Kết luận
Đối với lĩnh vực Logistics, sự khởi tạo
mối quan hệ giữa các cơ sở đào tạo nhân
lực Logistics với các doanh nghiệp trong
lĩnh vực này sẽ giúp sinh viên có cái nhìn
toàn diện hơn cả về lý thuyết lẫn thực hành
trong chương trình đào tạo, đáp ứng yêu cầu
của nhà tuyển dụng. Thực hiện được như
vậy, việc đào tạo nguồn nhân lực Logistics
mới phát triển đúng hướng, tiết kiệm thời
gian, giúp học sinh - sinh viên sau khi tốt
nghiệp, được tuyển dụng có thể làm việc
ngay, không phải đào tạo bổ sung.
Muốn vậy, trường đại học và doanh nghiệp
cần đánh giá đúng vai trò của các bên liên
quan, phối hợp chặt chẽ hỗ trợ sinh viên thực
tập, tham quan, theo dõi các công đoạn xử
lý trong doanh nghiệp, cùng nhau xây dựng
chương trình đào tạo, tổ chức hội thảo chia
sẻ kiến thức, kỹ năng, nghiên cứu khoa học.
Tiến trình và nội dung hợp tác sẽ dựa trên
mục tiêu và thế mạnh của các đơn vị, nhưng
mục tiêu của việc kết nối này phải đáp ứng
được kỳ vọng của các bên cũng như sự phát
triển chung của ngành.
Tuy vậy, do nhiều lý do khách quan, chủ
quan khác nhau nên vẫn cần có những điều
chỉnh và nghiên cứu triển khai nhất định, phù
hợp và linh động với thực tế trong công tác
đào tạo có sự phối hợp với các doanh nghiệp
Logistics ở mỗi đơn vị trong từng giai đoạn
cụ thể. Góp phần phát triển và nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực Logistics Việt Nam
trong tương lai.
12 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 383 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực logistics thông qua việc kết nối cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp logistics, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
12
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Nguyễn Minh Quang và Văn Công Vũ
*Email: vuvc@due.edu.vn
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
Tập 18, Số 1 (2020): 12-23
JOURNAL OF SCIENCE AND TECHNOLOGY
HUNG VUONG UNIVERSITY
Vol. 18, No. 1 (2020): 12-23
Email: tapchikhoahoc@hvu.edu.vn Website: www.hvu.edu.vn
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC LOGISTICS THÔNG QUA
VIỆC KẾT NỐI CƠ SỞ ĐÀO TẠO VỚI CÁC DOANH NGHIỆP LOGISTICS
Nguyễn Minh Quang1, Văn Công Vũ2*
1Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội
2Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng
Ngày nhận bài: 30/12/2019; Ngày chỉnh sửa: 26/02/2020; Ngày duyệt đăng: 28/02/2020
Tóm tắt
Hiện nay, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho lĩnh vực Logistics đang được các trường đại học và doanh nghiệp đặc biệt quan tâm, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và tác động của cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ tư ngày càng sâu rộng. Để nhân lực Logistics cung ứng cho thị trường sức lao động
đáp ứng đủ kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế, việc tăng cường kết nối, hợp tác giữa trường đại học
và các doanh nghiệp dịch vụ Logistics là yêu cầu cấp thiết đang được các cơ sở đào tạo nỗ lực thực hiện. Bài
viết bàn sâu thêm về thực trạng nguồn nhân lực Logistics ở Việt Nam hiện nay và khẳng định tầm quan trọng
của việc kết nối giữa trường đại học và các doanh nghiệp Logistics trong vấn đề đào tạo nguồn nhân lực. Từ đó,
tác giả kiến nghị một số giải pháp mang tính định hướng trong việc tăng cường sự kết nối giữa sinh viên với các
doanh nghiệp Logistics thông qua trường đại học.
Từ khóa: Doanh nghiệp, Logistics, nguồn nhân lực, sinh viên, trường đại học.
1. Đặt vấn đề
Hiện nay, nguồn nhân lực Logistics đang
thiếu hụt trầm trọng. Giai đoạn 2017-2020,
ngành Logistics Việt Nam cần thêm khoảng
20.000 lao động chất lượng cao, có trình độ
chuyên môn, và dự báo đến năm 2030, số
lượng người lao động mới cần thêm trong
ngành Logistics lên tới 200.000 lao động
trình độ cao, đáp ứng đủ các yêu cầu về kỹ
năng, kiến thức chuyên môn và trình độ tiếng
Anh [1]. Tuy nhiên, nguồn nhân lực hiện
chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành dịch
vụ Logistics, thiếu về số lượng và yếu về
chất lượng. Nhân lực ngành Logistics thiếu
kiến thức toàn diện, trình độ ICT (công nghệ
thông tin và truyền thông) còn hạn chế, chưa
theo kịp tiến độ phát triển của Logistics thế
giới. Trình độ tiếng Anh nghiệp vụ Logistics
còn yếu, chỉ khoảng 4% nhân lực thông thạo
tiếng Anh nghiệp vụ, 30% các doanh nghiệp
phải đào tạo lại nhân viên [2]. Thực tế cho
thấy, sự gắn kết giữa doanh nghiệp và các
trường đại học chưa nhiều, chưa thiết thực và
sinh viên tốt nghiệp ra trường chưa đáp ứng
được nhu cầu của doanh nghiệp. Do đó, công
tác đào tạo nguồn nhân lực Logistics đáp
ứng yêu cầu cả về số lượng và chất lượng là
13
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 18, Số 1 (2020): 12-23
vấn đề quan trọng mà các cơ sở giáo dục và
doanh nghiệp cần chú trọng quan tâm.
