Nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu tuyển dụng khi vừa tốt nghiệp ra trường của sinh viên quản trị kinh doanh

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN5 1.1 Khái niêm5 1.1.1 Quản trị là gì? 5 1.1.2 Nhà quản trị.5 1.2 Khái niệm về doanh nghiệp6 1.2.1 Doanh nghiệp6 1.2.2 Các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam.6 1.3 Các yêu cầu cơ bản khi tuyển dụng nhân viên của doanh nghiệp hiện nay tại Việt Nam8 1.3.1Bối cảnh kinh tế:.8 1.3.2Các yêu cầu cơ bản 13 1.3.3 Năng lực của sinh viên quản trị kinh doanh 16 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CỦA SINH VIÊN QUẢN TRỊ KINH DOANH HIỆN NAY KHI MỚI RA TRƯỜNG 2.1 Tổng quan 20 2.1.1 Lương 20 2.1.2 Nghề nghiệp :21 2.1.3 Môi trường làm việc 23 2.2 Vấn đề học tập của sinh viên quản trị kinh doanh 26 2.2.1 Nhận thức và thái độ học tập của sinh viên quản trị kinh doanh 26 2.2.2 Kết quả học tập 32 2.3 Kỹ năng mềm của sinh viên quản trị 37 CHƯƠNG 3:YÊU CẦU TUYỂN DỤNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY 48 3.1 Các yêu cầu chủ yếu khi tuyển dụng nhân viên của doanh nghiệp 49 3.2 Đánh giá của doanh nghiệp đối với sinh viên quản trị khi mới ra trường52 CHƯƠNG 4: BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC 57 4.1 Tổng quan 57 4.2 Ý kiến 58 KẾT LUẬN

pdf61 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1897 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu tuyển dụng khi vừa tốt nghiệp ra trường của sinh viên quản trị kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
triển, nhất là tăng khả năng chống đỡ trước những hàng rào thương mại. Đây là thay đổi cơ bản, có giá trị thực tiễn rất lớn, bởi nó dẫn đến hiệu ứng khuyến khích cộng đồng DN tăng cường đầu tư, thay đổi công nghệ nhằm mở rộng quy mô sản xuất, đẩy mạnh XK. 13 Từ đó, nền kinh tế được bổ sung thêm những năng lực sản xuất mới và cải thiện một bước về sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Điều này cũng lý giải vì sao một số tổ chức quốc tế đánh giá, đây là sự thay đổi và tác động rất tích cực mang tên "niềm tin mới". Cũng nhờ "bùng nổ" đầu tư và XK, nên hoạt động hợp tác, giao lưu giữa các tổ chức, DN trong nước với đối tác quốc tế cũng diễn ra khá đa dạng, tạo cơ hội cho sự tiếp nhận công nghệ, kỹ năng quản lý hiện đại, tạo ra lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao theo hướng chuyên nghiệp; từ đó, nền kinh tế được bổ sung những "tài nguyên mềm" 1.3.2Các yêu cầu cơ bản 1.3.2.1 Kiến thức của nhân viên: Kiến thức hay tri thức là: Các thông tin, các tài liệu, các cơ sở lý luận, các kỹ năng khác nhau, đạt được bởi một tổ chức hay một cá nhân thông qua các trải nghiệm thực tế hay thông qua sự giáo dục đào tạo; các hiểu biết về lý thuyết hay thực tế về một đối tượng, một vấn đề, có thể lý giải được về nó; Là những gì đã biết, đã được hiểu biết trong một lĩnh vực cụ thể hay toàn bộ, trong tổng thể; Các cơ sở, các thông tin, tài liệu, các hiểu biết hoặc những thứ tương tự có được bằng kinh nghiệm thực tế hoặc do những tình huống, hoàn cảnh cụ thể. Kiến thức giành được thông qua các quá trình nhận thức phức tạp: quá trình tri giác, quá trình học tập, tiếp thu, quá trình giao tiếp, quá trình tranh luận, quá trình lý luận, hay kết hợp các quá trình này. 14 Như vậy, kiến thức của nhân viên là toàn bộ các thông tin, kiến thức đã được đào tạo hay trải nghiệm của nhân viên nhằm mục đích giải quyết công việc của tổ chức, công ty. 1.3.2.1 Khả năng là việc của sinh viên: Là khả năng sinh viên vận dụng kiến thức đã tích lũy trong trường, trong đời sống để vận dụng vào công việc của tổ chức, công ty 1.3.2.3 Trách nhiệm đối với doanh nghiệp Trách nhiệm đối với Doanh nghiệp là cam kết của nhân viên đối với doanh nghiệp, là sự cống hiến phục vụ lợi ích chung của tổ chức nhằm phát triển bền vững, qua đó nâng cao chất lượng cuộc sống cho bản thân người lao động và gia đình, cộng đồng địa phương và xã hội nói chung. Vậy trách nhiệm của nhân viên đối với nhân doanh nghiệp bao gồm: - Giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa công ty - Bảo vệ quyền lợi cho tập thể cà tổ chức - Bảo vệ môi trường 1.3.2.4 Đạo đức và nhân cách Đạo đức là gì? Đạo đức được định nghĩa như sau: đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, qui tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh cách đánh giá và cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, 15 chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi sức mạnh của truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội. Đạo đức là một hệ thống các giá trị. Quan niệm về nhân cách ở Việt Nam. Ở Việt Nam theo tác giả Nguyễn Ngọc Bích trong cuốn Tâm lý học nhân cách thì chưa có một định nghĩa nhân cách nào một cách chính thống. Song cách hiểu của người Việt Nam về nhân cách có thể theo các mặt sau đây: 1.Nhân cách được hiểu là con người có đức và tài hay là tính cách và năng lực hoặc là con người có các phẩm chất: Đức, trí, thể, mỹ, lao (lao động). 2. Nhân cách được hiểu như các phẩm chất và năng lực của con người. 3. Nhân cách được hiểu như phẩm chất của con người mới: Làm chủ, yêu nước, tinh thần quốc tế vô sản, tinh thần lao động. 4. Nhân cách được hiểu như mặt đạo đức, giá trị làm người của con người. Theo cách hiểu này, tác giả Nguyễn Quan Uẩn trong cuốn tâm lý học đại cương (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội) nêu lên định nghĩa nhân cách như sau: Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân, biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của con người. Nhân cách là sự tổng hoà không phải các đặc điểm cá thể của con người mà chỉ là những đặc điểm quy định con người như là một thành viên của xã hội, nói lên bộ mặt tâm lý - xã hội, giá trị và cốt cách làm người của mỗi cá nhân. Như vậy, đạo đức là một phương thức điều chỉnh hành vi của con người. Đã là một thành viên của xã hội,hay trong một tổ chức con người phải chịu sự giáo dục nhất định về ý thức đạo đức, một sự đánh giá đối với hành vi của mình và trong hoàn cảnh nào đó còn chịu sự khiển trách của lương tâm…Cá nhân phải chuyển hóa những đòi hỏi của tổ chức, xã hội và những biểu hiện của chúng thành nhu 16 cầu, mục đích và hứng thú trong hoạt động của mình. Biểu hiện của sự chuyển hóa này là hành vi cá nhân tuân thủ những ngăn cấm, những