Nâng cao hiệu quả áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong giải quyết vụ án hình sự của tòa án nhân dân

Hai là, thường xuyên phổ biến, quán triệt nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức cán bộ trong các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung và TAND cấp huyện nói riêng về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc áp dụng các BPNC, đồng thời bồi dưỡng nâng cao năng lực áp dụng biện pháp này trong quá trình tham gia giải quyết các vụ án hình sự. Theo đó, trước khi áp dụng cần nghiên cứu kỹ các căn cứ áp dụng BPNC hay áp dụng biện pháp khác. Chỉ áp dụng các BPNC trong xét xử khi có căn cứ xác định bị cáo có thể bỏ trốn, cản trở điều tra, truy tố, xét xử, tiếp tục phạm tội hoặc không có nơi cư trú cố định; cần xác định rõ trường hợp nào không áp dụng nhằm hạn chế việc lạm dụng các BPNC trong thực tiễn. Ba là, tăng cường công tác chỉ đạo và kiểm sát, kiểm tra việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các BPNC trong xét xử và xử lý nghiêm minh, kịp thời những vi phạm xảy ra trong áp dụng các biện pháp này. Theo đó, cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, đặc biệt là của TAND tỉnh, Ban Nội chính, Ủy ban kiểm tra các cấp nhằm tăng cường giám sát, chỉ đạo để các cơ quan tiến hành tố tụng đi đúng hướng. Cùng với đó, VKSND cần kiểm sát chặt chẽ hơn các hoạt động của TAND cấp huyện trong việc áp dụng các BPNC theo quy định của pháp luật. Mặt khác, các cơ quan tiến hành tố tụng cần cụ thể, minh bạch các thủ tục tố tụng theo quy định nhằm tăng hiệu quả giám sát của người dân đối với quá trình áp dụng biện pháp ngăn ngặn trong xét xử vụ án hình sự.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 326 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao hiệu quả áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong giải quyết vụ án hình sự của tòa án nhân dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
38 Khoa học Kiểm sát Số 04 - 2020 NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN... TRONG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN NGUYỄN BÁ KIÊN* Áp dụng các biện pháp ngăn chặn trong giải quyết vụ án hình sự đóng vai trò quan trọng, góp phần kịp thời ngăn chặn tội phạm, chặn đứng hành vi trốn tránh pháp luật của những người bị tình nghi, bị cáo và đảm bảo thi hành án. Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn của Tòa án nói chung và Toà án nhân dân cấp huyện nói riêng được tiến hành tại phiên tòa và do Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân thực hiện. Bài viết đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp ngăn chặn của Tòa án nhân dân cấp huyện, tỉnh Nghệ An. Từ khóa: Biện pháp ngăn chặn, vụ án hình sự, Tòa án nhân dân. Ngày nhận bài: 18/7/2020; Biên tập xong: 30/7/2020; Duyệt đăng: 10/8/2020. Applying preventive measures in handling over criminal cases plays a vital role that contributes to precluding crimes, preventing legal evasions of defendants or the accused and ensuring the enforcement of sentences. Carried out by Judges and the Jury, the Courts, in general, and the District-level People’s Courts, in particular, apply preventive measures at the trial. The article proposes some solutions to enhance the effectivieness of applying preventive measures at District-level People’s Courts, Nghe An province. Keywords: Preventive measures, criminal cases, the People’s Courts. Điều 109 Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 quy định 08 biện pháp ngăn chặn (BPNC) gồm: Giữ người trong trường hợp khẩn cấp; bắt; tạm giữ; tạm giam; bảo lĩnh; đặt tiền để bảo đảm; cấm đi khỏi nơi cư trú; tạm hoãn xuất cảnh. Về bản chất, BPNC là các biện pháp mang tính cưỡng chế do các cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng theo trình tự, thủ tục tố tụng hình sự. Đối tượng áp dụng các biện pháp này là người bị tình nghi, bị cáo, người bị kết án trong các vụ án hình sự, nhằm ngăn chặn những hành vi nguy hiểm cho xã hội của họ, ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội, trốn tránh pháp luật hoặc có hành động gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành án. Tòa án nhân dân (TAND) cấp huyện là một chủ thể thường xuyên áp dụng các BPNC nhằm hỗ trợ quá trình giải quyết các vụ án hình sự. Tuy nhiên, khác với áp dụng BPNC của các cơ quan có thẩm quyền khác, việc áp dụng các BPNC của Tòa án nói chung và TAND cấp huyện nói riêng được tiến hành tại phiên tòa, do Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân tiến hành. Việc áp dụng các BPNC phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục, thẩm quyền; theo đó, cần thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ (đã được kiểm tra xác minh) để nghiên cứu. Bên cạnh đó, khi TAND cấp huyện áp dụng các BPNC, đòi hỏi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải là những người có trình độ nghiệp vụ chuyên môn vững vàng, đồng thời phải đảm bảo tính bất ngờ, khách quan và chính xác nhằm đạt hiệu quả cao nhất; không để đối tượng biết, bỏ trốn, tiêu huỷ chứng cứ hoặc gây cản trở quá trình giải quyết vụ án1. * Tòa án nhân dân huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An NGUYỄN BÁ KIÊN 39Số 04 - 2020 Khoa học Kiểm sát Hiện nay, tỉnh Nghệ An có 20 TAND cấp huyện (01 Tòa án thành phố Vinh, 02 Tòa án thị xã và 17 Tòa án cấp huyện). Từ năm 2015 đến hết năm 2019, TAND cấp huyện, tỉnh Nghệ An đã thụ lý giải quyết 9.858 vụ, với 15.976 bị cáo; trong đó, hầu hết các vụ án cũng như số bị cáo đã xét xử đều tăng qua mỗi năm1. Điều này cho thấy tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật hình sự trên địa bàn tỉnh Nghệ An có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Mặc dù số vụ án và bị cáo thụ lý hàng năm đều tăng nhưng tiến độ giải quyết, xét xử các vụ án hình sự của TAND cấp huyện vẫn đạt tỷ lệ cao. Tính bình quân trong 5 năm (2015 - 2019), tỷ lệ xét xử đạt 98% về số vụ; vượt từ 3 - 4% về số vụ và số bị cáo xét xử so với chỉ tiêu được giao hàng năm. Về cơ bản, công tác xét xử các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp huyện, tỉnh Nghệ An đạt chất lượng tốt, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; không có án oan, bỏ lọt tội phạm hoặc để quá thời hạn luật định. Đặc biệt, những vụ án trọng điểm phức tạp, được dư luận quan tâm đều được cấp sơ thẩm chuẩn bị kỹ về nội dung, có đường lối xét xử đúng đắn. TAND chủ động phối hợp với các cơ quan hữu quan và chính quyền địa phương tổ chức xét xử lưu động và án điểm 1.052 vụ án. Các phán quyết đưa ra được đông đảo nhân dân đồng tình ủng hộ, đáp ứng được yêu cầu tuyên truyền, giáo dục pháp luật. Góp phần làm nên những kết quả quan trọng và đáng khích lệ đó, trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự, TAND cấp huyện, tỉnh Nghệ An thường xuyên tiến hành các BPNC và phát huy cao vai trò, hiệu quả của biện pháp này. Trong đó nổi lên một số vấn đề sau: - Về áp dụng biện pháp tạm giam: Đây là BPNC được sử dụng thường xuyên nhất (chiếm 30,38% số vụ án hình sự thụ lý giải 1  Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An. quyết), do có tính nghiêm khắc nhất, giúp đảm bảo “an toàn” cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử, nhất là hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ bị can, bị cáo bỏ trốn hoặc gây khó khăn, cản trở cho các cơ quan tiến hành tố tụng hoặc tiếp tục phạm tội. Số trường hợp áp dụng biện pháp tạm giam có sự giảm nhẹ qua các năm, đồng thời số trường hợp có quyết định hủy bỏ biện pháp này chiếm tỉ lệ nhỏ, chỉ từ 0,01% - 0,02% và chỉ những trường hợp thực sự cần thiết, Tòa án mới áp dụng biện pháp này. TAND cấp huyện, tỉnh Nghệ An đã chủ động phối hợp nghiên cứu kỹ từng trường hợp áp dụng biện pháp tạm giam để tránh tình trạng phải ra quyết định hủy bỏ biện pháp này. Tuy nhiên, số trường hợp TAND tiến hành thay đổi biện pháp tạm giam hàng năm vẫn chiếm tỷ lệ khá cao, bởi lẽ khi Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) chuyển hồ sơ vụ án sang TAND đề nghị truy tố cũng đồng nghĩa với quá trình điều tra đã cơ bản hoàn tất, các căn cứ tạm giam đã thay đổi theo tình hình thực tế, vì vậy không cần thiết áp dụng biện pháp tạm giam nữa. Do đó, TAND cấp huyện, tỉnh Nghệ An đã quyết định thay đổi biện pháp tạm giam và áp dụng BPNC khác với họ. - Về áp dụng biện pháp bắt người: Từ năm 2015 đến năm 2019, biện pháp này được TAND cấp huyện, tỉnh Nghệ An sử dụng khá thường xuyên (chiếm 25,8% số vụ án hình sự thụ lý giải quyết), trong đó, áp dụng biện pháp bắt người trong trường hợp quả tang nhiều nhất (tăng nhẹ qua các năm), tiếp sau đó là bắt khẩn cấp, bắt người phạm tội tự thú, đầu thú và bắt người có quyết định truy nã. Trước khi áp dụng biện pháp bắt người, TAND đã tiến hành nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, hành vi phạm tội của các đối tượng và các quy định pháp luật có liên quan, do vậy, số đối tượng bị bắt sau đó trả tự do chiếm tỉ lệ rất ít. Điển hình, năm 2017 không có trường hợp nào, năm 2018 có 01 trường hợp, năm 2019 có 02 trường hợp. Đặc biệt, do có sự NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN... 40 Khoa học Kiểm sát Số 04 - 2020 phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tiến hành tố tụng khác nên không có trường hợp nào VKSND không phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp. - Về áp dụng biện pháp bảo lĩnh: Đối với biện pháp bảo lĩnh, các TAND cấp huyện, tỉnh Nghệ An thường áp dụng biện pháp bảo lĩnh thay thế cho biện pháp tạm giam do VKSND cùng cấp áp dụng trước đó trong giai đoạn xem xét hồ sơ vụ án hình sự phục vụ truy tố các bị can ra trước pháp luật. Biện pháp này thường được TAND áp dụng với các bị can có nhân thân tốt, có nơi cư trú rõ ràng và trong trường hợp tài liệu, chứng cứ làm rõ sự thật vụ án và hành vi phạm tội của các bị can đã được thu thập đầy đủ trong quá trình điều tra. Tuy nhiên, tỉ lệ áp dụng vẫn chiếm tỉ lệ nhỏ, mới chỉ đạt 11,4% số vụ án hình sự thụ lý giải quyết. Ngoài ra, do đặc trưng riêng của giai đoạn xét xử và đặc điểm các vụ án mà cấp huyện thụ lý nên những năm qua TAND cấp huyện, tỉnh Nghệ An không áp dụng các BPNC khác như: Tạm giữ, tạm hoãn xuất cảnh. Từ thực tiễn áp dụng các BPNC của TAND cấp huyện, tỉnh Nghệ An tiến hành những năm qua thấy rằng, việc áp dụng BPNC đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. TAND đã áp dụng khá thường xuyên, linh hoạt, hiệu quả và tuân thủ chặt chẽ các quy định pháp luật về áp dụng các BPNC đối với các bị cáo trong vụ án hình sự, qua đó hạn chế oan, sai và bỏ lọt tội phạm; bảo đảm tốt quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng, đặc biệt là người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; bảo đảm tính minh bạch, khách quan trong tố tụng hình sự. Các vụ án hình sự cơ bản được giải quyết đúng trình tự, thủ tục, thời hạn; việc áp dụng biện pháp bắt, tạm giam được tiến hành thận trọng, đã từng bước khắc phục tình trạng lạm dụng bắt khẩn cấp, tạm giam; tình trạng quá hạn tạm giữ, tạm giam. Tuy nhiên, quá trình áp dụng các BPNC vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, thiếu sót nhất định. Điển hình như: Một số Thẩm phán và cán bộ Tòa án chưa nhận thức sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng của các BPNC cũng như yêu cầu cần áp dụng các biện pháp này trong giải quyết vụ án hình sự; Một số trường hợp áp dụng chưa kịp thời, hợp lý, chưa đáp ứng toàn diện các điều kiện về căn cứ, đối tượng, trình tự thủ tục, đôi khi vẫn còn lạm dụng áp dụng biện pháp tạm giam; Quá trình áp dụng các BPNC, nhất là biện pháp tạm giam đôi khi còn tùy tiện, thiếu căn cứ, chưa đúng trình tự thủ tục; Sử dụng biện pháp tạm giam như một biện pháp nghiệp vụ chính trong khi biện pháp bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm ít được áp dụng, ít phát huy hiệu quả trong thực tiễn; Quy định của pháp luật còn nhiều vướng mắc, bất cập dẫn đến việc áp dụng pháp luật còn gặp khó khăn. Những hạn chế, thiếu sót nêu trên xuất phát từ một số nguyên nhân sau: Địa bàn địa lý, tự nhiên tỉnh Nghệ An rất rộng, có sự chênh lệch về điều kiện cơ sở vật chất