Một số vị thuốc quanh ta mà ai cũng biết

Cây: Cây Bạch đàn (Eucalyptus camaldulensis Dehn.) là cây gỗ to, vỏ mềm, bần bong thành mảng để lộ vỏ thân màu sáng, cành non có 4 cạnh, lá non mọc đối, không cuống, phiến lá hình trứng, màu lục như phủ sáp. Lá già mọc so le phiến lá hình liềm hẹp và dài hơn lá non. Phiến lá có túi tiết tinh dầu. Hoa mọc ở nách lá. Quả hình chén Dược liêu: Lá hình mũi dáo hay hình lưỡi liềm, cuống ngắn và hơi vặn, phiến lá dài và hẹp (ở loài E. exserta) giòn và rộng hơn (ở loài E. camaldulensis), rộng 1 - 5 cm, dài 8 - 18 cm. Hai mặt lá đều có màu xanh ve ít vàng nhạt, lác đác có nhiều chấm nhỏ màu vàng. Khi soi lá trước ánh sáng thấy rất nhiều túi tiết tinh dầu nhỏ li ti. Gân cấp hai tỏa ra từ gân giữa, gặp nhau ở mép lá. Khi vò lá có mùi thơm mạnh đặc biệt, mùi dịu hơn ở loài E. camaldulensis. Vị thơm nóng, hơi đắng chát, sau có cảm giác mát và dễ chịu.

doc91 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2383 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số vị thuốc quanh ta mà ai cũng biết, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số vị thuốc quanh ta mà ai cũng biết 1)BẠCH ĐÀN Folium et Oleum Eucalypti Tên_khác khuynh diệp Tên khoa học: Eucalyptus sp., họ Sim (Myrtaceae). Loài thường dùng ở nước ta là Bạch đàn trắng (E. camaldulensis  Dehnhardt), Bạch đàn liễu (E. exserta F.V. Muell), Bạch đàn chanh (E. citriodora Hook.f), thuộc họ Sim - Myrtaceae.  Mô tả: Cây: Cây Bạch đàn (Eucalyptus camaldulensis Dehn.) là cây gỗ to, vỏ mềm, bần bong thành mảng để lộ vỏ thân màu sáng, cành non có 4 cạnh, lá non mọc đối, không cuống, phiến lá hình trứng, màu lục như phủ sáp. Lá già mọc so le phiến lá hình liềm hẹp và dài hơn lá non. Phiến lá có túi tiết tinh dầu. Hoa mọc ở nách lá. Quả hình chén Dược liêu: Lá hình mũi dáo hay hình lưỡi liềm, cuống ngắn và hơi vặn, phiến lá dài và hẹp (ở loài E. exserta) giòn và rộng hơn (ở loài E. camaldulensis), rộng 1 - 5 cm, dài 8 - 18 cm. Hai mặt lá đều có màu xanh ve ít vàng nhạt, lác đác có nhiều chấm nhỏ màu vàng. Khi soi lá trước ánh sáng thấy rất nhiều túi tiết tinh dầu nhỏ li ti. Gân cấp hai tỏa ra từ gân giữa, gặp nhau ở mép lá. Khi vò lá có mùi thơm mạnh đặc biệt, mùi dịu hơn ở loài E. camaldulensis. Vị thơm nóng, hơi đắng chát, sau có cảm giác mát và dễ chịu. Phân bố: Cây được trồng nhiều nơi ở Việt Nam. Bộ phận dùng: Lá, ngọn mang lá. Thành phần hoá học: Về phương diện khai thác tinh dầu người ta thường quan tâm đến 3 nhóm chính: 1. Nhóm giàu cineol (có hàm lượng cineol trong tinh dầu > 55%) cho tinh dầu được gọi là Oleum Eucalypti Ðại diện cho nhóm này là Eucalyptus globulus Lab. với những ưu điểm nổi bật: Hàm lượng tinh dầu và hàm lượng cineol khá cao, có thể đến 80 - 85%. - Lá có tinh dầu: 1,3 - 2,25% (E.camaldulensis) và 1,40 - 2,60% (E.exserta). Hàm lượng tinh dầu DÐVN III (2002) qui định không dưới 1,2%. - Thành phần tinh dầu: Thành phần chính là cineol. Loài E. camalduleusis có thể đạt 60 - 70%. Loài E.exserta thấp hơn 30-50%. DÐVN II (1994) qui đinh hàm lượng cineol không dưới 60%. Cũng như tinh dầu tràm, tinh dầu bạch đàn trước khi sử dụng cần được tinh chế và làm giàu cineol. 2. Nhóm giàu citronelal:cho tinh dầu Oleum Eucalipti Citriodorae Ðại diện là E. citriodora Hook.f. với hàm lượng citronelal trên 70% Lá có chứa một hàm lượng lớn tinh dầu (3,3 - 4,8%). Thành phần chính của tinh dầu là citronelal (trên 70%) ngoài ra còn có citronelol (5,6%). 3. Nhóm giàu piperiton: Ðại diện là E. piperita Sm. với hàm lượng piperiton 42-48%. Công dụng: - Lá: Có thể dùng lá bạch đàn trắng hoặc bạch đàn liễu để thay thế lá bạch đàn xanh (E. globulus) là loại đã được sử dụng rất lâu đời ở các nước châu Âu. Dạng dùng: Thuốc hãm, thuốc xông, hoặc pha chế thành các dạng bào chế như xiro cồn lá bạch đàn, dùng để chữa ho, sát khuẩn đường hô hấp, chữa các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, ho, hen v.v... - Tinh dầu được sử dụng như tinh dầu tràm. Tuy nhiên, đến nay Bạch đàn ở Việt Nam chưa được khai thác ở qui mô công nghiệp như tràm. Còn ở phạm vi nghiên cứu thăm dò và đề xuất. - Tinh dầu bạch đàn chanh được Khoa tai - mũi - họng - bệnh viên Bạch Mai sử dụng nhiều trong những năm kháng chiến chống Mỹ để chữa ho, viêm họng, sát khuẩn đường hô hấp. - Tinh dầu còn được dùng trong kỹ nghệ hương liệu để sản xuất nước hoa và các loại chất thơm khác có mùi thơm tự nhiên của hoa, có thể thay thế tinh dầu sả Java (Cymbopogon winterianus). Ghi chú: - Bạch đàn còn được gọi là Khuynh diệp. Có nhiều loài Bạch đàn. Phần lớn trồng lấy gỗ, một số loài trồng để khai thác tinh dầu. Nước ta đã di thực được một số loài Bạch đàn lấy tinh dầu có giá trị như Bạch đàn trắng (Eucalyptus camaldulensis Dehnhardt), Bạch đàn liễu (Eucalyptus exserta F.V.Muell), Bạch đàn chanh (Eucalyptus citriodora Hook.f.). - Theo Dược điển Trung Quốc (1997) tinh dầu Bạch đàn (Eucalyptus oil) được khai thác từ các cây Eucalyptus globulus Labill., họ Sim (Myrtaceae), cây Long não - Cinnamomum camphora (L.) Nees & Eberm., họ Long não (Lauraceae) và một số cây khác cùng chi của hai họ thực vật trên. - Không nhầm Bạch đàn với cây Ðàn hương (Santalum album L.), họ Ðàn hương (Santalaceae) cho gỗ làm thuốc. 2)BÍ NGÔ Semen Cucurbitae Tên_khác::Bí_đỏ Bù_rợ. Tên_khoa_học: Cucurbita pepo L., họ Bầu bí (Cucurbitaceae). Mô tả: Cây thảo, sống lâu năm. Thân có năm cạnh, có lông dầy, thường có rễ ở những đốt. Lá mọc so le, có cuống dài 8-20 cm, phiến lá mềm, hình trứng rộng hoặc gần tròn, chia thùy nông, đầu tròn hoặc hơi nhọn, mép có răng cưa, hai mặt lá có nhiều lông mềm, đôi khi có những đốm trắng ở mặt trên ; tua cuốn phân nhánh. Hoa đơn tính cùng gốc, mầu vàng ; hoa đực có đế hoa ngắn ; đài loe rộng có thùy hình dải hoặc gần dạng lá, tràng hoa có 5 thùy rộng ; hoa cái có lá đài dạng lá rõ,  bầu hình tròn hoặc hơi dài. Quả to, cùi dày, rỗng giữa có nhiều dạng : dạng tròn, hơi dẹt, có rãnh sâu ; dạng hình trứng hoặc hình trứng hơi dài, có khía rãnh, vỏ ngoài nhẵn, khi chín mầu vàng trắng, vỏ giữa mầu vàng cam, có mùi thơm, vị ngọt lợ, cuống quả có rãnh và loe rộng ở chỗ tiếp giáp với quả ; hạt mầu trắng xám, có mép mỏng và mầu sẫm hơn. Mùa hoa : tháng 3-4 ; mùa quả tháng 5-6 Bộ phận dùng: Hạt quả bí ngô đã già, chín và đã chế biến khô (Semen Cucurbitae). Phân bố: Cây được trồng nhiều nơi làm thực phẩm. Thu hái: Khi cây được 2-3 lá chính thức, cắt ngọn, mỗi nhánh nên giữ 2-3 quả để có quả to, cắt bỏ phần ngọn sau quả thứ 3. Ðể làm rau ăn, có thể dùng quả non