Thói quen chăm sóc răng miệng kết quả
trong nghiên cứu này giống với kết quả của
Dương Thị Hoài Giang là những người có thói
quen chăm sóc răng miệng tốt (có đánh răng,
thay bàn chải thường xuyên, dùng chỉ tơ nha
khoa và nước súc miệng), tỷ lệ bị bệnh quanh
răng thấp hơn nhưng không có ý nghĩa thông
kê [6].
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng chỉ ra
có mối liên quan giữa tăng tỷ lệ bệnh quanh
răng với hút thuốc lá như nghiên cứu của
Ogawa [7]. Hay thời gian khám răng dài sẽ làm
tăng nguy cơ bị bệnh như nghiên cứu của
Deborah White và CS [8] do không kiểm soát
được vệ sinh răng miệng hay không loại bỏ
được cao răng, mảng bám răng đã được chứng
minh là nguyên nhân của bệnh quanh răng.
Theo kết quả nghiên cứu của này thời gian khám
răng cách xa trên 5 năm có ảnh hưởng lớn nhất
làm tăng tỷ lệ bị bệnh quanh răng lên 2,97 lần so
với người khám trong khoảng 1 tới 2 năm. Ngoài
ra, hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh lên
2,46 lần so với không hút thuốc lá
7 trang |
Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 846 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số yếu tố liên quan đến thực trạng bệnh quanh răng ở người cao tuổi khu vực nội thành Hà Nội năm 2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 32, Số 2 (2016) 99-105
99
Một số yếu tố liên quan đến thực trạng bệnh quanh răng ở
người cao tuổi khu vực nội thành Hà Nội năm 2015
Lưu Hồng Hạnh*, Hoàng Thị Hà Anh, Phạm Dương Hiếu
Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Tóm tắt
Phân tích một số yếu tố liên quan đến thực trạng bệnh quanh răng của người cao tuổi sống tại nội thành Hà
Nội năm 2015. Sử dụng phương pháp nghiên cứu là một nghiên cứu mô tả cắt ngang, đối tượng nghiên cứu là
người cao tuổi sống tại Hà Nội, tổng số đối tượng nghiên cứu là 1405, tuổi trung bình là 70 ± 2, nữ chiếm tỷ
lệ 56.1%,nam chiếm tỷ lệ43.9%. Bệnh quanh răng có liên quan tới tuổi, giới, trình độ học vấn, hút thuốc lá,
và thời gian khám răng. Trong đó thời gian khám răng cách xa 5 năm có ảnh hưởng lớn nhất làm tăng tỷ lệ
bị bệnh lên 2,97 lần so với người khám trong khoảng 1 tới 2 năm. Tiếp theo đó là hút thuốc lá làm tăng nguy cơ
mắc bệnh lên 2,46 lần so với không hút thuốc lá. Cuối cùng những người chỉ có học vấn tiểu học có nguy cơ mắc
bệnh cao hơn 1,8 lần những người học vấn từ trung cấp trở lên.
Nhận ngày 13 tháng 10 năm 2015, Chỉnh sửa ngày 05 tháng 11 năm 2015, Chấp nhận đăng ngày 05 tháng 12 năm 2016
Từ khóa: Viêm quanh răng, người cao tuổi, Hà Nội.
1. Đặt vấn đề*
Trong những năm gần đây do ảnh hưởng
của già hoá dân số, số lượng người cao tuổi tại
Hà Nội tăng nhanh. Sự gia tăng số lượng người
cao tuổi đặt ra thách thức lớn cho ngành y tế
trong công tác chăm sóc sức khoẻ người cao
tuổi trong đó có chăm sóc sức khoẻ răng miệng.
Chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho người cao
tuổi đang ngày càng được coi trọng. Trong các
bệnh răng miệng, cùng với sâu răng, bệnh
quanh răng (BQR) là một trong hai nguyên
nhân phổ biến nhất gây mất răng ở đối tượng
này. Tỷ lệ mắc bệnh quanh răng ở người cao
tuổi tại cộng đồng còn cao. Bệnh quanh răng là
một bệnh tiến triển phức tạp có nhiều yếu tố
liên quan, đó là các yếu tố nguy cơ khiến bệnh
_______
* Tác giả liên hệ. ĐT: 84-976693475
Email: drlhanh@gmail.com
nhân dễ mắc bệnh cũng như làm nặng bệnh khi
có những yếu tố này, các yếu tố này cũng ảnh
hưởng đến quá trình điều trị bệnh. Để giải quyết
triệt để BQR cũng như dự phòng thì tìm hiểu về
các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh là cần thiết để
đưa ra được những khuyến cáo hữu ích nhằm
phục vụ tốt hơn công tác chăm sóc sức khoẻ
răng miệng cho người cao tuổi ở thủ đô. Xuất
phát từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu này nhằm mục tiêu: Phân tích một số yếu tố
liên quan tới thực trạng bệnh quanh răng ở đối
tượng người cao tuổi khu vực nội thành Hà Nội.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Người cao tuổi sống tại nội thành Hà Nội,
có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội. Tất cả các
L.H. Hạnh và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 32, Số 2 (2016) 99-105
100
đối tượng nghiên cứu được cung cấp đầy đủ
thông tin, tự nguyện tham gia vào nghiên cứu.
2.2. Tiêu chuẩn loại trừ
Những người dưới 60 tuổi, không hợp tác
tham gia vào nghiên cứu, không có đủ năng lực
trả lời phỏng vấn hay phối hợp khám, mất răng
toàn bộ hai hàm.
Thông tin về đối tượng nghiên cứu được thu
thập chi tiết thông qua phiếu khám và phỏng
vấn theo bộ câu hỏi chuẩn của WHO.
Thời gian và địa điểm nghiên cứu: Nghiên
cứu được thực hiện trong khoảng thời gian từ
tháng 3/2014 đến 11/2015 tại 30 phường khu
vực nội thành Hà Nội.
2.3. Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô
tả cắt ngang
Cách chọn mẫu: theo phương pháp chọn
mẫu chùm, mỗi chùm là một phường.
Cỡ mẫu được tính bằng công thức
2
2
2/1
)1(
d
pp
Zn
x DE
Tính được n = 1350 người cao tuổi, thực tế
đã khám được 1405 người cao tuổi.
Các chỉ số biến số của nghiên cứu: Chỉ số
quanh răng cộng đồng CPI (Community
Periodontal. Dựa trên cơ sở miệng với hai cung
răng được chia thành 6 vùng (Sextant) lục phân.
Một vùng chỉ được tính khi còn ≥ 2 răng và các
răng này không có chỉ định nhổ. Mã số cao nhất
của các răng khám trong 1 vùng là mã số của
vùng đó, mã số cao nhất của một người là mã
số cao nhất trong các vùng. Khi một trong 6
vùng lục phân có bệnh người đó được hiểu là
có bệnh.
2.4. Nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu mối liên quan: giữa BQR với các
yếu tố tuổi, giới, nghề nghiệp, học vấn, điều
kiện kinh tế, bệnh toàn thân, thói quen sinh
hoạt, thói quen CSRM. Thông qua khám và
phỏng vấn bộ câu hỏi.
2.5. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Phương pháp thu thập số liệu: Khám lâm
sàng kết hợp với phỏng vẫn theo bộ câu hỏi.
Xử lý số liệu: nhập liệu bằng phần mềm Epi
data, xử lý số liệu được thực hiện bằng phần
mềm SPSS 16.0.
3. Kết quả
Nghiên cứu thực hiện trên 1405 người cao
tuổi, trong đó nữ chiếm 56,1% và nam chiếm
43,9%.
Biểu đồ 1. Phân bố đối tượng nghiên cứu
theo tuổi và giới.
Độ tuổi từ 60- 64 chiếm 29,2%, tuổi 65 -74
chiếm tỷ lệ cao nhất 41,3%, còn lại từ 75 tuổi
trở lên là 29,5%.
