Nhóm các giải pháp hoàn thiện pháp
luật về hoạt động hỗ trợ ĐBQH
Như đã phân tích ở trên, Quốc hội cần
sớm ban hành một VBQPPL (có thể là Nghị
quyết) để quy định cụ thể, chi tiết về chức
năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, trình tự, thủ
tục hỗ trợ ĐBQH thực hiện quyền trình
SKPL của các cơ quan trực tiếp giúp việc
Quốc hội (VPQH, Viện NCLP và Văn
phòng Đoàn ĐBQH), cũng như cơ chế phối
hợp giữa các cơ quan này; đồng thời, quy
định về phạm vi, trách nhiệm của các cơ
quan, tổ chức có liên quan trong hệ thống
chính trị hỗ trợ khi ĐBQH thực hiện quyền
trình SKPL.
Trong bối cảnh hiện nay, việc trao
thẩm quyền hỗ trợ ĐBQH thực hiện quyền
SKPL cho ba chủ thể là VPQH, Viện NCLP
và Văn phòng Đoàn ĐBQH là cần thiết và
hợp lý. Tuy nhiên, tiến tới cần xây dựng và
ban hành một văn bản phân định rõ phạm vi
hỗ trợ, chức năng, nhiệm vụ giữa các chủ thể
này theo hướng lựa chọn một trong các tiêu
chí sau để xác định: Về phương thức thực
hiện quyền trình SKPL là trình sáng kiến
hay trình dự án; về nơi công tác thì ĐBQH
ở trung ương sẽ do VPQH và Viện NCLP hỗ
trợ, ở địa phương do Văn phòng Đoàn
ĐBQH hỗ trợ; về chuyên môn thì do Viện
NCLP là đầu mối hỗ trợ; về điều kiện bảo
đảm do VPQH và Văn phòng Đoàn ĐBQH
chịu trách nhiệm. Tùy theo việc phân định
chức năng của từng cơ quan theo tiêu chí
nhất định mà giao các điều kiện bảo đảm
cho cơ quan đó.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 187 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ Đại biểu quốc hội thực hiện sáng quyền lập pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 04(332) T2/2017
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
NÊNG CAO HIÏåU QUAÃ HOAÅT ÀÖÅNG HÖÎ TRÚÅ
ÀAÅI BIÏÍU QUÖËC HÖÅI THÛÅC HIÏåN SAÁNG QUYÏÌN LÊÅP PHAÁP*
Trần Tuyết Mai**
** TS. Giám đốc Trung tâm Thông tin khoa học Lập pháp - Viện Nghiên cứu Lập pháp
Thông tin bài viết:
Từ khoá: hoạt động hỗ trợ, sáng
quyền lập pháp.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài: 02/11/2016
Biên tập: 05/12/2016
Duyệt bài: 13/02/2017
Article Infomation:
Keywords: supporting
activities, legislative initiatives.
Article History:
Received: 02 Nov. 2016
Edited: 05 Dec. 2016
Approved: 13 Feb. 2017
Tóm tắt:
Nhận thức được vai trò của hoạt động hỗ trợ trong việc nâng cao chất
lượng hoạt động của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) nói chung và trong quá
trình thực hiện sáng quyền lập pháp nói riêng, nhóm tác giả đã đi sâu phân
tích, đánh giá thực trạng hoạt động hỗ trợ ĐBQH thực hiện sáng quyền
lập pháp (SQLP) trong thời gian qua. Từ đó đề xuất những giải pháp cụ
thể nhằm nâng cao chất lượng hoạt động nói trên theo các nhóm vấn đề:
i) tăng cường nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động hỗ trợ trong việc
thực hiện sáng quyền lập pháp; ii) hoàn thiện quy định pháp luật về hoạt
động hỗ trợ;iii) tăng cường hiệu quả việc tổ chức thực hiện (củng cố năng
lực bộ máy và nguồn nhân lực; xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan
trong và ngoài Quốc hội; xây dựng cơ chế thu hút chuyên gia; thiết lập cơ
chế và nâng cao chất lượng thông tin; xây dựng chế độ kinh phí đảm bảo
các hoạt động hỗ trợ ĐBQH thực hiện sáng quyền lập pháp).
