Mua sắm chính phủ trong hiệp đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và đề xuất giải pháp triển khai cam kết của Việt Nam

Sau khi khung pháp lý được sửa đổi, bổ sung, các cơ quan thực thi cần tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định, hướng dẫn thực thi cam kết MSCP trong Hiệp định TPP đã được nội luật hoá tại các luật, nghị định và thông tư một cách kịp thời và khoa học. Hoạt động tăng cường năng lực được thực hiện bằng việc tổ chức các khoá tập huấn, đào tạo chuyên sâu nhằm trang bị, củng cố kiến thức, mức độ hiểu biết cho cơ quan mua sắm, doanh nghiệp trong quá trình chuẩn bị trước khi Hiệp định TPP có hiệu lực. Tăng cường năng lực cho cơ quan mua sắm, cộng đồng doanh nghiệp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả đấu thầu, đồng thời hạn chế rủi ro vi phạm cam kết quốc tế và những phát sinh trong đấu thầu. Ngoài ra, cần có một cơ chế giám sát và hỗ trợ nội bộ trước trong việc thực hiện các cam kết trong TPP để giúp các bên liên quan tránh những sai phạm không đáng có, khắc phục ngay những tồn tại, xóa bỏ các rào cản, bỡ ngỡ, tự tin trong việc tham gia sân chơi lớn này. Để đạt được hiệu quả cao, các khoá tập huấn, đào tạo nên được thiết kế phù hợp cho các nhóm đối tượng khác nhau và từng nội dung cụ thể như khoá đào tạo kiến thức cơ bản; khoá đào tạo chuyên sâu dành cho cơ quan mua sắm liên quan đến ưu đãi trong nước, mở cửa thị trường thuốc, thủ tục và cơ chế giải quyết các kiến nghị, vướng mắc và xử lý tình huống trong đấu thầu, các kinh nghiệm quốc tế ; các khoá tập huấn dành cho nhà thầu về các quy định của pháp luật và cơ hội tại thị trường MSCP của các nước thành viên TPP

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 168 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mua sắm chính phủ trong hiệp đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và đề xuất giải pháp triển khai cam kết của Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MUA SÙÆM CHÑNH PHUÃ TRONG HIÏåP ÀÕNH ÀÖËI TAÁC XUYÏN THAÁI BÒNH DÛÚNG (TPP) VAÂ ÀÏÌ XUÊËT GIAÃI PHAÁP TRIÏÍN KHAI CAM KÏËT CUÃA VIÏåT NAM nguyễn Đăng Trương* 1. Tổng quan, phạm vi của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương Sau hơn 5 năm đàm phán với hơn 30 phiên làm việc cấp kỹ thuật và hơn 10 cuộc đàm phán cấp Bộ trưởng, các nước tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Hiệp định TPP) đã chính thức kết thúc đàm phán Hiệp định vào ngày 05/10/2015 tại Hội nghị Bộ trưởng tại Át-lan-ta, Hoa Kỳ. Ngày 04/02/2016, Bộ trưởng Bộ Công thương Việt Nam và các Bộ trưởng phụ trách thương mại của 11 nước còn lại tham gia Hiệp định TPP gồm Ốt-xtrây-li-a, Bru-nây, Ca-na-đa, Chi-lê, Nhật Bản, Ma-lai-xi-a, Mê-hi-cô, Niu Di-lân, Pê-ru, Xinh-ga-po, Hoa Kỳ đã tham dự Lễ ký kết xác thực lời văn Hiệp định TPP tại Niu Di-lân. Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng đã thay mặt Chính phủ Việt Nam ký xác thực lời văn Hiệp định TPP và 35 thỏa thuận song phương trong các lĩnh vực liên quan đến dịch vụ tài chính, dệt may, nông nghiệp, sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ mà Việt Nam đã thống nhất với một số nước TPP. Các thỏa thuận song phương này sẽ có hiệu lực cùng thời điểm với Hiệp định TPP. Hiệp định TPP tập hợp một nhóm các nước khác nhau về địa lý, ngôn ngữ và lịch sử, quy mô và mức độ phát