KẾT LUẬN
Ở Việt Nam, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đã và đang tác động mạnh mẽ làm thay đổi
cơ cấu các loại hình gia đình. Số lượng các GĐCN
ngày càng tăng trong khi các loại hình gia đình khác
có xu hướng giảm. Trong loại hình GĐCN thì GĐCN
trong DN FDI đang gặp nhiều khó khăn, đời sống
vật chất và tinh thần còn nghèo nàn, nguy cơ thất
nghiệp và bần cùng hóa cao. Nguyên nhân chủ
yếu do chính sách đãi ngộ của DN thấp; chính sách
quản lý và hỗ trợ của Nhà nước về vấn đề này còn
hạn chế, các tổ chức xã hội chưa quan tâm. Để
nâng cao chất lượng đời sống của GĐCN trong
các DN FDI đòi hỏi Nhà nước, công đoàn cơ sở
và DN FDI, bản thân người công nhân phải cùng
thực hiện các giải pháp, trong đó tập trung vào các
vấn đề như: đảm bảo tiền lương cho công nhân;
xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu (nhà ở, khu vui
chơi); thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hiểm bắt
buộc đối với công nhân;. Nâng cao đời sống cho
người lao động nói chung, GĐCN trong các DN FDI
nói riêng là hoạt động có ý nghĩa chiến lược lâu dài,
góp phần đảm bảo cho sự nghiệp phát triển kinh
tế - xã hội bền vững.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 310 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao chất lượng cuộc sống của gia đình công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÀNH KINH TẾ
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(59).2017 123
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA GIA ĐÌNH CÔNG
NHÂN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ
NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LIFE FOR FAMILY HOUSEHOLDS IN FOREIGN-INVESTED
ENTERPRISES IN FOREIGN CURRENT VIETNAM
Nguyễn Thị Nhan
Email: nguyenthinhan010187@gmail.com
Trường Đại học Sao Đỏ
Ngày nhận bài: 30/6/2017
Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 11/12/2017
Ngày chấp nhận đăng: 28/12/2017
Tóm tắt
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã giúp Việt Nam thu hút được
nhiều vốn đầu tư nước ngoài (FDI), số lượng doanh nghiệp (DN) FDI ngày càng tăng lên, thu hút số
lượng lao động lớn, đồng nghĩa với nó là số lượng gia đình công nhân (GĐCN) trong các DN FDI cũng
tăng lên. Bên cạnh những đóng góp tích cực về phát triển kinh tế - xã hội thì khối DN FDI hiện nay cũng
đang tồn tại nhiều vấn đề bất cập, trong đó có vấn đề đảm bảo đời sống cho GĐCN. Theo số liệu thống
kê của các tổ chức xã hội, kết quả khảo sát của tác giả bài viết đã cho thấy, đời sống của GĐCN trong các
doanh nghiệp FDI đang gặp rất nhiều khó khăn. Đa phần có thu nhập thấp không đủ trang trải cuộc sống,
không có hỗ trợ về nhà ở, thường xuyên phải tăng ca, chế độ bảo hiểm xã hội không được chủ DN quan
tâm, đặc biệt nguy cơ mất việc làm rất cao. Điều này ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển bền vững của
nền kinh tế - xã hội, rất cần có sự quan tâm và tạo điều kiện của các cấp, ngành, cộng đồng xã hội. Vì
vậy, để nâng cao đời sống của GĐCN trong các DN FDI, bài viết đã đề ra một số giải pháp cụ thể, tập
trung giải quyết các vấn đề như: đảm bảo tiền lương cho công nhân trong các DN FDI, xây dựng cơ sở
hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống GĐCN; thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hiểm bắt buộc đối với công
nhân; tổ chức các hoạt động nâng cao đời sống tinh thần cho GĐCN.
Từ khóa: Công nhân; gia đình công nhân; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Abstract
The process of industrialization and modernization and international economic integration have helped
Vietnam attract more foreign direct investment, the number of FDI enterprises has increased, attracting
a large number of laborers. It is also the increase in the number of workers’ families in FDI enterprises.
