Tăng cường liên kết, hợp tác
- Tăng cường hợp tác quốc tế giữa các cơ sở đào
tạo trong và ngoài nước, tổ chức các khóa đào tạo
dài - ngắn hạn để các giảng viên có điều kiện học
hỏi ở các nước văn minh, phát triển.
- Kết hợp chặt chẽ giữa Nhà trường và doanh
nghiệp du lịch trong đào tạo và bồi dưỡng cho
người học, tạo điều kiện để người học có điều
kiện cọ xát và trải nghiệm thực tế cũng như mở
rộng cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên sau khi ra
trường. Muốn vậy, mối quan hệ giữa các giảng
viên trong khoa và ngoài trường cần mở rộng và
duy trì mối quan hệ với các doanh nghiệp du lịch,
nhà hàng, khách sạn trên địa bàn.
- Tăng cường mối quan hệ với các cựu sinh viên
thành đạt để có được sự hỗ trợ đối với sinh viên
trong và sau khi tốt nghiệp.
- Xây dựng kênh phản hồi từ các sinh viên sau
khi ra trường để có thông tin về chất lượng đào
tạo, đồng thời điều chỉnh và tìm hướng đối với giải
pháp quản lý dạy - học.
- Tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa các khoa chuyên
ngành du lịch và gia đình sinh viên, định kỳ gửi kết
quả học tập của sinh viên về gia đình để bố mẹ họ
nắm bắt được tình hình học tập của con cái để có
những định hướng kịp thời.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 308 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao hiệu quả đào tạo hướng dẫn viên du lịch tại Trường Đại học Sao Đỏ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
98
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(63).2018
Nâng cao hiệu quả đào tạo hướng dẫn viên du lịch
tại Trường Đại học Sao Đỏ
To improve efficiency of training tour guide at Sao Do University
Nguyễn Thị Sao, Trần Thị Mai Hương
Email: maisaobms@gmail.com
Trường Đại học Sao Đỏ
Ngày nhận bài: 25/01/2018
Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 10/10/2018
Ngày chấp nhận đăng: 27/12/2018
Tóm tắt
Trong xu thế toàn cầu hóa, sự hợp tác và cạnh tranh giữa các quốc gia trên thế giới trong lĩnh vực du
lịch ngày càng trở nên gay gắt. Mặc dù trong những năm gần đây, nguồn nhân lực ngành du lịch Việt
Nam đã không ngừng tăng trưởng và phát triển, song vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu thực tế của
xã hội. Bài viết này đề cập đến thực trạng đào tạo hướng dẫn viên du lịch tại khoa Du lịch và Ngoại ngữ
và các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng đào tạo hướng dẫn viên du lịch tại khoa Du lịch
và Ngoại ngữ, Trường Đại học Sao Đỏ, góp phần thúc đẩy chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực du lịch
trong tương lai.
Từ khóa: Du lịch; đào tạo; ngành Việt Nam học; hướng dẫn viên du lịch; hướng dẫn du lịch.
Abstract
In the globalization trend, the cooperation and competition among countries in tourism is becoming
strongly. The human resources in Vietnamese tourism have increased and developed recently, but they
haven’t met the demand of society. The article studies the training of tour guide and finds out the basic
solutions to improve the tour guide training quality at tourism and foreign language faculty at Sao Do
University and push the tourist human resource quality in the future.
Keywords: Tourism; training; Vietnamese study; tour guide; tour guiding.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Kinh nghiệm của các nước phát triển cho thấy
rằng, sự phát triển kinh tế của bất cứ một quốc gia
nào trên thế giới cũng cần phải có các nguồn lực
quan trọng như vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều
kiện kinh tế - xã hội và nhất là yếu tố con người...
Trong số các nguồn lực kể trên thì nguồn nhân
lực là quan trọng nhất, có tính quyết định đến sự
tăng trưởng và phát triển của các lĩnh vực. Một
quốc gia cho dù có các nguồn tài nguyên thiên
nhiên phong phú, nguồn vốn dồi dào, máy móc, kỹ
thuật hiện đại nhưng không có những con người
có trình độ để khai thác các nguồn lực đó thì khó
có thể đạt được sự phát triển tương xứng [3].
