Kết luận
Thời điểm đặc xá là một nội dung quan
trọng của thẩm quyền đặc xá, do NTQG
quyết định. Pháp luật các nước trên thế giới
thường không quy định cụ thể vấn đề này.
Pháp luật Việt Nam cũng theo hướng này.
Điều này xuất phát từ vị trí, chức năng của
đặc xá trong hệ thống các biện pháp hình sự
mang tính nhân đạo, khoan hồng. Tuy nhiên,
để kiểm soát và bảo đảm hiệu lực, hiệu quả
của thẩm quyền đặc xá thì các nước có những
cơ chế, cách thức khác nhau để thực hiện.
Về mặt pháp lý, pháp luật đặc xá các nước
thường giới hạn, kiểm soát việc thực hiện
quyền đặc xá thông qua những quy định về
chủ thể đề nghị, tiêu chuẩn, điều kiện, quy
trình, thủ tục cũng như sự tham gia mang
tính đại diện và chuyên môn của các chủ thể
có liên quan. Bên cạnh đó, quy phạm đạo
đức, chính trị và truyền thống pháp lý cũng
giữ vai trò quan trọng. Vì vậy, trên thực tế,
việc thẩm quyền đặc xá của NTQG các nước
cũng luôn được bảo đảm, kiểm soát để phát
huy giá trị của biện pháp này.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 20/01/2022 | Lượt xem: 199 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề về thời điểm đặc xá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Đình Quyền*
* TS. Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lập pháp, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THỜI ĐIỂM ĐẶC XÁ
1. Đặt vấn đề
Thời điểm đặc xá là điểm mốc thời gian
đánh dấu việc thẩm quyền đặc xá được thực
hiện trên thực tế. Quyết định thời điểm đặc
xá là nội dung quan trọng của thẩm quyền
đặc xá - thường được giao cho nguyên thủ
quốc gia (NTQG)1. Thời điểm đặc xá là căn
cứ phát sinh, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của
nhiều chủ thể có liên quan và còn cho thấy
số lần thực hiện quyền, qua đó là số lượng
người được đặc xá.
Ở Việt Nam, theo Hiến pháp năm
2013 và Luật Đặc xá năm 2007, thẩm
quyền đặc xá được trao cho Chủ tịch nước;
thời điểm đặc xá không được ấn định vào
ngày, giờ cụ thể mà do Chủ tịch nước quyết
định dựa trên yêu cầu thực tiễn và một số
cơ sở pháp lý nhất định. Thực tế 10 năm
qua, thời điểm đặc xá được Chủ tịch nước
quyết định cũng khác nhau. Chỉ xét riêng
đối với đặc xá nhân sự kiện trọng đại, ngày
lễ lớn của đất nước thì có đợt thực hiện vào
1 Theo Hiến pháp Ý năm 2006, Tổng thống và Nghị viện đều có quyền đặc xá
năm chẵn, có đợt vào năm lẻ; có đợt nhân
dịp Tết Nguyên đán, đợt khác lại vào ngày
Quốc khánh.
Dự án Luật Đặc xá (sửa đổi) đang được
Quốc hội thảo luận cho ý kiến, trong đó, thời
điểm đặc xá là một vấn đề nhận được sự quan
tâm của công chúng và còn ý kiến khác nhau
từ phía đại biểu Quốc hội. Tham luận này sẽ
nghiên cứu một số vấn đề liên quan đến “thời
điểm đặc xá”.
2. Ý nghĩa của thời điểm đặc xá
Một cách cơ bản nhất, thời điểm đặc
xá hướng tới 2 vấn đề:
(i) Để phân biệt, tạo giá trị riêng của
đặc xá trong hệ thống các biện pháp hình sự
mang tính nhân đạo, khoan hồng của Nhà
nước; trong đó, có một số biện pháp trao
cho NTQG. Đây là ý nghĩa cơ bản, bao trùm
nhất của thời điểm đặc xá;
(ii) Để phân loại các hình thức đặc xá,
qua đó, giới hạn về số lần, số lượng người
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
28 Số 14(366) T6/2018
được đặc xá và bảo đảm tính công khai, minh
bạch của pháp luật, tạo cơ sở pháp lý để các
cá nhân, tổ chức có liên quan chủ động thực
hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
Về vấn đề thứ nhất: Đặc xá là biện
pháp hình sự đặc biệt được tạo ra để giải
quyết những nhiệm vụ chính trị mang tính
tình huống. Bởi, để giải quyết những nhiệm
vụ đó thì thời điểm là yếu tố quan trọng nhất -
có thể là yêu cầu cao nhất của nhiệm vụ hoặc
là yếu tố quyết định tới hiệu quả, giá trị của
nhiệm vụ.
