Tiếp theo, hiện nay thủ tục xử phạt VPHC
trong GTĐB đang diễn ra theo một trình tự
khép kín; từ giai đoạn phát hiện vi phạm đến ra
quyết định xử phạt và tổ chức thi hành quyết
định xử phạt đều do một chủ thể tiến hành, vì
vậy trong một số trường hợp việc xử phạt
không được tiến hành đúng về nội dung, hình
thức nhưng cũng không bị kiểm tra, phát hiện
dẫn đến thiệt thòi cho người vi phạm. Chính vì
vậy trong hoạt động xử phạt VPHC, chúng ta
cần thay đổi theo hướng chuyển thẩm quyền
xử phạt cho các cơ quan tư pháp, điều này sẽ
giảm thiểu được các hành vi vi phạm pháp luật
trong công tác xử phạt của các lực lượng chức
năng, bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của
công dân.
Vấn đề cuối cùng trong thủ tục xử phạt có
lập biên bản, đó là hiện nay Luật xử lý VPHC
cũng như các quy định về xử phạt VPHC trong
lĩnh vực GTĐB được quy định tại Nghị định
46/2016/NĐ-CP không cho phép chuyển đổi
(thay đổi) hình thức xử phạt, nhưng trong thực
tiễn hoạt động xử phạt VPHC nói chung, xử
phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB nói riêng
nhận thấy, có những trường hợp người vi phạm
không có khả năng thực hiện các quyết định xử
phạt và các cơ quan có thẩm quyền cũng không
thể thực hiện cưỡng chế việc thi hành quyết
định phạt tiền trong một số trường hợp, mà
theo quy định của pháp luật thì lại không có
quyền thay đổi (chuyển đổi) hình thức xử phạt,
vì vậy rất khó khăn trong việc thực hiện các
quyết định xử phạt. Chính vì vậy trong công
tác hoàn thiện pháp luật, các nhà làm luật cũng
cần phải có những dự liệu cụ thể để khi gặp
những tình huống không thể thực hiện được
quyết định xử phạt thì có những biện pháp dự
phòng để các chủ thể có thẩm quyền có thể linh
hoạt trong chuyển đổi hình thức xử phạt, bảo
đảm tất cả các hành vi vi phạm đều bị xử lý
nghiêm minh.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 370 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số ý kiến hoàn thiện các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
48
MỘT SỐ Ý KIẾN HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH
VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT NAM
Đinh Phan Quỳnh1
Vi phạm pháp luật hành chính nói chung,
vi phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực
giao thông đường bộ (GTĐB) nói riêng trong
nhiều năm trở lại đây luôn là vấn đề vô cùng
nhức nhối của xã hội. Theo báo cáo của Cục
Cảnh sát giao thông (C67) – Bộ Công an,
hàng năm lực lượng Cảnh sát giao thông
(CSGT) cả nước xử phạt khoảng 5.000.000
trường hợp vi phạm pháp luật về GTĐB, thu
về kho bạc nhà nước khoảng 3.000 tỷ đồng.
Có thể nhận thấy trong thời gian qua, công tác
xử phạt VPHC của các lực lượng chức năng
đã có những cải thiện nhất định, tuy nhiên trên
thực tế, với các quy định của pháp luật hiện
hành, các lực lượng chức năng vẫn còn gặp
những khó khăn nhất định trong công tác xử
phạt. Vì vậy việc nâng cao chất lượng và hiệu
quả của hoạt động xử phạt rất cần đến việc
hoàn thiện những quy định liên quan đến hoạt
động này. Trong phạm vi bài viết, tác giả xin
đề xuất một số một số nội dung liên quan đến
hoạt động xử phạt VPHC trong lĩnh vực
GTĐB như: Hoàn thiện chế định về hành vi;
đối tượng; hình thức xử phạt, với mục đích
góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động này
trên thực tế, góp phần xây dựng một xã hội
giao thông an toàn, thân thiện.
Thứ nhất, hoàn thiện chế định về hành vi
vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ.