khuyến khích, những chuẩn mực phù hợp với những đòi hỏi của xã hội… 1.3.3 Năng lực của sinh viên quản trị kinh doanh 1.3.3.1 Kiến thức chuyên môn Học tập: Là quá trình sinh viên học tập tại trường đại học. Là sự tổng hợp kiến thức và thái độ học tập trong suốt quá trình rèn luyện. Là năng lực tiếp thu và tích lũy tốt kiến thức tại trường đại học của sinh viên. Kết quả học tập Là kết quả cuối cùng chứng minh năng lực tiếp thu kiến thức chuyên môn của sinh viên trong suốt quá trình rèn luyện tại trường. Kết quả này thể hiện trong các bản điểm và các chứng chỉ học tập của sinh viên. 1.3.3.2 Kỹ năng mềm Kỹ năng truyền đạt: Là khả năng truyền đạt thông tin giữa các cá nhân, các phòng ban trong một tổ chức hay giữa các cá nhân với nhau nhằm truyền đạt thông tin của người muốn truyền đạt đến đối tượng tiếp thu. Là khả năng con người có thể phối hợp các khả năng truyền thông tin và nhân phản hồi thông tin trước đám đông. Trong một tổ chức hay một công ty, kỹ năng thuyết trình trước đám đông thông thường liên quan đến vấn đề trình bày ý kiến 17 thức chuyên môn và khả năng xử lý xung đột đám đông trước quần chúng. Để đạt được kỹ năng này, cá nhân trong một tổ chức phải có sự tự tin và kiến thức chuyên môn vững vàng. Kỹ năng ngoại ngữ: Là khả năng vận dụng ngôn ngữ thứ hai, ngôn ngữ khác ngôn ngữ bản xứ để phục vụ tốt cho công việc của tổ chức và công ty. Tùy vào nhu cầu hợp tác của doanh nghiệp mà mỗi tổ chức yêu cầu nhân viên thông tạo một ngoại ngữ khác nhau (thông dụng nhất hiện nay là tiếng Anh). Kỹ năng tin học: Là khả năng vận dụng các kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu công việc trong một tổ chức như sử dụng thành thạo các phần mềm : Microsof ofice, Eview, SPSS… Kỹ năng hoạt động đội nhóm Nhóm là hai hay nhiều cá nhân – có tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau – những người đến với nhau để đạt được những mục tiêu chung (trang 153; Hành Vi Tổ Chức; Nguyễn Hữu Lam) Kỹ năng hoạt động đội nhóm là khả năng con người có thể kết hợp hài hòa trong một tổ chức vì quyền lợi cá nhân và quyền lợi tập thển cùng hướng đến một mục tiêu chung. Kỹ năng giao tiếp 18 Là kỹ năng con người có thể hài hòa các mối quan hệ với con người, bao gồm các mối quan hệ cơ bản và không cơ bản nhằm phục vụ đời sống tổng thể của con người trong lĩnh vực và đời sống. 1.3.3.3 Nhận thức và hành vi của sinh viên quản trị Nhận thức: Theo quan điểm triết học Mác-Lênin, nhận thức được định nghĩa là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễ Hành vi Hành vi :là những cảm xúc, suy nghĩ và hành động có tính chất tương đối nhất thời và không theo quy ước để phản ứng lại ảnh hưởng trong một tình huống nào đó. Tóm tắt: Trong chương 1 chúng tôi đã giới thiệu tổng quan tình hình kinh tế xã hội thế giới và VIệt Nam trong thời gian qua. Chúng ta có thể nhận thấy xã hội đang thay đổi trên nhiều mặt. Sự thay đổi này diễn ra nhanh đến chóng mặt. Chắc hẳn chúng ta đã thấy được rằng, để tồn tại và phát triển trong một thế giới luôn vận động như thế, không có cách nào khác, chúng ta cũng phải biến đổi cùng với nó, thậm chí là vượt qua sự biến đổi đó. Đó là sự biến đổi hướng về tương lại, thời gian đang là một biến số đáng sợ. Như vậy thật là kinh khủng nếu như hôm nay, chúng ta không biết phải đi như thế nào. Thật là khủng khiếp nếu như bạn và tôi không hề có một kế hoạch cho tương lai. 19 Và sẽ như thế nào nếu như chúng ta bị bỏ mất cơ hội thăng tiến chỉ vì những lí do rất đơn giản đời thường “ nhân viên không hiểu sếp và không bao giờ được sếp giao cho bất cứ một trách nhiệm nào cả”. Bạn có muốn điều đó diễn ra với bạn không. Vậy thì hôm nay, mời bạn tìm hiểu lí do vì sao sinh viên và doanh nghiệp không tìm được tiếng nói chung ngay từ giây phút đầu tiên. 20 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CỦA SINH VIÊN QUẢN TRỊ KINH DOANH HIỆN NAY KHI MỚI RA TRƯỜNG 2.1 Tổng quan Chúng tôi đã khảo sát hơn 200 sinh viên là sinh viên năm 4 khoa quản trị kinh doanh của trường Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh về nhu cầu của họ sau khi mới ra trường và thu được kết quả như sau : ( đã qua xử lý SPSS) 2.1.1 Lương Mức lương khởi điểm Frequen cy Percent Valid Percent Cumulativ e Percent Nhỏ hơn 3 triệu 7 3.5 3.5 3.5 Từ 3 đến 4 triệu 62 30.7 30.7 34.2 Từ 4 đến 5 triệu 81 40.1 40.1 74.3 Lớn hơn 5 triệu 52 25.7 25.7 100.0 Valid Total 202 100.0 100.0 21 Nhận xét : Sau quá trình khảo sát chúng tôi thu được kết quả như trên. Theo biểu đồ ta nhận thấy được nhu cầu thu nhập của sinh viên Quản Trị Kinh Doanh vừa mới tốt nghiệp như sau: 40% sinh viên mong muốn mức lương khởi điểm sau khi ra trường là khoảng từ 4 triệu VNĐ đến 5 triệu VNĐ; 31% mong muốn thu nhập khởi điểm sau khi ra trường với mức lương lớn hơn 5 triệu VNĐ; Còn lại 3% khảo sát chỉ có nhu cầu mức lương khởi điểm dưới 3 triệu VNĐ. Nhìn chung có đến 97% mong muốn thu nhập trung bình khởi điểm trên 3 triệu VNĐ khi mới tốt nghiệp ra trường. Trên đây là nhu cầu của sinh viên mới ra trường về thu nhập khởi điểm của mình. Trong nền kinh tế này nay khi mà sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Nhu cầu nhân lực trẻ ngày càng cao. Nguồn nhân lực trẻ là thế hệ của tương lai, thế hệ của sự phát triển, vậy doanh nghiệp tại Việt Nam sẵn sằng chi trả cho sinh viên mức thu nhập khởi điểm bao nhiêu để có thể phát tận dụng nguồn nhân lực trẻ đầy nhiệt huyết, kiến thức, sẵn sàng học hỏi. 22 Nghề nghiệp : Tiếp theo chúng tôi khảo sát xem sinh viên quản trị kinh doanh sau khi ra trường thường mong muốn làm việc trong lĩnh vực nào để phát triển.Chúng tôi chọn những ngành kinh tế thuộc khối kinh tế và được các kết quả sau Mong muốn làm việc trong lĩnh vực nào khi ra trường Frequen cy Percent Valid Percent Cumulativ e Percent Valid Marketi ng 30 14.9 14.9 14.9 Tài chính 42 20.8 20.8 35.6 Nhân sự 47 23.3 23.3 58.9 Quản lý 48 23.8 23.8 82.7 Sale 22 10.9 10.9 93.6 Khác 13 6.4 6.4 100.0 Total 202 100.0 100.0 23 Mong muốn làm việc trong lĩnh vực nào khi ra trường 15% 21% 23% 24% 11% 6% Marketing Tài chính Nhân sự Quản lý Sale Khác Nhận xét : từ kết quả khảo sát cho thấy, sinh viên quản trị kinh doanh có khả năng làm việc trong rất nhiều ngành nghề khác nhau trong khối ngành kinh tế, cụ thể là khoảng 23% sinh viên muốn hoạt động trong lĩnh vực nhân sự