tố tụng dân
sự. Các Kiểm sát viên, cán bộ trong khâu
công tác này cũng không ngừng nỗ lực học
tập, nghiên cứu, trau dồi kiến thức pháp
luật và các kỹ năng nghiệp vụ trong lĩnh vực
này để thực hiện tốt chức năng của Ngành.
Thông qua việc thực hiện các quyền này,
VKS các cấp đã kịp thời phát hiện nhiều tồn
tại, vi phạm pháp luật của Tòa án.
Tuy nhiên, việc thực hiện quyền yêu
cầu và quyền kiến nghị của VKS đã và đang
gặp phải khó khăn, vướng mắc như: việc
yêu cầu chuyển hồ sơ vụ việc dân sự của
Tòa án để thực hiện quyền kháng nghị rất
chậm, có vụ việc không chuyển hồ sơ hoặc
yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ
cũng thường bị Tòa án thực hiện chậm,
không thực hiện dẫn đến việc không đầy
đủ chứng cứ khi xét xử. Về thực hiện quyền
kiến nghị, khó khăn khăn lớn nhất mà các
cấp kiểm sát gặp phải là Tòa án không thực
hiện nghiêm các quy định về việc xem xét,
giải quyết kiến nghị và trả lời cho VKS kết
quả thực hiện quyền kiến nghị
Nguyên nhân của khó khăn này là do
BLTTDS và các văn bản hướng dẫn thi hành
còn nhiều điểm bất cập, đặc biệt là không
quy định cụ thể chế tài xử lý trong trường
hợp Tòa án không thực hiện quyền yêu cầu,
quyền kiến nghị của VKS; ngoài ra, do công
tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá, rút
kinh nghiệm về thực hiện quyền yêu cầu, kiến
nghị chưa được quan tâm đúng mức nên có
lúc, có nơi chưa kịp thời, quyết liệt; lực lượng
Kiểm sát viên, cán bộ còn thiếu và phải kiêm
nhiệm nhiều công việc khác, một số Kiểm sát
viên, Kiểm tra viên, cán bộ chưa phát huy hết
tinh thần trách nhiệm; quan hệ công tác giữa
VKS với Tòa án chưa dựa trên cơ sở chức năng
của từng Ngành mà còn còn nể nang, ngại
va chạm nên khi phát hiện vi phạm nhưng
không tiến hành yêu cầu, kiến nghị,
Để thực hiện có hiệu quả quyền yêu
cầu và quyền kiến nghị trong tố tụng dân
sự, bên cạnh kiến nghị tiếp tục hoàn thiện
các quy định của pháp luật tố tụng dân sự,
cần sự tập trung chỉ đạo sát sao, kịp thời
của các cấp Lãnh đạo Viện kiểm sát, đây là
điều kiện tiên quyết, căn bản để thực hiện
tốt chức năng, nhiệm vụ của Ngành Kiểm
sát nhân dân. Bên cạnh đó, các địa phương,
đơn vị trong toàn Ngành phải xác định tầm
quan trọng của việc thực hiện quyền yêu
cầu, quyền kiến nghị là nhằm thực hiện hiệu
quả nhiệm vụ của VKS trong tố tụng dân sự
để gắn với việc thực hiện chỉ tiêu thi đua
hàng năm; Lãnh đạo phải thường xuyên
theo dõi, đôn đốc Kiểm sát viên, cán bộ bám
sát tiến độ để kịp thời trao đổi, yêu cầu, kiến
nghị tòa án giải quyết kịp thời đúng pháp
luật. Mặt khác, về tổ chức cán bộ, phải bố
trí, sắp xếp cán bộ làm công tác kiểm sát dân
sự đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng
có tính ổn định, hợp lý và linh hoạt; tăng
cường vai trò, trách nhiệm, nâng cao năng
lực, trình độ nghiệp vụ của Kiểm sát viên
để thực hiện tốt quyền yêu cầu, quyền kiến
nghị của VKS trong tố tụng dân sự; có chế
độ khen thưởng, động viên kịp thời đối
với người làm tốt cũng như xử lý nghiêm
minh những người vi phạm trong công tác
kiểm sát dân sự. Ngoài ra, chú trọng tăng
cường phối hợp giữa VKS cấp trên và VKS
cấp dưới đặc biệt là việc hướng dẫn nghiệp
vụ; tăng cường mối quan hệ phối hợp với
Tòa án và một số cơ quan hữu quan để nâng
cao hiệu quả thực hiện quyền yêu cầu, kiến
nghị nói riêng và chất lượng công tác kiểm
sát giải quyết vụ việc dân sự nói chung. Tích
cực thực hiện quyền yêu cầu được luật quy
định, kiến quyết kiến nghị khi phát hiện vi
phạm của Tòa án trong quá trình giải quyết
các vụ việc dân sự./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_van_de_ve_quyen_yeu_cau_quyen_kien_nghi_cua_vien_kiem.pdf