Hiện nay, có nhiều nghiên cứu của các
chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước
về vấn đề đào tạo nguồn nhân lực Logistics như:
Capacity building for tourism and Logistics:
Redefining the role of human resources (Nâng
cao năng lực Du lịch và Logistics: Xác định lại
vai trò của nguồn nhân lực) của Betty Aigbogho
Arhelo (2017); Human resource management
issues associated with the globalization of
supply chain management and Logistics (Các
vấn đề quản lý nguồn nhân lực gắn liền với
quản trị chuỗi cung ứng và Logistics toàn
cầu) của Timothy Kiessling, Michael Harvey
(2014); Nghiên cứu về Đào tạo phát triển nguồn
nhân lực Logistics Việt Nam của Trịnh Thị Thu
Hương (2016), Nghiên cứu về Giải pháp phát
triển nguồn nhân lực ngành Logistics Việt Nam
của Vũ Đình Chuẩn (2019),... Các công trình
cho thấy những kết quả nghiên cứu nghiêm
túc của các nhà khoa học về nguồn nhân lực
Logistics và các giải pháp phát triển, nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực Logistics. Tuy
nhiên, vẫn chưa có công trình nào tập trung
phân tích, nghiên cứu chuyên sâu về giải pháp
kết nối trường đại học với các doanh nghiệp
Logistics để nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực trong lĩnh vực này.
Doanh nghiệp và trường đại học phải
hợp tác và liên kết với nhau trong đào tạo,
có những chia sẻ, kết nối nhằm tìm ra tiếng
nói chung, để sinh viên sau khi tốt nghiệp
đáp ứng một cách hoàn hảo nhất yêu cầu
của nhà tuyển dụng, đây chính là một trong
những yếu tố quan trọng góp phần làm nên
hiệu quả của công tác đào tạo. Do đó, vấn
đề kết nối sinh viên trong các trường đại học
với các doanh nghiệp Logistics để góp phần
nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực
Logistics là hết sức cần thiết.
Bài viết hướng đến đối tượng nghiên
cứu là sinh viên ở các cơ sở đào tạo (trường
đại học) đào tạo chuyên ngành Logistics
ở Việt Nam hiện nay. Phân tích thực trạng
vấn đề đào tạo nguồn nhân lực Logistics ở
Việt Nam trong giai đoạn 2015-2020, từ đó
đưa ra các giải pháp định hướng trong công
tác kết nối giữa các trường đại học và các
doanh nghiệp Logistics đến năm 2025, tầm
nhìn đến năm 2030.
Để giải quyết vấn đề nghiên cứu, tác giả
chủ yếu sử dụng phương pháp tổng hợp,
phân tích nguồn dữ liệu thứ cấp, từ đó đánh
giá thực trạng vấn đề và đưa ra giải pháp
tương ứng.
2. Tổng quan nghiên cứu về dịch vụ
Logistics và các vấn đề liên quan
2.1. Logistics
Gần đây dịch vụ Logistics đang dần khẳng
định vai trò quan trọng và đã trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế của nhiều
quốc gia. Hiện nay trên thế giới, có thể nói có
nhiều định nghĩa về Logistics.
Theo Hội đồng quản trị Logistics của
Hoa Kỳ (Council of Logistics Management,
1991), Logistics là quá trình lập kế hoạch,
tổ chức thực hiện và kiểm soát một cách có
hiệu quả về mặt chi phí quá trình lưu chuyển
và dự trữ nguyên vật liệu, bán thành phẩm và
thành phẩm cùng những thông tin liên quan
từ điểm xuất phát của quá trình sản xuất đến
nơi tiêu thụ cuối cùng nhằm mục đích thỏa
mãn được yêu cầu của khách hàng [3].
Theo Liên Hợp Quốc, Logistics là hoạt
động quản lý quá trình lưu chuyển nguyên
vật liệu qua các khâu lưu kho, sản xuất ra sản
phẩm cho tới tay người tiêu dùng theo yêu
cầu của khách hàng.
14
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Nguyễn Minh Quang và Văn Công Vũ
Tại Việt Nam, trong kỳ họp thứ 7, Khóa
XI, Quốc hội Nước Cộng hòa XHCN Việt
Nam, ngày 14/6/2005 đã thông qua Luật
Thương mại 2005, trong đó có quy định cụ
thể khái niệm dịch vụ Logistics. Tại Điều
233, Mục 4, Chương VI của Luật Thương mại
ngày 14/6/2005 quy định “Dịch vụ Logistics
là hoạt động thương mại, theo đó thương
nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công
đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu
kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ
tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng
gói bao bì, ghi mã ký hiệu, giao hàng hoặc
các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa
theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù
lao” [4].
Logistics và quản trị chuỗi cung ứng
(SCM) đóng vai trò quan trọng không thể
thiếu trong sản xuất, lưu thông và phân phối
hàng hóa. Nó giúp nhà sản xuất nắm bắt được
kịp thời và chính xác các nhu cầu của khách
hàng, thúc đẩy dòng lưu thông hàng hóa, dòng
tiền và thông tin từ nhà cung cấp, nhà máy
sản xuất, nhà vận tải, kho bãi qua các kênh
phân phối sỉ, phân phối lẻ đến tay người tiêu
dùng cuối cùng được thông suốt hơn. Đồng
thời, thông qua dịch vụ Logistics và quản trị
chuỗi cung ứng, doanh nghiệp có thể giảm
thiểu được một lượng lớn chi phí, thỏa mãn
nhu cầu khách hàng và nâng cao mức độ nhận
biết thương hiệu của doanh nghiệp [5].
2.2. Nguồn nhân lực Logistics
Lý thuyết về quản lý đã khẳng định con
người là vốn quý; trong lĩnh vực Logistics
cũng vậy, nguồn nhân lực là yếu tố cốt lõi
quyết định sự thành bại của quá trình tổ
chức - quản lý và vận hành của doanh nghiệp
Logistics. Nguồn nhân lực là nguồn lực con
người, có quan hệ chặt chẽ với dân số, là bộ
phận quan trọng trong dân số, đóng vai trò
tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội.
Tùy theo cách tiếp cận, khái niệm nguồn nhân
lực có thể khác nhau, do đó, quy mô nguồn
nhân lực cũng khác nhau. Với cách tiếp cận
dựa vào khả năng lao động của con người:
nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã
hội, toàn bộ những người có cơ thể phát triển
bình thường có khả năng lao động [6]. Như
vậy nguồn nhân lực Logistics là nguồn lực
của con người, là khả năng lao động của xã
hội trong lĩnh vực Logistic, là toàn bộ những
người có cơ thể phát triển bình thường có
khả năng tham gia lao động trong các doanh
nghiệp Logistics.