ngay khi tốt nghiệp ra trường, 24 % sinh viên mong muốn trở thành quản lý trong các ngành nghề khác nhau, 21% sinh viên mong muốn hoạt động trong lĩnh vực tài chính, 15% sinh viên mong muốn hoạt động trong lĩnh vực Marketing, 11% sinh viên mong muốn hoạt động sale ngay khi ra trường và 6% sinh viên mong muốn hoạt độn trong các ngành nghề khác nhau ngay sau khi tốt nghiệp ra trường. Nhìn chung: tỷ lệ sinh viên hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế thuộc sale, marketing tài chính, nhân sự khá lớn. 2.1.3 Môi trường làm việc 24 Mong muốn làm việc trong loại hình doanh nghiệp Frequen cy Percent Valid Percent Cumulativ e Percent DN nhà nước 13 6.4 6.4 6.4 DN liên doanh 51 25.2 25.2 31.7 DN nước ngoài 72 35.6 35.6 67.3 DN tư nhân 66 32.7 32.7 100.0 Valid Total 202 100.0 100.0 Nhìn chung, sinh viên quản trị mong muốn làm việc trong môi trường doanh nghiệp khá tốt, nơi được xem là có môi trường vật chất , chế độ khá tốt, nơi có sự cạnh tranh gay gắt về năng lực. Trong cuộc khảo sát chúng tôi thu được kết quả 36% sinh viên quản trị kinh doanh mong muốn làm việc trong các công ty nước 25 ngoài, 33% sinh viên mong muốn làm việc trong các công ty tu nhân, 25% sinh viên mong muốn làm việc trong các công ty liên doanh và một số ít 6% sinh viên mong muốn làm việc tyrong doanh nghiệp nhà nước sau khi tốt nghiệp ra trường. Như vậy có đến 94% sinh viên mong muốn làm việc trong các công ty ngoài nhà nước,điều này chứng tỏ sự năng động mong muốn làm việc trong môi trường cạnh tranh khá cao( doanh nghiệp ngoài nhà nước được dánh giá là có môi trường cạnh tranh khá cao so với doanh nghiệp nhà nước). Và nhận thấy thực tế một điều là tâm lý sinh viên điều cho rằng mức lương của các loại hình doanh nghiệp khác thường cao hơn so với doanh nghiệp nhà nước,điều này cũng một phần thu hút họ đến với các loại hình doanh nghiệp kia, trong cuộc sống mưu sinh bắt đầu vật lộn với cuộc sống khắc nghiệt thì điều này cũng dễ hiểu. Ví dụ tại thành phố Hồ Chí Minh, nơi phát triển và sầm uất nhất cả nước, nếu như tự lập trong cuộc sống mà sinh viên mới ra trường thì họ phải gặp khá nhiều vấn đề như tiền phòng trọ, tiền xăng, tiền sinh hoạt hằng ngày thì hằng tháng họ phải chi ra hơn khoảng gần 2 triệu, nhưng với mức lương của doanh nghiệp nhà nước thì sẽ không đáp ứng được những khoản chi trả trên,sinh viên tìm tới các loại hình doanh nghiệp khác nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ. Mong muốn nghề nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn Đây là vấn đề vẫn được đề cập đến cũng khá nhiều, sinh viên mới ra trường với tuổi trẻ và lòng nhiệt huyết họ luôn muốn khẳng định và thể hiện mình,trong khoảng thời gian ngắn hạn họ muốn chọn cho mình doanh nghiệp mà nơi đó có thể mình học hỏi thêm kinh nghiệm ( trong cuộc khảo sát này chúng tôi nhận được 140 phiếu chiểm khoảng 69.3% của 202 phiếu). Cũng có thể sinh viên có tâm lý là tìm nơi nào tốt để mình có thể học hỏi nhiều kinh nghiệm để hoàn thiện mình chứ vẫn chưa thật sự gắn bó với doanh nghiệp mình làm-điều mà doanh nghiệp luôn 26 cần ở nhân viên khi làm việc ở doanh nghiệp mình. Còn trong dài hạn, sinh viên luôn muốn chọn cho mình công ty có môi trường hoạt động tốt và gắn bó lâu dài. 2.2 Vấn đề học tập của sinh viên quản trị kinh doanh 2.2.1 Nhận thức và thái độ học tập của sinh viên quản trị kinh doanh 2.2.1.1 Thái độ đối với từng môn học Thái độ học tập của sinh viên Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Rất nghiêm túc 6 3.0 3.0 3.0 Nghiêm túc 37 18.3 18.3 21.3 Bình thường 115 56.9 56.9 78.2 Hời hợt 44 21.8 21.8 100.0 Valid Total 202 100.0 100.0 Nhận xét: Như vậy trong tổng số mẫu 202 sinh viên trong đó có đến 115 sinh viên có thái độ học tập bình thường chiếm khoảng 56.9% , khoảng 18.3% có thái độ học tập nghiêm túc, 3% sinh viên rất nghiêm túc trong vấn đề học tập.Còn lại 21.8 % sinh viên còn hời hợt với thái độ học tập của mình. 27 Nhìn chung với tổng số 78.2 % sinh viên có thái độ từ được đánh giá trung bình trở lên, nghĩa là sinh viên xem việc học của mình tương đối quan trọng và có sự đầu tư cho việc học. Riêng vẫn còn một số sinh viên tự nhận thấy mình vẫn chưa tập trung vào việc học của mình quá trình rèn luyện tại trường, điều này có quá muộn hay đúng đắn không? Tiếp theo chúng ta sẽ xem xét xem , với nhận thức như vậy thì sinh viên dành bao nhiêu thời gian trong một ngày 24h ( trong đó, với một người bình thường thì đã mất 12 h cho việc an uống và ngủ nghỉ; như vầy cô người còn lại khoảng 12h để học tập, làm việc và các hoạt động khác). Thời gian cho việc học tập Frequen cy Percent Valid Percent Cumulativ e Percent 3h trong ngày 79 39.1 39.1 39.1 3 đến 6h trong ngày 82 40.6 40.6 79.7 6 đến 9h trong ngày 37 18.3 18.3 98.0 Hơn 9h trong ngày 4 2.0 2.0 100.0 Valid Total 202 100.0 100.0 Như vậy, trong cuộc khảo sát 202 mẫu chúng tôi thu được kết quả: Có 79 sinh viên trả lời là chỉ dành khoảng 3h cho việc học của mình bao gồm việc học tại trường và tự học trong ngày chiếm 39.1% trong tổng số; có đến 82 sinh 28 viên trả lời là dành từ 3 đến 6 h trong ngày cho việc học tại trường chiếm 40.6 %; còn lại khoảng 20.3% trả lời là dành hơn 6 h cho việc học của mình trong ngày. Như vậy việc chọn thời gian học thế nào là hợp lí bao gồm việc học tại trường và tự học? Một kết quả khác của chúng tôi trong việc khảo sát thời khóa biểu của các trường đào tạo ngành quản trị kinh, thì thời gian sắp sếp học cho sinh viên tại trường khoảng từ 3h đến 4h. Như vậy, có đến 39.1% sinh viên trả lời chỉ dành khoảng 3h cho việc học của mình trong ngày bao gồm cả tự học và học tại trường. Có nghĩa là có đến 39.1% sinh viên rơi vào một trong các giả thuyết sau: tự học 3h tại nhà và không đến trường; giả thuyết hai là sinh viên học tại trường và không có thời gian tự học, nghĩa là không xem bài và không nghiên cứu bài; giả thuyết 3 là sinh viên đến trường và không tập trung, dành thời gian tại trường để tự nghiên cứu tren lớp…Vậy giả thuyết nào là tốt cho sinh viên chọn trả lời câu hỏi “ bạn dành bao nhiêu thời gian cho việc học tại trường và tự học trong ngày”. Kết quả thứ hai chúng ta thu được là có đến 40.6% sinh viên chọn trả lời dành từ 3h đến 6h cho việc học của mình tại trường và tự nghiên cứu học. Như vậy việc phối hợp các giả thuyết về thời gian học tại trường và tự học trong trường tương đối hợp lí: tự học 3h và tuân thủ lịch học tại trường; hay sinh viên hoàn toàn bỏ thời gian học tại trường và tự nghiên cứu tại nhà. Kết quả còn lại sinh viên dành trên 6 h cho việc học của mình bao gồm tự học và học tại trường, điều này có nghĩa là những sinh viên này có ý thức tự nghiên cứu khá cao và tập trung gần như toàn bộ thời gian cho việc học, các sinh viên này rất chú trọng đến việc tích lũy kiến thức tại trường. 