Nâng cao hiệu quả việc kê khai, kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn

Thực hiện các hoạt động tuyên truyền, nâng cao ý thức trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn trong việc thực hiện nhiệm vụ kê khai và kiểm soát tài sản, thu nhập. Qua thực tiễn 10 năm thực hiện Luật PCTN năm 2005 cho thấy “số người đứng đầu bị xử lý trách nhiệm khi để xảy ra tham nhũng còn ít so với số vụ việc tham nhũng được phát hiện. Nguyên nhân là còn có sự bao che, thiếu kiên quyết, nể nang, né tránh trong xử lý”12. Nâng cao nhận thức của người có chức vụ, quyền hạn thực hiện nhiệm vụ kê khai phải trung thực, đầy đủ, rõ ràng, đúng thời hạn các thông tin về số lượng, giá trị tài sản, thu nhập và những biến động về tài sản, thu nhập phải kê khai và tự chịu trách nhiệm về những thông tin đã kê khai trước cơ quan, đơn vị, trước pháp luật. - Thực hiện nguyên tắc công khai tài sản, thu nhập tại thời điểm ứng cử, bầu cử hoặc trước khi được bổ nhiệm đối với những người có chức vụ, quyền hạn. Kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới cho thấy, biện pháp công khai tài sản, thu nhập của một số cá nhân ra tranh cử hay trước khi được bổ nhiệm một vị trí nào đó trong bộ máy nhà nước giúp cho xã hội có được những thông tin cần thiết và theo dõi sự biến động về tài sản, thu nhập của người có chức vụ quyền hạn. Từ đó, việc công khai hóa việc kê khai tài sản, thu nhập này ngăn chặn được những hành vi trục lợi, rửa tiền hoặc những hoạt động phi pháp khác, góp phần tích cực trong công tác đấu tranh PCTN

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 337 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao hiệu quả việc kê khai, kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC KÊ KHAI, KIỂM SOÁT TÀI SẢN, THU NHẬP CỦA NGƯỜI CÓ CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN1 1 Bài viết có sử dụng kết quả nghiên cứu của Đề tài khoa học cấp Bộ “Xây dựng pháp luật về kiểm soát thu nhập, tài sản của cán bộ, công chức, viên chức - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” năm 2017-2019 của Viện Nghiên cứu Lập pháp, do TS. Nguyễn Hoàng Thanh làm Chủ nhiệm. Tóm tắt: Thời gian qua, việc kê khai và kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở nước ta còn nhiều bất cập, hình thức và chưa đạt hiệu quả cao. Thực trạng này có nhiều nguyên nhân, có cả những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Để bảo đảm việc kê khai, kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn đạt hiệu quả cao cần những giải pháp đồng bộ, toàn diện. Thực hiện những giải pháp đó là trách nhiệm không chỉ từ phía người có chức vụ, quyền hạn mà cả cơ quan quản lý cán bộ, các cơ quan chuyên trách, cơ quan có thẩm quyền, cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Hoàng Minh Hội* * TS. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Abstract Recent years, the declaration and supervision of assets and incomes of the persons with powerful positions in Vietnam are carried out in inappropriate and ineffective manner. This situation is resulted from several reasons, including both objective and subjective one. It is required consistent and comprehensive solutions for the declaration and supervision of assets and incomes of the persons so that it would provide high efficient results. These solutions need to be under the performance with responsibility not only from the persons in charge but also from the administration entities, the specialized agencies, the competent agencies; and both the political system and the whole society. Thông tin bài viết: Từ khóa: kê khai, kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; phòng, chống tham nhũng Lịch sử bài viết: Nhận bài : 14/03/2019 Biên tập : 10/04/2019 Duyệt bài : 17/04/2019 Article Infomation: Keywords: declaration and supervision of assets and incomes of the persons with powerful positions, anti-corruption. Article History: Received : 14 Mar. 2019 Edited : 10 Apr. 2019 Approved : 17 Apr. 2019 1. Mục đích của việc kê khai, kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn Trong nền công vụ hiện đại, việc kê khai, kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn sẽ góp phần minh bạch hóa hoạt động hệ thống công vụ; ngăn chặn, phòng ngừa những hành vi lợi dụng NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 25Số 7(383) T4/2019 chức vụ, quyền hạn vì động cơ vụ lợi. Theo đó, người có chức vụ, quyền hạn có trách nhiệm kê khai, giải trình và chứng minh thu nhập của mình theo đúng quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, việc