KẾT LUẬN
Việc phát triển kinh tế biển nói chung và nguồn nhân lực cho kinh tế biển nói riêng là
một chiến lược quan trọng hàng đầu, đòi hỏi sự lãnh đạo, chỉ đạo khoa học, nhất quán, với
quyết tâm cao, tránh tư tưởng dễ làm khó bỏ. Phải kịp thời cập nhập các kiến thức, ứng
dụng các công nghệ hiện đại và tập trung các nguồn lực, cả nhân lực và tài lực tương ứng.
Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định cho việc thực hiện chiến lược biển, vươn ra
biển và làm giàu từ biển của tỉnh trong mục tiêu đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm
2045, để tỉnh Trà Vinh phát triển mạnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, kinh tế
biển trở thành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, phát triển bền vững gắn với bảo đảm quốc
phòng – an ninh [6]. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển bền
vững kinh tế biển phải được coi là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, quyền và nghĩa
vụ của mọi tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư và mỗi người dân.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 292 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh,
tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long”
194
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH
IMPROVING THE QUALITY OF HUMAN RESOURCES SERVING FOR MARINE
ECONOMIC DEVELOPMENT IN TRA VINH PROVINCE
ThS. Nguyễn Bá Nhiệm1, ThS. Trầm Hoàng Nam2, ThS. Trịnh Quốc Việt3
Tóm tắt: Bài viết tập trung đánh giá vai trò, tác động của nguồn nhân lực đối với
sự phát triển kinh tế biển của tỉnh nhà. Qua đó, bài viết cho thấy vai trò và việc phát huy
nhân tố này thời gian qua ở tỉnh Trà Vinh còn những hạn chế nhất định. Tỉnh Trà Vinh
chưa khai thác được hết tiềm năng, đặc biệt là khi tỉnh đang đứng trước nhiều cơ hội để
phát triển kinh tế biển. Từ đó, chúng tôi đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực để phục vụ phát triển kinh tế biển trong thời gian tới.
Từ khóa: chất lượng nguồn nhân lực, kinh tế biển, tỉnh Trà Vinh
Abstract: This paper focuses on assessing the role and impact of human resources
on the marine economic development of Tra Vinh Province. Thereby, the article indicates
that, in recent years at Tra Vinh Province, the role and the promotion of human
resources still exist certain limitations. Tra vinh has not yet reached its potential while
the province is having many opportunities for marine economic development. Based on
the mentioned assessments, a number of basic solutions have been proposed to improve
the quality of human resources serving for marine economic development of Tra Vinh
Province in the coming time.
Keywords: human resources quality, marine economy, Trà Vinh Province
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Vùng biển và ven biển tỉnh Trà Vinh có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, an
ninh, quốc phòng và môi trường sinh thái của tỉnh, có lợi thế trong khai thác xa bờ; là
tuyến hàng hải quan trọng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long thông thương ra biển
Đông với cả nước và là cửa ngõ giao thương hàng hải quốc tế. Biển Trà Vinh chứa đựng
tiềm năng to lớn. Để biến những tiềm năng đó thành nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh nhà, chúng ta cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp; trong đó, “đẩy mạnh giáo
dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực biển” được xác định là một trong các giải pháp
chủ yếu để triển khai thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt
Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo tinh thần Nghị quyết 36-NQ/TW, ngày
1 Trường Đại học Trà Vinh; Email: nhiemnb@tvu.edu.vn
DOI: 10.35382/18594816.1.4.2020.418
Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh,
tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long”
195
22/10/2018 của Ban Chấp hành Trương ương Đảng (khóa XII) [1]. Việc tập trung đầu tư
lớn để phát triển kinh tế biển theo hướng hiện đại, bền vững là hướng đi đúng của tỉnh
Trà Vinh, ngoài việc khắc phục những hạn chế còn tồn tại, vấn đề cấp thiết cần được đặc
biệt quan tâm chính là sự đầu tư, từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực biển.
