Như vậy, theo đánh giá của sinh viên đại học
điều dưỡng chính quy thì trong nhóm các
nguyên nhân có ảnh hưởng đến sự phát triển
trí tuệ cảm xúc của các em ở mức cao thì
nguyên nhân từ gia đình là quan trọng nhất,
kế đến là từ bản thân.
- Nguyên nhân được cho là ảnh hưởng ít nhất
đến sự phát triển trí tuệ cảm xúc của sinh viên
đại học điều dưỡng chính quy là nghề nghiệp
của cha mẹ, kế đến là nguyên nhân di truyền
từ cha mẹ. Chỉ có 18% sinh viên cho r ng
nghề nghiệp của cha mẹ ảnh hưởng đến sự
phát triển trí tuệ cảm xúc của các em ở mức
nhiều và rất nhiều.
- Khi xem x t ở góc độ các nguyên nhân chủ
quan (từ nguyên nhân số 1 đến 7) và các
nguyên nhân khách quan (từ nguyên nhân số
8 đến 15), chúng tôi thấy r ng các nguyên
nhân này có mức độ ảnh hưởng gần tư ng
đư ng nhau, đan xen lẫn nhau khi xếp vị trí
thứ bậc. Như vậy, đối với sinh viên Đại học
Điều dưỡng Nam Định, hầu như các nguyên
nhân chủ quan và khách quan đều có tác động
đến sự phát triển TTCX của các em ở mức độ
tư ng đư ng nhau. Bởi lẽ để sinh viên thực
hiện hoạt động học tập và nghiên cứu nghề
nghiệp nh m kh ng định và hoàn thiện bản
thân, thì cần có sự định hướng và chỉ dẫn từ
nhà trường và gia đình.
So sánh với kết quả nghiên cứu của Trần Thị
Thu Mai ở sinh viên Đại học Sư phạm thành
phố Hồ Chí Minh với bộ câu h i như trên, cũng
cho kết quả tư ng tự như nghiên cứu của chúng
tôi: nhóm các nguyên nhân được đánh giá là có
ảnh hưởng đến sự phát triển TTCX của các em
ở mức cao nhất là giáo dục gia đình; xếp vị trí
thứ 2 là nguyên nhân từ nhu cầu, mong muốn
nâng cao TTCX; xếp vị trí thứ 3 là sự ảnh
hưởng từ hoàn cảnh sống. Nguyên nhân ảnh
hưởng đến sự phát triển TTCX của SV ĐHSP
TPHCM thì nghề nghiệp của cha mẹ là có ảnh
hưởng ở mức thấp nhất [3].
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 9 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mức độ trí tuệ cảm xúc của sinh viên Đại học điều dưỡng chính quy trường Đại học điều dưỡng Nam Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ISSN: 1859-2171
e-ISSN: 2615-9562
TNU Journal of Science and Technology 225(04): 7 - 14
Email: jst@tnu.edu.vn 7
MỨC ĐỘ TRÍ TUỆ CẢM XÚC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG
CHÍNH QUY TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH
Lê Thị Huyền Trinh
Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
TÓM TẮT
Trí tuệ cảm xúc được xem là nhân tố dự đoán sự thành công và là nhân tố mang lại hạnh phúc cho
con người nên có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển của sinh viên đặc biệt là sinh viên
điều dưỡng. Bài báo đề cập đến mức độ trí tuệ cảm xúc và tìm hiểu một số nguyên nhân ảnh
hưởng đến sự phát triển trí tuệ cảm xúc của sinh viên đại học điều dưỡng chính quy Trường Đại
học Điều dưỡng Nam Định. 420 sinh viên đại học điều dưỡng chính quy trường đại học điều
dưỡng Nam Định được làm test trắc nghiệm EQ của Bar-On (1997). Phân tích kết quả cho thấy:
Trí tuệ cảm xúc của sinh viên đại học điều dưỡng chính quy đa số ở mức trung bình (78,1%), tỷ lệ
kém (4,3%), mức cao (17,6%). N ng lực nhận thức và bày t cảm xúc của sinh viên tốt h n n ng
lực thấu hiểu và quản lý cảm xúc bản thân. Các nguyên nhân được sinh viên đánh giá là có ảnh
hưởng đến sự phát triển trí tuệ cảm xúc: cao nhất là giáo dục của gia đình và nhu cầu, mong muốn
nâng cao trí tuệ cảm xúc của bản thân; thấp nhất là nghề nghiệp của cha mẹ và di truyền từ cha mẹ.
Kết quả này là tài liệu tham khảo cho sinh viên và nhà trường có kế hoạch phù hợp giúp sinh viên
t ng cường n ng lực trí tuệ cảm xúc.
Từ khóa: Trí tuệ; trí tuệ cảm xúc; EQ; trí tuệ cảm xúc sinh viên; sinh viên đại học điều dưỡng
chính quy.
Ngày nhận bài: 16/9/2019; Ngày hoàn thiện: 26/11/2019; Ngày đăng: 27/3/2020
LEVEL OF EMOTIONAL INTELLIGENCE AMONG FULL-TIME
STUDENTS AT NAM DINH UNIVERSITY OF NURSING
Le Thi Huyen Trinh
Nam Dinh University of Nursing
ABSTRACT
Emotional intelligence is considered as a predictor of success and a factor that brings happiness to
people, therefore it is important in the development process of students, especially nursing
students. The article deals with the level of emotional intelligence and explores some of the causes
affecting the emotional intelligence development of full time nursing students at Nam Dinh
University of Nursing. 420 full time nursing students at Nam Dinh University of Nursing were
tested using Bar-On EQ test (1997). The results showed that: EQ level of the students are mostly at
average level (78.1%), low level (4.3%), high level (17.6%). Students’ ability to perceive and
express their emotions is better than their ability to understand and manage their emotions.
According to the students, the most influential factors influencing the development of their
emotional intelligence is family education and their own need and desire to improve emotional
intelligence; the least influential one is occupations of their parents and the biological inheritance.
This result served as a reference for students and the university to have an appropriate plan for
strengthening students’ emotional intelligence.