Chất lượng nguồn nhân lực là tổng hợp
những phẩm chất và sức mạnh của người lao
động đang và sẵn sàng thể hiện chúng trong
thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội. Nó bao
gồm những yếu tố quan trọng như: thể lực,
trí tuệ, đạo đức, năng lực, kỹ năng và thẩm
mỹ của người lao động. Mỗi yếu tố này có vị
trí, vai trò, tác dụng nhất định trong việc tạo
nên chất lượng nguồn nhân lực, song chúng
luôn liên hệ, tác động gắn bó với nhau, bổ
sung cho nhau tạo nên sự phát triển toàn diện
của nguồn nhân lực [7].
Nguồn nhân lực chất lượng cao trong
lĩnh vực Logistics là nguồn nhân lực phải
đáp ứng được yêu cầu của thị trường (yêu
cầu của các doanh nghiệp Logistics trong và
ngoài nước), đó là: có kiến thức: chuyên môn
về Logistics, kinh tế, tin học, ngoại ngữ; có
kỹ năng: kỹ thuật, tìm và tự tạo việc làm, làm
việc an toàn, kỹ năng làm việc cá nhân và
làm việc nhóm; có thái độ, tác phong làm
việc tốt, có trách nhiệm với công việc. Đặc
biệt nhất là khả năng sáng tạo tìm ra các giải
pháp phù hợp thích ứng với các tình huống
mới, phức tạp của nghề nghiệp.
Nguồn nhân lực chất lượng cao có vai
trò hết sức quan trọng trong quá trình phát
triển của lĩnh vực Logistics. Đó là một trong
những yếu tố quyết định sự thành công và
là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện
các hoạt động của lĩnh vực Logistics, tạo ra
15
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 18, Số 1 (2020): 12-23
năng suất lao động xã hội cao. Nguồn nhân
lực chất lượng cao là điều kiện để rút ngắn
khoảng cách tụt hậu, phục vụ kết nối cung
- cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy
nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, phục vụ mục tiêu phát triển
bền vững. Nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực là điều kiện để lĩnh vực Logistics của
nước ta hội nhập với quốc tế.
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Phân tích tiềm năng phát triển dịch vụ
Logistics ở Việt Nam
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có
nhiều tiềm năng và cơ hội để phát triển ngành
dịch vụ Logistics cả trên đất liền, đường biển
và đường hàng không. Là quốc gia trải dài
theo trục Bắc - Nam, có đường biên giới trên
đất liền dài 4.550 km tiếp giáp với Trung
Quốc ở phía Bắc, với Lào và Campuchia
ở phía Tây [8], thuận lợi phát triển dịch vụ
Logistics trong khu vực Đông Nam Á. Đặc
biệt, với lợi thế nằm trên trục giao lưu hàng
hải, phía Đông tiếp giáp với Biển Đông, Việt
Nam có các điều kiện thuận lợi để có thể trở
thành trung tâm trung chuyển hàng hóa vận
tải đường biển quốc tế.
Ngoài ra, Việt Nam hiện tại sở hữu một số
tiềm năng lớn để phát triển dịch vụ Logistics
như: hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ,
cảng hàng không, cảng biển, kho bãi, hạ
tầng thương mại, trung tâm Logistics không
ngừng được mở rộng với quy mô lớn và rộng
khắp. Bên cạnh đó, các dịch vụ đi kèm đã và
đang đáp ứng kịp thời những yêu cầu hết sức
đa dạng của thị trường Logistics trong nước
và khu vực. Các thủ tục, thời gian thông quan
đối với hàng xuất khẩu cũng đã cải thiện đáng
kể. Nhờ đó, trong thời gian gần đây, cùng với
sự phát triển của các ngành nghề khác trong
nền kinh tế Việt Nam, dịch vụ Logistics cũng
đã có những bước phát triển vượt bậc với
tiềm năng tăng trưởng lớn.
Tham gia thị trường Logistics Việt Nam,
theo số liệu công bố trong Sách Trắng
Logistics VLA 2018, nếu như năm 2016 số
lượng doanh nghiệp dịch vụ Logistics tại
Việt Nam là 22.366 thì đến năm 2018, con
số này tương ứng khoảng 30.971 doanh
nghiệp, tăng 30% [9]. Hiện nay, 30 doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ Logistics xuyên
quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam với
các tên tuổi lớn như: DHL, FedEx, Maersk
Logistics, APL Logistics, CJ Logistics,
KMTC Logistics... [10].
Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam
được phân thành 4 loại hình theo lĩnh vực
kinh doanh.
Bảng 1. Phân loại doanh nghiệp dịch vụ Logistics
theo lĩnh vực kinh doanh
STT Loại hình Doanh nghiệp
1 Doanh nghiệp khai thác vận tải: dịch vụ vận tải
(đường bộ, đường biển, đường hàng không)
2 Doanh nghiệp khai thác cơ sở hạ tầng tại các
điểm nút (cảng, sân bay, ga...)