In addition to the positive contributions to socio-economic development, the current FDI enterprises
are also facing many shortcomings, including the issue of ensuring life for the landlord. According to
statistics of social organizations, the living standards of FDI enterprises in FDI enterprises are facing
many difficulties. Most of low-income people do not have enough living expenses, no housing support,
they often have to overtime, social insurance schemes are not paid enough attention by business owners,
especially the risk of losing their jobs. This affects the goals of sustainable development of the socio-
economy, it is necessary to have the attention and create conditions of all levels, sectors and social
community. From that practice, we have researched and boldly put forward some solutions to improve
the quality of life of investors in current FDI enterprises. The solutions focused on solving problems such
as ensuring wage for workers in FDI enterprises, building essential infrastructure for living standard of
landlord; Full implementation of compulsory insurance for workers; Organizing activities to improve the
spiritual life for people.
Keywords: Worker; workers’ families; foreign-invested enterprises.
1. GIA ĐÌNH CÔNG NHÂN
Theo báo cáo của Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng 1/2017, cả
nước có tới 316 khu công nghiệp và 16 khu kinh
tế đã được thành lập, thu hút khoảng 2,8 triệu lao
động [1]. Cùng với công nhân, số lượng gia đình
công nhân (GĐCN) cũng ngày càng tăng, trong khi
các loại hình gia đình khác có xu hướng giảm.
Theo chúng tôi, gia đình công nhân là loại hình gia
đình có cả hai vợ chồng cùng là công nhân. Đời
sống gia đình dựa vào kinh tế công nghiệp, theo
đó, phương thức lao động của gia đình gắn liền
124
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(59).2017
với lao động công nghiệp và máy móc, sản phẩm
tạo ra chủ yếu là sản phẩm vật chất, họ đại diện
cho phương thức sản xuất hiện đại. Thu nhập và
mức sống của gia đình phụ thuộc vào việc làm và
tiền lương của chủ doanh nghiệp. Cư trú tập trung
tại nơi có công nghiệp phát triển (các thành phố,
khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN, KCX)).
Gia đình công nhân mang đầy đủ những đặc trưng
và chức năng của gia đình nói chung. Đồng thời,
đây là loại hình gia đình đang chịu những tác động
trực tiếp và mạnh mẽ nhất của quá trình đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Những khó
khăn mà đời sống người công nhân gặp phải cũng
chính là những khó khăn của các GĐCN. GĐCN
hiện nay có những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, quy mô của GĐCN thường nhỏ, đa số
GĐCN là gia đình hạt nhân, chỉ có hai thế hệ cha
mẹ - con và mỗi GĐCN thường có từ một đến hai
con. Do điều kiện khó khăn về kinh tế, nhà ở, điều
kiện chăm sóc, nhất là quy định của luật pháp, số
GĐCN có từ 3 con trở lên hầu như rất hiếm.
Thứ hai, GĐCN được hình thành từ sự kết hôn
giữa nam và nữ công nhân đang làm việc tại các
KCN hoặc KCX, sau khi kết hôn, họ thường không
sống cùng cha mẹ, họ hàng hai bên nội, ngoại mà
sống gần nơi làm việc.
Do đặc thù lao động có tính chất tập thể trong các
KCN, thu nhập thấp, không có điều kiện mua nhà
riêng, nên GĐCN thường sinh sống trong các khu
tập thể, xóm trọ tại gần nơi làm việc. Điều kiện
sinh hoạt vật chất và tinh thần của GĐCN còn
nhiều khó khăn.
Thứ ba, điều kiện chăm sóc gia đình và giáo dục
con cái có những đặc thù riêng. Tính chất công
việc của người công nhân (lao động theo ca, làm
ngoài giờ, tăng ca, thu nhập thấp không ổn định...)
đã mang đến cho GĐCN nhiều nét riêng trong tổ
chức đời sống sinh hoạt cũng như nuôi dưỡng,
giáo dục con cái như: Mối quan hệ giao tiếp, sự
quan tâm chia sẻ giữa các thành viên trong gia
đình còn ít; Những sinh hoạt chung của gia đình
không được thực hiện thường xuyên; Bố mẹ bị
hạn chế về thời gian chăm sóc, giáo dục con cái;
Nhiều GĐCN con cái phải sống xa bố mẹ,...
2. THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG CỦA GIA ĐÌNH
CÔNG NHÂN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Trong khối DN FDI ở Việt Nam hiện nay, có sự
chênh lệch lớn về mức sống, điều kiện sinh hoạt
vật chất và tinh thần giữa công nhân có trình độ
chuyên môn cao với công nhân lao động phổ
thông; giữa công nhân làm việc trong các doanh
nghiệp có nguồn vốn đầu tư từ các tập đoàn kinh tế
lớn có thương hiệu quốc tế với công nhân làm việc
trong các doanh nghiệp có nguồn đầu tư từ các cá
nhân và doanh nghiệp nước ngoài chưa xây dựng
được thương hiệu.
