Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội

KẾT LUẬN Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Những năm qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội luôn được quan tâm. Kết quả đào tạo nghề không ngừng tăng lên. Đây là cơ sở cung cấp nguồn lao động tại chỗ có tay nghề, đủ trình độ, đủ tiêu chuẩn về cả chuyên môn và nghiệp vụ để tham gia sản xuất tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và các cơ sở nông nghiệp trên địa bàn huyện. Thông qua phỏng vấn trực tiếp các đối tượng liên quan đến hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã chỉ thực trạng chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn hiện nay trên địa bàn huyện. Theo đó, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp để nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện Chương Mỹ. Một là, nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn. Hai là, nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện. Ba là, hoàn thiện cơ chế chính sách, công tác tổ chức quản lý của cơ quan Nhà nước các cấp. Bốn là, tăng cường các hình thức hỗ trợ cho LĐNT sau đào tạo nghề.

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 297 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kinh tế & Chính sách 169TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1-2017 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Bùi Thị Ngọc Thoa Trường Đại học Lâm nghiệp TÓM TẮT Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là chủ trương đúng đắn, kịp thời của Chính phủ nhằm đáp ứng yêu cầu học nghề, tạo việc làm ổn định, nâng cao chất lượng nguồn lao động ở nông thôn. Huyện Chương Mỹ - thành phố Hà Nội đã có nhiều mô hình đào tạo nghề và hình thức dạy nghề thích hợp. Thông qua nguồn số liệu thứ cấp thu thập được từ cơ quan quản lý công tác đào tạo nghề của huyện Chương Mỹ và nguồn số liệu sơ cấp thu thập từ phỏng vấn thực tế các đối tượng có liên quan đến công tác này. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các lớp đào tạo nghề trong huyện đã góp phần nâng cao trình độ tay nghề và nhận thức cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu việc làm. Từ đó, đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Từ khóa: Đào tạo nghề, huyện Chương Mỹ, lao động nông thôn, quản lý, việc làm. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một trong những chiến lược quan trọng, góp phần giảm nghèo và an sinh xã hội. Đảng, Nhà nước đã ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ và khuyến khích công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Năm 2009, Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định số 1956 phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” để hướng dẫn và trợ giúp các tỉnh, thành phố trong cả nước về công tác đào tạo nghề. Đề án đã thể hiện rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước ta: “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Nhà nước tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn, có chính sách bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi lao động nông thôn, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn”. Tuy mới triển khai thực hiện từ năm 2010 nhưng các địa phương đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, nhiều mô hình dạy nghề và hình thức dạy nghề thích hợp. Trong đó, huyện Chương Mỹ - thành phố Hà Nội cũng đã đạt được những kết quả nhất định. Tổng kết 5 năm thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956, huyện Chương Mỹ đã đào tạo cho khoảng 20.000 lao động với hơn 400 lượt lớp ngắn hạn đào tạo nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp như nghề trồng hoa, mây tre giang đan, may công nghiệp, nghề mộc, khảm trai, tăm đũa, dệt mành Thực hiện được trên 70% lao động sau đào tạo nghề gắn với việc làm hoặc có việc làm mới. Xuất phát từ thực tiễn trên, nghiên cứu tiến hành đánh giá chất lượng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Từ đó, đóng góp một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Chất lượng công tác đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành Kinh tế & Chính sách 170 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1-2017 phố Hà Nội. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp khảo sát, thu thập số liệu Đối với các số liệu thứ cấp, nghiên cứu kế thừa các báo cáo tổng kết, chương trình hành động của phòng Kinh tế, phòng Tài chính huyện Chương Mỹ. Đối với các số liệu sơ cấp, nghiên cứu khảo sát chất lượng LĐNT đã qua đào tạo thông qua các phiếu phỏng vấn chuẩn bị trước với tổng số lượng mẫu điều tra là 170 mẫu, phân bố như sau: + Người LĐNT đã qua đào tạo: 90 người. + Người làm việc tại các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn huyện: 30 người. + Người sử dụng LĐNT đã qua đào tạo: 30 người. + Người làm quản lý đào tạo nghề tại các cơ sở huyện và xã: 20 người. 2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê kinh tế, phân tích kinh tế để phân loại, so sánh, phân tích mức độ, động thái của các thông tin, các chỉ tiêu kinh tế như: số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, tỷ trọng, tốc độ phát triển của các số liệu sử dụng. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, THẢO LUẬN 3.1. Chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Chương Mỹ 3.1.1. Kết quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn 3.1.1.1. Số lượng lao động nông thôn được đào tạo Sau 5 năm thực hiện hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT của huyện Chương Mỹ, hầu hết các xã trên địa bàn huyện đã tổ chức đào tạo nghề cho lao động địa phương mình. Ngoài các nghề đào tạo truyền thống, các ngành nghề mới hay các nghề đang có nhu cầu lao động ngay tại địa phương thường xuyên được bổ sung, ưu tiên mở lớp hàng năm. Kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn được thể hiện qua bảng 1. Bảng 1. Kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện Chương Mỹ trong 3 năm 2013 - 2015 TT Chỉ tiêu Ðơn vị tính Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 θbq (%) I Số lớp đào tạo Lớp 72 94 102 119,02 1 Nghề nông nghiệp 10 7 5 70,71 2 Nghề phi nông nghiệp 62 87 97 125,08 II Số học viên được đào tạo Người 3.665 4.407 4.630 112,40 1 Nghề nông nghiệp 665 567 500 86,71 2 Nghề phi nông nghiệp 3.000 3.840 4.130 117,33 III Tỷ lệ học viên/lớp đào tạo HV/lớp 50,90 46,88 45,39 94,43 1 Nghề nông nghiệp 66,50 81,00 100,00 122,63 2 Nghề phi nông nghiệp 48,39 44,14 42,58 93,80 IV Xếp loại tốt nghiệp % 1 Loại giỏi 56,1 63,7 72,3 113,52 2 Loại khá 22,7 23,1 21,8 97,99 3 Loại trung bình 16,9 11,2 5,9 59,08 4 Loại kém 4,3 0 0 - (Nguồn: Phòng Kinh tế huyện) Kinh tế & Chính sách 171TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1-2017 Theo báo cáo của phòng Kinh tế gửi lên UBND huyện về thực hiện đào tạo nghề cho LĐNT, trong ba năm qua trên toàn huyện số lớp đào tạo nghề và số LĐNT được đào tạo nghề không ngừng tăng lên. Theo đó, có 12.702 lao động tại các xã và thị trấn trên địa bàn huyện được đào tạo nghề gồm nông nghiệp và phi nông nghiệp như nghề trồng hoa, mây tre giang đan, may công nghiệp, nghề mộc, khảm trai, tăm đũa, dệt mành Lao động được đào tạo nhận thức được hiệu quả mà hoạt động đào tạo nghề mang lại. Họ không