Một vài nhận xét về tình hình thở máy và cai máy tại khoa sơ sinh bệnh viện Từ Dũ

Về tình hình cai máy Tỉ lệ thở máy lại và tỉ lệ cai máy thành công trong nghiên cứu của chúng tôi là 10,06% và 57,23%, tỉ lệ này cũng phù hợp với các nghiên cứu của Lorna M(3) là (13,47% và 86,53%). Tỉ lệ tử vong của chúng tôi là 36,48%, của Alex Valdman(12) là 17%. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ thở máy lại và tỉ lệ tử vong cao thừơng gặp ở các trẻ non tháng và cực non. Trong các lý do thở máy lại, cơn ngưng thở kéo dài chiếm 65%, thở khó 25%. Theo Lorna M(3) cơn ngưng thở: 28,57%, toan hô hấp: 57,14%, cả hai: 14,29%. Về so sánh 2 loại cai máy, tỉ lệ cai máy không theo kế hoạch của chúng tôi là 11,32%, tỉ lệ này cũng phù hợp với Alex Valdman (9,6%)(12) Theo J.M Boles(1), tỉ lệ này dao động từ 0,3% -16%. Về nguyên nhân của cai máy không theo kế hoạch: Trước kia người ta thường nói nhiều đến do bệnh nhân giãy giụa, ho, hoặc do gia đình bệnh nhân cố ý hay do quá trình vận chuyển, chăm sóc bệnh nhân của điều dưỡng. Gần đây, người ta hay nói đến vai trò của điều dưỡng trong quá trình cai máy(5,7,8,13). Do thiết kế của chúng tôi là hồi cứu nên chúng tôi chưa thể thống kê về tỉ lệ các nguyên nhân của cai máy không theo kế hoạch. Theo Alex Valdman(12): Lý do của cai máy không theo kế hoạch đứng đầu là do cố định ống nội khí quản không chắc (4 bệnh nhân), sau đó là do quá trình thực hiện thủ thuật của điều dưỡng và nhân viên vật lý trị liệu (2 bệnh nhân), hoặc do cử động của trẻ làm tuột ống nội khí quản (3 bệnh nhân) và không rõ lý do có 3 trường hợp. So với cai máy theo kế hoạch, nhóm không theo kế hoạch có tỉ lệ tử vong thấp và tỉ lệ cai máy thành công cao hơn (0% so với 41,13% p<0,001 và 83,33% so với 53,90% p=0,04 ) ngoài ra thời gian thở máy và thời gian nằm viện không có gì khác nhau giữa 2 lô (p>0,05). Theo Alex Veldman(12), mặc dù nhóm không theo kế hoạch có tỉ lệ tử vong là 0% (so với 17% của toàn bộ ) nhưng thời gian nằm NICU có dài hơn (51 ngày so với 9 ngày p=0,008). Theo Keren Luyt(7) nhóm cai máy do điều dưỡng thực hiện có thời gian cai máy ngắn hơn (p=0,0458). Tỉ lệ thở máy lại trong nhóm cai máy không theo kế hoạch của chúng tôi là 16,67%. Theo JM.Boles và Scott(1,2): ½ số bệnh nhân tự cai máy mà không phải thở máy lại làm cho người ta nghĩ đến khả năng nhiều bệnh nhân vẫn được duy trì thở máy nhiều hơn là cần thiết và việc làm chậm cai máy ở các bệnh nhân đã sẵn sàng cai máy sẽ làm gia tăng có ý nghĩa tỉ lệ tử vong. Với các tỉ lệ: Tử vong: 0%, cai máy thành công: 83,33% và thở máy lại: 16,67% trong lô cai máy không theo kế hoạch làm chúng tôi nghĩ có lẽ đã đến lúc Khoa Sơ Sinh Từ Dũ phải mạnh dạn hơn trong việc áp dụng các mode thở mới phù hợp hơn và phương pháp cai máy mới thích hợp hơn trong quá trình cai máy cho các trẻ sơ sinh, nhất là trẻ non tháng và cực non.