Phạm vi bài viết này không cho phép
nghiên cứu toàn bộ hệ thống các biện pháp
hình sự mang tính nhân đạo, khoan hồng của
Nhà nước để chỉ ra lý thuyết phân định thẩm
quyền thực hiện các biện pháp này giữa các
nhánh quyền lực nhà nước và vai trò, chức
năng của từng biện pháp. Nhưng, tất yếu,
mỗi biện pháp được tạo ra đều có lý do và
đảm nhiệm một vai trò, chức năng nhất định.
- Về phân quyền: Các biện pháp hình sự
nêu trên mang tính tài phán nên đương nhiên
sẽ do tư pháp đảm nhiệm. Tuy nhiên, để kiểm
soát quyền lực nhà nước (QLNN) thì một số
biện pháp được trao cho lập pháp và NTQG,
cụ thể hơn là thiết lập cơ chế để sửa lỗi khách
quan của tư pháp (mang giá trị công bằng và
công lý), giải quyết xung đột (giữa hành pháp
và tư pháp) và vì lợi ích công cộng2. Xét cho
cùng là các để xử lý các nhiệm vụ chính trị.
Ở đây cần lưu ý đối với các biện pháp được
trao cho NTQG ở các nước mà NTQG đồng
2 Về cơ bản, các biện pháp trao cho hành pháp là để giải quyết xung đột. Xem thêm Nguồn gốc của đặc xá tại: https://
en.wikipedia.org/wiki/Pardon.
3 Ở một số nước, một số bộ của hành pháp, nhất là Bộ Tư pháp (quyền công tố) có quyền gửi văn bản bản mang tính chất
kháng nghị tới NTQG để đề nghị đặc xá
4 Đặc xá theo nguyên gốc La tinh (perdonare) là sự tha thứ hoàn toàn cho một người; là "vượt qua một hành vi phạm tội
mà không bị trừng phạt”.
thời đứng đầu hành pháp, cần phải hiểu đây
là thẩm quyền có được từ vai trò đứng đầu
nhà nước chứ không phải vai trò đứng đầu
chính phủ; việc các cơ quan hành pháp tham
gia quy trình là để phục vụ NTQG hoặc thực
hiện thẩm quyền “kháng nghị”3 của mình tới
NTQG. Điều này lý giải vì sao, Uỷ ban về
đặc xá luôn thuộc cơ cấu của thiết chế NTQG
hoặc là thiết chế độc lập do NTQG thành lập.
Như vậy, từ góc độ phân quyền, đặc xá được
tạo ra để giải quyết những nhiệm vụ chính trị,
tương tự như các biện pháp khác được trao
cho lập pháp và NTQG.
+ Về vai trò, chức năng: Đối với các
biện pháp được giao cho lập pháp và NTQG
thì: Đại xá (amnesty) là biện pháp hướng tới
hoà giải, thống nhất dân tộc (tha tất cả hoặc
chủ yếu là tù chính trị); Ân giảm án tử hình
(reprieve) hướng tới tính nhân đạo (quyền
sống của con người); Đặc xá (pardon) cũng
hướng tới tính nhân đạo nhưng là về quyền
tự do4; Tại ngoại tạm thời (respite) hướng
tới tính nhân văn (thường liên quan đến y tế,
sức khoẻ, thậm chí là đạo đức, tôn giáo);
Chuyển giảm hình phạt (commutation of
punishment) và phục hồi quyền (restoration
of rights) hướng tới công bằng, công lý (sửa
sai hoặc khắc phục chính sách hình sự không
còn phù hợp). Trong khi đó, các biện pháp
hình sự do tư pháp thực hiện sẽ chủ yếu xuất
phát, dựa trên và nhằm giải quyết những
vấn đề mang tính chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ
thuật. Ví dụ, tha tù trước hạn có điều kiện
(tạm tha - pardon) cũng là biện pháp khoan
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
29Số 14(366) T6/2018
hồng có nhiều điểm tương đồng với đặc xá
nhưng xuất phát từ nhu cầu giảm áp lực trong
công tác quản lý phạm nhân và tăng tính xã
hội hoá trong hoạt động tư pháp (vai trò quản
chế cộng đồng); dựa trên căn cứ chủ yếu là
chuyên môn (loại tội, kết quả chấp hành án
phạt) và mục đích là tạo hiệu ứng tích cực
trong công tác giáo dục, cải tạo phạm nhân.