kê khai, kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn cũng được coi là một trong những biện pháp ngăn chặn sự dịch chuyển bất hợp pháp, tẩu tán tài sản. Đây còn là biện pháp góp phần phòng ngừa, đấu tranh phòng, chống tham nhũng (PCTN). Thực hiện có hiệu quả việc kê khai, kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn sẽ góp phần xây dựng chế độ công vụ liêm chính, công khai, minh bạch và hiệu quả. 2. Quan điểm, chủ trương của Đảng về kê khai, kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn Nhận thức được ý nghĩa và vai trò của việc kê khai, kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, Đảng ta đã sớm quan tâm và có những chủ trương và biện pháp để thực hiện có hiệu quả vấn đề này. Nghị quyết số 04-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã chỉ rõ: “Thực hiện nghiêm việc kê khai tài sản, thu nhập theo quy định; xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải trình và giám sát việc tăng giảm tài sản của cán bộ, đảng viên. Cơ quan đề xuất đề bạt, bổ nhiệm cán bộ phải tiến hành thẩm định, xác minh, đánh giá tính trung thực của việc kê khai tài sản, thu nhập và công khai theo quy định”. Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 03/01/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản, Quy định số 85-QĐ/TW ngày 23/5/2017 của Bộ Chính trị về kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản của cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, thể hiện tinh thần nêu gương và yêu cầu nêu gương đối với cán bộ cấp cao trong công tác kê khai và kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản. Thể chế hóa quan điểm của Đảng về kê khai, kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, Nhà nước đã ban hành nhiều quy định pháp luật, bảo đảm thực hiện có hiệu quả việc kê khai, tài sản thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn như Luật PCTN năm 2005, (sửa đổi, bổ sung năm 2007 và 2012) và gần đây là Luật PCTN năm 2018, Luật Cán bộ, công chức năm 2008, Luật Viên chức năm 2010, Luật Đấu thầu năm 2013, Luật Thanh tra năm 2010, Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012, Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2012, Luật Kiểm toán năm 2014, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Bộ luật Hình sự năm 2015 3. Thực trạng thực hiện việc kê khai, kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn Các quy định pháp luật đã tạo hành lang pháp lý cho hoạt động kê khai, kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn. Hàng năm, việc kê khai tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn được tiến hành ở các cấp, các ngành trong hệ thống chính trị diễn ra theo đúng trình tự, thủ tục. Những năm gần đây, việc thực hiện chi trả lương và các khoản phụ cấp cho cán bộ, công chức, viên chức nói chung và người có chức vụ, quyền hạn nói riêng đã được thực hiện qua tài khoản ngân hàng. Nhờ có các biện pháp tuyên truyền thực hiện quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước về kê khai tài sản, thu nhập, ý thức của những người trong diện phải kê khai tài sản, thu nhập được nâng cao. Công tác kê khai tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn đã góp phần nâng cao trách nhiệm giải trình và minh bạch của hệ thống công vụ. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc kê khai, kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn tồn NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 26 Số 7(383) T4/2019 tại những hạn chế, bất cập nhất định. Việc kê khai và kiểm soát tài sản thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn vẫn còn hình thức. Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Luật PCTN nhận định: “Việc kê khai tài sản, thu nhập còn nặng về hình thức; hầu hết các bản kê khai chưa được kiểm tra, xác minh, kiểm chứng; chưa giúp cho các cơ quan chức năng kiểm soát được những biến động về tài sản của người có chức vụ, quyền hạn”2. Việc quản lý bản kê khai của người có chức vụ, quyền hạn vẫn do cơ quan quản lý cán bộ của người kê khai thực hiện. Một số người có chức vụ, quyền hạn thuộc diện cấp ủy quản lý có sự kiểm tra của cấp ủy đảng cùng cấp. Phần lớn các bản kê khai tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn không được xác định đánh giá mức độ trung thực của người khai, trừ một số bản kê khai thuộc những đối tượng có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Nhìn chung, việc kê khai và kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn còn mang tính nội bộ, khép