triển. Tất cả các nước TPP đều nhận thức được tính đa dạng về phát triển là một tài sản độc đáo nhưng cũng yêu cầu sự hợp tác chặt chẽ, góp phần tăng cường năng lực cho các nước thành viên TPP có trình độ phát triển thấp hơn. Trong một số trường hợp, một số thành viên TPP được phép có một khoảng thời gian chuyển đổi để nâng cao năng lực thực thi các nghĩa vụ mới (phi truyền thống) được cam kết trong Hiệp định TPP. Hiệp định TPP gồm 30 chương điều chỉnh thương mại và các vấn đề liên quan tới thương mại, bắt đầu từ thương mại hàng hóa với hải quan và thuận lợi hóa thương mại; vệ sinh kiểm dịch động thực vật; hàng rào kỹ thuật đối với thương mại; quy định về phòng vệ thương mại; đầu tư; dịch vụ; 18 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 13(317) T7/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT * Cục trưởng Cục Quản lý Đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. thương mại điện tử; sở hữu trí tuệ đến các nội dung có tính chất “phi truyền thống” như lao động; môi trường; mua sắm chính phủ (MSCP); các chương về “các vấn đề xuyên suốt” nhằm bảo đảm Hiệp định TPP đạt được tiềm năng của mình về phát triển, tính cạnh tranh và tính bao hàm; giải quyết tranh chấp; ngoại lệ và các điều khoản về thể chế. Bên cạnh việc nâng cấp cách tiếp cận truyền thống đối với những vấn đề đã được điều chỉnh bởi các hiệp định thương mại tự do trước đó (FTAs), Hiệp định TPP còn đưa vào những vấn đề thương mại mới và đang nổi lên cũng như những vấn đề xuyên suốt. Những vấn đề này bao gồm những nội dung liên quan đến Internet và nền kinh tế số, sự tham gia ngày càng tăng của các doanh nghiệp nhà nước vào thương mại và đầu tư quốc tế, khả năng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc tận dụng các hiệp định thương mại và những nội dung khác. 2. Mua sắm chính phủ trong Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương Các thành viên TPP cùng quan tâm tới mở cửa thị trường đấu thầu mua sắm công (MSCP) rộng lớn của nhau trên cơ sở các quy tắc cơ bản là công bằng, minh bạch đối xử quốc gia và không phân biệt đối xử. Các thành viên cũng đồng ý các thông tin liên quan về MSCP phải được công bố kịp thời (i) để các nhà thầu cung cấp hàng hoá, dịch vụ có đủ thời gian tiếp cận hồ sơ mời thầu và chuẩn bị hồ sơ dự thầu, (ii) để đối xử với các nhà thầu một cách công bằng, bình đẳng và (iii) để duy trì tính bảo mật cho các nhà thầu. Thêm vào đó, các thành viên TPP đồng ý sẽ sử dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể và khách quan; chỉ đánh giá và lựa chọn nhà thầu dựa trên những tiêu chí đánh giá đã mô tả trong hồ sơ mời thầu và căn cứ các nội dung trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu; xây dựng các quy trình hợp lý để giải quyết các kiến nghị trong quá trình lựa chọn nhà thầu. Chương MSCP trong Hiệp định TPP bao gồm (i) phần Lời văn và (ii) phần Bản chào mở cửa thị trường MSCP hay còn gọi là Biểu cam kết (sau đây gọi tắt là “Bản chào”). Phần Lời văn đưa ra các nguyên tắc, quy định và thủ tục mà các bên tham gia Hiệp định TPP phải tuân thủ trong quá trình lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh. Về cơ bản, phần Lời văn có ý nghĩa tương tự như quy định đấu thầu của Việt Nam với một số nội dung cơ bản như sau: 1. Về phạm vi điều chỉnh, Chương MSCP trong Hiệp định TPP chỉ áp dụng đối với