Mức độ ô nhiễm nguồn nước và sự xâm nhập các chất phóng xạ vào cơ thể người theo bản chất và đặc điểm các dị thường phóng xạ
MỤC LỤC
I. Đặc trưng địa hoá của môi trường phóng xạ. 1
II. Nội dung nghiên cứu. 2
1. Khu mỏ sa khoáng titan và các xưởng tuyển quặng titan. 3
2. Khu mỏ graphit và kim loại màu . 3
3. Sự ô nhiễm nguồn nước và xâm nhập các chất phóng xạ vào cơ thể người. 4
III. Kết luận 4
Mức Độ Ô Nhiễm Nguồn Nước Và Sự Xâm Nhập Các Chất Phóng Xạ Vào Cơ Thể Người Theo Bản Chất Và Đặc Điểm Các Dị Thường Phóng Xạ.
Mức độ ô nhiễm và sự xâm nhập các chất phóng xạ, nhất là chất phóng xạ urani, vào cơ thể người phụ thuộc vào bản chất và hoạt độ dị thưòng phóng xạ.tại các vùng dị thường phóng xạ bản chất urani có thể có sự ôi nhiễm nguồn nước và mức độ xâm nhập các chất phóng xạ vào cơ thể người cao hơn từ 5 đến 9 lần so với vùng không có dị thường, cao hơn từ 2 đến 3 lần so với vùng dị thường bản chất Thori.
Tác dụng sinh học của bức xạ phóng xạ đối với cơ thể người được đánh giá bởi đại lượng liều tương đương bức xạ H(1,3):
H=Hn+Ht (1)
Trong đó :Hn là liều chiếu ngoài tỉ lệ với cường độ bức xạ gamma và beta chiếu vào cơ thể con người, Ht là liều chiếu trong, Ht=Hp+Hd,
với Hp là liều chiêú trong gây ra do các chất phóng xâm nhập qua đường hô hấp.
Hd là liều chiếu trong gây ra do các chất phóng xạ xâm nhập qua đường tiêu hoá.
Như vậy liều chiếu trong phu thuộc vào mức độ con người hít thở phải các chất khí phóng xạ thoát vào môi trường và vào mức độ conngười ăn uống phải các loại nước và thực phẩm có các chất phóng xạ. Mức độ ô nhiễm nguồn nước và xâm nhập của các chất phóng xạ váo cơ thể người lại phụ thuộc vào tính chất địa hoá môi trường phóng xạ, tức là phụ thuộc vào bản chất và đặc điểm của các dị thường phóng xạ. Đó là vấn đề cần đề cần đề cập.
5 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2200 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mức độ ô nhiễm nguồn nước và sự xâm nhập các chất phóng xạ vào cơ thể người theo bản chất và đặc điểm các dị thường phóng xạ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Website: Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368
mức độ ô nhiễm nguồn nước và sự xâm nhập các chất phóng xạ vào cơ thể người theo bản chất và đặc điểm các dị thường phóng xạ.
Mức độ ô nhiễm và sự xâm nhập các chất phóng xạ, nhất là chất phóng xạ urani, vào cơ thể người phụ thuộc vào bản chất và hoạt độ dị thưòng phóng xạ.tại các vùng dị thường phóng xạ bản chất urani có thể có sự ôi nhiễm nguồn nước và mức độ xâm nhập các chất phóng xạ vào cơ thể người cao hơn từ 5 đến 9 lần so với vùng không có dị thường, cao hơn từ 2 đến 3 lần so với vùng dị thường bản chất thori.
Tác dụng sinh học của bức xạ phóng xạ đối với cơ thể người được đánh giá bởi đại lượng liều tương đương bức xạ H(1,3):
H=Hn+Ht (1)
Trong đó :Hn là liều chiếu ngoài tỉ lệ với cường độ bức xạ gamma và beta chiếu vào cơ thể con người, Ht là liều chiếu trong, Ht=Hp+Hd,
với Hp là liều chiêú trong gây ra do các chất phóng xâm nhập qua đường hô hấp.
Hd là liều chiếu trong gây ra do các chất phóng xạ xâm nhập qua đường tiêu hoá.
Như vậy liều chiếu trong phu thuộc vào mức độ con người hít thở phải các chất khí phóng xạ thoát vào môi trường và vào mức độ conngười ăn uống phải các loại nước và thực phẩm có các chất phóng xạ. Mức độ ô nhiễm nguồn nước và xâm nhập của các chất phóng xạ váo cơ thể người lại phụ thuộc vào tính chất địa hoá môi trường phóng xạ, tức là phụ thuộc vào bản chất và đặc điểm của các dị thường phóng xạ. Đó là vấn đề cần đề cần đề cập.