kín, các “bản kê khai không được công khai cho tất cả mọi người, dù là trực tuyến hay khi có yêu cầu cá nhân bằng văn bản. Các chế tài xử phạt chỉ mang tính kỷ luật, trừ khi có bất kỳ tội phạm nào khác như tội hối lộ có liên quan tới một sự bất thường trong bản kê khai”3. Việc kê khai tài sản được tiến hành hàng năm hoặc trước khi được bổ nhiệm đối với người có chức vụ, quyền hạn nhưng cán bộ, công chức ở cơ quan nơi người đó công tác và nhân dân nơi cư trú rất khó có thông tin về việc kê khai thu nhập của người có chức 2 Chính phủ (2016) Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Luật PCTN, tr. 16. Nguồn 3 Tạ Thu Thủy (2018), Kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn - Biện pháp quan trọng nhằm PCTN; Nguồn trong-nham-phong-chong-tham-nhung-182682. 4 Tạ Thu Thủy (2018), tlđd. 5 Chính phủ (2016) Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Luật PCTN, tr. 16, 17. Nguồn 6 Nguồn: VOV.vn “29 người nộp lại quà tặng, xử lý 5 người vi phạm kê khai tài sản”, truy cập ngày 01/06/2018 vụ, quyền hạn. “Điều này dẫn đến khó khăn trong việc so sánh, đánh giá đúng những tài sản mà người có nghĩa vụ kê khai đang sở hữu. Do đó, việc kê khai đúng hay không, hợp lý hay không hợp lý khó định danh được chính xác”4 vì nhiều nội dung trong bản kê khai tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn thường không được bộ phận tiếp nhận xác minh, kiểm tra lại thông tin trong bản kê khai. Trong trường hợp người thuộc diện kê khai phải kê khai tài sản, thu nhập kê khai không đúng, không trung thực bị cơ quan, tổ chức phát hiện thì tùy theo mức độ có thể bị xử lý kỷ luật. Tuy nhiên, hàng năm, số người kê khai tài sản, thu nhập không đúng, không trung thực bị phát hiện không nhiều. Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Luật PCTN (2006 - 2016) cho thấy, “tỷ lệ kê khai tài sản, thu nhập đúng thời hạn đã đạt 99,5%, công khai đạt tỷ lệ 98,3%. Qua 10 năm đã xác minh được 4.859 trường hợp, phát hiện, xử lý kỷ luật 17 người kê khai tài sản không trung thực. Ngoài ra, còn có 70 người bị xử lý kỷ luật do vi phạm quy định về tổ chức thực hiện việc kê khai tài sản, thu nhập”5. Năm 2017, có 78 người được xác minh tài sản, thu nhập. Qua việc xác minh tài sản, thu nhập của cơ quan có thẩm quyền, phát hiện và xử lý 5 trường hợp vi phạm về kê khai tài sản, thu nhập6. Theo Báo cáo công tác PCTN của Chính phủ, trong năm 2018, số người đã kê khai tài sản, thu nhập là 1.136.902 người, đạt tỷ lệ 99,8% so với số người phải kê khai. Số bản kê khai đã công khai là hơn 1,13 triệu bản, đạt tỷ lệ 99,8%, NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 27Số 7(383) T4/2019 còn 1.679 bản kê khai chưa được công khai dưới cả hai hình thức (công khai ở cuộc họp và theo hình thức niêm yết), chiếm 0,2%7. Tuy nhiên, Báo cáo thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về công tác PCTN năm 2018 cho thấy: “trách nhiệm giải trình của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong nhiều trường hợp chưa được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đã gây nghi ngờ trong dư luận, làm ảnh hưởng tới hiệu quả của công tác phòng ngừa tham nhũng. Đặc biệt, năm 2018 số lượng bản kê khai là rất lớn nhưng chỉ phát hiện 06 trường hợp vi phạm cho thấy biện pháp này chưa phát huy hiệu quả trong PCTN”8. Hiện nay, việc kê khai, kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn còn hình thức, thiếu tính đồng bộ. Những quy định pháp luật về kê khai, kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn chưa đạt hiệu quả cao. Có thể chỉ ra những nguyên nhân của thực trạng trên đây: - Quy định pháp luật liên quan đến việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức nói chung và người có chức vụ, quyền hạn chưa đồng bộ, đầy đủ. “Quy định về công khai, minh bạch còn chưa mang tính bao quát, thiếu các biện pháp bảo đảm thực hiện, đặc biệt là trình tự, thủ tục giải quyết các yêu cầu về cung cấp thông tin. Các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập chưa đủ mạnh để kiểm soát tài sản, thu nhập; còn vướng mắc về trình tự, thủ tục giải trình, xác minh tài sản, thu nhập; chưa có quy định về việc 7 Nguồn: baomoi.com “Số quan chức phải kê khai tài sản hàng năm chỉ còn 4.000 - 5.000 người”, truy cập ngày 11/12/18. 8 Quốc hội (2018), Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV: Báo cáo thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về công tác PCTN năm 2018. Nguồn: ngày 13/11/2018. 