các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định. Gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định TPP phải đáp ứng cả 4 điều kiện sau đây: (i) có giá gói thầu bằng hoặc cao hơn một ngưỡng nhất định - được quy định cụ thể trong Bản chào, (ii) thuộc dự án, dự toán của cơ quan mua sắm được liệt kê trong Bản chào, (iii) mua sắm hàng hoá, dịch vụ (bao gồm cả dịch vụ xây dựng) được mở cửa trong Bản chào và (iv) không được loại trừ khỏi phạm vi điều chỉnh của Hiệp định. 2. Về nguyên tắc cơ bản đối xử quốc gia và không phân biệt đối xử, các bên không được phân biệt đối xử: (i) giữa hàng hoá, dịch vụ và nhà thầu của nước mình với hàng hoá, dịch vụ và nhà thầu của các nước thành viên TPP khác và (ii) giữa hàng hoá, dịch vụ và nhà thầu của các nước thành viên TPP. Ngoài ra, nguyên tắc này cũng yêu cầu các Bên tham gia TPP không được (i) đối xử với một nhà thầu trong nước kém thuận lợi hơn một nhà thầu trong nước khác do mức độ phụ thuộc về tổ chức với tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc do mức độ sở hữu của nước ngoài; hoặc (ii) phân biệt đối xử với một nhà thầu trong nước do hàng hoá hoặc dịch vụ mà nhà thầu đó cung cấp cho một gói thầu cụ thể là hàng hoá hoặc dịch vụ của các Bên khác. 19 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 13(317) T7/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 3. Về hình thức lựa chọn, Chương MSCP trong Hiệp định TPP quy định 03 hình thức lựa chọn nhà thầu, gồm đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế và chỉ định thầu. Trong đó, hình thức đấu thầu hạn chế giống với hình thức đấu thầu rộng rãi có lựa chọn danh sách ngắn ở Việt Nam. 4. Về thời gian trong đấu thầu, Chương MSCP trong Hiệp định TPP quy định thời gian tối thiểu cho việc chuẩn bị hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển là 25 ngày kể từ ngày đăng thông báo mời nộp hồ sơ quan tâm, thông báo mời sơ tuyển. Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 40 ngày kể từ khi đăng thông báo mời thầu trong trường hợp áp dụng đấu thầu rộng rãi hoặc kể từ khi cơ quan mua sắm (bên mời thầu) thông báo cho các nhà thầu về việc nộp hồ sơ dự thầu trong trường hợp đấu thầu hạn chế. Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu có thể giảm xuống trong trường hợp áp dụng đấu thầu qua mạng (đấu thầu điện tử) hoặc một số trường hợp đặc biệt song không được giảm xuống dưới 10 ngày. 5. Về nội dung công bố thông tin, các thông báo theo quy định của Chương MSCP trong Hiệp định TPP (thông báo mời thầu, thông báo về kết quả lựa chọn nhà thầu, thông báo mời nộp hồ sơ quan tâm, thông báo mời sơ tuyển) phải có nội dung chi tiết, rõ ràng. Chẳng hạn như, theo yêu cầu của Hiệp định TPP, ngoài các nội dung cơ bản, thông báo mời thầu phải nêu rõ “danh mục điều kiện tham dự thầu của nhà thầu và mô tả tóm tắt các điều kiện đó, có thể bao gồm yêu cầu về các tài liệu hay chứng nhận cần thiết mà nhà thầu phải cung cấp” và “nêu rõ các tiêu chí lựa chọn nhà thầu và số lượng nhà thầu trong danh sách ngắn được phép nộp hồ sơ dự thầu nếu bên mời thầu có ý định lựa chọn số lượng hạn chế các nhà thầu đáp ứng yêu cầu để tham dự thầu”. 