Nếu xét riêng vai trò, chức năng của
đại xá so với các biện pháp hình sự vì mục
đích chính trị khác được giao cho lập pháp
hoặc NTQG thì đặc xá còn để giải quyết
những vấn đề chính trị mang tính tình
huống. Cụ thể hơn:
Đặc xá trong trường hợp đặc biệt (đặc
xá cá biệt - special pardon) là để giải quyết
những nhiệm vụ chính trị mang tính đột
xuất, thường gắn với yêu cầu đối ngoại nhà
nước, đối ngoại quốc gia.
Đặc xá theo đợt (hay còn gọi là đặc
xá chung - general pardon) là để giải quyết
những vấn đề chính trị đối nội, thường
hướng tới lợi ích công cộng để qua đó đạt
được hoặc mang lại những giá trị chính trị
cao nhất. Điều này lý giải vì sao, đặc xá theo
đợt thường được thực hiện vào những ngày
đặc biệt mang tính truyền thống, gắn với
dấu mốc lịch sử - chính trị của của quốc gia,
của nhà nước. Rõ ràng, khi đặc xá nhân dịp
Quốc khánh, Tết cổ truyền hoặc một dịp đặc
biệt được nhân dân quan tâm thì sẽ mang lại
hiệu quả chính trị cao nhất. Đặc xá có thể gia
tăng ảnh hưởng và sự tin yêu của người dân
vào chế độ chính trị hiện tại, giảm xung đột,
mâu thuẫn, nguy cơ chính trị tiềm tàng.
Tóm lại, thời điểm đặc xá là yếu tố đặc
5 Ví dụ: Ở Pháp, quyết định đặc xá của Tổng thống không được đăng Công báo.
trưng để phân biệt và mang lại giá trị riêng của
biện pháp đặc xá so với các biện pháp khác.
Về vấn đề thứ hai: Trước hết, thời điểm
đặc xá là cơ sở phân loại đặc xá. Có những lý
thuyết phân loại đặc xá khác nhau ở góc độ
nghiên cứu nhưng phổ biến nhất là dựa vào
thời điểm đặc xá. Ở Việt Nam cũng như của
một số nước trên thế giới, dựa vào thời điểm
đặc xá để chia thành 2 hình thức đặc xá hay
2 phương thức thực hiện quyền đặc xá, gồm
(i) đặc xá cá biệt và (ii) đặc xá theo đợt. Sự
cần thiết và tác dụng của việc phân loại đặc
xá xuất phát từ vai trò, chức năng của đặc xá
đã được nêu ở trên, ngoài ra có thể phân biệt
như sau:
Đặc xá cá biệt có thể được thực hiện
bất cứ thời điểm nào khi thấy cần thiết;
thường áp dụng riêng lẻ theo vụ việc; đối
tượng thụ hưởng cũng rất đặc biệt, thường
gắn với yêu cầu đối ngoại chính trị ở cấp
quốc gia, nhà nước và dựa trên nguyên tắc
“có đi có lại” hoặc xử lý vấn đề “nhạy cảm
chính trị”; số lượng người được đặc xá từng
lần rất ít. Với đặc điểm đó nên căn cứ đề
nghị đặc xá, điều kiện để được hưởng đặc
xá thường được quy định mang tính nguyên
tắc, khái quát và rất “mở”; quy trình, thủ tục
rất đơn giản và thường “đóng”; kết quả và
việc tổ chức thực hiện cũng thường không
công khai5.
Đặc xá theo đợt thì thực hiện không
thường xuyên, thường vài năm một lần;
mang tính phổ thông hơn, dành cho nhóm
đối tượng nhất định vào cùng một thời điểm,
khi đáp ứng hệ tiêu chí, điều kiện, tiêu chuẩn
đặt ra; số lượng người được hưởng nhiều
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
30 Số 14(366) T6/2018
hơn; tính công khai, minh bạch rõ hơn6. Nó
mang tính chính trị - đối nội là chính. Vì vậy,
căn cứ, điều kiện áp dụng và quy trình, thủ
tục thực hiện thường được quy định chặt
chẽ, rõ ràng hơn.