29 2.2.1.2 Nhận thức về tính hấp dẫn của môn học Chúng tôi tiến hành khảo sát xem sinh viên quản trị kinh doanh nhận thức độ hấp dẫn các môn học tại trường như thế nào đối với họ, để thấy được mối quan hệ dẫn đến thái độ học tập của họ Môn nào thu hút bạn nhiều nhất Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Các môn kỹ thuật tính toán 55 27.2 27.2 27.2 Môn xã hội hành vi 106 52.5 52.5 79.7 Ngẫu nhiên 41 20.3 20.3 100.0 Valid Total 202 100.0 100.0 Hầu hết trong số 202 sinh viên quản trị kinh doanh chúng tôi khảo sát được, có đến 52.5 % sinh viên trả lời thích học các môn xã hội hành vi hơn, 27.2% sinh viên trả lời thích các môn kỹ thuật tính toán hơn, còn lại 20.3 % sinh viên trả lời các môn học họ yêu thích mang tính ngẫu nhiên.Điều này cũng dễ hiểu vì các môn xã hội hành vi thường thu hút sinh viên nhiều hơn vì nó mang tính thực tiễn, áp dụng ngay vào ngày được và nội dung cũng không quá cứng như các môn kỹ thuật thường tính toán, các thông số, … thường làm cho sinh viên sẽ không mấy hứng thú vì nó hơi cứng. 30 Kết quả chúng tôi thu được trong cuộc khảo sát tiếp theo là: nhận xét mức độ phù hợp các môn học tại trường của các sinh viên quản trị năm 4 sau quá trình đi thực tập đối với công việc và sau quá trình thực tập của họ: Nhận xét về môn học Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Rất phù hợp 11 5.4 5.4 5.4 Phù hợp 134 66.3 66.3 71.8 Không phù hợp 26 12.9 12.9 84.7 Không biết 31 15.3 15.3 100.0 Valid Total 202 100.0 100.0 Nhận xét: kết quả cho thấy 71.7 % sinh viên cho rằng các môn học đào tạo trong trường đại học là rất phù hợp và phù hợp cho công việc sau khi ra trường. 12.9% cho là không phù hợp còn 15.3% không biết nhận xét như thế nào. Tiếp đó chúng tôi tiếp tục khảo sát lý do vì sao sinh viên bỏ thời gian học trên lớp thay vì tập trung thời gian nghiêm túc học tập tại trường: 31 Lý do bạn bỏ học Frequen cy Percent Valid Percent Cumulativ e Percent Độ thu hút môn học 57 28.2 28.2 28.2 Cách truyền đạt của giảng viên 110 54.5 54.5 82.7 Lý do khác 35 17.3 17.3 100.0 Valid Total 202 100.0 100.0 Có đến 54.5 % sinh viên quản trị kinh doanh cho rằng lý do họ bỏ thời gian học trên lớp là do cách truyền đạt của giảng viên đứng lớp. Tiếp theo là có 28.2% sinh viên quản trị kinh doanh cho rằng nguyên nhân họ bỏ học là do độ thu hút của các môn học, còn lại 17.3% sinh viên quản trị trả lời họ bỏ thời gian học trên lớp vì các lý do khác. 2.2.1.3 Sinh viên quản trị đi làm thêm Bạn đi làm thêm chưa? Frequenc y Perce nt Valid Percent Cumulative Percent Valid Có 136 67.3 67.3 67.3 Không 66 32.7 32.7 100.0 Total 202 100.0 100.0 Có đến 67.3% sinh viên quản trị kinh doanh cho rằng nên đi làm thêm và đang đi làm thêm, còn lại chỉ có 32.7% sinh viên quản trị có ý kiến cho rằng sinh viên 32 quản trị kinh doanh không nên đi làm thêm mà nên tập trung vào việc học của mình. 2.2.2 Kết quả học tập Kết quả học tập hiện nay Kết quả cho thấy có đến 66.3% sinh viên quản trị kinh doanh đạt kết quả từ 6.0 đến 7.0 điểm; 27.7 % sinh viên quản trị kinh doanh vừa mới tốt nghiệp có kêt quả trên 7.0 ; còn lại 5.9% sinh viên quản trị kinh doanh có kết quả học tập từ 5.0 đến 6.0 điểm. Chúng tôi tiến hành kiểm định mối tương quan giữa thái độ học tập và kết quả học tập của sinh viên quản trị kinh doanh : Frequen cy Percent Valid Percent Cumulativ e Percent 5 đến 6 12 5.9 5.9 5.9 6 đến 7 134 66.3 66.3 72.3 7 đến 8 52 25.7 25.7 98.0 Trên 8 4 2.0 2.0 100.0 Valid Total 202 100.0 100.0 33 One-Sample Test Test Value = 0 t 95% Confidence Interval of the Difference df Sig. (2- tailed) Mean Difference Lower Upper nhan thuc va thai do hoc tap cua sinh vien 100.229 201 .000 12.3366 12.0939 12.5793 ket qua hoc tap hien nay 54.440 201 .000 2.2376 2.1566 2.3187 Chi-Square Tests Value df Asymp. Sig. (2-sided) Pearson Chi- Square 32.340(a) 24 .119 Likelihood Ratio 22.762 24 .534 Linear-by- Linear Association 2.940 1 .086 N of Valid Cases 202 a 24 cells (66.7%) have expected count less than 5. The minimum expected count is .06. 34 Bài toán kiểm định: Giả thuyết: H0 :kết quả học tập không bị chi phối bởi ý thức. H1:kết quả học tập bị chi phối bởi ý thức. Nhận thấy Value là 32.340 và sig là 0.119>0.05 nên ta có thể thấy rằng chấp nhận H0 ( nhận thức và kết quả học tập không bị chi phối bởi ý thức) Theo kết quả kiểm định cho ta nhận xét: mối nhận thức học và kết quả học tập không tương quan nhau, nghĩa là kết quả học tập không bị chi phối bởi ý thức. Chắc hẳn các bạn rất nghi nghờ về kết quả kiểm định trên. Chúng tôi có nói sai sự thật không. Thưa các bạn chúng tôi không hề ngụy tạo bất cứ một số liệu nào ở đây. Vậy tại sao kết quả khảo sát lại kết luận như thế. Chúng tôi đã rất phân vân trong việc trình bày nhận định này. Vấn đề thứ nhất: theo quan điểm triết học MacLenin và nhiều quan điểm khác, chúng ta có kết quả là các hành động của con người bắt đầu bằng tư duy và nhận thức. Có thể nói tư duy sẽ dẫn dắt hành động chúng ta, bất kỳ hành vi nào được thực hiện luôn là kết quả của một quá trình tư duy. Từ các kết quả trên, chúng ta cói thể nhận thấy, sinh viên quản trị kinh doanh nhận thức khá tốt đối với quá trình học tập của mình..Vậy, vì sao kết quả kiểm định trình bày trên lại cho kết quả ngược lại? Có vấn đề gì sao đây? Chúng tôi tiến hành tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề trên và được một số nguyên nhân sau: - Các bạn có thể nhìn thấy bản kết quả của bản khảo sát thời gian học tập của sinh viên, có đến 39.1% sinh viên chỉ dành khoảng 3h tự học bao gồm thời 35 gian học tập trong lớp, đây là một đều cảnh báo cho các bạn trả lời cho kết quả này, vì mục tiêu vào trường đại học chính là học tập. Còn lại dành hơn 3h cho việc học tại trường và tự học. Tuy nhiên chúng ta cần xem xét hiệu quả của việc dành quá nhiều thời gian cho việc học và tự học đó. - Nguyên