Theo kết quả khảo sát cho thấy, có 18% GĐCN
trong các DN FDI hiện nay có đời sống ổn định
và mức sống cao [2]. Hầu hết các GĐCN này đều
có vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng là công nhân
có trình độ kĩ thuật cao và đang làm việc tại các
DN có nguồn vốn đầu tư từ các tập đoàn kinh tế
lớn có thương hiệu quốc tế. Công nhân có trình độ
kỹ thuật cao đang làm việc trong các DN FDI có
nguồn vốn đầu tư từ các tập đoàn kinh tế lớn như:
Samsung Display, Yamaha Motor Việt Nam, Canon
Việt Nam... có thu nhập trung bình trên 9,7 triệu
đồng/tháng (không tính tăng ca) [3]. Ngoài ra, các
DN FDI này có chế độ đãi ngộ đối với công nhân rất
tốt. Doanh nghiệp hỗ trợ nhà ở và phương tiện đi
làm, đóng đầy đủ các loại hình bảo hiểm bắt buộc.
Một số DN còn hỗ trợ xây dựng nhà trẻ cho con
công nhân học. Với những chế độ đãi ngộ như vậy,
những GĐCN kiểu này có thu nhập ổn định, đáp
ứng được nhu cầu sinh hoạt gia đình và có tích lũy.
Họ ít có áp lực tăng ca nhằm kiếm thêm thu nhập
trang trải cuộc sống nên có thời gian dành cho gia
đình và giáo dục con cái.
Tuy nhiên, số lượng công nhân có trình độ chuyên
môn cao, đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển
dụng còn hạn chế, 73% công nhân trong các DN
FDI là lao động phổ thông. Đồng thời những DN
FDI có nguồn đầu tư từ các tập đoàn kinh tế có
thương hiệu quốc tế chiếm tỷ lệ rất nhỏ (6%), trong
khi các doanh nghiệp FDI có nguồn đầu tư từ các
cá nhân và doanh nghiệp nước ngoài chưa có
thương hiệu chiếm tỉ lệ áp đảo [4]. Đời sống của
những công nhân lao động phổ thông hoặc công
nhân trong các DN FDI có nguồn đầu tư từ các
cá nhân và tổ chức chưa xây dựng được thương
hiệu thường không được chăm lo đầy đủ, lương
thấp, không có hỗ trợ về nhà ở và phương tiện đi
lại... Kết quả khảo sát cho thấy, có hơn 80% GĐCN
trong các DN FDI có đời sống chưa ổn định, mức
sống trung bình và thấp [5]. Điều này được thể hiện
ở những mặt sau:
Về nơi ở: Hiện nay mới chỉ có khoảng 20% công
nhân có chỗ ở ổn định, 80% công nhân trong các
KCN đang phải thuê nhà trọ, chỗ ở tạm bợ của tư
nhân trong điều kiện chật hẹp, vệ sinh môi trường
không đảm bảo, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe,
đời sống, tái sản xuất sức lao động và đối mặt với
nhiều nguy cơ như tình hình an ninh trật tự, an
toàn xã hội không đảm bảo, dễ nảy sinh tệ nạn xã
hội; thiếu chỗ vui chơi, giải trí [5]. Việc phát triển
các DN FDI hiện nay chủ yếu tập trung vào xây
dựng các cơ sở sản xuất kinh doanh mà chưa
chú ý xây dựng các công trình hạ tầng xã hội thiết
yếu như: nhà tập thể, nhà trẻ, trường học, bệnh
viện, khu vui chơi giải trí... do đó GĐCN vẫn phải
NGÀNH KINH TẾ
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(59).2017 125
chịu đựng ăn ở trong điều kiện tạm bợ, nhếch
nhác. Theo thống kê trên cả nước, trung bình chỉ
1 doanh nghiệp/1 địa phương tự xây dựng hoặc
đi thuê nhà cho công nhân [6]. Ngoài ra, GĐCN
chỉ “tạm trú” tại nơi ở nên gặp khó khăn khi tham
gia các chính sách an sinh xã hội (nhiều trẻ em
không được tiêm chủng miễn phí, không được
học trường công lập...) và các hoạt động văn hóa
của địa phương. Chính điều này đang tạo nên khó
khăn cho GĐCN trong ổn định đời sống, chăm sóc
và giáo dục con cái. Như vậy, khó khăn lớn nhất
của các GĐCN hiện nay là không thể “an cư” để
lập nghiệp và đây cũng là bài toán khó chưa có
đáp án của chính quyền tại các tỉnh, thành phố.