3 Doanh nghiệp khai thác kho bãi bốc dỡ và dịch
vụ Logistics
4 Doanh nghiệp giao nhận hàng hóa dịch vụ
chuyển phát nhanh, đại lý vận tải, đại lý tàu
biển, đại lý làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp
3PL và các doanh nghiệp khác như giải pháp
phần mềm Logistics, tư vấn, giám định, kiểm
tra tài chính
Nguồn: Tác giả tổng hợp theo số liệu Báo cáo Logistics
Việt Nam 2017 - Bộ Công Thương
Trong những năm gần đây, năng lực
Logistics Việt Nam đang dần được cải thiện
và đạt được nhiều kết quả khả quan. Theo số
liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới (World
Bank) năm 2018, ngành Logistics Việt Nam
hiện có tốc độ tăng trưởng 16%/năm và dự báo
sẽ còn tiếp tục tăng trưởng trong các năm
tới. Báo cáo LPI (Logistics Performance
Index - chỉ số đánh giá kết quả hoạt động
16
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Nguyễn Minh Quang và Văn Công Vũ
Bảng 2. Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam theo quy mô
STT QUY MÔ DOANH NGHIỆP(Người)
SỐ LƯỢNG
(doanh nghiệp)
TỶ LỆ
(%)
1 Dưới 5 người 12.025 38,83
2 Từ 5 - 9 người 8.400 27,12
3 Từ 10 - 49 người 8.781 28,35
4 Từ 50 - 199 người 1.385 4,47
5 Từ 200 - 299 người 152 0,49
6 Từ 300 - 499 người 114 0,37
7 Từ 500 - 999 người 74 0,24
8 Từ 1.000 - 4.999 người 32 0,1
9 Trên 5.000 người 8 0,03
Nguồn: Tác giả tổng hợp theo số liệu Báo cáo Logistics Việt Nam 2018 - Bộ Công Thương
Logistics) trong ấn phẩm “Kết nối để cạnh
tranh” (Connecting to complete 2018) của
World Bank năm 2018 xếp hạng của Việt
Nam tăng 25 bậc lên 39/160. Theo đó, Việt
Nam vượt lên ở vị trí 39 với điểm số LPI
được cải thiện đáng kể là 3,27, cao nhất
trong 6 lần xếp hạng, xếp thứ 3 trong khối
ASEAN, sau Singapore vị trí 7 và Thái Lan
vị trí 32. LPI tổng hợp trung bình của Việt
Nam qua các năm từ các báo cáo của World
Bank 2012, 2014, 2016, 2018 hiện đang
đứng thứ 45/167 nước [11]. Theo Hiệp hội
Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam
(VLA), quy mô thị trường Logistics Việt
Nam cũng không ngừng tăng cùng với tăng
trưởng nhanh của kim ngạch xuất nhập khẩu
trong nhiều năm qua, đạt khoảng 40-42 tỷ
USD/năm. Năm 2019, dịch vụ Logistics của
Việt Nam có tốc độ tăng trưởng tương đối
cao, đạt 12-14%; tỷ lệ doanh nghiệp thuê
ngoài dịch vụ Logistics đạt khoảng 60-70%,
đóng góp khoảng 4-5% GDP. Chính phủ đặt
mục tiêu đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp
của ngành dịch vụ Logistics vào GDP đạt
8-10%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ đạt 15-
20%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ Logistics đạt
50-60%, chi phí Logistics giảm xuống [12].
3.2. Thực trạng nguồn nhân lực Logistics
và sự cần thiết phải kết nối cơ sở đào tạo
với các doanh nghiệp Logistics
Theo số liệu từ Báo cáo Logistics Việt
Nam 2018 của Bộ Công Thương, cả nước
hiện có khoảng 30.971 doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực dịch vụ Logistics,
trong đó có khoảng 4.000 doanh nghiệp
hoạt động vận chuyển hàng hóa nội địa
và quốc tế, chủ yếu là doanh nghiệp
nhỏ và vừa. Hoạt động kinh doanh dịch
vụ Logistics gồm nhiều loại hình dịch
vụ, được phân chia ra theo các nhóm
như: Xếp dỡ container; kho bãi; dịch vụ
chuyển phát; vận tải hàng hóa; nhóm dịch
vụ khác; phân tích và kiểm định...
Hiện nay, với số lượng doanh nghiệp
dịch vụ Logistics ở Việt Nam (theo quy mô)
lớn như vậy, thì yêu cầu về nguồn nhân lực
Logistics liên tục tăng qua các năm, thậm chí
nếu không đáp ứng kịp thời, nguồn nhân lực
này có thể được đánh giá là đang thiếu trầm
trọng. Tính đến năm 2018, số lượng doanh
nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam là 30.971
17
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 18, Số 1 (2020): 12-23
doanh nghiệp, theo bảng số liệu 2, có thể
thấy ước tính quy mô nhân lực trung bình
tại các doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt
Nam khoảng 20 người/doanh nghiệp. Mức
tăng trưởng nhân lực bình quân tại các doanh
nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam khoảng
7,5%, thì nhu cầu nhân lực của các doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics trong
giai đoạn 2018-2030 (13 năm) sẽ là:
30.971 × 20 × (1 + 0,075) × 13 = 1.585.971
người [9].
Trong giai đoạn hiện nay, có thể nói nguồn
nhân lực Logistics của Việt Nam không những
thiếu về số lượng mà còn yếu về chất lượng,
điều này rất không hợp lý với một ngành
dịch vụ có quy mô lên đến hơn 40 tỷ USD/
năm, tương đương 17-18% GDP của cả nước
[13]. Kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu
phát triển Thành phố Hồ Chí Minh về chất
lượng nguồn nhân lực Logistics cho thấy, có
đến 53,3% doanh nghiệp thiếu đội ngũ nhân
viên có trình độ chuyên môn và kiến thức
về Logistics, 30% DN phải đào tạo lại nhân
viên và chỉ có 6,7% doanh nghiệp hài lòng
với chuyên môn của nhân viên. Kết quả điều
tra của Viện Nghiên cứu và Phát triển kinh
tế Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cũng
ghi nhận, có tới 80,26% nhân viên trong các
doanh nghiệp Logistics được đào tạo thông
qua các công việc hàng ngày, 23,6% nhân
viên tham gia các khóa đào tạo trong nước,
6,9% nhân viên được các chuyên gia nước
ngoài đào tạo, chỉ có 3,9% được tham gia các
khóa đào tạo ở nước ngoài [14].