nhân thứ hai mà chúng tôi khả sát được là: có đến 80% sinh viên không dành thời gian nghiên cứu vấn đề học trên lớp mà là nghiên cứu các vấn đề vui khác của họ, đa số là các lĩnh vực khác. Hầu hết sinh viên đều học bài thi vào giai đoạn cuối gần thi của quá trình học. - Có một nguyên nhân khác nữa cần nói đến, đó là sự thu hút của các lĩnh vực được xem là hot, đó là sự len ngôi của Game online. Rất nhiều bạn đã tập trung quá mức thời gian vào việc chơi game thay vì đầu tư vào kiến thức chuyên môn một cách quá đáng. - Nguyên nhân thứ tư mà chúng tôi tìm được đó là tư tưởng truyền thống của Việt Nam “ Chú trọng đến các mối quan hệ nhiều hơn là công việc” trong quá khứ. - Nguyên nhân nữa là việc sinh viên đi làm thêm khá nhiều. Có đến 67% sinh viên cho rằng mình nên đi làm thêm. Cần phải nhớ rằng việc đi làm thêm chỉ là một công cụ để chúng ta phục vụ cho việc học của mình chứ không phải là mục tiêu trong giai đoạn học tập. 36 Bảng lý do sinh viên đi làm thêm Các bạn có thể nhìn vào bảng kết quả khảo sát bảng trên, tỉ lệ sinh viên trang trải cho cuộc sống và khẳng định cái tôi cá nhân chiếm đến 41.4% - Và một số sinh viên chủ quan và khách quan khác giải thích cho kết quả chúng tôi khảo sát được. Có thể nói, sinh viên khá ý thức về việc học tập của mình nhưng hành động lại đi ngược lại với nhận thức. Có nghĩa là nhận thức của hầu hết sinh viên không vượt qua được sự thu hút của thời đại số và cảu tư tưởng truyền thống. Bên cạnh các kiến thức chuyên môn được đào tạo tại trường đại học, sinh viên còn cần nhiều kiến thức khác, một phần rất quan trọng đó là các kỹ năng mềm khác. Một số kỹ năng như kỹ năng tin học, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, và các kỹ năng khác đóng góp rất quan trọng trong sự thành đạt của con người ngày nay. Chúng tôi tiến hành khảo sát một số kỹ năng mềm mà sinh viên quản trị kinh doanh đạt được ngay sau khi mới ra trường: Frequency Percent value Trang trải cuộc sống 32 21.7 Thời gian rảnh 29 19.7 Cái tôi muốn khẳng định tự lập 29 19.7 Tìm kinh nghiệm 54 36.7 khác 3 2.2 Total 147 100.0 37 2.3 Kỹ năng mềm của sinh viên quản trị Kỹ năng truyền đạt là một kỹ năng rất quan trọng, kỹ năng này có thể quyết định hầu hết kết quả làm việc. Nói một cách đơn giản là kỹ năng làm cho đối tượng nhận thông tin có thể hiểu và thông suốt thông tin nhận được từ đối chúng ta một cách hiệu quả nhất.Kỹ năng này được xem là huyết mạch trong một tổ chức. Kỹ năng này bao gồm quá trình truyền thông tin, nhận thông tin và quy trình phản hồi thông tin. Đối với những sinh viên vừa mới tốt nghiệp, khi mới gia nhập vào một tổ chức thường là đối tượng tiếp nhận thông tin, sau đó tiến hành phản hồi rồi mới truyền đạt. Đây là giai đoạn khẳng định khả năng làm việc của nhân viên non trẻ, tạo sự tin tưởng cho sếp, bước đầu để dẫn đến thành công. Khi đã phát triển lên một vị trí cao hơn thì lúc đó quá trình truyền thông tin lại rất quan trọng. Khi bạn trở thành sép, làm cách nào để nhân viên có thể hiểu ý được sếp lsex giúp cho công việc được chạy một cách hiệu quả hơn. Dù ở bât cứ vị trí nào thì kỹ năng truyền đạt thông tin luôn giữ vai trò quan trọng, làm thể nào để thông tin đạt hiệu quả nhât cho công việc của bạn, của tổ chức. Chính vì thế chúng tôi tiến hành khảo sát kỹ năng truyền đạt của sinh viên quản trị kinh doanh vừa mới tốt nghiệp ra trường. Theo kết quả tự đánh giá của sinh viên quản trị kinh doanh. Chúng tôi được kết quả sau: Đầu tiên chúng tôi xin trình bày nhận thức cảu sinh viên về tầm quan trọng của các kỹ năng được chúng tôi xử lý SPSS. 38 Phần kỹ năng :đây là bảng kết quả sinh viên đánh giá tầm quan trọng của các kỹ năng : Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std. Deviation kn truyen dat 202 1.00 5.00 4.2673 .88538 kn thuyet trinh truoc dam dong 202 2.00 5.00 4.3812 .71114 kn ngoai ngu 202 1.00 5.00 4.0297 .79745 kn tin hoc 202 2.00 5.00 3.7426 .74851 kn haot dong doi nhom 202 3.00 5.00 4.2228 .67277 kn giao tiep 202 2.00 5.00 4.5644 .60538 su chu dong 202 3.00 5.00 4.4109 .64990 su tu tin 202 3.00 5.00 4.5099 .65593 Valid N (listwise) 202 Hầu hết tất cả các sinh viên đều nhận thấy tầm quan trọng của các kỹ năng trên đều nằm mức 4 trở lên. kn truyen dat Frequen cy Percent Valid Percent Cumulativ e Percent Yeu 3 1.5 1.5 1.5 Kem 8 4.0 4.0 5.4 trung binh 118 58.4 58.4 63.9 Kha 56 27.7 27.7 91.6 Tot 17 8.4 8.4 100.0 Valid Total 202 100.0 100.0 39 Nhìn vào bảng xử lý SPSS cho chúng ta kết quả nhận xét như sau: Trong tổng số 202 sinh viên quản trị kinh doanh chúng tôi khỏa sát có 118 sinh viên chiếm 58.4% tự đánh giá khả năng truyền đạt của mình dạt mức trung bình, 73 sinh viên chiếm 36.1 % tự đánh giá mình có kỹ năng truyền đạt khá tốt. còn lại khoảng 5.5 % sinh viên tự đánh giá mình có khả năng truyền đạt kếm và rất kém. Như vậy, nhìn chung 94.5% sinh viên tự đánh giá khả năng truyền đạt của mình trên mức trung bình có thể đáp ứng tốt nhu cầu doanh nghiệp. kn thuyet trinh truoc dam dong Tiếp đó là một kỹ năng quan trọng thứ hai là kỹ năng thuyết trình trước đám đông; chúng ta đôi khi hay nhằm tưởng giữa kỹ năng truyền dạt với kỹ năng thuyết trình trước đám đông là một. Thật chất hai kỹ năng này có một khác biệt; ta có thể hiểu rằng, kỹ năng truyền đạt có thể áp dụng trong nhiều trường hợp truyền đạt thông tin trong doanh nghiệp, có thể là chỉ hai người hoặc hơn thế nữa. Trong klhi đó kỹ năng thuyết trình trước đám đông thường gắn liền với việc trình bày các chuyên đề khoa học, các ý tưởng kinh doanh và các kế hoạch kinh doanh để thuyêt phục đối tượng nghe chấp nhận điều bạn muốn nói và cùng bạn biens nó trở thành sự thật. Frequen cy Percent Valid Percent Cumulativ e Percent Yeu 1 .5 .5 .5 Kem 27 13.4 13.4 13.9 trung binh 116 57.4 57.4 71.3 Kha 49 24.3 24.3 95.5 Tot 9 4.5 4.5 100.0 Valid Total 202 100.0 100.0 40 Trong kết quả nghiên cứu chúng tôi được kết quả trên., có thể nhận định như sau: có đén 57.4% sinh viên quản trị kinh doanh tự đánh gía khả năng thuyết trình của mình đạt mức trung bình ; 28.8% sinh viên quản trị kinh doanh tự đánh giá khả năng thuyết trình của mình khá tốt và khoảng 13.9 % sinh viên quản trị kinh doanh tự đánh giá khả năng thuyết trình của mình còn ở mức kém và rất kém. Như vậy hâu hết sinh viên đều tự tin đánh giá bản thân có khả năng thuyết trình