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 206 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một vài nhận xét về tình hình thở máy và cai máy tại khoa sơ sinh bệnh viện Từ Dũ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề Nhi khoa 1 MỘT VÀI NHẬN XÉT VỀ TÌNH HÌNH THỞ MÁY VÀ CAI MÁY TẠI KHOA SƠ SINH BỆNH VIỆN TỪ DŨ Phạm Việt Thanh*, Ngô Minh Xuân**, Nguyễn Văn Dũng** Mục tiêu: Khảo sát tình hình thở máy tại Khoa Sơ Sinh Từ Dũ trong thời gian 1 năm Thiết kế : Nghiên cứu hồi cứu: Mô tả và phân tích Nơi thực hiện : Khoa Sơ Sinh Bệnh Viện Từ Dũ Bệnh nhân :Từ 01/01/2007 đến 31/12/2007 có 159 trẻ sơ sinh thở máy hội đủ tiêu chuẩn nghiên cứu được đưa vào nghiên cứu Kết quả: Những chỉ định thường gặp nhất trong thở máy sơ sinh là bệnh màng trong (50,94%), sau đó là ngạt (15,09%), hội chứng chậm hấp thu dịch phổi (9,04%),cơn ngưng thở của trẻ non tháng (7,55%) và hội chứng hít ối phân xu (4,40%). Tỉ lệ sống sót chung trong nghiên cứu là 63,52% với tỉ lệ cai máy thành công là 57,23%. Trong các bệnh thường gặp chậm hấp thu dịch phổi có tỉ lệ sống cao nhất (100%), sau đó là hội chứng hít ối phân xu (71,43%), ngạt khi sanh là 70,83%. Trẻ non tháng với bệnh màng trong và cơn ngưng thở sơ sinh có tỉ lệ sống sót thấp: 64,20 và 41,67 tương ứng. So với nhóm cai máy theo kế hoạch, nhóm cai máy không theo kế hoạch có tỉ lệ tử vong thấp (0% sv 41,13% p<0,001) và tỉ lệ cai máy thành công cao hơn (83,33% sv 53,09% p=0,04) Kết luận: Thở máy đã cải thiện tỉ lệ sống sót ở các trẻ sơ sinh có bệnh lý nặng đặc biệt là các trẻ đủ tháng. Tỉ lệ tử vong vẫn còn cao ở các trẻ non và cực non tháng. Chỉ định thở máy đúng lúc và chăm sóc vô khuẩn là những yếu tố cơ bản để thành công. Trong thời gian tới cần áp dụng các mode thở mới cũng nhưng các phương pháp cai máy mới để giảm hơn nữa tỉ lệ tử vong ở các trẻ non và cực non tháng. ABSTRACT SOME CONSIDERATIONS FOR THE NEONATAL MECHANICAL VENTILATION AND WEANING AT TUDU HOSPITAL Pham Viet Thanh, Ngo Minh Xuan, Nguyen Van Dung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 4 – 2008: 69 – 74 Objective: To analyze the status of mechanical ventilation for one year Study design: Retrospective study: Description and analyze Setting: Neonatology deparment of TUDU hospital Patient: Between 01/01/2007 and 12/31/2007 , a total 159 neonates requiring mechanichal ventilation were studied Results :The commonest indication was hyaline membrane disease (HMD) (50.94%), followed by birth asphyxia (15.09%), neonatal retained fluid syndrome (9.04%), apnea of prematurity (7.55%%) and meconium aspiration syndrome (MAS) (4.40%). The overall survival rate in our study was 63.52% in which the successful weaning rate was 57.23%. The best survival rate among various indications was observed in babies with neonatal retained fluid syndrome (100%) followed by MAS(71.43%), birth asphyxia (70.83%). Preterm babies with HMD and apnea of prematurity had a low survival rate of only 64.20% and 41.67% respectively. Comparing