2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ BIỂN
2.1. Nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế biển
Khái niệm nguồn nhân lực không chỉ bao hàm những người trong độ tuổi lao động
có khả năng lao động, cũng không chỉ bao hàm về mặt chất lượng mà còn chứa đựng các
nội hàm rộng hơn [2]. Trong báo cáo đánh giá về những tác động toàn cầu hóa đối với
nguồn nhân lực, Liên Hiệp quốc đã xác định “nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, kiến
thức và năng lực thực tế cùng với những năng lực tồn tại dưới dạng tiềm năng của con
người”. Cách tiếp cận này đã cho thấy sự đề cao yếu tố “chất lượng” trong đánh giá
“nguồn nhân lực”. Ở một ý nghĩa tương đối, có thể xem nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực là sự chiếm lĩnh trình độ lành nghề và phát triển năng lực, sử dụng năng lực đó của
con người để tiến tới có việc làm hiệu quả cũng như thỏa mãn nghề nghiệp. Đó cũng
được xem là quá trình làm biến đổi về số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực
ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của nền kinh tế, trong đó có kinh tế biển [3].
Có một số mô hình tăng trưởng thể hiện vai trò của nguồn nhân lực đối với phát
triển kinh tế, tiêu biểu như hàm Cobb Douglas Y = AKaLβ, trong đó, K là vốn, L là lao
động, A là yếu tố thể hiện năng suất, hiệu quả của việc sử dụng K và L (TFP) đã chứng
minh sự tăng trưởng kinh tế chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, trong đó, yếu tố lao động,
hay TFP (cũng do con người quyết định đến trình độ lao động, trình độ công nghệ) có ý
nghĩa then chốt đến tăng trưởng, phát triển kinh tế bền vững bao hàm phát triển kinh tế
biển [4].
2.2. Một số đặc trưng của nguồn nhân lực phục vụ cho kinh tế biển
Nguồn nhân lực biển một mặt vừa mang những đặc trưng chung của nguồn nhân
lực xã hội, mặt khác do những yếu tố đặc thù của ngành nghề chi phối nên cũng có những
đặc trưng cá biệt, cụ thể:
Một là, nguồn nhân lực biển được chia thành hai nhóm: nhóm "đặc thù" và nhóm
"thông dụng". Nhóm "đặc thù" gồm những lao động có vai trò đặc trưng, quyết định thực
hiện các công việc tiêu biểu của ngành kinh tế biển. Nhóm "thông dụng" là những người
phục vụ trong các ngành kinh tế biển khác nhau nhưng có kiến thức chuyên môn nghiệp
vụ chung, có thể luân chuyển. Phát triển nguồn nhân lực cần chú ý nhóm "đặc thù", vì
đây là nhân tố quyết định khả năng cạnh tranh của ngành và cũng đòi hỏi quá trình đào
tạo riêng.
Hai là, kinh tế biển vốn có điều kiện làm việc khắc nghiệt, chứa đựng nhiều rủi ro,
nguy hiểm. Điều này có ảnh hưởng rất lớn trong quá trình đào tạo, tuyển chọn và sử
dụng nguồn nhân lực.
Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh,
tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long”
196
Ba là, kinh tế biển là một lĩnh vực đa ngành, do vậy nguồn nhân lực phục vụ kinh tế
biển thuộc về nhiều ngành, do nhiều ngành quản lí. Đây cũng là thách thức đặt ra cho
công tác dự báo, quy hoạch, đào tạo, điều phối và quản lí nguồn nhân lực.
Bốn là, nguồn nhân lực phục vụ cho kinh tế biển chịu sự chi phối nhiều hơn của
quy luật dịch chuyển lao động toàn cầu. Chính vì vậy, sự biến động nguồn nhân lực phức
tạp và sự phân bổ khó khăn hơn.