Người phản biện: 1. PGS.TS. Trần Thúy Anh
2. TS. Nguyễn Thị Kim Nguyên
Ngày nay, sự cạnh tranh giữa các quốc gia trên
thế giới trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch đang trở
nên gay gắt. Mặc dù nguồn nhân lực ngành du lịch
Việt Nam đã không ngừng vận động và phát triển
về quy mô, chất lượng, song vẫn chưa thể đáp
ứng được nhu cầu thực tế của xã hội. Vấn đề đặt
ra không nhỏ từ quá trình đào tạo cán bộ, nhân
viên du lịch của ngành.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để đánh giá được thực trạng đào tạo ngành hướng
dẫn du lịch tại Trường Đại học Sao Đỏ, tác giả đã
tiến hành sử dụng nhóm các phương pháp nghiên
cứu sau: phương pháp thu thập và nghiên cứu tài
liệu thông qua sách, báo, tạp chí, các tài liệu kỷ
yếu hội thảo về đào tạo và du lịch... nhằm thu thập
các thông tin cho bài báo của mình. Dựa trên các
tài liệu thu thập được, tác giả sử dụng thêm nhóm
LIÊN NGÀNH KHOA HỌC TRÁI ĐẤT - MỎ
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(63).2018 99
phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu để có
các đánh giá về hoạt động đào tạo ngành hướng
dẫn du lịch tại Trường Đại học Sao Đỏ. Ngoài ra,
với mục đích đánh giá lại chất lượng đào tạo và
tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo
hướng dẫn viên du lịch, phương pháp điều tra xã
hội học được tiến hành thông qua việc điều tra
bảng hỏi đối với sinh viên ngành Việt Nam học.
Việc điều tra bảng hỏi đối tượng là các sinh viên
khóa 3, 4 và khóa 5 với 50 mẫu phiếu khảo sát
sinh viên đã ra trường về tính hiệu quả trong đào
tạo của ngành hướng dẫn du lịch. Trên cơ sở
dữ liệu và số liệu có được, tác giả tiến hành xử
lý và tập hợp để có nguồn tư liệu chính xác cho
bài báo này.
3. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN VIÊN
DU LỊCH CỦA KHOA DU LỊCH VÀ NGOẠI NGỮ,
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ
Khoa Du lịch và Ngoại ngữ được thành lập năm
2006. Ngay trong bối cảnh ngành du lịch Việt Nam
đang trong tình trạng thiếu nguồn nhân lực có chất
lượng cao phục vụ đắc lực cho sự phát triển của
nền kinh tế đất nước, trong đó du lịch được coi là
ngành kinh tế trọng điểm. Phát huy truyền thống
dạy tốt, học tốt trên chặng đường 49 năm xây
dựng và trưởng thành của Trường Đại học Sao
Đỏ, khoa Du lịch và Ngoại ngữ đã nỗ lực vươn lên
thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao
trên mọi mặt trong nhiều năm liên tục.
3.1. Các điều kiện thực hiện đào tạo
Để khẳng định được chất lượng đào tạo của
mình trong những năm qua, khoa đã thu hút
được nhiều học sinh, sinh viên tham gia học tập,
trên 90% sinh viên tốt nghiệp ra trường có việc
làm ổn định và được các doanh nghiệp đánh giá
cao về kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, đặc
biệt là ý thức, thái độ và trách nhiệm với nhiệm
vụ chuyên môn được giao, điều đó được thể hiện
qua các điều kiện:
- Về đội ngũ quản lý: Đội ngũ cán bộ quản lý của
khoa luôn là đội ngũ tiên phong, chỉ đạo và xây
dựng định hướng cho sự phát triển của ngành
Việt Nam học, chuyên ngành hướng dẫn du lịch.
Luôn quan tâm sát sao đến chất lượng đào tạo và
thường xuyên đôn đốc kiểm tra hoạt động đào tạo
đảm bảo sự phát triển của ngành học trong tương
lai từ công tác tuyển sinh đến hoạt động đào tạo,
việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp.
- Về đội ngũ giảng viên: Với số lượng 19 giảng viên;
100% giảng viên có trình độ thạc sĩ, 01 tiến sĩ,
01 nghiên cứu sinh tại nước ngoài. Với trình độ
kiến thức chuyên môn vững vàng, giỏi về ngoại
ngữ và du lịch, đội ngũ giảng viên đều đảm bảo
tốt công tác giảng dạy. Trong năm học, bộ môn kết
hợp khoa đều xây dựng kế hoạch cho giảng viên
học tập thực tế nâng cao trình độ chuyên môn tại
các doanh nghiệp du lịch và các cơ sở đào tạo giúp
nâng cao kiến thức về du lịch.
