Một số ý kiến đề xuất nhằm tiết kiệm chi phí kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm

Trong nền kinh tế thị trường ở nước ta, cùng với sự hoạt động kinh doanh của nhiều thành phần kinh tế, chính sách mở cửa của nền kinh tế đã khơi đậy tiềm năng và sức sáng tạo của các doanh nghiệp trong nước, đưa thị trường trong nước tiếp cận với thị trường khu vực và thế giới đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng đổi mới và vươn lên, không bao giờ được phép thoả mãn với kết quả đã đạt được, thực sự năng động tự chủ và sáng tạo trong kinh doanh đảm bảo kinh doanh có lãi, phát triển rộng về quy mô, tăng về chiều sâu, tạo nên vị thế vững chắc của doanh nghiệp trên thị trường. Cùng với các biện pháp phát triển doanh nghiệp, công ty phải luôn hoàn thiện các hoạt động kinh doanh diễn ra trong doanh nghiệp, thúc đẩy việc kinh doanh có hiệu quả cao thu được lợi nhuận tối đa. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận nhưng trong đó nhân tố cơ bản tác động đến lợi nhuận của công ty đó là chỉ tiêu chi phí kinh doanh. Tiết kiệm chi phí kinh doanh là biện pháp quan trọng trong việc tăng lợi nhuận của công ty và là cơ sở để hạ giá thành sản phẩm. Trên cơ sở những kiến thức đã được trang bị ở trường và tình hình thực tế về công tác quản lý chi phí, đặc điểm tổ chức quản lý kinh doanh tại công ty Dệt vải Công Nghiệp Hà Nội, em xin đưa ra một số ý kiến về vấn đề tiết kiệm chi phí kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại công ty.

doc91 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1182 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số ý kiến đề xuất nhằm tiết kiệm chi phí kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2... ở xí nghiệp vải bạt : là các loại sợi đơn, sợi Pe được cung cấp từ các công ty trong và ngoài nước. ở xí nghiệp vải không dệt : là các loại bông, sợi dùng dệt thảm. ở xí nghiệp may : là các loại vải. Nguyên vật liệu phụ trực tiếp là những loại nhiên liệu động lực khi tham gia vào quá trình sản xuất không cấu thành thực thể chính của sản phẩm mà có thể kết hợp với nguyên vật liệu chính làm thay đổi hình dáng bên ngoài của sản phẩm hoặc tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm được thực hiện bình thường chẳng hạn như : xăng, dầu, các hợp chất hoá học... ở xí nghiệp vải mành : là các hợp chất hoá học, dầu vít, trục mành. ở xí nghiệp vải bạt : gồm thoi và tay đập cứng. ở xí nghiệp vải không dệt : là các hợp chất hoá học, thảm, cúc. ở xí nghiệp may : là chỉ may, cúc nhãn, mex. Công ty sử dụng giá thành thực tế để phản ánh và theo dõi các nghiệp vụ về nguyên vật liệu nhập kho và nguyên vật liệu xuất kho dùng cho hoạt động sản xuất. Để tính giá trị nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng, công ty sử dụng phương pháp đơn giá bình quân gia quyền : Giá thực tế vật liệu dụng cụ xuất kho = Số lượng vật liệu công cụ dụng cụ xuất kho * Đơn giá xuất kho bình quân Trong đó : Đơn giá xuất kho bình quân = Trị giá thực tế tồn đầu kỳ * Trị giá thực tế nhập trong kỳ Số lượng tồn đầu kỳ Số lượng nhập trong kỳ Căn cứ vào kế hoạch sản xuất của từng loại vải, định mức sử dụng nguyên vật liệu chính cho một đơn vị sản lượng đối với từng loại vải phòng khoa học công nghệ, phòng sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu tiến hành lập phiếu xuất kho nguyên vật liệu phục vụ sản xuất Phiếu xuất kho là căn cứ để thủ kho xuất vật liệu theo đúng chủng loại, quy cách, khối lượng đồng thời đó cũng là căn cứ để thủ kho ghi vào thẻ kho. Sau khi ghi vào thẻ kho, phiếu xuất kho được thủ kho gửi lên phòng tài chính kế toán cho kế toán vật tư. Kế toán dựa trên những chứng từ này để tính chi phí nguyên vật liệu phát sinh trong kỳ, đồng thời phòng tài chính kế toán của công ty sẽ cử người kiểm tra tình hình nguyên vật liệu tồn thực tế để so sánh với số liệu ghi trên sổ sách từ đó thấy được tình hình quản lý nguyên vật liệu ở kho có thực hiện đúng hay không tránh tình trạng mất mát hao hụt trong sản xuất. Qua số liệu ở bảng 3 ta thấy: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của công ty năm 2003 là 62.095.339 nghìn đồng, năm 2004 chi phí này là 68.143.041 nghìn đồng. Nếu đem so sánh tốc độ tăng của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong mối liên hệ với doanh thu thì tốc độ tăng của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu (cả về số tuyệt đối và số tương đối). Cụ thể năm 2003 chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng 55,38% trên tổng chi phí, trong đó chi phí nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng 93,63%; chi phí nhiên liệu, động lực chiếm tỷ trọng 6,37% so với tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Năm 2004 chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng 53,77% trên tổng chi phí, trong đó chi phí nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng 94,51%; chi phí nhiên liệu, động lực chiếm tỷ trọng 5,49% so với tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nguyên vật liệu tăng lên là do : Hầu hết chi phí sử dụng cho việc sản xuất đều là mua ngoài hoặc do nhập khẩu nên giá cả không ổn định mà phụ thuộc vào thị trường, vào cung cầu của khách hàng đối với loại nguyên vật liệu này. Đặc biệt trong mấy năm gần đây do ảnh hưởng của việc tăng giá dầu trên thế giới nên giá của nguyên vật liệu nói chung phần lớn cũng tăng theo. Do vậy chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của công ty tăng lên ở trong phạm vi cho phép cũng là điều có thể chấp nhận được. Vì thế không thể nói rằng cứ chi phí tăng lên là không tốt. Năm 2003-2004 cũng là năm mà công ty Dệt vải Công nghiệp ký kết được thêm nhiều đơn đặt hàng mới. Do vậy, chi phí nguyên vật liệu của công ty có tăng thì mới đáp ứng được nhu cầu phục vụ cho sản xuất, mới đảm bảo được chất lượng của hàng hóa. Vậy muốn giảm bớt loại chi phí này doanh nghiệp cần đưa ra kế hoạch xác thực từ khâu thu mua nguyên vật liệu, nhập kho cho tới khâu bảo quản, xuất kho phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh cho công ty. Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất bao gồm toàn bộ chi phí về tiền lương, tiền công, phụ cấp lương phải trả và các khoản như BHYT, BHXH, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất. Hiện nay tại Công ty Dệt vải Công nghiệp Hà Nội, việc tính toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên áp dụng 2 hình thức : Hình thức trả lương theo thời gian : được áp dụng cho bộ phận lao động gián tiếp như các phòng ban, nhân viên quản lý công ty. Hình thức trả lương theo sản phẩm: được áp dụng cho công nhân trực tiếp sản xuất ở các xí nghiệp. Việc tính lương cho công nhân viên trong công ty được dựa trên cơ sở quỹ tiền lương được duyệt, các bảng chấm công, mức độ hoàn thành công việc, trình độ chuyên môn của mỗi người. Cuối quý tiến hành lập bảng phân bổ tiền lương : + Tính lương theo thời gian : Tiền lương theo thời gian ở công ty được tính theo hệ số bậc lương kết hợp với bình công xét điểm. Lương thời gian được áp dụng cho bộ phận quản lý phân xưởng, quản lý xí nghiệp, nhân viên các phòng ban. Tiền lương thời gian được xác định theo công thức : Lương theo thời gian = Hệ số bậc lương * Mức lương tối thiểu * Số ngày làm việc thực tế 26 ngày công Trong đó: Hệ số bậc lương = Tổng quỹ lương gián tiếp Tổng lương cấp bậc + Tính lương theo sản phẩm : Tiền lương phải trả cho mỗi công nhân trong tháng được xác định căn cứ vào đơn giá tiền lương và số lượng sản phẩm mà công nhân đã làm được ở mỗi bước công nghệ trong tháng. Hình thức này gắn liền với năng suất lao động nên công ty đã khuyến khích công nhân tích cực sản xuất, tăng năng suất lao động. Tiền lương cho mỗi công nhân được xác định theo công thức : Tiền lương phải trả cho từng phần việc = Sản lượng thực tế của từng phần việc * Đơn giá lương tương ứng từng phần việc * Hệ số phần mềm Trong đó: Đơn giá lương tương ứng từng phần việc = Lương cấp bậc của từng công nhân Định mức sản phẩm (Sản lượng bình quân) Sau khi tính tiền lương thì đồng thời kế toán lương cũng tiến hành trích nộp các khoản BHYT 2%, BHXH 15%, KPCĐ 2% tính vào giá thành sản phẩm và 5% thu trực tiếp trên lương của cán bộ công nhân viên. Cuối cùng tiến hành trả lương cho công nhân trong công ty. Từ bảng 3 ta có chi phí nhân công trực tiếp năm 2003 là 8.705.151 nghìn đồng chiếm tỷ trọng 7,76% trên tổng chi phí, năm 2004 là 8.942.611 nghìn đồng chiếm tỷ trọng 7,06% tăng 237.460 nghìn đồng so với năm 2003 ( hay tỷ lệ tưong ứng là 2,73%). Chi phí nhân công trực tiếp năm 2004 so với năm 2003 tăng lên về số tiền và tỷ lệ nhưng tỷ trọng lại giảm đi 0,7%, đó là do : Do năm 2004 công ty ký được nhiều đơn đặt hàng nên chi phí trả lương cho người lao động trực tiếp sản xuất tăng lên, làm cho chi phí nhân công trực tiếp sản xuất tăng theo. Như ở phần trước ta đã biết thu nhập bình quân 1 người 1 tháng của công ty năm 2004 đã tăng lên hơn 69 nghìn đồng so với năm 2003. Điều này thể hiện sự quan tâm của ban lãnh đạo công ty tới việc chăm lo đời sống của nhân viên trong công ty. Chi phí nhân công trực tiếp tăng lên là hoàn toàn phù hợp với xu hướng phát triển và mục tiêu chung của công ty. Chi phí sản xuất chung Khoản mục chi phí sản xuất chung được tính trong giá thành sản phẩm là những chi phí phục vụ trong sản xuất nhưng mang tính chất chung toàn xí nghiệp. Khác với hai khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp là các khoản mục có thể xác định riêng cho từng sản phẩm, chi phí sản xuất chung là khoản mục liên quan đến những chi phí chi ra trong phạm vi xí nghiệp sản xuất. Chi phí sản xuất chung thường liên quan đến việc sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau. Việc xác định chi phí sản xuất chung cho từng loại sản phẩm một cách chính xác thường rất khó vì vậy việc phân bổ ở công ty Dệt vải Công nghiệp Hà Nội được chọn theo tiêu thức tiền lương nhân công sản xuất trực tiếp. Phương pháp này vừa đảm bảo tính chính xác tương đối vừa dễ cho doanh nghiệp thực hiện. Cũng như đối với các doanh nghiệp sản xuất khác, chi phí sản xuất chung ở Công ty Dệt vải Công nghiệp Hà Nội bao gồm : Chi phí nhân viên phân xưởng. Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho xí nghiệp. Chi phí khấu hao tài sản cố định Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí khác bằng tiền Nhìn vào bảng 3 ta thấy chi phí sản xuất chung của công ty năm 2004 tăng lên hơn so với năm 2003 cả về số tiền, tỷ lệ lẫn tỷ trọng. Chi phí sản xuất chung năm 2003 là 33.587.535 nghìn đồng chiếm tỷ trọng 29,95% trên tổng chi phí, năm 2004 là 41.765.709 nghìn đồng chiếm tỷ trọng 32,96% trên tổng chi phí. Như vậy chi phí sản xuất chung năm 2004 tăng lên 8.178.174 nghìn đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 24,35% so với năm 2003. Chi phí bán hàng Chi phí bán hàng của công ty là các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để phục vụ cho việc bán hàng của công ty trong một thời kỳ nhất định. Theo số liệu ở bảng 3 ta thấy chi phí bán hàng của công ty trong 2 năm 2003-2004 chiếm từ 2% đến 4% tổng chi phí. Mặc dù không lớn nhưng đó cũng là một khoản chi phí quan trọng và cần thiết giúp công ty có điều kiện tái sản xuất mở rộng. Chi phí bán hàng của công ty năm 2004 so với năm 2003 có xu hướng giảm đi trong khi đó tổng doanh thu lại tăng lên. Điều đó chứng tỏ công ty đang quản lý tốt chi phí bán hàng. Cụ thể : Chi phí bán hàng năm 2004 là 3.361.589 nghìn đồng giảm 281.879 nghìn đồng so với năm 2003, số tương đối giảm 7,74%. Nếu xem xét chi phí bán hàng trong mối liên hệ với doanh thu ta càng thấy rõ điều đó. Tốc độ tăng của chi phí bán hàng là 7,74% trong khi đó tốc độ tăng của doanh thu là 13,04%. Có nghĩa tốc độ tăng của chi phí nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu, điều này đảm bảo cho công ty kinh doanh có lãi. Chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí quản lý doanh nghiệp là các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra phục vụ cho việc điều hành và quản lý chung toàn doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty chiếm tỷ trọng nhỏ 3% đến 4% trong tổng chi phí. Nhưng nếu quản lý tốt chi phí quản lý doanh nghiệp cũng là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm tiết kiệm chi phí kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm. Bảng 4: Tình hình thực hiện chi phí quản lý của công ty qua 2 năm 2003-2004 Đơn vị tính:1.000 đồng STT Các chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 So sánh Số tiền TT Số tiền TT Chênh lệch Tỷ lệ % TT 1 Chi phí nhân viên quản lý 1.415.587 34,49 1.512.139 33,54 96.552 -6,82 -0,95 2 Chi phí vật liệu quản lý 35.708 0,87 54.102 1,2 18.394 51,51 0,33 3 Chi phí đồ dùng văn phòng 159.659 3,89 181.691 4,03 22.032 13,8 0,14 4 Chi phí khấu hao TSCĐ 218.351 5,32 247.064 5,48 28.713 13,15 0,16 5 Thuế phí và lệ phí 231.074 5,63 203.783 4,52 -27.291 -11,81 -1,11 6 Chi phí dịch vụ mua ngoài 442.858 10,79 516.670 11,46 73.812 16,67 0,67 7 Chi phí khác bằng tiền 1.601.104 39,01 1.793.016 39,77 191.912 11,99 0,76 Tổng chi phí quản lý 4.104.341 100 4.508.465 100 404.124 9,85 0 (Nguồn số liệu : Phòng Kế toán tài chính công ty Dệt vải Công Nghiệp Hà Nội) Qua số liệu ở bảng 4 ta thấy tổng chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty năm 2003 là 4.104.341 nghìn đồng, năm 2004 là 4.508.465 nghìn đồng. Như vậy chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty tăng lên thêm 404.124 nghìn đồng tương đương 9,85%. Nguyên nhân do đâu mà chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên? Để hiểu rõ hơn điều này ta đi sâu vào phân tích các yếu tố tác động đến chi phí quản lý. Chi phí quản lý của công ty bao gồm : Chi phí nhân viên quản lý : là toàn bộ chi phí về tiền lương, tiền thưởng, các khoản trích nộp theo lương của cán bộ công nhân viên quản lý trong công ty trừ nhân viên quản lý phân xưởng. Chi phí nhân viên quản lý năm 2003 là 1.415.587 nghìn đồng, năm 2004 là1.512.139 nghìn đồng. Nếu so sánh giữa 2 năm 2003-2004 ta thấy chi phí này tăng về số tiền 96.552 nghìn đồng nhưng lại giảm về tỷ trọng 0,95% và số tương đối 6,82%. Nguyên nhân là do trong năm 2004 Nhà nước có sự điều chỉnh lại mức lương tối thiểu cho cán bộ công nhân viên từ 210 nghìn đồng lên 290 nghìn đồng. Điều này làm cho tổng quỹ lương của nhân viên quản lý tăng lên. Mặt khác trong công ty lại có sự sắp xếp điều chỉnh lại đội ngũ lao động gián tiếp, tinh giảm bộ máy quản lý để tiết kiệm chi phí tiền lương nhưng vẫn đảm bảo không ảnh hưởng đến đời sống vật chất, tinh thần của người lao động. Chi phí vật liệu quản lý : là những chi phí vật liệu xuất dùng cho bộ phận quản lý. Chi phí vật liệu quản lý năm 2004 là 54.102 nghìn đồng tăng lên 18.394 nghìn đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 51,51% so với năm 2003. Mặc dù loại chi phí này chiếm tỷ trọng nhỏ 0,5% đến 1,5% trên tổng chi phí quản lý nhưng nếu để chi phí này tăng lên nhiều sẽ ảnh hưởng không tốt tới kế hoạch tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm của công ty. Vì thế cần phải có biện pháp quản lý chặt chẽ hơn nữa đối với loại chi phí này. Chi phí đồ dùng văn phòng : Bao gồm những chi phí phát sinh cho các văn phòng, phòng ban chức năng của công ty. Chi phí đồ dùng văn phòng năm 2003 là 159.659 nghìn đồng chiếm tỷ trọng 3,89% trên tổng chi phí quản lý, năm 2004 là 181.691 nghìn đồng chiếm tỷ trọng 4,03% trên tổng chi phí quản lý. Nếu đem so sánh chi phí này giữa 2 năm ta thấy chi phí đồ dùng văn phòng năm 2004 tăng lên 22.032 nghìn đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 13,8% so với năm 2003. Chi phí đồ dùng văn phòng tăng lên là do Công ty đã đầu tư thêm một số trang thiết bị mới cho cán bộ công nhân viên ở các phòng ban như máy vi tính, máy in, máy fax nhằm giảm lao động chân tay, tiết kiệm thời gian công sức mục đích tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí khấu hao tài sản cố định : bao gồm các chi phí khấu hao tài sản cố định phục vụ cho các bộ phận quản lý. Chi phí khấu hao tài sản cố định năm 2004 lại có xu hướng tăng hơn so với năm 2003 cả về số tiền, tỷ lệ và tỷ trọng. Cụ thể : Năm 2004 chi phí khấu hao tài sản cố định là 247.064 nghìn đồng tăng 28.713 nghìn đồng so với năm 2003 (hay tương ứng với tốc độ tăng là 13,15%). Nguyên nhân là do công ty đầu tư thêm trang thiết bị, máy móc mới cho một số phòng ban Thuế phí và lệ phí như thuế nhà đất... Chi phí dịch vụ mua ngoài : gồm các chi phí về tiền điện, nước, điện thoại... phục vụ cho bộ phận quản lý. Chi phí khác bằng tiền là toàn bộ những chi phí phục vụ cho việc quản lý doanh nghiệp không thuộc các khoản chi phí kể trên Chi phí khác bằng tiền chiếm tỷ trọng tương đối lớn từ 39% đến 40% trên tổng chi phí quản lý. Chi phí này năm 2004 tăng lên hơn 191.912 nghìn đồng so với năm 2003 tương ứng với 11,99%. Sở dĩ có sự tăng lên này là do công ty đã chú trọng tới việc đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ quản lý. Sự tăng lên này cũng hoàn toàn phù hợp với thực tế cũng như những quy định về khoản chi phí này. 2.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm của công ty Đối tượng tính giá thành thành phẩm Đối tượng tính giá thành của Công ty Dệt vải Công nghiệp Hà Nội là theo từng loại sản phẩm cụ thể, số lượng từng loại sản phẩm đó và được tính chi tiết cho từng xí nghiệp. Xí nghiệp vải bạt : Có quy trình sản xuất liên tục nhưng quy trình công nghệ diễn ra qua nhiều công đoạn nên sản phẩm ở xí nghiệp bạt có thể là các sợi bán thành phẩm, vải các loại, vải bạt các loại, vải mành PA thành phẩm. Xí nghiệp vải mành : Vải mành PA mộc sau khi sản xuất ở xí nghiệp bạt được chuyển sang xí nghiệp vải mành qua bước công nghệ nhúng keo tạo thành thành phẩm là các loại vải mành nhúng keo. Xí nghiệp may : Việc sản xuất được tổ chức theo dây chuyền công nghệ khép kín, kết quả sản xuất ở phân xưởng may là các bộ quần áo thành phẩm. Xí nghiệp vải không dệt : Đối tượng tính giá thành là các loại vải được sản xuất dùng trong ngành công nghiệp phục vụ cho ngành giao thông vận tải, trải đường, lót đường, dùng cho các công trình thuỷ lợi. Kỳ tính giá thành được xác định là hàng tháng vào cuối tháng và phù hợp với kỳ báo cáo của công ty. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Để tính được giá thành sản xuất cũng như giá thành toàn bộ sản phẩm, công ty phải đánh giá được các sản phẩm dở dang cuối kỳ. Các sản phẩm dở dang cuối kỳ của công ty bao gồm : ở xí nghiệp vải bạt và xí nghiệp vải mành : Các sản phẩm dở dang được xác định là sợi đậu, sợi xe, sợi trên máy, thùng lờ, thùng củi, vải sợi, vải trên máy đã hoàn thành nhưng chưa làm thủ tục kiểm nghiệm để nhập kho. Còn ở xí nghiệp may và xí nghiệp vải không dệt : Công ty không tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ vì số lượng sản phẩm làm dở ở hai xí nghiệp này rất ít và hầu như không có. Công ty áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Theo phương pháp này, sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính toán phần chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp, còn chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung tính cho cả sản phẩm chịu. Công thức tính : Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ = Chi phí NVL dở dang đầu kỳ + Chi phí NVL chính phát sinh trong kỳ * Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ Số lượng sản phẩm tồn đầu kỳ + Số lượng NVL chính nhập trong kỳ Tính giá thành của một số thành phẩm Giá thành tiêu thụ sản phẩm (hay giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ) ở công ty Dệt vải Công nghiệp Hà Nội được xác định bao gồm giá thành sản xuất toàn bộ cộng các chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Tổng giá thành toàn bộ sản phẩm = Tổng giá thành sản xuất sản phẩm + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp Giá thành sản xuất toàn bộ : là giá thành bao gồm toàn bộ các chi phí sản xuất như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp và chi phí nguyên vật liệu phụ trực tiếp), chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Trong đó chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp được tập hợp riêng cho từng loại vải, từng mặt hàng, còn chi phí nhân viên trực tiếp và chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng loại vải, từng mặt hàng theo tiêu thức phù hợp. Cách thức phân bổ các khoản mục chi phí : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : Nguyên vật liệu trực tiếp là yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá thành sản phẩm. Nó tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh nhất định, giá trị của nó chuyển hết một lần vào giá trị sản phẩm làm ra. ở công ty chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp được hạch toán trực tiếp vào từng mặt hàng, còn đối với nguyên vật liệu phụ trực tiếp được phân bổ cho từng mặt hàng theo tiêu thức sản lượng quy đổi. Để phân bổ chi phí nguyên vật liệu phụ trực tiếp : Căn cứ vào tổng số chi phí nguyên vật liệu phụ thực tế phát sinh và tổng sản lượng quy đổi, kế toán tính hệ số phân bổ và tiến hành phân bổ cho từng mặt hàng. Hệ số phân bổ (H) = Tổng chi phí nguyên vật liệu phụ trực tiếp Tổng sản lượng quy đổi Chi phí NVL phụ phân bổ cho từng mặt hàng = Hệ số phân bổ (H) * Sản lượng quy đổi Bảng 5 : Bảng phân bổ vật liệu phụ trực tiếp ở xí nghiệp vải mành Tháng 01 năm 2005 Đơn vị tính : đồng STT Mặt hàng Đơn vị Sản lượng nhập kho Hệ số quy đổi Sản lượng quy đổi Chi phí NVL phụ trực tiếp 1 Mành 840D/1 Kg 49.045,9 1 49.045,9 133.844.634 2 Mành 840D/2 Kg 44.368,6 1 44.368,6 121.080.438 3 Mành 1260 Kg 10.650,4 1 10.650,4 29.064.588 4 Bạt 840D/1*840D/1 Kg 3.958,2 1,5 5.937,3 16.202.695 ... ... ... ... ... ... Tổng cộng 108.606,6 112.331,5 306.548.937 (Nguồn số liệu : Phòng Kế toán tài chính công ty Dệt vải Công Nghiệp Hà Nội) Theo bảng trên ta có chi phí nguyên vật liệu phụ trực tiếp của xí nghiệp vải mành tổng hợp được là 306.548.937 đồng. Do vậy hệ số phân bổ H sẽ là : H = 306.548.937 = 2728,96682 112.331,5 Vậy vật liệu phụ phân bổ cho từng mặt hàng : Mành 840D/1 = 49.045,9 * 2728,96682 = 133.844.634 đồng Mành 840D/2 = 44.368,6 * 2728,96682 = 121.080.436 đồng Các mặt hàng khác tương tự. Chi phí nhân công trực tiếp : Để phân bổ chi phí nhân công trực tiếp dựa vào hệ số phân bổ tiền lương trong tháng. Trước hết căn cứ vào sản lượng nhập kho của từng loại sản phẩm, đơn giá tiền lương kế hoạch cho 1 đơn vị sản phẩm từng loại để tính tiền lương kế hoạch cho từng loại sản phẩm được sản xuất ra trong tháng. Sau đó căn cứ vào tổng tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất trong tháng và tổng tiền lương kế hoạch để xác định hệ số phân bổ chi phí nhân công trực tiếp. Hệ số phân bổ (H) = Tổng chi phí NCTT phát sinh trong kỳ của từng XN Tổng chi phí NCTT kế hoạch của từng XN Sau đó tiến hành phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho từng mặt hàng của từng xí nghiệp. Chi phí NCTT phân bổ cho từng mặt hàng = Hệ số phân bổ (H) * Chi phí NCTT kế hoạch cho từng mặt hàng Bảng 6 : Bảng phân bổ chi phí nhân công trực tiếp ở xí nghiệp vải mành Tháng 01 năm 2005 Đơn vị tính : đồng STT Mặt hàng Đơn vị Sản lượng nhập kho Đơn giá lương Lương kế hoạch Lương thực tế 1 Mành 840D/1 Kg 49.045,9 1.420 69.645.178 71.834.767 2 Mành 840D/2 Kg 44.368,6 3.085 145.750.851 150.333.141 3 Mành 1260 Kg 10.650,4 1.175 12.514.220 12.907.657 4 Bạt 840D/1*840D/1 Kg 3.958,2 7.445 29.468.799 30.395.274 ... ... ... ... ... ... Tổng cộng 108.606,6 257.379.048 265.470.839 (Nguồn số liệu : Phòng Kế toán tài chính công ty Dệt vải Công Nghiệp Hà Nội) Theo bảng trên ta có hệ số phân bổ H là : H = 265.470.839 / 259.379.048 = 1,031439199 Vậy chi phí tiền lương phân bổ cho từng mặt hàng : Mành 840D/1 = 49.045,9 * 1.420 * 1,031439199 = 71.834.767 đồng Mành 840D/2 = 44.368,6 * 3.285 * 145.750.851 = 150.333.141 đồng Các mặt hàng khác tương tự. Chi phí sản xuất chung : Chi phí sản xuất chung sau khi tập hợp được, kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tiến hành phân bổ cho từng mặt hàng, mã hàng. Căn cứ vào định mức chi phí sản xuất chung cho từng đơn vị sản phẩm của từng mặt hàng và sản lượng nhập kho của mặt hàng đó để tính ra chi phí sản xuất chung cho từng mặt hàng ở từng phân xưởng, từng xí nghiệp. Cụ thể: H = Tổng chi phí SXC thực tế phát sinh trong kỳ của từng xí nghiệp Tổng chi phí sản xuất chung kế hoạch của từng xí nghiệp Chi phí SXC phân bổ = Hệ số phân bổ * Chi phí SXC kế hoạch cho từng mặt hàng (H) của từng mặt hàng Bảng 7 : Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung ở xí nghiệp vải mành Tháng 01 năm 2005 Đơn vị tính : đồng STT Mặt hàng Đơn vị Sản lượng nhập kho Định mức phân bổ /1sp Chi phí SXC kế hoạch Chi phí SXC thực tế 1 Mành 840D/1 Kg 49.045,9 4.910 240.815.369 242.736.769 2 Mành 840D/2 Kg 44.368,6 5.192 230.369.771 232.207.990 3 Mành 1260 Kg 10.650,4 4.063 43.272.575 43.617.847 4 Bạt 840D/1*840D/1 Kg 3.958,2 8.465 33.506.163 33.773.509 ... ... ... ... ... ... Tổng cộng 108.606,6 547.963.878 552.336.115 (Nguồn số liệu : Phòng Kế toán tài chính công ty Dệt vải Công Nghiệp Hà Nội) Theo bảng trên ta có hệ số phân bổ H là : H = 552.336.115 = 1,007979061 547.963.878 Vậy chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng mặt hàng : Mành 840D/1 = 49.045,9 * 4.910 * 1,007979061 = 242.736.769 đồng Mành 840D/2 = 44.368,6 * 5.192 * 1,007979061 = 232.207.990 đồng Các mặt hàng khác tương tự. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp : Hai loại chi phí này không phân bổ riêng cho từng mặt hàng mà được tập hợp chung cho toàn công ty. Sau đó từ các bảng phân bổ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ, bảng phân bổ chi phí nhân công trực tiếp... kế toán tập hợp chi phí cho từng xí nghiệp. Đến cuối tháng kế toán căn cứ vào kết quả chi phí sản xuất đã được tập hợp, được phân bổ trên sổ tập hợp chi phí sản xuất và những tài liệu liên quan để lập bảng tính giá thành cho từng loại mặt hàng xí nghiệp vải mành, xí nghiệp vải bạt, xí nghiệp vải không dệt, xí nghiệp may. Công thức tính : Tổng giá thành sản xuất sản phẩm = Chi phí của sản phẩm dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất trong kỳ - Chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ Giá thành đơn vị sản phẩm = Tổng giá thành sản phẩm Khối lượng sản phẩm hoàn thành Ví dụ : Bảng tính giá thành vải mành 840D/1 (tháng 01 năm 2005) (bảng 8) Hiệu quả tình hình thực hiện chi phí kinh doanh và tính giá thành sản phẩm tại công ty Dệt vải Công nghiệp Hà Nội Một trong những nhiệm vụ chủ yếu của công ty là tiến hành sản xuất kinh doanh các loại vải dùng trong công nghiệp, không ngừng nâng cao hiệu quả và mở rộng sản xuất, cung cấp ngày càng nhiều hàng hoá cho xã hội. Trong quá trình sản xuất, để đạt được kết quả cao nhất thì công ty phải khai thác và tận dụng năng lực sản xuất, ứng