Mùa truyền bệnh sốt rét tại Vĩnh Thạnh (Bình Định) và Chư Sê (Gia Lai) năm 2013‐2014

KẾT LUẬN Phân tích hồi cứu số liệu về BNSR, KSTSR và yếu tố thời tiết 2000‐2010 BNSR giai đoạn 2006‐2010 đều giảm hơn so với giai đoạn 2000‐2005. BNSR trung bình hàng tháng tại Vĩnh Kim và Ia Kor tập trung cao nhất vào tháng 8, 9, 10 hàng năm. Nhiệt độ rất thuận lợi cho sự phát triển của muỗi và KSTSR Tại Vĩnh Kim: Lượng mưa bắt đầu tăng vào tháng 5 kéo dài đến tháng 11, sau đó giảm dân. Tại Ia Kor, lượng mưa trung bình tăng từ tháng 5 kéo dài đến tháng 9 sau đó giảm dần. Mùa truyền bệnh sốt rét hiện nay Tại Vĩnh Kim, Bình Định Tại Vĩnh Kimmùa truyền bệnh sốt rét quanh năm, có 1 đỉnh vào các tháng 9‐10‐11. Nhiễm KSTSR tại Vĩnh Kim quanh năm, cao vào tháng 9‐10‐11 trùng với mùa mưa và mật độ muỗi sốt rét cao nhất. Có sự hiện diện của 2 véc tơ sốt rét chính An. minimus và An. dirus; An. minimus phát triển từ tháng 3 đến tháng 12 (trừ tháng 1 và tháng 2); cao nhất vào các tháng 8‐11. An. dirus phát triển vào mùa mưa tháng 9‐12. Tại Ia Kor, Gia Lai Tại Ia Kor mùa truyền bệnh sốt rét quanh năm, có 1 đỉnh vào các tháng 9‐10‐11. Nhiễm KSTSR tại Ia Kor quanh năm, cao nhất vào tháng 9‐10‐11 trùng với thời gian lượng mưa gia tăng và mật độ muỗi sốt rét cao nhất. Chỉ sự hiện diện của véc tơ sốt rét chính An. minimus;An. minimus phát triển quanh năm, (trừ tháng 1‐2‐3); cao nhất từ tháng 8‐11. KHUYẾN NGHỊ Thời điểm can thiệp các biện pháp: Các biện pháp phòng chống vectơ nên được triển khai vào tháng 7 khi bắt đầu có sự gia tăng mật độ muỗi sốt rét chính và tỷ lệ nhiễm KSTSR.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 29 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mùa truyền bệnh sốt rét tại Vĩnh Thạnh (Bình Định) và Chư Sê (Gia Lai) năm 2013‐2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 74 MÙA TRUYỀN BỆNH SỐT RÉT TẠI VĨNH THẠNH (BÌNH ĐỊNH)   VÀ CHƯ SÊ (GIA LAI) NĂM 2013‐2014  Hồ Văn Hoàng*  TÓM TẮT  Đặt vấn đề: Sốt rét là bệnh diễn biến theo mùa, bệnh thay đổi theo các tháng trong năm nhưng cóđỉnh cao  vào một số  tháng. Xác định mùa  truyền bệnh có vai  trò quan  trọng  trong việc áp dụng các biện pháp phòng  chống sốt rét hiệu quả.  Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích hồi cứu diễn biến bệnh nhân sốt rét, yếu tố thời tiết tháng giai đoạn (2000‐ 2010) và nghiên cứu diễn biến mùa truyền bệnh sốt rét hiện nay.  Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế hồi cứu và nghiên cứu ngang mô tả theo dõi dọc thu thập số liệu hàng tháng.  