đảm bảo yêu cầu ( 76.2% tự đánh giá đạt mức trung bình đến mức tốt) Trong thời đại ngày nay, khi nền kinh tế ngày càng được quốc tế hóa. Từ khi gia nhập WTO nền kinh tế ngày càng được mở rộng, chúng ta ngày càng giao lưu rộng rãi với các quốc gia khác. Chính vì sự phát triển trên, nhu cầu sử dụng ngoại ngữ thứ hai để phục vụ cho sự phát triển kinh tế ngày càng phát triển. Chính vì thế chúng tôi tiến hành khảo sát một kỹ năng thứ 3 cũng không kém phần quan trọng và ngày càng trở thành một kỹ năng thông dụng trong kinh doanh, đó là kỹ năng ngoại ngữ kn ngoai ngu Frequen cy Percent Valid Percent Cumulativ e Percent Yeu 1 .5 .5 .5 Kem 44 21.8 21.8 22.3 trung binh 117 57.9 57.9 80.2 Kha 30 14.9 14.9 95.0 Tot 10 5.0 5.0 100.0 Valid Total 202 100.0 100.0 41 Kết quả từ xử lý SPSS cho chúng tôi nhận xét: Sinh viên tự đánh giá khả năng ngoại ngữ của mình đạt mức trung bình đạt 57.9%, 19.9 % tự đánh giá kỹ năng ngoại ngữ của mình khá tốt và 22.3% sinh viên tự đánh giá kỹ năng ngoại ngữ của mình chỉ ở mức kém thậm chí rất kém. kn tin hoc Frequen cy Percent Valid Percent Cumulativ e Percent Yeu 6 3.0 3.0 3.0 Kem 21 10.4 10.4 13.4 trung binh 112 55.4 55.4 68.8 Kha 48 23.8 23.8 92.6 Tot 15 7.4 7.4 100.0 Valid Total 202 100.0 100.0 Xét về kỹ năng tin học, kỹ năng của thời đại số, chúng tôi cũng đạt kết quả sau. Có đến 55.4% sinh viên quản trị kinh doanh tự đánh giá kỹ năng tin học đáp ứng nhu cầu công việc của mình đạt mức trung bình.; 31.2% sinh viên quản trị kinh doanh tự đánh giá khả năng tin học của mình đạt mức khá tốt có thể đáp ứng dược nhu câu công viecj. Còn lại một số ít 13.4% sinh viên tự cho rằng kỹ năng tin học của mình rất kém so với nhu cầu công việc đặt ra. Chúng ta đã nói rất nhiều về các kỹ năng mềm. Sau đây chúng tôi cũng trình bày kỹ năng kế tiếp là kỹ năng hoạt động đội nhóm. Một kỹ năng rất quan trọng trong xã hội ngày nay, vì rất đơn giản, sự thành công của một cá nhân ngày nay là kết quả của sự tổng hợp kết quả của cả một nhóm người. Không một ai có thể tự tin nói rằng sự thành công của họ là kết quả của riêng họ và họ không cần làm việc chung với bất cứ một ai. 42 Đối với sinh viên quản trị kinh doanh thì kỹ năng này là kỹ năng rất quan trọng. kn hoat dong nhom Frequen cy Percent Valid Percent Cumulativ e Percent Kem 17 8.4 8.4 8.4 trung binh 87 43.1 43.1 51.5 Kha 91 45.0 45.0 96.5 Tot 7 3.5 3.5 100.0 Valid Total 202 100.0 100.0 Kết quả khảo sát cho thấy, sinh viên tự đánh giá kỹ năng hoạt động đội nhóm của mình khá tốt chiếm 48.5%; 43.1% sinh viên tự đánh giá khả năng hoạt động đối nhóm dạt mức trung bình, còn lại có 8.4% sinh viên tự nhận định kỹ năng hoạt động đội nhóm của mình ở mức kém. Trong cuốn sách “ SỨC MẠNH TÌNH BẠN” của NHÀ XUẤT BẢN TRẺ, tiến sĩ William Menninger đã ước lượng rằng, khi môt nhân viên bị đuổi việc , 60% đến 80% trường hợp là do kém cỏi về mặt xã hội, còn nguyên nhân vì năng lực chỉ chiếm khoảng 20% đến 40%. (trang 20). Đó cũng là nguyên nhân vì sao chúng tôi khảo sát kỹ năng tiếp theo. Kỹ năng giao tiếp. 43 kn giao tiep Frequen cy Percent Valid Percent Cumulativ e Percent Kem 10 5.0 5.0 5.0 trung binh 80 39.5 39.5 44.51 Kha 88 43.6 43.6 88.1 Tot 24 11.9 11.9 100.0 Valid Total 202 100.0 100.0 Có 55.5% sinh viên quản trị kinh doanh tự đánh giá kỹ năng giao tiếp xã hội của mình khá tốt và 39.5% sinh viên tự đánh giá kỹ năng giao tiếp xã hội của mình đạt mức trung bình và một số ít khoảng 5% sinh viên tự đánh giá kỹ năng giao tiếp của mình vẫn còn kém. SS Tiếp theo chúng tôi sẽ trình bày kết quả năng động của sinh viên thể hiện qua hai chỉ tiêu : sự năng động và sự tự tin của sinh viên. su chu dong Frequen cy Percent Valid Percent Cumulativ e Percent Kem 18 8.9 8.9 8.9 trung binh 88 43.6 43.6 52.5 Kha 77 38.1 38.1 90.6 Tot 19 9.4 9.4 100.0 Valid Total 202 100.0 100.0 44 Trong cuộc khảo sát có 47.5% sinh viên tự đánh giá rằng mình khá tốt trong chỉ tiêu năng động và 43.6% sinh viên cho rằng sự năng động cảu mình chỉ đạt mức trung bình mà thôi. Như vậy, nhìn chung có đến 91.1% sinh viên tự đánh giá mình hoàn toàn có thể chủ động trong công việc. Còn lại chỉ có 8.9% cho rằng mình vẫn chưa hoàn toàn chủ động. Kết quả này cho ta thấy sự lạc quan của chỉ tiêu năng động sinh viên quản trị kinh doanh. Chính sự chủ động này sẽ mang đến cho họ nhiều kết quả tốt đẹp. Tiếp theo là chỉ tiêu “ sự tự tin” su tu tin Frequen cy Percent Valid Percent Cumulativ e Percent Yeu 1 .5 .5 .5 Kem 17 8.4 8.4 8.9 trung binh 79 39.1 39.1 48.0 Kha 71 35.1 35.1 83.2 Tot 34 16.8 16.8 100.0 Valid Total 202 100.0 100.0 Kết quả thu được tương tự như chỉ tiêu sự năng động. Hầu hết có đến 91.1% sinh viên quản trị kinh doanh rất tự tin vào chính bản thân mình, chỉ có một số ít sinh viên quản trị kinh daonh chiếm 8.9% không tự tin vào chính mình. Có thể nói đây là một kết quả khá tốt. Tổng kết nhận xét kết quả cac kỹ năng mềm. 45 Descriptive Statistics N Minimu m Maximu m Mean Std. Deviation kn truyen dat 202 1.00 5.00 3.3762 .75773 kn thuyet trinh truoc dam dong 202 1.00 5.00 3.1881 .73590 kn ngoai ngu 202 1.00 5.00 3.0198 .76594 kn tin hoc 202 1.00 5.00 3.2228 .84340 kn hoat dong nhom 202 2.00 5.00 3.4356 .69706 kn giao tiep 202 2.00 5.00 3.6238 .75773 su chu dong 202 2.00 5.00 3.4802 .78677 su tu tin 202 1.00 5.00 3.5941 .88299 Valid N (listwise) 202 46 Chúng ta hãy nhìn vào kết quả của hai bảng trên . Trên bình diện chung chúng ta có thể nhận thấy, hầu hết sinh viên tự đánh giá các kỹ năng của bản thân mình ở mức trung bình. Chúng ta hãy quay lại bảng nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của các kỹ năng với kết quả mà sinh viên đạt dược. Cụ thể là sinh viên đánh giá các kỹ năng trên hầu hết ở mức 4 trở lên ( quan trọng ) nhưng thực tế thì sinh viên cảm thấy mình chỉ nằm ở mức 3 ( trung bình ). Vì thế đây cũng là vấn đề cần lưu ý vì sinh viên vẫn chưa nằm trong mức độ khá- tốt, họ phải cố gắng nhiều để đạt được mức đó, mức độ là doanh nghiệp luôn cần đạt được, trong các mức trên thì kỹ năng giao tiếp là đực sinh viên đánh giá cao nhất, điều này cũng rất phù hợp trong thực tế và sinh viên cảm thấy họ chỉ nằm ở mức trung bình nên cần phải tăng cường kỹ năng giao tiếp…. Tóm tắt: Chúng ta vừa xem kết quả của các chỉ tiêu mà sinh viên năm cuối vừa mới tốt nghiệp ra trường đã tự đánh giá mình. Nhưng về phía doanh nghiệp thì sao? Doanh nghiệp có đánh giá cao hơn hay thấp hơn khả năng của sinh viên hay không? Vì sao trên các mặt báo doanh nghiệp luôn kêu thiếu người tài, còn sinh viên luôn tự tin mình có khả năng đáp ứng tốt các công việc. Chúng ta sẽ tiến hành khảo sát xem doanh nghiệp nhận định gì về giá trị của các sinh viên quản trị kinh doanh mới ra trường ? 