dụng thiết bị khoa học kỹ thuật, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm. Trong điều kiện kinh tế hàng hoá nhiều thành phần để đảm bảo kinh doanh có hiệu quả và có lãi, trước hết đòi hỏi việc xây dựng kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp phải gắn với thị trường. Thị trường là môi trường hoạt động của doanh nghiệp, là các quyết định vấn đề doanh nghiệp sẽ làm cái gì? làm như thế nào? làm bao nhiêu? Bởi vậy sau mỗi kỳ kinh doanh cần thiết phải tiến hành xem xét hiệu quả mà doanh nghiệp đã thực hiện được, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong việc chỉ đạo, điều hành và quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bảng 9 : Hiệu quả thực hiện chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty qua 2 năm 2003 - 2004 Đơn vị tính :1.000 đồng TT Các chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 So sánh Số tuyệt đối Tỷ lệ 1 Tổng doanh thu 112.587.432 127.267.166 14.679.734 13,04 2 Tổng chi phí 112.135.834 126.721.415 14.585.581 13.01 3 Tỷ suất chi phí (%) 99,599 99,571 - - 4 Mức độ tăng giảm TSCP(%) - - - -0,028 5 Tốc độ tăng giảm TSCP (%) - - - -0,028 6 Mức tiết kiệm (lãng phí) - - -3.563.480,65 - 7 Tổng lợi nhuận 451.598 525.751 74.153 16,42 8 Hệ số sinh lời của chi phí (%) 0,4030 0,415 0,012 2,98 (Nguồn số liệu : Phòng Kế toán tài chính công ty Dệt vải Công Nghiệp Hà Nội) Qua số liệu ở bảng 9 ta có nhận xét về hiệu quả sử dụng chi phí kinh doanh tại công ty Dệt vải Công nghiệp Hà Nội như sau: Năm 2004 tổng doanh thu của công ty đạt được là 127.267.166 nghìn đồng tăng lên 14.679.734 nghìn đồng so với năm 2003 hay tương ứng với tốc độ tăng là 13,04%. Trong khi đó tổng chi phí kinh doanh của công ty đạt được năm 2003 là 112.135.834 nghìn đồng, năm 2004 là 126.721.415 nghìn đồng tăng hơn về số tuyệt đối là 14.585.581 nghìn đồng tương ứng với tốc độ tăng là 13,01%. Ta thấy doanh thu của công ty tăng lên, bên cạnh đó chi phí của công ty lại cũng tăng lên cũng là điều dễ hiểu. Bởi một công ty muốn mở rộng sản xuất kinh doanh thì cũng phải đầu tư thêm chi phí vào điều đó làm cho tổng chi phí kinh doanh năm 2004 của công ty tăng hơn so với năm 2003. Tuy nhiên, việc tăng thêm chi phí của công ty là hợp lý. Cụ thể, ta có thể nhận thấy tốc độ tăng của doanh thu vẫn lớn hơn (13,04 - 13,01 = 0,03 %) tốc độ tăng của chi phí. Với tốc độ tăng của chi phí nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu thì tỷ suất chi phí kinh doanh năm 2003 (99,599%) cũng nhỏ hơn tỷ suất chi phí kinh doanh năm 2004 (99,571%) là 0,028%. Chứng tỏ cứ 1 đồng thu nhập doanh nghiệp đạt được trong năm 2003 thì mất 99,599 đồng chi phí còn trong năm 2004 cứ 1 đồng thu nhập doanh nghiệp đạt được thì doanh nghiệp chỉ mất có 99,571 đồng chi phí. Vì thế, công ty cũng đã tiết kiệm được một khoản tiền không nhỏ là 3.563.480,65 nghìn đồng. Do đó, công tác quản lý và sử dụng chi phí tại Công ty Dệt vải Công nghiệp Hà Nội được đánh giá là tương đối tốt. Doanh thu của công ty tăng lên cũng đồng nghĩa với việc tăng thêm của lợi nhuận bởi doanh thu và lợi nhuận tỷ lệ thuận chiều với nhau. Lợi nhuận của công ty năm 2004 so với năm 2003 tăng thêm là 74.153 nghìn đồng tương ứng với tốc độ tăng của lợi nhuận là 16,42%. Tốc độ tăng của lợi nhuận tăng cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của chi phí kinh doanh. Do vậy hệ số sinh lời của chi phí năm 2004 cũng tăng lên thêm so với năm 2003. Trong năm 2003 hệ số sinh lời của chi phí là 0,4035 nó phản ánh cứ 100 đồng chi phí kinh doanh bỏ ra thì công ty thu được 0,403 đồng lợi nhuận. Trong năm 2004 thì hệ số sinh lời này là 0,4155 có nghĩa cứ 100 đồng chi phí kinh doanh bỏ ra công ty thu được 0,415 đồng lợi nhuận. Điều đó cho thấy khả năng kinh doanh của công ty là khá khả quan, doanh nghiệp cũng đã chú trọng đến công tác quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh. Những phân tích ở trên dù chưa phản ánh hết hiệu quả thực hiện chi phí kinh doanh tại công ty Dệt vải Công nghiệp Hà Nội nhưng cũng phần nào khẳng định được công tác quản lý chi phí của công ty trong 2 năm gần đây. Đánh giá chung về tình hình thực hiện chi phí kinh doanh và tính giá thành sản phẩm tại công ty Dệt vải Công nghiệp Hà Nội Hoạt động sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp đều hướng tới mục đích cuối cùng là lợi nhuận. Để đạt được điều này mỗi doanh nghiệp có một bước đi khác nhau và sử dụng những biện pháp khác nhau. Song một trong những biện pháp cơ bản được nhiều doanh nghiệp quan tâm là không ngừng tiết kiệm chi phí kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm. Bởi chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế phản ánh chất lượng sản xuất kinh doanh và nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Việc giảm được chi phí kinh doanh trong khi đó doanh thu không đổi hoặc tăng lên thì lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được cũng sẽ tăng lên và ngược lại. Do đó, nhiều công ty đã rất chú trọng tới việc tiết kiệm chi phí kinh doanh để hạ giá thành sản phẩm nhằm tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Qua thời gian thực tập tìm hiểu thực tế tại công ty Dệt vải Công nghiệp Hà Nội, em đã thấy được sự phát triển đi lên của công ty kể từ ngày thành lập cho đến nay. Xuất phát từ một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo cơ chế quản lý tập trung, sản xuất kinh doanh theo kế hoạch của Nhà nước giao. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp, công ty đã gặp không ít khó khăn. Trước sức ép của nền kinh tế thị trường, để có thể tồn tại và phát triển, ban lãnh đạo đã nhạy bén chủ động tìm hiểu thị trường, đầu tư trang thiết bị kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, công ty cũng đã quan tâm đến việc nâng cao trình độ và tay nghề cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Mặt khác, công ty đã tăng cường công tác quản lý kinh tế, quản lý kinh doanh, đặc biệt là công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm mà phòng tài chính - kế toán đảm nhận. Công tác tài chính kế toán của công ty cũng không ngừng được hoàn thiện, đáp ứng các yêu cầu sản xuất kinh doanh, đảm bảo tính thống nhất về phạm vi, phương pháp tính toán và các chỉ tiêu kinh tế giữa những bộ phận có liên quan. Đồng thời số liệu được phản ánh một cách trung thực, chính xác, rõ ràng tình hình hiện có và sự biến động của chi phí kinh doanh. Do đó về cơ bản việc tổ chức thực hiện chi phí kinh doanh ở công ty phù hợp với những điều kiện cụ thể của công ty, phù hợp với điều kiện chung của nền kinh tế thị trường hiện nay. Công tác quản lý giá thành ở công ty tương đối chặt chẽ. Với đặc thù sản xuất kinh doanh của mình công ty đã xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất cũng như đối tượng tính giá thành một cách phù hợp nhất. Việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được tiến hành đều đặn hàng tháng một cách hoàn chỉnh. Kỳ hạch toán chi phí sản xuất và kỳ tính giá thành sản phẩm được tính theo tháng là rất phù hợp với tình hình biến động của thị trường. Đặc biệt trong điều kiện sản xuất nhiều mặt hàng mà công ty vẫn thực hiện tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cho từng loại sản phẩm để tính giá thành là cơ sở để công ty hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh theo từng loại sản phẩm. Song bên cạnh những thành tích đạt được, công tác quản lý và thực hiện chi phí kinh doanh tại công ty vẫn không thể tránh khỏi một số hạn chế, thiếu xót xảy ra mà nếu khắc phục được thì việc kinh doanh của công ty sẽ đạt hiệu quả ngày càng cao : Mặc dù công ty đã có sự đầu tư về trang thiết bị kỹ thuật nhưng hiện tại số máy móc thiết bị mới đó không nhiều. Trong một số xí nghiệp vẫn còn tồn tại những máy móc lạc hậu so với quá trình phát triển của thế giới về khoa học kỹ thuật. Đối với những xí nghiệp được đầu tư trang thiết bị mới thì trình độ công nhân lao động trực tiếp không đồng đều, công nhân vẫn còn bị hạn chế trong việc vận hành để có thể tận dụng tối đa công suất của máy móc thiết bị. Do đó số máy móc này chưa hoạt động hết công suất gây ra sự lãng phí về chi phí cho việc vận hành dây chuyền sản xuất. Bên cạnh đó đối với những xí nghiệp chưa được đầu tư trang thiết bị mới thì năng suất lao động không cao. Chất lượng sản phẩm sản xuất ra của công ty không đồng đều, vẫn còn xảy ra tình trạng hàng hóa sau khi xuất đi rồi bị trả lại. Nguyên nhân do quy cách, chủng loại không đạt yêu cầu khách hàng... Điều đó làm ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển hàng hóa, gây lãng phí chi phí mà về phía chủ quan của công ty có thể kiểm soát được. Mặt khác, trên thị trường hiện nay, khi chúng ta đang trong tiến trình đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới và chuẩn bị gia nhập tổ chức kinh tế WTO thì việc cạnh tranh là rất lớn. Đặc biệt là trong mấy năm gần đây chúng ta còn phải đối mặt với hàng dệt may của Trung Quốc. Bởi đó là một lợi thế cạnh tranh của Trung Quốc, giá nguyên vật liệu đầu vào của các loại sản phẩm này tại Trung Quốc rất rẻ kéo theo giá thành sản phẩm đầu ra cũng tương đối thấp. Trong khi đó nguyên vật liệu đầu vào của công ty Dệt vải công nghiệp Hà Nội phần nhiều là phải nhập khẩu từ nước ngoài về bởi thị trường trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu đòi hỏi và phát triển. Vì thế giá đầu vào nguyên vật liệu của công ty cao hơn nhiều so với Trung Quốc. Vậy làm thế nào để sản phẩm đầu ra có sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước thì đó là bài toán mà các nhà kinh doanh luôn phải tìm phương án trả lời. Chương 3 Một số ý kiến đề xuất nhằm tiết kiệm chi phí kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại công ty Dệt vải Công Nghiệp Hà Nội Phương hướng mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh Để đạt được hiệu quả trong sản xuất kinh doanh thì bất kỳ một doanh nghiệp nào đều phải tìm ra cho mình một giải pháp thích hợp mà mục tiêu cuối cùng là làm tăng lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp mình. Nghĩa là trong doanh nghiệp cần sản xuất một loại sản phẩm gì? tiêu thụ thế nào? giá thành ra sao? có phù hợp với người tiêu dùng không? cho nên việc tìm ra được nguyên nhân để tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm là một trong những vấn đề không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp. Từ đó đề ra những phương hướng mục tiêu cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nó như một cái đích để cho doanh nghiệp hướng tới. Mục tiêu về doanh thu Doanh thu là một trong các nhân tố quyết định đến quy mô của lợi nhuận. Chính vì vậy doanh nghiệp luôn phải có chiến lược để phát triển sản xuất kinh doanh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu nhằm tăng doanh thu giảm chi phí tăng lợi nhuận. Song để tăng doanh thu thì yếu tố quyết định không thể thiếu được là năng suất lao động. Trong những năm tới công ty sẽ có những chính sách đối với cán bộ công nhân viên của công ty để khuyến khích họ tích cực hơn nữa trong công việc như công ty sẽ có những khen thưởng về vật chất tinh thần cho những ai có thành tích tốt trong lao động. Cùng với sự phát triển về khoa học công nghệ, công ty cũng chú trọng và phát triển đội ngũ cán bộ trẻ. Để giúp cho đội ngũ cán bộ này được nâng cao trình độ, công ty đã gửi một số cán bộ đi học ở nước ngoài đồng thời đưa người có trình độ tương đối cao và đồng đều làm việc với các chuyên gia để thuận tiện cho việc chuyển giao công nghệ mới. Mục tiêu về lợi nhuận Lợi nhuận giữ vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì lợi nhuận được coi là đòn bẩy kinh tế đồng thời là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong điều kiện hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường thì điều quyết định lớn nhất là doanh nghiệp có tạo ra được lợi nhuận hay không? Mức lợi nhuận mà công ty tạo ra là bao nhiêu? Lợi nhuận tác động trực tiếp đến các hoạt động, đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Do vậy công ty đã đề ra các giải pháp nhằm tăng lợi nhuận trong năm tới như sau : Quản lý chặt chẽ các khoản mục chi phí nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm xuống mức thấp nhất có thể để tiêu thụ được lượng hàng hóa tối ưu mà doanh nghiệp sản xuất ra đồng thời thu hút nhiều khách hàng, mở rộng thị trường hoạt động sản xuất kinh doanh. Mục tiêu mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và mở rộng thị trường Song song với việc tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp trong thời gian tới thì doanh nghiệp cũng luôn có chủ trương về mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường. Mở rộng thị trường có vai trò quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm Hiện nay, phương thức bán hàng của Công ty Dệt vải Công nghiệp Hà Nội chủ yếu qua hai kênh phân phối chính : Kênh trực tiếp : bán trực tiếp cho khách hàng tại công ty, hình thức này chiếm tỷ trọng chủ yếu 75% khối lượng sản phẩm tiêu thụ Kênh gián tiếp : tiêu thụ sản phẩm qua các đại lý trung gian. Công ty có 3 đại lý ở 3 miền : Miền Bắc (Công ty Thương mại Hải Trần - TP Hà Nội), miền Trung (Công ty TNHH Hồng Hà - TP Đà Nẵng), miền Nam (Công ty TNHH An Huy - Quận Bình Thạnh - TP Hồ Chí Minh). Trong môi trường cạnh tranh quyết liệt như hiện nay, việc đưa sản phẩm có uy tín chất lượng đến tận tay khách hàng một cách nhanh nhất, thuận tiện nhất với chi phí tiết kiệm nhất