hay quả già. Ðể làm thuốc, ta thu hái quả già, lấy thịt quả dùng tươi, còn hạt có thể dùng tươi hay phơi khô dùng dần. Thành phần hoá học: Hạt bí ngô có các chất protid, lipid, glucid, các chất khoáng P, Mg, Ca, K. Hoạt chất là một alcaloid: cucurbitin trong phôi và vỏ lụa (có tác dụng tẩy giun sán). Cùi quả bí ngô có các chất protid, lipid, glucid, các acid amin (arginin, adenin…) các chất khoáng P, Na, K, Ca, Mg, Fe, Cu, As,… các vitamin B1, C, caroten. Công năng: Tẩy giun sán, ức chế sự phát triển của sán máng còn gọi Huyết hấp trùng (schistosomiase). Cùi quả bí ngô được coi như có tác dụng bổ não. Công dụng: Chữa sán. Cách dùng, liều lượng: Bóc hết vỏ cứng, để nguyên màng xanh ở trong, giã nhỏ trộn với đường hoặc mật để ăn vào lúc đói, sau khoảng 3 giờ uống thuốc tẩy muối, đi ngoài trong một chậu nước ấm. Người lớn dùng khoảng 100g nhân hạt. Trẻ con 3-4 tuổi dùng 30g; 5-10 tuổi dùng 75g. Bài thuốc: 1. Trị giun đũa: Lấy 30-50g hạt Bí ngô, bóc vỏ, nghiền ra, lẫn với mật ong, ăn làm 3 lần, cách nhau 1/2 giờ. Sau đó 1 giờ, cho uống 1 liều thuốc xổ. Ðể trục giun sán nói chung, có thể dùng hạt Bí ngô rang ăn cho đến no, đến chán, rồi uống nhiều nước pha muối, cho đi ngoài, thì giun bị tẩy ra. 2. Trục sán xơ mít: Kinh nghiệm của nhân dân ta là chiều hôm trước ăn nhẹ hoặc dùng thuốc tẩy nhẹ để sáng hôm sau dùng thuốc. Lấy hạt Bí ngô bóc vỏ cứng, để nguyên màng xanh ở trong, dùng 100g nhân giã nhỏ, chế vào 60 ml nước, thêm vào 60g mật hay đường, trộn đều ăn vào tảng sáng đói lòng, ăn hết trong một lúc, nằm nghỉ. Ba giờ sau uống thuốc muối sulfat magnesium một liều, hay 10g Phác tiên hoà trong một cốc nước nguội. Sau đó, đổ 1 lít nước nóng pha thêm 2-3 lít nước lạnh vào trong chậu, để cho bệnh nhân ngồi đi ngoài trong nước ấm thì sán sẽ ra hết. Hoặc có thể dùng phối hợp với nước sắc hạt Cau, vỏ rễ Lựu thì tác dụng lại càng mạnh hơn. 3. Trị táo bón, dùng Bí ngô một miếng. Khoai lang một củ, nấu chè với đường đủ ngọt, ăn càng nhiều càng tốt. 4. Viêm đường tiết niệu, dùng hạt Bí ngô giã ra và nghiền nhỏ, đem nấu lên cho được một nhũ tương mà uống. 5. Ðái đường: Người ta xắt Bí ngô ra từng miếng, rắc muối, bỏ vào nấu, ăn thêm với nước mắm hoặc tương Ðậu nành. Hoặc xắt bí ra từng miếng, đem xào bằng dầu thực vật rồi thêm hành, muối, tương và nước vừa đủ, nấu lên ăn. 3) BA CHẠC Folium et Radix Euodiae Leptae Tên khoa học: Euodia lepta (Spreng.) Merr., họ Cam (Rutaceae). Cây mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta. Tên khác: Chè đắng. Chè cỏ. Cây dầu dầu Mô tả: Cây nhỡ cao 2-8m, có nhánh màu đỏ tro. Lá có 3 lá chét, với lá chét nguyên. Cụm hoa ở nách các lá và ngắn hơn lá. Quả nang, thành cụm thưa, có 1-4 hạch nhẵn, nhăn nheo ở cạnh ngoài, chứa mỗi cái một hạt hình cầu đường kính 2mm, đen lam, bóng. Hoa tháng 4-5. Quả tháng 6-7. Bộ phận dùng: Lá, cành, thân, rễ. Phân bố: Rất phổ biến khắp nước ta trên các đồi cây bụi, ở rìa rừng và trong rừng thưa, ở cả vùng đất núi và đồng bằng. Còn phân bố ở Trung Quốc, Philippin vv... Thu hái: Rễ và lá quanh năm. Rửa sạch rễ thái nhỏ và phơi khô ngoài nắng. Lá sấy khô hay phơi trong râm. Thành phần hoá học chính: Rễ chứa alcaloid; lá có tinh dầu thơm nhẹ.. Công năng: Thanh nhiệt, chống ngứa, giảm đau. Công dụng, cách dùng: - Lá và cành tươi nấu với nước để rửa các vết thương, vết loét, chốc đầu. - Thân và rễ được làm thuốc bổ đắng, dùng làm chè uống cho phụ nữ sau khi đẻ, mỗi ngày uống 4-12g. Bài thuốc: Dự phòng cúm truyền nhiễm và viêm não: Ba chạc 15g. Rau má 30g. Ðơn buốt 15g. Cúc chỉ thiên 15g, sắc uống. 4) BẠC THAU Herba Argyreiae Tên khác: Bạc sau, Bạch hạc đằng, Thau bạc, Chấp miên đằng. Tên khoa học: Argyreia acuta Lour., họ Bìm bìm (Convolvulaceae). Phân bố: Cây mọc hoang khắp nơi. Bộ phận dùng: Lá và cành. Mô tả: Dây leo bò hoặc quấn. Thân có nhiều lông màu trắng bạc. Lá nguyên, mọc so le, hình bầu dục hay trái xoan, mặt trên nhẵn, xanh sẫm, mặt dưới (mặt sau) có nhiều lông mịn màu trắng bạc. Cụm hoa ở nách lá hay ở ngọn thân, hình đầu hay hình tán, cuống hoa có lông tơ trắng bạc. Hoa đều, lưỡng tính, mẫu 5, màu trắng, mặt ngoài có lông tơ. Mặt ngoài của lá đài cũng có ánh bạc. Quả mọng hình cầu, khi chín màu đỏ, bao bởi đài hoa phát triển, có mặt trong màu đỏ. Hạt hình trứng, màu nâu. Thành phần hoá học chính: Chưa thấy tài liệu nghiên cứu. Công năng:Thanh nhiệt, lợi thuỷ, giải độc, sát trùng, tiêu viêm. Công dụng: Thường dùng trị bí tiểu tiện, đi đái ít một rát buốt, nước tiểu đục, bạch đới, ngứa lở, mụn nhọt, sốt rét, ho, viêm phế quản cấp, và mạn. Cách dùng, liều lượng: Ngày uống 6-12g cành, lá khô. Dùng ngoài: giã cành, lá tươi đắp lên mụn nhọt đã vỡ mủ để chóng lên da non. Bài thuốc: 1. Kinh nguyệt không đều: Bạc thau 20g, Rau dền gai 8-16g sắc nước uống. 2. Rong huyết, rong kinh: lá Bạc thau giã nhỏ chế nước nguội vào, vắt lấy nước cốt uống, và lấy bã đắp lên đỉnh đầu (Nam được thần hiệu). Hoặc dùng lá Bạc thau, lá Ngải cứu, lá Bạch đầu ông mỗi vị 20g giã nhỏ, lọc nước uống. 2. Bạch đới: Lá Bạc thau và lá Mò (Xích đồng nam, Bạch đồng nữ) mỗi vị 30-40g giã vắt lấy nước uống trong hay sắc uống. 3. Ho trẻ em: Lá Bạc thau, lá Chua me, lá Xương sông mỗi vị 6-8g giã vắt lấy nước cốt cho uống. 4. Sưng tấy, mụn nhọt: Lá Bạc thau tươi giã đắp. 5. Nổi mẩn ngứa, ghẻ lở, rôm sẩy: Lá Bạc thau nấu nước tắm rửa. 6. Vết thương, mụn nhọt, chảy nước vàng: Lá Bạc thau khô tán mịn, rắc hoặc lá tươi giã đắp. 5) BỒ CU VẼ (quả tròn nhỏ đằng sau rừng nhà mình có) Folium et Cortex Breyniae fruticosae Tên khác: Sâu vẽ. Tên khoa học: Breynia fruticosa Hool. F, họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Mô tả : Cây nhỏ, cao 3-6m. Thân hình trụ nhẵn, cành thường dẹt ở ngọn, đốm đỏ nhạt hoặc đen do sâu vẽ. Lá mọc so le, phiến dày và dai, hình bầu dục hoặc hình trứng, gốc tròn hoặc thuôn, đầu nhọn, dài 3-6cm, rộng 2-4 cm, mặt trên sẫm bóng, mặt dưới rất nhạt, một số là thường bị sâu bò thành những đường ngoằn ngoèo; là kèm hình tam giác nhọn, mặt trong và mép mầu vàng. Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm có 5-6 hoa đực và 1-3 hoa cái, mầu lục ; hoa đực có đài hình ống hoặc hình chuông, nhị 3 ; hoa cái hình chuông có lá đài bằng nhau xòe rộng, bầu hình trứng, 3 ô, mỗi ô chứa 2 noãn. Quả nang hình cầu dẹt, mầu đen, đường kính : 5mm, có đài tồn tại ; hạt có 3 cạnh, mầu nâu nhạt. Mùa hoa quả : tháng 6-8. Bộ phận dùng: Lá (Folium Breyniae fruticosae), Vỏ thân (Cortex Breyniae fruticosae). Phân bố: Cây mọc hoang và được trồng làm thuốc nhiều nơi trong nước ta và nhiều nước khác. Tác dụng dược lý: + Tác dụng kháng khuẩn: nước sắc, nước ép, cao nước bồ cu vẽ có tác dụng trên 6 trong 8 loại vi khuẩn thông thường. + Có tác dụng trên amip in vitro + Nước ép lá, cao lỏng lá, cao lỏng rễ có tác dụng chống viêm thực nghiệm. + Nâng cao được tỷ lệ chuột nhắt sống và kéo dài thời gian cầm cự trước khi chết, khi tiêm nọc rắn hổ mang vào tĩnh mạch. + LD50 thử trên chuột nhắt trắng dùng đường uống là 72g/kg (dạng cao lỏng toàn cây) Thử lâm sàng cho thấy: + Điều trị 93 trường hợp mụn nhọt bằng cao dán, chế từ cao mềm bồ cu vẽ, nghệ và mật cóc thấy khỏi 48, đỡ 30 và không kết quả 15. + Điều trị 86 trường hợp viêm hắc võng mạc bằng cao Bồ cu vẽ 3:1 (cứ 3kg được 1 lít cao) ngày 50-100ml phối hợp với cao Hà thủ ô trắng 3:1 ngày 100ml. Kết quả tốt 30 (34,9%), khá 46 (53,5%), không kết quả 10 (11,6%). + Nước sắc Bồ cu vẽ để rửa vết thương bỏng, làm mát vết thương, tránh nhiễm khuẩn và mau thành hình tổ chức hạt. + Viện sốt rét, ký sinh trùng Việt Nam thí nghiệm sơ bộ thấy có tác dụng chữa bệnh giun kim. Thành phần hoá học: Acid hữu cơ. Công năng: Hạ sốt, giải độc, thông mạch, hóa ứ, tiêu viêm, giảm đau Công dụng: Chữa rắn cắn, chữa bệnh giun chỉ, làm thuốc cầm máu, chữa mụn nhọt, chữa các vết lở loét. Cách dùng, liều lượng: 30-40g lá tươi, giã nát vắt lấy nước uống, bã đắp ngoài. Vỏ cây cạo lấy bột rắc lên mụn nhọt, vết lở loét. Bài thuốc: 1. Chữa viêm họng, sưng amidan, viêm dạ dày, viêm ruột, kiết lỵ: Lá Bồ cu vẽ, Cỏ sữa lá to, Cỏ sữa lá nhỏ mỗi vị 10-15g, sắc uống. 2. Chữa mụn nhọt, lở loét, viêm da, chốc đầu: Lá Bồ cu vẽ tươi, rửa sạch, giã nát, đắp. Nếu lở loét chảy nước, có thể cạo vỏ cây, lấy bột rắc. 3. Chữa bỏng: Toàn bộ cây Bồ cu vẽ cả rễ, chặt nhỏ, sắc đặc, rửa vết bỏng, ngày nhiều lần. 4. Chữa rắn cắn + Lá Bồ cu vẽ tươi 30-40g, rửa sạch, nhai, nuốt nước, bã đắp vào vết cắn. + Lá Bồ cu vẽ tươi, lá Sòi tía, mỗi vị 20 g, giã nát, thêm nước, vắt lấy nước cốt, mài thêm 1-2 g Hùng hoàng vào rồi uống, bã đắp. 6) CÀ ĐINH ( quả cà dại đỏ hay mọc ở rìa đường) Herba Solani Surattensis Tên khác: Cà dại quả đỏ, Dã tiên gia Tên khoa học: Solanum surattense Burm. F, họ Cà (Solanaceae). Mô tả: Cây thảo cao 30-60cm; toàn cây có lông và có nhiều gai. Lá mọc so le, phiến dài 5-12cm, thường chia 5-7 thuỳ. Cụm hoa xim ngoài nách lá, mang 1-4 hoa, màu trắng với 5 nhị có bao phấn màu vàng. Quả mọng màu đỏ, đường kính 2-2,5cm; hạt nhiều, rộng 4mm. Hoa mùa hè - thu; quả vào tháng 7.  Bộ phận dùng: Dùng toàn cây tuơi hoặc phơi khô. Phân bố: Cây mọc ở đất hoang ở một số tỉnh miền Trung: Thanh hoá, Nghệ an, Hà tĩnh Thu hái: cây vào mùa hè thu, dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần. Thành phần hoá học: saponin (solanin, solasonin, solamargin, solasurin). Công năng: Có độc; có tác dụng hoạt huyết tán ứ, tiêu thũng, chống đau, gây tê. Công dụng: Chữa đau dạ dày, viêm khoang miệng, trị mụn nhọt lở loét. Cách dùng, liều lượng: Rễ phơi khô tán thành bột, uống mỗi ngày 1g. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác. Dùng ngoài đắp lên vết loét.  Ghi chú: Thuốc có độc, cẩn thận khi dùng. 7) CAM THẢO ĐẤT Herba Scopariae dulcis Tên khác: Dã cam thảo, Cam thảo nam Tên khoa học: Scoparia dulcis L., họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae). Mô tả: Cây thảo mọc thẳng đứng, cao 30-80cm, có thân nhẵn hoá gỗ ở gốc và rễ to hình trụ. Lá đơn mọc đối hay mọc vòng ba lá một, phiến lá hình mác hay hình trứng có ít răng cưa ở nửa trên, không lông. Hoa nhỏ, màu trắng, mọc riêng lẻ hay thành từng đôi ở nách lá. Quả nang nhỏ chứa nhiều hạt. Ra hoa quả vào tháng 5-7. Bộ phận dùng: Toàn cây (Herba Scopariae dulcis) Phân bố: Loài liên nhiệt đới mọc khắp nơi ở đất hoang ven các đường đi, bờ ruộng. Thu hái: Vào mùa xuân hè, thu hái toàn cây rửa sạch, thái nhỏ dùng tươi hoặc phơi hay sấy khô để dùng dần. Tác dụng dược lý: Amellin trong cây là một chất chống bệnh đái đường, dùng uống làm giảm đường - huyết và các triệu chứng của bệnh đái đường và tăng hồng cầu. Nó cũng ngăn cản sự tiêu hao mô và dẫn đến sự tiêu thụ tốt hơn protein trong chế độ ăn, làm giảm mỡ trong mô mỡ và thúc đẩy quá trình hàn liền vết thương. Thành phần hóa học: Cây chứa một alcaloid và một chất đắng; còn có nhiều acid silicic và một hoạt chất gọi là amellin. Phần cây trên mặt đất chứa một chất dầu sền sệt, mà trong thành phần có dulciol, scopariol, (+) manitol, glucose. Rễ chứa (+) manitol, tanin, alcaloid, một hợp chất triterpen. Vỏ rễ chứa hexcoxinol, b-sitosterol và (+) manitol. Công năng: kiện tỳ, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc và lợi tiểu. Công dụng: Thường dùng trị: 1. Cảm cúm, sốt, nóng nhiều, ho khan, ho có đờm; 2. Lỵ trực tràng; 3. Tê phù, phù thũng, giảm niệu. Để tươi chữa ho khan; sao thơm chữa ho đờm và tiêu sưng. Dùng ngoài, ép lấy dịch từ cây tươi trị mụn nhọt, lở ngứa, eczema. Nước hãm lá Cam thảo đất dùng làm thuốc súc miệng và ngậm chữa đau răng. Hoạt chất amellin dùng điều trị bệnh đái đường, thiếu máu, albumin niệu, ceton niệu, viêm võng mạc, những biến chứng kèm theo đái đường và làm các vết thương mau lành. Có thể dùng thay Cam thảo để chữa sốt, say sắn, giải độc cơ thể. Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 8-12g khô hoặc 20-40g tươi sắc uống. Bào chế: Loại bỏ tạp chất, cắt đoạn, vi sao. Bài thuốc: - Lỵ trực trùng: Cam thảo đất, Rau má, lá Rau muống, Địa liền, mỗi vị 30g, sắc uống. - Cảm cúm, nóng ho: Cam thảo đất tươi 30g, Diếp cá 15g, Bạc hà 9g, sắc uống. Có thể phối hợp với Rau má, Cỏ tranh, Sài hồ nam, Mạn kinh, Kim ngân, Kinh giới. - Mụn nhọt: Cam thảo đất 20 g, kim ngân hoa 20 g, sài đất 20 g. Sắc uống ngày một thang. - Dị ứng, mề đay: Cam thảo đất 15 g, ké đầu ngựa 20 g, kim ngân hoa 20 g, lá mã đề 10 g. Sắc uống ngày một thang. - Sốt phát ban: Cam thảo đất 15 g, cỏ nhọ nồi 15 g, sài đất 15 g, củ sắn dây 20 g, lá trắc bá 12 g. Sắc uống ngày một thang. - Tiểu tiện không lợi: Cam thảo đất 15 g, hạt mã đề 12 g, râu ngô 12 g. Sắc uống ngày một thang. - Ho: Cam thảo đất 15 g, lá bồng bồng 10 g, vỏ rễ cây dâu 15 g. Sắc uống ngày một thang. - Lỵ: Cam thảo đất 15 g, lá mơ lông 15 g, cỏ seo gà 20 g. Sắc uống ngày một thang Cây Sắn dây 8) CÁT CĂN Radix Puerarie Tên khác: Sắn dây Tên khoa học: Pueraria thomsoni Benth., họ Đậu (Fabaceae). Mô tả: Cây: Sắn dây là loài dây leo, sống lâu năm, có thể dài tới 10 m. Rễ phát triển thành củ dài, to. Lá kép, mọc so le gồm 3 lá chét nguyên hoặc xẻ thùy. Cụm hoa hình chùm mọc so le gồm 3 lá