Tuy nhiên, có thể thấy rằng, một trong
những vấn đề còn tồn tại hiện nay là tuy
thiếu nhân lực ngành Logistics song không
ít doanh nghiệp sau khi tuyển dụng được lao
động ở lĩnh vực này phải tốn thời gian và kinh
phí rất lớn để tiến hành đào tạo lại. Nguyên
nhân của vấn đề này là do nhiều trường hợp
không đáp ứng được yêu cầu về kỹ năng sử
dụng, vận hành máy móc, thiết bị hiện đại
phục vụ cho dịch vụ kinh doanh Logistics
quốc tế và thương mại điện tử. Bên cạnh đó
trình độ ngoại ngữ, công nghệ thông tin cũng
là một trong những lực cản, khiến nhân lực
Logistics gặp nhiều khó khăn trong vấn đề
thao tác và giao tiếp với đồng nghiệp, đối tác
nước ngoài. Sở dĩ thực trạng này đang tồn tại
và rất phổ biến trong thời gian qua là do các
kỹ năng mà lao động được đào tạo trong nhà
trường chưa đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của
doanh nghiệp, quá trình đào tạo chưa gắn kết
chặt chẽ với nhu cầu của thị trường lao động;
trang thiết bị được trang bị trong các cơ sở
đào tạo chưa theo kịp được với sự thay đổi
của máy móc, công nghệ hiện nay. Nhất là
trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ tư đang có ảnh hưởng ngày càng sâu
rộng, sự lên ngôi của những công nghệ mới
như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, internet vạn
vật... đòi hỏi máy móc, công nghệ của các
doanh nghiệp phải có những cải tiến liên tục
để tránh tình trạng lạc hậu, lỗi thời. Do đó,
vấn đề đào tạo nhân lực Logistics có đủ trình
độ đón đầu và đáp ứng yêu cầu của sự phát
triển như vũ bão của khoa học - công nghệ,
lại càng trở nên khó khăn.
3.3. Thực trạng và những khó khăn trong
công tác đào tạo nguồn nhân lực Logistics
ở Việt Nam
Hiện nay, trên cả nước đã có 23 cơ sở đào
tạo nghề Logistics và quản trị chuỗi cung
ứng [15]. Nhiều trường đại học đào tạo nhân
lực ngành Logistics cả hệ đại học chính quy,
thạc sỹ và tiến sỹ, với chương trình đào tạo
bài bản, chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, một số
trường có chương trình đào tạo chất lượng
cao và liên kết nước ngoài, mang lại môi
trường học thuật tiên tiến cho sinh viên.
18
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Nguyễn Minh Quang và Văn Công Vũ
Bảng 3. Một số trường đại học đào tạo ngành Logistics tiêu biểu ở Việt Nam
STT TRƯỜNG NGÀNH ĐÀO TẠO
1 Trường Đại học
Giao thông Vận tải
TP. Hồ Chí Minh
* Đại học chính quy:
- Ngành Kinh tế vận tải (Transport Economic)
- Ngành Khai thác vận tải (Transport Operation) chuyên ngành Quản trị Logistics và vận
tải Đa phương thức
* Đại học chính quy Chương trình chất lượng cao:
- Ngành Kinh tế vận tải (Transport Economic)
- Ngành Khai thác vận tải (Transport Operation) chuyên ngành Quản trị Logistics và vận
tải Đa phương thức
* Đại học chính quy Chương trình đào tạo nước ngoài:
- Ngành Quản lý Cảng và Logistics - Trường Đại học Tongmyong (Hàn Quốc)
- Chương trình đào tạo Logistics trình độ đại học tốt nhất hiện nay. Chương trình do
Trường Đại học Giao thông Vận tải TP. Hồ Chí Minh liên kết với Trường Đại học
Tongmyong Hàn Quốc tổ chức đào tạo cấp bằng nước ngoài. Theo đó, sinh viên thuộc
chương trình sẽ học theo hình thức 2 + 2, giai đoạn I học tại Trường Đại học Giao thông
Vận tải TP. Hồ Chí Minh 2 năm đầu, giai đoạn II được chuyển tiếp và học tập 2 năm
cuối tại Trường Đại học Tongmyong Hàn Quốc.
2 Trường Đại học
Giao thông Vận tải
Hà Nội
* Đại học chính quy:
- Ngành Vận tải
- Ngành Kinh tế vận tải
- Ngành Quản trị kinh doanh
- Ngành xây dựng công trình giao thông
* Thạc sỹ:
- Xây dựng Đường sắt
- Xây dựng Đường ô tô và thành phố
- Xây dựng Cầu - Hầm
- Kỹ thuật hạ tầng đô thị
- Quản trị kinh doanh
- Tổ chức vận tải
- Khai thác vận tải
- Giao thông Vận tải
* Đào tạo Tiến sỹ:
- Tổ chức và quản lý vận tải
- Khai thác vận tải
3 Trường Đại học
Hàng hải Việt Nam
* Đại học chính quy:
- Ngành Kinh doanh quốc tế
- Ngành Kinh tế vận tải
- Ngành Khoa học Hàng hải
- Ngành Kỹ thuật điều khiển & Tự động hóa
- Ngành Kỹ thuật tàu thủy
- Ngành Kỹ thuật công trình biển
* Chương trình chất lượng cao:
- Ngành Kinh doanh quốc tế
- Ngành Kinh tế vận tải
* Chương trình tiên tiến:
- Ngành Kinh doanh quốc tế
- Ngành Kinh tế vận tải
19
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 18, Số 1 (2020): 12-23
STT TRƯỜNG NGÀNH ĐÀO TẠO
4 Trường Đại học
Quốc tế RMIT
Việt Nam
* Đại học chính quy:
- Cử nhân Kinh doanh (Quản lý Chuỗi cung ứng và Logistics)
- Cử nhân Kinh doanh (Kinh doanh Quốc tế)
* Sau đại học:
- Thạc sỹ Kinh doanh Quốc tế
5 Trường Đại học
Bách khoa TP. Hồ
Chí Minh
* Đại học chính quy:
- Ngành Quản lý Công nghiệp
- Ngành Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp (Logistics và Quản lý chuỗi Cung ứng)
6 Trường Đại học Sư
phạm Kỹ thuật TP.