3. THỰC TRẠNG VỀ NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ CHO VIỆC PHÁT TRIỂN
KINH TẾ BIỂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH
3.1. Thực trạng về kinh tế biển của tỉnh Trà Vinh
Tỉnh Trà Vinh có hình dạng như một tứ giác, diện tích tự nhiên là 2.369,37 km2,
nằm giữa 9031 đến 10004 vĩ Bắc và 105057 đến 106036 kinh Đông. Trên một ý nghĩa
tương đối, có thể xem vùng đất Trà Vinh như là con đẻ của sông Mekong và biển Đông.
Đây cũng là nơi gặp gỡ của các tuyến giao thông đường thủy trên khu vực Đồng bằng
sông Cửu Long: phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông thông qua hai cửa biển chính là
Cung Hầu và Định An, có chiều dài bờ biển là 65km. Phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh
Sóc Trăng, có ranh giới là sông Hậu, dài hơn 60 km. Phía Tây và Tây Bắc giáp tỉnh Vĩnh
Long, có ranh giới là những rạch nước và giồng đất, dài gần 60 km. Phía Bắc và Đông
Bắc giáp tỉnh Bến Tre, có ranh giới là sông Cổ Chiên, dài 60 km [5].
Vùng ven biển tỉnh Trà Vinh có năm đơn vị hành chính cấp huyện. Đây là vùng có
tiềm năng phát triển nghề nuôi trồng thủy sản khá lớn. Diện tích nông – lâm – ngư nghiệp
ở vùng biển chiếm trên 50.000 ha được khai thác để nuôi trồng thủy sản. Thời gian qua,
ngành thủy sản liên tục đạt kết quả cao, tổng sản lượng thủy sản năm 2018 tăng 32,2% so
với năm 2007, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân 12 năm (từ năm 2007 đến năm 2018)
đạt 9,41%/năm. Việc cơ cấu lại đội tàu từng bước được thực hiện theo hướng giảm tàu
công suất nhỏ khai thác ven bờ, tăng tàu công suất lớn, lắp đặt các trang thiết bị hiện đại
để khai thác xa bờ; ngân sách địa phương hỗ trợ đóng mới 11 tàu theo Nghị định
67/2014/NĐ-CP, ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản.
Đến nay, toàn tỉnh có 1.191 tàu cá được đăng kí, tổng công suất 143.820 CV (có 325 tàu
khai thác xa bờ), góp phần đưa sản lượng khai thác từ 68.385 tấn (năm 2007) tăng lên
78.227 tấn (năm 2018).
Tổng giá trị sản xuất thủy sản trên địa bàn thị xã Duyên Hải và các huyện ven biển
đóng góp 59,75% tổng giá trị sản xuất của toàn tỉnh; giá trị tăng thêm ngành thủy sản tăng
trưởng bình quân 3,6%; thu nhập bình quân đầu người của các huyện ven biển gấp 1,1 lần
so với thu nhập bình quân chung của tỉnh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa
phương, ổn định đời sống dân cư vùng ven biển [6].
Ngoài nguồn lợi thủy sản, vùng biển tỉnh Trà Vinh có nhiều tiềm năng phát triển
vận tải biển, giao lưu kinh tế với các tỉnh ven biển trong nước và các quốc gia khác trong
khu vực biển Đông; vùng đất động cát ven biển thích hợp để phát triển điện gió, điện mặt
trời; nhiều danh lam, thắng cảnh như Khu du lịch (KDL) biển Ba Động, Cồn Nghêu,
Thiền viện Trúc Lâm Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển.
Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh,
tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long”
197
Hiện Khu Kinh tế Định An đã được quy hoạch là khu kinh tế ven biển tổng hợp đa
ngành, đa lĩnh vực bao gồm công nghiệp – thương mại – dịch vụ – du lịch – đô thị và
nông – lâm – ngư nghiệp. Đây là 01 trong 08 khu kinh tế ven biển trọng điểm ưu tiên đầu
tư giai đoạn 2016 - 2020 của cả nước, tổng vốn đầu tư trong kế hoạch trung hạn 5 năm
2016 - 2020 khoảng 701 tỉ đồng, định hướng phát triển thành vùng kinh tế động lực, phát
triển các ngành như sản xuất điện năng, hóa dầu, đóng tàu cùng với các ngành công
nghiệp phụ trợ ven biển. Khu Kinh tế Định An có 47 dự án với tổng vốn đăng kí khoảng
154.740 tỉ đồng.