Về cơ bản các hành vi VPHC trong lĩnh
vực GTĐB đã được liệt kê tương đối đầy đủ
tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP (Nghị định
46/2016) và mức xử phạt đối với các hành vi
này cũng tương đối phù hợp, tuy nhiên qua
khảo sát thực tế, tác giả nhận thấy ở một số
hành vi cụ thể, cần có sự điều chỉnh nhất định
để từ đó tính hiệu quả trong công tác xử phạt
của các lực lượng chức năng được bảo đảm
hơn. Cụ thể như sau:
1 Trường Đại học Cảnh sát nhân dân
Tóm tắt tiếng Việt: Trên cơ sở phân tích một số quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam, nội dung bài viết tập trung trình bày một
số ý kiến về hoàn thiện các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường bộ ở Việt Nam như về chế định về hành vi vi phạm hành chính; về đối tượng
bị xử lý; hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ..., với mong
muốn xây dựng một xã hội giao thông an toàn và thân thiện tại Việt Nam, đáp ứng yêu cầu hội
nhập và phát triển.
Từ khóa: Vi phạm hành chính; Giao thông đường bộ
Nhận bài: 05/01/2017; Hoàn thành biên tập: 05/02/2017; Duyệt đăng: 06/03/2017
Tóm tắt tiếng Anh:
Summary: On the basis of showing certain legal regulations on dealing with administrative
breaches in the area of land-way traffic in Vietnam, the article focuses on proposing ideas and
views on perfecting existing legal regulations on adressing administrative breaches in land-way
traffic in the country, concerning regulations on administrative breaches; adressed subjects; as
well as brackets of punishment imposed on such breaches in the field of land-way traffic, with
a view to developing a Vietnamese society of secured and friendly traffic, thereby satisfactorily
meeting demands of further international integration and national growth.
Key words: administrative breaches; land-way traffic
Soá 2/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
49
- Đối với hành vi vi phạm quy tắc giao
thông của người đi bộ, hiện theo Điều 9 của
Nghị định 46/2016/NĐ-CP, thì có thể bị xử
phạt đến 60.000đ, tuy nhiên trên thực tế rất
khó xử phạt đối với hành vi này, bởi các biện
pháp bảo đảm việc thi hành quyết định xử phạt
VPHC đối với hành vi này khó áp dụng. Bên
cạnh đó, phần lớn người dân chưa hiểu biết về
những quy định pháp luật dành cho người đi
bộ. Ngoài ra, nhiều người đi bộ thường không
mang theo giấy tờ tùy thân (cơ sở để xử lý vi
phạm hành chính) gây khó khăn trong việc xác
minh nhân thân và xử phạt khi có hành vi vi
phạm trật ATGT. Mặt khác, hệ thống vỉa hè
dành cho người đi bộ chưa được quy hoạch,
bố trí hợp lý, tình trạng lấn chiếm lòng đường,
vỉa hè làm nơi buôn bán, kinh doanh xảy ra
thường xuyên, kết cấu hạ tầng giao thông có
nơi chưa đầy đủ, đồng bộ như vạch sơn, đèn
tín hiệu cho người đi bộ sang đường. Chính
bởi những lý do trên, theo quan điểm của tác
giả, đối với hành vi vi phạm quy tắc giao
thông của người đi bộ, nếu chưa gây hậu quả
thực tế, thì chỉ nên áp dụng hình thức nhắc nhở
tại chỗ, như vậy tính giáo dục đối với người
vi phạm sẽ cao hơn.
- Tại điểm i khoản 3 Điều 6 Nghị định
46/2016/NĐ-CP quy định: Người điều khiển,
người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm
cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo
hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài
quai đúng quy cách khi tham gia giao thông
trên đường bộ; thì sẽ bị phạt tiền từ 100.000đ
đến 200.000đ. Quy định như vậy đã gây khó
khăn cho các lực lượng chức năng khi thực
hiện quyết định xử phạt. Bởi trên thực tế đã có
trường hợp khi phát hiện thấy lực lượng chức
năng, thì người “ngồi trên xe” đã chuyển thành
tư thế “đứng trên xe”, vì vậy không thể xử
phạt. Để khắc phục tình trạng này luật không
cần quy định là “người điều khiển”, hay
“người ngồi trên xe”, mà chỉ cần quy định là
“người tham gia giao thông trên phương tiện
mô tô, xe gắn máy” là đủ. Hay như việc loại
trừ lỗi không đội mũ bảo hiểm của “trẻ em
dưới 6 tuổi”, cũng rất khó thực hiện, bởi thực
tế việc xác định đúng độ tuổi của trẻ em để ra
quyết định xử phạt là một điều không đơn
giản, vì vậy nên quy định việc bắt buộc phải
đội mũ bảo hiểm đối với trẻ em khi tham gia
giao thông trên xe mô tô, xe gắn máy, trừ
trường hợp quá nhỏ (được bố, mẹ bế/ôm trong
lòng).