Keywords: Intelligent; emotional intelligence; students’ emotional intelligence; EQ; full-time
nursing students.
Received: 16/9/2019; Revised: 26/11/2019; Published: 27/3/2020
Email: huyentrinhdhdd@gmail.com
Lê Thị Huyền Trinh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(04): 7 - 14
Email: jst@tnu.edu.vn 8
1. Đặt vấn đề
Trí tuệ cảm xúc là một thành tố trí tuệ mới
được phát hiện và nghiên cứu trong khoảng
gần ba thập kỷ trở lại đây. Nó nhanh chóng
nhận được sự chú ý của các nhà chuyên môn,
được xem là nhân tố dự đoán sự thành công
và là nhân tố mang lại hạnh phúc cho con
người [1], [2]. Về c bản, trí tuệ cảm xúc
(TTCX) là một dạng trí thông minh thể hiện
việc nhận thức đúng về tình cảm, điều khiển
các cảm xúc của mình và của người khác.
TTCX được hình thành trong những n m đầu
của cuộc đời và tiếp tục phát triển cho đến khi
trưởng thành. Khác với trí thông minh, n ng
lực TTCX của mỗi cá nhân có thể dễ dàng
thay đổi nhờ việc học tập và rèn luyện tích
cực [1], vì vậy việc học h i để hiểu biết và
phát triển những khả n ng về cảm xúc ở giai
đoạn đang học tập về chuyên môn và nghiệp
vụ của sinh viên sẽ giúp sinh viên tự tin và
bản lĩnh trong nghề nghiệp tư ng lai [3].
Các nghiên cứu về TTCX trong nước tập
trung chủ yếu ở đối tượng giáo viên tiểu học
và sinh viên ngành sư phạm [3]-[7]; một số
nghiên cứu trên đối tượng học sinh trung học
phổ thông. Các nghiên cứu trên đối tượng
sinh viên ngành Y đặc biệt là sinh viên điều
dưỡng còn rất ít [8], [9]. Trong khi đó đặc
trưng công việc của các điều dưỡng tư ng lai
là hàng ngày ch m sóc đối tượng đặc biệt –
những bệnh nhân, luôn đòi h i ở điều dưỡng
sự kiên trì, nhiệt huyết, đặc biệt phải biết điều
khiển cảm xúc cá nhân. Chính vì vậy chúng
tôi tiến hành nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc
của sinh viên đại học điều dưỡng chính quy
Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định với
mục tiêu: Khảo sát mức độ trí tuệ cảm xúc và
tìm hiểu một số nguyên nhân ảnh hưởng đến
sự phát triển TTCX của sinh viên đại học điều
dưỡng chính quy Trường Đại học Điều dưỡng
(ĐHĐD) Nam Định.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu tiến hành trên sinh viên đại học
điều dưỡng chính quy n m 1, 2, 3, 4 của Trường
Đại học Điều dưỡng Nam Định. Nghiên cứu
được thực hiện từ tháng 1/2018 đến tháng
12/2018, thu thập số liệu tháng 6/2018.
2.2. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.
2.3. Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu
2.3.1. Cỡ mẫu
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho nghiên
cứu mô tả 1 tỷ lệ trong cộng đồng:
2
2/1
2 )1(
d
pp
Zn
Trong đó:
Z1-a/2: Giá trị Z thu được từ bảng Z tư ng
ứng với giá trị a; lấy Z = 1,96 với a = 0,05.
p: ước lượng tỷ lệ biến nghiên cứu chính
trong quần thể, trong nghiên cứu này chọn p
= 0,27. Giá trị p trong nghiên cứu này tính
dựa theo kết quả nghiên cứu của tác giả Trần
Thị Thu Mai. Theo đó tỷ lệ sinh viên có chỉ
số EQ mức độ cao và rất cao là 26,7% [3].
d: Khoảng sai lệch mong muốn. Trong nghiên
cứu này chọn d = 0,06.
Thay vào công thức trên tính được n = 210, vì
lấy mẫu nhiều giai đoạn để giảm sai số do
chọn mẫu cỡ mẫu cần được nhân với hệ số
thiết kế (De = 2), cộng thêm 10% đối tượng
có thể từ chối tham gia nghiên cứu, cỡ mẫu
cuối cùng lấy tròn là: n = 463.
2.3.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu
- Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng: là sinh viên
đại học điều dưỡng chính quy n m 1, 2, 3, 4
đang học tập tại Trường ĐHĐD Nam Định.
- Tiêu chuẩn loại trừ: sinh viên không đồng ý
tham gia nghiên cứu, sinh viên không có mặt
vào thời điểm nghiên cứu.
2.3.3. Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu
nhiều giai đoạn
Chọn được 463 sinh viên của 8 lớp tư ng ứng
mỗi khối chọn 2 lớp sinh viên trong tổng số
2437 sinh viên đại học điều dưỡng chính quy
của nhà trường. Sau khi thu thập số liệu, loại
b các phiếu không đủ tiêu chuẩn do không
làm hoàn chỉnh trắc nghiệm, chúng tôi thu
được 420 phiếu.
2.4. Công cụ thu thập số liệu
Chỉ số TTCX được xác định b ng bài test của
Bar-On (1997) dùng cho người lớn từ 16 tuổi
trở lên. Bản dịch do PGS. TS Mai V n Hưng
dịch và sử dụng trong luận v n thạc sỹ
Nguyễn Thị Thu Hư ng (2013) [10]. Từ đây,
chúng tôi đồng nhất thuật ngữ “chỉ số trí tuệ
cảm xúc” b ng chỉ số EQ (chữ viết tắt của
Emotional Quotient).
Lê Thị Huyền Trinh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(04): 7 - 14
Email: jst@tnu.edu.vn 9
Bài trắc nghiệm gồm 30 câu:
- Từ câu 1 đến câu 22 là những câu được xây
dựng có nội dung nh m đo lường n ng lực
nhận thức cảm xúc và bày t cảm xúc hợp lý
trong các hoàn cảnh khác nhau trong đó bao
gồm các câu h i có nội dung đo lường: sự
hiểu biết chính mình (n ng lực tự nhận biết
mình, n ng lực tự kh ng định, quyết đoán và
n ng lực đánh giá mình một cách lạc quan),
quan hệ với người khác (n ng lực đồng cảm,
n ng lực thực hiện các trắc nghiệm x hội).