Tiếp đó, thông qua phân loại đặc xá
thì qua đó còn có thể giới hạn về số lần,
số lượng người được đặc xá. Mặc dù về cơ
bản, pháp luật các nước đều sử dụng quy
định về tiêu chuẩn, điều kiện và quy trình,
thủ tục để giới hạn số lần, số lượng đặc xá.
Tuy nhiên, ở một số nước mà pháp luật có
sự phân định rõ ràng hai hình thức đặc xá
thì thời điểm đặc xá cũng phần nào giới hạn
số lần, số lượng đặc xá.
Đối với đặc xá cá biệt, dù có thể thực
hiện bất cứ thời điểm nào và tiêu chuẩn, điều
kiện là “mở” nhưng trên thực tế, số lượng
người được hưởng đặc xá cũng không nhiều.
Trước hết là do số lượng người được xét đặc
xá và hưởng đặc xá trong mỗi lần là không
nhiều. Bên cạnh đó, bản thân sự thiếu rõ ràng
về cơ sở pháp lý đã là “rào cản”, làm cho
các NTQG rất e ngại và phải cân nhắc rất
kỹ khi thực hiện. Rõ ràng, cơ chế càng lỏng
thì rủi ro càng nhiều, quyền hạn càng lớn thì
trách nhiệm càng cao. Nhất là khi, NTQG
là biểu tượng của dân tộc, của quốc gia;
gắn liền với quyền lợi, hình ảnh, uy tín của
đảng cầm quyền (nhất là ở các nước NTQG
đồng thời đứng đầu hành pháp). Ví dụ: Việc
Tổng thống Mỹ Gerald Ford đã đặc xá cho
cựu Tổng thống Richard Nixon (vào ngày
8/9/1974, vì hành vi sai trái chính thức đã
dẫn đến vụ bê bối Watergate) dẫn đến nhiều
tranh cãi; các cuộc thăm dò cho thấy, đa số
6 Một số nước quy định Quyết định đặc xá của NTQG phải đăng Công báo.
7 Ford Gives Pardon To Nixon, Who Regrets “My Mistakes", The New York Times. September 9, 1974; Jeffrey M. Jones,
“Gerald Ford Retrospective”, News.gallup.com, 29/10/2006.
người Mỹ không đồng ý việc đặc xá này và
xếp hạng công chúng của Ford đã giảm sau
đó, từ 71% (tháng 8/1974) xuống 50% (tháng
9/1974) và đến tháng 1/1975 chỉ còn 37%7.
Ngoài ra, việc NTQG thực hiện quyền đặc
xá cá biệt trên thực tế còn bị giới hạn bởi cơ
chế kiểm soát quyền lực, với sự tham gia của
một số thiết chế khác trong bộ máy nhà nước,
cũng như chịu sự tác động của cơ chế tổ chức,
hoạt động của đảng phái chính trị. Ví dụ: Ở
Macedonia, dù pháp luật có quy định 2 loại
đặc xá nhưng để Tổng thống thực hiện quyền
đặc xá cá biệt thì phạm nhân (hoặc người
thân) hoặc Bộ Tư pháp phải gửi đơn xin đặc
xá tới Uỷ ban đặc biệt về đặc xá (thuộc phủ
Tổng thống); tiếp đó, Uỷ ban này sẽ thẩm tra
từng trường hợp dựa trên các tiêu chí, gửi xin
ý kiến của bộ liên quan (nếu cần), dự kiến
đặc xá toàn bộ hoặc một phần; sau đó, trình
Tổng thống quyết định. Tóm lại, dù pháp luật
các nước quy định rất khái quát, mang tính
nguyên tắc và mở, nhưng không vì vậy mà
NTQG có thể tự ý, toàn quyền và thoải mái
thực hiện đặc xá cá biệt.
Đối với đặc xá theo đợt, dù số lượng
người có thể được thụ hưởng nhiều hơn
nhưng do không phải lúc nào cũng thực
hiện được nên đã giới hạn được số lần, số
lượng thực hiện, qua đó là số người được
đặc xá. Pháp luật các nước có thể quy định
cụ thể hoặc không cụ thể về thời điểm đặc
xá theo đợt, nhưng trên thực tế, đặc xá theo
đợt thường được tiến hành vài năm 1 lần vào
những dịp đặc biệt. Ví dụ: Ở Mỹ, dù Hiến
pháp và pháp luật không phân biệt 2 loại đặc
xá và cũng không quy định cụ thể thời điểm
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
31Số 14(366) T6/2018
đặc xá nhưng theo truyền thống, các Tổng
thống Mỹ, kể cả Thống đốc các bang thường
đặc xá ở phạm vi rộng một lần vào khoảng
thời gian cuối nhiệm kỳ. Thậm chí, ngày 8/9
năm cuối nhiệm kỳ đã trờ thành ngày đặc xá.