47 Mục đích là tìm mối giao hợp giữa hai bên: sinh viên và doanh nghiệp. Sinh viên cần bổ sung gì từ những yêu cầu cảu doanh nghiệp. Mời xem tiếp chương 3. 48 CHƯƠNG 3:YÊU CẦU TUYỂN DỤNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY Để tiến hành tìm mối tương giao của sinh viên và doanh nghiệp. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát các chỉ tiêu trên đối với 30 doanh nghiệp tại Việt Nam trong đó có: 25 doanh nghiệp tứ nhân, 4 doanh nghiệp nhà nước và 1 daonh nghiệp liên doanh các chỉ tiêu đã khảo sát sinh viên ( 15 doanh nghiệp dịch vụ, 10 doanh nghiệp sản xuất và 5 doanh nghiệp hoạt động trong ngành kỹ thuật truyền thống). Trong cuộc khảo sát , hầu hết các doanh nghiệp đều trả lời là họ có thể tuyển sinh viên quản trị kinh doanh vào hoạt động trong công ty mình, đặc biệt đối với 15 doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ chúng tôi khảo sát được thì tất cả trả lời là sẵn sàng tuyển sinh viên quản trị kinh doanh nếu như các ứng viên có thể đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của họ. Mức lương khởi điểm mà doanh nghiệp sẵn sàng chi trả khi tuyển sinh viên quản trị kinh doanh vào vị trí nhân viên thông thường như sau: LƯƠNG KHỞI ĐIỂM 80% 10% 5% 5% Dưới 3 triệu từ 3 đến 4 triệu từ 4 đến 5 triệu trên 5 triẹu Một thực tế trái ngược đối với sinh viên quản trị kinh doanh sau khi ra trường, doanh nghiệp chỉ chấp nhận chi trả mức lương khởi điểm cho nhân viên là sinh viên mới ra trường là khoảng 3 triệu VNĐ chiếm khoảng 80%, còn khoảng 10% 49 sẵn sàng chi trả mức lương từ 3 triệu VNĐ đến 4 triệu VNĐ còn 105 còn lại chấp nhận trả mức lương trên 4 triệu VNĐ. Kết quả này lại trái ngược với mong muốn của sinh viên mà ta khảo sát ở phần trên. Đối với vị trí quản lý khi tuyể nhân viên thì kết quả khảo sát cho mức lương khởi điểm hơi tương đồng với mong muốn của sinh viên Kết quả cho thấy doanh nghiệp tuyển sinh viên quản trị kinh doanh mới ra trường thường vào các vị trí sale, marketing và nhân sự khá cao, chiếm khoảng 73% còn lại hoạt động trong lĩnh vực tài chính và các lĩnh vực khác. Điều này khá tương đồng với nhu cầu nghề nghiệp của sinh viên quản trị kinh doanh mong muốn làm việc. 3.1 Các yêu cầu chủ yếu khi tuyển dụng nhân viên của doanh nghiệp NGHÊ NGHIỆP TUYỂN DỤNG 53% 20% 10% 17% Sale, Marketing nhân sự tài chính khác 50 3.1.1 Kiến thức chuyên môn ĐIỂM TRUNG BÌNH 20% 80% Từ 6 đến 7 điểm Từ 7 điểm trở lên Chúng tôi sẽ dựa vào bảng điểm mà doanh nghiệp yêu cầu sinh viên đạt được khi tiến hành tuyển dụng để đánh giá chỉ tiêu yêu cầu kiến thức chuyên môn của doanh nghiệp đối với sinh viên. Từ biểu đò ta nhận thấy có khoảng 80% doanh nghiệp yêu cầu sinh viên phải đạt từ mức điểm 7 trở lên, còn một số ít khác trả lời có thể tuyển dụng sinh viên đạt mức điểm 5 đến 6 điểm. Như vậy, nhìn chung yêu cầu của doanh nghiệp đối với kiến thức chuyên môn từ mức khá trở lên khi tuyển nhân viên. KINH NGHIỆM 70% 20% 10% Không cần kinh nghiệm Có 1-2 năm kinh nghiệm Có 2 năm kinh nghiệm trở lên 51 Trong cuộc khảo sát của chúng tôi, có đến 70% doanh nghiệp không quan tâm đến vấn đề năm kinh nghiệm như thời gian trước đây. Một số ít thì yêu cầu từ 1 năm đến 2 năm hay nhiều hơn 2 năm kinh nghiệm. Nhìn chung, bức tường ngăn cách trước đây đã dần được xóa bỏ khi chỉ tiêu năm kionh nghiệm ngày càng không là vấn đề quan trọng như những thập niên trước đây. KỸ NĂNG NGOẠI NGỮ 17% 33% 50% ít quan trọng vừa phải quan trọng Có đến 83% doanh nghiệp yêu cầu kỹ năng ngoại ngữ đạt từ mức trung bình trở lên trong đó thì khoảng 50% doanh nghiệp có nhu cầu ngoại ngữ đạt mức tốt. Còn lại một số ít 17% doanh nghiệp trả lời là kỹ năng ngoại ngữ ít quan trọng trong doanh nghiệp của họ. Tiếp theo chúng tôi muốn nói đến nhu cầu của doanh nghiệp về kỹ năng mềm tin học, nhìn vào biểu đồ dưới đây . Có đến 80% doanh nghiệp có nhu cầu về kỹ năng tin học đạt mức trung bình trở lên, trong đó khoảng 50% doanh nghiệp chỉ yêu cầu sinh viên có kỹ năng đạt mức trung bình để có thể hoàn thành công việc cảu cô. Còn 20% trong tổng số cho rằng kỹ năng tin học chiếm một tỉ trọng hơi ít quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp mình. 52 KỸ NĂNG TIN HỌC 20% 50% 30% ít quan trọng vừa phải quan trọng 3.2 Đánh giá của doanh nghiệp đối với sinh viên quản trị khi mới ra trường 3.2.1 Kiến thức chuyên môn CHUYÊN MÔN 10% 60% 20% 10% 0% Rất kém Kém Trung bình tốt rất tốt Hầu hết doanh nghiệp đánh giá khả năng chuyên môn của doanh nghiệp khá thấp, đến 60% doanh nhiệp cho rằng kiến thức chuyên môn của sinh viên là kém, chỉ có 53 20% doanh nghiệp đánh giá rằng kiến thức chuyên môn của sinh viên đạt mức trung bình, 10% đánh giá khá và 10% đánh giá rất kém. Như vậy tổng chúng ta có 70% doanh nghiệp đánh giá kiến thức chuyên môn của sinh viên khi mới tốt nghiệp ra trường còn thấp. Điều này trái ngược với những gì sinh viên mong đợi. 3.2.3 kỹ năng căn bản GIAO TIẾP Rất kém Kém Trung bình tốt rất tốt Đa số các doanh nghiệp chúng tôi khảo sát nhận xét sinh viên hiện nay có kỹ năng giao tiếp từ trung bình đến khá tốt, chỉ có hơn môt phần 4 daonh nghiệp cho rằng sinh viên có kỹ năng giao tiếp rất kém NẮM BẮT Rất kém Kém Trung bình tốt rất tốt 54 Nhìn chung, đa số doanh nghiệp đánh giá là kỹ năng nắm bắt công việc của sinh viên quản trị kinh doanh đạt mức trung bình và kém, chỉ có một số ít đạt mức khá tốt. CHĂM CHỈ HỌC TẬP 80% 20% Tốt Trung bình Có đến 80% doanh nghiệp đánh giá tốt việc sinh viên chăm chỉ, còn 20% doanh nghiệp đánh giá sự chăm chỉ học tập đó chỉ đạt mức trung bình khi vào làm việc trong công ty. Tiếp theo chúng tôi tìm hiểu thêm ý kiến của doanh nghiệp về việc sinh viên hoạt động đoàn hội và trong các câu lạc bộ học thuật. Chỉ tiêu này đánh giá sự năng động của sinh viên được doanh nghiệp chấp nhận. Hầu hết các doanh nghiệp đánh giá việc sinh viên tham gia câu lạc bộ học thuật hay đoàn hội ở mức trung bình tốt trở lên. 55 ĐOÀN HỘI, CLB HỌC THUẬT 60% 40% Tốt Trung bình 3.5.5 Trách nhiệm đối với công việc THÀI ĐỘ, SỰ TỰ TIN 13% 22% 25% 40% 0% Rất kém Kém Trung bình tốt rất tốt Đến 40% doanh nghiệp cho rằng sinh viên quản trị kinh doanh mới tốt nghiệp ra trường có thái độ tích cực, năng động và rất tự tin vào chính bảng thân mình. Còn lại 35% doanh nghiệp đánh giá rằng sinh viên thiếu sự tự tin và có thái độ thiếu tích cực trong công việc. 56 Tóm tắt: Trên đây là kết quả mà chúng tôi khảo sát được, có thể nhận thấy các kỹ năng của sinh viên bị các doanh nghiệp đánh giá đa số từ mức kém đến mức trung bình. Đặc biệt, một kỹ năng rất quan trọng là kỹ năng chuyên môn, giá trị đã được đào tạo hơn 4 năm trong trường đại học lại không được công nhận ngay lập tức. Có thể nói rất khó khăn cho các sinh viên khi ra trường trong tình trạng như trên. 57 CHƯƠNG 4. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC 4.1 Tổng quát Chúng ta có thể nhận thấy một khoảng chênh lệch khá xa giữa những gì mà sinh viên nhận định về mình và những gì mà doanh nghiệp nhận xét về họ. Có thể nói là hầu như không có sự tương quan nào tốt ở đây cả. Rất khó khăn cho sinh viên quản trị kinh doanh vừa mới tốt nghiệp cho sự nghiệp của mình. Làm sao doanh nghiệp có thể sẵn sàng giao việc cho sinh viên mới tốt nghiệp ra trường. Nếu như được giao một vị trí cao khi mới tốt nghiệp ra trường, bạn có tự tin đảm nhận công việc đó không? Như vậy, sinh viên và doanh nghiệp giống như hai người đang đi tìm nhau, và hai người bắt đầu tại hai đầu của một con đường, và giữa họ có một khoảng cách khá xa. Làm thế nào để rút ngắn khoảng cách đó. Làm thế nào để sinh viên có thể hiện mình tại vạch xuất phát đầu tiên là đáp ứng yêu cầu “ tuyển dụng ”. Các kiến thức được học tại trường có thật sự không áp dụng được trong daonh nghiệp không? Chúng tôi xin giới thiệu kết quả trò chuyện trực tiếp với một số anh chị đã ra trường và đi làm từ 1 đến 2 năm được một số ý kiến sau: o Thứ nhất: kiến thức trong trường có thể đáp ứng yêu cầu công việc cảu doanh nghiệp tại Việt Nam. Điều cốt lõi là bạn phải vận dụng như thế nào? o Thứ hai: chúng tôi thu được kết quả, rất nhiều anh chị trong quá trình học có thái độ không tốt đến một số môn học và cho rằng “môn học không cần 58 thiết”, “giáo viên dạy quá chán”, “ do không yêu thích”…thì sao khi ra trường phải tốn rất nhiều chi phí cho việc học các nghiệp vụ liên quan đến môn học đó.(Có ý kiến không phủ nhận rằng việc đào tạo trong trường vẫn còn chưa phù hợp với những gì áp dụng). o Kiến thức: điểm số chỉ là một phần phản ánh năng lực của sinh viên. Việc nắm bắt công việc tốt còn phụ thuộc vào sự đầu tư của bạn cho nghề nghiệp của mình. o Vấn đề thái độ học tập: Kết quả khảo sát của chúng tôi trong chương hai có nhận xét “ kết quả học tập và ý thức học tập không tương quan nhau”. Theo chúng tôi không phải là kết quả học tập và ý thức không tương quan nhau mà là “ Sự nhận biết và thái độ học tập chưa tương quan nhau”. Các bạn nhận biết được vai trò của việc học, nhưng vẫn chưa ý thức được tác động lâu dài của việc học tạp đối với cuộc đời của mình. Như vậy sinh viên và nhà trường cần phải làm gì để loại bỏ rào cảng đó. Vì, không phải sinh viên không có kiến thức và kỹ năng tốt mà là họ không biết thể hiện như thế nào là phù hợp. 4.2 Ý kiến đóng góp Sinh viên + Thái độ học tập: cần nghiêm túc nhìn nhận thật rõ vấn đề, nhu cầu của chính bản thân. Mục tiêu cuối cùng là học tập, vì thế cho dù bạn có bất cứ một hoạt động bên lề nào đó trong quá trình học thì cũng cần nhớ rằng, các mục tiêu đó phải phục vụ cho việc học tập. 59 + Việc tự rèn luyện và nghiên cứu, thầy cô không thể nắn nót tay bạn như thời tiểu học. Hơn ai hết bạn phải không ngừng rèn luyện các kỹ năng mềm quan trọng. Vì xã hội là một sự tổng hòa nhau. Thật buồn bã nếu như bạn thiếu kỹ năng này. + Hãy tự tin vào chính mình: khi bạn đối mặt với bất cứ một thử thách nào đó. Nếu như bạn có niềm tin, bạn có thể sẽ vượt qua được nó. Mất niềm tin bạn sẽ hoàn toàn thất bại Theo chúng tôi, tất cả đều xuất phát từ nhận thức và hành động của sinh viên từ thời còn học trong trường cho đến lúc ra trường. Cần phải xác định mục tiêu chính là học tập. Học ở đây không đơn giản là học kiến thức trong trường mà phải học tất cả những gì liên quan phục vụ cho việc học. Khi bạn tư duy tốt thì hãy tiến hành hành động, không nên dừng lại ở suy nghĩ. Hãy để tư duy dẫn dắt hành động cảu bạn. Nhà trường Cần thường xuyên khảo sát nhu cầu doanh nghiệp và xã hội để tiến hành đào tạo phù hợp. Hỗ trợ các bạn sinh viên tăng cường thực hành kiến thức học tại trường để tăng khả năng vận dụng cho sinh viên. 60 KẾT LUẬN Chúng tôi đã trình bày những đánh giá của doanh nghiệp đối với sinh viên quản trị kinh doanh vừa mới tốt nghiệp ra trường, và sự nhận thức của sinh viên về chính bản thân mình. Chúng tôi hi vọng sinh viên sẽ có cái nhìn tổng quát và thiết kế cho mình một kế hoạch, một con đường đi hợp lí cho tương lai của mình. Để có một sự hòa hợp tốt giữa kiến thức trong trường và công việc trong các doanh nghiệp, cần tạo nhiều điều kiên cho sinh viên có thể thực hành kiến thức, điều này cần sự cố gắn của nhà trường và sự vận động của chính bản thân sinh viên rất nhiều. Do thời gian quá ngắn và một số điều kiện khách quan, chúng tôi không thể mở rộng mẫu nghiên cứu sang các trường đại học khác. Do hạn chế về vấn đề chuyên môn, do công trình chủ yếu liên quan đến vấn đề hành vi tổ chức và tâm lí, “tư duy dẫn dắt hành động”, chúng tôi vẫn chưa lí giải sâu sắc vấn để tâm lí theo chuyên môn và hợp lí.Kết quả của công trình chủ yếu do sự nhìn nhận kiến thức vấn đề thực tế là chủ yếu. HƯỚNG MỞ ĐỀ TÀI: Có thể xây dựng mộ mô hình đào tạo gồm các môn và quá trình đào tạo phù hợp với yêu cầu xã hội. 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. GIÁO TRÌNH TRIẾT HỌC MAC LENIN, NXB CHÍNH TRỊ QUỐC GIA 2. QUẢN TRỊ HỌC, TS. PHAN THỊ MINH CHẦU. 3. SỨC MẠNH TÌNH BẠN, NHÀ XUẤT BẢN TRE. 4. TÂM LÍ HỌC ĐẠI CƯƠNG, NXB ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI. 5. HÀNH VI TỔ CHỨC, NGUYỄN HỮU LAM. 6. WWW.SAGA.COM.VN 7. WWW.WIKIPEDIA.VN 8. WWW.VIETNAMNET.COM.VN 9. WWW.TUOITRE.COM 10. WWW.TUYENDUNG.COM

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfNNG CAO KH7842 N258NG 272P 7912NG NHU C7846U TUY7874N D7908NG K.pdf
Tài liệu liên quan