- Từ câu 23 đến câu 30 là những câu có nội
dung đo lường khả n ng thấu hiểu cảm xúc
bản thân, khả n ng quản lý cảm xúc và hành
động có hiệu quả, trong đó bao gồm các câu
h i đo lường: Khả n ng kiểm soát quản lý
stress (kỹ n ng giải quyết vấn đề, kỹ n ng
đánh giá đúng thực tiễn), kỹ n ng thích ứng
(kỹ n ng chịu stress, n ng lực kiểm soát xung
tính), biểu hiện tâm trạng (khả n ng giữ tâm
trạng lạc quan, hạnh phúc).
Mỗi đối tượng làm phiếu trắc nghiệm sẽ được
phát test Bar-on và một phiếu trả lời trắc
nghiệm để làm bài hoàn toàn độc lập. Thời
gian làm bài là 30 phút. Mỗi câu trả lời đúng
1 điểm, điểm tối đa là 30 và điểm thấp nhất là
0, điểm trung bình là 15 điểm.
Mức độ điểm đạt được của nghiệm thể được so
sánh và phân loại theo các tiêu chuẩn ở bảng 1.
ảng 1. Tiêu chuẩn đánh giá về trí tuệ cảm xúc
STT Mức đi m Trung bình Đánh giá
1 0-10 5 K m
2 11-20 15 Trung bình
3 21-30 25 Cao
2.5. Thu thập thông tin
- Phư ng pháp thu thập thông tin: Sau khi
chọn được đối tượng nghiên cứu như quy
trình, chúng tôi kiểm tra lịch học của các lớp
đ được chọn ngẫu nhiên và xuống trực tiếp
các lớp hướng dẫn cách thực hiện. Các điều
tra viên nêu nội dung c bản, mục đích của
nghiên cứu, nếu sinh viên tự nguyện, mỗi em
sẽ được phát test Bar-on, một phiếu trả lời
trắc nghiệm để làm bài hoàn toàn độc lập. Sau
thời gian hoàn thành trắc nghiệm, các em gửi
lại điều tra viên.
- Xử lý số liệu: Số liệu sau khi thu thập sẽ
được nhập vào phần mềm Epidata 3.1. Sử
dụng phần mềm SPSS 20.0 để xử lý số liệu
với các chỉ số giá trị trung bình, sai số, độ
lệch chuẩn, p, r
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Khái niệm trí tuệ cảm xúc
Trí tuệ cảm xúc là một vấn đề còn mới mẻ,
phức tạp đ và đang được nghiên cứu sâu
rộng. Cho đến nay vẫn chưa có một định
nghĩa thống nhất về trí tuệ cảm xúc. Tuy
nhiên, nhìn tổng quát có thể nhận ra hai dòng
quan niệm tiêu biểu về trí tuệ cảm xúc. Quan
niệm trí tuệ cảm xúc theo kiểu thuần n ng lực
tâm thần: Đại diện là P. Salovey và J. Mayer
với định nghĩa: “Trí tuệ cảm xúc là n ng lực
nhận biết và bày t cảm xúc; hòa cảm xúc vào
suy nghĩ; hiểu và suy luận với cảm xúc; điều
khiển, quản lý cảm xúc của mình và của
người khác” [11]. Theo Quan niệm trí tuệ
cảm xúc theo kiểu hỗn hợp: R. Bar-On và D.
Goleman là 2 đại diện với quan niệm dựa trên
c sở hiểu biết cảm xúc và x hội có ảnh
hưởng đến khả n ng đối phó có hiệu quả của
con người đối với môi trường và hoàn cảnh.
R. Bar-On cho r ng: “Trí tuệ cảm xúc là một
d y các n ng lực phi nhận thức và những kỹ
n ng có ảnh hưởng đến khả n ng thành công
của một người trong hoàn cảnh người đó phải
đư ng đầu với những yêu cầu và sức p từ
môi trường” [12].
Như vậy, các cách tiếp cận trên đ đưa ra các
định nghĩa khác nhau về trí tuệ cảm xúc, từ
đây sẽ làm nảy sinh các mô hình trí tuệ cảm
xúc khác nhau. Về c bản, các tác giả nhất trí
xem trí tuệ cảm xúc có liên quan đến những
n ng lực nhận biết và điều khiển các cảm xúc
của mình và của người khác. Trong khuôn khổ
của đề tài, chúng tôi không đưa ra nhận x t về
quan niệm của nhóm nghiên cứu nào. Chúng
tôi lựa chọn quan niệm của R. Bar-On và dựa
trên bài test của Bar-On (1997) dùng cho
người lớn từ 16 tuổi trở lên để nghiên cứu.
3.2. Thực trạng trí tuệ cảm xúc của sinh
viên đại học điều dưỡng Nam Định
3.2.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
420 sinh viên đại học điều dưỡng chính quy
được chọn làm đối tượng nghiên cứu có đặc
điểm như sau: Nữ chiếm 91,2%; nam: 8,8%.
N i thường trú trước khi vào đại học: Nông
thôn chiếm 85,7%; thành phố chiếm 14,3%.
Sinh viên được nghiên cứu phân bố đều ở tất
cả các n m (n m thứ 1: 22,9%; n m thứ 2:
27,4%; n m thứ 3: 28,1%; n m thứ 4: 21,7%).
Lê Thị Huyền Trinh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(04): 7 - 14
Email: jst@tnu.edu.vn 10
3.2.2. Mức độ trí tuệ cảm xúc của sinh viên
Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
Điểm số bài test EQ của sinh viên được thể
hiện trên Hình 1.