- Việc Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định
việc xử phạt đối với hành vi “không làm thủ
tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe
trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo
quy định khi mua, được cho, được tặng, được
phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài
sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương
tự xe mô tô” là không hợp lý, bởi thực chất,
hành vi không chuyển quyền sở hữu (hoặc
chậm), thuộc phạm vi điều chỉnh của Bộ luật
dân sự, cũng như các quy định của pháp luật
về thuế và lệ phí.
Thứ hai, hoàn thiện chế định về đối tượng
bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao
thông đường bộ.
Theo quy định của Luật xử lý VPHC năm
2012 (Điều 5) và Điều 2 Nghị định số
46/2016/NĐ-CP thì đối tượng bị xử phạt
VPHC trong lĩnh vực GTĐB là cá nhân, tổ
chức có hành vi VPHC trong lĩnh vực GTĐB
trên lãnh thổ Việt Nam. Qua đó, đối với cá
nhân thì độ tuổi phải chịu trách nhiệm hành
chính là từ đủ 14 tuổi trở lên, trong khi đó hiện
nay việc trẻ em có độ tuổi từ 12 đến dưới 14
thường xuyên có những hành vi vi phạm pháp
luật về GTĐB. Tuy nhiên, các lực lượng chức
năng không thể xử phạt. Chính vì vậy, để đảm
bảo tính giáo dục, răn đe và phòng ngừa chung,
trong lĩnh vực GTĐB cần nghiên cứu để quy
định độ tuổi chịu trách nhiệm cho phù hợp.
Tiếp theo đó, Luật xử lý VPHC cũng quy
định với cùng một hành vi vi phạm mà phải
chịu hình thức phạt tiền thì mức phạt tiền đối
với tổ chức sẽ bằng 2 lần đối với cá nhân. Tuy
nhiên trong thực tế có những hành vi VPHC
trong lĩnh vực GTĐB được thực hiện bởi hộ
gia đình, và trong trường hợp này rất khó cho
các lực lượng chức năng thực hiện quá trình xử
phạt bởi không xác định được đây là vi phạm
của ai (cá nhân hay tổ chức) để từ đó có được
hình thức xử phạt phù hợp. Chính vì vậy trong
Luật xử lý VPHC cũng như các văn bản hướng
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
50
dẫn thi hành cần phải có quy định cụ thể về vấn
đề này.
Thứ ba, hoàn thiện các quy định của pháp
luật về các hình thức xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Phạt cảnh cáo
Cảnh cáo là một trong những hình thức
xử phạt chính được áp dụng đối với cá nhân,
tổ chức có hành vi VPHC không nghiêm
trọng, có tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với
VPHC do người chưa thành niên từ đủ 14
tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. So với các
hình thức xử phạt khác, cảnh cáo là hình thức
xử phạt nhẹ hơn, mang ý nghĩa giáo dục
nhiều hơn là trừng phạt. Tuy nhiên, cảnh cáo
thể hiện thái độ răn đe của nhà nước đối với
cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật về GTĐB,
do đó nó vẫn mang tính cưỡng chế nhà nước,
gây cho người bị xử phạt những thiệt hại nhất
định về mặt tinh thần. Hình thức này xét về
bản chất là phù hợp với mục đích của xử phạt
VPHC trong lĩnh vực GTĐB, vì đối với nhiều
vi phạm trong lĩnh vực này cái chính là nhắc
nhở, giáo dục việc tôn trọng và chấp hành trật
tự GTĐB. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay
trong lĩnh vực GTĐB phần lớn người có
thẩm quyền xử phạt không tiến hành xử phạt
bằng hình thức cảnh cáo, vì cảnh cáo cũng
phải lập văn bản, hơn nữa nó không để lại ấn
tượng gì cho người vi phạm và việc tổ chức
thực hiện quyết định xử phạt cảnh cáo gần
như là không có; vì vậy, hình thức này thực tế
không có nhiều tác dụng. Vì vậy theo quan
điểm của tác giả, nên bỏ hình thức xử phạt
cảnh cáo mà thay vào đó là giáo dục, nhắc
nhở tại chỗ (đối với người chưa thành niên),
hoặc phạt lao động công ích (đối với người
đã thành niên); còn đối với hành vi vi phạm
của tổ chức thì không áp dụng hình thức xử
phạt cảnh cáo.