Công tác nghiên cứu khoa học được coi là hoạt
động trọng tâm của giảng viên, luôn được chú
trọng, các đề tài luôn được nhóm tác giả cùng
hội đồng nghiên cứu khoa học thẩm định và rà
soát chặt chẽ, lựa chọn các đề tài liên quan đến
chuyên môn giảng dạy và về du lịch nhằm thúc
đẩy khả năng nghiên cứu và làm khoa học của
giảng viên. Các đề tài đều được ứng dụng vào
thực tế và giảng dạy chuyên ngành hướng dẫn
du lịch.
Giảng viên bên cạnh việc giỏi về chuyên môn,
yếu tố tâm huyết và lòng yêu nghề của đội ngũ
giảng viên trẻ trong khoa Du lịch và Ngoại ngữ
luôn được đánh giá cao bởi sức trẻ và sự tận tụy
vì mục tiêu đào tạo thế hệ sinh viên có trình độ và
năng lực tốt.
- Về chương trình đào tạo: Ngành Việt Nam học,
chuyên ngành hướng dẫn du lịch với những đặc
thù về chương trình đào tạo, định hướng chuẩn
đầu ra của ngành hướng đến việc cung cấp đội
ngũ nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao cho các
tỉnh khu vực phía Bắc. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên
có thể làm việc tại nhiều vị trí ban ngành, cơ quan
khác nhau.
+ Kiến thức chung: Trang bị cho sinh viên những
kiến thức về những nguyên lý cơ bản của Chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường
lối cách mạng Việt Nam; những kiến thức về khoa
học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên. Từ đó
sinh viên vận dụng được vào việc giải quyết các
vấn đề thực tiễn và tiếp thu kiến thức giáo dục
chuyên nghiệp, học tập nâng cao trình độ [6].
+ Kiến thức chuyên ngành: Trang bị cho sinh viên
những kiến thức cơ bản về văn hóa xã hội, địa lý,
lịch sử kinh tế, phong tục tập quán, tín ngưỡng,
tôn giáo của Việt Nam cũng như của một số
quốc gia và châu lục trên thế giới và địa phương
[6]. Trang bị cho cho sinh viên về khối kiến thức
100
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(63).2018
chuyên ngành: thiết kế tour du lịch, marketing du
lịch, nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, nghiệp vụ lữ
hành, quản trị kinh doanh lữ hành và có thể áp
dụng tốt vào hoạt động nghề nghiệp tương lai.
+ Kiến thức bổ trợ: Có kiến thức bổ trợ về nghiệp
vụ lễ tân ngoại giáo; nghiệp vụ lễ tân khách sạn;
văn hóa ẩm thực và nhiếp ảnh.
Đạt trình độ ngoại ngữ tiếng Anh trình độ B1 chuẩn
châu Âu, tiếng Trung cấp độ 2 - theo chuẩn HSK,
đạt trình độ B về tin học ứng dụng và các kỹ năng
nghiệp vụ liên quan đến du lịch.
+ Kỹ năng nghề nghiệp: Rèn luyện cho sinh viên
kỹ năng xây dựng nội dung thuyết trình và giới
thiệu về tình hình kinh tế, các giai đoạn lịch sử của
đất nước, các di tích lịch sử, phong tục, tập quán,
truyền thống văn hóa (vật thể và phi vật thể), đặc
trưng xã hội, môi trường,... của Việt Nam; Phát
triển kỹ năng quan sát, thu thập, phân tích, tổng
hợp, đánh giá thông tin và phát hiện sản phẩm du
lịch, giới thiệu sản phẩm du lịch cho sinh viên góp
phần nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch
và phát triển ngành du lịch. Rèn luyện cho sinh
viên khả năng quản lý điều hành tại các trung tâm
lữ hành, các tour du lịch nội địa và quốc tế: tổ
chức, kiểm soát và thiết kế tour du lịch; xây dựng
kế hoạch thực hiện các chiến lược phát triển du
lịch. Giúp sinh viên có kỹ năng giao tiếp, làm việc
nhóm trong môi trường đa quốc gia; có khả năng
cập nhật thông tin về pháp luật, phương pháp
quản lý; kinh nghiệm trong và ngoài nước liên
quan đến du lịch, ứng dụng và xây dựng kế hoạch
phát triển nghề trong tương lai [6].