Hình 1. Giá trị trung bình
và độ sai lệch chuẩn EQ của sinh viên
Biểu đồ 1 cho thấy điểm số EQ của sinh viên
trung bình là 17,3 với độ sai lệch chuẩn là
3,73. Mức điểm EQ phân bố tư ng đối tập
trung. EQ có điểm số thấp nhất là 5 và cao
nhất là 26 điểm.
C n cứ vào điểm EQ mà sinh viên đạt được,
so sánh với bảng tiêu chuẩn đánh giá về trí
tuệ cảm xúc, chúng tôi phân loại EQ của sinh
viên, kết quả thu được thể hiện trong bảng 2.
ảng 2. Phân loại EQ của sinh viên
Mức độ của EQ (Đi m số) n
Tỷ lệ
(%)
Mức độ k m (EQ từ 0-10) 18 4,3
Mức độ trung bình (EQ từ 11-20) 328 78,1
Mức độ cao (EQ từ 21-30) 74 17,6
Tổng số 420 100,0
Bảng 2 cho thấy EQ của sinh viên Đại học Điều
dưỡng Nam Định đa phần thuộc mức trung bình
chiếm 78,1%. Tỷ lệ EQ ở mức k m rất thấp chỉ
chiếm 4,3%, EQ mức cao chiếm 17,6%.
Tính theo các n m học, sinh viên giữa các
khóa có chỉ số EQ khác biệt, số liệu chi tiết
được thể hiện trong bảng 3.
ảng 3. Giá trị trung bình EQ
theo khóa của sinh viên (N=420)
Sinh
viên
năm
thứ
Đi m EQ
n
Giá trị
nhỏ
nhất
Giá trị
lớn
nhất
Giá trị
trung bình
( )
Sai số
chuẩn
(SD)
1 96 7,0 25,0 16,8 3,6
2 116 7,0 25,0 17,5 3,8
3 117 7,0 26,0 16,1 3,6
4 91 5,0 25,0 17,8 3,7
Giá trị trung bình EQ của sinh viên n m 1-4
từ 16,1 đến 17,8 điểm. EQ của nhóm sinh
viên n m thứ tư cao nhất (17,8) và thấp nhất
là nhóm sinh viên n m ba (16,1).
Như vậy, khi phân loại mức độ EQ theo khóa,
chúng tôi thu được kết quả như trong bảng 4.
ảng 4. Phân loại mức độ EQ
theo khóa của sinh viên (N=420)
Sinh viên
năm thứ
Phân loại mức độ EQ
Tổng
số
p
Kém
Trung
bình
Cao
1
n 3 78 15 96
0,013
% 3,1 81,3 15,6 100,0
2
n 7 81 28 116
% 6,0 69,8 24,1 100,0
3
n 7 100 10 117
% 6,0 85,5 8,5 100,0
4
n 1 69 21 91
% 1,1 75,8 23,1 100,0
Tổng
số
N 18 328 74 420
% 4,3 78,1 17,6 100,0
Nhóm sinh viên n m thứ tư: EQ mức k m
chiếm tỷ lệ thấp nhất 1,1%, EQ mức cao
chiếm 23,1%. Sự khác biệt về EQ giữa các
nhóm có ý nghĩa thống kê với p = 0,013.
Khi tìm hiểu giá trị EQ theo các thành tố cảm
xúc, chúng tôi nhận thấy 2 thành tố cảm xúc ở
sinh viên cho kết quả khác nhau. Số liệu chi
tiết được thể hiện trong bảng 5.
ảng 5. Giá trị của EQ theo thành tố cảm xúc
Thành tố cảm xúc
Đi m EQ
n
Giá
trị
nhỏ
nhất
Giá
trị
lớn
nhất
Giá trị
trung
bình
( )
Sai số
chuẩn
(SD)
N ng lực nhận thức
và bày t cảm xúc
(câu 1-22)
420 5 19 13,1 2,62
Khả n ng thấu hiểu
và quản lý cảm xúc
bản thân (câu 23-30)
420 0 8 4,0 1,77
N ng lực nhận thức cảm xúc và bày t cảm
xúc hợp lý trong các hoàn cảnh khác nhau của
sinh viên điều dưỡng có điểm trung bình là
13,1. Điểm thấp nhất là 5, cao nhất 19 với độ
sai số 2,62. Khả n ng thấu hiểu cảm xúc bản
thân, quản lý cảm xúc và hành động có hiệu
quả của sinh viên điều dưỡng có điểm trung
bình là 4. Điểm thấp nhất là 0, cao nhất 8 với
độ sai số 1,77.
3.3. Các nguyên nhân ảnh hưởng đến chỉ số EQ
Tìm hiểu các nguyên nhân ảnh hưởng đến sự
phát triển trí tuệ cảm xúc rất quan trọng để
nâng cao EQ của mỗi cá nhân. Chúng tôi sử
dụng bảng h i sinh viên các nguyên nhân mà
các em cho r ng có ảnh hưởng đến sự phát
triển trí tuệ cảm xúc của bản thân, kết quả thu
được được thể hiện trong bảng 6.