là một điều đáng được quan tâm hàng đầu. Để đáp ứng được điều này thì trong năm tới mục tiêu của công ty là không ngừng phát triển và hoàn thiện việc mở rộng sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường. Một số ý kiến đề xuất nhằm tiết kiệm chi phí kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm Trong nền kinh tế thị trường ở nước ta, cùng với sự hoạt động kinh doanh của nhiều thành phần kinh tế, chính sách mở cửa của nền kinh tế đã khơi đậy tiềm năng và sức sáng tạo của các doanh nghiệp trong nước, đưa thị trường trong nước tiếp cận với thị trường khu vực và thế giới đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng đổi mới và vươn lên, không bao giờ được phép thoả mãn với kết quả đã đạt được, thực sự năng động tự chủ và sáng tạo trong kinh doanh đảm bảo kinh doanh có lãi, phát triển rộng về quy mô, tăng về chiều sâu, tạo nên vị thế vững chắc của doanh nghiệp trên thị trường. Cùng với các biện pháp phát triển doanh nghiệp, công ty phải luôn hoàn thiện các hoạt động kinh doanh diễn ra trong doanh nghiệp, thúc đẩy việc kinh doanh có hiệu quả cao thu được lợi nhuận tối đa. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận nhưng trong đó nhân tố cơ bản tác động đến lợi nhuận của công ty đó là chỉ tiêu chi phí kinh doanh. Tiết kiệm chi phí kinh doanh là biện pháp quan trọng trong việc tăng lợi nhuận của công ty và là cơ sở để hạ giá thành sản phẩm. Trên cơ sở những kiến thức đã được trang bị ở trường và tình hình thực tế về công tác quản lý chi phí, đặc điểm tổ chức quản lý kinh doanh tại công ty Dệt vải Công Nghiệp Hà Nội, em xin đưa ra một số ý kiến về vấn đề tiết kiệm chi phí kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại công ty. Biện pháp tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Trong quá trình sản xuất của các doanh nghiệp thì chi phí về nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng rất lớn trong giá thành sản phẩm. Vì vậy, khi tiết kiệm chi phí nguyên nhiên vật liệu, vật tư thì giá thành cũng giảm đáng kể. Việc giảm bớt chi phí nguyên vật liệu nhưng vẫn đảm bảo chất lượng theo thiết bị kỹ thuật. Cần cải tạo quy trình công nghệ, sử dụng vật liệu thay thế, giảm tỷ lệ phế phẩm, giảm chi phí mua sắm, vận chuyển bảo quản và cấp phát nguyên vật liệu. Để tính toán ảnh hưởng của các biện pháp này ta cần xác định tỷ lệ giảm mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm và giá thành kế hoạch của từng loại nguyên vật liệu. Ta có thể dùng phương pháp chỉ số để tính toán ảnh hưởng của những biện pháp tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng để tỷ lệ hóa giá thành sản phẩm trong kỳ kế hoạch theo công thức sau: Chỉ số hạ giá thành do giảm chi phí NVL = Chỉ số định mức tiêu hao NVL * Chỉ số giá cả kỳ kế hoạch của NVL * Chỉ số chi phí NVL trong giá thành kỳ báo cáo Theo công thức trên thì chỉ số hạ giá thành sản phẩm do 3 yếu tố tác động : Chỉ số định mức tiêu hao nguyên vật liệu trong kỳ kế hoạch so với kỳ báo cáo. Chỉ số giá cả nguyên vật liệu. Chỉ số chi phí NVL trong giá thành. Giảm chi phí lưu thông và thu mua bằng cách sử dụng phương tiện vận chuyển hợp lý. Tính lượng đặt hàng tối ưu để tránh hao phí trong quá trình vận chuyển và bảo quản. Lượng đặt hàng tối ưu được xác định: Số lần đặt hàng = Nhu cầu vật liệu hàng hóa dự trữ trong kỳ * Chi phí cố định cho một lần đặt hàng Chi phí bảo quản cho một đơn vị hàng hóa vật liệu Biện pháp giảm chi phí nhân công trực tiếp Để giảm chi phí này trong giá thành sản phẩm, cần tăng nhanh năng suất lao động hay nói cách khác tăng năng suất lao động góp phần tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả của người lao động, hạ thấp giá thành. Tuy nhiên việc tăng năng suất lao động để tiết kiệm chi phí tiền lương trên một đơn vị sản phẩm phải đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương, tiền công bình quân và tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng thu nhập. Như vậy, để thực hiện được điều này, công ty cần phải : áp dụng biện pháp làm giảm lượng thời gian hao phí lao động sản xuất cho một đơn vị sản phẩm như : + Đẩy mạnh trang thiết bị kỹ thuật, cải tiến máy móc thiết bị ở từng xí nghiệp. + Đảm bảo cung cấp nguyên vật liệu bán thành phẩm kịp thời. + Cải tiến quy trình công nghệ, áp dụng kỹ thuật mới, cải tiến tổ chức sản xuất, nâng cao trình độ cơ giới hóa, hoàn thiện định mức lao động, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bố trí dây chuyền công nghệ sản xuất khép kín tránh để thời gian gián đoạn do phải chờ việc nhằm rút ngắn chu kỳ sản xuất. áp dụng các biện pháp làm tăng thời gian công tác có ích trong ngày như: + Tổ chức và phục vụ tốt nơi làm việc ít mệt mỏi, an toàn, thuận lợi đồng thời giảm bớt các công tác và thời gian vô ích do phải đi tìm kiếm dụng cụ, nguyên vật liệu. + áp dụng các hình thức tiền lương, tiền thưởng, khuyến khích vật chất để kích thích lao động, + Tăng cường giáo dục như đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ thuật của công nhân, + Tăng cường kỷ luật lao động bằng cách kiểm tra tình hình chấp hành kỷ luật lao động. áp dụng các biện pháp làm tăng năng suất lao động bằng cách xác định cơ cấu lao động trực tiếp và gián tiếp một cách hợp lý. Tốc độ tăng của lao động gián tiếp chậm hơn tốc độ tăng của lao động trực tiếp và mức độ tăng phải phù hợp với tốc độ tăng của doanh thu. Tốc độ tăng năng suất lao động nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân sẽ cho phép giảm chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm. Do đó khoản mục tiền lương sẽ giảm theo tỷ lệ với tỷ trọng tiền lương trong giá thành và ảnh hưởng của việc giảm chi phí tiền lương được tính theo công thức: Chỉ số giá thành do tăng năng suất lao động = Chỉ số tiền lương bình quân * Chỉ số chi phí tiền lương trong giá thành Chỉ số năng suất lao động Công thức này cho thấy chỉ số hạ giá thành sản phẩm do 3 yếu tố là: tiền lương bình quân, năng suất lao động và tỷ trọng chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm. Biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất chung Do chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố nên hướng giải pháp này khá đa dạng và phong phú, đối với từng doanh nghiệp cụ thể ảnh hưởng của các nhân tố cũng hết sức cụ thể và các giải pháp đề ra cũng uyển chuyển đối với từng doanh nghiệp. Để giảm loại chi phí này trong giá thành sản phẩm công ty có thể áp dụng những biện pháp hữu hiệu nhằm tăng tổng sản lượng như : Tăng năng suất lao động, sử dụng hết công suất máy móc thiết bị. Ngoài ra cũng cần có những biện pháp để giảm chi phí sản xuất chung như : Đối với chi phí công cụ dụng cụ : Nên rà soát lại xem mình đã mua sắm, trang bị công cụ dụng