6. Trong vấn đề giải quyết kiến nghị, Chương MSCP trong Hiệp định TPP yêu cầu các nước thành viên phải thành lập hay chỉ định ít nhất một đơn vị hành chính hoặc tư pháp độc lập với cơ quan mua sắm để xử lý kiến nghị trong đấu thầu. Các nước thành viên cũng phải có cơ chế để cơ quan giải quyết kiến nghị như đưa ra các biện pháp tạm thời nhằm bảo vệ cơ hội tham dự thầu của nhà thầu trong khi chờ quyết định giải quyết kiến nghị và đưa ra các giải pháp khắc phục trong trường hợp quyết định cuối cùng cho thấy có sự vi phạm. 3. Bản chào mở cửa thị trường mua sắm chính phủ trong Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương Các Bên tham gia TPP đều có Bản chào mở cửa thị trường MSCP quy định mức độ mở cửa cụ thể của từng Bên. Cấu trúc của Bản chào có các phần như sau: o Phần A: Danh sách các cơ quan cấp trung ương có gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh o Phần B: Danh sách các cơ quan cấp địa phương có gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh o Phần C: Danh sách các cơ quan khác có gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh o Phần D: Danh mục hàng hoá thuộc phạm vi điều chỉnh o Phần E: Danh mục dịch vụ, trừ dịch vụ xây dựng, thuộc phạm vi điều chỉnh o Phần F: Danh mục dịch vụ xây dựng thuộc phạm vi điều chỉnh o Phần G: Lưu ý chung o Phần H: Công thức điều chỉnh ngưỡng áp dụng o Phần I: Thông tin cần công bố theo quy định về công bố thông tin o Phần J: Các biện pháp trong thời kỳ chuyển đổi. Đối với Bản chào của Việt Nam trong Hiệp định TPP, một số nội dung cơ bản được nhấn mạnh như sau: Thứ nhất, Việt Nam sẽ dần mở cửa thị trường MSCP theo lộ trình với thời gian chuyển đổi thông qua ngưỡng giá gói thầu. 20 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 13(317) T7/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT Theo đó, Việt Nam ban đầu sẽ mở cửa các gói thầu hàng hoá, dịch vụ, xây lắp có giá gói thầu cao và ngưỡng áp dụng sẽ được giảm dần theo thời gian. Ví dụ, đối với gói thầu mua sắm hàng hoá và dịch vụ của các cơ quan tại Phần A, giá gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định TPP là 2 triệu Quyền rút vốn đặc biệt -SDR - (tương đương 60 tỷ đồng) trong 5 năm đầu tiên kể từ khi Hiệp định có hiệu lực đối với Việt Nam. Ngưỡng giá gói thầu giảm dần và về mức 130.000 SDR (tương đương 4 tỷ đồng) như đa số các nước thành viên TPP khác kể từ năm thứ 26. Thứ hai, cùng với một số thành viên như Hoa Kỳ, Ma-lai-xi-a, Mê-hi-cô, Niu Di-lân, Việt Nam chưa cam kết mở cửa việc mua sắm của các cơ quan cấp địa phương (Phần B). Nội dung này sẽ được Việt Nam và các nước thành viên TPP khởi động đàm phán mở cửa sau 3 năm kể từ khi Hiệp định TPP có hiệu lực. Thứ ba, Việt Nam cam kết mở cửa dần thị trường thuốc theo lộ trình kéo dài 15 năm. Sau thời gian đó, Việt Nam sẽ mở cửa 50% thị trường thuốc tính theo tổng giá trị hợp đồng mua thuốc thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định TPP. Trong 3 năm đầu tiên kể từ khi Hiệp định TPP có hiệu lực, Việt Nam hoàn toàn không mở cửa thị trường thuốc cho nhà thầu nước ngoài để có thời gian xây dựng chính sách phù hợp với cam kết trong Hiệp định TPP. Thứ tư, cùng với các biện pháp trong thời kỳ chuyển đổi khác, nhằm khuyến khích sự phát triển của các ngành sản xuất, cung cấp dịch vụ trong nước, Việt Nam được phép áp dụng các biện pháp ưu đãi cho hàng hoá, dịch vụ và nhà thầu nội địa (Offsets) trong vòng 25 năm kể từ khi Hiệp định TPP có hiệu lực. Cụ thể, trong 10 năm kể từ khi Hiệp định TPP có hiệu lực, Việt