- Về cơ sở vật chất: Một trong những yếu tố ảnh
hưởng đến chất lượng đào tạo của ngành hướng
dẫn du lịch là hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho
công tác đào tạo. Cơ sở vật chất là yếu tố quyết
định đến sự thành công hay thất bại của các tiết
giảng, nhất là các giờ thực hành, các buổi thuyết
trình... của sinh viên và giảng viên. Hiện nay,
Nhà trường đã trang bị cho các phòng học máy
chiếu, loa micro, phòng thực hành cùng những
thiết bị khác phục vụ hiệu quả cho việc giảng dạy
lý thuyết và cả thực hành trên lớp và ngoài điểm
du lịch. Hàng năm, khoa cũng đề xuất với Nhà
trường mua mới và bổ sung thêm các trang thiết
bị phục vụ việc dạy và học.
Khoa đã có mối quan hệ với nhiều doanh nghiệp
du lịch trên địa bàn tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh,
Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang... như Công ty cổ
phần Du thuyền Tuần Châu, Công ty TNHH và
Du lịch Tiến Phương, Công ty S Việt tour, Công
ty Du lịch An Tâm tour, Ban quản lý di tích thị
xã Chí Linh, Ban quản lý di tích Côn Sơn, Kiếp
Bạc, tạo điều kiện cho sinh viên trải nghiệm thực
tế, thực tập và học hỏi kiến thức từ các doanh
nghiệp, các điểm du lịch dưới sự hướng dẫn của
các giảng viên.
3.2. Kết quả đào tạo chuyên ngành hướng dẫn
du lịch tại Trường Đại học Sao Đỏ
3.2.1. Kết quả đào tạo
Bảng 1. Kết quả sinh viên đại học khóa 3, 4 và 5 tốt nghiệp
Khóa
Xuất sắc Giỏi Khá Trung bình Kém
SL % SL % SL SL SL % SL %
03VNH 0 0% 4 13,30% 26 86,7% 0 0% 0 0%
04VNH LT 0 0% 3 23,1% 10 76,9% 0 0% 0 0%
04VNH 0 0% 4 19 % 16 76,2% 1 4,8% 0 0%
05VNH 0 0% 3 27,3% 7 63,6% 1 4,8% 0 0%
Tổng 0 0% 14 18,4% 59 77,6% 3 3,9% 0 0%
(Nguồn: Khoa Du lịch và Ngoại ngữ)
Kết quả điều tra số lượng sinh viên tốt nghiệp ra
trường của các lớp đại học khóa 3, 04 VNHLT,
04, 05 VNH theo thống kê của khoa Du lịch và
Ngoại ngữ là hơn 80% sinh viên đã tìm được việc
làm. Như vậy, có thể thấy chất lượng đào tạo của
khoa đã đáp ứng được yêu cầu, đảm bảo sinh
viên ra trường tìm được công việc phù hợp với
năng lực của mình. Sinh viên ra trường tìm được
việc làm ngày càng tăng, tương ứng với các vị trí
đúng chuyên ngành du lịch thống kê trong bảng 2.
Tỷ lệ sinh viên ra trường tìm được việc làm phù
hợp với chuyên ngành đào tạo theo các khóa tốt
nghiệp được đánh giá là rất khả quan, sinh viên
xin được việc làm tập trung tại các thành phố lớn
LIÊN NGÀNH KHOA HỌC TRÁI ĐẤT - MỎ
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(63).2018 101
như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương,
Bắc Ninh...
Bảng 2. Thống kê vị trí việc làm của sinh viên
tốt nghiệp
TT Vị trí làm việc Số lượng
1 Quản lý 5
2 Lễ tân 8
3 Nhân viên văn phòng 7
4 Hướng dẫn viên 35
5 Nhân viên kinh doanh 15
Nguồn: Khoa Du lịch và Ngoại ngữ
Tuy nhiên, bên cạnh đó một thực tế cho thấy sau
khi ra trường sinh viên ngành Việt Nam học còn
gặp khó khăn về giao tiếp ngoại ngữ nên hầu hết
các em chỉ hướng dẫn du lịch cho các tour nội
địa, thu nhập theo mùa vụ du lịch. Một số sinh
viên khác thì vẫn làm trái ngành, trái nghề. Nghề
hướng dẫn viên lại đòi hỏi lòng yêu nghề, sức chịu
đựng và sự kiên trì cao nên nhiều sinh viên nữ còn
e ngại với nghề. Chính vì vậy, số lượng thí sinh thi
vào ngành hướng dẫn du lịch cũng như nhập học
vào ngành hướng dẫn rất thấp và giảm dần theo
các năm.