the plan weaning group, the mortality rate was lower (0% vs 41.13% p<0.001) and successful weaning rate was significantly higher (83.33% vs 53.09% p=0.04) in the unplanned extubation. Conclusion: Mechanical ventilation in neonates has improved the survival rate of sick neonates especially in the term babies. But the mortality rate of low birth weight and VLBW has remained in high. Timely intervention along with antiseptic care is the corner stone for the success of assisted ventilation. In the near future, it is necessary to apply newer modes and weaning methods in order to more decrease the mortality of preterm and VLBW * Bệnh viện Từ Dũ , Bộ môn Sản Đại Học Y Dược TPHCM **: Khoa Sơ Sinh Từ DũCM Chuyên đề Nhi khoa 2 ĐẶT VẤN ĐỀ Suy hô hấp sơ sinh vẫn là 1 bệnh thường gặp tại Khoa Sơ Sinh Từ Dũ. Trong những cas nặng việc hỗ trợ hô hấp bằng thở máy đã cứu sống được nhiều bé tưởng chừng không qua khởi, góp phần làm giảm tỉ lệ tử vong sơ sinh. Trong thời gian qua Khoa Sơ Sinh đã có 1 số đề tài về thở máy từ việc thành lập phác đồ đến so sánh các kiểu thở máy song cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách tổng quát tình hình thở máy, mặt khác việc áp dụng phác đồ thở máy cũ vẫn còn 1 số khó khăn nhất là trong lĩnh vực cai máy thở. Vì vậy chúng tôi mạnh dạn đăng ký đề tài “Tình Hình Thở Máy Sơ Sinh Tại Bệnh Viện Từ Dũ” trong thời gian 1 năm từ tháng 01/2007 đến tháng 12/2007 nhằm bước đầu đánh giá hiệu quả phác đồ thở máy của Khoa. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Mục tiêu tổng quát Khảo sát tình hình thở máy tại Khoa Sơ Sinh Từ Dũ trong thời gian 1 năm Mục tiêu chuyên biệt 1.Xác định tỉ lệ thở máy và tỉ lệ sống sót trong thở máy: Phân loại theo từng hạng cân nặng 2.Xác định các nguyên nhân thường gặp, chế độ cài đặt ban đầu và kết quả cai máy 3.So sánh 2 phương pháp cai máy thở: Theo kế họach và không theo kế họach PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chọn mẫu nghiên cứu Tiêu Chuẩn Chọn Mẫu Tất cả các trẻ sơ sinh sanh tại Bệnh Viện Từ Dũ hoặc do nơi khác chuyển đến có cân nặng 1250 gram bị suy hô hấp nặng phải thở máy hỗ trợ Tiêu Chuẩn Loại Trừ Tất cả các trẻ thở máy có cân nặng <1250 gram hoặc kèm dị tật bẩm sinh nặng hay gia đình không đồng ý. Phương pháp nghiên cứu Tất cả các trẻ thở máy đều tuân theo phác đồ của khoa 9,10. Việc sử dụng các mode thở ban đầu: Cao tần số hoặc mode thở thông thường hoàn toàn dựa theo chỉ định cuả Bác sĩ. Định nghĩa các biến Cai máy thành công Trẻ được cai máy thở và không phải thở máy lại sau 72 giờ cai máy Thở máy lại Trong vòng 72 giờ sau cai máy trẻ có dấu hiệu dung nạp kém được biểu hiện: - Có nhiều cơn ngưng thở ngắn hoặc hơn 1 cơn ngưng thở đòi hỏi phải bóp bóng giúp thở hoặc - FiO2 > 80% để duy trì SpO2 trong khoảng >85%. Cai máy theo phác đồ Khi tình trạng bé ổn định, nguyên nhân thở máy được giải quyết, các thông số thở máy được giảm dần sau đó ngưng thở máy để chuyển sang thở CPAP hoặc sond mũi tùy trường hợp. Trong nhóm này tất cả