Nam có thể áp dụng bất kỳ hình thức ưu đãi trong nước nào, kể cả cơ chế ưu đãi về giá, ở mức tối đa 40% tổng giá hợp đồng các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của từng năm; tỷ lệ này giảm xuống mức tối đa 30% kể từ năm thứ 11 cho đến hết năm thứ 25. Biện pháp ưu đãi nội địa sẽ được loại bỏ từ năm thứ 26 kể từ khi Hiệp định TPP có hiệu lực. 4. Thách thức đối với Việt nam khi triển khai cam kết mua sắm chính phủ TPP là Hiệp định thương mại tự do đầu tiên Việt Nam cam kết về MSCP. Khi mở cửa thị trường đối với lĩnh vực MSCP sau khi Hiệp định TPP có hiệu lực, hoạt động đấu thầu mua sắm công của Việt Nam được dự báo sẽ chịu nhiều tác động, ảnh hưởng. Một số thách thức cơ bản có thể thấy là: - Thứ nhất, việc tổ chức lựa chọn nhà thầu đối với những gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định TPP sẽ phải tuân thủ các nguyên tắc, quy định trong Chương MSCP của Hiệp định TPP thay vì áp dụng Luật Đấu thầu và các văn bản pháp luật về đấu thầu của Việt Nam. Hiện nay, khung pháp lý và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực thi có thể chưa bao hàm hết các tình huống, trường hợp diễn ra trên thực tế khi triển khai cam kết về MSCP theo Hiệp định TPP. Trong quá trình triển khai, các cơ quan chủ quản mua sắm sẽ khó tránh khỏi những tình huống phát sinh trong quá trình lựa chọn nhà thầu mà hệ thống văn bản pháp lý hiện hành chưa quy định cụ thể. - Thứ hai, các cơ quan chủ quản của Việt Nam sẽ gặp khó khăn trong tổ chức lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu phải tuân thủ quy định của Hiệp định TPP liên quan đến những quy định thương mại có tính chất thông lệ quốc tế nhưng có thể là những nội dung mới đối với Việt Nam. Hơn nữa, cam kết về MSCP trong Hiệp định TPP có một số khác biệt nhất định so với Luật Đấu thầu năm 2013, chẳng hạn: (i) phạm vi điều chỉnh chỉ bao gồm một phần thị trường MSCP của Việt Nam; (ii) không được phép ưu đãi cho hàng hóa, nhà thầu trong nước; (iii) chỉ áp 21 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 13(317) T7/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 22 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 13(317) T7/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT dụng 03 hình thức lựa chọn nhà thầu thay vì 07 hình thức theo quy định trong nước; (iv) nội dung công bố thông tin về mời thầu chi tiết hơn; (v) thời gian tối thiểu cho các nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu dài hơn. - Thứ ba, nguy cơ bị cạnh tranh và thua ngay trên “sân nhà” của nhà thầu trong nước. Đặc biệt, những doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh kém, quen với cơ chế “xin-cho” sẽ rất dễ đối mặt với khả năng bị thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh, thậm chí đóng cửa và phá sản. Sức ép cạnh tranh vừa là thách thức, đồng thời cũng là động lực để doanh nghiệp trong nước buộc phải đầu tư cải tiến công nghệ, nâng cao hiệu quả, năng suất lao động, quy trình quản trị, chiến lược kinh doanh - bán hàng Hàng hoá có chất lượng kém, giá cả thiếu cạnh tranh, chất lượng dịch vụ thấp chắc chắn sẽ bị các sản phẩm, dịch vụ do nhà thầu từ các nước thành viên TPP khác cung cấp lấn át và đào thải. - Thứ tư, thách thức về việc bị nhà thầu nước ngoài và chính phủ các nước thành viên TPP kiện do vi phạm các quy định, nghĩa vụ trong