Để khắc phục tình trạng trên không còn cách
nào khác là chúng ta cần phải quan tâm tới việc
xây dựng mục tiêu và chương trình đào tạo cho
ngành hướng dẫn phù hợp với khả năng và trình
độ của học sinh, sinh viên cũng như nâng cao
chất lượng giảng dạy, phương pháp giảng dạy
của giảng viên.
Hiện nay, đổi mới chương trình đào tạo được coi
là bước đột phá và có tầm quan trọng đặc biệt.
Bởi lẽ, theo như đánh giá của nhiều nhà nghiên
cứu thì chương trình giáo dục đại học của Việt
Nam đang chứa đựng những bất cập lớn, chưa
thực sự hướng về nhu cầu của người học và nhu
cầu của xã hội. Và như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến
chất lượng đào tạo, thậm chí ảnh hưởng cả đến
quá trình hội nhập giáo dục.
Mục tiêu đào tạo của ngành Việt Nam học là sẽ
đào tạo ra những người hướng dẫn viên du lịch
hiểu biết về văn hóa Việt Nam và có trình độ ngoại
ngữ để có thể hướng dẫn du khách nước ngoài.
Tuy nhiên, những kiến thức về văn hóa và ngoại
ngữ các em mới chỉ chủ yếu được học qua sách
vở, ít có điều kiện đi thực tế tại điểm và thực hành
ngoại ngữ. Để nâng cao khả năng làm việc thực tế
của sinh viên, chúng ta nên dành nhiều thời gian
cho các em thực tập tại doanh nghiệp từ những
năm đầu tiên của quá trình học tập. Trong quá
trình thực tập tại thực tế, các em sẽ trang bị cho
mình những kiến thức làm việc thực tế và biết
rằng công việc đó đòi hỏi những kiến thức gì mà
các em cần có. Từ đó các em sẽ biết được mục
đích, động cơ học tập để định hướng học tập tốt
hơn cho công việc của mình.
Nội dung các môn học trong chương trình khung
đôi khi còn chồng chéo, nhất là không đảm bảo
sự liên thông dọc (giữa các trình độ đào tạo) và
liên thông ngang (giữa các ngành cùng trình độ).
Những bất cập trên cho thấy cần thiết phải đổi mới
chương trình đào tạo để có thể theo kịp yêu cầu
phát triển của Nhà trường, đưa Trường Đại học
Sao Đỏ trở thành trường đại học trọng điểm.
3.2.2. Đánh giá chung trong đào tạo hướng
dẫn viên du lịch
3.2.2.1. Mặt tích cực
Từ các nhóm yếu tố đã trình bày ở trên, chúng ta
nhận thấy được mặt tích cực lớn trong đào tạo
hướng dẫn viên du lịch tại khoa Du lịch và Ngoại
ngữ đó là sự quan tâm đầu tư phát triển lớn đến
ngành du lịch hiện nay của các cấp ngành liên
quan, của khoa và Nhà trường. Đại học Sao Đỏ
từ nhiều năm nay là cơ sở đào tạo tin cậy, môi
trường học tập tốt, năng động, các yếu tố trong
tổ chức dạy và học chuyên ngành hướng dẫn du
lịch, trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật được
đầu tư, tạo nền tảng cho các sinh viên có nhiều
cơ hội học tập. Khoa Du lịch và Ngoại ngữ và các
cơ sở giáo dục khác rất có ý thức trong việc bổ
sung hoàn thiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng
đội ngũ giảng viên và điều chỉnh chuẩn đầu ra cho
phù hợp. Áp dụng tiêu chuẩn kĩ năng nghề nghiệp
VTOS của Tổng cục Du lịch trong giảng dạy và
thực hành nhằm đào tạo ra đội ngũ hướng dẫn
viên chuyên nghiệp giỏi về kiến thức và chuyên
môn cũng như thực hành nghề nghiệp.
102
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(63).2018
Hoạt động trao đổi, tăng cường, duy trì mối quan
hệ giữa Nhà trường với các doanh nghiệp du lịch
cũng được quan tâm chú trọng và luôn có sự duy
trì gắn kết trong hợp tác đào tạo và cung cấp nhân
sự. Những ý kiến về mối quan hệ của Nhà trường
và doanh nghiệp trong quá trình đào tạo nguồn
nhân lực khá quan trọng. Nó góp phần nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực, khả năng đáp ứng
của nguồn nhân lực với thực tế công việc. Hầu
hết các ý kiến đều cho rằng việc trao đổi thông
tin, ký kết hợp đồng đào tạo là cần thiết. Hiệu quả
của các mối quan hệ cũng chiếm tỉ lệ tương đối.