chét nguyên hoặc xẻ thùy. Cụm hoa hình chùm mọc ở kẽ lá gồm nhiều loại hoa màu xanh tím, thơm. Quả giáp dẹt màu vàng nhạt, có lông mềm, thắt lại giữa các hạt. Dược liệu: Rễ củ đã cạo lớp bần bên ngoài, hình trụ, hoặc hình bán trụ, dài 12 - 15 cm, đường kính 4 - 8 cm, có khi là những lát cắt dọc hoặc vát, dày, có kích thước khác nhau. Mặt ngoài màu trắng hơi vàng, đôi khi còn sót lại ở các khe một ít lớp bần màu nâu. Chất cứng, nặng và nhiều bột. Mặt cắt ngang có nhiều sợi tạo thành những vòng  đồng tâm màu nâu nhạt; mặt cắt dọc có nhiều vân dọc do các sợi tạo nên. Mùi thơm nhẹ, vị hơi ngọt, mát. Bộ phận dùng: Vị thuốc là rễ củ cạo vỏ phơi khô của cây Sắn dây (Pueraria thomsoni Benth.), họ Đậu (Fabaceae). Phân bố: Cây được trồng ở nhiều nơi làm thực phẩm và làm thuốc. Thu hái: Rễ củ sắn dây được thu hoạch vào mùa thu hay mùa đông đào lấy rễ củ, rửa sạch, cạo bỏ vỏ ngoài, phơi hoặc sấy khô một phần, cắt thành khúc hay bổ dọc củ hay thái lát dày hoặc miếng và phơi hoặc sấy khô. Tác dụng dược lý: + Tác dụng Giải nhiệt: . Trên súc vật thực nghiệm, nước sắc Cát căn có tác dụng giải nhiệt mạnh (‘Nghiên Cứu Dược Lý Tác Dụng giải Nhiệt Một Số Thuốc Trung Y’, Trung Hoa Y Học Tạp Chí 1956, 42 (10): 964-967). . Nước sắc loại Cát căn mọc ở Nhật Bản  có tác dụng hạ nhiệt đối với thỏ được gây sốt nhân tạo (Trung Dược Học). + Tác dụng giãn cơ: Chất Daidzein có tác dụng gĩan cơ  ở ruột của chuột, tương tự như chất spasmaverine (Trung Dược Học). + Tác dụng đối với tim mạch: Chích chất Puerarin vào động mạch cảnh trong của chó được gây mê, thấy tăng lưu lượng máu trong não và giảm sức đề kháng của mạch máu. Tác dụng này kéo dài khoảng 20 phút. Chích tĩnh mạch có tác dụng nhẹ hơn và không thể so sánh với hiệu quả của Epinephrin hoặc Norepinephrine. Cát căn thường làm tăng lưu lượng máu trong não người bị xơ vữa động mạch. Chất Tincture hoặc chất Puerarin của Cát căn  làm tăng lưu lượng máu trong động mạch vành của chó (Trung Dược Học). + Điều trị huyết áp cao: Dựa vào công trình theo dõi điều trị dài ngày việc dùng Cát căn trị cổ gáy cứng, đau do ngoại nhân, cho thấy nước sắc Cát căn có tác dụng đối với chứng gáy cứng đau do huyết áp cao gây nên. Nước sắc Cát căn cho thấy 33% bớt các triệu chứng chủ quan, có tiến triển đối vơi 58%. Thuốc cũng đồng thời cải thiện các triêïu chứng khác như chóng mặt, đầu đau, tự nó không có tác dụng đối với huyết áp thấp (Trung Dược Học). + Điều trị rối loạn ở động mạch vành: Nghiên cứu dùng nước sắc Cát căn cho thấy thuốc có một số tác dụng đối với chứng đau thắt ngực. Kết quả cho thấy 38%  có cải thiện, 42% có cải thiện điện tâm đồ. Thường các dấu hiệu cải thiện xẩy ra trong khoảng 1 tháng. Hiệu quả không rõ lắm đối với bất cứ trường hợp giảm Cholesterol (Trung Dược Học). + Dùng trong tai mũi họng: Nước sắc Cát căn cho 33 ca điếc đột ngột uống mỗi ngày, kèm uống thêm Vitamin B complex. Kết quả 9 ca khỏi, 6 ca có dấu hiệu tiến triển (Trung Dược Học). + Gĩan động mạch vành: Kết quả thực nghiệm cho thấy, nước sắc Cát căn có tác dụng đối kháng với nội kích tố thùy sau, gây phản ứng thiếu máu cơ tim cấp (‘Nghiên Cứu Thực Nghiệm Và Ứng Dụng lâm Sàng Vị Cát Căn Phòng trị Bệnh Tâm Phế, Bệnh Mạch Vành và Huyết Áp Cao’, Trung Hoa Y Học Tạp Chí 1972, 42 (10): 96-102). + Có tác dụng tăng lượng huyết ở não do làm gĩan mạch não trên súc vật thực nghiệm (Trung Hoa Y Học Tạp Chí 1972, 42 (10): 96-102). + Nước sắc Cát căn có tác dụng thu liễm, tiêu viêm, làm gĩan co thắt của cơ (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). Thành phần hóa học chính: Tinh bột 12 - 15% (rễ tươi) Flavonoid: + Puerarin, Puerarin – Xyloside, Daidzein, Daidzin, b-Sitosterol, Arachidic acid (Trung Dược Học). + Daidzein, Daidzin, Puerarin, 4’-Methoxypuerarin, Daidzein-4’, 7-Diglucoside (Chương Dục Trung, Dược Vật Phân Tích Tạp Chí 1984, 4 (2): 67). + Daidzein-7-(6-O-Malonyl)-Glucoside (Hirakura K và cộng sự, C A 1990, 112: 42557y). + Genistein, Formononetin, Daidzein-8-C-Apiosyl (1-6)-Glucoside), Genistein-8-C-Apiosyl (1-6)-Glucoside), Puerarinxyloside, PG 2, 3’-Hydroxypuerarin PG-1, 3’-Methyoxypuerarin, PG-3 (Kinjio J và cộng sự, Chem Pharm Bull, 1987, 35 (12): 4846). Công năng: Giải cơ, thoát nhiệt, thấu chẩn, sinh tân chỉ khát, thăng tỳ dương để chỉ tả. Công dụng: - Chữa sốt, cảm nóng, khát nước, ban sởi mới phát, giải nhiệt. - Chế tinh bột làm thực phẩm, làm thuốc. Cách dùng, liều lượng: 8 -12g mỗi ngày, dạng thuốc sắc. Có thể chế bột Sắn dây (tinh bột) pha nước uống. Bào chế: Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, ủ mềm, thái lát và phơi khô. Bài thuốc: 1. Chữa cảm mạo: Sốt phiền khát cứng đau gáy, dùng bài: Sài cát giải cơ thang: Sài hồ 4g, Cát căn 8 - 12g, Khương hoạt, Bạch chỉ, Hoàng cầm, Bạch thược mỗi thứ 4 - 8g, Cam thảo 2g, Cát cánh 4 - 8g, Thạch cao 16g, Gừng tươi 3 lát, Đại táo 2 quả sắc nước uống. 2. Chữa chứng nhiệt tả ( Viêm ruột cấp, lî trực khuẩn ) dùng bài: Cát căn hoàng cầm hoàng liên thang: Cát căn 12 - 20g, Hoàng cầm 12g, Hoàng liên 8g, Cam thảo 4g sắc nước uống. 3. Chữa sởi trẻ em lúc mới mọc, mọc không đều, dùng bài: + Thăng ma 6 -10g, Cát căn 8 - 16g, Thược dược 8 -12g, Chích thảo 2 - 4g, sắc nước uống ngày 1 thang. Hoặc dùng bài: + Cát căn thang: Cát căn 12g, Ngưu bàng tử 12g, Kinh giới 8g, Thuyền thoái 4g, Liên kiều 12g, Uất kim 8g, Cát cánh 8g, Cam thảo 4g sắc nước uống. 4. Trị chứng tiểu đường: kết hợp với thuốc tư âm thanh nhiệt, dùng bài: Cát căn 16 - 20g, Mạch môn 12 - 16g, Sa sâm 12g, Ngũ vị tử 6 - 8g, Khổ qua 12g, Thạch hộc 12g, Đơn bì 12g, Thỏ ty tử 12g, Cam thảo 3g sắc nước uống. 5.Chữa Huyết áp cao giai đoạn 1: dùng bài Lục vị hoàn hoặc Kỷ cúc địa hoàng hoàn gia Cát căn 20g, có tác dụng giảm bớt triệu chứng hoa mắt, ù tai, chân tay tê dại, ổn định huyết áp. 6.Trị bệnh mạch vành: do thuốc làm giãn mạch vành mà bớt cơn đau thắt ngực và cải thiện điện tâm đồ. 7.Trị điếc đột ngột mới mắc: do co thắt mạch máu tai trong gây rối loạn thần kinh thính giác. 8. Ngoài ra còn dùng: + Bột sắn dây 5g, Thiên hoa phấn 5g, Hoạt thạch 20g, trộn đều rắc lên vùng nhiều mồ hôi ngứa. + Giã lá sắn dây vắt nước uống, bã đắp ngoài chữa rắn cắn. + Hoa sắn dây giải độc say rượu. 9) cây bướm bạc ( nhìn quen quen) Caulis et Radix Mussaendae Pubescentis. Tên khác: Bươm bướm, Hoa bướm. Tên khoa học: Mussaenda pubescens Ait.f., họ Cà phê (Rubiaceae). Mô tả: Cây nhỏ mọc trườn 1-2m. Cành non có lông mịn. Lá nguyên, mọc đối, màu xanh lục sẫm ở mặt trên, nhạt và đôi khi có lông ở mặt dưới. Lá kèm hình sợi. Cụm hoa xim ngù mọc ở đầu cành. Hoa màu vàng, có lá đài phát triển thành bản màu trắng. Quả hình cầu, rất nhiều hạt nhỏ màu đen, vò ra có chất dính. Ra hoa kết quả vào mùa hè.   