Kết quả: Tại Vĩnh Kim và Ia Kor mùa truyền bệnh sốt rét quanh năm, thường có 1 đỉnh vào tháng 9 đến  tháng 11. Nhiệt độ tại Vĩnh Kim và Ia Kor rất thích hợp cho sự phát triển của muỗi và ký sinh trùng sốt rét. Tại  Vĩnh Kim có sự hiện diện của 2 véc tơ chính An. minimus và An. dirus; tại Ia Kor chỉ có An. minimus. An.  minimus phát triển quanh năm, cao nhất từ tháng 8‐11. An. dirus phát triển vào mùa mưa. Tỷ lệ mắc bệnh sốt  rét cao vào những tháng mà mật độ muỗi sốt rét chính cũng như lượng mưa cao nhất.  Kết luận: Tại Vĩnh Kim và Ia Kor mùa truyền bệnh sốt rét quanh năm, có 1 đỉnh cao từ vào tháng 9 đến  tháng 11. Mùa truyền bệnh sốt rét tại Vĩnh Kim và Ia Kor chưa có thay đổi so với giai đoạn trước.  Khuyến nghị:Triển khai các biện pháp phòng chống sốt rét vào tháng 7 theo mùa truyền bệnh sốt rét để  ngăn chặn sự lan truyền của bệnh sốt rét vào đỉnh cao mùa bệnh.  Từ khóa: Sốt rét, mùa truyền bệnh sốt rét.  ABSTRACT   MALARIA TRANSMISSION SEASON IN VINH KIM (BINH DINH) AND IA KOR (GIA LAI) IN 2013‐2014  Ho Van Hoang* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 74 – 78  Background: Malaria transmission is characterized by seasional variation, occurs all‐ year round with one  high peak  at  some months. Determing malaria  transmission pattern has  a  important  role  for  the planning  of  effective malaria intervention.  Study objectives: To analyze retrospectively malaria cases and weather factors occuring by monthly in the  period of 2000‐2010 and to study the pattern of current malaria transmission.  Study methods: Retrospective and longitudinal study to collect the data monthly.  Results: In Vĩnh Kim and Ia Kor, malaria is transmitted all‐ year round, with one high peak from September  to November. The  air  temperature  in Vĩnh Kim  and  Ia Kor  is  very  suitable  for  the  development  of malaria  mosquitoes and parasites. In Vĩnh Kim, there are the presence of 2 main malaria vetors: An. minimus and An.  dirus; In Kor, only An. minimus collected. An. minimus develops all‐ year round, high density from August to  November. An. dirus develops mainly in rainy season. The malaria morbidity is higher in months that highest  density of malaria main vetor and highest quantity of rainfall in the year.  Conclusion: In Vĩnh Kim and Ia Kor, malaria transmission is all‐year round with high peak from September  to November. The current transmission pattern do not deffer from the period of 2000‐2010.  * Viện Sốt rét‐KST‐CT Quy Nhơn  Tác giả liên lạc:Hồ Văn Hoàng  ĐT:0914004629  Email:ho_hoang64@yahoo.com  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  75 Recommendation:Apllying malaria  control measures  in  July of  the year  following malaria  transmission  season in order to prevent nmalaria transmission in the high peak of malaria season.  