Phạt tiền
Hiện nay mức phạt tiền đối với từng hành
vi VPHC trong lĩnh vực GTĐB được quy định
cụ thể tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP (từ
50.000đ đến 80.000.000đ); trong một thời gian
ngắn (từ 2005 đến nay), Chính phủ đã ban
hành tới 09 Nghị định về xử phạt VPHC trong
lĩnh vực GTĐB với các thay đổi chủ yếu là
mức tiền xử phạt đối với từng hành vi cụ thể.
Điều đó cho thấy việc ấn định mức phạt tiền
cụ thể cho từng hành vi vi phạm là không thực
sự phù hợp. Hơn thế, hiện nay mức sống, mức
thu nhập của các vùng, miền, địa phương ở
nước ta còn nhiều chênh lệch, vì vậy việc ấn
định một mức phạt như vậy sẽ khó bảo đảm
được tính giáo dục, phòng ngừa chung. Vì vậy
cần quy định mức phạt tiền đối với từng hành
vi vi phạm dựa trên mức lương tối thiểu vùng
được Chính phủ quy định; như vậy nếu có biến
động tăng, hay giảm của mức lương tối thiểu
thì mức phạt tiền cũng sẽ tự động được điều
chỉnh một cách phù hợp và quy định như vậy
phần nào cũng khắc phục được tình trạng với
cùng một hành vi, một mức phạt như nhau
những tính giáo dục, phòng ngừa, răn đe lại
khác nhau.
Tước quyền sử dụng giấy phép chứng chỉ
hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động
có thời hạn
Là một hình thức xử phạt bổ sung trong
lĩnh vực GTĐB, nhưng có thể nhận thấy đây là
một hình thức xử phạt có tính răn đe, phòng
ngừa tốt. Tuy nhiên hiện nay việc quy định thời
hạn tước giấy phép là từ 1 tháng đến 24 tháng
là quá dài, chính vì vậy nên quy định thời gian
tước tối đa là 12 tháng, bởi tất cả các hoạt động
xử lý vi phạm pháp luật nói chung, VPHC
trong GTĐB nói riêng đều nhằm mục đích cao
nhất là giáo dục, cảm hóa người vi phạm chứ
không đặt nặng yếu tố trừng trị.
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử
dụng để vi phạm hành chính
Trong lĩnh vực GTĐB, việc tịch thu tang
vật, phương tiện được sử dụng để VPHC
được áp dụng như là một hình thức xử phạt
bổ sung đối với một số hành vi vi phạm cụ
thể như đua xe mô tô, xe gắn máy, xe máy
điện trái phép; đua xe ô tô trái phép, tuy
nhiên do hiện nay quy định về tịch thu
phương tiện được quy định tại Nghị định
46/2016/NĐ-CP là không rõ ràng, vì vậy
trong trường hợp nếu người vi phạm không
phải là chủ sở hữu phương tiện thì việc tịch
thu sẽ vô cùng phức tạp và thông thường là
Soá 2/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
51
không tịch thu được. Do đó, đối với vấn đề
này nên quy định theo hướng khi đã có hành
vi vi phạm mà theo quy định thì bị áp dụng
hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu phương
tiện, thì dù người vi phạm có phải là chủ sở
hữu của phương tiện hay không thì đều áp
dụng hình thức xử phạt tịch thu (trừ trường
hợp phương tiện bị chiếm dụng trái phép);
trong trường hợp phát sinh tranh chấp giữa
chủ sở hữu phương tiện và người vi phạm thì
sẽ được giải quyết theo các quy định của
pháp luật dân sự.
Thứ tư, hoàn thiện pháp luật về thủ tục xử
lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao
thông đường bộ.
Về thủ tục xử phạt VPHC nói chung,
VPHC trong lĩnh vực GTĐB nói riêng hiện
nay về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của
hoạt động này; tuy nhiên qua thực tiễn áp dụng
cho thấy, để đảm bảo tính nhanh chóng, khách
quan, minh bạch trong hoạt động xử phạt, Luật
xử lý VPHC cũng như Nghị định 46/2016/NĐ-
CP cần điều chỉnh các quy định về thủ tục xử
phạt như sau:
Một là, đối với thủ tục đơn giản (thủ tục
không lập biên bản):
Thủ tục đơn giản được áp dụng để xử lý
nhanh chóng đối với một số vụ vi phạm đơn
giản, rõ ràng, không cần thời gian để xác minh
thêm như người điều khiển ô tô không thắt dây
an toàn, người điều khiển xe mô tô đi vào
đường cấm, đường một chiều không tuân thủ
theo hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông,
tuy nhiên, mức tiền được xử phạt theo thủ tục
đơn giản là quá thấp (250.000 đ đối với cá
nhân và 500.000 đ đối với tổ chức), cần nâng
lên mức 500.000 đồng đối với cá nhân và
1.000.000 đồng đối với tổ chức. Việc xử phạt
theo thủ tục này được áp dụng đối với những vi
phạm nhỏ, rõ ràng và không cần phải xác minh
vì vậy nên chăng chúng ta quy định việc bỏ
luôn quyết định xử phạt mà thay vào đó người
vi phạm chỉ cần nhận biên lai xử phạt là xong.