Biểu đồ 2. Phân bố đối tượng nghiên cứu
theo nhóm tuổi.
L.H. Hạnh và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 32, Số 2 (2016) 99-105 101
Bảng 1. BQR liên quan với các yếu tố nhân khẩu học
Có bệnh Không bệnh
Bệnh quanh răng
n % n %
Tổng OR 95%CI
Nam 546 88,5 71 11,5 617
Giới
Nữ 664 84,3 124 15,7 788
1,4
1,1-2,0
60 -74 355 86,6 55 13,4 410 1,3 0,9-1,8
65-74 486 83,5 96 16,5 582 1 . Tuổi
75+ 371 89,4 44 10,6 415 1,7 1,1-2,4
Nông dân 221 86,3 35 13,7 256 1,1 0,7-1,7
Công nhân 332 87,4 48 12,7 380 1,2 0,8-1,8
Viên chức 470 85,1 82 14,7 552 1 .
Nghề
Khác 187 86,1 30 13,8 217 1,1 0,7-1,7
Không biết chữ 53 89,8 6 10,2 59 1,8 0,8-4,4
Tiểu học 353 89,6 41 10,4 394 1,8 1,2-2,7
Trung học 449 85,7 75 14,3 524 1,2 0,9-1,7
Trìnhđộ
họcvấn
TC/CĐ/ĐH 355 82,9 73 17,1 428 1 .
Phải vay 881 86,1 142 13,9 1023 1,1 0,8-1,6
Đủ 68 90,7 7 9,3 75 1,7 0,7-4,0
Điều
kiện
kinh tế Tích lũy 261 85 46 15,0 307 1 .
Nhận xét:
- Trong điều kiện các yếu tố tác động một
cách đơn lẻ, giới nam có nguy cơ mắc bệnh cao
hơn nữ với OR= 1,4(95%CI: 1,1 -2,0), nhóm
75+ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nhóm 65 -74
tuổi với OR =1,7(95%CI: 1,1 - 2,4. Nhóm trình
độ học vấn thấp tiểu học có nguy cơ mắc bệnh
cao hơn nhóm có trình độ từ trung cấp trở lên,
OR= 1,8(95%CI: 1,2 -2,7), khác biệt có ý nghĩa
thống kê.
- Các yếu tố khác như nghề nghiệp, học vấn
chưa thấy khác biệt có ý nghĩa.
Bảng 2. BQR liên quan với các bệnh toàn thân kèm theo
Có bị BQR Không bị BQR
Bệnh kèm theo
n % n %
OR 95%CI
Có 536 87,2 79 12,8
Tim mạch
Không 674 85,3 116 14,7
1,2 0,9-1,6
Có 191 87,6 27 12,4
Đái tháo đường
Không 1019 85,9 168 14,2
1,2 0,8-1,8
Có 291 89,0 36 11,0
Bệnh khớp
Không 919 85,4 159 14,7
1,4 1,0-2,1
Có 4 100 0 0,0
Bệnh khác
Không 1206 86,1 195 13,9
1 -
Có 737 87,3 107 12,7 1,3 0,9-1,7
Có bệnh toàn
thân kèm theo
Không 473 84,3 88 15,7 1 -
p
L.H. Hạnh và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 32, Số 2 (2016) 99-105
102
Nhận xét: Tỷ lệ mắc bệnh quanh răng cao
hơn ở những người có bệnh toàn thân như tim
mạch, đái đường, thấp khớp so với người không
có bệnh toàn thân kèm theo. Tuy nhiên khác biệt
không có ý nghĩa do khoảng 95% CI có chứa 1.
Nguy cơ mắc bệnh của các nhóm là như nhau.