Key words: Malaria, malaria transmisson season.  ĐẶT VẤN ĐỀ  Sốt rét  là một bệnh  truyền nhiễm diễn biến  theo mùa,  tỷ  lệ mắc bệnh nhau  theo  các  tháng  trong  năm(6,4,3).  Mặc  dù  chương  trình  phòng  chống  sốt  rét  (PCSR)  ở Việt Nam  đã  đạt  được  những thành công đáng kể, nhưng nguy cơ gia  tăng nắc bệnh hiện nay vẫn còn cao(5). Việc áp  dụng các biện pháp phòng chống sốt rét dựa vào  các đỉnh cao của sự mắc bệnh trong năm.  Hiện nay, dưới tác động của biến đổi khí hậu,  có thể làm thay đổi mùa truyền bệnh sốt rét. Vì vậy  việc nghiên cứu mùa truyền bệnh sốt rét giúp xác  định thời điểm can thiệp trong giai đoạn hiện nay  là rất cần thiết nhằm các mục tiêu sau:   1. Phân tích hồi cứu diễn biến bệnh nhân sốt  rét và yếu tố thời tiết tại Vĩnh Kim (Bình Định)  và Ia Kor (Gia Lai) giai đoạn (2000‐2010).  2. Nghiên  cứu  diễn  biến mùa  truyền  bệnh  sốt rét hiện nay tại các điểm nghiên cứu.  ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Địa điểm nghiên cứu  Xã Vĩnh Kim (huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình  Định) và xã Ia Kor (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai)  thuộc vùng sốt rét lưu hành (SRLH) nặng.   Đối tượng nghiên cứu:  Người dân  sống  ở  2  xã,  bệnh  nhân  sốt  rét  (BNSR)ký  sinh  trùng  sốt  rét  (KSTSR),  muỗi  Anopheles, nhiệt độ, lượng mưa.  Thiết kế mô tả hồi cứu  Số  liệu  BNSR,  nhiệt  độ,  lượng  mưa  theo  tháng  được  phân  tích  theo  2  giai  đoạn  (2000‐ 2005, 2006‐2010).  Thiết kế nghiên cứu ngang  Theo dõi dọc  tỷ  lệ nhiễm KSTSR, nhiệt  độ,  lượng mưa liên tục 12 tháng trong năm từ tháng  4 năm 2013 đến tháng 3 năm 2014 (1).  Cỡ mẫu  điều  tra  tỷ  lệ mắc bệnh  sốt  rét  tại  công đồng:  2 2 )2/1( d pqZ n    Với  =0,05;  Z(1‐/2)=1,96;  p=0,10;  q=  (1‐  p)=1‐ 0,10= 0,90; d=0,03 (p: tỷ lệ nhiễm theo các điều tra  trước  tại vùng SRLH nặng, d  là sai số(6). Để bổ  sung  cho  các  trường hợp mất mẫu,  cộng  thêm  5%  vào mẫu,  vì  vậy mỗi  xã  cần  điều  tra  400  người.   Kỹ thuật chọn mẫu  Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống(1).   Phân tích số liệu  Sử dụng phần mềm STATA 8.0 để phân tích  số liệu.  Kỹ thuật nghiên cứu  Khám  lâm sàng phát hiện bệnh; xét nghiệm  lam máu KSTSR dưới kính hiển vi. Thu thập và  định  loại muỗi  theo quy  trình của Viện Sốt rét‐ KST‐CT TW  (2). Thu  thập  các yếu  tố nhiệt  độ,  lượng mưa  (số  liệu  của  Trạm  khí  tượng  thủy  văn).  Thời gian  Tháng 4/2013‐4/2014.  KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU  Kết  quả  nghiên  cứu  tại  Vĩnh  Kim  (Vĩnh  Thạnh, Bình Định)  Phân  tích  diễn  biến  BNSR,  thời  tiết  theo  tháng tại Vĩnh Kim từ 2000‐2010  Bảng 1. Diễn biến BNSR, nhiệt độ, lượng mưa theo tháng tại Vĩnh Kim giai đoạn 2000‐2010  Chỉ số Giai đoạn T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Trung bình BNSR 2000-2005 19,83 18,00 22,33 25,00 25,83 30,83 32,83 33,83 38,33 38,33 32,67 28,83 2006-2010 9,57 13,14 13,29 13,29 15,00 17,29 17,43 20,71 22,00 20,57 14,43 9,29 Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 76 Chỉ số Giai đoạn T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Nhiệt độ trung bình 2000-2005 20,52 21,32 23,37 25,70 26,53 26,75 26,88 26,63 25,52 23,65 21,82 20,67 2006-2010 20,26 21,34 23,38 25,08 25,82 26,76 26,88 26,40 25,50 23,74 22,06 21,00 Lượng mưa trung bình 2000-2005 37,65 9,90 34,03 29,13 174,10 148,40 134,82 220,48 324,93 486,42 361,85 124,25 2006-2010 68,12 7,72 19,42 117,04 243,70 119,72 164,48 206,16 305,96 460,46 769,28 154,26 *ghi chúT: Tháng   Số  liệu  phân  tích  cho  thấy  số  người  mắc  bệnh sốt  rét xảy  ra  tất cả các  tháng  trong năm.  BNSR  tập  trung  cao  nhất  vào  tháng  8,  9,  10.  Nhiệt  độ  trung  bình  các  tháng  trong  năm dao  động từ 20,26‐26,880C thuận lợi cho sự phát triển  của KSTSR. Trung bình các tháng trong năm đều  có  mưa,  lượng  mưa  dao  động  từ  7,72‐769,28  mm, đỉnh cao tập trung vào các tháng 8, 9, 10, 11.  Diễn biến tỷ lệ nhiễm KSTSR, thời tiếttại Vĩnh Kim từ 4/2013‐3/2014  Bảng 2. Kết quả điều tra KSTSR tại Vĩnh Kim từ tháng 4/2013‐4/2014  Chỉ số T4/13 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 T1/14 T2 T3 %KSTSR 2,47 3,52 3,38 3,73 3,94 5,30 6,31 5,85 3,78 1,25 1,51 1,46 An,minimus 0,010 0,016 0,010 0,006 0,016 0,031 0,042 0,026 0,010 0 0 0,005 An,dirus 0 0 0 0 0 0,016 0,036 0,021 0,008 0 0 0 Nhiệt độ trung bình 26,4 26,2 25,9 25,8 25,9 24,7 22,9 22,5 20,6 20,5 23,5 26,9 Lượng mưa trung bình 50,2 179,6 250,8 416,0 83,4 447,2 366,3 821,7 3,8 27,3 0 27,4 Kết  quả  trên  cho  thấy,  tỷ  lệ  nhiễm KSTSR  xảy ra tất cả các tháng trong năm; cao nhất vào  các tháng 9, 10, 11. Có sự hiện diện của 2 loài vec  tơ  sốt  rét chính  là An.minimus và An.dirus. Mật  độ An.minimus cao nhất vào các tháng 9, 10, 11.  An.dirus chỉ thu thập được vào các tháng 9 đến  tháng 12. Lượng mưa cao nhất vào tháng 9 đến  tháng  11. Nhiệt  độ  các  tháng  trong  năm  luôn  >200C thuận lợi cho muỗi và KSTSR phát triển.  