Đặc trưng địa hoá của môi trường phóng xạ.
Khả năng hoà tan và xâm nhập của các chất phóng xạ trong các dãy phóng xạ tự nhiên Urani và Thori vào môi trường phụ thuộc vào đặc trưng địa hoá của chúng. Thật vậy, trong đới oxi hoá, thành tạo các hợp chất của Urani hoá trị 6 (UO2+2) dễ bị hoà tan trong nước. Khi độ pH thấp (VD pH=4-môi trường Axit) hoặc pH cao (pH>8-môi trường kiềm) Urani dể bị hoà tan và vận chuyển dưới dạng các hợp chất. Các hợp chất này bền vững trong môi trường độ pH thấp hoặc cao. Trong môi trường trung hoà, độ hoà tan cuả các phức chất trên bị giảm đi, các phức chất bị phá huỷ. VD khi giảm pH từ 8 xuống 7 độ hoà tan của [(UO2)(CO3)3 ]- 4 bị giảm đi hơn 10.000 lần, kết quả là thành tạo các khoáng vật Urani chứa các nhóm Urany. Hoặc khi nước chứa hợp chất Urani đã hoà tan di chuyển trong các đá tới chỗ tiếp xúc với các chất khử làm giảm thế Oxi hoá khử tới Eh=0,1Von. Các chất khử như thể là Hydrosulfur(H2S), các vật chất có nguồn gốc hữa cơ, chủ yếu là bitum,phosphor, sắt.tại các hàng rào địa hoá chứa các chất khử như thế các dung dịch chứa Urani do các điều kiện hoá lý thay đổi làm cho urani từ dung dịch nước bị kết tủa dưới dạng các hợp chất Urani hoá trị 4 có hoà tan..
Do đặc tính dễ bị hoà tan của các hợp chất Urani hoá tri 6 trong đới Oxi hoá mà trong nước ngầm gần như các mỏ quặng Urani có hàm lượng Urani tương đối cao, có thể đạt tới giá trị 10 ppm(10g/m3) cao gấp hàng nghìn, hàng vạn lần so vớ hàm lượng của nó ơ các nơi khác.
Trong khi đó các hợp chất của Thori là các hợp chất khó hoà tan nhất, trên thực tế chúng hầu như không có mặt trong nước dưới đất cũng như nước bề mặt.
Các sản phẩm dạng khí của các dãy phóng xạ Urani là Radon và dãy Thori là Thoron có nồng đọ khá lớn trong nước ngầm ở các mỏ quạng phóng xạ và trong các đá có hoạt độ phóng xạ cao. Tuy nhiên do khí phóng xạ Thoron có chu kỳ bán rã quá ngắn(Ttn=54,5 giây) nên trên thực tế chỉ có khí phóng xạ Radon(Chu kỳ bán rã tương đối lớn TRn=3,8 ngày) Thoát và lan truyền trong lơps khí quyển tới độ cao hàng trăm mét. Bởi vậy người dân sinh sống hoặc làm việc trong các vùng có hàm lượng cao của Urani sẽ luôn luôn hít thở phải không khí có chứa Radon.
Nội dung nghiên cứu.
Để làm sáng tỏ các vấn đề nêu trên, cần tiến hành khảo sát chi tiết môi trường phóng xạ trên một số khu mỏ và khu dân cư nằm trên các dị thưòng phóng xạ có bản chất khác nhau.
Đó là các mỏ sa khoáng Titan có hàm lượng quặng tỉ lệ với hàm lượng chất phóng xạ Thori và xưởng tuyển quặng Titan ven biển; Mỏ Graphit, mỏ kim loại có sự cộng sinh cua các chất phóng xạ Urani trên địa bàn X.
Tại các khu mỏ và khu dân cư kể trên tiến hành các phương pháp nghiên cứu môi trường phóng xạ sau:
Đo suất liều bức xạ Gamma và đo suất liều tương đương bức xạ để xác định liều chiếu ngoài(Hn).
Đo nồng độ Rn trong không khí bằng phương pháp tấm lọc dùng máy Radon RDA-200 của Canada và phương pháp máy dò vết Alpha để xác định liều chứa trong do các chất phóng xạ xâm nhập qua đường ho hấp(Hp).
Dùng phương pháp phổ Gamma xác định hàm lượng U, Th, K tại mạng lưới điểm khảo sát (phương pháp phổ Gamma mặt đất) và trong cac mẫu đá, quặng, vật liệu xây dựng, chất thải...(phương pháp phổ Gamma phòng thí nghiệm) nhằm làm sáng tỏ bản chất dị thương phóng xạ(dị thường có bản chất Urani hay Thori) và xác định nguyên nhân gây dị thường.