Abstract:
Realizing the important role of supporting activities in improving the
working quality of MPs in general as well as in implementing the legisla-
tive initiatives in particular, the authors have deeply analyzed and assessed
the current situation of supporting activities to MPs in implementing the
legislative initiatives in the recent period of time. From which the authors
have proposed concrete solutions to improve the quality of the above men-
tioned activity based on specific groups of issues as follows: (i) increasing
the understanding on the importance of supporting activity in implement-
ing the legislative initiatives; (ii) completing the legal provisions support-
ing activity; (iii) improving the effectiveness of the organizational
implementation (in the form of stipulating the capacity of the machinery
and human resource; building up a coordinating mechanism among the
National Assembly inside and outside agencies; building up an appropriate
mechanism for attracting scholars and experts; establishing a mechanism
and improving the information quality; setting up an appropriate financial
regime ensuring the supporting activity to the MPs in implementing the
legislative initiatives).
* Bài viết có sử dụng nguồn thông tin từ Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Hỗ trợ ĐBQH thực hiện quyền trình sáng
kiến pháp luật – Cơ sở lý luận và thực tiễn” do Viện Nghiên cứu Lập pháp chủ trì, TS. Trần Tuyết Mai làm chủ nhiệm
năm 2015 - 2016.
Công tác hỗ trợ hoạt động của Quốc
hội và đại biểu Quốc hội là yếu tố quan
trọng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu
quả hoạt động lập pháp của Quốc hội, cũng
như việc thực hiện SQLP1 của ĐBQH. Hoạt
động hỗ trợ ĐBQH trong việc thực hiện
SQLP là tổng thể những cách thức và
phương tiện pháp lý, tài chính, thông tin,
nhân lực để trợ giúp cho ĐBQH trong
việc đưa ra kiến nghị, đề nghị xây dựng luật,
pháp lệnh, soạn thảo và trình dự án luật,
pháp lệnh trước Quốc hội, Ủy ban thường
vụ Quốc hội (UBTVQH)2. Trong trường
hợp thực hiện quyền trình dự án luật, pháp
lệnh, ĐBQH còn phải tiến hành nhiều hoạt
động khác như: phân tích chính sách đối với
dự án luật, pháp lệnh; tham vấn ý kiến công
chúng; chỉ đạo soạn thảo dự án luật, pháp
lệnh do mình trình; trình dự án trước Quốc
hội, UBTVQH; tiếp thu, chỉnh lý. Như vậy,
hỗ trợ ĐBQH thực hiện SQLP là hỗ trợ thực
hiện các hoạt động này.
Cơ sở pháp lý của hoạt động hỗ trợ
ĐBQH thực hiện SQLP là các quy định của
pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của
ĐBQH và nhằm hiện thực hoá vai trò của
ĐBQH. Hoạt động hỗ trợ ĐBQH là nhằm
đảm bảo nâng cao vị thế của đại biểu, quyền
được thông tin, kỹ thuật, đội ngũ tham mưu,
giúp việc, điều kiện tài chính trong hoạt
động lập pháp; đồng thời phải tuân thủ
những quy định của pháp luật về chế độ,
chính sách, tiêu chuẩn tương ứng của các đại
biểu, phù hợp với hệ thống quy định chung
của các cơ quan nhà nước.
Hoạt động hỗ trợ ĐBQH thực hiện
SQLP tồn tại và vận hành trong một môi
trường rộng hơn về chính trị, pháp lý, đặc
điểm của Quốc hội, bộ máy giúp việc chung
của Quốc hội, nhận thức, thái độ của các bên
liên quan. Do đó, hoạt động này chịu tác
động của các yếu tố sau: i) nhu cầu và nhận
thức của các bên; ii) khuôn khổ chính sách,
pháp luật chung; iii) môi trường hoạt động
của Quốc hội; iv) mô hình hoạt động của bộ
máy giúp việc.
1. Thực tiễn hoạt động hỗ trợ đại biểu
thực hiện sáng quyền lập pháp
Các yếu tố cấu thành của hoạt động hỗ
trợ ĐBQH thực hiện SQLP bao gồm: thông
tin, chuyên gia và nguồn nhân lực, tài chính.
Mỗi yếu tố cấu thành đều có vai trò riêng
trong việc nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt
động của ĐBQH nói chung, công tác lập
pháp nói riêng.