Đây là một vấn đề không mới, bởi trước đây
tại Pháp lệnh xử lý VPHC năm 1989 đã quy
định với những vi phạm bị phạt tiền đến 20.000
đồng thì người vi phạm cũng có quyền nhận
biên lai thu tiền phạt mà không cần ra quyết
định. Tiếp theo, hiện nay theo quy định của
Luật xử lý VPHC năm 2012, thì đối với thủ tục
này, người có thẩm quyền sẽ thực hiện quyết
định xử phạt tại chỗ (hay nói một cách khác,
người vi phạm có thể nộp trực tiếp cho người
ra quyết định xử phạt), mục đích của quy định
này là tạo điều kiện thuận lợi cho người vi
phạm, hạn chế việc người vi phạm phải đi lại
nhiều lần chỉ để thực hiện một quyết định xử
phạt có mức phạt thấp, tuy nhiên việc cho phép
lực lượng chức năng tiến hành xử phạt tại chỗ
và cho người vi phạm nộp phạt tại chỗ như
hiện nay có thể dẫn đến tình trạng khó kiểm
soát việc lợi dụng hình thức xử phạt này để che
dấu một hành vi vi phạm khác (như chung chi,
mãi lộ). Vì vậy, để khắc phục phần nào tồn
tại này, các cơ quan quản lý nhà nước nên
nghiên cứu việc quy định yêu cầu chủ phương
tiện (đặc biệt là ô tô), phải duy trì một tài khoản
dùng để nộp tiền VPHC với số dư từ 15 đến 20
triệu đồng; việc bảo đảm số dư tài khoản sẽ là
một trong những điều kiện để thực hiện yêu
cầu kiểm định đối với phương tiện tham gia
giao thông.
Hai là, đối với thủ tục có lập biên bản:
Thủ tục xử phạt có lập biên bản được áp
dụng đối với các vụ vi phạm phức tạp với mức
phạt tiền trên 250.000 đồng đối với cá nhân và
trên 500.000 đồng đối với tổ chức; mọi trường
hợp xử phạt được phát hiện thông qua phương
tiện kỹ thuật nghiệp vụ đều phải lập biên bản.
Theo quy định của pháp luật thì những hành vi
vi phạm này thường là những vi phạm có mức
phạt cao, có tính phức tạp vì vậy cần phải có
thời gian để các cơ quan chức năng, người có
thẩm quyền có thời gian để xác minh một cách
đầy đủ các vấn đề có liên quan đến hành vi vi
phạm để từ đó có một quyết định xử phạt bảo
đảm tính khách quan và chính xác nhất. Tuy
nhiên, hiện nay các biểu mẫu về xử phạt VPHC
trong lĩnh vực GTĐB được quy định tại Thông
tư 05/2014/TT-BGTVT (gồm 20 biểu mẫu)
cũng như một số văn bản có liên quan khác vẫn
còn một số nội dung không cần thiết, cần phải
rà soát và thu gọn lại để tạo điều kiện cho hoạt
động xử lý VPHC trong lĩnh vực GTĐB.