Bộ phận dùng: Hoa, rễ, cành lá. Phân bố: Loài của Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Ở nước ta, theo tài liệu của Viện Dược liệu, loài này có gặp ở các tỉnh vùng Tây Bắc. Thành phần hóa học chính: saponin (Mussaendosides D, E and H). Công năng: Thanh nhiệt, giải biểu, khai uất, hoà lý, lương huyết, tiêu viêm. Công dụng: Lợi tiểu, chữa ho, hen, gẫy xương, chữa tê thấp. Cách dùng, liều lượng: - Hoa làm thuốc lợi tiểu, chữa ho, hen, ngày 6-12g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng giã nát đắp lên nơi viêm tấy, gẫy xương. - Rễ làm thuốc giảm đau, chữa tê thấp, ngày dùng 10-20g dưới dạng thuốc sắc, cành, thân lá cũng dùng như rễ ngày 6-12g. Bài thuốc: 1. Phòng ngừa say nắng, dùng Bướm bạc 60-90g, nấu nước uống như trà. 2. Sổ mũi, say nắng: Thân Bướm bạc 12g, lá Ngũ tráo 10g, Bạc hà 3g. Ngâm trong nước sôi mà uống. 3. Giảm niệu: Thân Bướm bạc 30g, dây Kim ngân tươi 60g, Mã đề 30g sắc nước uống. 10)CÂY CHÈ Folium Camelliae. Tên khác: Trà, Trà diệp, Chè hương, Chè tàu. Tên khoa học: Camellia sinensis O. Ktze = Thea chinensis Seem., họ Chè (Theaceae). Cây thường được trồng lấy lá tươi sắc nước uống hoặc chế biến theo những quy trình nhất định thành trà để pha nước uống. Mô tả: Cây nhỡ thường xanh, cao 1-6m. Lá mọc so le, hình trái xoan, dài 4-10cm, rộng 2-2,5cm, nhọn gốc, nhọn tù có mũi ở đỉnh, phiến lá lúc non có lông mịn, khi già thì dày, bóng, mép khía răng cưa rất đều. Hoa to, với 5-6 cánh hoa màu trắng, mọc riêng lẻ ở nách lá, có mùi thơm; nhiều nhị. Quả nang thường có 3 van, chứa mỗi ở một hạt gần tròn, đôi khi nhăn nheo. Bộ phận dùng: Cành, lá. Phân bố: Gốc ở Bắc Ấn Độ và Nam Trung Quốc, được truyền sang Mianma, Thái Lan, Việt Nam. Chè được trồng khắp nơi ở nước ta, tập trung nhiều ở Vĩnh Phú, Hà Giang, Bắc Thái, Quảng Nam - Đà Nẵng cho tới Đắc Lắc, Lâm Đồng. Cây ưa khí hậu ẩm, đất chua và cần được che bóng ở một mức độ nhất độ nhất định để đảm bảo hương thơm. Thu hái: Thường ta bẻ cả cành lá nấu nước uống gọi là chè xanh, hoặc hái búp và lá non sao, vò rồi sao để làm chè hương pha nước uống gọi là trà. Lại còn có cách để cho lên men mới phơi sấy khô làm chè mạn hay chế thành chè đen. Hoa tháng 9-10; quả tháng 11-3. Tác dụng dược lý: Chè đã được sử dụng hơn 2000 năm trước Công nguyên. Do có cafein và theophyllin, chè là một chất kích thích não, tim và hô hấp. Nó tăng cường sức làm việc trí óc và của cơ, làm tăng hô hấp, tăng cường và điều hoà nhịp đập của tim. Nó cũng lợi tiểu, làm dễ tiêu hoá. Sự có mặt của các dẫn xuất polyphenolic làm cho tác dụng của chè đỡ hại hơn hơn và kéo dài hơn là cafein. Các flavonol và polyphenol làm cho chè có tính chất của vitamin P. Tuy vậy, nếu sử dụng kéo dài với liều cao, chè có thể gây nhiễm độc mạn tính, biểu hiện bởi sự mất ngủ, sự gầy yếu, mất cảm giác ngon miệng, có rối loạn thần kinh. Thành phần hoá học: Trong lá chè có tinh dầu, các dẫn xuất polyphenolic (flavonoid, catechol, tanin) các alcaloid cafein, theophyllin, theobromin, xanthin. Còn có các vitamin C, B1, B2, B3 và các men. Công năng: Thanh nhiệt giải khát, tiêu cơm, lợi tiểu, định thần, làm cho đầu não được thư thái, da thịt mát mẻ, khỏi chóng mặt xây xẩm, bớt mụn nhọt, và cầm tả lỵ Công dụng: Thường được dùng trong các trường hợp: Tâm thần mệt mỏi, ngủ nhiều; đau đầu, mắt mờ; sốt khát nước; tiểu tiện không lợi; ngộ độc rượu. Dùng ngoài, nấu nước rửa vết bỏng hay lở loét thì chóng ra da và lên da non. Cách dùng, liều lượng: Pha nước đặc để uống hoặc thụt. Bài thuốc: 1. Chữa phù thũng, dùng Chè tươi 300g nấu nước uống, mỗi ngày 2-3 lít; uống luôn 3-4 ngày sẽ kiến hiệu. 2. Chữa ỉa chảy hay đi lỵ, dùng búp chè, búp ổi, mỗi thứ một nắm, sao vàng sắc uống, hoặc nhai một nắm trà hương khô mốc. 3. Chữa bị bỏng, nấu nước chè đặc giội vào vết bỏng và rửa sạch, rồi lấy lòng trắng trứng gà phết vào sẽ chóng lành. 11 CÂY CHÓ ĐẺ RĂNG CƯA (lá giống cây me) Herba Phylanthi Tên khác: Diệp hạ châu Tên khoa học: Phyllanthus urinaria L., họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Mô tả: Cây thảo sống hàng năm hoặc sống dai. Thân cứng màu hồng, lá thuôn hay hình bầu dục ngược, cuống rất ngắn. Lá kèm hình tam giác nhọn. Cụm hoa đực mọc ở nách gần phía ngọn, hoa có cuống rất ngắn hoặc không có, đài 6 hình bầu dục ngược, đĩa mật có 6 tuyến, nhị 3 chỉ nhị rất ngắn, dính nhau ở gốc. Hoa cái mọc đơn độc ở phía dưới các cành, dài 6 hình bầu dục mũi mác, đĩa mật hình vòng phân thùy, các vòi nhụy rất ngắn xẻ đôi thành 2 nhánh uốn cong, bầu hình trứng. Quả nang không có cuống, hạt hình 3 cạnh.Cây mọc hoang ở khắp nơi, trong nước cũng như ở các nơi trong các vùng nhiệt đới. Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất (Herba Phylanthi). Phân bố: Cây mọc hoang khắp nơi ở nước ta. Thu hái: vào mùa hè, rửa sạch phơi nắng gần khô, đem phơi trong râm rồi cất dùng. Tác dụng dược lý: Điều trị viêm gan: Tại Việt Nam, khá nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng điều trị viêm gan của Diệp hạ châu đã được tiến hành, chẳng hạn: nhóm nghiên cứu của Lê Võ Định Tường (Học Viện Quân Y - 1990 - 1996) đã thành công với chế phẩm Hepamarin từ Phyllanthus amarus; nhóm nghiên cứu của Trần Danh Việt, Nguyễn Thượng Dong (Viện Dược Liệu) với bột Phyllanthin (2001). Tác dụng trên hệ thống miễn dịch: Vào năm 1992, các nhà khoa học Nhật Bản cũng đã khám phá tác dụng ức chế sự phát triển HIV-1 của cao lỏng Phyllanthus niruri thông qua sự kìm hãm quá trình nhân lên của virus HIV. Năm 1996, Viện nghiên cứu Dược học Bristol Myezs Squibb cũng đã chiết xuất từ Diệp hạ châu được một hoạt chất có tác dụng này và đặt tên là “Nuruside”. Tác dụng giải độc: Người Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc dùng Diệp hạ châu để trị các chứng mụn nhọt, lở loét, đinh râu, rắn cắn, giun. Nhân dân Java, Ấn Độ dùng để chữa bệnh lậu. Theo kinh nghiệm dân gian Malaysia, Diệp hạ châu có thể dùng để trị các chứng viêm da, viêm đường tiết niệu, giang mai, viêm âm đạo,... Công trình nghiên cứu tại Viện Dược liệu - Việt Nam (1987 - 2000) cho thấy khi dùng liều 10 - 50g/kg, Diệp hạ châu có tác dụng chống viêm cấp trên chuột thí nghiệm. Điều trị các bệnh đường tiêu hóa: Cây thuốc có khả năng kích thích ăn ngon, kích thích trung tiện. Người Ấn Độ dùng để chữa các bệnh viêm gan, vàng da, kiết lỵ, táo bón, thương