Hiệp định TPP. Mặc dù Việt Nam đã đàm phán được thời gian 05 “ân hạn”, không áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp (Chính phủ và Chính phủ), nếu năng lực của Bên mời thầu không được cải thiện, tình trạng thông đồng, “quân xanh quân đỏ” vẫn diễn ra thì nguy cơ bị kiện là rất rõ ràng. 5. Một số giải pháp triển khai cam kết về mua sắm chính phủ Dự kiến, Hiệp định TPP có thể có hiệu lực từ đầu năm 2018. Như vậy, Việt Nam sẽ chỉ có 24 tháng cho quá trình chuẩn bị và phê chuẩn. Trên cơ sở những nội dung cơ bản của Hiệp định TPP và các thách thức được đề cập, trong quá trình chuẩn bị triển khai cam kết MSCP theo Hiệp định TPP, Việt Nam cần tập trung giải quyết một số vấn đề cơ bản sau: 5.1 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức xã hội Việc phổ biến kiến thức cho các đối tượng liên quan ngay sau khi toàn văn của Hiệp định TPP được chính thức công bố là công việc cần phải được các cơ quan liên quan thực hiện càng sớm càng tốt. Mục đích cơ bản nhất của hoạt động này là nâng cao hiểu biết về Hiệp định TPP nói chung và nhấn mạnh cam kết về MSCP trong Hiệp định nói riêng cho các bên liên quan, đặc biệt là cơ quan quản lý, cơ quan mua sắm (bên mời thầu) và các doanh nghiệp Việt Nam (với tư cách là các nhà thầu), giúp nhận thức đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ, cơ hội và thách thức khi tham gia sân chơi chung quốc tế. Đồng thời, hoạt động tuyên truyền còn phổ biến, giới thiệu các quy định, hướng dẫn của Nhà nước và Chính phủ trong việc triển khai cam kết về MSCP theo Hiệp định TPP. Nội dung, chủ đề chính của công tác tuyên truyền gồm: o Giới thiệu nội dung cam kết của 12 nước thành viên tham gia Hiệp định TPP (bao gồm Lời văn và các Bản chào) trong Chương MSCP và giới thiệu lộ trình thực thi cam kết của Việt Nam về mở cửa thị trường như lộ trình mở cửa thị trường thuốc, các biện pháp ưu đãi trong nước và những tác động chính tới nền kinh tế Việt Nam nói chung và lĩnh vực đấu thầu mua sắm công nói riêng. o Các thuật ngữ, khái niệm trong Chương MSCP của Hiệp định TPP cũng cần được giải thích, phân tích, kết hợp với việc đối chiếu, so sánh nội dung các cam kết của Việt Nam trong Hiệp định TPP với hệ thống pháp luật trong nước về đấu thầu. o Giới thiệu hệ thống luật pháp và thị trường MSCP của các nước tham gia TPP để nghiên cứu các điều kiện cần thiết, chuẩn bị nguồn lực hỗ trợ nhà thầu Việt Nam tiếp cận những thị trường đó. Đồng thời, giới thiệu những bài học kinh nghiệm, thực tiễn tốt nhất về MSCP của một số quốc gia trên thế giới. o Sau khi các văn bản pháp quy được xây dựng và ban hành để hướng dẫn triển khai cam kết, tổ chức phổ biến những quy định mới cho các cơ quan liên quan và công chúng. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định và hướng dẫn thực thi cam kết MSCP trong Hiệp định TPP dự kiến bao gồm cả luật, nghị định và thông tư hướng dẫn. 5.2 Xây dựng khung pháp lý quy định, hướng dẫn thực thi cam kết Việc xây dựng khung pháp lý hướng dẫn thực thi cam kết quốc tế về MSCP để nội luật hoá các nội dung cam kết về MSCP khi thực hiện Hiệp định TPP, giải quyết những khác biệt giữa chế định trong nước về đấu thầu mua sắm với cam kết quốc tế về MSCP và bảo đảm tính thống nhất, minh bạch của hệ thống pháp luật là đặc biệt quan trọng. Hoạt động này phải được ưu tiên hàng đầu và cũng là yêu