Trên cơ sở kết quả điều tra năm 20153,
nhiều ý kiến cho rằng, các điều kiện hỗ trợ
đại biểu thực hiện SQLP (quy định của pháp
luật, điều kiện về trang thiết bị, cơ sở vật
chất, về thông tin, nhân lực, tài chính) còn
thiếu, chưa phù hợp, là một trong những
nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong
việc thực hiện quyền. Mặc dù thời gian qua
đã có những quy định mới trong Luật Tổ
chức Quốc hội, Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật (VBQPPL) đề cập đến hoạt
động hỗ trợ đại biểu trong công tác lập pháp,
nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc cần giải
quyết để triển khai có hiệu quả.
Các quy định của pháp luật
Khoản 2 Điều 4 Nghị quyết số
45/2013/QH13 ngày 18/6/20134 quy định:
“Cơ quan, tổ chức, cá nhân tạo điều kiện
thuận lợi để ĐBQH thực hiện quyền sáng
4
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 04(332) T2/2017
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
1 SQLP hay còn gọi là quyền trình sáng kiến pháp luật, là một trong những quyền cơ bản của nghị sĩ các nước, trong
đó có đại biểu Quốc hội Việt Nam.
2 TS. Hoàng Văn Tú, “Cơ chế hỗ trợ ĐBQH trong thực hiện SQLP”, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2012.
3 Báo cáo khảo sát Hỗ trợ ĐBQH thực hiện SQLP, trong khuôn khổ Đề tài: “Hỗ trợ ĐBQH thực hiện quyền trình sáng
kiến pháp luật – Cơ sở lý luận và thực tiễn”, TS. Trần Tuyết Mai (Chủ nhiệm), 2015.
4 Nghị quyết số 45/2013/QH13 ngày 18/6/2013 của Quốc hội điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm
kỳ Quốc hội khóa XIII, năm 2013 và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014.
kiến pháp luật (SKPL) của mình. Văn phòng
Quốc hội (VPQH) có trách nhiệm tạo điều
kiện kinh phí và các điều kiện vật chất cần
thiết, Viện Nghiên cứu Lập pháp (NCLP)
của UBTVQH có trách nhiệm giúp ĐBQH
trong việc tổ chức xây dựng dự thảo, lập,
hoàn thiện hồ sơ theo quy định của Luật Ban
hành VBQPPL để trình UBTVQH, Quốc
hội xem xét đưa vào Chương trình”.
Nội dung này được luật hóa tại điểm
a, khoản 1 Điều 56 Luật Ban hành VBQPPL
năm 2015: “Đối với dự án, dự thảo do đại
biểu Quốc hội tự mình soạn thảo thì đại biểu
có thể đề nghị VPQH, Văn phòng Đoàn
ĐBQH, Viện NCLP, cơ quan, tổ chức có liên
quan hỗ trợ trong quá trình soạn thảo”.
Có thể thấy, quy định về trách nhiệm
của các chủ thể hỗ trợ ĐBQH trong Luật
Ban hành VBQPPL năm 2015 còn khá
chung chung, chưa phân định rõ đầu mối hỗ
trợ về nội dung và điều kiện đảm bảo như
Nghị quyết số 45/2013/QH13 của Quốc hội.
Ngay cả trong Nghị quyết số
45/2013/QH13 cũng chưa quy định rõ về
chức năng, nhiệm vụ, quy trình, thủ tục hỗ
trợ ĐBQH thực hiện SQLP của VPQH, Viện
NCLP và Văn phòng Đoàn ĐBQH. Cơ chế
phối hợp giữa Viện NCLP và VPQH trong
việc giúp ĐBQH thực hiện SQLP chưa rõ
ràng, dẫn đến sự lúng túng trong nhiều khâu
thực hiện. Bên cạnh đó, các quy định về
nguồn kinh phí cho công tác lập pháp hiện
nay chưa đầy đủ và chưa phù hợp với đặc
thù hoạt động hỗ trợ ĐBQH thực hiện SQLP
(ví dụ như hoạt động tham vấn, nghiên cứu
xây dựng và hoàn thiện hồ sơ đề xuất xây
dựng luật, pháp lệnh...).