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
52
Một vấn đề nữa cũng cần phải có ngay
quy định để bảo đảm tính nghiêm minh cũng
như khách quan, công bằng trong hoạt động
xử phạt VPHC đối với hình thức phạt tiền đó
là: Hiện nay, theo quy định thì nếu chủ thể
vi phạm chậm nộp tiền phạt sau 10 ngày kể
từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thì cứ
1 ngày chậm nộp sẽ bị phạt 0,05% trên tổng
số tiền phạt chưa nộp; tuy nhiên tại điểm c
khoản 4 Điều 1; Thông tư số 105/2014/
TT-BTC quy định: “Trường hợp tổ chức, cá
nhân bị xử phạt không có xác nhận ngày
giao nhận quyết định xử phạt, không xuất
trình được ngày quyết định xử phạt được
phát hợp lệ theo quy định tại điểm a, b khoản
này, nhưng không thuộc trường hợp cố tình
không nhận quyết định xử phạt theo quy định
tại điểm d khoản này thì ngày tính tiền nộp
chậm thi hành quyết định xử phạt là sau 12
ngày (bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ) kể từ
ngày ra quyết định xử phạt. Trường hợp
người nộp phạt chứng minh được ngày nhận
quyết định xử phạt và việc chứng minh là có
cơ sở thì Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng
thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm
thu phạt tính tiền nộp chậm thi hành quyết
định xử phạt sau 10 ngày kể từ ngày nhận
được quyết định xử phạt mà người nộp phạt
đã chứng minh”. Trên thực tế người vi phạm
dù nộp đúng hay không đúng thời hạn theo
quy định thì về cơ bản cũng chỉ nộp đúng số
tiền đã được ghi trong quyết định. Hơn thế
nữa hiện nay việc quy định mức phạt là
0,05% là tương đối thấp (đặc biệt là trong
lĩnh vực trật tự ATGT quy định mức phạt tối
đa chỉ là 40.000.000 đồng), điều này dẫn đến
tình trạng đối tượng chây ì không thực hiện
nghĩa vụ đóng phạt, ảnh hưởng đến trật tự
quản lý nhà nước. Vì vậy, đối với lĩnh vực
này cần điều chỉnh mức phạt đối với hành vi
nộp phạt chậm phù hợp để đảm bảo tính răn
đe cũng như công bằng trong việc thực hiện
các quyết định xử phạt VPHC (thậm chí có
thể quy định nếu người vi phạm nộp sớm
hơn thời gian quy định có thể được khấu trừ
số tiền phạt).
Tiếp theo, hiện nay thủ tục xử phạt VPHC
trong GTĐB đang diễn ra theo một trình tự
khép kín; từ giai đoạn phát hiện vi phạm đến ra
quyết định xử phạt và tổ chức thi hành quyết
định xử phạt đều do một chủ thể tiến hành, vì
vậy trong một số trường hợp việc xử phạt
không được tiến hành đúng về nội dung, hình
thức nhưng cũng không bị kiểm tra, phát hiện
dẫn đến thiệt thòi cho người vi phạm. Chính vì
vậy trong hoạt động xử phạt VPHC, chúng ta
cần thay đổi theo hướng chuyển thẩm quyền
xử phạt cho các cơ quan tư pháp, điều này sẽ
giảm thiểu được các hành vi vi phạm pháp luật
trong công tác xử phạt của các lực lượng chức
năng, bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của
công dân.
Vấn đề cuối cùng trong thủ tục xử phạt có
lập biên bản, đó là hiện nay Luật xử lý VPHC
cũng như các quy định về xử phạt VPHC trong
lĩnh vực GTĐB được quy định tại Nghị định
46/2016/NĐ-CP không cho phép chuyển đổi
(thay đổi) hình thức xử phạt, nhưng trong thực
tiễn hoạt động xử phạt VPHC nói chung, xử
phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB nói riêng
nhận thấy, có những trường hợp người vi phạm
không có khả năng thực hiện các quyết định xử
phạt và các cơ quan có thẩm quyền cũng không
thể thực hiện cưỡng chế việc thi hành quyết
định phạt tiền trong một số trường hợp, mà
theo quy định của pháp luật thì lại không có
quyền thay đổi (chuyển đổi) hình thức xử phạt,
vì vậy rất khó khăn trong việc thực hiện các
quyết định xử phạt. Chính vì vậy trong công
tác hoàn thiện pháp luật, các nhà làm luật cũng
cần phải có những dự liệu cụ thể để khi gặp
những tình huống không thể thực hiện được
quyết định xử phạt thì có những biện pháp dự
phòng để các chủ thể có thẩm quyền có thể linh
hoạt trong chuyển đổi hình thức xử phạt, bảo
đảm tất cả các hành vi vi phạm đều bị xử lý
nghiêm minh.
Trên đây là một số ý kiến mang tính cá
nhân về hoàn thiện các quy định xử phạt
VPHC trong lĩnh vực GTĐB, rất mong nhận
được sự đóng góp, trao đổi của quý đồng
nghiệp và bạn đọc./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_y_kien_hoan_thien_cac_quy_dinh_ve_xu_phat_vi_pham_han.pdf