giữa các Thành phố, thị xã với các huyện miền núi; Trình độ áp dụng pháp luật của các cán bộ tư pháp còn hạn chế; Tỷ lệ các vụ án hình sự xảy ra tại một số huyện không nhiều dẫn đến việc va chạm, cọ sát trong công việc chưa thường xuyên; Một số Thẩm phán chưa nhận thức đầy đủ, đúng đắn vai trò, vị trí, thẩm quyền của mình trong việc áp dụng các BPNC; Công tác phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong điều tra vụ án hình sự nói chung và trong áp dụng các BPNC nói riêng chưa đồng bộ, chưa đảm bảo phục vụ tốt cho công tác áp dụng BPNC nhằm giải quyết vụ án hình sự của TAND cấp huyện, tỉnh Nghệ An và thi hành án. Đặc biệt, một số quy định của pháp luật liên quan đến áp dụng các BPNC NGUYỄN BÁ KIÊN 41Số 04 - 2020 Khoa học Kiểm sát chưa rõ ràng, thống nhất nên khó áp dụng, cụ thể như: - Khoản 1, Điều 118 BLTTHS năm 2015 quy định thời hạn tạm giữ không được quá 03 ngày kể từ khi Cơ quan điều tra nhận người bị bắt. Như vậy, thời gian dẫn giải, chờ phê chuẩn của Viện Kiểm sát chưa có quy định cụ thể, dẫn đến bất lợi cho người bị bắt. Hơn nữa, trong một số trường hợp, Cơ quan điều tra ra lệnh tạm giữ từ khi bắt người, nhưng bắt và tạm giữ là hai biện pháp độc lập, có tính kế tiếp nhau nên không được tính thời gian này vào thời gian tạm giữ. - Quy định biện pháp bảo lĩnh chỉ nêu cá nhân hay tổ chức phải làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án nhưng không đề cập đến trách nhiệm của cá nhân, tổ chức nếu vi phạm cam kết. Điều này dẫn đến nhiều trường hợp vi phạm cam đoan và bị can bị áp dụng biện pháp bắt tạm giam, nhưng cá nhân, tổ chức không phải chịu bất kỳ chế tài nào. Những hạn chế, thiếu sót trên đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả áp dụng các BPNC nói riêng và quá trình giải quyết các vụ án hình sự của TAND cấp huyện nói chung; đến bảo đảm quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; gây ra những hậu quả không đáng có, làm giảm chất lượng tiến hành hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, giảm lòng tin của nhân dân đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật. Thời gian tới, do tác động của tình hình tội phạm thế giới, khu vực và các tỉnh khác trong cả nước, tình hình hoạt động của các loại tội phạm trên địa bàn tỉnh Nghệ An sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, có xu hướng gia tăng cả về tính chất và mức độ. Điều đó dẫn đến khối lượng công việc của TAND cấp huyện sẽ ngày càng nhiều và khó khăn hơn. Vì vậy, nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết các vụ án hình sự nói chung, một trong những nội dung quan trọng cần tập trung là phải nâng cao chất lượng, hiệu quả áp dụng các BPNC của TAND cấp huyện. Trong đó, tập trung làm tốt một số nội dung sau: Một là, đề nghị các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện các văn bản, quy định pháp luật liên quan đến áp dụng BPNC trong giải quyết vụ án hình sự để các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung và TAND cấp huyện nói riêng có cơ sở, căn cứ vững chắc áp dụng. Cụ thể: Thứ nhất, đối với trường hợp xét phê chuẩn của VKSND, khoản 5, Điều 119 BLTTHS năm 2015 quy định: “Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được lệnh tạm giam, đề nghị xét phê chuẩn và hồ sơ liên quan đến việc tạm giam, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn”. Việc quy định thời hạn nêu trên là phù hợp với tình hình thực tiễn, góp phần đảm bảo việc giải quyết vụ án được thực hiện kịp thời, nhanh chóng. Tuy nhiên, đối với các vụ án có tính chất phức tạp, có nhiều bị can, bị cáo nhưng các căn cứ để ra lệnh tạm giam chưa đầy đủ và VKS xét thấy cần được củng cố thêm về tài liệu, chứng cứ thì mới xét phê chuẩn. Vấn đề bất cập ở đây là nếu việc xác minh, củng cố tài liệu này quá thời hạn 03 ngày như quy định pháp luật về thời hạn xét phê chuẩn thì sẽ không đảm bảo việc thực hiện quyền năng này của VKS. Vì vậy, cần nghiên cứu theo hướng tăng thời hạn xét phê chuẩn cho VKS trong những trường hợp hồ sơ vụ án phức tạp, cần củng cố thêm