Xác định tổng hoạt độ a, b các mẫu nước bằng phương pháp nhấp nháy lỏng LSA.
Thu thập và phân tích hàm lượng các chất phóng xạ U,Th trong tóc người lớn và trẻ em sinh sống và làm việc trong vùng nghiên cứu để xác định mức độ xâm nhập các chất phóng xạ vào cơ thể người.
Mức độ ô nhiễm phóng xạ đươc đánh giá theo mức độ vượt quá giới hạn cho phép của liều lượng tương đương bức xạ,theo mức độ vượt quá định mức giới hạn cho phép của nồng độ các chất phóng xạ có mặt trong môi trường (trong không khí, nước đất đá, quặng,vật liệu xây dựng...) tại điểm khảo sát.
1. Khu mỏ sa khoáng titan và các xưởng tuyển quặng titan.
Các dị thưòng phóng xuất hiện trên những khu mỏ sa khoáng titan chúng ta có thể đo đuợc.
Tại những xưởng tuyển quặng titan, do quặng được tuyển làm giàu làm cho hàm lượng quặng và hàm lượng các chất phóng xạ tăng lên. Kết quả là toàn bộ diện tích xưởng tuyển từ nhà ở của công nhân, sân, đường đi, bãi quặng, nhà xưởng, sản phẩm tinh quặng, kho chứa đều có thể nhiễm xạ quá mức cho phép.
2. Khu mỏ graphit và kim loại màu .
mỏ graphit gồm các thân quặng dạng ổ hoặc vỉa, thấu kính nhỏ.
quặng graphit có sự cộng sinh với chất phóng xạ urani gây ra dị thường phóng xạ trên khu vực mỏ.chất urani trong quặng dễ hoà tan nên nước ở khu vực khai thác va tại suối chảy qua mỏ có tổng hoạt độ alpha tăng cao.
Mỏ kim loại màu có sự cộng sinh của chất phóng xạ urani gây ra dị thưòng phóng xạ trên diện rộng và có giá trị liều tương đương bức xạ H vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
3. Sự ô nhiễm nguồn nước và xâm nhập các chất phóng xạ vào cơ thể người.
Mức độ xâm nhập của các chất phóng xạ vào cơ thể người phụ thuộc vào hoạt độ và bản chất của dị thưòng phóng xạ.
Tại các vùng có dị thường phóng xạ nồng độ TH va U trong tóc ngưòi lớn và trẻ em tăng cao gấp nhiều lần so với vùng không có dị thường.
Tại các vùng dị thưòng bản chất urani dễ bị hoà tan vận chuyển trong đới oxi hoá mà mức độ gây ô nhiễm nguồn nước và xâm nhập các chất phóng xạ nhất là các chất phóng xạ urani vào cơ thể ngươi lớn gấp từ 2 đến 3 lần so với vùng dị thưòng bản chất thori. Đặc biệt phải lưu ý là mức độ xâm nhập các chất phóng xạ vào cơ thể trẻ em không hề thua kém so vơi người lớn. Trẻ em dễ bị tổn thuơng hơn nên cần phải lưu ý phòng tránh hơn.
III. Kết luận
1. Các hợp chất urani hoá trị 6 trong đới oxi hoá dễ bị hoà tan và vận chuyển trong nước, còn các hợp chất của thori khó bị hoà tan.
Bởi vậy, các vùng có hàm lượng chất phóng xạ urani cao dễ có sự ô nhiễm nguồn nước và xâm nhập của urani vào môi trưòng.
2. Mức độ ô nhiễm nguồn nước và xâm nhập các chất phóng xạ nhất là chất phóng xạ urani vào cơ thể con người phụ thuộc vào bản chất và hoạt độ của dị thưòng phóng xạ. Tại các vùng dị thưòng phóng xạ bản chất urani (các khu mỏ, các vùng chế biến sử dụng quặng ,vật liệu có chứa chất phóng xạ urani)có thể có sự ô nhiễm nguồn nước và mức độ xâm nhập các chất phóng xạ vào cơ thể người cao hơn từ 5 đến 9 lần so với khu vực không có dị thưòng và cao hơn từ 2 đến 3 lần so với khu vực dị thưòng phóng xạ thori.
3. mức độ xâm nhập các chất phóng xạ vào cơ thể trẻ em tương đưong vơi người lớn.Bởi vậy cần hết sức phòng tránh độc hại phóng xạ,tránh các tổn thương về thần kinh, về hệ thống miễn dịch, đảm bảo sự phát triển bình thưòng cho trẻ.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC1209.doc