cầu bắt buộc trong quá trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về đấu thầu của Việt Nam khi hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Khoản 4 Điều 3 Luật Đấu thầu năm 2013 quy định “Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa XHCN Việt Nam là thành viên có quy định về lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư khác với quy định của Luật này thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế đó”. Như vậy, khi Hiệp định TPP chính thức có hiệu lực, việc tổ chức lựa chọn nhà thầu đối với những gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định sẽ phải tuân thủ các quy định trong Chương MSCP thay vì áp dụng Luật Đấu thầu năm 2013. Tuy nhiên, Chương MSCP của Hiệp định TPP chỉ quy định các nguyên tắc, nghĩa vụ cơ bản mà các thành viên tham gia, cụ thể là cơ quan mua sắm, nhà thầu và các đối tượng liên quan phải tuân thủ chứ không quy định chi tiết và đầy đủ như Luật Đấu thầu năm 2013 và các văn bản hướng dẫn dưới luật. Do đó, chúng ta sẽ phải quy định chi tiết hay gọi là “nội luật hóa” các quy định trong Chương MSCP của Hiệp định TPP thành các văn bản quy phạm pháp luật để quy định, hướng dẫn cụ thể việc thực thi cam kết, trên cơ sở so sánh và rà soát quy định trong nước về đấu thầu. Việc nội luật hoá các quy định trong Chương MSCP trong Hiệp định TPP có thể được thực hiện theo nhiều phương án khác nhau, chẳng hạn như (i) sửa đổi, bổ sung Luật Đấu thầu năm 2013 hoặc (ii) xây dựng luật/nghị định mới để quy định, hướng dẫn thực hiện các điều ước quốc tế. Tuy nhiên, do cam kết về MSCP trong TPP chỉ bao gồm một phần thị trường MSCP ở Việt Nam, do đó, phương án xây dựng quy định mới, áp dụng riêng cho các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh là phương án khả thi hơn. Quá trình này cần sự phối hợp, trao đổi thông tin rộng rãi giữa các bộ, ban ngành và những đối tượng liên quan. Việc ban hành chế định để thực thi cam kết về MSCP trong Hiệp định TPP sẽ tạo ra một bộ quy tắc riêng cho các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh, giúp cơ quan mua sắm dễ dàng thực hiện nhiệm vụ và hạn chế những khó khăn về pháp lý, rào cản thương mại cho các nhà thầu trong nước và nhà thầu nước ngoài tham gia đấu thầu. Yêu cầu đặt ra đối với chế định mới về mua sắm là phải tuân thủ đầy đủ nội dung cam kết về MSCP trong Hiệp định TPP và phải đủ chi tiết, cụ thể, dễ hiểu để tạo điều kiện thuận lợi cho các bên liên quan trong quá trình triển khai, thực thi cam kết. Ngoài ra, quá trình và tiến độ xây dựng, thông qua chế định quy định, hướng dẫn triển khai cam kết về MSCP trong Hiệp định TPP phải được tính toán, bám sát lộ trình mà Việt Nam đã đàm phán trong việc thực thi các nghĩa vụ của Hiệp định TPP. 23 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁPSöë 13(317) T7/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 5.3 Chuẩn bị nguồn nhân lực có đủ năng lực để thực thi Hiệp định Cam kết mở cửa thị trường MSCP trong Hiệp định TPP đồng nghĩa với việc cơ quan mua sắm (chủ đầu tư, bên mời thầu) và nhà thầu Việt Nam sẽ phải tuân thủ quy định trong Hiệp định đối với những gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh. Với việc lần đầu tiên mở cửa lĩnh vực này, chắc chắn các chủ đầu tư, bên mời thầu cũng như cộng đồng doanh nghiệp nước ta sẽ gặp khó khăn, bỡ ngỡ do có sự