Hay ở rất nhiều nước, đặc xá ở phạm vi rộng
thường chỉ được thực hiện vào những ngày
trọng đại như nhân dịp Vua lên ngôi, ngày
Quốc khánh
Ngoài ra, thời điểm đặc xá còn cho
thấy tính công khai, minh bạch của pháp luật
và tạo cơ sở pháp lý để các cá nhân, tổ chức
có liên quan chủ động thực hiện quyền và
nghĩa vụ của mình. Xét trong quy trình, thủ
tục thì quyết định đặc xá chỉ là một bước; để
chuẩn bị và tổ chức thực hiện quyết định đặc
xá thì nhiều công việc do các chủ thể có liên
quan phải thực hiện. Về lý thuyết, nếu pháp
luật quy định cụ thể về thời gian đặc xá thì
sẽ bảo đảm tính công khai, minh bạch hơn,
qua đó vừa tạo sự chủ động cho những cơ
quan, tổ chức có liên quan, vừa có cơ sở để
đánh giá, kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
3. Quan điểm và cách tiếp cận của các
nước về thời điểm đặc xá
Mặc dù, thời điểm đặc xá là nội dung
quan trọng của thẩm quyền đặc xá và tác
động tới cả quá trình thực hiện thẩm quyền
này nhưng khi tìm hiểu thực tế ở các nước
trên thế giới cho thấy:
(i) Pháp luật thường chỉ quy định mang
tính nguyên tắc mà không quy định cụ thể,
chính xác về thời điểm đặc xá. Qua nghiên cứu
ban đầu, chưa thấy pháp luật quốc gia nào quy
định cụ thể ngày, giờ thực hiện đặc xá.
8 Nada Simjanoska, PhD, Head of department in Ministry of Justice, “Meaning of the terms amnesty and pardon in the
Macedonian criminal law”, Journal of Process Management – New Technologies, International Vol. 5, No 1, 2017, page
14-24 (https://scindeks-clanci.ceon.rs/data/pdf/2334-735X/2017/2334-735X1701014S.pdf)
9 Nada Simjanoska (Tlđd).
(ii) Dù pháp luật có hoặc không phân
loại đặc xá thành đặc xá đặc biệt và đặc xá
theo đợt thì trên thực tế, NTQG các nước vẫn
sử dụng hai loại hình đặc xá;
(iii) Thời điểm đặc xá theo đợt được
NTQG quyết định chủ yếu dựa trên truyền
thống và tiền lệ - thường vào dịp đặc biệt,
trọng đại của quốc gia. Các ngày này có sự
khác nhau giữa các nước, có thể là ngày
tiếp quản ngai vàng của Nhà Vua ở một số
nước theo chính thể quân chủ (Anh, Thái
Lan, Tây Ban Nha), ngày Quốc khánh
hay một ngày mang ý nghĩa chính trị - tôn
giáo - lịch sử nào khác. Ví dụ: Ở Macedonia,
Tổng thống thường đặc xá theo đợt vào hai
ngày là ngày 2/8 (ngày Cộng hoà và cũng là
một ngày lễ tôn giáo lớn) và ngày 8/9 (ngày
Quốc khánh)8. Hay ở Triều Tiên là ngày sinh
nhật của lãnh tụ Kim Nhật Thành Hay ở
Mỹ là ngày 8/9 - Ngày Lễ Tha thứ có nguồn
gốc là ngày đầu tiên Tổng thống Mỹ Gerald
Ford thực hiện quyền đặc xá cho nguyên
Tổng thống Richard Nixon
(iv) Số lượng người được hưởng đặc xá
giữa các quốc gia và trong một quốc gia ở các
thời kỳ là khác nhau. Điều này phụ thuộc vào
nhiều yếu tố, cả chủ quan và khách quan. Ví
dụ: Ở Macedonia, trong ba năm cầm quyền,
Tổng thống Djordje Ivanov đã đặc xá cho
205 tội phạm, đây là số lượng người được
đặc xá nhiều nhất so với các đời tổng thống
khác9. Hay ở Mỹ, số lượng người được đặc xá
hoặc nhận các biện pháp khoan hồng khác từ
Tổng thống như sau: Với Tổng thống George
H. W. Bush là 77 người; Bill Clinton là 459;
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
32 Số 14(366) T6/2018
George W. Bush là 200; Barack Obama là
1.715 (trong đó đặc xá là 212 người)... Kỷ lục
hiện nay đang thuộc về Tổng thống Woodrow
Wilson với 2.480 người10.