Hình 1: Bản đồ tổng thể Khu kinh tế Định An
Ngoài năm địa phương ven biển, các địa bàn khác trong tỉnh cũng tham gia khai
thác biển hoặc làm dịch vụ hậu cần cho khai thác, phát triển dịch vụ logictics, du lịch gắn
với kinh tế cảng, khu phi thuế quan, các khu dân cư đô thị và nông thôn mới.
Nhìn chung, tuy có những điều kiện thuận lợi từ tiềm năng của biển, cùng sự quan
tâm hỗ trợ của Trung ương để phát triển mạnh về kinh tế biển, nhưng trên thực tế, trong
thời gian qua, việc phát triển kinh tế biển của tỉnh Trà Vinh chỉ dừng lại ở tiềm năng. Một
trong những hạn chế, bất cập dễ thấy nhất là việc khai thác các thế mạnh mũi nhọn chưa
tương xứng. Các lợi thế về kinh tế biển chưa được khai thác tốt, chủ yếu mới khai thác lợi
thế về nuôi trồng thủy sản, các lĩnh vực khác như đánh bắt xa bờ, dịch vụ hậu cần nghề
cá, công nghiệp chế biến, du lịch biển chưa được đầu tư khai thác có hiệu quả.
3.2. Nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
Tỉnh Trà Vinh có khoảng 1,1 triệu dân, với 620.000 người trong độ tuổi lao động.
Số người lao động sống ở vùng nông thôn (trong đó có các địa phương ven biển) chiếm
83,31% [7]. Nguồn nhân lực dồi dào một khi được đào tạo tay nghề, tiếp cận công nghệ
sẽ là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế nói chung và kinh tế biển nói riêng.
Tuy nhiên, trên thực tế, tay nghề và kĩ năng còn yếu của lực lượng lao động này
ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động khai thác, chế biến, quản lí và bảo vệ các nguồn tài
nguyên biển. Nghề khai thác hải sản lâu nay chưa được đào tạo bài bản mà chủ yếu theo
kiểu “cha truyền, con nối” với phương tiện lao động đa số còn thô sơ, chưa được trang bị
đầy đủ về phương tiện, kĩ thuật, pháp luật để đạt hiệu quả, an toàn trong khai thác hải
Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh,
tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long”
198
sản đi đôi với bảo tồn và bảo vệ môi trường sinh thái. Điều này ảnh hưởng lớn đến việc
phát triển bền vững kinh tế biển của địa phương.
Không những hạn chế về chất lượng nguồn nhân lực, số lượng lao động phục vụ
cho kinh tế biển của tỉnh Trà Vinh nhìn chung cũng chưa đáp ứng được yêu cầu, đặc biệt
là lao động chất lượng cao. Việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ kinh tế biển còn nhiều
khó khăn, bất cập. Toàn tỉnh có 15 đơn vị có chức năng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ
cho việc phát triển kinh tế biển, gồm: 01 trường đại học (Trường Đại học Trà Vinh), 01
trường cao đẳng (Trường Cao đẳng nghề Trà Vinh); 02 trung tâm giáo dục nghề nghiệp
(Trung tâm Dạy nghề thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ, Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ Nông
dân thuộc Hội Nông dân); 06 trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên ở
các huyện: Cầu Ngang, Duyên Hải, Cầu Kè, Càng Long, Châu Thành, Tiểu Cần; 01 trung
tâm dịch vụ việc làm; 01 trung tâm đào tạo kĩ thuật nghiệp vụ giao thông vận tải và 03 cơ
sở khác có hoạt động giáo dục nghề nghiệp (trực thuộc Trường Đại học Trà Vinh): Viện
Phát triển Nguồn lực, Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Sản xuất dịch vụ (CSP), Trung
tâm Nghiên cứu Thích ứng biến đổi khí hậu và Hỗ trợ phát triển cộng đồng (CRSC). Hiện
tại, chúng ta vẫn chưa có đơn vị chủ công xây dựng các chương trình chuyên ngành đào
tạo về kinh tế biển. Số lượng và đào tạo hàng năm của các cơ sở vẫn chưa đảm bảo về số
lượng, lẫn chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế biển của tỉnh.