Kết quả nghiên cứu tại Ia Kor (Chư Sê, Gia  Lai)  Phân  tích  diễn  biến  BNSR,  thời  tiết  theo  tháng tại Ia Kor từ 2000‐2010  Bảng 3. Diễn biến BNSR, nhiệt độ, lượng mưa theo tháng tại Ia Kor giai đoạn 2000‐2010  Chỉ số Giai đoạn T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Trung bình BNSR 2000-2005 18,67 21,00 22,33 20,83 21,00 19,00 24,33 30,00 32,00 29,33 19,83 9,67 2006-2010 7,43 8,29 10,00 9,00 10,29 12,71 13,86 16,14 18,14 17,29 13,00 6,57 Nhiệt độ trung bình 2000-2005 19,23 20,57 22,58 24,35 23,98 23,03 22,50 22,33 22,35 22,00 20,95 19,78 2006-2010 19,52 21,08 22,94 24,38 23,90 23,86 22,62 22,44 22,66 22,06 21,04 19,66 Lượng mưa trung bình 2000-2005 0,00 0,00 4,15 50,15 225,23 296,47 314,72 417,07 269,05 160,47 28,95 1,80 2006-2010 1,56 0,00 4,90 54,80 239,78 113,18 354,56 377,52 358,26 203,64 118,24 2,26 Hồi cứu số liệu 2000‐2010 cho thấy mắc bệnh  sốt rét xảy ra tất cả các tháng trong năm. BNSR  tập  trung cao nhất vào  tháng 8, 9, 10. Nhiệt độ  trung  bình  các  tháng  trong  năm  dao  động  từ  19,52‐24,380C  thuận  lợi  cho  sự  phát  triển  của  KSTSR.  Lượng mưa  các  tháng  dao  động  từ  0‐ 358,26 mm, bắt đầu tăng từ tháng 5, đỉnh cao tập  trung vào các tháng 7‐8‐9.  Diễn biến KSTSR tại Ia Kor từ 4/2013‐3/2014  Bảng 4: Kết quả điều tra KSTSR tại Ia Kor từ tháng 4/2013‐3/2014  Chỉ số T4/13 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 T1/14 T2 T3 Tỷ lệ % KSTSR 2,79 3,46 3,64 4,30 4,44 5,30 5,57 5,24 2,79 2,40 2,99 3,02 An,minimus 0,005 0,016 0,0 0,010 0,026 0,031 0,036 0,031 0,010 0 0 0 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  77 Chỉ số T4/13 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 T1/14 T2 T3 An,dirus 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Nhiệt độ trung bình 24,7 24,8 23,8 23,0 22,5 22,5 22,0 21,9 18,6 17,8 20,8 23,5 Lượng mưa trung bình 124,6 225,0 408,1 291,2 495,5 524,5 179,3 235,8 0,0 0 0 0 Tỷ  lệ nhiễm KSTSR xảy  ra  tất  cả  các  tháng  trong năm; cao nhất vào các tháng 9, 10, 11. Có  sự  hiện  diện  của  vec  tơ  sốt  rét  chính  là  An.minimus. Mật độ An.minimus cao nhất vào các  tháng 8, 9, 10, 11. Chưa thu thập được An.dirus.  Lượng mưa bắt  đầu  tăng  từ  tháng  5,  cao nhất  vào  tháng  6  đến  tháng  9. Nhiệt  độ  các  tháng  trong  năm  luôn  >200C  thuận  lợi  cho muỗi  và  KSTSR phát triển.  BÀN LUẬN  Hồi cứu số liệu về BNSR, KSTSR và yếu tố  thời tiết  Số  liệu  BNSR  tại Vĩnh Kim  và  Ia Kor  giai  đoạn 2006‐2010 đều giảm hơn so với giai đoạn  2000‐2005.  BNSR  trung  bình  hàng  tháng  tập  trung cao nhất vào các tháng 8, 9, 10 hàng năm.  Về nhiệt độ trung bình hàng tháng tại Vĩnh  Kim và  Ia Kor  luôn cao hơn 190C, rất  thuận  lợi  cho sự phát triển của muỗi và KSTSR.   ‐ Tại Vĩnh Kim: Trung bình các tháng ở Vĩnh  Kim đều có mưa. Lượng mưa trung bình ở giai  đoạn 2006‐2010 có tăng cao hơn so với giai đoạn  2000‐2005. Tại Vĩnh Kim mưa  bắt  đầu  tăng  từ  tháng  5,  cao  nhất  vào  tháng  9  đến  11;  đây  là  những tháng mà BNSR cũng tăng cao. Tại Vĩnh  Kim  thì  diễn  biến  BNSR  và  lượng mưa  hàng  tháng  vào  các  giai  đoạn  này  chưa  có  thay  đổi  nhiều.  ‐  Tại  Ia Kor:  Tháng  1  và  2  không  có mưa.  Lượng mưa tăng từ tháng 5, cao nhất vào tháng  6‐8 (giai đoạn 2000‐2005) và tháng 7‐9 (giai đoạn  2006‐2010).   Mùa truyền bệnh sốt rét  Tại Vĩnh Kim và Ia Kor mùa truyền bệnh sốt  rét quanh năm và  thường có 1 đỉnh. Diễn biến  KSRSR cao nhất tập trung vào các tháng 9, 10 và  11. Kết quả này tương tự với nghiên các nghiên  cứu  trước  tại Vân Canh, Bình Định và  tại Chư  Sê, Gia Lai(6,3).  Tại Vĩnh Kim, có sự hiện diện của 2 véc  tơ  chính An. minimus và An. dirus còn tại Ia Kor chỉ  có An. minimus. An. minimus tại các điểm nghiên  cứu phát triển gần như quanh năm, cao nhất vào  các  tháng 8 đến 11. Còn An. dirus  tại Vĩnh Kim  chỉ phát triển vào mùa mưa, từ tháng 9 đến 11.  Diễn  biến  KSTSR  tại  các  điểm  nghiên  cứu  thường cao vào những  tháng mà mật độ muỗi  cũng như lượng mưa cao nhất.  Nghiên cứu mùa  truyền bệnh năm 1976  tại  Vân  Canh  (Bình  Định),  Lak  (Dak  Lak),  Đồng  Xoài  (Sông  Bé),  Phong  Phú  (TP.Hồ Chí Minh)  cho  thấy: Sốt  rét  ở Việt Nam  lây  truyền quanh  năm, có 1 đến 2 đỉnh cao tùy vùng, tùy muỗi sốt  rét chính và liên quan chặt chẽ với mùa mưa(6).   Nghiên  cứu  mùa  truyền  bệnh  tại  miền  Trung‐Tây  Nguyên  giai  đoạn  1995‐1998  cho  thấy: tại Vân Canh, Bình Định mùa truyền bệnh  sốt  rét  quanh  năm  và  có  1  đỉnh  cao  là  tháng  8,9,10. Tại Khánh Vĩnh, Khánh Hòa mùa truyền  bệnh sốt rét quanh năm, có 2 đỉnh bệnh là tháng  4‐5  và  tháng  9,10,11. Tại Chư  Sê, Gia Lai mùa  truyền bệnh sốt rét quanh năm nhưng có 1 đỉnh  cao của bệnh là tháng 9,10,11(4).  Giai đoạn 1994‐2000, nghiên cứu mùa truyền  bệnh sốt rét tại Vân Canh (Bình Định) cho thấy  bệnh sốt rét lây truyền quanh năm nhưng chỉ có  1 đỉnh cao vào mùa mưa (tháng 9,10,11). So với  1995‐1998, mùa bệnh sốt  rét  tại Vân Canh năm  2000 chưa có gì  thay đổi, bệnh sốt rét vẫn phát  triển vào đỉnh cao trong các tháng 9,10,11(3).  Số liệu thống kê tại miền Trung‐Tây Nguyên  cho thấy trong những năm trở lại đây, tỷ lệ mắc  bệnh sốt rét tập trung vào các tháng 9, 10, 11 ở cả  2 khu vực miền Trung và Tây Nguyên(5).  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 78 Như vậy lan truyền bệnh sốt rét ở Kim (Bình  Định)  và  Ia  Kor  (Gia  Lai)  xảy  ra  quanh  năm  nhưng tập trung cao nhất vào các tháng 9, 10, 11.  Mùa  truyền  bệnh  chưa  có  gì  thay  đổi  với  giai  đoan trước đây.   KẾT LUẬN   Phân tích hồi cứu số liệu về BNSR, KSTSR  và yếu tố thời tiết 2000‐2010  BNSR giai đoạn 2006‐2010 đều giảm hơn so  với giai đoạn 2000‐2005.  BNSR  trung bình hàng  tháng  tại Vĩnh Kim  và  Ia Kor  tập  trung cao nhất vào  tháng 8, 9, 10  hàng năm.  