Điều đó giúp cho sinh viên có cơ hội lựa chọn các
doanh nghiệp là các công ty du lịch lữ hành, các
nhà hàng, khách sạn, các khu nghỉ dưỡng và
các doanh nghiệp khác liên quan đến du lịch để
kiến tập và thực tập, nắm bắt được kiến thức từ
thực tế. Sinh viên sẽ có được sự linh động kết
hợp giữa lý thuyết và thực hành học hỏi được các
chuyên môn nghiệp vụ. Chính các buổi thực tế,
đợt kiến tập và thực tập là cơ hội để sinh viên va
chạm với doanh nghiệp giúp tìm kiếm cơ hội việc
làm sau khi ra trường nhờ sự cọ sát với những trải
nghiệm tại các doanh nghiệp.
Bảng 3. Thống kê nội dung và hình thức trao đổi giữa Nhà trường và doanh nghiệp
TT
Các nội dung và hình thức
quan hệ
Mức độ quan hệ Hiệu quả quan hệ
Cần
Rất
cần
Chưa
cần
1 2 3 4
1 Trao đổi cho nhau thông tin về đào tạo giữa Nhà trường và nhu cầu của doanh nghiệp 7 3 2 2 1 4
2 Ký kết các hợp đồng đào tạo bồi dưỡng 8 2 2 1 2 4
3 Doanh nghiệp tạo điều kiện về địa điểm, công việc cho HSSV thực tập, thăm quan thực tế 8 1 1 1 1 2 2
4 Đơn vị hỗ trợ về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học cho Nhà trường 0 0 10 6 1 2
5 Tổ chức cho cán bộ quản lý và giáo viên thăm quan thực tế tại doanh nghiệp (công ty) 9 0 1 2 2 2 4
6
Tham gia vào quá trình đánh giá, kiểm tra kiến thức,
kỹ năng của HSSV trong quá trình học tập, thực tập
hoặc thi tốt nghiệp
3 1 6 4 1 1 2
7 Tham gia xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với thực tế công việc của doanh nghiệp 3 0 7 6 1 2
8 Doanh nghiệp cử chuyên gia, tham gia cùng khoa giảng dạy cho SV 9 0 1 3 4 2
9 Doanh nghiệp tiếp nhận SV tốt nghiệp của khoa vào làm việc 10 0 0 2 3 2 2
10
Khoa, Nhà trường nhận thông tin phản hồi từ doanh
nghiệp về năng lực (đặc biệt là năng lực chuyên môn),
phẩm chất của đội ngũ lao động là SV của khoa,
trường làm việc tại các doanh nghiệp
9 1 0 3 3 2
Nguồn: Kết quả thống kê của khoa Du lịch và Ngoại ngữ
LIÊN NGÀNH KHOA HỌC TRÁI ĐẤT - MỎ
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(63).2018 103
Sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào quốc tế trên
nhiều lĩnh vực, sự phát triển của ngành du lịch
đang là cơ hội thúc đẩy để ngành Việt Nam học
chuyên ngành hướng dẫn du lịch phát triển mạnh
ở cả Việt Nam lẫn nước ngoài. Đây cũng được coi
là một mặt tích cực lớn trong đào tạo du lịch tại
Trường Đại học Sao Đỏ.
3.2.2.2. Mặt hạn chế
Bên cạnh những mặt tích cực, việc đào tạo hướng
dẫn viên du lịch cũng tồn tại không ít những hạn
chế trong việc đào tạo nghề. Hạn chế lớn nhất là
sự bất cập, thiếu đồng nhất trong chương trình
đào tạo, chưa thống nhất về cách đào tạo chuẩn
đầu ra cho sinh viên giữa các trường.
Sự cạnh tranh giữa các trường tại địa phương,
tỉnh lẻ với các trường trong thành phố lớn và khu
trung tâm. Hải Dương nằm trong tam giác của ba
thành phố Hải Phòng - Quảng Ninh và Hà Nội,
tại các tỉnh, thành phố này đều có nhiều trường
đào tạo về du lịch. Nguyên nhân là do tâm lý của
người học hiện nay, một bộ phận lớn người học
thích đến các thành phố lớn như Hà Nội, Hải
Phòng để học tập hơn là các tỉnh lẻ mặc dù chất
lượng đào tạo của trường luôn là mục tiêu hàng
đầu được đề ra.