Bảng 3. Liên quan BQR với hút thuốc lá
Có bệnh
Không
bệnh
Hút
thuốc
lá N % n %
OR 95%CI
Có 134 93,8 6 8,8
Không 1076 85,3 186 14,7
2,6 1,3-5,1
Nhận xét:
- Giá trị OR = 2,6 (95%CI: 1,3 - 5,2) cho
thấy nguy cơ có bệnh quanh răng ở người cóhút
thuốc cao gấp 2,6 lần ở người không hút, khác
biệt có ý nghĩa thống kê (Bảng 3).
Nhận xét:
- Tỷ lệ mắc bệnh quanh răng ở nhóm đối
tượng có thực hành chăm sóc răng miệng tốt
hơn như có đánh răng, dùng chỉ tơ hay nước súc
miệng có giảm hơn nhóm còn lại tuy nhiên
không có ý nghĩa thống kê, khoảng 95% CI có
chứa 1. Khả năng mắc bệnh của các nhóm là
như nhau (Bảng 4).
Bảng 4. BQR liên quan với các thói quen chăm sóc răng miệng
Có bệnh Không bệnh
Thực hành
n % n %
OR 95%CI
Có 1148 85,9 189 14,1
Đánh răng
Không 62 91,2 6 8,8
1,7 0,7-4,0
Không dùng 37 92,5 3 7,5 2,2 0,7-7,4
Dưới 3 tháng 330 84,8 59 15,2 1 -
3 - 6 tháng 510 85,9 84 14,1 1,1 0,8-1,6
6 - 12 tháng 206 86,9 31 13,1 1,2 0,7-1,9
Thay bàn chải
>12 tháng 112 87,5 16 12,5 1,3 0,7-2,3
Có 44 86,3 7 13,7 Dùng chỉ
Nha khoa Không 1166 86,1 188 13,9
1,0 0,4-2,3
Có 1130 85,9 186 14,1
Tăm tre
Không 80 89,9 9 10,1
1,5 0,7-3,0
Có 1064 86,0 173 14,0
Súc miệng
Không 146 86,9 22 13,1
1,1 0,7-1,7
Bảng 5. BQR liên quan với thời gian khám răng
Bị BQR Không bị BQR Thời gian
khám răng
n % n %
OR 95%CI
Chưa bao giờ 288 87,8 40 12,2 1,8 1,1-2,8
Dưới 12 tháng 309 86,1 50 13,9 1,5 1,0-2,3
Từ 1 - 2 năm 204 80,3 50 19,7 1 -
Từ 2 - 5 năm 218 84,5 40 15,5 1,3 0,8-2,1
Trên 5 năm 191 92,7 15 7,3 3,1 1,7-5,7
L.H. Hạnh và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 32, Số 2 (2016) 99-105 103
Nhận xét: Tỷ lệ mắc bệnh quanh răng cao
nhất ở nhóm những người chưa bao giờ đi
khám hoặc khám lần gần nhất trên 5 năm
(87,8% và 92,7%). Những người chưa bao giờ
đi khám răng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn với
OR= 1,8 (95%CI: 1,1 - 2,8); Những người đi
khám răng trên 5 năm có nguy cơ mắc bệnh cao
hơn 3,1 lần OR= 3,1 (95%CI: 1,7 - 5,7), những
người đi khám răng trong khoảng từ 1 đến năm.
Khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Bảng 6. Bảng hồi quy logistic đa biến
Bệnh quanh răng OR 95%CI
OR
Đơn biến
95%CI
Đơn biến
60 - 64 1,28 0,88 -1,85 1,3 0,9 -1,8
65 -74 1 - 1 - Tuổi
75+ 1,47 0,97 -2,21 1,7 1,1 - 2,4
Nam
Giới
Nữ
1,23 0,87 - 1,75 1,4 1,1 - 2,0
Không biết chữ 1,54 0,61 - 3,86 1,8 0,8 - 4,4
Tiểu học 1,60 1,04 - 2,47 1,8 1,2 - 2,7
Trung học 1,16 0,81 - 1,67 1,2 0,9 - 1,7
Trình độ
học vấn
TC/CĐ/ĐH 1 - 1 -
Không
Hút thuốc
Có
2,46 1,19 - 5,08 2,6 1,3 - 5,1
Chưa bao giờ 1,58 1 - 2,51 1,8 1,1 - 2,8
Dưới 12 tháng 1,51 0,97 - 2,33 1,5 1,0 - 2,3
Từ 1 - 2 năm 1 - 1 -
Từ 2 - 5 năm 1,25 0,79 - 1,99 1,3 0,8 - 2,1
Thời gian
khám
răng
Trên 5 năm 2,97 1,6 1- 5,50 3,1 1,7 - 5,7
t
Nhận xét: Trong điều kiện các yếu tố khác
là như nhau yếu tố tác động mạnh nhất là thời
gian khám răng cách xa trên 5 năm, làm tăng
nguy cơ mắc bệnh lên 2,97 lần so với người
khám trong khoảng 1 tới 2 năm. Tiếp theo đó là
hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh lên
2,46 lần so với không hút thuốc lá. Cuối cùng
những người chỉ có học vấn tiểu học có nguy cơ
mắc bệnh cáo hơn những người học vấn từ
trung cấp trở lên.
4. Bàn luận
Theo báo cáo thống kê của NHANES [1] và
nghiên cứu bệnh quanh răng trong cộng đồng
dân số trên 30 tuổi ở Mỹ theo CDC [2], những
người lớn tuổi, người có giáo dục ít hơn có
nhiều khả năng mắc bệnh quanh răng hơn và tỷ
lệ bị bệnh quanh răng khác biệt bởi tuổi tác,
chủng tộc, giáo dục và thu nhập.
Về các bệnh toàn thân kèm theo: Tại Việt
Nam, nghiên cứu của Nguyễn Xuân Thực trên
đối tượng bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh
viện nội tiết trung ương cũng cho kết quả là khi
tình trạng đường huyết không kiểm soát thì tỷ lệ
bệnh quanh răng tăng [3]. Bartold và cộng sự
cũng cho rằng viêm khớp nặng cũng có thể
làm giảm chất lượng cuộc sống cho bệnh
nhân và mất xương ổ răng có liên quan đến
viêm khớp [4] hay nghiên cứu tại Nhật Bản
thấy có sự liên quan giữa loãng xương là
bệnh quanh răng [5]. Tuy nhiên, nghiên cứu
này thi chưa thấy có mối liên quan ý nghĩa
giữa BQR và bệnh toàn thân, điều này có thể
lý giải là nghiên cứu được thực hiện tại cộng
đồng trên đối tượng người cao tuổi có điều
kiện sống tương đối tốt ( khu vực nội thành
Hà Nội), có ý thức đi khám và đã được loại
trừ các bệnh cấp tính, các tình trạng bệnh toàn
thân được kiểm soát tốt, có khả năng chăm sóc
L.H. Hạnh và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 32, Số 2 (2016) 99-105
104
răng miệng tốt nên chưa tìm thấy liên quan có ý
nghĩa giữa BQR và bệnh toàn thân.
Thói quen chăm sóc răng miệng kết quả
trong nghiên cứu này giống với kết quả của
Dương Thị Hoài Giang là những người có thói
quen chăm sóc răng miệng tốt (có đánh răng,
thay bàn chải thường xuyên, dùng chỉ tơ nha
khoa và nước súc miệng), tỷ lệ bị bệnh quanh
răng thấp hơn nhưng không có ý nghĩa thông
kê [6].
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng chỉ ra
có mối liên quan giữa tăng tỷ lệ bệnh quanh
răng với hút thuốc lá như nghiên cứu của
Ogawa [7]. Hay thời gian khám răng dài sẽ làm
tăng nguy cơ bị bệnh như nghiên cứu của
Deborah White và CS [8] do không kiểm soát
được vệ sinh răng miệng hay không loại bỏ
được cao răng, mảng bám răng đã được chứng
minh là nguyên nhân của bệnh quanh răng.