ngừng học hỏi nâng cao tay nghề, tìm việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Những kết quả bước đầu đã từng bước tạo điều kiện cho lao động nông thôn và các đối tượng chính sách xã hội được tham gia học nghề, trang bị các kỹ năng, kiến thức nghề cho lao động ở các cấp trình độ để góp phần giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo Theo số liệu thống kê của huyện Chương Mỹ, trên địa bàn huyện tổng lao động nông thôn là 135.264 lao động, trong đó 74.885 lao động nông nghiệp và lao động phi nông nghiệp là 60.379 lao động. Từ bảng 1, số lao động được đào tạo qua 3 năm gần đây là 12.702 lao động nâng tỷ lệ lao động nông thôn đã qua đào tạo theo đề án 1956 trên toàn bộ lao động nông thôn huyện là 12,95%. Còn theo số liệu điều tra nhu cầu học nghề của lao động nông thôn trên địa bàn huyện vào tháng 10 năm 2013 là 16.985 lao động, như vậy sau 3 năm đào tạo nghề đã đạt tỷ lệ thực hiện 74,78% lao động được đào tạo nghề trên tổng lao động có nhu cầu học nghề. Đó là những thành công bước đầu trong đào tạo nghề của huyện. Với tỷ lệ hoàn thành kế hoạch đào tạo nghề đã góp phần giúp cho huyện Chương Mỹ hoàn thành kế hoạch đào tạo giai đoạn 1 từ 2009 - 2015 và hoàn thành kế hoạch đào tạo nghề theo đề án 1956 đến năm 2020. 3.1.1.2. Các ngành nghề và hình thức đào tạo nghề cho lao động nông thôn Là một huyện nông nghiệp với nhiều ngành nghề phụ, Chương Mỹ đã có nhiều thay đổi theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế với thế mạnh là tiểu thủ công nghiệp. Triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo nghề, huyện lựa chọn đào tạo cho LĐNT ở trình độ đào tạo sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng để phù hợp với thế mạnh địa phường và nhu cầu người học. Và phương thức dạy nghề là tổ chức dạy nghề và truyền nghề tại địa bàn các xã và thị trấn. Qua đó, đào tạo nghề nhằm trang bị cho người học nghề năng lực thực hành một nghề đơn giản hoặc năng lực thực hành một số công việc của một nghề; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn. Kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo ngành nghề của huyện qua 3 năm 2013 – 2015 được thể hiện qua bảng 2. Bảng 2. Kết quả đào tạo nghề theo ngành nghề của huyện Chương Mỹ trong 3 năm 2013 – 2015 TT Loại nghề đào tạo Ðơn vị tính Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 θbq (%) I Nghề nông nghiệp Người 665 567 500 86,71 1 Trồng rau an toàn 235 220 200 92,25 2 Trồng lúa 35 0 0 0,00 3 Trồng cây ăn quả 35 0 0 0,00 4 Trồng hoa 135 116 100 86,07 5 Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cảnh 225 231 200 94,28 Kinh tế & Chính sách 172 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1-2017 TT Loại nghề đào tạo Ðơn vị tính Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 θbq (%) II Nghề phi nông nghiệp Người 3.000 3.840 4.130 117,33 1 Mây tre đan 510 730 910 133,58 2 Kỹ thuật sơn mài 220 310 300 116,77 3 Mộc mỹ nghệ 140 70 0 0,00 4 May công nghiệp 250 350 410 128,06 5 Thêu tay 160 240 270 129,90 6 Thêu xuất khẩu 220 250 200 95,35 7 Khảm trai 450 630 740 128,24 8 Kỹ thuật chế biến món ăn 550 760 800 120,60 9 Tăm đũa 340 350 410 109,81 10 Tăm hương 160 150 90 75,00 (Nguồn: Phòng Kinh tế huyện) Qua bảng 2 ta thấy kết quả đào tạo nghề theo ngành nghề của huyện Chương Mỹ đã thể hiện hướng chuyển dịch cơ cấu của huyện. Các ngành nghề đào tạo chủ yếu là công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Ngành nghề có số lượng người học cao nhất là ngành mây tre đan. Ðây là nghề truyền thống của huyện, không ngừng được mở rộng và nâng cao tay nghề. Từ đó, mây tre đan sẽ là