Hồ Chí Minh
* Đại học chính quy:
- Ngành Khai thác vận tải (Quản trị Logistics)
7 Trường Đại học
Kinh tế - Đại học
Đà Nẵng
* Đại học chính quy:
- Ngành Quản trị kinh doanh (Chuyên ngành Quản trị chuỗi cung ứng và Logistics)
- Kinh doanh quốc tế
- Kinh doanh thương mại
- Thương mại điện tử
* Thạc sỹ và Tiến sỹ:
- Quản trị k inh doanh
Nguồn: Tác giả tổng hợp, năm 2019
Tuy nhiên, phần lớn các trường đại học
đào tạo chuyên sâu về lý thuyết, chưa có
môi trường thực hành thực tế cho sinh viên
ngành Logsitcs. Bên cạnh đó, có một bất cập
lớn là mỗi trường đào tạo theo một chương
trình riêng, dựa trên thế mạnh của các trường
mà chưa xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của
ngành Logistics.
Thực tế hiện nay cho thấy, sinh viên
Logistics của nhiều cơ sở đào tạo dù có
chuyên môn là ngành dịch vụ Logistics và
chuỗi cung ứng song lại chưa biết đến phần
mềm quản lý kho, chưa có kiến thức sâu về
mã vạch. Nhiều trường hợp trong số đó còn
bỡ ngỡ trong việc vận hành kho hàng ứng
dụng công nghệ thiết bị hiện đại nhằm phục
vụ thương mại điện tử hoặc khá lúng túng
trong cách phân loại đóng gói hàng hóa cho
đạt chuẩn. Ngoài ra, một số công việc đơn
giản liên quan đến lĩnh vực Logistics như
điều khiển xe nâng hàng, nếu trước đây
người điều khiển không phải sử dụng các
thiết bị điện tử thì hiện nay yêu cầu đòi hỏi
của doanh nghiệp đối với vị trí việc làm này
cũng đã cao hơn rất nhiều. Bên cạnh đó,
nhiều lao động ngành Logistics, nhất là với
những sinh viên vừa tốt nghiệp vẫn thiếu các
kỹ năng mềm như tác phong công nghiệp, kỹ
năng làm việc theo nhóm nên hiệu quả công
việc không đạt được chất lượng như yêu cầu.
Qua sự phân tích trên, có thể thấy rằng
việc sinh viên cần được trực tiếp tham gia
vào một số quá trình hoạt động của các
doanh nghiệp Logistics là hết sức cần thiết.
Đây là xu hướng đào tạo tất yếu và phổ biến
mà các cơ sở đào tạo nước ngoài đã áp dụng
mà chúng ta cần đặc biệt quan tâm. Khi sinh
viên được đi tham quan, thực hành tại doanh
nghiệp và doanh nghiệp trực tiếp tham gia
đánh giá các kỹ năng thực hành của sinh viên
thì khi đó sẽ không còn khoảng cách giữa
bên đào tạo và bên sử dụng lao động. Đồng
thời, sinh viên sẽ không còn quá bỡ ngỡ,
cũng như giảm thiểu tình trạng sốc về tâm lý
trong môi trường doanh nghiệp và tác phong
công nghiệp.
20
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Nguyễn Minh Quang và Văn Công Vũ
Khi có được sự kết nối giữa nhà trường
và doanh nghiệp, sinh viên ngành Logistics
được đi thực tế, tìm hiểu về các quy trình,
máy móc, thiết bị liên quan đến lĩnh vực mình
đang học. Cụ thể khi đến một doanh nghiệp
liên quan đến kinh doanh, vận hành các kho
hàng, sinh viên sẽ được tìm hiểu kỹ về quy
trình chọn và xử lý đơn hàng trong kho,
thực hành việc sử dụng các thiết bị chuyên
dụng, thực hành cách phân loại, đóng gói và
bảo quản hàng hóa... Tiếp xúc với các dây
chuyền hoạt động, vận hành của của doanh
nghiệp Logistics, sinh viên sẽ được trang bị
bổ sung những kỹ năng mềm như làm việc
nhóm, khả năng nắm bắt tình hình, cách nhận
diện và đối mặt với khó khăn... Ngoài ra, sinh
viên còn có cơ hội học hỏi được rất nhiều
kinh nghiệm cũng như nắm bắt được tinh
thần, trách nhiệm mà các anh, chị nhân viên
đang công tác tại các doanh nghiệp Logistics
truyền đạt. Bên cạnh những kiến thức được
trang bị trong nhà trường, khi đi thực tế tại
doanh nghiệp, sinh viên sẽ hiểu rõ hơn về
những khó khăn doanh nghiệp đang phải đối
mặt, về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
trong kinh doanh, nhận thức rõ vai trò và tầm
quan trọng khi thực hiện nhiệm vụ... Từ đó,
mỗi sinh viên sẽ tích lũy thêm được nhiều
kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng
làm việc để sẵn sàng tìm kiếm công việc phù
hợp với chuyên ngành trong tương lai.
Hiện nay, theo Hiệp hội Doanh nghiệp
Logistics Việt Nam, Ban Tư vấn đào tạo
ngành Logistics - một mô hình do doanh
nghiệp dẫn dắt được thành lập trong khuôn
khổ chương trình Aus4Skills. Đây là chương
trình hỗ trợ của Chính phủ Australia dành
cho Việt Nam trong 5 năm, nhằm giúp Việt
Nam tiếp cận và sử dụng nguồn nhân lực có
trình độ và kỹ năng, góp phần vào sự phát
triển kinh tế và xã hội bền vững [16]. Đây
cũng là ví dụ điển hình mối quan hệ hợp tác
giữa doanh nghiệp và các trường đào tạo
nghề trong việc xây dựng bộ tiêu chuẩn nghề
và kỹ năng nghề trong ngành Logistics. Vai
trò của Ban tư vấn đào tạo ngành Logistics
là hỗ trợ đảm bảo rằng tay nghề của các sinh
viên tốt nghiệp phù hợp với nhu cầu của nhà
tuyển dụng, giúp tăng năng suất và hiệu quả
của ngành.