Thông tin hỗ trợ ĐBQH
Khi tiến hành nghiên cứu thực hiện đề
tài “Hỗ trợ ĐBQH thực hiện quyền trình
sáng kiến pháp luật - Cơ sở lý luận và thực
tiễn”, nhóm nghiên cứu nhận thấy, có 53%
ĐBQH tham gia khảo sát5 đã đồng ý với
quan điểm cho rằng, sở dĩ các ĐBQH chưa
tích cực hoặc chưa từng có hoạt động trình
dự án luật là do “khả năng tiếp cận thông tin
còn hạn chế”. “Cơ chế hỗ trợ thông tin cho
các ĐBQH chưa kịp thời” nhận được 16%
ý kiến đồng thuận; “không có cơ chế hỗ trợ
thông tin đa chiều” được 34% ĐBQH tham
gia khảo sát đồng thuận, so với 65% không
tán đồng. Như vậy, riêng trong việc thực
hiện SQLP, đối với nhiều ĐBQH, việc tiếp
cận thông tin còn hạn chế, thông tin chưa kịp
thời, chưa đa chiều là nguyên nhân dẫn
đến những hạn chế trong thực hiện SQLP.
Theo đánh giá chung, chất lượng cung
cấp thông tin hỗ trợ hoạt động của ĐBQH
còn có khoảng cách so với yêu cầu. Đặc biệt
trong hoạt động lập pháp, đa số các đại biểu
cho rằng, thông tin hỗ trợ cho các hoạt động
lập pháp mới ở mức độ trung bình. Mặc dù
được cung cấp hàng ngàn trang tài liệu tại
mỗi kỳ họp Quốc hội, nhưng ĐBQH vẫn
thiếu thông tin hỗ trợ có chất lượng tốt, đã
qua xử lý, phân tích, so sánh để sử dụng
hiệu quả. Thông tin, tài liệu chưa phong phú,
đa dạng, chưa được khai thác rộng rãi từ các
nguồn khác nhau, còn dựa nhiều vào nguồn
thông tin từ các bộ, ngành. Việc nghiên cứu
chưa tập hợp được đội ngũ các chuyên gia
trong nhiều lĩnh vực, chưa đáp ứng được yêu
cầu thông tin phải toàn diện và chuyên sâu;
chưa có sự kết nối và cơ chế khai thác thông
tin hiệu quả từ các viện nghiên cứu và các
cộng tác viên6. Vì vậy, việc cung cấp thông
tin cho ĐBQH chưa thực sự bảo đảm tính
khách quan, độc lập.
Bên cạnh đó, hiện nay, hệ cơ sở dữ
liệu điện tử Quốc hội cũng chưa được xây
dựng hoàn chỉnh, có tính hệ thống phục vụ
hoạt động lập pháp cũng như phục vụ các
5
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 04(332) T2/2017
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
5 Báo cáo khảo sát Hỗ trợ ĐBQH thực hiện SQLP, tlđd.
6 Báo cáo khảo sát Hỗ trợ ĐBQH thực hiện SQLP, tlđd.
hoạt động giám sát, quyết định các vấn đề
quan trọng của đất nước. Ngoài các thông
tin trên Cổng thông tin của Quốc hội và
mạng nội bộ của VPQH, các ấn phẩm phát
hành định kỳ như Tạp chí Nghiên cứu Lập
pháp, Báo Đại biểu nhân dân, hiện còn
thiếu một mảng rất lớn thông tin có hệ thống
về các tài liệu tham khảo, các văn bản của
Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội,
cơ sở dữ liệu các công trình nghiên cứu về
Quốc hội, cập nhật kết quả nghiên cứu của
các chuyên gia, các nhà khoa học pháp luật
quốc tế, những vấn đề thời sự pháp lý quốc
tế v.v.. Hệ cơ sở dữ liệu này không chỉ phục
vụ ĐBQH mà còn giúp cho việc nghiên cứu
về Quốc hội và các vấn đề liên quan đến
khoa học lập pháp, khoa học chính trị... của
các cơ quan tham mưu của Quốc hội.
Nhân lực hỗ trợ ĐBQH
Theo khảo sát của chúng tôi, về
nguyên nhân khách quan thiếu hỗ trợ nguồn
nhân lực cho hoạt động trình dự án luật dẫn
đến sự hạn chế thực hiện SQLP của ĐBQH,
có 61% người được hỏi cho rằng, ĐBQH
hoàn toàn không được hỗ trợ về nguồn nhân
lực; 36,7% cho rằng ĐBQH được hỗ trợ về
nhân lực nhưng nguồn nhân lực chưa đa
dạng, chỉ khoảng hơn một nửa số đại biểu
chọn không đồng ý với ý kiến này (63,3%)7.