các trường hợp cai máy đều do Bác sĩ trong khoa chỉ định. Cai máy không theo phác đồ Tất cả các trường hợp cai máy không định trước, thường là do tuột NKQ sau đó chuyển sang cai máy. Quá trình này thường là do bệnh nhân dãy dụa hoặc do Nữ Hộ Sinh hay Nhân viên Vật Lý Trị Liệu trong quá trình chăm sóc, thực hiện thủ thuật hoặc do vận chuyển Phương pháp phân tích Trong thống kê mô tả, với các biến liên tục chúng tôi sử dụng giá trị trung bình và độ lệch chuẩn, với các biến không liên tục chúng tôi sử dụng tỉ lệ (%). Trong thống kê phân tích, với các biến liên tục chúng tôi sử dụng T test, với các mẫu nhỏ không có phân bố chuẩn chúng tôi sử dụng Man-Whitney test còn các biến không liên tục chúng tôi sử dụng Fisher test 2 đuôi. p<0,05 được xem là sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Chuyên đề Nhi khoa 3 KẾT QUẢ Trong năm 2007 có11968 trẻ nhập vào khoa sơ sinh, bao gồm sanh nội viện và ngoại viện. Có 229 trẻ thở máy chiếm tỉ lệ 1,91%, 159 trẻ hội đủ tiêu chuẩn nghiên cứu được đưa vào lô nghiên cứu. Bảng 1: Đặc điểm dân số ≤1500 gr (n=41) 1501- 2000 (n=58) 2001- 2500 (n=13) >2500 (n=47) Tổng cộng (n=159) Sống: cas (%) 18 (43,90%) 36 (62,07%) 9 (69,23%) 38 (80,85% ) 101 (63,52%) Giới: Trai 29 (70,33%) 45 (77,59%) 6 (46,15%) 28 (59,57% ) 108 (67,92%) Surfacta nt 8 (12,20%) 8 (14,04%) 0 (0%) 2 (4,26%) 15 (9,49%) Betene 2 (4,88%) 8 (13,79%) 1 (7,69%) 0 (0%) 11 (6,92%) Tuổi khởi đầu 4,45±8,36 2,94±6,49 2,25±4,99 0,66±1,0 2 2,60±6,09 Loạn sản phổi 4 (22,22%) 6 (16,67%) 1 (11,11%) 1 (2,63%) 12 (11,88%) Bảng 1 trình bày đặc điểm dân số mẫu nghiên cứu phân theo từng hạng cân. Số trẻ trai thở máy nhiều hơn chiếm 67.92% tổng số thở máy. Tỉ lệ dùng betene (corticoid tiền sản) là 6,92% và surfactant sau sanh là 9,43%. khả năng sống sót tăng dần theo cân nặng với 43,90% ở cân nặng ≤1500 gr và 80,85% cho cân nặng > 2500gr. Tuổi đời sau sanh khi bắt đầu thở máy của trẻ có cân nặng > 2500 gr là thấp nhất (0,66 ± 1,02 ngày) và cao nhất ở trẻ cân nặng ≤1500 gr (4,45 ± 8,36 ngày). Bảng 2: Lý do thở máy STT Lý do thở máy SỐNG TV Tổng cộng 1 Bệnh màng trong 52(64,20%) 29(35,80%) 81(50,94%) 2 Ngạt nặng 17(70,83%) 7(29,17%) 24(15,09%) 3 Chậm hấp thu dịch phổi 15(100%) 0(0%) 15(9,04%) 4 Ngưng thở kéo dài 5(41,67%) 7(58,33%) 12(7,55%) 5 Hít ối phân xu 5(71,43%) 2(28,57%) 7(4,40%, 6 Bệnh khác 7(35%) 13(65,00%) 20(12,58%) Tổng cộng 101 58 159(100%) Các chỉ định thở máy và tỉ lệ sống sót cho mỗi loại bệnh được thể hiện ở bảng 2. Hai bệnh thường gặp nhất là bệnh màng trong (50,94%) ngạt nặng (15,09%) kế tiếp là chậm hấp thu dịch phổi (9,04%) và cơn ngưng thở kéo dài của trẻ non tháng (4,40%), cuối cùng là hội chứng hít ối phân xu chiếm tỉ lệ 4,40%. Năm bệnh này chiếm 87,42% trong tổng số trẻ thở máy. Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh có tỉ lệ sống sót cao nhất là chậm hấp thu dịch phổi (100%) Kế đó là hội chứng hít ối phân xu (71,43%), ngạt nặng (70,83%) và cuối cùng là bệnh màng trong (64,20%). Trẻ thở máy sanh tại viện có 152 cas chiếm 5,60% và ngoại viện là 7ca chiếm 4,40%. Tỉ lệ sống sót cho trẻ sanh nội viện là 66,45% và ngoại viện là 57,14%. Bảng 3: Thông số máy thở phân theo 5 loại bệnh thường gặp PIP CmH2 O PEEP CmH2O Tins giây F (nhịp thở) FiO2 (%) Ngày thở máy Ngày nằm viện Bệnh màng trong 16,87 ±2,75 4,8 ±0,67 0,5 ±0,03 56,72 ±6,05 78,70 ±25,0 7 5,03 ±4,59 18,86 ±14,67 Ngạt nặng 17,83 ±2,84 4,29 ±0,62 0,49 ±0,03 52,96 ±11,3 3 54,33 ±29,5 7 1,31 ±1,94 9,90 ±9,76 Chậm hấp thu dịch phổi 17,80 ±2,18 5,00 ±0,38 0,49 ±0,03 55,33 ±6,40 64,67 ±22,0 3,51 ±1,89 11,94 ±3,07 Ngưn g thở 16,67 ±1,87 4,17 ±0,58 0,5 ±0,04 54,17 ±5,15 79,17 ±24,2 9 6,55 ±6,74 24,34 ±18,07 Hít ối phân xu 18,00 ±2,58 4,71 ±1,11 0,49 ±0,04 56,43 ±4,76 89,00 ±14,3 9 3,35 ±2,74 12,73 ±9,78 Mode khởi đầu trong 159 trẻ: A/C: 99, SIMV: 33, IMV:16, HFO: 5 trường hợp Chế độ cài đặt ban đầu và số ngày thở máy, số ngày nằm viện cho từng loại bệnh khác nhau được kê chi tiết ở bảng 3. Trong 159 trẻ thở máy chỉ có 5 trẻ (3,15%) thở cao tần số (HFO) còn lại 96,85% thở máy thở thông thường. Áp lực hít vào đỉnh (PIP) và FiO2 trong bệnh hít ối phân xu là lớn nhất (18 ± 2,58 cm H2O). PEEP, Tins, nhịp thở tương tự nhau giữa các loại bệnh. Ngạt nặng sử dụng FiO2 thấp nhất (54,33 ± 29,57%). Thời gian thở máy và số ngày nằm viện kéo dài nhất ở bệnh Chuyên đề Nhi khoa 4 ngưng thở kéo dài ở trẻ non tháng và bệnh màng trong. Bảng 4: Tỉ lệ cai máy thành công, thở máy lại, tử vong phân theo loại bệnh Cai máy Bệnh màng trong Ngạt nặng Chậm hấp thu dịch phổi Ngưng thở Hít ối Phân xu Thành công 42(51,85 %) 17(70,83 %) 15(100%) 5(41,67% ) 5(71,43% ) Thở máy lại 13(16,05 %) 0(0%) 0(0%) 2(16,67% ) 0(0%) Tử vong 26(32,10 %) 7(29,17% ) 0(0%) 5(41,67% ) 2(28,57% ) Tổng cộng 81(100%) 24(100%) 15(%) 12(100%) 7(100%) Bảng 4 trình bày tỉ lệ cai máy thành công, thở máy lại và tử vong theo phân loại bệnh. Tỉ lệ cai máy thành công cao nhất và tỉ lệ tử vong thấp nhất ở nhóm đủ tháng (chậm hấp thu dịch phổi: 100% và 0% còn hít ối phân xu: 100% và 74,3% tương ứng). Nhóm non tháng có tỉ lệ thở máy lại và tử vong cao nhất. Trong các lý do thở máy lại cơn ngưng thở kéo dài chiếm 65% và thở khó (thở nhanh nông, co kéo liên sườn và SpO2 giảm) chiếm 25% các trường hợp.(bảng 5). Bảng 5: Lý do thở máy lại Lý do* Tổng Cộng Ngưng thở 13 (65,00%) Thở khó 5 (25,00%) Nghẹt đàm 1 (5,00%) Xuất huyết phổi 1 (5,00%) Tổng cộng 20 (100,00%) *Trong 16 trẻ thở máy lại: 2 trẻ phải thở máy lại 4 lần và 1 trẻ thở máy lại 2 lần Bảng 6: So sánh kết quả 2 phương pháp cai máy Không theo kế hoạch (18) Có kế hoạch (141) P value Tử vong 0 (0%) 58 (41,13%) <0,0001 Ngày thở máy 3,76 ± 3,91 4,17 ± 4,52 0,68 Ngày nằm viện 20,71 ± 15,76 15,61 ± 14,12 0,34 Thở máy lại 3 (16,67%) 13 (9,22%) 0,32 Cai máy thành công 15 (83,33%) 76 (53,90%) 0,04 Bảng 6 trình bày kết quả 2 loại cai máy. Cả 2 nhóm đều không khác nhau về cân nặng, giới tính, sử dụng betene và surfactant song nhóm cai máy không có kế hoạch có tỉ lệ tử vong thấp hơn (0% so với 53,90%: p = 0,04) và