(v) Ở các nước, dù theo hình thức
chính thể nào và dù pháp luật quy định đặc
xá là thẩm quyền riêng của NTQG nhưng
trên thực tế, NTQG đều cơ bản quyết định
mang tính “phê chuẩn” kết quả do hành
pháp hoặc một thiết chế độc lập đã thẩm
định và trình lên, bao gồm cả về thời điểm.
Ở các nước mà NTQG có cơ chế đặc quyền
trong đặc xá đặc biệt và NTQG quyết tâm sử
dụng, “vượt qua rào cản” để đặc xá cho một
số vài trường hợp “nhạy cảm” thì thường
gây ra nhiều tranh luận trái chiều. Ví dụ, một
số Tổng thống Mỹ đã sử dụng đặc quyền để
đặc xá cho người thân, quen.
Chưa có nghiên cứu đầy đủ để lý giải
về việc pháp luật các nước không quy định
cụ thể về thời điểm đặc xá, nhưng nếu xuất
phát từ vai trò, chức năng của đặc xá, có thể
tham khảo một vài lý do sau đây:
- Để đề cao vị trí, vai trò của NTQG.
Đây là thiết chế hết sức đặc biệt trong bộ máy
nhà nước của bất cứ quốc gia nào, không chỉ
là người đứng đầu nhà nước mà còn là biểu
tượng của quốc gia, của dân tộc. Việc trao
một số đặc quyền mang tính tư pháp, nhất là
một số biện pháp hình sự cho NTQG không
chỉ thể hiện nguyên tắc phân công và kiểm
soát QLNN mà còn xuất phát từ truyền thống
xa xưa của thiết chế này; đồng thời, còn cho
thấy tính nhân văn, nhân đạo và công lý của
cả dân tộc. Điều này thể hiện khá rõ nét ở các
nước theo hình thức chính thể quân chủ.
10 “List of people pardoned or granted clemency by the President of the United States” Nguồn https://en.wikipedia.org/
wiki/List_of_people_pardoned_or_granted_clemency_by_the_President_of_the_United_States.
- Để đáp ứng yêu cầu của nhiệm
vụ chính trị trong đối nội, đối ngoại. Khi
pháp luật không quy định cụ thể thời điểm
thì NTQG có thể thực hiện thẩm quyền này
linh động, dễ dàng hơn; qua đó, giải quyết
kịp thời các nhiệm vụ chính trị, nhất là các
nhiệm vụ đột xuất và nhạy cảm. Điều này
ngày càng trở nên quan trọng trong thế giới
hội nhập ngày nay.
- Không cần quy định cụ thể thời
điểm đặc xá nhưng vẫn có thể thực hiện
được trên thực tế và giới hạn, kiểm soát việc
thực hiện bằng các quy định khác hoặc cơ
chế điều chỉnh khác. Để thực hiện được,
trước hết là quy định về chủ thể đề nghị
(NTQG tự mình hoặc theo đề nghị của chủ
thể khác) và dựa trên cơ chế phối hợp giữa
các cơ quan nhà nước trong thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn. Về giới hạn và kiểm soát, về
mặt pháp luật, đó là quy định về thẩm quyền
đề nghị, điều kiện, quy trình, thủ tục với sự
tham gia của các chủ thể có liên quan. Ví
dụ: Một số nước có quy định về (i) loại trừ
những trường hợp không được đặc xá; (ii) số
năm tối thiểu đã chấp hành xong hình phạt
tù theo loại tội (đã chấp hành xong 3 năm,
5 năm); (iii) phải có đơn “kháng nghị” từ
các chủ thể khác, phổ biến nhất là từ Bộ Tư
pháp hoặc Bộ Nội vụ; (iv) phải được thẩm
định, thẩm tra bởi Uỷ ban đặc xá Ngoài
ra, còn chịu sự điều chỉnh bởi các quy phạm
đạo đức, chính trị và cả truyền thống pháp lý
(tập quán, tiền lệ).