Các địa phương ven biển cũng đã tăng cường hoạt động đào tạo, dạy nghề cho lao
động trong các ngành nghề kinh tế biển trên địa bàn, lồng ghép nội dung phát triển nguồn
nhân lực kinh tế biển trong xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển nguồn nhân lực
của địa phương đến năm 2020.
Xét trên tổng thể, công tác phát triển nguồn nhân lực biển của tỉnh nhà tuy đạt được
nhiều kết quả đáng khích lệ, song vẫn còn một số hạn chế, cụ thể như nguồn nhân lực
thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, không cân đối về cơ cấu, chưa trở thành nhân tố
then chốt trong phát triển bền vững kinh tế biển ở địa phương. Các cơ sở đào tạo từng lúc
chưa được đầu tư phát triển tương xứng; cán bộ nghiên cứu, giảng dạy, phương tiện, trang
thiết bị chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực biển chất lượng cao; hợp tác trao
đổi với các tỉnh trong khu vực đối với lĩnh vực đào tạo nhân lực biển chưa được quan tâm
đúng mức. Công tác đào tạo, dạy nghề, hỗ trợ chuyển đổi việc làm cho người dân ven
biển chưa được tổ chức cơ bản, khoa học; việc đào tạo lao động biển chủ yếu theo kiểu
người đi trước truyền kinh nghiệm cho người đi sau, việc kế tục nghề nghiệp được đa số
ngư dân xem như sự mặc định, không thay đổi. Đặc biệt, đội ngũ nhân lực nghiên cứu
sáng tạo còn ít, chất lượng chưa cao nên thành quả khoa học về biển và công nghệ phục
vụ các hoạt động liên quan đến biển chưa đáp ứng được yêu cầu.
Thực trạng trên đòi hỏi chúng ta phải giải quyết thỏa đáng những mâu thuẫn nội tại
xuất phát từ việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế biển. Trước
hết, đó là mâu thuẫn giữa yêu cầu về số lượng và chất lượng ngày càng cao của nguồn
nhân lực và thực tế đào tạo tại các cơ sở giáo dục – đào tạo của tỉnh nhà nói riêng và trên
phạm vi cả nước nói chung. Đó còn là mâu thuẫn giữa yêu cầu cấp bách của phát triển
kinh tế biển theo hướng hiện đại với các phương pháp hoạt động kinh tế truyền thống, lạc
hậu của các lĩnh vực phát triển kinh tế biển. Mâu thuẫn giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu
chính trị trong phát triển kinh tế biển và bảo vệ môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh.
Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh,
tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long”
199
Đồng thời, đây cũng là mâu thuẫn giữa yêu cầu cao về phát triển kinh tế biển và hạn chế
của cơ chế, chính sách phát triển nguồn nhân lực ở các địa phương giáp biển và các cơ sở
đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển ở tỉnh Trà Vinh hiện nay.
4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN
Định hướng đến năm 2030, tỉnh Trà Vinh tập trung đột phá các ngành kinh tế biển
theo thứ tự ưu tiên: (1) nuôi trồng và khai thác hải sản; (2) năng lượng tái tạo và các ngành
kinh tế biển mới; (3) du lịch và dịch vụ biển; (4) công nghiệp ven biển, trong đó, yếu tố
mang tính quyết định chính là nguồn nhân lực biển [6]. Do vậy, việc xác định những yêu
cầu cơ bản đối với nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển là vấn đề cơ bản cần có
định hướng.