tỉ lệ cai máy thành công cao hơn p=0,04). Ngoài ra chúng tôi nhận thấy không có sự khác nhau về các thông số: Số ngày nằm viện và số ngày thở máy và tỉ lệ thở máy lại. BÀN LUẬN Thở máy đã cải thiện rõ rệt tỉ lệ sống sót ở trẻ sơ sinh bị bệnh nặng. Số trẻ thở máy ngày càng tăng theo mỗi năm: Nếu trong năm 2002 chỉ có 54 trẻ thở máy hội đủ tiêu chuẩn nghiên cứu với cân nặng >=1500 gram, tỉ lệ sống là 68,51% thì trong năm 2007 có 159 trẻ thở máy đủ tiêu chuẩn nghiên cứu với cân nặng >=1250 gram trong đó bệnh chậm hấp thu dịch phổi có tỉ lệ sống 100%. Tỉ lệ sống sót trong nghiên cứu của chúng tôi là 63,52%. Tỉ lệ này còn thấp hơn rất nhiều ở các nước phát triển(6,11). Tại Mỹ, tỉ lệ sống sót của các trẻ thở máy có cân nặng > 1000 gr là 95 – 97% với 80 – 90% trẻ sống sót nguyên vẹn không có biến chứng. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ sống sót tỉ lệ thuận với cân nặng (bảng 1). Xu thế này cũng phù hợp với các nghiên cứu khác trên thế giới. Các bệnh thường gặp nhất trong thở máy của chúng tôi là bệnh màng trong (50,94%) sau đó là ngạt (15,09%). Điều này cũng phù hợp với Karthikeyan G4 với tỉ lệ 39,7% và 37,2% tương ứng. Trong các bệnh thường gặp, tỉ lệ sống sót cao nhất là chậm hấp thu dịch phổi (100%). Chậm hấp thu dịch phổi thường gặp ở trẻ mổ chủ động có lẽ do quản lý tốt thai nghén và can thiệp kịp thời trong giai đoạn sau sanh cùng với yếu tố đủ tháng (Cân nặng > 2500 gr) là những yếu tố góp phần làm tỉ lệ sống sót trong thở máy đạt 100%. Chế độ cài đặt máy thở ban đầu khác nhau tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý của trẻ và phác đồ thở máy của mỗi nơi. Trong nghiên cứu của chúng tôi, PIP cao nhất ở trẻ đủ tháng nhất với hội chứng hít ối phân xu (18 ± 2,58 cm H2O) và thấp nhất ở trẻ non tháng với 16,67 ± 1,87 cm H2O của cơn ngưng thở kéo dài ở trẻ non tháng. Theo P.K. Riyas(11) hội chứng hít ối phân xu có PIP là (21,5 ± 4,0 cm H2O) và cơn Chuyên đề Nhi khoa 5 ngưng thở kéo dài ở trẻ non tháng là 22,7 ± 5,9cm H2O. Thời gian thở máy và thời gian nằm viện trung bình của bệnh ngạt là 31,46 ± 46,56 giờ và 237,56 ± 234,33 giờ, thấp hơn nhiều so với bệnh màng trong: 128,80 ± 110,27 giờ và 452,66± 351,96 giờ (tương ứng), còn của Riyas(11) thời gian thở máy của bệnh ngạt là 64,4 ± 31,8 giờ và bệnh màng trong là 66,4 ± 26,1 giờ. Sỡ dĩ ngạt có thời gian thở máy và thời gian nằm viện cũng như FiO2 thấp nhất kèm theo tỉ lệ sống sót là 70,83% là nhờ các sản phụ được theo dõi sát trong giai đọan chuyển dạ khi phát hiện tim thai rớt đều được cho sanh kịp thời. Sau sanh các bệnh lý của ngạt thường liên quan đến rối loạn nhịp thở: Thở không đều, thở không hiệu quả với hậu quả là SpO2 giảm đều được các bác sĩ trong khoa cho thở máy hỗ trợ. Khi tình trạng hô hấp ổn định, tự thở tốt đều được cai máy chuyển sang thở CPAP hoặc oxy sond mũi tùy theo từng trường hợp Về tình hình cai máy Tỉ lệ thở máy lại và tỉ lệ cai máy thành công trong nghiên cứu của chúng tôi là 10,06% và 57,23%, tỉ lệ này cũng phù hợp với các nghiên cứu của Lorna M(3) là (13,47% và 86,53%). Tỉ lệ tử vong của chúng tôi là 36,48%, của Alex Valdman(12) là 17%. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ thở máy lại và tỉ lệ tử vong cao thừơng gặp ở các trẻ non tháng và cực non. Trong các lý do thở máy lại, cơn ngưng thở kéo dài chiếm 65%, thở khó 25%. Theo Lorna M(3) cơn ngưng thở: 28,57%, toan hô hấp: 57,14%, cả hai: 14,29%. Về so sánh 2 loại cai máy, tỉ lệ cai máy không theo kế hoạch của chúng tôi là 11,32%, tỉ lệ này cũng phù hợp với Alex Valdman (9,6%)(12) Theo J.M Boles(1), tỉ lệ này dao động từ 0,3% -16%. Về nguyên nhân của cai máy không theo kế hoạch: Trước kia người ta thường nói nhiều đến do bệnh nhân giãy giụa, ho, hoặc do gia đình bệnh nhân cố ý hay do quá trình vận chuyển, chăm sóc bệnh nhân của điều dưỡng. Gần đây, người ta hay nói đến vai trò của điều dưỡng trong quá trình cai máy(5,7,8,13). Do thiết kế của chúng tôi là hồi cứu nên chúng tôi chưa thể thống kê về tỉ lệ các nguyên nhân của cai máy không theo kế hoạch. Theo Alex Valdman(12): Lý do của cai máy không theo kế hoạch đứng đầu là do cố định ống nội khí quản không chắc (4 bệnh nhân), sau đó là do quá trình thực hiện thủ thuật của điều dưỡng và nhân viên vật lý trị liệu (2 bệnh nhân), hoặc do cử động của trẻ làm tuột ống nội khí quản (3 bệnh nhân) và không rõ lý do có 3 trường hợp. So với cai máy theo kế hoạch, nhóm không theo kế hoạch có tỉ lệ tử vong thấp và tỉ lệ cai máy thành công cao hơn (0% so với 41,13% p<0,001 và 83,33% so với 53,90% p=0,04 ) ngoài ra thời gian thở máy và thời gian nằm viện không có gì khác nhau giữa 2 lô (p>0,05). Theo Alex Veldman(12), mặc dù nhóm không theo kế hoạch có tỉ lệ tử vong là 0% (so với 17% của toàn bộ ) nhưng thời gian nằm NICU có dài hơn (51 ngày so với 9 ngày p=0,008). Theo Keren Luyt(7) nhóm cai máy do điều dưỡng thực hiện có thời gian cai máy ngắn hơn (p=0,0458). Tỉ lệ thở máy lại trong nhóm cai máy không theo kế hoạch của chúng tôi là 16,67%. Theo JM.Boles và Scott(1,2): ½ số bệnh nhân tự cai máy mà không phải thở máy lại làm cho người ta nghĩ đến khả năng nhiều bệnh nhân vẫn được duy trì thở máy nhiều hơn là cần thiết và việc làm chậm cai máy ở các bệnh nhân đã sẵn sàng cai máy sẽ làm gia tăng có ý nghĩa tỉ lệ tử vong. Với các tỉ lệ: Tử vong: 0%, cai máy thành công: 83,33% và thở máy lại: 16,67% trong lô cai máy không theo kế hoạch làm chúng tôi nghĩ có lẽ đã đến lúc Khoa Sơ Sinh Từ Dũ phải mạnh dạn hơn trong việc áp dụng các mode thở mới phù hợp hơn và phương pháp cai máy mới thích hợp hơn trong quá trình cai máy cho các trẻ sơ sinh, nhất là trẻ non tháng và cực non. KẾT LUẬN Thở máy đã cải thiện tỉ lệ sống sót ở các trẻ sơ sinh có bệnh lý nặng đặc biệt là các trẻ đủ tháng. Tỉ lệ tử vong vẫn còn cao ở các trẻ non và cực non tháng. Chỉ định thở máy đúng lúc và Chuyên đề Nhi khoa 6 chăm sóc vô khuẩn là những yếu tố cơ bản để thành công. Trong thời gian tới cần áp dụng các mode thở mới cũng nhưng các phương pháp cai máy mới để giảm hơn nữa tỉ lệ tử vong ở các trẻ non và cực non tháng TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Boles JM, Bion J, Connors A., Herridge M, Marsh B., Melot C., Pearl R., Silverman H., Stanchina M., Vieillard BA., Welte T. Weaning from mechanical ventilation. Eur Respir J 2007; 29: 1033–1056. 