Nhiệt độ rất thuận lợi cho sự phát triển của  muỗi và KSTSR  Tại Vĩnh Kim: Lượng mưa bắt đầu tăng vào  tháng 5 kéo dài đến tháng 11, sau đó giảm dân.  Tại Ia Kor, lượng mưa trung bình tăng từ tháng  5 kéo dài đến tháng 9 sau đó giảm dần.  Mùa truyền bệnh sốt rét hiện nay  Tại Vĩnh Kim, Bình Định  Tại Vĩnh Kimmùa truyền bệnh sốt rét quanh  năm, có 1 đỉnh vào các tháng 9‐10‐11.  Nhiễm KSTSR tại Vĩnh Kim quanh năm, cao  vào tháng 9‐10‐11 trùng với mùa mưa và mật độ  muỗi sốt rét cao nhất.  Có sự hiện diện của 2 véc tơ sốt rét chính An.  minimus và An. dirus; An. minimus phát  triển  từ  tháng 3  đến  tháng 12  (trừ  tháng 1 và  tháng 2);  cao nhất vào các tháng 8‐11. An. dirus phát triển  vào mùa mưa tháng 9‐12.  Tại Ia Kor, Gia Lai  Tại  Ia Kor mùa  truyền  bệnh  sốt  rét  quanh  năm, có 1 đỉnh vào các tháng 9‐10‐11.  Nhiễm  KSTSR  tại  Ia  Kor  quanh  năm,  cao  nhất vào tháng 9‐10‐11 trùng với thời gian lượng  mưa gia tăng và mật độ muỗi sốt rét cao nhất.  Chỉ sự hiện diện của véc tơ sốt rét chính An.  minimus;An. minimus phát triển quanh năm, (trừ  tháng 1‐2‐3); cao nhất từ tháng 8‐11.   KHUYẾN NGHỊ  Thời điểm can thiệp các biện pháp: Các biện  pháp  phòng  chống  vectơ  nên  được  triển  khai  vào  tháng 7 khi bắt đầu có sự gia  tăng mật độ  muỗi sốt rét chính và tỷ lệ nhiễm KSTSR.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Bộ Y  tế  (2007), Xác định cỡ mẫu  trong các nghiên cứu y  tế,  Nhà xuất bản y học, tr.23‐26.  2. Lê Đình Công (1992). Các chỉ số đánh giá trong chương trình  quốc gia PCSR. Thông  tin phòng chống bệnh sốt  rét và các  bệnh ký sinh trùng, Viện sốt rét KST‐CT Hà Nội, (1), tr. 13‐22.  3. Lê Khánh Thuận, Hồ Minh Hoàn (2002). Mùa truyền bệnh sốt  rét  ở Vân Canh. Kỷ yếu CTNCKH 1991‐2000. Viện Sốt  rét‐ KST‐CT Quy Nhơn, nhà xuất bản y học, 2002, tr.254‐362.  4. Lê Khánh Thuận, Trương Văn Có (2002). Nghiên cứu một số  đặc điểm sinh học vectơ, các yếu tố thời tiết (nhiệt độ, ẩm độ,  lượng mưa) liên quan đến lan truyền của các vectơ sốt rét ở 3  điểm nghiên cứu. Kỷ yếu CTNCKH 1991‐2000). Viện Sốt rét‐ KST‐CT Quy Nhơn, nhà xuất bản y học,2002, tr.219‐239.  5. Viện  sốt  rét KST‐CT Quy Nhơn  (2011),  “Tổng kết  công  tác  PCSR và giun sán 2006‐2010 và triển khai kế hoạch 2011”.  6. Vũ Thị Phan (1996). Mùa sốt rét ở Việt Nam, Dịch tễ học bệnh  sốt rét và PCSR ở Việt Nam. Nhà xuất bản y học, 1996, tr.188‐ 194.  Ngày nhận bài báo:       8/9/2014  Ngày phản biện nhận xét bài báo:   12/9/2014  Ngày bài báo được đăng:    14/11/2014 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmua_truyen_benh_sot_ret_tai_vinh_thanh_binh_dinh_va_chu_se_g.pdf