Một là, nguồn nhân lực biển cần phải có lòng yêu nghề, tự hào về nghề nghiệp của
mình. Chúng ta cần khuyến khích truyền thống gia đình và dòng họ trong một số nghề
biển. Đồng thời, người lao động phải có tinh thần yêu nước, có nhận thức đúng đắn về
việc bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Hai là, nguồn nhân lực biển phải có đủ sức khỏe về thể chất và tinh thần. Nghề
biển vốn nặng nhọc và nguy hiểm. Nguồn nhân lực biển cần có tố chất khỏe mạnh, cường
tráng, đây là một chỉ tiêu từ ngàn đời. Ngày nay, với các đặc thù nghề nghiệp đa dạng,
chúng ta cần quan tâm đến các bệnh nghề nghiệp cho nguồn nhân lực biển để lực lượng
này phát triển bền vững. Bên cạnh việc tăng cường thể chất, trạng thái tinh thần của
người làm nghề biển cũng rất quan trọng. Người lao động cần phải trau dồi ý chí, nghị
lực, lòng dũng cảm để có thể công tác dài ngày trong môi trường khắc nghiệt, xa gia đình
và cộng đồng, sẵn sàng đối phó với các rủi ro, nguy hiểm.
Ba là, nguồn nhân lực biển cần có đủ số lượng và cơ cấu hợp lí. Về số lượng, từng
ngành sẽ điều tra số lượng, cơ cấu, trình độ hiện có của mình, căn cứ vào các kịch bản
phát triển của ngành để xây dựng kế hoạch cung ứng nhân sự đến năm 2030. Quá trình
xây dựng kế hoạch cung ứng, các cơ quan chức năng cần đảm bảo cơ cấu cân đối, tỉ lệ
giữa kĩ sư, trung cấp/cao đẳng, công nhân kĩ thuật phải hợp lí, tùy theo từng ngành [8].
Bốn là, nguồn nhân lực biển cần có chất lượng đủ cao để hoàn thành nhiệm vụ, đảm
bảo tăng cả về số lượng và chất lượng, không chỉ dừng lại ở việc đào tạo nguồn nhân lực
biển cho tỉnh mà còn cung cấp cho các địa phương khác. Để đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế biển, các ngành cần xây dựng và chuẩn hóa các chỉ tiêu chất lượng lao động đối với
từng nghề trong ngành theo xu thế hội nhập quốc tế, cân đối giữa thời gian học lí thuyết và
thực hành. Cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng các chuyên gia, cán bộ kĩ thuật trong từng
lĩnh vực của từng ngành.
Với các yêu cầu nêu trên, chúng ta từng bước có thể định hình đội ngũ lao động
nghề biển có chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế biển của tỉnh. Đồng
thời, chúng tôi kiến nghị cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp trọng tâm sau:
Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển bền
vững biển, tạo đồng thuận trong toàn xã hội; nâng cao nhận thức của lãnh đạo các cấp
trong hệ thống chính trị về vai trò của kinh tế biển và tầm quan trọng của nguồn nhân lực
Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh,
tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long”
200
trong kinh tế biển. Việc nâng cao nhận thức của lãnh đạo sẽ giúp các cấp chính quyền,
các tổ chức xã hội có chính sách, quyết sách tốt trong các hoạt động phát triển nguồn
nhân lực phục vụ các hoạt động kinh tế biển. Việc nâng cao nhận thức của người dân sẽ
đóng góp lớn cho việc đào tạo nhân lực biển, bao gồm việc phân luồng học sinh, định
hướng ngành nghề học tập và định hướng đúng về nơi công tác.