2. Epstein SK, Nevins ML, Chung J. Effect of Unplanned Extubation on Outcome of Mechanical Ventilation. Am J Respir Crit Care Med 2000; 161: 1912–1916. 3. Gillespie LM, White SD, Sinha SK, Donn SM. Usefulness of the Minute Ventilation Test in Predicting Successful Extubation in Newborn Infants: A Randomized Controlled Trial. Journal of Perinatology (2003) 23, 205–207. 4. Karthikeyan G et al. Conventional ventilation in neonates: experience from Saudi Arabia. Indian J Pediatr 2003; 69(1): 15-8. 5. Kollef M, Shapiro S, Silver P, et al: A randomized, controlled trial of protocol-directed versus physician-directed weaning from mechanical ventilation. Crit Care Med 1997; 25: 567-574. 6. Lindroth M, Sunningser NW, Ahisterom H. Evaluation of mechanical ventilation in newborn infants. Acta Paediatr Scand 1980; 69 : 143-149. 7. Luyt K, Boyle B, Wright DE, Petros AJ. Compared With Specialist Registrars, Experienced Staff Nurses Shorten the Duration of Weaning Neonates from Mechanical Ventilation. Pediatric Critical Care Medicine 2002;3(4): 351-354. 8. Marelich GP, Murin S, Battistella F, et al: Protocol weaning of mechanical ventilation in medical and surgical patients by respiratory care practitioners and nurses: Effect on weaning time and incidence of ventilator-associated pneumonia. Chest 2000; 118: 459-467. 9. Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Ngô Minh Xuân Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn Thị Thanh Bình. Nhận xét ban đầu về hiệu quả lâm sàng của thở máy rung tần số cao trong điều trị trẻ non tháng bị suy hô hấp nặng tại BV Từ Dũ. Y học Thành phố Hồ Chí Minh, số đặc biệt chuyên đề sản phụ-nhi khoa, phụ bản số 2 của tập 11 năm 2007 Tr 39-45. 10. Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn Thị Thanh Bình. So sánh hai loại thở máy: đồng bộ (SIMV) và ngắt quãng từng cơn (IMV) ở trẻ sơ sinh suy hô hấp nặng tại Khoa Sơ Sinh Bệnh Viện Từ Dũ(2006). Y học Thành phố Hồ Chí Minh, số đặc biệt chuyên đề nội nhi, phụ bản của tập 10 số 2 năm 2006 Tr 59-64. 11. Riyas PK., Vijayakumar KM. and Kulkarni ML. Neonatal Mechanical Ventilation. Indian J Pediatr 2003; 70 (7) : 537-540. 12. Veldman A, Trautschold T, Weiß K, Fischer D, Bauer K. Characteristics and outcome of unplanned extubation in ventilated preterm and term newborns on a neonatal intensive care unit. Pediatric Anesthesia 2006 16: 968–973. 13. Webster J: Nurse-led weaning from ventilation and extubation in the paediatric cardiothoracic intensive care unit. Nurs Crit Care 2000; 5: 116-123. Chuyên đề Nhi khoa 7 Chuyên đề Nhi khoa 8

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_vai_nhan_xet_ve_tinh_hinh_tho_may_va_cai_may_tai_khoa_so.pdf
Tài liệu liên quan