4. Bình luận về thời điểm đặc xá theo Luật
hiện hành, Dự thảo Luật Đặc xá (sửa đổi)
và một số kiến nghị
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
33Số 14(366) T6/2018
Luật Đặc xá hiện hành năm 2007 và Dự
thảo Luật Đặc xá (sửa đổi) hiện nay đang (i)
dựa vào thời điểm đặc xá để phân loại đặc xá;
(ii) đối với đặc xá đặc biệt thì không quy định
thời điểm thực hiện; (iii) đối với đặc xá theo
đợt thì được xác định nguyên tắc là “nhân sự
kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước” - tức
là, không ấn định cụ thể vào ngày hoặc một
số ngày nào trong năm và cũng không giới
hạn về số lần thực hiện trên thực tế mà để
Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
Điểm mới của Dự thảo Luật là bổ
sung quy định tại Điều 8 “Tờ trình và dự thảo
Quyết định về đặc xá phải được trình lên
Chủ tịch nước chậm nhất là 60 ngày trước
thời điểm đặc xá, trừ trường hợp quy định
tại khoản 2 Điều 5 Luật này”. Tức là, chỉ áp
dụng đối với đặc xá theo đợt. Có thể hiểu,
việc bổ sung quy định này là tạo khoảng thời
gian hợp lý để Chủ tịch nước cũng như các cá
nhân, tổ chức có liên quan biết và chủ động
hơn trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ
của mình; qua đó, bảo đảm chất lượng, hiệu
của của công tác đặc xá.
Từ những nghiên cứu về thời điểm đặc
xá ở phần trên, về mặt lý thuyết, ở Việt Nam
thì pháp luật có thể quy định cụ thể hơn hoặc
không quy định cụ thể về thời điểm đặc xá
(tất nhiên là chỉ đối với đặc xá theo đợt).
Bởi, mỗi phương án đều có ưu, nhược điểm
riêng và việc quy định cụ thể thời điểm đặc
xá không phải là vấn đề “căn cốt” để giới
hạn số lần, số lượng đặc xá cũng như ảnh
hưởng tới chất lượng hoạt động đặc xá ở
nước ta.
Về quan điểm cá nhân, xét trên thực tế
Việt Nam thì quy định của Luật Đặc xá hiện
hành và Dự thảo Luật Đặc xá (sửa đổi) là hợp
lý. Những ưu điểm, xin không nói lại vì đã đề
cập ở phần trên. Về hạn chế khi không quy
định cụ thể về thời điểm thì chúng ta hoàn
toàn có thể xử lý được thông qua các quy định
khác có liên quan (phần trên cũng đã đề cập).
Nhất là khi hoạt động của Nhà nước ta được
đặt dưới nguyên tắc hiến định là vai trò lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên,
nếu theo phương án hiện nay thì cần lưu ý
tới vấn đề sau:
Đối với đặc xá theo đợt
Một là, nghiên cứu bổ sung bước Chủ
tịch nước ra “Thông báo thực hiện đặc xá”
trước khi tiến hành đặc xá theo đợt trên thực
tế hoặc chí ít là bổ sung quy định để cụ thể
hơn về bước đề nghị ban hành Quyết định
về đặc xá. Điều này không chỉ phù hợp với
tư tưởng chung của Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật mà còn là để thiết lập
cơ chế chủ động cũng như bảo đảm tiến độ,
chất lượng của hoạt động ban hành Quyết
định về đặc xá - thực chất, đây là một văn
bản quy phạm pháp luật;
Hai là, cần bổ sung quy định mang tính
khái quát về căn cứ, hình thức, nội dung cơ
bản của dự thảo Quyết định về đặc xá. Điều
này tạo khuôn khổ pháp lý chung, vừa thuận
lợi cho việc xây dựng, ban hành Quyết định
về đặc xá trên thực tế, vừa là cơ chế để bảo
đảm tính nhất quán, đồng bộ, tránh tuỳ nghi.
Ba là, cần đặc biệt lưu ý đến tính chính
trị của đặc xá (như đã phân tích ở phần trên)
để có những sửa đổi, bổ sung cho phù hợp
về điều kiện, tiêu chuẩn và quy trình, thủ tục
đặc xá; từ đó, tạo sự khác biệt so với các biện
pháp hình sự khác hiện đang được giao cho
tư pháp, nhất là so với tạm tha có điều kiện.