9 Chính phủ (2016) Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Luật PCTN, tr. 16, 17. Nguồn 10 Chính phủ (2016) Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Luật PCTN, tr. 16. Nguồn 11 Chính phủ (2016) Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Luật PCTN, tr. 16. Nguồn xử lý tài sản, thu nhập không được giải trình một cách hợp lý...”9. - Việc kê khai, kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn còn thực hiện độc lập, thiếu sự gắn kết phối hợp với các biện pháp khác như thực hiện trách nhiệm giải trình của người có chức vụ, quyền hạn đối với tài sản, thu nhập của mình. - Việc thực hiện thanh toán bằng tiền mặt trong đời sống xã hội ở nước ta còn khá phổ biến, do vậy khó kiểm soát các giao dịch có sử dụng tiền mặt. Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Luật PCTN nhận định: “Việc thanh toán bằng tiền mặt vẫn còn phổ biến, gây khó khăn cho việc phát hiện các hành vi trốn thuế, rửa tiền, tham nhũng... Tuy nhiên, hành lang pháp lý trong lĩnh vực thanh toán không dùng tiền mặt chưa hoàn thiện, cơ sở hạ tầng về công nghệ chưa đáp ứng được yêu cầu”10. Điều này gây khó khăn cho việc kê khai, kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn. - Ý thức của một số bộ phận người có chức vụ, quyền hạn trong việc kê khai tài sản, thu nhập chưa cao, chưa tự giác. - Trách nhiệm của người đứng đầu ở một số cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa được phát huy, chưa thực sự được đề cao. Một số cơ quan, đơn vị “người đứng đầu chưa thực sự quan tâm, quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, chưa thực sự gương mẫu trong thực hiện việc kê khai, công khai bản kê khai tài sản, thu nhập”11. - Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 28 Số 7(383) T4/2019 sát việc thực hiện kê khai tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn chưa được tiến hành thường xuyên. Một số vụ việc có phát hiện những dấu hiệu không trung thực của người kê khai nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền xử ký kịp thời, nghiêm minh. - Công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về kê khai tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở một số cơ quan, đơn vị chưa được quan tâm, chưa hiệu quả, bị xem nhẹ hoặc thực hiện việc kê khai tài sản, thu nhập đối với người có chức vụ, quyền hạn còn hình thức. 4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả việc kê khai, kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn Nhằm nâng cao hiệu quả việc kê khai, kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, trong thời gian tới, chúng ta cần thực hiện một số giải pháp sau đây: - Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các quy định của pháp luật về PCTN trong Luật PCTN năm 2018; tiếp tục quán triệt tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 33-CT/TW, Nghị định số 78/2013/NĐ-CP, Thông tư số 08/2013/TT- TTCP về minh bạch tài sản, thu nhập ở các cơ quan, đơn vị, các cấp, các ngành, các địa phương; nâng cao nhận thức về công tác kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; xác định việc kê khai tài sản, thu nhập là nhiệm vụ thường xuyên hàng năm, là giải pháp quan trọng trong công tác đấu tranh PCTN ở nước ta; khẩn trương ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Luật PCTN năm 2018 trong đó tiến hành xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về bản kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức nói chung và người có chức vụ, quyền hạn nói riêng. Xây dựng kiện toàn các cơ quan có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát việc kê khai tài sản của người có chức vụ quyền hạn theo Luật PCTN năm 2018. Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập cần xây dựng kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập đối với người có chức vụ, quyền hạn; quy định cụ thể về thẩm quyền yêu cầu, kiến nghị xác minh tài sản, thu nhập của cơ quan có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát tài sản; nội dung xác minh tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc tài sản, thu nhập. Cơ quan có thẩm quyền cần kiểm tra, xác minh những nội dung trong bản kê khai tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn theo nguyên tắc ngẫu nhiên, định kỳ hoặc kiểm tra đột xuất khi có những dấu hiệu biến động tài sản bất thường của người có chức vụ, quyền hạn. Xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp không kê khai, chậm hoặc kê khai tài sản, thu nhập không trung thực. Thực hiện nghiêm trách nhiệm giải trình về nguồn gốc tài sản tăng thêm, những giao dịch, khoản chi tiêu có giá trị lớn hoặc có dấu hiệu bất thường đối với