Lê Thị Huyền Trinh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(04): 7 - 14
Email: jst@tnu.edu.vn 11
ảng 6. Các nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ cảm xúc
của sinh viên Đại học Điều dưỡng Nam Định
TT
Các nguyên nhân
ảnh hưởng
Mức độ ảnh hưởng (%)
Rất
nhiều
Nhiều
Trung
bình
Ít
Không ảnh
hưởng
Giá trị
trung bình
Thứ
bậc
1 Chưa có tri thức, hiểu biết về EQ 3,5 18,5 49,9 23,2 5,0 3,0773 13
2
Chưa nhận thức vai trò của EQ trong hoạt
động sống và công việc
5,2 31,1 44,3 17,2 2,2 2,8010 10
3 Nhu cầu, mong muốn nâng cao EQ 24,8 48,4 20,8 4,6 1,5 2,0962 2
4
Chưa biết các phư ng pháp luyện tập để
nâng cao EQ
12,0 41,3 32,9 12,8 1,0 2,4949 6
5
Tích cực, chủ động tham gia các hoạt
động có tính tập thể ở trường, x hội
15,9 45,2 31,0 7,7 0,2 2,3127 3
6
Phạm vi mối quan hệ còn bó hẹp chủ yếu
trong nhà trường
9,8 33,5 41,5 14,5 0,8 2,6300 7
7
Ít tiếp xúc, va chạm, trải nghiệm với cuộc
sống x hội
23,1 34,6 27,1 13,7 1,5 2,3582 4
8 Ảnh hưởng của nhóm bạn thân 7,2 32,8 40,0 16,4 3,5 2,7612 9
9 Di truyền từ cha mẹ 6,5 22,9 34,8 24,9 10,9 3,1095 14
10 Nội dung các môn học trong nhà trường 3,6 29,6 44,6 18,4 3,8 2,8929 12
11 Phong cách dạy và giao tiếp của giáo viên 6,2 30,4 43,6 16,1 3,7 2,8069 11
12 Nghề nghiệp của cha mẹ 2,7 15,3 37,6 27,7 16,6 3,4010 15
13 Các hoạt động tập thể trong nhà trường 6,8 38,2 36,7 15,8 2,5 2,6910 8
14
Giáo dục gia đình: cách cư xử, thể hiện
tình cảm
32,1 47,8 13,7 5,2 1,2 1,9577 1
15 Hoàn cảnh sống 19,3 36,6 31,3 10,5 2,3 2,3985 5
Bảng 6 cho thấy: Nhóm các nguyên nhân được
đánh giá có ảnh hưởng nhất đến sự phát triển trí
tuệ cảm xúc của sinh viên là giáo dục gia đình.
Có đến 32,1% và 47,8% sinh viên cho r ng
nguyên nhân này ảnh hưởng ở mức rất nhiều và
nhiều đến sự phát triển trí tuệ cảm xúc của các
em. Xếp vị trí thứ hai là nguyên nhân nhu cầu,
mong muốn nâng cao trí tuệ cảm xúc, trong đó
có 24,8% và 48,4% sinh viên đánh giá nguyên
nhân này ảnh hưởng ở mức độ rất nhiều và
nhiều; chỉ có 4,6% và 1,5% sinh viên nhận định
nguyên nhân này ảnh hưởng ở mức độ ít và
không ảnh hưởng.
Nguyên nhân được cho là ảnh hưởng ít nhất
đến sự phát triển trí tuệ cảm xúc của sinh viên
là nghề nghiệp của cha mẹ, kế đến là nguyên
nhân di truyền từ cha mẹ. Chỉ có 18% sinh
viên cho r ng nghề nghiệp của cha mẹ ảnh
hưởng đến sự phát triển trí tuệ cảm xúc của
các em ở mức nhiều và rất nhiều.
4. àn luận
4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Kết quả cho thấy đối tượng nghiên cứu của
chúng tôi chủ yếu là nữ chiếm 91,2%, do đặc
thù ngành điều dưỡng nên sinh viên là nữ
chiếm tới 90,7% tổng số sinh viên đại học
chính quy của nhà trường (số liệu cung cấp từ
phòng Công tác học sinh sinh viên, Trường
Đại học Điều dưỡng Nam Định n m 2018).
N i thường trú trước khi vào đại học của sinh
viên đa phần ở nông thôn chiếm 85,7%. Theo
số liệu được cung cấp từ phòng công tác học
sinh sinh viên, sinh viên đại học chính quy
của Nhà trường chủ yếu ở nông thôn.
4.2. Mức độ trí tuệ cảm xúc của sinh viên
trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
Dựa trên cách phân loại trí tuệ cảm xúc, theo
biểu đồ 1 cho thấy điểm số EQ của sinh viên
trung bình là 17,3 với độ sai lệch chuẩn là
3,73; mức độ trí tuệ cảm xúc thuộc mức trung
bình. Bảng 2 phân loại điểm số, trí tuệ cảm xúc
của sinh viên ở mức trung bình chiếm 78,1%;
17,6% ở mức cao và chỉ có 4,3% ở mức k m.
Kết quả của chúng tôi cao h n không đáng kể
kết quả nghiên cứu trên sinh viên điều dưỡng
trong nước và thế giới. Kết quả nghiên cứu của
Phan Thị Sư ng về trí tuệ cảm xúc sinh viên
điều dưỡng Đại học Duy Tân n m 2018 ở mức
trung bình chiếm 74%, ở mức cao chiếm 26%
[9]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hiên
trên sinh viên khoa R ng hàm mặt và khoa Y
học dự phòng của Đại học Hải Phòng n m
2014 cho thấy, EQ nhóm cao chiếm một tỷ lệ
Lê Thị Huyền Trinh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(04): 7 - 14
Email: jst@tnu.edu.vn 12
rất nh : 0,5%; 30,2% sinh viên có điểm EQ
xếp vào loại trung bình và 54,9% sinh viên có
điểm EQ xếp vào loại dưới trung bình; có
14,42% sinh viên có điểm EQ xếp vào loại rất
thấp [8]. Theo nghiên cứu của Heba Abdel-
Fatah Ibrahim và cộng sự n m 2016 tại khoa
điều dưỡng, Đại học Benha, Ai Cập; có
70,40% sinh viên có mức độ thông minh cảm
xúc ở mức trung bình [13].
So với sinh viên (SV) học các ngành khác như
ngành Sư phạm, kết quả của chúng tôi cao h n
nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Quỳnh Dao n m
2012: đa số sinh viên ngành sư phạm Trường
Đại học Sài Gòn (ĐHSG) có TTCX ở mức
trung bình và trên trung bình (TB), chiếm tỉ lệ
(71,5%); TTCX ở mức độ cao (3,9%). Tuy
nhiên, có 24,8% sinh viên ngành sư phạm
Trường ĐHSG có TTCX k m [4]. Kết quả của
chúng tôi cũng cao h n nghiên cứu của Trần
Thị Thu Mai trên sinh viên Sư phạm Đại học
thành phố Hồ Chí Minh, TTCX mức trung bình
68,8% ở mức cao là 26,7%, ở mức thấp chiếm
4,5% [3]. Kết quả của chúng tôi cũng cao h n
nghiên cứu của Phan Trọng Nam trên sinh viên
Sư phạm Đồng Tháp n m 2007, TTCX mức
trung bình 61,25% ở mức cao là 11,25%, ở
mức thấp chiếm 27,5% [5].