hàn, viêm đại tràng. Nhân dân vùng Haiti, Java dùng cây thuốc này trị chứng đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa,.. Bệnh đường hô hấp: Người Ấn Độ sử dụng Diệp hạ châu để trị ho, viêm phế quản, hen phế quản, lao,. .. Tác dụng giảm đau: Kenneth Jones và các nhà nghiên cứu Brazil đã khám phá tác dụng giảm đau mạnh và bền vững của một vài loại Phyllanthus, trong đó có cây Diệp hạ châu - Phyllanthus niruri. Tác dụng giảm đau của Diệp hạ châu mạnh hơn indomethacin gấp 4 lần và mạnh hơn 3 lần so với morphin. Tác dụng này được chứng minh là do sự hiện diện của acid gallic, ester ethyl và hỗn hợp steroid (beta sitosterol và stigmasterol) có trong Diệp hạ châu. Tác dụng lợi tiểu: Y học cổ truyền một số nước đã sử dụng Diệp hạ châu làm thuốc lợi tiểu, trị phù thũng. Ở Việt Nam, Diệp hạ châu được dùng sớm nhất tại Viện Đông y Hà Nội (1967) trong điều trị xơ gan cổ trướng. Một nghiên cứu của trường Đại học Dược Santa Catarina (Brazil-1984) đã phát hiện một alkaloid của Diệp hạ châu (phyllan thoside) có tác dụng chống co thắt cơ vân và cơ trơn, các nhà khoa học đã nhờ vào điều này để giải thích hiệu quả điều trị sỏi thận, sỏi mật của cây thuốc. Điều trị tiểu đường: Tác dụng giảm đường huyết của Diệp hạ châu (Phyllanthus niruri) đã được kết luận vào năm 1995, đường huyết đã giảm một cách đáng kể trên những bệnh nhân tiểu đường khi cho uống thuốc này trong 10 ngày. Thành phần hoá học: flavonoid, alcaloid phyllanthin và các hợp chất hypophyllanthin, niranthin, phylteralin. Công năng: Thanh can, minh mục, thấm thấp, lợi tiểu. Công dụng: trẻ con cam tích, phù thủng do viêm thận, nhiễm trùng đường tiểu, sỏi bàng quang, viêm ruột, tiêu chảy, họng sưng đau. Cách dùng, liều lượng: Lợi tiểu, chữa phù thũng. Chữa đinh râu, mụn nhọt (giã nát với muối để đắp). Chữa viêm gan virut B. Ngày uống 20-40g cây tươi, có thể sao khô, sắc đặc để uống. Dùng ngoài không kể liều lượng. Bài thuốc: + Chữa suy gan do nghiện rượu, ứ mật: Diệp hạ châu : 10g, Cam thảo đất : 20g Cách dùng : Sắc uống thay nước hàng ngày. + Chữa viêm gan do virus B: Diệp hạ châu đắng: 100g Nghệ vàng : 5g. Cách dùng : Sắc nước 3 lần. Lần đầu 3 chén, sắc còn 1 chén. Lần 2 và 3 đổ vào 2 chén nước với 50g đường, sắc còn nửa chén. Chia làm 4 lần, uống trong ngày. Ghi chú: Cây chó đẻ thân xanh (Diệp hạ châu đắng - Phyllanthus amarus Schum et Thonn.) cũng được dùng với cùng công dụng. - Chế phẩm Hepaphil lọ 100 viên nang XNDPTƯ 25 chữa viêm gan virut B. 12 )CÂY CHỔI XỂ ( sau hòn đá Ấp nhiều vô kể) Herba Baeckeae Tên khác: Chổi sể, Thanh cao, Cây chổi trện. Tên khoa học: Baeckea frutescens L., họ Sim (Myrtaceae). Mô tả: Cây bụi, phân nhánh nhiều, cao 50 - 150cm. Lá mọc đối, hình dải hay hình dùi dạng dải, dài 5 - 8mm, rộng 0,4 - 0,6mm, đầu nhọn, không lông, có tuyến mờ nâu, cuống rất ngắn. Hoa mọc đơn độc ở nách lá, lưỡng tính, màu vàng trắng, đường kính cỡ 2 - 3mm; cuống hoa cỡ 1mm, mang ở giữa 2 lá bắc rất nhỏ, sớm rụng. Đài hoa hình ống, dài cỡ 1mm, chia 5 thùy hình tam giác, tồn tại; cánh hoa 5, gần tròn, dài cỡ 4mm; nhị 10, ít khi 8, ngắn hơn cánh hoa; bầu ha,̣ 3 ô, mỗi ô chứa 2 noãn. Quả nang nhỏ, dài cỡ 1mm, mở theo đường rách ngang; hạt có cạnh. Bộ phận dùng: Lá, phần trên mặt đất. Phân bố: Cây mọc rất nhiều trên các đồi khô miền Trung Du, từ Hà Bắc, Quảng Ninh, Bắc Thái, Vĩnh Phú đến Thừa Thiên - Huế, Quang Nam - Ðà Nẵng, Phú Yên, thường mọc chung với Sim, Mua, Tràm, có khi mọc thành rừng. Thu hái: Cây lúc đang có hoa, phơi hoặc sấy khô. Có thể cắt lấy tinh dầu mà dùng. Thành phần hóa học: Toàn cây chứa tinh dầu màu vàng nhạt, thơm gần như dầu khuynh diệp với tỷ lệ 0,5-0,7%. Ở nước ta, tinh dầu Chổi chứa 35% a- thuyon và a- pinen, 4% limonen, 15% cineol, 11% ylangen. Tuỳ xuất xứ mà thành phần có thể khác nhau. Công năng: Tán phong hàn, khai khiếu, giúp tiêu hoá, thông huyết mạch, sát khuẩn. Công dụng: Thân, cành dùng làm chổi và cất dầu thơm để dùng trong y dược. Người ta thường dùng cây đốt xông khói hoặc nấu nước xông chữa cảm cúm, nhức đầu, đau bụng, vàng da, sởi. Còn dùng chữa chảy máu cam, lở ngứa, kém tiêu, ỉa ra máu và kinh nguyệt không đều. Rượu chổi dùng xoa bóp chữa thấp khớp. Hoa chổi dùng làm thuốc điều kinh và ăn uống kém tiêu. Cách dùng, liều lượng: Sắc lá và hoa làm nước uống (6-8g). Đốt cây khô để xông, dùng tinh dầu xoa bóp. Bài thuốc: 1. Chữa phong thấp đau xương, đau bụng lạnh dạ, nôn, ỉa, dùng cành và hoa lá Chổi 20-40g sắc uống. Ngoài dùng dầu Chổi xoa bóp hoặc dùng cành lá Chổi để đốt xông hơi. 2. Chữa chân thũng sưng hay lở ngứa; nấu nước cây Chổi để ngâm rửa. 3. Chữa kinh bế hay chậm thấy kinh, dùng hoa Chổi, lá Móng tay, mỗi vị 40g; Nghệ đen; Ngải máu, mỗi vị 10-20g sắc uống. Cấm dùng cho người có thai. 13)CÂY CỐI XAY Herba Abutili indici Tên khác: Nhĩ hương thảo (磨盘草), Kim hoa thảo. Tên khoa học: Abutilon indicum (L.) Sweet, họ Bông (Malvaceae). Mô tả: Cây: Cây nhỏ sống hàng năm hay lâu năm, mọc thành bụi, cao 1-2m, có lông mềm trên toàn thân và các bộ phận của cây. Lá mọc so le, hình tim, mép khía răng. Hoa vàng, mọc ở nách lá, có cuống dài bằng cuống lá. Quả gồm tới 20 lá noãn dính nhau nom như cái cối xay lúa. Hạt hình thận, nhẵn, màu đen nhạt. Mùa hoa quả tháng 2-6. Dược liệu: gồm các đoạn thân, cành, lá, hoa, quả. Tất cả các bộ phận đều có lông. Thân lớn đường kính khoảng 1,2 cm, được cắt vát dài 1 - 1,5 cm. Thân nhỏ và cành thường được cắt thành đoạn dài 3 - 4 cm. Vỏ thân có vân nhăn nheo dạng lưới, màu nâu xám nhạt hay lục xám, vỏ cành thường nhẵn. Lá khô bị nhăn nheo, nhàu nát, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới nhạt hơn, nếu ngâm nước rồi rải trên một mặt phẳng sẽ thấy lá mỏng mềm, hình tim, đầu nhọn, dài rộng khoảng 5 - 10 cm. Hoa màu vàng, có cuống, mọc đơn độc ở nách lá. Quả hình cầu cụt đầu giống thớt cối xay, đường kính 1,5 - 2 cm, có khoảng 20 phân quả, mỗi phân quả có một vỏ nhọn như gai, có lông dày, chứa 3 hạt màu đen nhạt, hình thận. Phân bố: Cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi trong nước ta. Thu hái: Vào mùa hạ, đem về, giũ sạch bụi, cắt thành những đoạn theo kích thước quy định, phơi hoặc sấy khô. Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất (Herba Abutili indici), rễ, hạt. Thành phần hóa học: Lá chứa nhiều chất nhầy và asparagin. Cây chứa tinh dầu với các thành phần là b-pinen, caryophyllen oxyd, cineol, geraniol, geranyl acetat, alemen, eudesmol, farnesol, borneol. Hạt chứa raffinose 1,6% và dầu nửa khô 4,21% gồm chủ yếu là glycerid của các acid linoleic, oleic, palmitic, stearic. Rễ chứa dầu béo, b- sitosterol, b-amyrin và một alcaloid chưa xác định. Công năng: Giải biểu nhiệt, hoạt huyết, lợi tiểu. Công dụng: Cảm mạo phong nhiệt, sốt cao, đau đầu, tai ù, điếc, sốt vàng da, tiểu tiện vàng đỏ, đái rắt buốt, phù thũng, lở ngứa, dị ứng. Cách dùng, liều lượng: Sắc uống hoặc giã nát đắp mụn nhọt. Lá ngày dùng 8 - 20g, hạt 2 - 4g, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác. Bài thuốc: 1. Đau tai, tật điếc: Cối xay 60g hoặc 20-30g quả, nấu với thịt lợn mà ăn. Đối với tật điếc, dùng rễ Cối xay, Mộc hương, Vọng giang nam, mỗi vị 60g, nấu với đuôi lợn mà ăn. 2. Sau khi đẻ phù thũng: Lá Cối xay 30g, ích mẫu 20g sắc uống. 3. Kiết lỵ hay mắt cá màng mộng: Quả Cối xay, hoa Mào gà mỗi vị 30g, sắc uống. Ghi chú: Người có thận hư hàn, tiểu tiện nhiều và trong, ỉa chảy không nên dùng. Phụ nữ có thai dùng phải cẩn thận. Cây Ngũ sắc 14)CÂY CỨT LỢN Tên khác: Cây ngũ sắc, Cây ngũ vị, Cỏ hôi Tên khoa học: Ageratum conyzoides L., họ Cúc (Asteraceae). Mô tả: Cây thảo mọc hằng năm, cao chừng 25 - 50cm. Lá mọc đối, hình trứng, mép có răng cưa tròn. Toàn thân và lá đều có lông. Hoa nhỏ, màu tím hay xanh trắng, xếp thành đầu; các đầu này lại tập hợp thành ngù. Quả bế có ba sống dọc, màu đen. Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất. Phân bố: Cây mọc hoang khắp nơi. Thành phần hoá học: Tinh dầu 0,16%, hoa có tinh dầu 0,2%, trong tinh dầu hoa và lá đều có Cadinen, Caryophyllen, Geratocromen, Demetoxygeratocromen và một số thành phần khác Alcaloid, saponin. Công năng: Thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, cầm máu, trừ sỏi. Công dụng: Chữa các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, viêm họng, viêm dạ dày, đau bụng, sỏi thận, sỏi bàng quang, hỗ trợ điều trị ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày. Ngoài ra, cây cứt lợn còn giúp chữa eczema, chốc đầu, viêm xoang mũi, dị ứng cấp, rong huyết sau khi sinh... Dân gian cũng thường dùng cây này nấu với bồ kết để gội đầu. Cách dùng, liều dùng: - Chữa viêm xoang mũi dị ứng: cây tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước tẩm vào bông, dùng bông nhét vào lỗ mũi. - Chữa bệnh phụ nữ (bị rong huyết sau khi sinh nở): 30-50g cây tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống trong ngày. - Phối hợp với nước bồ kết để gội đầu. Bài thuốc: - Viêm họng: Cây cứt lợn 20 g, kim ngân hoa 20 g, lá giẻ quạt 6 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần. - Viêm đường hô hấp: Cây cứt lợn 20 g, lá bồng bồng 12 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần. - Sỏi tiết niệu: Cỏ cứt lợn 20 g, kim tiền thảo 16 g, râu ngô 12 g, mã đề 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần. - Phụ nữ đẻ xong chảy máu không ngừng: Cây cứt lợn 30-50 g, vò nát, vắt lấy nước uống liên tục trong 3-4 ngày. - Eczema, chốc đầu: Cây cứt lợn lượng vừa phải, nấu nước rửa tổn thương, ngày 1-2 lần. - Viêm xoang: Cây cứt lợn 30 g, kim ngân hoa 20 g, ké đầu ngựa 12 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần. - Ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày: Cây cứt lợn 20 g, cỏ nhọ nồi, kim nữu khấu, dạ hương ngưu mỗi thứ 30 g, giã nát, thêm nước cây ma phong 15 ml, uống sau bữa ăn 1-2 lần. Ghi chú: Tránh nhầm với cây Ngũ sắc (Lantana camara L.) và cây Cỏ lào (Eupatorium odoratum L. - cũng được gọi là cây Cứt lợn, Cỏ hôi). Cây gạo 15)CÂY GẠO Flos, Radix, Cortex et Resina Bombacis. Tên khác: Mộc miên. Tên khoa học: Bombax malabaricum DC. = Gossampinus malabarica (DC.) Merr. = Bombax heptaphylla Cav., họ Gạo (Bombacaceae). Mô tả: Cây to, cao đến 15m. Thân có gai và có bạnh vè ở gốc. Lá kép chân vịt, mọc so le. Hoa màu đỏ mọc thành chùm, nở trước khi cây ra lá. Quả nang to. Hạt có nhiều lông như sợi bông trắng dài. Ra hoa tháng 3, có quả tháng 5. Bộ phận dùng: Hoa, rễ, vỏ, nhựa. Phân bố: Cây mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta. Thu hái: Thu hái hoa vào mùa xuân; thu hái rễ vào mùa xuân hay mùa thu, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô thu hái vỏ vào mùa hè-thu. Thành phần hoá học: Hoa chứa nhiều acid amin, pectin tanin, đường, nhiều nguyên tố vi lượng. Nhựa chứa acid catechutannic. Hạt chứa 22,3% dầu béo khô với 0,5% stearin. Rễ của cây non có chứa protein 1,2%, chất béo 0,9%, phosphatid (cephaclin) 0,6% semul đỏ 0,5% tanin 0,4% arabinose và galactose 8,2% chất có pectin 6,9% và tro 71,2%. Chất nhầy trong vỏ biểu hiện của một ester salicophosphoric của manogalactan. Công năng: Hoa có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu. Vỏ có vị đắng, tính mát; có tác dụng lợi tiểu, tiêu sưng, gây nôn. Rễ đắng, mát, có tác dụng kích thích, bổ, cũng gây nôn và giảm đau. Nhựa kích dục, làm nhầy, cầm máu, làm săn da, bổ và gây khát. Công dụng: Hoa được dùng trị viêm ruột, lỵ. Cũng dùng như trà uống vào mùa hè. Nước hoa gạo được xem như một dung dịch bổ âm, dùng chữa thiếu máu suy nhược hoặc do các nguyên nhân khác (rong kinh, đa kinh, chảy máu dạ dày - tá tràng, mất máu sau mổ vết thương, sỏi thận mà tuỷ xương bình thường) và do cả trường hợp suy tuỷ. Vỏ dùng trị thấp khớp, đụng giập gãy xương, bọc máu. Cũng dùng cầm máu trong các chứng băng huyết, (phối hợp với rễ non và hạt cây tươi). Rễ dùng chữa đau thượng vị, viêm hạch bạch huyết dạng lao và làm thuốc lợi tiểu. Gôm của cây Gạo cho vào nước chữa bệnh lậu. Nhựa dùng chữa lỵ ỉa chảy và rong kinh. Ðĩa mật trong hoa dùng lợi tiểu và tẩy. Ở Ấn Độ, người ta dùng rễ làm thuốc kích dục cho trường hợp bất lực và dùng hoa, quả trị rắn cắn. Cách dùng, liều lượng: Vỏ tươi giã nát bó vào nơi gãy, vỏ khô sắc uống ngày 15-20g làm thuốc cầm máu, thông tiểu. Hoa sao vàng, sắc uống ngày 20-30g chữa ỉa chảy, kiết lỵ. Bài thuốc: 1. Lỵ: Hoa gạo, Kim ngân, Cỏ sẹo gà, mỗi vị 15g. Ðun sôi lấy nước uống. 2. Ðau vùng thượng vị: Rễ hay vỏ gạo 30g, rễ Hoàng lức 6g. Ðun sôi uống. 2. Bó gãy xương: Vỏ cây tươi giã đắp. 3. Sưng tấy, đơn độc, quai bị, viêm dạ dày. Vỏ Gạo tươi (bỏ lớp ngoài) thái miếng 30-40g sắc uống. 16)CÂY MÙI Fructus Coriandri Tên khác: Hồ tuy, Nguyên tuy. Tên khoa học: Coriandrum sativum  L., họ Cần (Apiaceae). Mô tả: Dạng thảo nhỏ mọc hằng năm, cao 20 đến 60 cm hay hơn, nhẵn, thân mảnh, lá bóng màu lục tươi; các lá ở dưới chia thành phiến hình trái xoan, có răng; các lá ở trên chia thành tua rất nhiều. Cụm hoa tán kép. Hoa màu trắng, ít khi màu hồng. Quả hình cầu màu vàng sẫm. Bộ phận dùng: Quả (Fructus Coriandri) Phân bố: Cây được trồng khắp nơi làm rau, gia vị và làm thuốc. Thành phần hoá học: Quả mùi có tinh dầu (0,3 - 1,0% ), chất béo (13 - 20%), protein (16 - 18%), chất xơ (38%). Thành phần chủ yếu của tinh dầu là Linalol quay phải (70-90), còn gọi là Coriandrol. 