người có trách nhiệm phải kê khai tài sản, thu nhập. Thúc đẩy các biện pháp thanh toán không dùng tiền mặt. Giải pháp này cần được thực hiện đối với người có chức vụ, quyền hạn là mọi chi tiêu của người có chức vụ, quyền hạn liên quan đến ngân sách nhà nước đều phải được chuyển khoản. Đối với những khoản thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn phát sinh từ các hoạt động kinh doanh, hay góp vốn, được tặng, cho, được hưởng lợi hoặc thừa kế tài sản thì được kiểm soát thông qua cơ quan thuế. Nhanh chóng cải cách chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức nói chung và những người có chức vụ, quyền hạn nói riêng. Cải cách chế độ tiền lương, bảo đảm tiền lương phải là nguồn thu nhập chính, bảo đảm cuộc sống của người được hưởng lương; thực hiện chế độ tiền lương hợp lý góp phần tích cực trong công tác đấu tranh NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 29Số 7(383) T4/2019 PCTN. Khi chế độ tiền lương hợp lý, cùng với việc kiểm soát tốt các nguồn thu nhập thì người có chức vụ, quyền hạn ý thức được rằng nếu hành vi tham nhũng của họ bị phát hiện và xử lý thì bản thân họ và gia đình sẽ bị áp dụng các chế tài nghiêm khắc nhất của pháp luật và chịu những tổn thất về vật chất và tinh thần. Hơn nữa, thực hiện chế độ tiền lương hợp lý sẽ đảm bảo xây dựng đựợc đội ngũ cán bộ có năng lực, người có chức vụ, quyền hạn tận tâm thi hành công vụ, phục vụ nhân dân. Thực hiện việc công khai bản kê khai tài sản của người có chức vụ, quyền hạn tại nơi cư trú. Tăng cường sự giám sát của Mặt trận Tổ quốc các cấp, các đoàn thể chính trị - xã hội, cơ quan báo chí và nhân dân địa phương. Cần thực hiện việc công khai tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn tại nơi cư trú để nhân dân được biết và giám sát việc kê khai có trung thực hay không. Tuy nhiên, Nhà nước cần có những biện pháp bảo đảm an toàn và các quyền lợi khác liên quan đến việc phải công khai bản kê khai tài sản, thu nhập tại nơi cư trú cho người có chức vụ, quyền hạn. Có cơ chế để tiếp nhận thông tin khiếu nại, tố cáo nhanh chóng, hiệu quả và bảo vệ người khiếu nại, tố cáo, cung cấp thông tin liên quan đến việc kê khai tài sản, thu nhập có dấu hiệu không trung thực của người có chức vụ, quyền hạn. Sự tham gia của xã hội và nhân dân vào việc phát hiện những hành vi kê khai tài sản, thu nhập không trung thực là điều cần thiết. Tuy nhiên, khi tiếp nhận những thông tin về kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, cơ quan có thẩm quyền phải tổ chức kiểm tra, xác minh nghiêm túc đối với các trường hợp có tố cáo người thuộc diện phải kê khai tài sản không trung 12 Chính phủ (2016) Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Luật PCTN, tr. 16. Nguồn thực trong việc kê khai. Đồng thời, cơ quan có thẩm quyền phải có phương án bảo vệ thông tin và bảo đảm sự an toàn cho người cung cấp thông tin. Thực hiện các hoạt động tuyên truyền, nâng cao ý thức trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn trong việc thực hiện nhiệm vụ kê khai và kiểm soát tài sản, thu nhập. Qua thực tiễn 10 năm thực hiện Luật PCTN năm 2005 cho thấy “số người đứng đầu bị xử lý trách nhiệm khi để xảy ra tham nhũng còn ít so với số vụ việc tham nhũng được phát hiện. Nguyên nhân là còn có sự bao che, thiếu kiên quyết, nể nang, né tránh trong xử lý”12. Nâng cao nhận thức của người có chức vụ, quyền hạn thực hiện nhiệm vụ kê khai phải trung thực, đầy đủ, rõ ràng, đúng thời hạn các thông tin về số lượng, giá trị tài sản, thu nhập và những biến động về tài sản, thu nhập phải kê khai và tự chịu trách nhiệm về những thông tin đã kê khai trước cơ quan, đơn vị, trước pháp luật. - Thực hiện nguyên tắc công khai tài sản, thu nhập tại thời điểm ứng cử, bầu cử hoặc trước khi được bổ nhiệm đối với những người có chức vụ, quyền hạn. Kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới cho thấy, biện pháp công khai tài sản, thu nhập của một số cá nhân ra tranh cử hay trước khi được bổ nhiệm một vị trí nào đó trong bộ máy nhà nước giúp cho xã hội có được những thông tin cần thiết và theo dõi sự biến động về tài sản, thu nhập của người có chức vụ quyền hạn. Từ đó, việc công khai hóa việc kê khai tài sản, thu nhập này ngăn chặn được những hành vi trục lợi, rửa tiền hoặc những hoạt động phi pháp khác, góp phần tích cực trong công tác đấu tranh PCTN NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 30 Số 7(383) T4/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnang_cao_hieu_qua_viec_ke_khai_kiem_soat_tai_san_thu_nhap_cu.pdf
Tài liệu liên quan