Về sinh hoạt đời sống vật chất: Do chạy theo lợi ích
kinh tế nên nhiều DN chỉ chú trọng bằng mọi cách
gia tăng lợi nhuận. Doanh nghiệp FDI có xu hướng
trả lương cho công nhân xấp xỉ, hoặc cao hơn chút
ít so với mức lương tối thiểu. Bù vào đó là các phụ
cấp khác như: tiền chuyên cần, xăng xe, ăn trưa...
Tuy nhiên, khi gặp khó khăn, DN sẵn sàng cắt
giảm phụ cấp ngoài lương để tiết kiệm chi phí sản
xuất, khiến thu nhập của công nhân bị giảm sút.
Đơn vị: đồng
Hình 1. Thu nhập bình quân của công nhân
(không tính tăng ca) tại các khối doanh nghiệp
từ năm 2014 đến 2016
Nguồn: Tổng cục Thống kê; Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội tháng 12/2016
Thu nhập bình quân của người lao động ở khu
vực DN FDI cao hơn DN tư nhân nhưng thấp hơn
nhiều so với DN Nhà nước. Mức tăng thu nhập
hàng năm không đáng kể (hình 1). 42,8% công
nhân trong các DN FDI có mức thu nhập không
đáp ứng được mức sống tối thiểu [7]. Số GĐCN
còn lại phải chi tiêu rất tằn tiện để đảm bảo cho
sinh hoạt tối thiểu. Một số vật dụng cần thiết trong
gia đình còn thiếu, 72,5% GĐCN được hỏi có ti vi
màu, 17,9% có bình nóng lạnh, 36,5% có tủ lạnh,
63,1% có bếp ga. Số tiền tích lũy được để mua
nhà, mua sắm phương tiện, dành khi ốm đau,
rủi ro rất ít. Công nhân trong DN FDI có tiền gửi
tiết kiệm chiếm tỉ lệ thấp nhất trong các loại hình
DN (11%) [8]. Số công nhân có tiền gửi chủ yếu là
những công nhân làm công tác quản lý, chủ chốt
trong DN, hoặc những công nhân có trình độ kỹ
thuật cao. Mức lương của công nhân trong DN FDI
hiện nay về cơ bản không đáp ứng được nhu cầu
sinh hoạt tối thiểu của bản thân, chứ chưa nói đến
việc tích lũy hay chăm lo cho con cái... Do đó, 22%
GĐCN trong các doanh nghiệp FDI phải gửi con về
quê nhờ ông bà chăm sóc, bố mẹ không thể giáo
dục con thường xuyên; 58% GĐCN không mua
sắm đồ dùng, phương tiện cần thiết để phục vụ
việc giáo dục trẻ [9]. Hầu hết, bố mẹ của GĐCN
trong các DN FDI không học tập nâng cao trình độ,
mua tài liệu hướng dẫn cách chăm sóc, giáo dục
trẻ em,....
Về sinh hoạt đời sống tinh thần: Vợ chồng công
nhân phải làm việc theo ca và thường xuyên tăng
ca nên hạn chế trong bố trí thời gian tham gia các
hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, tham gia các
đoàn thể, chăm sóc con cái và tiếp cận nhanh
những thông tin chính trị - xã hội mới nhất. Kết quả
khảo sát về đời sống tinh thần của công nhân cho
thấy, ngoài giờ làm việc chỉ có 41,6% công nhân
thỉnh thoảng xem truyền hình; 40,3% số công nhân
thỉnh thoảng đọc báo, 29,6% công nhân thỉnh
thoảng nghe đài phát thanh, rất ít công nhân có
điều kiện đến các nơi vui chơi giải trí [2]. Đặc biệt,
với mức thu nhập thấp, giá cả hàng hóa dịch vụ
tăng nhanh, tiền lương hàng tháng chỉ dành chi tiêu
cho nhu cầu thiết yếu như: lương thực, thực phẩm
chiếm gần hết tổng thu nhập, số còn lại chi trả tiền
thuê nhà ở, đi lại, may mặc, phương tiện sinh hoạt
cá nhân, nên hầu hết các GĐCN không thể đầu
tư tài chính nhằm thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ
về văn hóa tinh thần như vui chơi giải trí, học tập,
giao lưu...