nghề giúp cho kinh tế huyện vượt qua những khó khăn hiện nay. 3.1.1.3. Kinh phí đầu tư cho đào tạo nghề Sau 3 năm 2013 – 2015 thực hiện hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện Chương Mỹ, tình hình sử dụng ngân sách cho hoạt động đào tạo nghề của huyện được thể hiện qua bảng 3. Bảng 3. Kết quả thực hiện kinh phí đào tạo nghề của huyện Chương Mỹ trong 3 năm 2013 – 2015 TT Chỉ tiêu Ðơn vị tính Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 θbq (%) I Số lượng học viên đào tạo Người 3.665 4.407 4.630 112,40 II Số lớp đào tạo Lớp 72 94 102 119,02 III Kinh phí đào tạo cấp Nghìn đồng 1 Ngân sách TP Hà Nội 2.773.365 4.114.688 4.452.312 126,70 a Chi kinh phí đào tạo 2.300.365 3.992.418 4.396.347 138,24 b Chi hỗ trợ tiền ăn 0 72.270 22.965 - c Chi hỗ trợ tiền đi lại 0 0 0 - 2 Ngân sách huyện 95.000 50.000 33.000 58,94 IV Cơ cấu chi Nghìn đồng 2.773.365 4.114.688 4.452.312 126,70 1 Tuyên truyền 95.000 50.000 33.000 58,94 2 Dạy nghề cho LÐNT 2.300.365 4.064.688 4.419.312 138,61 3 Kinh phí điều tra, khảo sát 378.000 0 0 0,00 V Chỉ tiêu bình quân 1 Kinh phí cấp thành phố bình quân/1 lớp học Nghìn đồng/lớp 38.519 43.773 43.650 106,45 2 Kinh phí cấp thành phố bình quân/1 người học Nghìn đồng/người 757 934 962 112,73 3 Kinh phí cấp huyện bình quân/1 lớp học Nghìn đồng/lớp 1.319 532 324 49,56 4 Kinh phí cấp huyện bình quân/1 người học Nghìn đồng/người 26 22 7 51,89 (Nguồn: Phòng Kinh tế huyện) Kinh tế & Chính sách 173TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1-2017 Qua bảng 3 ta thấy cùng với số lớp, số LĐNT được đào tạo không ngừng tăng lên hàng năm thì kinh phí sử dụng cho đào tạo nghề cũng không ngừng tăng lên. Với kinh phí được cấp từ ngân sách thành phố cấp, chi phí đã đủ chi cho tổ chức lớp học và hỗ trợ cho giáo viên, người học được đào tạo nghề. 3.1.2. Thực trạng chất lượng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội 3.1.2.1. Thực trạng chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn qua đánh giá của người lao động nông thôn được đào tạo nghề trên địa bàn huyện Thông qua phỏng vấn đối tượng là người LĐNT đã qua đào tạo nghề của huyện trong 3 năm vừa qua từ 2013 - 2015, ta có kết quả phỏng vấn được tập hợp trong bảng 4. Bảng 4. Kết quả phỏng vấn đối tượng là người lao động nông thôn đã qua đào tạo nghề STT Nội dung đánh giá Ý kiến điều tra Rất tốt Tỷ lệ % Tốt Tỷ lệ % Chấp nhận được Tỷ lệ % Rất kém Tỷ lệ % 1 Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề 4 3,33 52 43,33 31 25,83 3 2,50 2 Trình độ chuyên môn của giáo viên 15 12,50 57 47,50 15 12,50 3 2,50 3 Nghiệp vụ sư phạm của giáo viên 8 6,67 49 40,83 29 24,17 4 3,33 (Nguồn: Kết quả các phiếu phỏng vấn) Kết quả phỏng vấn cho thấy, các cở sở đào tạo nghề đã cung cấp đủ các thiết bị, nguyên liệu sử dụng trong quá trình truyền nghề. Việc đào tạo nghề trong huyện chủ yếu diễn ra tại nhà văn hóa các thôn, các xã đã đảm bảo không gian học nghề cho lao động khang trang, rộng rãi, thoáng mát và tập trung ở trung tâm các thôn xã, tạo điều kiện cho lao động theo học ngay tại địa phương mình. Qua phỏng vấn đối tượng là LĐNT đã qua đào tạo nghề của huyện trong 3 năm qua, ta còn thu được kết quả 52/90 (chiếm 57,78%) lao động đánh giá khả năng tìm việc của mình sau khóa đào tạo nghề ở mức độ dễ, chủ yếu lao động qua đào tạo chiếm 65,56% tự tìm được việc làm theo đúng ngành nghề được đào tạo và thu nhập của những lao động này đã tăng sau khi có thêm nghề phụ đạt 63/90 chiếm 70,00% tổng lao động được phỏng vấn. Như vậy, hoạt động đào tạo nghề đã có những kết quả bước đầu đem lại cơ hội tìm việc, có việc làm và nâng cao thu nhập cho LĐNT của huyện. 