Đối với đặc xá đặc biệt, do mục đích
chính là đáp ứng yêu cầu đối ngoại mang
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
34 Số 14(366) T6/2018
tính cấp bách, vì vậy nên nghiên cứu (i) bổ
sung nguyên tắc chung; (ii) quy định rõ hơn
về chủ thể đề nghị đặc xá, có thể mở rộng
tới các chủ thể khác ngoài Chủ tịch nước
và Chính phủ để đáp ứng nhu cầu đối ngoại
ví dụ: Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm
sát nhân dân tối cao;; (iii) vẫn nên có Hội
đồng tư vấn đặc xá do Chủ tịch nước thành
lập trên cơ sở đề xuất của Chính phủ để vừa
bảo đảm tính nhạy cảm, bí mật khi cần thiết,
vừa bảo đảm chất lượng trong thẩm tra. Về
thực chất, Điều 22 của Dự thảo Luật cũng
đã hình thành cơ chế này, tuy nhiên nếu trao
cho Chính phủ chủ trì thì chưa thật đề cao
vai trò của Chủ tịch nước, chưa cho thấy rõ
tính khách quan, độc lập.
Ngoài ra, cũng có thể nghiên cứu
thêm về một số vấn đề sau:
(i) Đề nghị bổ sung quy định “Việc
Chủ tịch nước đặc xá cho một người không
làm ảnh hưởng đến quyền hoặc nghĩa vụ của
bất kỳ người nào khác theo phán quyết của
tòa án”. Đây là một nguyên tắc chung của
đặc xá được pháp luật nhiều nước quy định.
(ii) Không chỉ đặc xá toàn bộ phần
án còn lại mà còn có thể giảm thời gian
chấp hành án phạt; không chỉ đặc xá đối với
người hiện đang chấp hành án phạt tù mà
còn có thể trong các giai đoạn khác trong
hoạt động tố tụng;
(iii) Mở rộng khái niệm đặc xá để đa
dạng các hình thức đặc xá hoặc đổi tên Luật
để có thể bổ sung một số biện pháp hình sự
khác thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước ta
cũng như của NTQG các nước như ân giảm
án tử hình; chuyển đổi hình phạt; tại ngoại
tạm thời; chuyển giảm hình phạt; phục hồi
quyền
(iv) Cân nhắc quy định tại Điều 9 với
việc phải Công bố và thông báo công khai
tất cả các Quyết định đặc xá, nhất là đối với
một số trường hợp đặc xá đặc biệt. Đề nghị
nên bổ sung cụm từ “trừ trường hợp thuộc
bí mật nhà nước hoặc Chủ tịch nước quyết
định không công bố, thông báo”;
(v) Đề nghị nghiên cứu bổ sung vào
Điều 11 của Dự thảo Luật trường hợp “Chủ
tịch nước đã không đặc xá trước đó”.
5. Kết luận
Thời điểm đặc xá là một nội dung quan
trọng của thẩm quyền đặc xá, do NTQG
quyết định. Pháp luật các nước trên thế giới
thường không quy định cụ thể vấn đề này.
Pháp luật Việt Nam cũng theo hướng này.
Điều này xuất phát từ vị trí, chức năng của
đặc xá trong hệ thống các biện pháp hình sự
mang tính nhân đạo, khoan hồng. Tuy nhiên,
để kiểm soát và bảo đảm hiệu lực, hiệu quả
của thẩm quyền đặc xá thì các nước có những
cơ chế, cách thức khác nhau để thực hiện.
Về mặt pháp lý, pháp luật đặc xá các nước
thường giới hạn, kiểm soát việc thực hiện
quyền đặc xá thông qua những quy định về
chủ thể đề nghị, tiêu chuẩn, điều kiện, quy
trình, thủ tục cũng như sự tham gia mang
tính đại diện và chuyên môn của các chủ thể
có liên quan. Bên cạnh đó, quy phạm đạo
đức, chính trị và truyền thống pháp lý cũng
giữ vai trò quan trọng. Vì vậy, trên thực tế,
việc thẩm quyền đặc xá của NTQG các nước
cũng luôn được bảo đảm, kiểm soát để phát
huy giá trị của biện pháp này.
Luật Đặc xá năm 2007 và Dự thảo Luật
Đặc xá (sửa đổi) đang quy định khá hợp lý
về vấn đề này, tuy nhiên, để hoàn thiện hơn
nữa, chúng tôi cũng đã đề xuất một số kiến
nghị cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung■
BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT
35Số 14(366) T6/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_van_de_ve_thoi_diem_dac_xa.pdf