Như vậy, có thể thấy đa số đại biểu nhận
định có phần tiêu cực về những hỗ trợ về
nguồn nhân lực trong quá trình thực hiện vai
trò đại biểu nói chung, cũng như trong việc
chuẩn bị cơ sở trình dự án luật nói riêng. Số
ĐBQH kiêm nhiệm nhận định về sự thiếu
hụt hoàn toàn nguồn nhân lực hỗ trợ cho đại
biểu cao hơn số ĐBQH chuyên trách (64%
so với 59%).
Thực tế cho thấy, bộ máy giúp việc
cho Quốc hội hiện nay còn trong tình trạng
mất cân đối giữa cơ cấu chuyên viên nghiên
cứu, tham mưu về chuyên môn và phục vụ
về hành chính - hậu cần; tỷ lệ chuyên viên
nghiên cứu so với hành chính, phục vụ còn
thấp. Hơn nữa, chuyên viên tham mưu, phục
vụ hiện nay có trình độ, hiểu biết chuyên sâu
về pháp luật cũng chưa đồng đều. Năng lực
tham mưu, nghiên cứu, thông tin càng tỏ ra
hạn chế trong mối tương quan so sánh với
khối lượng công việc cần phải thực hiện,
trong đó có lĩnh vực lập pháp. Ở địa phương,
khả năng và kỹ năng khai thác thông tin của
chuyên viên Văn phòng Đoàn ĐBQH còn
yếu, nhất là kỹ năng khai thác thông tin trên
mạng Internet8.
Hơn nữa, cá nhân ĐBQH chưa được
xác định là đối tượng phục vụ của bộ máy
giúp việc. Cá nhân đại biểu, ngoại trừ các
chức danh có tiêu chuẩn thư ký theo quy
định (chỉ có các thành viên UBTVQH có thư
ký giúp việc) thì hoàn toàn chưa được quy
định về nhân lực giúp việc. Chính vì vậy,
trong hoạt động, mỗi ĐBQH đều phải tự
mình tìm hiểu về các nội dung, kể cả ĐBQH
chuyên trách ở trung ương và địa phương.
Tài chính hỗ trợ ĐBQH
Việc xây dựng dự án luật, pháp lệnh
cần có chi phí tài chính. Để giúp ĐBQH làm
việc này, luật pháp (cả Quy chế hoạt động
của ĐBQH, Đoàn ĐBQH và Luật Ban hành
VBQPPL) chỉ quy định chung: “VPQH bảo
đảm điều kiện cần thiết cho Ban soạn thảo
dự án luật, dự án pháp lệnh do ĐBQH
trình”. Nguồn lực cho việc trình SKPL, chi
phí cho công tác xây dựng pháp luật hiện
nay vẫn rất thấp, chưa thực sự tạo điều kiện
cho đại biểu sử dụng khoản kinh phí eo hẹp
này để khuyến khích đội ngũ tư vấn, giúp
việc trong quá trình nghiên cứu, tham mưu
cho ĐBQH.
6
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 04(332) T2/2017
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
7 Báo cáo khảo sát Hỗ trợ ĐBQH thực hiện SQLP, tlđd.
8 Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Bình, Văn phòng với việc hỗ trợ, tham mưu ĐBQH trong hoạt động lập pháp ở
Đoàn ĐBQH - Thực trạng và kiến nghị, Hà Nội, 2013.
Cũng tương tự những nhận định về
nguyên nhân xuất phát từ việc thiếu hụt hỗ
trợ nhân lực, 58,3% ĐBQH được hỏi cho
rằng, họ không nhận được những hỗ trợ cần
thiết để hoàn thành quyền và nghĩa vụ trình
dự án luật của mình; 39,6 % số ĐBQH được
hỏi cũng cho rằng việc hỗ trợ tài chính hiện
nay là chưa đủ9.
Bên cạnh đó, những hạn chế, vướng
mắc liên quan đến hoạt động hỗ trợ ĐBQH
thực hiện SQLP như đã đề cập còn xuất phát
từ những nguyên nhân khác nữa, như: nhận
thức, khuôn khổ pháp luật, cách thức tổ chức
công việc, năng lực của con người.