cụ như thế nào. Trên cơ sở đó lập kế hoạch mua sắm, chỉ mua những công cụ dụng cụ cần thiết phục vụ cho nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đối với chi phí sửa chữa tài sản cố định : Công ty cần phải thực hiện theo đúng thứ tự ưu tiên về đầu tư, thanh lý kịp thời những máy móc, thiết bị không thể sửa chữa được hoặc xét thấy việc sửa chữa không đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đối với chi phí văn phòng và chi phí khác : muốn giảm được chi phí này công ty cần phải tiết kiệm hơn nữa như chi phí điện thoại, điện, nước, các chi phí tiếp tân, công tác phí, phải tăng cường công tác quản lý, sử dụng đúng mục đích công việc. Biện pháp tiết kiệm các chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Các chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp nhìn chung tương tự giống với các khoản chi phí sản xuất chung vì vậy hướng giải pháp tương đối giống nhau. Thông thường, khoản mục chi phí này tương đối khó đưa ra giải pháp nhằm hạ giá thành sản xuất của doanh nghiệp thì hướng giải pháp ở đây tập trung giải quyết vấn đề về giá thành toàn bộ. Hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp chỉ có thể thấy rõ nét khi doanh nghiệp tiến hành phân tích để lấy kết quả phục vụ cho công tác quản lý. Một số biện pháp khác Biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm: Chất lượng sản phẩm là một trong những yếu tố quyết định tới thắng lợi của công ty trên thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt. Qua quá trình tìm hiểu ở công ty Dệt vải Công nghiệp Hà Nội, em thấy rằng chất lượng sản phẩm của công ty không ổn định. Sản phẩm của công ty vẫn bị khách hàng trả lại do không đảm bảo chất lượng cũng như đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Do đó việc tăng năng suất lao động phải gắn liền với việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Để nâng cao chất lượng sản phẩm thì công ty có thể áp dụng các biện pháp sau đây : Kiểm tra chất lượng sản phẩm, đóng dấu kiểm tra vào các sản phẩm đạt chất lượng, loại các sản phẩm hỏng ra khỏi dây chuyền sản xuất, tham gia giám sát việc chấp hành quy trình công nghệ sản xuất. Kiểm tra giám sát việc bảo quản, cấp phát các loại nguyên vật liệu, bán thành phẩm và các loại dụng cụ, phụ tùng. Biện pháp nhằm tổ chức tốt công tác tài chính doanh nghiệp Công tác tài chính doanh nghiệp hiện nay ngày càng có vai trò to lớn trong công tác quản trị doanh nghiệp và việc tiết kiệm chi phí kinh doanh, hạ thấp giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp. Do đó, tổ chức tốt công tác tài chính doanh nghiệp là một trong những biện pháp cần thiết để tiết kiệm chi phí kinh doanh và hạ thấp giá thành sản phẩm. Hiện nay công tác tài chính tại công ty Dệt vải Công nghiệp Hà Nội còn nhiều hạn chế, biểu hiện như sau : Cơ cấu bộ máy tài chính của công ty không rõ ràng. Bộ máy tài chính gộp chung với bộ máy kế toán. Nhân viên làm công tác tài chính kế toán chủ yếu làm công tác kế toán, ít quan tâm đến các nghiệp vụ tài chính. Hoạt động tài chính của công ty chưa giao lưu linh động với môi trường bên ngoài. Thị trường vốn vẫn là một lĩnh vực bỏ ngỏ đối với công ty. Tất cả những hạn chế đó đòi hỏi công ty phải tổ chức tốt hơn công tác tài chính doanh nghiệp. Muốn vậy công ty phải phân định rõ ràng các nghiệp vụ tài chính và nghiệp vụ kế toán, giao trách nhiệm cụ thể đến từng nhân viên. Công ty mở rộng hơn nữa hoạt động tài chính, hướng ra thị trường và tận dụng các tiềm lực tài chính của mình để đầu tư thông qua thị trường... Có như vậy công tác tài chính của công ty mới thực sự có ý nghĩa trong công tác quản trị nói chung và công tác quản lý chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm nói riêng. Tăng cường các biện pháp xúc tiến bán hàng và các dịch vụ sau bán Các biện pháp quảng cáo, khuyếch trương bán hàng và các dịch vụ sau bán là các hoạt động nhằm làm tăng khối lượng sản phẩm bán ra từ đó làm tăng doanh thu, lợi nhuận. Cơ chế thị trường càng phát triển thì các biện pháp nhằm khuếch trương thanh thế của mình càng có vai trò quan trọng. Hiện nay công việc quảng cáo và xúc tiến bán hàng của công ty chỉ dừng lại ở trên các tạp chí chuyên ngành dệt may, tham gia các hội chợ triển lãm hàng công nghiệp, tài trợ cho các chương trình thể thao trong ngành, quảng cáo sản phẩm và giới thiệu hình ảnh trên trang Web. Vì thế công ty có thể tiến hành một số giải pháp sau : Công ty cần tích cực duy trì và đầu tư mạnh hơn nữa vào quảng cáo các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh bằng nhiều hình thức tuyên truyền quảng cáo thực hiện qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc qua đường bưu điện mang thông tin tới tận tay khách hàng. Công ty nên duy trì việc tham gia hội chợ triển lãm vì đây là cơ hội giúp công ty tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.. lắng nghe ý kiến phản hồi từ khách hàng. Quảng cáo trên mạng là hình thức quảng cáo mới, cập nhật, tiện lợi và có khả năng truyền đạt thông tin rộng rãi tới tận từng khách hàng tạo lòng tin tưởng, an tâm cho khách hàng khi mua sản phẩm mà chi phí lại thấp. Do đó đây là hướng giải pháp mang lại hiệu quả kinh tế cao. Công ty cần mở rộng quảng cáo trên các báo tạp chí kinh tế như thời báo kinh tế Việt Nam, tạp chí thương mại... Đây là những phương tiện có tính chất phổ biến hơn so với các tạp chí chuyên ngành, độc giả của các tạp chí này đều là những người quan tâm đến lĩnh vực kinh doanh và họ có thể là những khách hàng tiềm năng của công ty. Công ty cần tổ chức một đội ngũ nhân viên chuyên làm nhiệm vụ chào hàng và nghiên cứu thị trường. Đội ngũ này sẽ trực tiếp tới khách hàng hiện tại và những khách hàng tiềm năng để giới thiệu sản phẩm của công ty hoặc giải đáp các thắc mắc về sản phẩm để có biện pháp xử lý kịp thời làm hài lòng khách hàng, thiết lập các mối quan hệ giao dịch thương mại. Vì thế vấn đề nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ bán hàng và đội ngũ quản trị bán hàng phải được quan tâm thường xuyên. Thực hiện chính sách giá cả hợp lý Giá cả là một trong những yếu tố hấp dẫn đối với khách hàng. Nhưng hiện nay trong chính sách giá cả Công ty không áp dụng các hình thức chiết khấu bán hàng, mua hàng để khuyến khích những khách hàng mua hàng với số lượng lớn, hoặc mua hàng trả tiền ngay, mua hàng trả trước thời hạn. Thường xuyên kiểm tra khả năng thanh toán của khách hàng và có thể từ chối cung cấp hàng cho những khách hàng không có khả năng thanh toán hay không đáng tin cậy về thanh toán. Đây là vấn đề cần quan tâm để tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn nữa. XN may

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0309.doc
Tài liệu liên quan