Áp lực về kinh tế đã khiến một bộ phận công nhân
tự triệt tiêu nhu cầu hưởng thụ văn hóa của mình.
Vì thế, họ rơi vào tình trạng thiếu thông tin, hạn chế
về nhận thức xã hội cũng như về các chế độ chính
sách có liên quan trực tiếp đến người lao động. Một
số ít công nhân bị kích động, lôi kéo vào những
hoạt động không lành mạnh.
Về nguy cơ mất việc làm và xu hướng “bần cùng
hóa”: Thu nhập của công nhân gắn với việc làm,
khi không còn việc làm hoặc việc làm không ổn
định thì thu nhập, tiêu dùng cá nhân đương nhiên
cũng bị ảnh hưởng hoặc mất theo, người công
nhân và GĐCN có nguy cơ rơi vào cảnh túng
quẫn, bị bần cùng hóa. Đối với một bộ phận công
nhân, nhất là những lao động phổ thông, không kí
hợp đồng hoặc kí hợp đồng lao động ngắn hạn,
gần hết hạn hợp đồng,... ở khu vực DN FDI nguy
cơ mất việc làm cao và có xu hướng gia tăng
(hình 2). Nguyên nhân là do doanh nghiệp làm ăn
thua lỗ, phải thu nhỏ quy mô sản xuất hoặc phá sản
hay đơn hàng của DN bị cắt giảm, dẫn đến người
lao động bị mất việc làm.
126
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(59).2017
Đơn vị: người
Hình 2. Số lượng công nhân trong các DN FDI
bị mất việc làm hàng năm
Nguồn: Tổng cục Thống kê; Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội tháng 12/2016
Ngoài ra, DN FDI chỉ sử dụng người lao động
(nhất là lao động phổ thông) ở độ tuổi từ 18 đến
35. Sau 35 tuổi dù công nhân đã lao động lâu
năm tại doanh nghiệp vẫn bị sa thải, vì chủ doanh
nghiệp không muốn tăng lương, né tránh đóng
bảo hiểm cao, lại có thể tận dụng được sức lao
động trẻ khi tuyển dụng lao động mới. Phần lớn
các DN FDI hoạt động trong lĩnh vực cần sử dụng
nhiều lao động như gia công, lắp ráp nên không
đòi hỏi cao về chất lượng. Sau khi tuyển dụng,
công nhân chỉ cần thời gian ngắn để thạo việc.
Vì vậy, quá trình tuyển dụng - sa thải này diễn ra
thường xuyên và liên tục. Khi bị sa thải, bản thân
người công nhân phải tích cực tìm chỗ làm việc
mới. Tuy nhiên, không phải ai và lúc nào cũng có
thể tìm được việc làm ngay, vì thất nghiệp thường
song hành với thời kỳ nền kinh tế bị suy thoái, tất
cả các DN đều đang gặp nhiều khó khăn trong sản
xuất kinh doanh nên khó tạo ra chỗ làm việc mới
cho người lao động. Mà những người mất việc
đang tìm kiếm việc làm lại nằm trong số lao động
phổ thông, tay nghề và kinh nghiệm làm việc
chưa cao nên càng khó xin việc làm mới. Ngoài
ra, DN FDI đang có nợ đọng bảo hiểm rất cao,
chiếm 44% trong tổng số các DN nợ đọng bảo
hiểm [10]. Có một số trường hợp, chủ quản lý DN
FDI là người nước ngoài, sau một thời gian đầu tư
sản xuất, kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ. Họ
sẵn sàng bỏ trốn, bỏ lại công nhân thấp nghiệp,
nợ bảo hiểm. Nên công nhân mất việc đồng nghĩa
với không có thu nhập và trợ cấp xã hội.
3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG ĐỜI SỐNG CỦA GIA ĐÌNH CÔNG
NHÂN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN
ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Thứ nhất, Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện hệ
thống chính sách, pháp luật về đầu tư nước ngoài;
tiếp tục lộ trình tăng lương tối thiểu và làm mới
chính sách hỗ trợ đầu tư, xây nhà ở cho công nhân.