khác biệt nhất định giữa cam kết quốc tế và pháp luật trong nước về đấu thầu. Bên cạnh đó, nhân lực làm công tác đấu thầu tại các cơ quan mua sắm và nhà thầu cũng cần phải cải thiện đáng kể các kỹ năng, kiến thức như trình độ ngoại ngữ, tính chuyên nghiệp khi tham gia hoạt động đấu thầu, khả năng xử lý tình huống, kiến thức về pháp luật và thương mại quốc tế Đặc biệt, khi tham gia sân chơi lớn này, tính thượng tôn và sự nghiêm minh của pháp luật được đề cao hàng đầu nếu không muốn bị kiện ở tầm quốc tế, đồng nghĩa với việc nếu vi phạm các quy định sẽ coi như tự loại bỏ mình khỏi cuộc chơi và nguy cơ “mất ngay, thua ngay” trên sân nhà là hiện hữu. Bên cạnh việc phổ biến nội dung cam kết MSCP một cách tổng thể cho các cơ quan liên quan của Việt Nam đã được nêu ở trên, chúng ta cần tăng cường năng lực cho các cơ quan mua sắm thực hiện các cam kết của Việt Nam trong Chương MSCP. Các hoạt động nâng cao kiến thức cho cơ quan mua sắm là một nội dung quan trọng trong chuỗi hoạt động nâng cao nhận thức của xã hội. Quá trình phổ biến, tuyên truyền, đào tạo tập huấn cần được tổ chức thường xuyên và liên tục. Nội dung truyền tải phải được xây dựng phù hợp, tương ứng với giai đoạn hiện tại và giai đoạn sau khi nội luật hoá các quy định về MSCP vào khung pháp lý, chế định trong nước. Đối với giai đoạn hiện nay, yêu cầu cơ bản nhất là nâng cao mức độ hiểu biết của các bên liên quan về quy định và cam kết MSCP của Việt Nam trong Hiệp định TPP, giúp các cơ quan này nhận diện đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ, cơ hội và thách thức khi tham gia vào sân chơi chung quốc tế. Sau khi khung pháp lý được sửa đổi, bổ sung, các cơ quan thực thi cần tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định, hướng dẫn thực thi cam kết MSCP trong Hiệp định TPP đã được nội luật hoá tại các luật, nghị định và thông tư một cách kịp thời và khoa học. Hoạt động tăng cường năng lực được thực hiện bằng việc tổ chức các khoá tập huấn, đào tạo chuyên sâu nhằm trang bị, củng cố kiến thức, mức độ hiểu biết cho cơ quan mua sắm, doanh nghiệp trong quá trình chuẩn bị trước khi Hiệp định TPP có hiệu lực. Tăng cường năng lực cho cơ quan mua sắm, cộng đồng doanh nghiệp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả đấu thầu, đồng thời hạn chế rủi ro vi phạm cam kết quốc tế và những phát sinh trong đấu thầu. Ngoài ra, cần có một cơ chế giám sát và hỗ trợ nội bộ trước trong việc thực hiện các cam kết trong TPP để giúp các bên liên quan tránh những sai phạm không đáng có, khắc phục ngay những tồn tại, xóa bỏ các rào cản, bỡ ngỡ, tự tin trong việc tham gia sân chơi lớn này. Để đạt được hiệu quả cao, các khoá tập huấn, đào tạo nên được thiết kế phù hợp cho các nhóm đối tượng khác nhau và từng nội dung cụ thể như khoá đào tạo kiến thức cơ bản; khoá đào tạo chuyên sâu dành cho cơ quan mua sắm liên quan đến ưu đãi trong nước, mở cửa thị trường thuốc, thủ tục và cơ chế giải quyết các kiến nghị, vướng mắc và xử lý tình huống trong đấu thầu, các kinh nghiệm quốc tế; các khoá tập huấn dành cho nhà thầu về các quy định của pháp luật và cơ hội tại thị trường MSCP của các nước thành viên TPP n 24 NGHIÏN CÛÁU LÊÅP PHAÁP Söë 13(317) T7/2016 NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmua_sam_chinh_phu_trong_hiep_doi_tac_xuyen_thai_binh_duong_t.pdf
Tài liệu liên quan