Theo kết quả nghiên cứu của này thời gian khám
răng cách xa trên 5 năm có ảnh hưởng lớn nhất
làm tăng tỷ lệ bị bệnh quanh răng lên 2,97 lần so
với người khám trong khoảng 1 tới 2 năm. Ngoài
ra, hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh lên
2,46 lần so với không hút thuốc lá.
5. Kết luận
Trong điều kiện các yêú tố tác động đơn lẻ
thì giới, tuổi tác, học vấn, hút thuốc lá và thời
gian khám răng có ảnh hưởng làm tăng tỷ lệ bị
bệnh ở người cao tuổi. Tuy nhiên khi đặt các
yếu tố cạnh nhau cùng tác động qua lại thì bảng
hồi quy đa biến logistic cho kết quả yếu tố
mạnh nhất tác động tới tỷ lệ bệnh là thời gian
khám răng trên 5 năm làm tăng tỷ lệ bị bệnh
2,97 lần, tiếp theo hút thuốc làm tăng tỷ lệ bị
bệnh lên 2,46 lần và cuối cùng là người có học
vấn tiểu học có nguy cơ bị bệnh tăng hơn 1,8
lần so với người có học vấn từ trung cấp trở lên.
Tài liệu tham khảo
[1] US Department of Health and Human Services,
Centers for Disease Control and Prevention
National Center for Health Statistics, Trends in
Oral Health Status: United States, 1988-1994
and 1999-2004, Vital and health statistics,
11 (2007), 17.
[2] Gina Thornton Evans et all, Periodontitis Among
Adults Aged ≥30 Years - United States,
2009-2010, CDC Health Disparities and
Inequalities report, 1 (2013), 129.
[3] Nguyễn Xuân Thực và cộng sự, Xác định nhu
cầu điều trị quanh răng của bệnh nhân đái tháo
đường type 2, Tạp chí Y học thực hành 11
(2008), 741.
[4] Bartold PM, Marshall RI et all, Periodontitis and
rheumatoid arthritis: A review. J Periodontol; 76
(2005), 2066.
[5] Yoshihara et al, A longitudinal study of the
relationship between periodontal disease and
bone mineral density in community dwelling
older adults. Acticle in Journal of clinical
periodontology 9 (2004), 680.
[6] Dương Thị Hoài Giang, Nghiên cứu thực trạng
bệnh quanh răng và nhu cầu điều trị ở người cao
tuổi tại phường Yên Sở - Quận Hoàng Mai - Hà
Nội, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa II,
Đaị học Y Hà Nội, (2009), 28.
[7] Ogawa H et al, Risk factors for periodontal
disease progression elderly people. J Clin
Periodontol, 29 (2002), 292.
[8] Deborah White et all, Disease and related
disorder a report from the Aldult dental health
survey 2009, 1 (2011), 15.
’
L.H. Hạnh và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 32, Số 2 (2016) 99-105 105
Associated Factors to Periodontal Disease
in Elderly Living in Hanoi Urban Area 2015
Luu Hong Hanh, Hoang Thi Ha Anh, Pham Duong Hieu
VNU School of Medicine and Pharmacy, 144 Xuan Thuy, Cau Giay, Hanoi, Vietnam
Abstract: A cross sectional study aimed to investigate the factors that affect periodontitis of
elderlies living in Hanoi urban area in 2015. The average age is 70 ± 2. 56,1% is female and 43,9 % is
male. Periodontitis is related to age, sex, educational background, smoking and regular dental check-
ups. Among them, dental check-up has the biggest influence on periodontitis. The prevalence of
periodontitis in subjects who visit the dentists every five years is 2,97 times higher than those who
have dental check-ups every 1 or 2 years. Smoking increases the risk of disease by 2,46 in comparison
with non-smoking. Finally, the prevalence of periodontitis among people with primary educational
setting is 1,8 times higher than that of those who have finished higher education.
Keywords: Periodontitis, elderly, Hanoi.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3588_1_6446_1_10_20170103_541.pdf