2. Một số gợi ý nâng cao hiệu quả hoạt
động hỗ trợ đại biểu Quốc hội thực hiện
sáng quyền lập pháp
Qua nghiên cứu, có thể đưa ra 03
nhóm vấn đề cần giải quyết, đó là: tăng
cường nhận thức; hoàn thiện pháp luật; làm
rõ quy trình triển khai hoạt động hỗ trợ
ĐBQH trong việc thực hiện SQLP.
Nhóm giải pháp tăng cường nhận
thức về tầm quan trọng của hoạt động hỗ trợ
ĐBQH trong việc thực hiện SQLP
- Cần xác định tăng cường hoạt động
hỗ trợ ĐBQH thực hiện quyền trình SKPL
nhằm góp phần phát huy tốt hơn vai trò đại
diện của đại biểu dân cử;
- Cần coi việc tăng cường hoạt động
hỗ trợ ĐBQH thực hiện SKPL là nhằm góp
phần nâng cao trách nhiệm của ĐBQH trước
cử tri và nhân dân;
- Tăng cường hoạt động hỗ trợ ĐBQH
thực hiện SKPL để hướng đến thay đổi nhận
thức, tư duy về hoạt động lập pháp; nâng cao
vai trò của ĐBQH trong hoạt động lập pháp.
Nhóm các giải pháp hoàn thiện pháp
luật về hoạt động hỗ trợ ĐBQH
Như đã phân tích ở trên, Quốc hội cần
sớm ban hành một VBQPPL (có thể là Nghị
quyết) để quy định cụ thể, chi tiết về chức
năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, trình tự, thủ
tục hỗ trợ ĐBQH thực hiện quyền trình
SKPL của các cơ quan trực tiếp giúp việc
Quốc hội (VPQH, Viện NCLP và Văn
phòng Đoàn ĐBQH), cũng như cơ chế phối
hợp giữa các cơ quan này; đồng thời, quy
định về phạm vi, trách nhiệm của các cơ
quan, tổ chức có liên quan trong hệ thống
chính trị hỗ trợ khi ĐBQH thực hiện quyền
trình SKPL.
Trong bối cảnh hiện nay, việc trao
thẩm quyền hỗ trợ ĐBQH thực hiện quyền
SKPL cho ba chủ thể là VPQH, Viện NCLP
và Văn phòng Đoàn ĐBQH là cần thiết và
hợp lý. Tuy nhiên, tiến tới cần xây dựng và
ban hành một văn bản phân định rõ phạm vi
hỗ trợ, chức năng, nhiệm vụ giữa các chủ thể
này theo hướng lựa chọn một trong các tiêu
chí sau để xác định: Về phương thức thực
hiện quyền trình SKPL là trình sáng kiến
hay trình dự án; về nơi công tác thì ĐBQH
ở trung ương sẽ do VPQH và Viện NCLP hỗ
trợ, ở địa phương do Văn phòng Đoàn
ĐBQH hỗ trợ; về chuyên môn thì do Viện
NCLP là đầu mối hỗ trợ; về điều kiện bảo
đảm do VPQH và Văn phòng Đoàn ĐBQH
chịu trách nhiệm. Tùy theo việc phân định
chức năng của từng cơ quan theo tiêu chí
nhất định mà giao các điều kiện bảo đảm
cho cơ quan đó.
Ngoài ra, pháp luật cần phải có những
quy định ràng buộc trách nhiệm của các cơ
quan, tổ chức từ trung ương đến địa phương
có trách nhiệm tham gia hỗ trợ ĐBQH về
nhân lực, thông tin, tư liệu, khảo sát, đánh
giá trong quá trình thực hiện SQLP. Các cơ
quan trực tiếp tham mưu, hỗ trợ ĐBQH sẽ
được giao nhiệm vụ làm đầu mối triển khai
các công việc theo yêu cầu của ĐBQH. Có
như vậy, việc thực hiện SQLP của ĐBQH
mới có cơ hội thành công trên thực tế.
7
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 04(332) T2/2017
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
9 Báo cáo khảo sát Hỗ trợ ĐBQH thực hiện SQLP, Tlđd.
(Xem tiÕp trang 14)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_ho_tro_dai_bieu_quoc_hoi_thuc_hi.pdf