3.1.2.2. Thực trạng chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn qua đánh giá của giáo viên, nghệ nhân tham gia đào tạo nghề trên địa bàn huyện Thông qua phỏng vấn đối tượng là đội ngũ giáo viên, nghệ nhân có kinh nghiệm dạy nghề nhiều năm và trực tiếp tham gia đào tạo nghề của huyện trong 3 năm vừa qua, ta có kết quả phỏng vấn được tập hợp trong bảng 5. Kinh tế & Chính sách 174 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1-2017 Bảng 5. Kết quả phỏng vấn đối tượng là giáo viên, nghệ nhân tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn TT Nội dung đánh giá Ý kiến điều tra Rất phù hợp Tỷ lệ % Phù hợp Tỷ lệ % Chấp nhận được Tỷ lệ % Không phù hợp Tỷ lệ % 1 Kế hoạch tổ chức đào tạo nghề 3 10,00 12 40,00 12 40,00 3 10,00 2 Thời gian đào tạo nghề 3 tháng/1 khóa 3 10,00 18 60,00 9 30,00 0 0,00 3 Cơ chế đãi ngộ đối với giáo viên 6 20,00 18 60,00 6 20,00 0 0,00 4 Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề 3 10,00 15 50,00 12 40,00 0 0,00 5 Mức độ đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy 3 10,00 15 50,00 6 20,00 6 20,00 (Nguồn: Kết quả các phiếu phỏng vấn) Với đặc thù là huyện ngoại thành có nhiều nghề truyền thống, huyện Chương Mỹ đang phát triển dựa vào thế mạnh đó của mình. Tham gia trực tiếp giảng dạy, truyền nghề bên cạnh đội ngũ giáo viên của các trường, các cơ sở đào tạo nghề còn có đội ngũ các nghệ nhân, thợ giỏi các làng nghề ngay tại địa bàn của huyện. Họ là nghệ nhân làm nghề lâu năm, sống gần gũi với người dân nên quá trình dạy nghề, truyền nghề diễn ra rất dễ dàng và có hiệu quả. Từ bảng 5, kết quả phỏng vấn cho thấy kế hoạch tổ chức đào tạo nghề cho lao động địa phương ở mức hợp lý và rất hợp lý. Đội ngũ giáo viên cho biết, tổ chức 2 đợt đào tạo nghề/năm và thời gian đào tạo nghề 3 tháng giúp người LĐNT sắp xếp được thời gian tham gia đầy đủ các buổi học nghề. Cũng theo ý kiến giáo viên trực tiếp dạy nghề, LĐNT của huyện tham gia học nghề với nhiều trình độ, độ tuổi, giới tính khác nhau nên họ đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức và kỹ năng thực hành của người học 50% ở mức khá nhiều, 40% ở mức trung bình và 10% tiếp thu khá ít. Tỷ lệ này chưa thực sự cao trong những năm đầu thực hiện đề án “Đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020” của Thủ tưởng chính phủ. Tuy nhiên, sự chuẩn bị tốt về cở sở vật chất cũng như đội ngũ giáo viên thì trong những năm tới tỷ lệ này sẽ có khả năng tăng lên, lao động có thể làm được việc ngay sau khi kết thúc khóa học. 3.1.2.3. Thực trạng chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn qua đánh giá của cán bộ làm công tác đào tạo nghề trên địa bàn huyện Cán bộ làm công tác đào tạo nghề trên địa bàn huyện là những cán bộ thuộc các phòng ban của huyện trực tiếp đảm nhiệm lĩnh vực đào tạo nghề, được phân công thực hiện đề án đào tạo nghề và những cán bộ xã trong ban chỉ đạo của các lớp đào tạo nghề. Họ vừa là người tổ chức thực hiện, vừa là người kiểm tra giám sát hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong huyện. Qua quá trình khảo sát hoạt động đào tạo nghề của huyện trong 3 năm vừa qua từ 2013 – 2015, đối tượng cán bộ làm công tác đào tạo nghề cũng có những đánh giá riêng của mình. Kết quả phỏng vấn cho thấy 100% cán bộ đã được tham gia bồi dưỡng về quản lý và tư vấn chọn nghề, tìm và tự tạo việc làm cho lao động nông thôn. Cũng từ kết quả phỏng vấn, 70% cán bộ được hỏi đánh giá mức độ tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các cấp, LĐNT về vai trò của đào tạo nghề đối với địa phương là dễ dàng tuyên truyền. Theo đó, 