Một số ý kiến đóng góp đối với dự thảo luật giáo dục sửa đổi

Về kỹ thuật trình bày Bên cạnh những điều chỉnh về nội dung, Dự thảo luật cũng cần được hoàn thiện thêm về kỹ thuật trình bày: Thứ nhất, Dự thảo chưa thống nhất trong việc viết hoa tên luật. Ví dụ: trong phần căn cứ Dự thảo viết Luật Giáo dục nhưng trong Điều 1 lại viết Luật giáo dục. Theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 351/2017/ UBTVQH14 ngày 14/3/2017 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước thì sẽ viết hoa ký tự đầu tiên trong tên luật như “Luật Quản lý nợ công”. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, cần xem xét chỉnh sửa lại tên của luật tại các điều sau: Điều 1, Điều 35, Điều 38, Điều 46, Điều 96, Điều 97, Điều 119, Điều 120. Thứ hai, khoản 3 Điều 9 Dự thảo luật quy định: “Ngoại ngữ quy định trong chương trình giáo dục là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến trong giao dịch quốc tế. Việc tổ chức dạy ngoại ngữ trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác cần bảo đảm để người học được học liên tục và có hiệu quả”. Chúng tôi cho rằng, trong giáo dục đào tạo, hoạt động giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa các cơ sở đào tạo trong nước với cơ sở đào tạo của nước ngoài là khá phổ biến. Vì vậy, thay vì cụm từ “giao dịch quốc tế”, chúng tôi đề nghị sử dụng cụm từ “giao tiếp quốc tế”.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 257 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số ý kiến đóng góp đối với dự thảo luật giáo dục sửa đổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP ĐỐI VỚI DỰ THẢO LUẬT GIÁO DỤC SỬA ĐỔI Tóm tắt: Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi ngày 27/9/2018 đã thể hiện được tinh thần cải cách, đổi mới, dần tiến đến hoàn thiện hệ thống giáo dục của nước ta. Bên cạnh đó, vẫn còn một số nội dung cần được tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện. Võ Nguyễn Nam Trung* * Khoa Luật - Trường ĐH Cần Thơ. Abstract The Bill of Law on Education Law (amendation) (version of September 27, 2018) has shown the spirit of reform and innovation, gradually orienting towards improvements of the education system of our country. Besides, there are still a number of contents that need to be reviewed for further improvements. Thông tin bài viết: Từ khóa: dự thảo, sửa đổi, giáo dục, đào tạo, luật giáo dục Lịch sử bài viết: Nhận bài : 15/10/2018 Biên tập : 14/11/2018 Duyệt bài : 21/11/2018 Article Infomation: Keywords: bill of law, amendment, education, training, Law on Education Article History: Received : 15 Oct. 2018 Edited : 14 Nov. 2018 Approved : 21 Nov. 2018 Hầu hết các nội dung trong Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi ngày 27/9/2018 (Dự thảo luật) đã thể hiện được tinh thần cải cách, đổi mới, dần tiến đến hoàn thiện hệ thống giáo dục của nước ta. Qua đó phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc và ý thức công dân toàn cầu; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và 1 Điều 2 Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi. bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế1. Tuy nhiên, Dự thảo luật vẫn còn có một số vấn đề cần tiếp tục được chỉnh sửa. 1. Giải thích và sử dụng các thuật ngữ Thuật ngữ “niên chế”. Khoản 8 Điều 4 Dự thảo luật quy BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 22 Số 24(376) T12/2018 định: “Niên chế là hình thức tổ chức quá trình giáo dục, đào tạo theo năm học”. Tuy nhiên, ở các nội dung sau đó, Dự thảo luật lại chuyển sang sử dụng thuật ngữ năm học. Ví dụ, khoản 4 Điều 7 quy định: “Chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo năm học đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông; theo năm học hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ đối với giáo dục nghề nghiệp; theo hình thức tích lũy tín chỉ, năm học hoặc phối hợp giữa hình thức tích lũy tín chỉ và năm học đối với giáo dục đại học”; Để bảo đảm sự thống nhất, khi một thuật ngữ đã được giải thích chính thức trong luật thì cần phải sử dụng thuật ngữ đó trong các điều khác của văn bản, tránh sử dụng những thuật ngữ đồng nghĩa. Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý, việc thay thế này không áp dụng một cách cơ học để thay tất cả những từ năm học thành niên chế. Tùy theo ngữ cảnh mà vận dụng cho linh hoạt, ví dụ, điểm a khoản 1 Điều 27 Dự thảo luật quy định: “Giáo dục tiểu học được thực hiện trong năm năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là sáu tuổi và được tính theo năm”. Giải thích phân biệt nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân chưa hợp lý. Khoản 15 Điều 4 Dự thảo luật quy định: “Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên thực hiện hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục”; khoản 16 Điều 4 Dự thảo luật quy định: “Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam”. Quy định của điều luật mới dựa trên yếu tố quốc tịch để phân biệt cá nhân là nhà đầu tư trong nước hay nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, dấu hiệu cơ bản là cá nhân nhà đầu tư có quốc tịch Việt Nam hay có quốc tịch nước ngoài. Phương án này chưa tính đến trường hợp một nhà đầu tư vừa có quốc tịch Việt Nam vừa có quốc tịch nước ngoài (theo quy định của Điều 5 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014, Nhà nước Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật này có quy định khác). Để khắc phục hạn chế này, Dự thảo luật có thể lựa chọn một trong hai phương án sau: (i) Chỉ xem cá nhân có một quốc tịch và quốc tịch duy nhất đó là Việt Nam là nhà đầu tư trong nước, còn cá nhân vừa có quốc tịch Việt Nam vừa có quốc tịch nước ngoài là nhà đầu tư nước ngoài và cần quy định bổ sung về vấn đề quốc tịch này vào định nghĩa; (ii) Quy định mở đối với cá nhân vừa có quốc tịch Việt Nam vừa có quốc tịch nước ngoài theo hướng cho họ lựa chọn tư cách công dân nước nào khi thực hiện đầu tư trong lĩnh vực giáo dục và họ phải sử dụng hộ chiếu, giấy tờ hợp pháp để chứng minh cho quốc tịch đó. 2. Văn bằng, chứng chỉ Điều 10 Dự thảo luật quy định: “Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân gồm bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ”. Quy định này dành chung cho cả hệ thống giáo dục, bao gồm cả giáo dục đại học. Như vậy, người tốt nghiệp đại học được cấp bằng cử nhân hoặc văn bằng tương đương đối với một số ngành đào tạo theo định hướng nghề nghiệp chuyên sâu. Việc đặt tên văn bằng là bằng cử nhân dẫn đến sự nhập nhằng với các danh hiệu cử nhân, kỹ sư, bác sĩ Bên cạnh đó, điểm b khoản 1 Điều 72 Dự thảo luật cũng không sử dụng tên gọi văn bằng này là bằng cử nhân mà sử dụng với tên gọi là bằng tốt nghiệp đại học (bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc bằng tốt nghiệp đại học và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở). Chúng tôi cho rằng, để tránh nhầm lẫn cần sử dụng tên gọi bằng đại học hoặc bằng tốt nghiệp đại BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 23Số 24(376) T12/2018 học như đang áp dụng hiện nay2. 3. Tôn giáo trong trường học Điều 19 Dự thảo luật quy định: “Không truyền bá tôn giáo, tiến hành các nghi thức tôn giáo trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân, của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân”. Dự thảo luật sử dụng thuật ngữ “nghi thức tôn giáo” là chưa đồng bộ với các quy định về tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 không sử dụng thuật ngữ này. Việc sử dụng thuật ngữ không thống nhất với các quy định của pháp luật chuyên ngành dẫn đến tình trạng nội dung cấm ở Điều này là mơ hồ vì sẽ không xác định được hành vi như thế nào là tiến hành các nghi thức tôn giáo. Để bảo đảm phù hợp với pháp luật chuyên ngành về tôn giáo, chúng tôi đề nghị thể hiện lại Điều 19 của Dự thảo luật như sau: “Không truyền bá tôn giáo, tiến hành các lễ nghi, sinh hoạt tôn giáo trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân, của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân”. 4. Thanh tra giáo dục Dự thảo dành ba điều ở mục 4 Chương VIII quy định về thanh tra giáo dục. Tại mục này, các quy định về thanh tra nhà nước ngành giáo dục và thanh tra cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học được trình bày xen kẽ nhau trong từng điều. Đối với thanh tra nhà nước ngành giáo dục, các quy định dừng lại ở mức độ chỉ dẫn. Khoản 1 Điều 11 Dự thảo quy định: “Tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra”; khoản 1 Điều 113 Dự thảo nhắc lại: “Tổ chức và hoạt động thanh tra 2 Khoản 1 Điều 38 Luật Giáo dục đại học năm 2012. 3 Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ, Đặc san tuyên truyền pháp luật: Chủ đề Thanh tra và Pháp luật về thanh tra, 6/2012, tr. 21. giáo dục được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra”. Việc quy định trùng lặp như vậy cần được khắc phục. Ngoài ra, vấn đề đặt ra ở đây là có nên quy định dẫn chiếu một cách chung chung sang pháp luật thanh tra như Dự thảo luật hay không. Đến tháng 6/2012, bên cạnh Luật Thanh tra năm 2010, khoảng 50 văn bản luật, pháp lệnh đã có những quy định liên quan đến thanh tra. Nguyên nhân của hiện tượng này là việc quan niệm thanh tra, kiểm tra là một chu trình của quản lý nhà nước, cho nên, trong mọi lĩnh vực cũng cần có hoạt động thanh tra, kiểm tra. Quan niệm này một mặt, làm cho hệ thống pháp luật thanh tra khó bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất; mặt khác, làm giảm hiệu quả tác động của Luật Thanh tra trên thực tế và cũng dẫn đến những khó khăn trong việc xác định phạm vi điều chỉnh của Luật Thanh tra3. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, nếu không đặc thù, các luật và pháp lệnh không nên xây dựng quy định riêng về thanh tra. Điều này là cần thiết nhằm đảm bảo một hệ thống pháp luật thanh tra thống nhất, đồng bộ. Đối với thanh tra nội bộ cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học, chúng tôi cho rằng, cần được quy định đầy đủ hơn. Bên cạnh giám sát ngoài của thanh tra nhà nước đối với ngành giáo dục thì cơ chế giám sát nội bộ của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục đại học cũng đóng vai trò quan trọng trong công tác đảm bảo pháp chế, giữ gìn trật tự, kỷ cương và nề nếp trường học. Chúng tôi đề nghị sửa đổi, bổ sung trong mục 4 Chương VIII Dự thảo luật theo hướng sau: (i) Quy định một điều riêng về thanh tra nhà nước với nội dung: Thanh tra nhà nước về giáo dục và đào tạo thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra, Luật Giáo dục đại học và Luật Giáo dục nghề nghiệp; BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 24 Số 24(376) T12/2018 (ii) Quy định về thanh tra nội bộ trường học theo hướng bắt buộc có thanh tra nội bộ đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học; đối với những cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học có quy mô nhỏ, không đảm bảo nguồn nhân lực thì phải có phân công người phụ trách thanh tra, pháp chế; (iii) Quy định thủ trưởng cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học chịu trách nhiệm về công tác thanh tra nội bộ; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định cụ thể về vấn đề thanh tra nội bộ trường học. 5. Quy định về tuổi của người học Điểm b, điểm c khoản 1 Điều 27 Dự thảo luật quy định: “b) Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong bốn năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là mười một tuổi và được tính theo năm; c) Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong ba năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là mười lăm tuổi và được tính theo năm. Học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông có thể học lên đại học hoặc theo học các chương trình đào tạo nghề nghiệp”. Chúng tôi cho rằng, việc quy định tuổi của cá nhân cần được diễn đạt để có cách hiểu thống nhất và có cơ sở để tính toán chính xác trên thực tế. Vì vậy, chúng tôi đề nghị điểm b, điểm c nêu trên quy định tuổi tối thiểu được vào học ở các cấp học tương ứng và những ngoại lệ cho việc học trước tuổi sẽ được ghi nhận ở khoản 2 của cùng Điều này. Theo quy định của khoản 2 Điều 27 Dự thảo luật, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về trường hợp học vượt lớp, học ở tuổi cao hơn, học lưu ban. Tuy nhiên, Dự thảo luật lại chưa quy định về trường hợp được học trước tuổi. Để bảo đảm quyền học tập của công dân, Dự thảo luật cần bổ sung vào khoản 2 Điều 27 quy định về việc cho phép học trước tuổi đối với học sinh. 6. Về kỹ thuật trình bày Bên cạnh những điều chỉnh về nội dung, Dự thảo luật cũng cần được hoàn thiện thêm về kỹ thuật trình bày: Thứ nhất, Dự thảo chưa thống nhất trong việc viết hoa tên luật. Ví dụ: trong phần căn cứ Dự thảo viết Luật Giáo dục nhưng trong Điều 1 lại viết Luật giáo dục. Theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 351/2017/ UBTVQH14 ngày 14/3/2017 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước thì sẽ viết hoa ký tự đầu tiên trong tên luật như “Luật Quản lý nợ công”. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, cần xem xét chỉnh sửa lại tên của luật tại các điều sau: Điều 1, Điều 35, Điều 38, Điều 46, Điều 96, Điều 97, Điều 119, Điều 120. Thứ hai, khoản 3 Điều 9 Dự thảo luật quy định: “Ngoại ngữ quy định trong chương trình giáo dục là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến trong giao dịch quốc tế. Việc tổ chức dạy ngoại ngữ trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác cần bảo đảm để người học được học liên tục và có hiệu quả”. Chúng tôi cho rằng, trong giáo dục đào tạo, hoạt động giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa các cơ sở đào tạo trong nước với cơ sở đào tạo của nước ngoài là khá phổ biến. Vì vậy, thay vì cụm từ “giao dịch quốc tế”, chúng tôi đề nghị sử dụng cụm từ “giao tiếp quốc tế”. Thứ ba, cần bổ sung vào khoản 2 Điều 32 Dự thảo luật đơn vị hành chính thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương cho phù hợp với Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015. Theo đó, khoản 2 Điều 32 được thể hiện như sau: “Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện)”. BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 25Số 24(376) T12/2018 Thứ tư, viết tắt cấp huyện, cấp tỉnh. Điều 32 Dự thảo luật đặt ra vấn đề viết tắt cấp huyện, cấp tỉnh đối với các loại đơn vị hành chính tương ứng, trong khi đó, Điều 30 Dự thảo luật đã đề cập đến các đơn vị hành chính này. Ngoài ra, chúng tôi cho rằng, đối với chức danh Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo hay Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo không cần phải ghi là Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cấp tỉnh hay Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện vì như vậy là không cần thiết. Thứ năm, cần sắp xếp lại thứ tự của các điều 119 và 120 của Dự thảo luật. Chúng tôi cho rằng, nên đưa quy định về hiệu lực thi hành (Điều 120) thay cho vị trí của Điều 119 (quy định chuyển tiếp). Đồng thời, sửa đổi khoản 1 Điều 119 về hiệu lực thi hành như sau: “1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày * tháng * năm 2019, trừ trường hợp quy định tại Điều 120 của Luật này”■ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi (Dự thảo ngày 27/9/2018). 2. Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (Dự thảo ngày 19/9/2018). 3. Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1998 (hết hiệu lực). 4. Luật Giáo dục năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2014, 2015. 5. Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014. 6. Luật Giáo dục đại học năm 2012. 7. Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014 sửa đổi bổ sung năm 2015, 2017. 8. Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. 9. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016. 10. Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ, Đặc san tuyên truyền pháp luật: Chủ đề Thanh tra và Pháp luật về thanh tra, Số 6/2012. CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN... (Tiếp theo trang 21) hoạt động trong phạm vi kinh doanh nhỏ hoặc vừa. Thứ hai, các ngành nghề kinh doanh luôn đòi hỏi sự an toàn cao về mặt pháp lý như y tế (mở phòng khám chữa bệnh tư nhân, cửa hàng bán thuốc, các vật tư ngành y tế), dịch vụ pháp lý (văn phòng, công ty luật, dịch vụ công chứng tư, thừa phát lại), nhóm tư vấn thiết kế (xây dựng, kiến trúc, thi công), hay kiểm toán, dược phẩm, hóa chất thì không nên cho phép kinh doanh dưới hình thức của công ty TNHH một thành viên. Bởi đây đều là các ngành nghề đòi hỏi sự an toàn rất cao về mặt pháp lý và yêu cầu trách nhiệm cá nhân rất cao đối với những chủ thể kinh doanh các dịch vụ kể trên. Điều đó buộc người chủ kinh doanh phải có ý thức trách nhiệm và cả tính cẩn trọng cao, nhất là việc phải đảm bảo chất lượng dịch vụ, qua đó bảo vệ lợi ích người tiêu dùng và của toàn xã hội. Vì thế, để có thể kinh doanh các dịch vụ trên, đòi hỏi người kinh doanh phải chịu trách nhiệm vô hạn. Hay có thể nói, sẽ là hiệu quả và phù hợp hơn khi công ty TNHH một thành viên chỉ nên được phép kinh doanh trong các lĩnh vực không đòi hỏi sự chịu trách nhiệm cao về mặt pháp lý và tài sản. Thiết nghĩ, quy định này không làm hạn chế quyền tự do kinh doanh. Bởi đây có thể góp phần định hướng các ngành nghề kinh doanh đi theo đúng trật tự, hoạt động an toàn, hiệu quả và phù hợp với thế mạnh của loại hình công ty TNHH một thành viên■ BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 26 Số 24(376) T12/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_y_kien_dong_gop_doi_voi_du_thao_luat_giao_duc_sua_doi.pdf
Tài liệu liên quan