5% D-pinen, limonen, tecpinen, mycxen, phelandren, một ít geraniol và bocneol. Trong lá thân cũng chứa trên dưới 1% tinh dầu. Công dụng: Thúc đậu sởi mọc, làm thuốc giúp tiêu hoá. Cách dùng, liều lượng: Lấy khoảng 50g quả giã nát, hoà vào một ít nước, vẩy lên người. Uống trong 4 - 8g/ngày. Bài thuốc: 1.Chữa bệnh sởi trẻ em: Chủ yếu lúc sởi mới mọc, sởi mọc không đều, hoặc sốt kéo dài mà sởi chưa mọc hoặc mọc quá ít, dùng cây rau mùi có tác dụng thúc sởi mọc nhanh và đều, tăng tuần hoàn ngoại vi làm cho độc sởi được phát ra ngoài, trạng thái nhiễm độc được giảm nhẹ. -Dùng ngoài: Hạt rau mùi tươi ( hoặc cả thân lá) 100 - 150g sắc nước sôi độ 5 phút, giã nát để sắc (không sắc lâu) đem xoa ấn vào tay chân và thân mình trẻ ( theo thứ tự lưng trước bụng sau, trên trước dưới sau) không để trẻ bị lạnh. Hoặc dùng Hạt mùi 80g tán nhỏ trộn với rượu 100ml và nước 100ml đun sôi lọc bỏ bã phun vào người bệnh nhi trừ mặt ( để nước thuốc hơi ấm mà dùng). -Uống trong: Hạt mùi 12g sắc nuớc uống ấm trong ngày 1 - 2 lần. 2.Trị rối loạn tiêu hóa bụng đầy đau do thực tích: Dùng bài: Hồ tuy 8g, Đinh hương 4g, Quất bì 4g, Hoàng liên 4g, sắc nước uống. 3.Kinh nghiệm trị những chứng khác: -Phụ nữ sau đẻ cạn sữa: Quả mùi 6g, nước 100ml, đun sôi 15 phút chia 2 lần uống trong ngày. -Trị da mặt có những nốt đen: Quả mùi sắc nước rửa luôn, nốt đen sẽ mất dần. -Trị lòi dom: Quả mùi đốt hun khói xông hâïu môn. -Trị lãi kim: Hạt mùi tán mịn trộn với bột trứng gà luộc chín và dầu mè liên tục 3 ngày, mỗi ngày một lần trước lúc ngủ. -Trị buồn nôn ợ hơi: dùng hạt Hồ tuy, hạt củ cải, mỗi thứ 40g, tán bột mịn trộn lẫn, mỗi lần uống 4 - 8g, ngày 2 lần. -Phòng bệnh sởi: sắc nước rau mùi cho trẻ uống trong thời gian có tiếp xúc với trẻ mắc bệnh sởi trong 7 - 10 ngày. Ghi chú: Không dùng thuốc lúc sởi đã mọc đều, thời kỳ toàn phát và hồi phục của bệnh sởi. Không dùng đối với bệnh nhiễm mồ hôi ra nhiều, cơ thể suy nhược, bệnh nhân có lóet dạ dày không dùng uống trong. 17)CÂY SỮA Cortex Alstoniae Tên khác: Vỏ sữa, Mùi cua, Mò cua. Tên khoa học: Alstonia scholaris (L.) R.Br., họ Trúc đào (Apocynaceae). Mô tả: Cây sữa là một loại cây to, có thể cao từ 15-30m. Cành mọc vòng, lá cũng mọc vòng, phiến lá hình bầu dục dài, đầu tù hoặc hơi nhọn, đáy lá hình nêm, mặt trên bóng, mặt dưới mờ, phiến cứng dài 8-22cm, rộng 5,5-6,5cm. Gân song song và mau. Hoa nhỏ, màu trắng xám, mọc thành xim tán. Quả gồm hai đại dài 25-50cm, gầy, mọc thõng xuống, màu nâu, có gân dọc. Hạt nhiều, nhỏ dẹt, hai đầu tròn hoặc cụt, dài 7mm, rộng 2,5mm, trên mặt có lông màu nâu nhạt. Mùa hoa nở từ tháng 8 đến tháng 12. Toàn cây có chất nhựa mủ trắng, khi khô giống như chất cao su. Bộ phận dùng: Vỏ thân đã cạo bỏ lớp bần phơi hay sấy khô của cây Sữa (Alstonia scholaris (L.) R.Br.) Phân bố: Cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi trong nước ta. Thu hái: Vỏ hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa xuân, hạ. Hái về phơi hoặc sấy khô để dành. Hiệu suất thấp. Một cây 25 năm cho chừng 19kg vỏ khô. Tác dụng dược lý: Năm 1906, Bacon đã nghiên cứu tác dụng dược lý của những alcaloid chiết từ vỏ cây sữa và kết luận rằng tác dụng gần giống như chất quinin. Năm 1926, José K. Santos (Philipin) có nghiên cứu kỹ hơn và công bố kết quả nghiên cứu trong báo khoa học ở Philippin (Philipin J Sci., 3:31). Thành phần hoá học: Alcaloid. Công năng: Thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng, chỉ thống, bình suyễn, chỉ khái, phát hãn, dùng ngoài cầm máu. Công dụng: Làm thuốc bổ, chữa sốt, điều kinh, chữa lỵ. Cách dùng, liều lượng: Ngày uống 1-3g bột vỏ phơi khô dạng thuốc sắc hoặc cao lỏng. Có thể dùng dưới dạng rượu thuốc. Bài thuốc: 1. Bột vỏ cây sữa phơi khô hoặc sấy khô rồi tán nhỏ, ngày uống 0,2-0,3g. Có thể ngâm rượu uống như sau: 2. Rượu vỏ cây sữa: Vỏ cây sữa tán nhỏ 75g, rượu uống (35-400) 500ml, đậy kỹ, ngâm trong 7 ngày, thỉnh thoảng lắc đều. Sau đó lọc và thêm rượu vào cho đủ 500ml. Ngày uống 4-8g rượu này. Uống 15 phút trước 2 bữa ăn chính. 3. Cao lỏng vỏ cây sữa: Chế bằng cồn 600 theo phương pháp chế cao lỏng. Hoặc có thể ngâm bột vỏ sữa với cồn 600 trong 7 ngày. Thỉnh thoảng lắc, lọc và thêm cồn 600 cho bằng trọng lượng của vỏ. Ví dụ ngâm 1kg vỏ thì sẽ được 1 lít cao lỏng. Cao lỏng này dùng với liều 0,5-1,5g mỗi ngày. Nhiều nhất chỉ uống 2g/lần và 6g trong 1 ngày. Cây Thuốc bỏng 18)CÂY THUỐC BỎNG ( nhà có) Tên khác: Cây sống đời, Diệp sinh căn, Thuốc bỏng, trường sinh, đả bất tử, tầu púa sung (Dao). Tên khoa học: Kalanchoe pinata (Lam.) Pers., họ Thuốc bỏng (Crassulaceae). Mô tả: Cây cỏ, sống lâu năm, cao 40 - 60cm. Thân tròn, nhẵn, có đốm tía. Lá mọc đối, nguyên hoặc xẻ 3 thùy, ít khi 5 - 7. Phiến lá dày, mọng nước, có răng cưa tròn ở mép. Hoa mọc thõng xuống, màu đỏ hoặc vàng cam tụ tập thành xim trên một cán dài ở ngọn thân. Quả gồm 4 đại. Bộ phận dùng: Lá Phân bố: Mọc hoang và được trồng làm cảnh ở nhiều nơi nước ta. Thành phần hoá học: Acid hữu cơ : citric, isocitric, malic., flavonoid và một số hợp chất phenolic khác. Công năng: Tiêu thũng, giảm đau, sinh cơ. Công dụng: Kháng khuẩn, tiêu viêm. Dùng chữa bỏng, vết thương, lở loét, viêm tấy, đau mắt sưng đỏ, chảy máu, dùng làm thuốc giải độc. Cách dùng, liều dùng: Dùng trong, ngày 20 - 40g giã tươi, thêm nước và gạn uống. Dùng ngoài, lấy lá tươi giã nhỏ, đắp hoặc chế thành dạng thuốc mỡ để bôi. Bài thuốc : - Chữa chấn thương do té ngã, đánh đập; bỏng do lửa hay nước sôi và bỏng do nóng: dùng lá sống đời tươi giã nhuyễn đắp lên. - Viêm họng: ăn 10 lá sống đời, chia làm 10 lần trong ngày (sáng 4 lá, chiều 4 lá, tối 2 lá), nên nhai ngậm và nuốt cả bã, dùng khoảng 3 ngày. - Chữa viêm loét dạ dày, viêm ruột, trĩ nội đi ngoài ra máu: lấy một nắm lá tươi (50g), vò lấy nước uống hoặc sắc uống. - Mất sữa: sáng và chiều mỗi lần ăn 8 lá sống đời; người mất ngủ dùng đơn này, thì giấc ngủ sẽ đến sớm. - Chữa kiết lỵ và bệnh trĩ: lá sống đời, rau sam mỗi thứ 20g nhai nuốt nước hay sắc uống; hoặc mỗi ngày ăn 20 lá sống đời (sáng 8 lá, chiều 8 lá, tối 4 lá), ăn khoảng 5 ngày. - Giải rượu: khi say rượu ăn 10 lá sống đời, khoảng 10 phút có tác dụng giải rượu. - Chữa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docmot_so_vi_thuoc_quanh_ta_ma_ai_cung_biet_3132.doc
Tài liệu liên quan