Việc hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật
của Nhà nước là giải pháp quan trọng, góp phần
dẫn dắt cho những hoạt động thực tiễn nhằm
nâng cao chất lượng cuộc sống cho GĐCN trong
các DN FDI được thực hiện đồng bộ và phù hợp
với thực tiễn.
Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính
sách, pháp luật về đầu tư nước ngoài theo hướng
thu hút những nguồn lớn đầu tư từ các tập đoàn
kinh tế lớn, có chính sách ràng buộc DN trong
chăm lo đời sống cho người lao động. Cụ thể,
Nhà nước tiếp tục ban hành các chính sách ưu
đãi, khuyến khích và tạo điều kiện hạ tầng tốt nhất
để thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nghiên
cứu và phát triển công nghệ cao. Miễn thuế nhập
khẩu đối với máy móc, thiết bị được sử dụng để
nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới. Hỗ trợ về tài
chính như cho vay với lãi suất thấp, thời gian dài
đối với dự án nghiên cứu và phát triển công nghệ
mới. Xây dựng những điều khoản trong đó ràng
buộc DN đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ
sản xuất phải xây dựng nhà ở tập thể cho người
lao động.
Việt Nam đã có quy định về lộ trình nâng lương tối
thiểu, tuy nhiên vấn đề nâng lương tối thiểu vẫn là
vấn đề phức tạp và nan giải. Để việc tăng lương
tối thiểu vừa đảm bảo đời sống cho GĐCN và lợi
ích lâu dài của DN, Nhà nước cần quan tâm đến
các yếu tố xác lập mức lương tối thiểu như: Quá
trình xác lập tiền lương tối thiểu cho người lao
động cần được tách bạch giữa chủ thể quyết định,
công bố và chủ thể xác định, thương lượng tiền
lương tối thiểu; Mức lương tối thiểu áp dụng đối
với khu vực sản xuất, kinh doanh phải dựa trên
sự phát triển của nền kinh tế thị trường lao động
trong mỗi giai đoạn.
Để đạt được mục tiêu phát triển nhà ở xã hội nhằm
đáp ứng yêu cầu về nhà ở cho công nhân hiện
nay, Nhà nước cần làm mới chính sách hỗ trợ đầu
tư, xây nhà ở cho công nhân. Chính sách phải
mang tính tổng thể và đồng bộ để các cấp chính
quyền, nhà đầu tư, DN, người dân và người lao
động thực sự quan tâm và cùng vào cuộc. Trong
đó cơ chế, chính sách của Nhà nước cần: đơn
giản hóa thủ tục hành chính trong thẩm định, phê
duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà ở công nhân
bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Điều chỉnh,
bổ sung các chính sách ưu đãi đối với dự án đầu
tư, xây dựng nhà ở công nhân, cụ thể là: có chính
sách hỗ trợ về lãi suất tín dụng, miễn giảm tiền
thuê đất đối với dự án xây dựng nhà ở cho người
lao động, đặc biệt là người có thu nhập thấp.
Ngân sách nhà nước cần dành kinh phí nhất định
để hỗ trợ các địa phương có KCN xây dựng nhà ở
công nhân, nhất là các địa phương không tự cân
đối được thu phí ngân sách trên địa bàn và thuộc
diện được hưởng hỗ trợ vốn mục tiêu xây dựng
NGÀNH KINH TẾ
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(59).2017 127
hạ tầng KCN theo Quyết định số 43/2009/QĐ-TTg
ngày 19/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
Thứ 2, công đoàn cơ sở tại các DN FDI tiếp tục
phát huy vai trò của mình trong bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của công nhân.
Để công đoàn cơ sở trong DN FDI làm tốt việc bảo
vệ quyền lợi của công nhân trong các DN FDI thì
cốt lõi là nâng cao năng lực đại diện và bảo vệ cán
bộ công đoàn trong các DN FDI.
Công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp FDI cần
chọn đúng người có năng lực và phẩm chất làm
công tác công đoàn. Khuyến khích công nhân bầu
những người thực sự có uy tín và nhiệt tình với
công tác công đoàn cơ sở. Không nên bầu những
người giữ vị trí quản lý vào công đoàn vì địa vị này
khiến họ bị ràng buộc bởi chủ DN.