Bên cạnh đó, trên thực tế, ở một số trường
đại học hiện nay đã và đang thành lập Trung
tâm Hỗ trợ sinh viên và Quan hệ doanh
nghiệp, theo đó những Trung tâm này có vai
trò hết sức quan trọng trong việc hợp tác, kết
nối giữa trường đại học và các doanh nghiệp
trên địa bàn. Với mô hình này, Trung tâm Hỗ
trợ sinh viên và Quan hệ doanh nghiệp của
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
là một ví dụ điển hình. Thời gian qua, Trung
tâm đã hoàn thành tốt sứ mệnh của mình khi
đóng vai trò là cầu nối giữa nhà trường với
các doanh nghiệp đa ngành nói chung và các
doanh nghiệp Logistics nói riêng trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng. Qua đó, sinh viên được
tiếp cận và hỗ trợ rất nhiều từ các doanh
nghiệp, về kiến thức chuyên môn, các hoạt
động ngoại khóa và đặc biệt là các học bổng
giá trị... Nhiều sinh viên được tuyển dụng
làm việc tại các doanh nghiệp khi còn ngồi
trên ghế nhà trường. Tuy nhiên, ở một số cơ
sở đào tạo khác, những Trung tâm này được
thành lập ra nhưng chưa phát huy tốt vai trò
và hoạt động chưa thực sự hiệu quả.
3.4. Một số giải pháp nhằm tăng cường chất
lượng đào tạo nguồn nhân lực Logistics
Việt Nam trong thời gian tới
Để tăng cường việc kết nối sinh viên với
các doanh nghiệp Logistics, tác giả đề xuất
một số giải pháp mang tính định hướng
như sau:
21
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 18, Số 1 (2020): 12-23
Một là, cần nâng cao vị trí, vai trò của
các Trung tâm Hỗ trợ sinh viên và Quan hệ
doanh nghiệp trong các cơ sở đào tạo, đồng
thời thành lập mới theo nhu cầu và khả năng
của từng cơ sở.
Hai là, các trường đại học và doanh nghiệp
Logistic cần có những cam kết trong việc đảm
bảo việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp
nếu đáp ứng những yêu cầu được thể hiện chi
tiết trong cam kết. Điều này sẽ giúp sinh viên
có thêm động cơ học tập, nghiên cứu và có
định hướng rõ ràng trong tương lai.
Ba là, thường xuyên có sự phối hợp trong
việc xây dựng chương trình đào tạo giữa
trường đại học và các doanh nghiệp Logistics,
thông qua sự phối hợp này, chương trình đào
tạo của trường sẽ luôn được bổ sung, cập
nhật kịp thời. Việc xây dựng chương trình và
phương pháp đào tạo gắn với thực tiễn là vô
cùng cần thiết. Các trường đại học thiên về
hoạt động nghiên cứu, tiếp cận xu hướng mới
sẽ hỗ trợ chuẩn hóa các hoạt động của doanh
nghiệp. Doanh nghiệp Logistics với thế
mạnh của mình về nhân sự chuyên nghiệp
trong các nghiệp vụ cùng với cơ sở vật chất
đầy đủ, thực tế sẽ tham gia đào tạo một phần
hoặc toàn bộ trong một số học phần nghiệp
vụ cho sinh viên. Cơ sở đào tạo và doanh
nghiệp cần bắt tay nhau trong việc phối hợp
đánh giá chất lượng đầu ra của sinh viên tốt
nghiệp.
Bốn là, đánh giá đúng vai trò của Ban tư
vấn đào tạo ngành Logistics trong khuôn
khổ chương trình Aus4Skills, thường
xuyên tương tác để tranh thủ sự hỗ trợ của
Ban tư vấn, như vậy, sinh viên Logistics sẽ
có những chuyển biến tích cực về trình độ
cũng như về tư tưởng ngay khi còn ngồi
trên ghế nhà trường.
Năm là, hỗ trợ để sinh viên Logistics có
thể tham quan doanh nghiệp, thực tập, học
tập thực tế nghiệp vụ tại các cơ sở kinh
doanh của các doanh nghiệp Logistics ở các
địa phương trên cả nước. Mục đích của hoạt
động này nhằm đưa sinh viên cọ sát với thực
tế công việc, xác định rõ ràng vị trí công việc
trong ngành để định hướng chuyên môn.
Các doanh nghiệp Logistics cũng thông qua
hoạt động này phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng
những sinh viên đạt yêu cầu làm nguồn
tuyển dụng. Thực hiện tốt giải pháp này sẽ
giúp doanh nghiệp giảm thời gian đào tạo bổ
sung, giúp sinh viên thích ứng với văn hóa
doanh nghiệp và giúp nhà trường tăng uy tín
trong vấn đề đào tạo.
Sáu là, hợp tác trao đổi trong các hoạt
động học thuật, có thể là hợp tác tổ chức
hội thảo khoa học, tọa đàm khoa học, tọa
đàm chia sẻ từ chính nhân sự của các doanh
nghiệp, hợp tác viết bài báo công bố trong
các xuất bản phẩm, cung cấp dữ liệu nghiên
cứu khoa học và cung cấp kết quả nghiên
cứu khoa học... Hoạt động trao đổi học thuật
đóng góp lớn trong việc tiếp cận những xu
hướng phát triển trong nghiên cứu khoa học
và sự phù hợp của nó với hoạt động thực tiễn
của doanh nghiệp Logistics. Nhà trường sẽ
tiếp cận được nhu cầu và xu thế phát triển
của ngành Logistics trong thực tế, doanh
nghiệp nắm bắt được các mô hình, sản phẩm,
xu hướng nghiên cứu mới.
Cuối cùng, chính bản thân mỗi sinh viên
cần phải có thái độ chủ động, tích cực học
tập, trau dồi kiến thức, kỹ năng chuyên môn
và các kỹ năng mềm như giao tiếp, công
nghệ thông tin, ngoại ngữ...
4. Kết luận
Đối với lĩnh vực Logistics, sự khởi tạo
mối quan hệ giữa các cơ sở đào tạo nhân
lực Logistics với các doanh nghiệp trong
lĩnh vực này sẽ giúp sinh viên có cái nhìn
22
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Nguyễn Minh Quang và Văn Công Vũ
toàn diện hơn cả về lý thuyết lẫn thực hành
trong chương trình đào tạo, đáp ứng yêu cầu
của nhà tuyển dụng. Thực hiện được như
vậy, việc đào tạo nguồn nhân lực Logistics
mới phát triển đúng hướng, tiết kiệm thời
gian, giúp học sinh - sinh viên sau khi tốt
nghiệp, được tuyển dụng có thể làm việc
ngay, không phải đào tạo bổ sung.