Thứ hai, cải thiện công tác dự báo định hướng phát triển các ngành kinh tế biển làm cơ sở
cho việc xây dựng quy hoạch đào tạo và tuyển dụng. Để đảm bảo kế hoạch đào tạo được chính
xác, các cơ quan chức năng cần có công tác điều tra tổng thể về lực lượng lao động trong
các ngành kinh tế biển hiện nay trên địa bàn tỉnh và phải có dự báo tốt các kịch bản phát
triển của từng ngành đến năm 2030, có tính đến các biến động về kinh tế và chính trị trên
thế giới và khu vực. Các địa phương ven biển tiếp tục tăng cường hoạt động đào tạo, dạy
nghề cho lao động trong các ngành kinh tế biển trên địa bàn, lồng ghép nội dung phát
triển nguồn nhân lực kinh tế biển trong xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển nguồn
nhân lực của địa phương.
Thứ ba, xây dựng hệ thống chính sách mang tính bao quát và năng động, bảo đảm
phù hợp trong từng giai đoạn phát triển của tỉnh nhà. Để làm tốt công tác này, tỉnh cần có
sự cân đối ở một số lĩnh vực, cụ thể là giữa công tác tự đào tạo và thu hút nguồn lực từ bên
ngoài; giữa đãi ngộ vật chất và tôn vinh về tinh thần; thu hút các nguồn lực xã hội cho đào
tạo... Điều này cần sự phối hợp chặt chẽ, trao đổi thông tin, nhu cầu nhân sự của các cơ
quan quản lí Nhà nước về kinh tế biển và các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo. Bản thân
chính các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo cũng cần hoạch định chính sách của đơn vị mình.
Thứ tư, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển kinh tế
biển; phát triển hạ tầng kĩ thuật công nghệ thông tin hiện đại, bảo đảm an toàn thông tin,
đáp ứng khả năng tích hợp chia sẻ thông tin và kết nối hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu
quốc gia, bảo đảm khả năng tiếp cận và sử dụng thông tin cho các cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp và người dân, qua đó góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục
vụ cho phát triển kinh tế biển.
Thứ năm, chú trọng kiện toàn các cơ sở đào tạo và đa dạng hóa các nguồn đầu tư cho
đào tạo nguồn nhân lực. Có cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức, cá
nhân đầu tư vào công tác đào tạo nguồn nhân lực. Thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa công tác
đào tạo, khuyến khích hợp tác quốc tế trong đào tạo. Tăng cường công tác nghiên cứu khoa
học về kinh tế biển trong đào tạo. Tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức, kiến thức, hiểu
biết về biển, đại dương, kĩ năng sinh tồn, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng,
phòng, tránh thiên tai cho học sinh, sinh viên trong tất cả các bậc học, cấp học.
Thứ sáu, nâng cao chất lượng đào tạo, công tác đào tạo nghề cần đáp ứng yêu cầu
lao động của các ngành kinh tế biển. Hỗ trợ, tạo điều kiện để người dân ven biển chuyển
đổi nghề từ các hoạt động có nguy cơ xâm hại, tác động tiêu cực đến biển sang bảo vệ,
bảo tồn, tạo sinh kế bền vững, việc làm mới ổn định, nâng cao thu nhập cho người dân.
Tiếp tục thực hiện chính sách ưu đãi cho ngư dân vay vốn đầu tư mới, nâng cấp, cải hoán
tàu cá để vươn khơi bám biển, bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Đồng thời, khôi phục các cơ
sở tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề truyền thống nhằm giải quyết việc làm, tăng thu
nhập cho người lao động [6].
Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh,
tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long”
201
Thứ bảy, nâng cao năng lực hoạt động của các lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ
phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai, cứu nạn, cứu hộ, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước
biển dâng [6]. Nâng cao đời sống, bảo đảm an ninh, an toàn cho dân cư vùng ven biển,
những người lao động trên biển. Chú trọng phát triển các thiết chế văn hoá cho cộng đồng
dân cư biển và ven biển; phát huy bản sắc, giá trị lịch sử và văn hoá địa phương, tri thức
tốt đẹp trong ứng xử với biển. Nâng cao nhận thức về biển, xây dựng xã hội, ý thức, lối
sống, hành vi văn hoá gắn bó, thân thiện với biển. Phát huy tinh thần tương thân tương ái
của cộng đồng dân cư vùng biển, ven biển. Bảo đảm quyền tiếp cận, tham gia, hưởng lợi
và trách nhiệm của người dân đối với biển một cách công bằng, bình đẳng.