So với kết quả đo lường TTCX của giáo viên và
người lao động trẻ Việt Nam, từ n m 2002 –
2006 (theo nghiên cứu của đề tài KX 05 – 05)
[7], EQ của giáo viên Việt Nam ở mức trung
bình và trên trung bình chiếm tỉ lệ (78,3%); ở
mức độ cao (7,2%); mức k m (14,5%). EQ của
lao động trẻ Việt Nam ở mức trung bình và trên
trung bình chiếm tỉ lệ (67,9%); ở mức độ cao
(6,3%); mức k m (25,8%) [7]. Như vậy, kết quả
nghiên cứu EQ sinh viên Điều dưỡng Nam
Định tư ng tự EQ của giáo viên Việt Nam, cao
h n EQ của lao động trẻ.
Khi phân loại EQ theo khóa học, bảng 3 và 4
cho thấy giá trị trung bình EQ của sinh viên
n m 1-4 từ 16,1 đến 17,8. EQ của nhóm n m
thứ tư là 17,8 cao nhất và cao h n EQ trung
bình chung của nghiên cứu đồng thời trong
nhóm này EQ mức k m chiếm tỷ lệ thấp nhất
1,1%, mức cao chiếm tỷ lệ tư ng đối cao
23,1%. Sự khác biệt về EQ giữa các nhóm có
ý nghĩa thống kê với p = 0,013. Tuy nhiên,
điểm EQ giữa các khóa của sinh viên không
thể hiện xu hướng phát triển t ng hay giảm
dần theo khóa học mà phân bố không theo
quy luật. So sánh với kết quả nghiên cứu của
Trần Thị Thu Mai: TTCX ở mức TB của SV
n m 2 cao h n mức độ TTCX ở mức TB của
SV n m 4, sự khác biệt có ý nghĩa giữa các
khối lớp n m 2 và n m 4 về mức độ TTCX
của SV (P = 0,000) [3]. Theo nghiên cứu của
Phan Thị Sư ng trên sinh viên Điều dưỡng
Đại học Duy Tân, sinh viên n m 1 có mức độ
chỉ số cảm xúc cao h n sinh viên n m 3, tuy
nhiên sự khác biệt về chỉ số cảm xúc giữa các
khối lớp chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05)
[9]. Như vậy có thể thấy, mức độ EQ của sinh
viên ở các khóa học có sự khác nhau nhưng
không thể hiện xu hướng chung nào, có thể sự
khác biệt là mang tính ngẫu nhiêu và do yếu
tố khách quan mang lại.
Bảng 5 phân loại EQ theo thành tố cảm xúc
cho kết quả: N ng lực nhận thức cảm xúc và
bày t cảm xúc hợp lý trong các hoàn cảnh
khác nhau của sinh viên điều dưỡng có điểm
trung bình là 13,1. Điểm thấp nhất là 5, cao
nhất 19 với độ sai số 2,62. Khả n ng thấu
hiểu cảm xúc bản thân, quản lý cảm xúc và
hành động có hiệu quả của sinh viên điều
dưỡng có điểm trung bình là 4. Điểm thấp
nhất là 0, cao nhất 8 với độ sai số 1,77. Với
điểm trung bình của thành tố 1 tư ng đối cao
này thể hiện sinh viên điều dưỡng có sự hiểu
biết chính mình (n ng lực tự nhận biết mình,
n ng lực tự kh ng định, quyết đoán và n ng
lực đánh giá mình một cách lạc quan), quan
hệ với người khác (n ng lực đồng cảm, n ng
lực thực hiện các trắc nghiệm x hội) khá tốt.
Tuy nhiên, khả n ng kiểm soát quản lý stress
(kỹ n ng giải quyết vấn đề, kỹ n ng đánh giá
đúng thực tiễn), kỹ n ng thích ứng (kỹ n ng
chịu stress, n ng lực kiểm soát xung tính),
biểu hiện tâm trạng (khả n ng giữ tâm trạng
lạc quan, hạnh phúc) lại chưa tốt, cá biệt có
những bạn điểm EQ phần này là 0 chứng t
sự kiểm soát và thể hiện cảm xúc rất k m. Mà
điều này rất quan trọng với công việc nghề
nghiệp sau này. Đây cũng là tình trạng chung
của sinh viên khi chưa được rèn luyện trong
môi trường làm việc. Nghiên cứu của Trần
Thị Thu Mai [3], Nguyễn Ngọc Quỳnh Dao
[4] cũng cho kết quả tư ng tự n ng lực nhận
biết cảm xúc, hiểu biết cảm xúc, cảm xúc hóa
tư duy xếp cao h n n ng lực điều khiển, quản
lí cảm xúc của SV.
4.3. Các nguyên nhân ảnh hưởng đến chỉ số EQ
Chúng tôi đưa ra 15 nguyên nhân ảnh hưởng
Lê Thị Huyền Trinh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(04): 7 - 14
Email: jst@tnu.edu.vn 13
đến chỉ số EQ để sinh viên lựa chọn theo 5
mức độ ảnh hưởng: rất nhiều, nhiều, trung
bình, ít và không ảnh hưởng được chấm điểm
tư ng ứng từ 1 đến 5. Theo đó, mức điểm từ 1
– 2,5 là mức cao; 2,6 đến 3,5 là mức trung
bình; 3,6 – 5 là mức thấp.