Cán bộ công đoàn cần tăng cường đối thoại với
chủ DN để tuyên truyền cho người sử dụng lao
động về tính chất hợp tác của tổ chức công đoàn
Việt Nam; đối thoại với người lao động nhằm giúp
người lao động hiểu được vai trò của công đoàn
trong bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người lao
động. Hoạt động này sẽ giúp cho việc đối thoại,
thương lượng khi có vấn đề trong quan hệ lao
động đạt hiệu quả.
Nâng cao trình độ của cán bộ công đoàn về kiến
thức luật pháp, các quy định pháp lý liên quan đến
quan hệ lao động; trình độ nghiệp vụ, kỹ năng hoạt
động công đoàn. Các cán bộ công đoàn cũng cần
trau dồi bản lĩnh của mình trong bảo vệ quyền lợi,
lợi ích của công nhân.
Công đoàn cơ sở của DN FDI cần tăng cường
nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của công nhân qua
các thư góp ý cũng như các cuộc tiếp xúc, trao
đổi, đối thoại với công nhân để kịp thời nắm bắt
các vấn đề và có những hoạt động kịp thời bảo vệ
quyền lợi chính đáng của công nhân.
Công đoàn cần tổ chức cho công nhân học, tìm
hiểu về pháp luật (Luật Lao động, Luật Bảo hiểm,
Luật Công đoàn Việt Nam), thỏa ước lao động
tập thể, nhận thức rõ về các quyền - lợi ích và
nghĩa vụ - trách nhiệm của mình trong doanh
nghiệp, cũng như thấy được vị trí, vai trò, quyền
và nghĩa vụ của tổ chức công đoàn nói chung và
công đoàn cơ sở nói riêng. Từ đó, công nhân sẽ
tự tin tưởng và tự nguyện gắn bó với tổ chức công
đoàn trong các hoạt động.
Thứ ba, DN FDI thực hiện đầy đủ chế độ tiền
lương, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp
luật; hỗ trợ nhà ở và tổ chức các hoạt động nhằm
nâng cao đời sống tinh thần cho công nhân.
DN FDI thực hiện đầy đủ chế độ tiền lương, bảo
hiểm xã hội theo quy định của pháp luật; hỗ trợ
nhà ở và tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao
đời sống tinh thần cho công nhân là giải pháp
giữ vai trò quyết định trực tiếp nhất trong nâng
cao chất lượng cuộc sống cho công nhân và gia
đình họ.
Để thực hiện được giải pháp này, trước hết, chủ
DN cần tìm hiểu và nắm rõ những quy định của
pháp luật về vấn đề sử dụng lao động, đồng thời
nêu cao tinh thần trách nhiệm thực hiện đúng các
quy định trong việc trả lương, các khoản trợ cấp
và đóng bảo hiểm xã hội.
Doanh nghiệp FDI cần tham gia đầy đủ các buổi
tọa đàm DN do địa phương và Nhà nước tổ chức.
Qua các buổi tọa đàm, DN FDI sẽ nắm được
những quy định mới nhất của Nhà nước về vấn
đề sử dụng lao động, tham gia ý kiến với Nhà
nước về các thủ tục hành chính, từ đó giúp việc
đóng bảo hiểm xã hội cho công nhân được thuận
lợi hơn.
Ngoài ra, để nâng cao đời sống cho GĐCN trong
các DN FDI thì việc nâng cao đời sống tinh thần
cho họ là rất cần thiết. Các DN FDI cần thực hiện
có hiệu quả “Đề án xây dựng đời sống văn hóa
công nhân”, quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống
thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở tại DN. Doanh
nghiệp và công đoàn cơ sở có những kế hoạch
để tổ chức các hoạt động văn hóa cộng đồng cho
công nhân tham gia hoạt động cùng người dân
địa phương: các hoạt động lễ hội, tổ chức chương
trình kỷ niệm ngày lễ lớn, hội thao, hội diễn văn
nghệ quần chúng... Khuyến khích, tạo điều kiện
để các cơ quan văn hóa, văn học, nghệ thuật, nhà
xuất bản, báo chí sáng tác và phổ biến tác phẩm
văn học, nghệ thuật tới công nhân tại KCN, KCX.
Thứ tư, công nhân chủ động tìm hiểu kiến thức
pháp luật, tích cực tham gia hoạt động cùng tổ
chức công đoàn cơ sở nhằm nâng cao năng lực
tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân.