Sinh viên tốt nghiệp ra trường còn kém về ngoại
ngữ, chưa mạnh dạn theo đuổi nghề nghiệp mình
đã học. Tại các tỉnh lẻ, cơ hội tiếp xúc thực hành
ngoại ngữ chưa nhiều.
4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO
TẠO HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH TẠI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC SAO ĐỎ
4.1. Đổi mới cập nhật chương trình đào tạo
- Hoàn thiện, nâng cao chương trình học theo
hướng chuẩn quốc tế, phù hợp với khung tiêu
chuẩn nghề VTOS, chương trình học đáp ứng yêu
cầu và nhu cầu của xã hội.
- Đa dạng hóa và đổi mới chương trình đào tạo
theo hướng đáp ứng yêu cầu - nhu cầu của xã hội.
Thường xuyên lấy ý kiến của các doanh nghiệp
sử dụng lao động, thậm chí cả khách du lịch nếu
có điều kiện để thiết kế chương trình đào tạo cho
phù hợp với thực tiễn. Tiến tới chuyên nghiệp hóa
bằng cách xây dựng chương trình đào tạo riêng
cho từng vị trí cụ thể trong ngành Việt Nam học.
4.2. Đa dạng hóa các phương pháp đào tạo
- Tăng cường thời lượng thực hành, thực tế; nâng
cao khả năng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên.
- Ngoài những kiến thức chuyên ngành thì ngoại
ngữ là yếu tố quan trọng, là điều kiện để xác định
lợi thế cạnh tranh của sinh viên du lịch so với các
sinh viên khác. Do đó, nâng cao chất lượng ngoại
ngữ của sinh viên là việc làm không thể thiếu.
Mỗi sinh viên sau khi tốt nghiệp phải hoàn thành
chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (IELTS, TOEFL,
B1...), khuyến khích sinh viên học thêm ngoại ngữ
thứ hai (tiếng Trung, Hàn, Nhật...).
- Thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, hội
thảo có các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh
vực du lịch đến trao đổi để sinh viên hiểu rõ
hơn và cập nhật nhanh các kiến thức mới mẻ
về ngành nghề.
- Khuyến khích các dự án khởi nghiệp của sinh
viên, kêu gọi các doanh nghiệp hỗ trợ đối với các
dự án nhiều tiềm năng.
- Tạo điều kiện để sinh viên ưu tú được học tập
tại các doanh nghiệp du lịch uy tín như Viettravel,
Saigontourist, Sinh cafe..., các nước trong khu
vực có hoạt động du lịch phát triển như Singapore,
Thái Lan, Malaysia...
- Mở rộng, tăng cường hoạt động của các câu lạc
bộ như câu lạc bộ lễ tân, câu lạc bộ tembilding,
câu lạc bộ hướng dẫn viên du lịch, câu lạc bộ
thuyết trình để tăng tính gắn kết và sự năng
động của sinh viên trong điều kiện đào tạo tín chỉ.
- Nhà trường, khoa cần giúp sinh viên định hướng
nghề nghiệp thông qua đội ngũ cố vấn học tập
và các câu lạc bộ chuyên ngành ngay từ khi họ
chuẩn bị nộp hồ sơ và dự thi vào trường.
- Sàng lọc, nâng cao yêu cầu về chất lượng đầu
vào đối với sinh viên ngành du lịch dựa trên các
tiêu chí: ngoại hình, ngoại ngữ, khả năng giao tiếp
- ứng xử, khả năng xử lý tình huống...
4.3. Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ đào tạo
- Tăng cường đầu tư vốn cho việc nâng cấp và
mở rộng các cơ sở đào tạo; đầu tư máy móc, thiết
bị hiện đại cho phòng học; đầu tư phòng thực
hành hướng dẫn du lịch, trang bị cho sinh viên
máy chiếu, loa micro và máy quay...
- Xây dựng thư viện điện tử để giảng viên và sinh
viên dễ dàng tiếp cận với hệ thống tài liệu tham khảo.
- Bổ sung các cơ sở, khu vực thực hành nghề
cho sinh viên, chẳng hạn trung tâm tư vấn du lịch,
phòng thực hành, máy quay...
104
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(63).2018
4.4. Nâng cao chất lượng giảng viên
- Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, đặc biệt
nâng cao về khả năng ngoại ngữ, khả năng nghiên
cứu khoa học và khả năng thực hành, thực tiễn.