Trong 15 nguyên nhân đưa ra thì các nguyên
nhân có thứ tự từ 1 đến 7 là những nguyên
nhân chủ quan bao gồm: chưa biết phư ng
pháp tập luyện để nâng cao trí tuệ cảm xúc;
tích cực, chủ động tham gia các hoạt động ở
trường, x hội; nhu cầu, mong muốn nâng cao
trí tuệ cảm xúc; chưa nhận thức được vai trò
của trí tuệ cảm xúc trong hoạt động sống,
công việc; chưa có tri thức, hiểu biết về trí tuệ
cảm xúc; phạm vi mối quan hệ còn bó hẹp
chủ yếu trong nhà trường; ít tiếp xúc, va
chạm, trải nghiệm với cuộc sống x hội. Các
nguyên nhân có thứ tự từ 8 đến 15 là những
nguyên nhân khách quan bao gồm: ảnh hưởng
của nhóm bạn thân; di truyền từ cha mẹ; nội
dung các môn học trong nhà trường; phong
cách dạy và giao tiếp của giáo viên; nghề
nghiệp của cha mẹ; các hoạt động tập thể
trong nhà trường; giáo dục gia đình: cách cư
xử, thể hiện tình cảm; hoàn cảnh sống.
Kết quả bảng 6 cho thấy:
- Nhóm các nguyên nhân được đánh giá có
ảnh hưởng nhất đến sự phát triển trí tuệ cảm
xúc của sinh viên là giáo dục gia đình. Có đến
32,1% và 47,8% sinh viên cho r ng nguyên
nhân này ảnh hưởng ở mức rất nhiều và nhiều
đến sự phát triển trí tuệ cảm xúc của các em.
Chỉ có 6,4% sinh viên cho r ng nguyên nhân
này ảnh hưởng ở mức độ ít hoặc không ảnh
hưởng đến sự phát triển trí tuệ cảm xúc của
các em. Gia đình là yếu tố rất quan trọng ảnh
hưởng đến sự phát triển trí tuệ cảm xúc của
mỗi cá nhân bởi lẽ hầu như tất cả những cách
cư xử, giao tiếp, cách thể hiện bản thân, cách
sống hòa đồng với người khác đều được
lĩnh hội từ trong giáo dục gia đình, và ngay từ
khi còn rất nh , nó như đ n sâu vào trong
tiềm thức của các em. Sự giáo dục của gia
đình và nhà trường là hai yếu tố ảnh hưởng
trực tiếp đến việc bồi dưỡng, hình thành và
phát triển trí tuệ cảm xúc. Nghiên cứu của
Trư ng Thị Khánh Hà cũng chứng minh: trí
tuệ cảm xúc có mối tư ng quan thuận và khá
chặt chẽ với cảm nhận về quan hệ gia đình và
quan hệ bạn bè (r = 0,33 và r = 0,47, với p <
0,001). Điều này chứng t trẻ có trí tuệ cảm
xúc càng cao thì mối quan hệ gia đình và
quan hệ bạn bè càng tốt đẹp và ngược lại [14].
Tuy nhiên, đối với sinh viên, sự giáo dục từ
gia đình là yếu tố ảnh hưởng quá khứ, bởi các
em đa phần hiện sống tách biệt gia đình vì
vậy để nâng EQ của sinh viên phải tìm các
nguyên nhân yếu tố khác.
- Xếp vị trí thứ hai là nguyên nhân nhu cầu,
mong muốn nâng cao trí tuệ cảm xúc, trong đó
có 24,8% và 48,4% sinh viên đánh giá nguyên
nhân này ảnh hưởng ở mức độ rất nhiều và
nhiều; chỉ có 4,6% và 1,5% sinh viên nhận
định nguyên nhân này ảnh hưởng ở mức độ ít
và không ảnh hưởng. Điều này cho thấy muốn
nâng cao trí tuệ cảm xúc của sinh viên thì
trước tiên phải tác động vào nhu cầu, mong
muốn của các em, tạo sự hứng thú, tạo động c
thôi thúc để các em có thể tự rèn luyện và phát
triển trí tuệ cảm xúc cho bản thân.
- Xếp vị trí nguyên nhân ảnh hưởng thứ 3 đến
sự phát triển trí tuệ là sự tích cực, chủ động
tham gia các hoạt động có tính tập thể ở
trường, x hội. Cùng với nhu cầu mong muốn
nâng cao EQ của bản thân thì tính tích cực
hoạt động của chính cá nhân là yếu tố quyết
định trực tiếp sự phát triển trí tuệ cảm xúc của
cá nhân đó. Những tiềm n ng trí tuệ của cá
nhân có được phát huy hay không là tùy thuộc
vào tính chất hoạt động, khai thác của cá nhân
đó. Trí tuệ cảm xúc cao hay thấp chủ yếu do
hoạt động và giao lưu của cá nhân với môi
trường x hội. Vì vậy ngay với môi trường
tập thể tốt, mỗi sinh viên vẫn cần tích cực chủ
động tham gia các hoạt động thì EQ bản thân
mới được nâng cao.
Như vậy, theo đánh giá của sinh viên đại học
điều dưỡng chính quy thì trong nhóm các
nguyên nhân có ảnh hưởng đến sự phát triển
trí tuệ cảm xúc của các em ở mức cao thì
nguyên nhân từ gia đình là quan trọng nhất,
kế đến là từ bản thân.
- Nguyên nhân được cho là ảnh hưởng ít nhất
đến sự phát triển trí tuệ cảm xúc của sinh viên
đại học điều dưỡng chính quy là nghề nghiệp
của cha mẹ, kế đến là nguyên nhân di truyền
từ cha mẹ. Chỉ có 18% sinh viên cho r ng
nghề nghiệp của cha mẹ ảnh hưởng đến sự
phát triển trí tuệ cảm xúc của các em ở mức
nhiều và rất nhiều.
- Khi xem x t ở góc độ các nguyên nhân chủ
quan (từ nguyên nhân số 1 đến 7) và các
nguyên nhân khách quan (từ nguyên nhân số
Lê Thị Huyền Trinh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(04): 7 - 14
Email: jst@tnu.edu.vn 14
8 đến 15), chúng tôi thấy r ng các nguyên
nhân này có mức độ ảnh hưởng gần tư ng
đư ng nhau, đan xen lẫn nhau khi xếp vị trí
thứ bậc. Như vậy, đối với sinh viên Đại học
Điều dưỡng Nam Định, hầu như các nguyên
nhân chủ quan và khách quan đều có tác động
đến sự phát triển TTCX của các em ở mức độ
tư ng đư ng nhau. Bởi lẽ để sinh viên thực
hiện hoạt động học tập và nghiên cứu nghề
nghiệp nh m kh ng định và hoàn thiện bản
thân, thì cần có sự định hướng và chỉ dẫn từ
nhà trường và gia đình.
