Nâng cao khả năng thu hút du khách của các điểm đến du lịch sinh thái tại Đồng Nai

HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO Hạn chế đầu tiên là đề tài có phạm vi nghiên cứu chỉ tại Đồng Nai nên kết quả nghiên cứu có thể không đại diện cho toàn bộ các khu vực khác tại Việt Nam. Thứ hai, đề tài chỉ nghiên cứu khả năng thu hút du khách của các điểm du lịch sinh thái Đồng Nai dựa trên 7 nhóm yếu tố tác động, trong khi đó khả năng thu hút du khách cũng có thể chịu sự tác động của mộ số yếu tố khác. Vì vậy, đề tài nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng phạm vi nghiên cứu, tìm hiểu một số yếu tố khác cũng tác động đến khả năng thu hút du khách như: tác động từ bên ngoài, thu nhập,. và sử dụng phương pháp phân tích mô hình cấu trúc – SEM để vừa kiểm định giả thuyết vừa xác định mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm nghiên cứu.

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 431 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao khả năng thu hút du khách của các điểm đến du lịch sinh thái tại Đồng Nai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
70 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật NÂNG CAO KHẢ NĂNG THU HÚT DU KHÁCH CỦA CÁC ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH SINH THÁI TẠI ĐỒNG NAI Ngô Cao Hoài Linh* TÓM TẮT Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân tích khả năng thu hút du khách tại các điểm du lịch sinh thái Đồng Nai. Kết hợp các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng tác giả tiến hành khảo sát 193 khách du lịch tại các điểm đến du lịch sinh thái Đồng Nai. Kết quả nghiên cứu cho thấy 7 nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách du lịch sinh thái Đồng Nai là: (1) Các yếu tố tự nhiên; (2) Các yếu tố văn hóa - xã hội; (3) Yếu tố lịch sử; (4) Hoạt động giải trí; (5) Cơ sở hạ tầng; (6) Ẩm thực; (7) Yếu tố con người. Đây là cơ sở quan trọng để sở du lịch, các doanh nghiệp tỉnh Đồng Nai nâng cao hiệu quả các hoạt động kinh doanh, các hoạt động du lịch được mở rộng Từ khóa: du lịch sinh thái, khả năng thu hút du khách, điểm đến du lịch, du lịch Đồng Nai ENHANCE THE ATTRACTIVENESS OF DESTINATIONS ECOTOURISM IN DONG NAI ABSTRACT This study was conducted to analyze the potential of attracting tourists at Dong Nai eco-tourist sites. Combining quantitative and qualitative research methods, the author surveyed 193 tourists in Dong Nai eco-tourism destinations. Research results show that 7 factors affecting the attractiveness of Dong Nai ecotourists are: (1) Natural factors; (2) socio-cultural factors; (3) Historical factors; (4) Recreational activities; (5) infrastructure; (6) food; (7) Human factors. This is an important basis for the tourist office, businesses of Dong Nai province to improve the efficiency of business activities, tourism activities are expanded. Keywords: ecotourism, ability to attract tourists, tourist destinations, Dong Nai tourism * Trường Đại học Công nghiệp TPHCM. Email:ngocaohoailinh.iuh@gmail.com 71 Nâng cao khả năng thu hút... 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm qua, ngành du lịch Việt Nam đã tạo nên nhiều thành tựu đáng tự hào, góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp không khói này, nhiều tỉnh thành đã và đang triển khai thực hiện định hướng phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, mang tính chiến lược trong phát triển kinh tế theo hướng bền vững. Trong bối cảnh đó, du lịch đã phát triển ngày càng phong phú và đa dạng với nhiều loại hình, sản phẩm dịch vụ nhằm mục đích phục vụ tối đa nhu cầu ngày càng cao của du khách. Mặc dù có rất nhiều loại hình du lịch khác nhau, tuy nhiên với xu hướng hiện nay, du lịch sinh thái đang là loại hình được đông đảo du khách tìm kiếm, quan tâm và lựa chọn. Bởi, khi dân số không ngừng gia tăng, vấn đề tập trung dân cư, tập trung công nghiệp, khói bụi giao thông đang trở thành vấn nạn thì con người ngày càng có xu hướng tìm về với thiên nhiên như tìm về với cội nguồn để có thể hòa mình vào thiên nhiên, giải tỏa những căng thẳng trong cuộc sống. Tại Việt Nam, một trong những khu vực