Mỗi tuần, Nhà trường nên quy định số giờ làm việc
cụ thể cho từng giảng viên như sau: 2 ngày giảng
dạy, 2 ngày nghiên cứu khoa học, 1 ngày làm việc
thực tế tại các doanh nghiệp du lịch.
- Có chính sách hỗ trợ, khuyến khích đối với các
giảng viên có nhiều đóng góp trong quá trình
giảng dạy và nghiên cứu.
- Mỗi kỳ học lấy ý kiến sinh viên đối với chất lượng
giảng dạy của giảng viên. Đối với giảng viên nào
có tỷ lệ phàn nàn về công tác giảng dạy trên 50%
thì phải có hình thức cảnh báo, nếu quá 3 lần thì
đình chỉ giảng dạy, chuyển công tác khác.
- Nâng cao chuyên môn đội ngũ thẩm định, giám
sát viên về đào tạo du lịch, định kỳ mỗi năm 2 lần
sẽ thực hiện đánh giá toàn bộ các cơ sở đào tạo
du lịch trên cả nước.
- Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các giảng
viên, chuyên gia trình độ cao đã được đào tạo ở
nước ngoài về Việt Nam giảng dạy.
4.5. Tăng cường liên kết, hợp tác
- Tăng cường hợp tác quốc tế giữa các cơ sở đào
tạo trong và ngoài nước, tổ chức các khóa đào tạo
dài - ngắn hạn để các giảng viên có điều kiện học
hỏi ở các nước văn minh, phát triển.
- Kết hợp chặt chẽ giữa Nhà trường và doanh
nghiệp du lịch trong đào tạo và bồi dưỡng cho
người học, tạo điều kiện để người học có điều
kiện cọ xát và trải nghiệm thực tế cũng như mở
rộng cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên sau khi ra
trường. Muốn vậy, mối quan hệ giữa các giảng
viên trong khoa và ngoài trường cần mở rộng và
duy trì mối quan hệ với các doanh nghiệp du lịch,
nhà hàng, khách sạn trên địa bàn.
- Tăng cường mối quan hệ với các cựu sinh viên
thành đạt để có được sự hỗ trợ đối với sinh viên
trong và sau khi tốt nghiệp.
- Xây dựng kênh phản hồi từ các sinh viên sau
khi ra trường để có thông tin về chất lượng đào
tạo, đồng thời điều chỉnh và tìm hướng đối với giải
pháp quản lý dạy - học.
- Tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa các khoa chuyên
ngành du lịch và gia đình sinh viên, định kỳ gửi kết
quả học tập của sinh viên về gia đình để bố mẹ họ
nắm bắt được tình hình học tập của con cái để có
những định hướng kịp thời.
5. KẾT LUẬN
Chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng
hàng đầu quyết định sự thành công của du lịch
Việt Nam. Cải tạo và nâng cao chất lượng đào tạo
hướng dẫn viên là một quá trình lâu dài và cần có
sự chung tay của ba nhà: nhà trường - nhà doanh
nghiệp - Nhà nước. Hy vọng, với chiến lược và
giải pháp cụ thể và đúng đắn trong tương lai gần
chất lượng nguồn nhân lực gu lịch Việt Nam nói
chung và chất lượng đào tạo hướng dẫn viên tại
Trường Đại học Sao Đỏ sẽ được nâng cao, không
chỉ đáp ứng được yêu cầu của thị trường trong
nước mà có thể cạnh tranh với thị trường khu vực
và thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Trường Đại học Sao Đỏ (2012). Chương trình đào
tạo ngành Việt Nam học.
[2]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011). Chiến lược phát
triển nhân lực Việt Nam 2011-2020. Hà Nội.
[3]. Kỷ yếu hội thảo khoa học toàn quốc (2016). Đào
tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao - Thực
trạng và giải pháp. Nhà xuất bản Quốc gia.
[4]. Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành du
lịch giai đoạn 2011–2020. Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch.
[5]. Trần Khánh Đức (2008). Chất lượng đào tạo và
quản lý chất lượng đào tạo nhân lực trong nên
giáo dục hiện đại. Nhà xuất bản Đại học Quốc
gia, Hà Nội.
[7]. Trường Đại học Sao Đỏ (2018). Thông tin đào tạo
đại học chính quy theo hệ thống tín chỉ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nang_cao_hieu_qua_dao_tao_huong_dan_vien_du_lich_tai_truong.pdf