So sánh với kết quả nghiên cứu của Trần Thị
Thu Mai ở sinh viên Đại học Sư phạm thành
phố Hồ Chí Minh với bộ câu h i như trên, cũng
cho kết quả tư ng tự như nghiên cứu của chúng
tôi: nhóm các nguyên nhân được đánh giá là có
ảnh hưởng đến sự phát triển TTCX của các em
ở mức cao nhất là giáo dục gia đình; xếp vị trí
thứ 2 là nguyên nhân từ nhu cầu, mong muốn
nâng cao TTCX; xếp vị trí thứ 3 là sự ảnh
hưởng từ hoàn cảnh sống. Nguyên nhân ảnh
hưởng đến sự phát triển TTCX của SV ĐHSP
TPHCM thì nghề nghiệp của cha mẹ là có ảnh
hưởng ở mức thấp nhất [3].
5. Kết luận
- Điểm EQ trung bình của sinh viên đại học
chính quy trường đại học điều dưỡng Nam
Định là 17,3 với độ sai lệch chuẩn là 3,73.
Phân loại EQ mức trung bình chiếm 78,1%;
tỷ lệ k m chiếm 4,3%, mức cao chiếm 17,6%.
- Phân loại EQ theo khóa: Giá trị trung bình
EQ của sinh viên n m 1-4 từ 16,1 đến 17,8
điểm. EQ của nhóm sinh viên n m thứ tư cao
nhất (17,8) và thấp nhất là nhóm sinh viên
n m ba (16,1). Sự khác biệt về EQ giữa các
n m có ý nghĩa thống kê với p = 0,013.
- Phân loại EQ theo thành tố cảm xúc: N ng
lực nhận thức và bày t cảm xúc (điểm trung
bình 13,1) tốt h n n ng lực thấu hiểu và quản
lý cảm xúc bản thân (điểm trung bình 4).
- Các nguyên nhân được đánh giá là có ảnh
hưởng đến sự phát triển TTCX của sinh viên ở
mức cao nhất là giáo dục gia đình; xếp vị trí
thứ 2 là nguyên nhân từ nhu cầu, mong muốn
nâng cao TTCX; xếp vị trí thứ 3 là tích cực,
chủ động tham gia các hoạt động có tính tập
thể ở trường, x hội. Nguyên nhân được cho là
ảnh hưởng ít nhất đến sự phát triển trí tuệ cảm
xúc của sinh viên là nghề nghiệp của cha mẹ,
kế đến là nguyên nhân di truyền từ cha mẹ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO/REFERENCES
[1]. D. Goleman (P. T., M. P., P. L. translate),
Emotional intelligence applied at work,
Knowledge, Hanoi, 2007.
[2]. T. B. Berry, and J. Greaves (X. V. Uong, D.
K. Tran translate), Intelligent emotions 2.0
(Improve EQ for happiness and success),
Women's Publishing House, Hanoi, 2012.
[3]. T. T. M. Tran, "Surveying emotional intelligence
of students at Ho Chi Minh City University of
Education,” Journal of Science - HCMC
University of Education, vol. 48, pp. 76-86, 2013.
[4]. N. Q. D. Nguyen, "Surveying emotional
intelligence of students of Education at Saigon
University through MSCEIT test,” Journal of
Saigon University, vol. 12, pp. 86-94, 2012.
[5]. T. N. Phan, "The level of intelligence and
emotional intelligence of students of Dong
Thap University of Education,” Journal of
Psychology, vol. 4, no. 97, pp. 38-45, 2007.
[6]. T. H. Y. Duong, Emotional intelligence of
Primary teachers, M.S. thesis in psychology,
Institute of Psychology - Vietnam Academy of
Social Sciences, 2010.
[7]. K. Tran et al, Research develop intelligence
(IQ, EQ, CQ) of students and young workers
to meet the requirements of industrialization
and modernization, Report on research results
of the State-level Science and Technology
project MS KX05-06, 2004.
[8]. T. H. Nguyen, Situation of personality and
emotional intelligence of Dentistry students,
Preventive medicine at Hai Phong University
of Medicine and Pharmacy in 2014, Public
health, Hai Phong University of Medicine and
Pharmacy, 2014.
[9]. T. S. Phan, Surveying EQ emotion index and
the relationship with the learning outcomes of
Nursing students at Duy Tan University, The
19th Conference of Youth Science and
Technology at Universities, Colleges of
Medicine and Pharmacy in Vietnam, 2018.
[10]. T. T. H. Nguyen, Some high neurological
activity indicators of students of Quang Minh
High School in Me Linh District, Hanoi City,
M.S. thesis in biology, Hanoi Padagogical
University 2, 2013.
[11]. R. Bar-On, "The Bar-On model of Emotional
Social Intelligence (ESI),” Psicothema, vol. 18,
pp. 13-25, 2006.
[12]. J. Mayer, D. R. Caruso and P. Salovey, What is
emotional intelligence? Emotional development
and emotional intelligence, Educational
implications, Basic Book, New York, 1997.
[13]. H. A. Ibrahim et al, "Relationship Between
Nursing Students’ Emotional Intelligence and
Their Clinical Performance During Obstetrics
and Gynaecologic Nursing Practical
Training,” American Journal of Nursing
Science, vol. 5, no. 6, pp. 240-250, 2016.
[14]. T. K. H. Truong, and T. T. V. Nguyen,
"Emotional intelligence and relationships,” VNU
Journal of Science, vol. 31, no. 1, pp. 20-28, 2015.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
muc_do_tri_tue_cam_xuc_cua_sinh_vien_dai_hoc_dieu_duong_chin.pdf