Muốn vậy, trường đại học và doanh nghiệp
cần đánh giá đúng vai trò của các bên liên
quan, phối hợp chặt chẽ hỗ trợ sinh viên thực
tập, tham quan, theo dõi các công đoạn xử
lý trong doanh nghiệp, cùng nhau xây dựng
chương trình đào tạo, tổ chức hội thảo chia
sẻ kiến thức, kỹ năng, nghiên cứu khoa học...
Tiến trình và nội dung hợp tác sẽ dựa trên
mục tiêu và thế mạnh của các đơn vị, nhưng
mục tiêu của việc kết nối này phải đáp ứng
được kỳ vọng của các bên cũng như sự phát
triển chung của ngành.
Tuy vậy, do nhiều lý do khách quan, chủ
quan khác nhau nên vẫn cần có những điều
chỉnh và nghiên cứu triển khai nhất định, phù
hợp và linh động với thực tế trong công tác
đào tạo có sự phối hợp với các doanh nghiệp
Logistics ở mỗi đơn vị trong từng giai đoạn
cụ thể. Góp phần phát triển và nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực Logistics Việt Nam
trong tương lai.
Tài liệu tham khảo
[1] Kim Chi & Hoàng Tú (2017). Ngành Logistic
Việt Nam: Cần thêm 20.000 lao động chất lượng
cao. Cổng thông tin Bộ Công Thương. Truy cập
từ <https://www.moit.gov.vn/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/
nganh-logistic-viet-nam-can-them-20-000-lao-
%C4%91
ong-chat-luong-cao-7258-402.html>.
[2] Trần Anh Tuấn (2019). Nhân lực ngành Logistics
giai đoạn 2018 - 2025. Truy cập từ <
edu.vn/tin-tuc-su-kien/nhan-luc-nganh-Logistics-
giai-doan-2018-2025-429.html>.
[3] Donal F. Wood. Logistics Business. Truy cập từ
<https://www.britannica.com/topic/Logistics-
business#ref528537>.
[4] Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam (2005). Luật Thương mại. Truy cập
từ<https://moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20
php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=18140>.
[5] Xuân Nghi (2019). Sinh viên khởi nghiệp cùng
Logistics. Báo VnEconomy. Truy cập từ <http://
vneconomy.vn/sinh-vien-khoi-nghiep-cung-
Logistics-20190325092747537.htm>.
[6] Trần Xuân Cầu & Mai Quốc Chánh (2012). Giáo
trình Kinh tế nguồn nhân lực. Nhà xuất bản Đại
học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
[7] Dương Anh Hoàng (2012). Phát triển nguồn nhân
lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành
phố Đà Nẵng. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
[8] Cổng thông tin Chính phủ nước Cộng hoà Xã
hội Chủ nghĩa Việt Nam. Truy cập từ <http://
chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/
NuocCHXHCNVietNam/ThongTinTongHop/
dialy>.
[9] Bộ Công Thương (2018). Báo cáo Logistics Việt
Nam 2018, Hà Nội.
[10] Phạm Trung Hải (2019). Phát triển ngành dịch vụ
Logistics tại Việt Nam. Tạp chí Tài chính. Truy
cập từ <
doi/phat-trien-nganh-dich-vu-Logistics-tai-viet-
nam-306129.html>.
[11] World Bank (2018). Truy cập từ<https://
openknowledge.worldbank.org/bitstream/
handle/10986/29971/LPI2018.pdf>.
[12] Thành Chung (2019). 70% doanh nghiệp Logistics
tập trung ở TP. Hồ Chí Minh và vùng lân cận.
Cổng thông tin điện tử Chính phủ TP. Hồ Chí
Minh. Truy cập từ <
doanh-nghiep-Logistics-tap-trung-o-tphcm-va-
vung-lan-can>.
[13] Hoàng Tỷ (2019). Vipilec 2019: Tiếp sức cho
ngành Logistics Việt. Tạp chí Công Thương.Truy
cập từ <https://congthuong.vn/vipilec-2019-tiep-
suc-cho-nganh-Logistics-viet-120936.html>.
[14] Vũ Đình Chuẩn (2019). Giải pháp phát triển
nguồn nhân lực ngành Logistics Việt Nam. Tạp
chí Tài chính. Truy cập từ <
vn/tai-chinh-kinh-doanh/giai-phap-phat-
23
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 18, Số 1 (2020): 12-23
trien-nguon-nhan-luc-nganh-Logistics-viet-
nam-310729.html>.
[15] Bùi Tư (2019). Ngành Logistics Việt Nam
sẽ thiếu 2 triệu lao động vào năm 2030.
Thời báo Tài chính Việt Nam. Truy cập từ
<
hoi/2019-08-10/nganh-Logistics-viet-nam-se-
thieu-2-trieu-lao-dong-vao-nam-2020-74971.
aspx>.
[16] Website
IMPROVING THE QUALITY OF LOGISTICS HUMAN RESOURCES THROUGH
CONNECTING UNIVERSITY WITH THE LOGISTICS ENTERPRISES
Nguyen Minh Quang1, Van Cong Vu2
1Ho Chi Minh National Academy of Politics, Hanoi
2University of Economics, The University of Danang, Da Nang
Abstract
Currently, the issue of the training of high-quality human resources for Logistics is receiving special attention by universities and enterprises, especially in the context of international integration and as the
impact of the Fourth industrial revolution. In order to provide the labor force to the Logistics labor market
with adequate professional knowledge and practical experience, strengthening the linkage and cooperation
between the universities and Logistics service enterprises is a very urgent issue. The article further discusses
the current situation of Logistics human resources in Vietnam and affirms the importance of connecting
between universities and Logistics enterprises in the field of human resources training. In conclusion, the
author proposes a number of directional solutions in strengthening the connection between students and
Logistics enterprises through the universities.
Keywords: Enterprise, human resources, Logistics, student, university.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nang_cao_chat_luong_nguon_nhan_luc_logistics_thong_qua_viec.pdf