tài liệu, chứng cứ. Việc quy định này cũng kéo theo trường hợp có thể kéo dài thêm thời hạn xét phê chuẩn khởi tố bị can, phê chuẩn lệnh bắt bị can để tạm giam. Mặc dù quy định này NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN... 42 Khoa học Kiểm sát Số 04 - 2020 làm tăng thêm thời gian giải quyết vụ án nhưng để đảm bảo tính chính xác trong việc áp dụng biện pháp tạm giam cũng như đảm bảo quyền bất khả xâm phạm về tự do của công dân thì nên ghi nhận quy định này trong BLTTHS. Thứ hai, để đảm bảo tính chặt chẽ trong áp dụng biện pháp bảo lĩnh, cần quy định rõ các căn cứ áp dụng. Theo đó, cần làm rõ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội đến đâu thì không áp dụng biện pháp bảo lĩnh. Thực chất của việc này là hướng đến phân loại những loại tội phạm nào thì cho phép bảo lĩnh và loại tội phạm nào thì không cho bảo lĩnh. Người nhận bảo lĩnh có thể là luật sư, người bào chữa cho bị can, bị cáo hoặc là cá nhân cư trú cùng địa phương với bị can, bị cáo nhằm bảo đảm sự giám sát xuyên suốt và kịp thời báo cáo ngay cho cơ quan chức năng khi phát hiện người được bảo lĩnh có biểu hiện vi phạm cam đoan. Đồng thời, cần quy định cụ thể các điều kiện đối với người nhận bảo lĩnh. Nếu họ vi phạm các nghĩa vụ cam đoan để người được bảo lĩnh thực hiện hành vi vi phạm pháp luật thì họ có thể bị phạt tiền hoặc các biện pháp xử lý khác phù hợp. Cần quy định về việc hạn chế bảo lĩnh, theo đó chỉ áp dụng biện pháp này khi có các điều kiện như: Bị can, bị cáo phạm tội lần đầu; có nơi cư trú rõ ràng; thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; phụ nữ có thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi; người tàn tật nặng hoặc đặc biệt nặng, người già, bệnh nặng, người chưa thành niên. Đồng thời, phải có căn cứ xác định sau khi được bảo lĩnh, bị can, bị cáo sẽ có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền và việc cho họ được bảo lĩnh không ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự tại địa phương. Không áp dụng biện pháp bảo lĩnh với bị can, bị cáo đã có tiền án, chưa được xóa án tích mà lại tiếp tục phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng; bị can, bị cáo bị bắt theo lệnh truy nã; phạm tội có tính chất chuyên nghiệp; người nghiện ma túy; hành vi phạm tội của bị can, bị cáo gây ảnh hưởng xấu trong dư luận xã hội. Hai là, thường xuyên phổ biến, quán triệt nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức cán bộ trong các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung và TAND cấp huyện nói riêng về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc áp dụng các BPNC, đồng thời bồi dưỡng nâng cao năng lực áp dụng biện pháp này trong quá trình tham gia giải quyết các vụ án hình sự. Theo đó, trước khi áp dụng cần nghiên cứu kỹ các căn cứ áp dụng BPNC hay áp dụng biện pháp khác. Chỉ áp dụng các BPNC trong xét xử khi có căn cứ xác định bị cáo có thể bỏ trốn, cản trở điều tra, truy tố, xét xử, tiếp tục phạm tội hoặc không có nơi cư trú cố định; cần xác định rõ trường hợp nào không áp dụng nhằm hạn chế việc lạm dụng các BPNC trong thực tiễn. Ba là, tăng cường công tác chỉ đạo và kiểm sát, kiểm tra việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các BPNC trong xét xử và xử lý nghiêm minh, kịp thời những vi phạm xảy ra trong áp dụng các biện pháp này. Theo đó, cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, đặc biệt là của TAND tỉnh, Ban Nội chính, Ủy ban kiểm tra các cấp nhằm tăng cường giám sát, chỉ đạo để các cơ quan tiến hành tố tụng đi đúng hướng. Cùng với đó, VKSND cần kiểm sát chặt chẽ hơn các hoạt động của TAND cấp huyện trong việc áp dụng các BPNC theo quy định của pháp luật. Mặt khác, các cơ quan tiến hành tố tụng cần cụ thể, minh bạch các thủ tục tố tụng theo quy định nhằm tăng hiệu quả giám sát của người dân đối với quá trình áp dụng biện pháp ngăn ngặn trong xét xử vụ án hình sự./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnang_cao_hieu_qua_ap_dung_cac_bien_phap_ngan_chan_trong_giai.pdf
Tài liệu liên quan