90% cán bộ huyện và xã có thể sử dụng kinh phí hoạt động được giao thực hiện được hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT. Mức hỗ trợ kinh phí được sử dụng cho các cơ sở đào tạo nghề, giáo viên dạy nghề và người học tại các lớp. Chi tiết các khoản phí chi dùng được tính toán, dự trù trong hồ sơ thanh quyết toán được duyệt Kinh tế & Chính sách 175TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1-2017 trước khi mở lớp đủ để thực hiện đào tạo nghề. Tuy nhiên, một số ngành nghề như mây tre đan... đào tạo có kết hợp tạo ra sản phẩm ngay trong quá trình học nghề để có thêm kinh phí chi dùng. Như vậy, trong quá trình đào tạo nghề cho LĐNT các cán bộ huyện và xã cần linh hoạt trong từng hoạt động triển khai đề hiệu quả đào tạo được tốt hơn. 3.1.2.4. Thực trạng chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn qua đánh giá của người sử dụng lao động đã qua đào tạo nghề trên địa bàn huyện Quá trình khảo sát hoạt động đào tạo nghề của huyện trong 3 năm vừa qua từ 2013 – 2015 được tiến hành với đối tượng là người sử dụng LĐNT thôn đã qua đào tạo nghề. Kết quả phỏng vấn cho thấy, các tổ chức cơ sở kinh tế tại địa phương có nhu cầu tuyển lao động đã qua đào tạo nghề nhiều là 60% và 40% có nhu cầu bổ sung thêm lao động. Và nhu cầu sử dụng lao động trong huyện chủ yếu thuộc nhóm ngành tiểu thủ công nghiệp (lên đến 70% chủ cơ sở được hỏi) vì đây đang là ngành nghề phụ phát triển của huyện. Trong quá trình sử dụng lao động qua đào tạo nghề tại địa phương, các cơ sở đánh giá 70% lao động có thể làm việc được ngay và 80% lao động được đi học tại các lớp đào tạo nghề có tiến bộ, được nâng cao kiến thức chuyên môn cũng như kỹ năng thực hành công việc. Các tỷ lệ này đều rất cao, đặc biệt là những ngành nghề truyền thống được truyền dạy trong những năm qua, khi mà người lao động trong huyện được tiếp cận hàng ngày và đã có những kỹ năng cơ bản. Tuy nhiên, các năm tới trong hoạt động đào tạo nghề ưu tiên đào tạo các ngành mới, ngành đang có nhu cầu cao thì chất lượng lao động sau đào tạo có tác động mạnh tới các chủ cơ sở trong huyện và có ý nghĩa rất lớn trong phát triển kinh tế địa phương. 3.2. Các giải pháp đề xuất góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội Thông qua kết quả phân tích trên, để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho LĐNT trên địa bàn huyện cần áp dụng một số giải pháp sau: Một là, nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn. Huyện Chương Mỹ cần phổ biến sâu rộng nhận thức tới các cấp, các ngành, xã hội và LĐNT về vai trò của đào tạo nghề đối với tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn. Hai là, nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện. Liên hệ chặt chẽ với các cơ sở đào tạo nghề khác trên địa bàn huyện và ngoài địa bàn huyện để phát triển thành mạng lưới cơ sở dạy nghề trên địa bàn thành phố. Đầu tư nâng cao năng lực cho các trung tâm đào tạo nghề cho LĐNT. Phát triển, bồi dưỡng giáo viên đào tạo nghề đủ về cả số lượng và chất lượng, đặc biệt là đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề. Hoàn thiện chương trình đào tạo nghề đảm bảo bám sát với yêu cầu của thị trường lao động, phù hợp với kỹ thuật, công nghệ mới, trình độ quản lý trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Ba là, hoàn thiện công tác tổ chức quản lý của cơ quan Nhà nước các cấp. Rà soát hoàn chỉnh và nghiên cứu ban hành các chính sách của thành phố, của huyện phù hợp hơn so với chính sách chung của quốc gia. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đào tạo nghề của cơ quan quản lý các cấp. Tăng cường sự phối hợp trong quản lý nhà nước về đào tạo nghề trên địa bàn huyện. Đồng bộ các cơ chế, chính sách, kế hoạch về đào tạo nghề cho lao động nông thôn cho các xã, huyện, tỉnh thành của các sở, ngành. Thống nhất cơ chế quản lý, kinh phí phân bổ, quy trình đào tạo nghề, đối tượng học nghề để tập trung nguồn lực, tránh chồng chéo lãng phí. Bốn là, tăng cường các hình thức hỗ trợ cho LĐNT sau đào tạo nghề. Xây dựng các mối Kinh tế & Chính sách 176 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 1-2017 liên kết với các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trên địa bàn huyện. Tăng cường các ký kết các hợp đồng nhận học viên sau khi đào tạo nghề từ hệ thống các cơ sở kinh doanh trong huyện. Tăng cường với các hộ gia đình, tổ chức, cơ sở kinh doanh, công ty, doanh nghiệp tham gia ký kết hợp đồng 3 bên. IV. KẾT LUẬN Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Những năm qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội luôn được quan tâm. Kết quả đào tạo nghề không ngừng tăng lên. Đây là cơ sở cung cấp nguồn lao động tại chỗ có tay nghề, đủ trình độ, đủ tiêu chuẩn về cả chuyên môn và nghiệp vụ để tham gia sản xuất tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và các cơ sở nông nghiệp trên địa bàn huyện. Thông qua phỏng vấn trực tiếp các đối tượng liên quan đến hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã chỉ thực trạng chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn hiện nay trên địa bàn huyện. Theo đó, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp để nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện Chương Mỹ. Một là, nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn. Hai là, nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện. Ba là, hoàn thiện cơ chế chính sách, công tác tổ chức quản lý của cơ quan Nhà nước các cấp. Bốn là, tăng cường các hình thức hỗ trợ cho LĐNT sau đào tạo nghề. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phòng Kinh tế - UBND huyện Chương Mỹ (2015), Báo cáo số 13/BC-PKT về tổng kết các lớp nghề năm 2015 trên địa bàn huyện Chương Mỹ, Hà Nội. 2. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 về phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, Hà Nội. 3. UBND huyện Chương Mỹ (2015), Báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” trong 3 năm 2013-2015. Phương hướng nhiệm vụ năm 2016, Hà Nội. IMPROVING THE QUALITY OF VOCATIONAL TRAINING FOR RURAL LABOUR IN CHUONG MY DISTRICT, HANOI Bui Thi Ngoc Thoa Vietnam National University of Forestry SUMMARY Vocational training for rural labour is a right and timely policy of the Government in order to meet the requirements of vocational training, creating stable jobs and improving the rural labour forces. Hanoi, Chuong My’s district has many appropriate models and forms of vocational training. The research used the secondary data collected from the Chuong My’s vocational training management agency and the primary data collected from actual interviews related people. The results showed that vocational training courses in the district have contributed to raising the level of skills and knowledge of rural labour to meet requirements. The paper proposed a number of solutions to improve the quality of vocational training for rural labour in Chuong My district, Hanoi. Keywords: Chuong My district, job, management, rural labour, vocational training. Ngày nhận bài : 12//2016 Ngày phản biện : 25/10/2016 Ngày quyết định đăng : 05/11/2016

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnang_cao_chat_luong_cong_tac_dao_tao_nghe_cho_lao_dong_nong.pdf