- Quá trình bảo vệ quyền và lợi ích cho người lao
động chỉ thực sự có hiệu quả khi bản thân người
lao động có ý thức và tích cực tham gia. Đó chính
là quá trình tự bảo vệ của chính chủ thể. Để làm
được việc đó, mỗi công nhân trong DN FDI cần:
- Đặc biệt quan tâm đến hợp đồng lao động mà
bản thân đã kí với doanh nghiệp, kiểm tra nội dung
bản hợp đồng có đúng với quy định của pháp luật
không, ghi nhớ những quyền lợi và nghĩa vụ mà
hai bên cần thực hiện.
- Nắm được những nội dung cơ bản của thỏa ước
lao động tập thể tại DN mà mình đang làm việc,
tìm hiểu một số bộ luật cơ bản, nhất là Luật Lao
động và Luật Bảo hiểm. Công nhân cần chủ động
tìm hiểu kiến thức pháp luật thông qua sách, báo,
chương trình truyền hình và cán bộ tư pháp tại
địa phương.
128
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(59).2017
- Công nhân cần tìm hiểu các tình huống tranh
chấp thường xảy ra khi tham gia vào quan hệ lao
động và tham khảo các hướng giải quyết tranh
chấp theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
- Công nhân cần tìm hiểu về công đoàn cơ sở tại
doanh nghiệp đang làm việc; có sự liên hệ, cũng
như tham gia vào các hoạt động mà công đoàn
tổ chức.
4. KẾT LUẬN
Ở Việt Nam, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đã và đang tác động mạnh mẽ làm thay đổi
cơ cấu các loại hình gia đình. Số lượng các GĐCN
ngày càng tăng trong khi các loại hình gia đình khác
có xu hướng giảm. Trong loại hình GĐCN thì GĐCN
trong DN FDI đang gặp nhiều khó khăn, đời sống
vật chất và tinh thần còn nghèo nàn, nguy cơ thất
nghiệp và bần cùng hóa cao... Nguyên nhân chủ
yếu do chính sách đãi ngộ của DN thấp; chính sách
quản lý và hỗ trợ của Nhà nước về vấn đề này còn
hạn chế, các tổ chức xã hội chưa quan tâm... Để
nâng cao chất lượng đời sống của GĐCN trong
các DN FDI đòi hỏi Nhà nước, công đoàn cơ sở
và DN FDI, bản thân người công nhân phải cùng
thực hiện các giải pháp, trong đó tập trung vào các
vấn đề như: đảm bảo tiền lương cho công nhân;
xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu (nhà ở, khu vui
chơi); thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hiểm bắt
buộc đối với công nhân;... Nâng cao đời sống cho
người lao động nói chung, GĐCN trong các DN FDI
nói riêng là hoạt động có ý nghĩa chiến lược lâu dài,
góp phần đảm bảo cho sự nghiệp phát triển kinh
tế - xã hội bền vững.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Tạp chí Tài chính, tại trang
vn/k inh- te-v i -mo/k inh- te-dau-tu/v iet -nam-
hien-co-316-khu-cong-nghiep-16-khu-kinh-te-
88054.html
[2]. Tổng cục Thống kê (2016). Số liệu thống kê và số
liệu điều tra lao động - việc làm hàng quý (quý III
năm 2016).
[3]. Nguyễn Văn Dương (2016). Doanh nghiệp FDI,
những vấn đề nổi cộm. Báo Diễn đàn Doanh
nghiệp, Hà Nội.
[4]. Ban Nữ công (2016). Các giải pháp nâng cao chất
lượng đời sống hôn nhân, gia đình của công nhân
tại các khu công nghiệp hiện nay. Đề tài cơ sở của
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tr.56.
[5]. Lê Thị Như Trang (2016). Bàn về thu nhập của
công nhân ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam hiện nay. Tạp chí Tài chính, (5),
tr. 33-35.
[6]. Nguyễn Mạnh Thắng (2016). Một số vấn đề về sự
gắn kết gia đình công nhân làm việc tại các khu
công nghiệp, khu chế xuất hiện nay. Tạp chí Điện
tử Công đoàn Việt Nam.
[7]. Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội
quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2016). Các khu
công nghiệp ở Việt Nam: Hướng tới sự phát triển
bền vững. Tr.70.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nang_cao_chat_luong_cuoc_song_cua_gia_dinh_cong_nhan_trong_c.pdf