Thứ tám, tiếp tục tranh thủ sự hỗ trợ từ các nguồn vốn ODA, các tổ chức quốc tế để
phát triển nguồn nhân lực, tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng 4.0 [8]. Đẩy
mạnh thực hiện phát triển kinh tế tư nhân, khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi
thành phần kinh tế tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh ven biển, trên biển, để từ đó
từng bước phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho lĩnh vực này.
Thứ chín, phát triển đồng bộ, có hiệu quả nuôi trồng thủy – hải sản gắn liền với bảo
vệ nguồn lợi thủy sản; rừng phòng hộ, phát triển điện gió, chú trọng phát triển du lịch
biển. Tập trung phát triển lĩnh vực thủy sản ngày càng vững mạnh, từng bước hiện đại
hóa đội tàu khai thác xa bờ. Đẩy mạnh công tác khuyến ngư, đào tạo nghề cho ngư dân,
vận động ngư dân xây dựng hình thức tổ chức sản xuất, thành lập tổ, đội hợp tác khai thác
và liên kết dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển. Tranh thủ các nguồn lực để kêu gọi đầu tư
phát triển hệ thống dịch vụ logistics của tỉnh gắn kết với quy hoạch, hình thành trung tâm
dịch vụ logistics trong Khu kinh tế Định An [6].
5. KẾT LUẬN
Việc phát triển kinh tế biển nói chung và nguồn nhân lực cho kinh tế biển nói riêng là
một chiến lược quan trọng hàng đầu, đòi hỏi sự lãnh đạo, chỉ đạo khoa học, nhất quán, với
quyết tâm cao, tránh tư tưởng dễ làm khó bỏ. Phải kịp thời cập nhập các kiến thức, ứng
dụng các công nghệ hiện đại và tập trung các nguồn lực, cả nhân lực và tài lực tương ứng.
Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định cho việc thực hiện chiến lược biển, vươn ra
biển và làm giàu từ biển của tỉnh trong mục tiêu đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm
2045, để tỉnh Trà Vinh phát triển mạnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, kinh tế
biển trở thành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, phát triển bền vững gắn với bảo đảm quốc
phòng – an ninh [6]. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển bền
vững kinh tế biển phải được coi là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, quyền và nghĩa
vụ của mọi tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư và mỗi người dân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trương ương Đảng
(khóa XII) về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030,
tầm nhìn đến năm 2045.
[2] Nguyễn Duy Hùng, Vũ Văn Phúc. Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hà Nội: Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia; 2012.
Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh,
tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long”
202
[3] Lê Thị Hồng Điệp. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh
tế tri thức ở Việt Nam [Luận án Tiến sĩ Kinh tế Chính trị]. Trường Đại học Kinh tế
(Hà Nội); 2010.
[4] Chu Văn Cấp. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần phát triển bền
vững Việt Nam. Tạp chí Cộng sản. 2012; 9 (839).
[5] Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Trà Vinh. Lịch sử hình thành tỉnh Trà Vinh; 1995.
[6] Chương trình số 30-CTr/TU ngày 26/12/2018 của Tỉnh ủy Trà Vinh về thực hiện
Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương về
Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến
năm 2045.
[7] Số liệu của Chi cục Thống kê tỉnh Trà Vinh năm 2017.
[8] Quyết định số 79/QĐ-UBND, ngày 19/01/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh
về việc ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 31/12/2014 của
Chính phủ và Chương trình hành động số 43-CTr/TU ngày 19/8/2014 của Tỉnh ủy
thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI)
về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển
bền vững đất nước trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nang_cao_chat_luong_nguon_nhan_luc_phuc_vu_phat_trien_kinh_t.pdf