có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái đó chính là Đồng Nai. Với ưu thế có nhiều rừng tự nhiên nhất Đông Nam bộ; có dòng sông Đồng Nai; có nhiều hồ, thác đẹp; vị trí địa lý thuận lợi, nằm liền kề 2 trung tâm du lịch lớn là TP. HCM và Lâm Đồng. Đồng Nai hoàn toàn có thể khai thác được nguồn lợi to lớn từ du lịch sinh thái. Tuy nhiên, việc khai thác du lịch sinh thái vẫn còn hạn chế. Nguyên nhân chính là do hạ tầng giao thông vào các điểm du lịch vẫn chưa được đầu tư tốt nên các công ty lữ hành rất khó kết nối tạo thành các tour; các điểm du lịch của Đồng Nai chủ yếu đón khách tham quan, vui chơi giải trí trong ngày; Đồng Nai có rất nhiều đặc sản, mặt hàng thủ công mỹ nghệ có thể làm sản phẩm du lịch nhưng chưa kết nối để đưa vào các điểm du lịch;... Để có thể phát triển ngành du lịch tương xứng với tiềm năng sẵn có, ngành du lịch Đồng Nai cần đẩy mạnh sự chuyển dịch theo hướng phát triển bền vững, tập trung khai thác giá trị từ thiên nhiên thông qua loại hình du lịch sinh thái. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, nhóm nghiên cứu đã thực hiện đề tài Nâng cao khả năng thu hút du khách của các điểm đến du lịch sinh thái Đồng Nai” 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý thuyết Du lịch sinh thái được quan niệm là một loại hình du lịch bền vững gắn với môi trường thiên nhiên. Theo Hiệp hội du lịch sinh thái quốc tế (TIES), Du lịch sinh thái được địa nghĩa là: “Du lịch có trách nhiệm đến các khu vực tự nhiên bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi của người dân địa phương”. Luật Du lịch Việt Nam (2005) định nghĩa về du lịch sinh thái: “là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững”. Điểm đến du lịch (Tourism Destination) là vùng không gian địa lý mà khách du lịch ở lại ít nhất một đêm, bao gồm các sản phẩm du lịch, các dịch vụ cung cấp, các tài nguyên du lịch thu hút khách, có ranh giới hành chính để quản lý và có sự nhận diện về hình ảnh để xác định khả năng cạnh tranh trên thị trường (UNWTO, 2005). Khái niệm về điểm đến du lịch là một phạm trù rất rộng, nói đến điểm đến du lịch nó không chỉ có tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn mà còn có cả nhiều điều kiện khác để trở nên hấp dẫn, đặc biệt là việc phát triển các sản phẩm du lịch (Tạp chí du lịch, 2016). Tại Việt Nam Luật Du lịch (2005) đã định nghĩa rằng “Đô thị du lịch là đô thị có lợi thế phát triển du lịch và du lịch có vai trò quan trọng trong hoạt động của đô thị. Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và 72 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật môi trường. Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch”. Nếu so sánh khái niệm điểm đến du lịch với khái niệm về đô thị du lịch và khu du lịch, điểm du lịch của Luật Du lịch (2005) thì điểm đến du lịch bao hàm tất cả. 2.2. Mô hình nghiên cứu Hình 1: Mô hình nghiên cứu Giả thuyết nghiên cứu: H1: Các yếu tố tự nhiên có sự tác động tích cực trực tiếp đến khả năng thu hút du khách của các điểm đến du lịch sinh thái tại Đồng Nai (+). H2: Các yếu tố văn hóa xã hội có sự tác động tích cực trực tiếp đến khả năng thu hút du khách của các điểm đến du lịch sinh thái tại Đồng Nai (+). H3: Các yếu tố lịch sử có sự tác động tích cực trực tiếp đến khả năng thu hút du khách của các điểm đến du lịch sinh thái tại Đồng Nai (+). H4: Hoạt động giải trí có sự tác động tích cực trực tiếp đến khả năng thu hút du khách của các điểm đến du lịch sinh thái tại Đồng Nai (+). H5: Cơ sở hạ tầng có sự tác động tích cực trực tiếp đến khả năng thu hút du khách của các điểm đến du lịch sinh thái tại Đồng Nai (+). H6: Yếu tố ẩm thực có sự tác động tích cực trực tiếp đến khả năng thu hút du khách của các điểm đến du lịch sinh thái tại Đồng Nai (+). H7: Yếu tố con người có sự tác động tích cực trực tiếp đến khả năng thu hút du khách của các điểm đến du lịch sinh thái tại Đồng Nai (+). 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để đưa ra những nhận xét, đánh giá, phân tích cũng như những giải pháp phù hợp với thực tế, đề tài được nghiên cứu bằng phương pháp hỗn hợp, phối hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu kéo dài trong 5 tháng: từ tháng 11 năm 2017 đến tháng 3 năm 2018, với quy mô mẫu là 200. Nghiên cứu được thực hiện thông qua 2 giai đoạn. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính với kỹ thuật 73 thảo luận nhóm và phỏng vấn thử, lấy ý kiến của người trong ngành. Mục đích của nghiên cứu này dùng để điều chỉnh và bổ sung thang đo của các nhóm yếu tố. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng. Kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp được sử dụng để thu thập thông tin từ 200 khách du lịch tại các khu du lịch sinh thái ở Đồng Nai. Tất cả các số liệu thu thập được từ bảng câu hỏi khảo sát sẽ được mã hóa, xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0. Để đảm bảo độ tin cậy thang đo, những biến quan sát này phải có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 và có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6. Phân tích nhân tố EFA dùng để rút gọn và tóm tắt các dữ liệu. Mỗi biến quan sát sẽ được tính một tỷ số gọi là hệ số tải nhân tố >0,5, hệ số này dùng để phân nhóm các nhân tố. Sau mỗi lần phân nhóm, tiến hành xem xét hệ số KMO phải thuộc khoảng [0,5; 1] và kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig < 0,05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. Sau khi kiểm định thang đo bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA. Nhóm tác giả tiến hành phân tích hồi quy bội để kiểm định mô hình nghiên cứu.. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Kết quả kiểm định thang đo Kết quả kiểm định thang đo chính thức (Bảng 1), hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 và hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều đạt chuẩn cho phép (>0,3). Vì thế, tất cả các thang đo đều được chấp nhận và được đưa vào phân tích nhân tố EFA. Nâng cao khả năng thu hút... Bảng 1: Kiểm định độ tin cậy thang đo Mã hóa Thành phần Hệ số Cronbach’s Alpha TN Yếu tố tự nhiên 0,851 VX Văn hóa xã hội 0,740 LS Yếu tố lịch sử 0,741 GT Hoạt động giải trí 0,838 HT Cơ sở hạ tầng 0,845 AT Yếu tố ẩm thực 0,862 CN Yếu tố con người 0,838 TH Khả năng thu hút 0,837 Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích SPSS 4.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA – Exploratory Factor Analysis) Kiểm định Bartlett (bảng 2) với mức ý nghĩa Sig. = 0,000 < 0,05; hệ số KMO = 0,754. Kết quả này chỉ ra rằng các biến quan sát trong tổng thể có mối tương quan với nhau. Bảng 2: Kiểm định KMO và Bartlett Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0,784 Sig. 0,000 Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích SPSS 74 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Bảng 3: Bảng tích nhân tố Tên biến Ký hiệu Nhân tố 1 2 3 4 5 6 7 Yếu tố tự nhiên (TN) TN2 0,79 TN1 0,785 TN4 0,772 TN3 0,767 TN5 0,748 Hoạt động giải trí (GT) GT2 0,821 GT1 0,782 GT4 0,779 GT5 0,774 GT3 0,721 Yếu tố con người (CN) CN4 0,898 CN2 0,831 CN1 0,743 CN3 0,692 Cơ sở hạ tầng (HT) HT2 0,855 HT1 0,834 HT5 0,789 HT4 0,785 Yếu tố ẩm thực (AT) AT2 0,874 AT4 0,860 AT1 0,855 Văn hóa xã hội (VX) VX3 0,817 VX4 0,771 VX1 0,732 VX2 0,662 Khả năng thu hút (TH) TH3 0,824 TH2 0,809 TH1 0,771 Eigenvalue 4,948 3,194 2,574 2,295 2,043 1,897 1,733 Phương sai trích (%) 17,672 11,407 9,192 8,196 7,296 6,777 6,191 Tổng phương sai trích (%) 17,67 29,079 38,271 46,467 53,763 60,540 66,730 Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích SPSS Kết quả phân tích nhân tố khám phá ở bảng 3 cho thấy tổng phương sai trích là 66,730% (>50%), điều này có nghĩa các nhân tố trích lại giải thích được 66,730% cho mô hình, còn lại 33,270% sẽ được giải thích bởi những nhân tố khác. Tỷ số rút trích nhân tố (Eigenvalue) đều lớn hơn 1 nên được giữ lại. Từ kết quả trên cho thấy mô hình phân tích nhân tố EFA (Exploratory Factor Analysis) là phù hợp với dữ liệu với 5 nhóm nhân tố và có thể sử dụng kết quả này cho phân tích hồi quy bội. 75 4.3. Phân tích hồi quy tuyến tính bội Để đo sự tác động của MO đến hiệu quả hoạt động kinh doanh, tác giả tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính bội và kiểm định các giả thuyết của mô hình với 5 nhóm yếu tố là biến độc lập để đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp du lịch trên địa bàn TP. HCM. Bảng 4: Kết quả phân tích hồi quy bội Beta đã chuẩn hóa T Mức ý nghĩa Yếu tố tự nhiên (TN) 0,323 6,869 0,000 Văn hóa xã hội (VX) 0,122 2,526 0,000 Yếu tố lịch sử (LS) 0,194 4,364 0,000 Hoạt động giải trí (GT) 0,237 5,291 0,000 Cơ sở hạ tầng (HT) 0,287 6,391 0,000 Yếu tố ẩm thực (AT) 0.257 5,591 0,000 Yếu tố con người (CN) 0,131 2,781 0,000 F – Value 53,619 R2 - Value 0,602 Adjuster R2 – value 0,590 Durbin-Watson 2,105 Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích SPSS Kết quả phân tích hồi quy được trình bày qua bảng 4 cho thấy R2 = 0,602 nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính trên có độ thích hợp đến 60,2%. Hiệu chỉnh R2 = 0,590; điều này có nghĩa là 59,0% khả năng thu hút du khách của các điểm đến du lịch sinh thái tại Đồng Nai được giải thích bằng 7 nhóm biến quan sát đề cập đến trong mô hình. Còn lại 41% khả năng thu hút du khách được giải thích bởi các biến khác nằm ngoài mô hình. Giá trị F=53,619 và các giá trị sig < 0,05 cho thấy mô hình hồi quy xây dựng là phù hợp với dữ liệu thu thập được và các biến đều có ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa là 5%. Các biến đưa vào mô hình có mối quan hệ tuyến tính với biến phụ thuộc, chính vì vậy các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5, H6, H7 đều được chấp nhận. Mô hình hồi quy tuyến tính các nhân tố như sau: Y = 0,323*TN + 0,287*HT + 0,257*AT + 0,237*GT + 0,194*LS + 0,131*CN+0,122*VX 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Kết quả nghiên cứu cho thấy có bảy yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút du khách của các điểm du lịch sinh thái Đồng Nai bao gồm: (i) yếu tố tự nhiên, (ii) cơ sở hạ tầng, (iii) yếu tố ẩm thực, (iv) hoạt động giải trí, (v) yếu tố lịch sử, (vi) yếu tố con người và (vii) yếu tố văn hóa xã hội. Theo kết quả phân tích thì 7 yếu tố trên đều tác động và tương quan thuận đến khả năng thu hút du khách, sắp xếp theo mức độ ảnh hưởng của các yếu tố, thứ nhất: yếu tố tự nhiên; thứ 2: cơ sở hạ tầng; thứ 3: yếu tố ẩm thực. Các yếu tố còn lại cũng ảnh hưởng với những mức độ khác nhau. Đây chính là cơ sở quan trọng để xem xét và đưa ra chính sách nhằm mở rộng phát triển nâng cao mô hình du lịch sinh thái ở Đồng Nai. Nâng cao khả năng thu hút... 76 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Dựa vào kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất các giải pháp sau, mức độ quan trọng của của giải pháp được sắp xếp theo thứ tự giảm dần mức độ tác động của các yếu tố đến khả năng thu hút du khách của các điểm đến du lịch sinh thái tại Đồng Nai. Về yếu tố tự nhiên: Phát triển các loại hình sản phẩm dịch vụ du lịch theo mùa; bảo tồn và tôn tạo các cảnh quan thiên nhiên; khuyến khích đầu tư, xây dựng và khai thác giá trị du lịch từ các khu bảo tồn thiên nhiên; quy hoạch du lịch một cách tổng thể để tránh sự chồng chéo trong khai thác tài nguyên lãnh thổ giữa các ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh, dẫn đến tình trạng cạn kiệt tài nguyên và suy thoái môi trường. Về cơ sở hạ tầng: Phát triển hệ thống đường giao thông với chất lượng tốt và dễ dàng tiếp cận đến các khu du lịch sinh thái; xây dựng các cơ sở hạ tầng công cộng phục vụ du lịch: các trung tâm hỗ trợ thông tin cho du khách, hệ thống nhà vệ sinh công cộng chất lượng tốt gần các khu du lịch; đa dạng hóa các phương tiện giao thông, cần tăng cường thêm các loại phương tiện giao thông phục vụ du khách như xe buýt, xe điện, xe máy cho thuê, mở thêm nhiều các tuyến xe buýt cố định đi từ trung tâm của tỉnh đến các khu du lịch sinh thái nổi tiếng để tăng khả năng tiếp cận điểm tham quan cho du khách. Về yếu tố ẩm thực: Xây dựng các khu ẩm thực đặc trưng, các khu ẩm thực này là nơi quy tụ những món ăn truyền thống, những món ăn đặc trưng của các dân tộc sinh sống trên địa bản tỉnh Đồng Nai; tổ chức các sự kiện về ẩm thực để thu hút du khách; tận dụng những nguồi thực phẩm tươi sống, quan tâm đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Về các hoạt động giải trí: Phát triển các khu sinh hoạt dã ngoại; xây dựng nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm, do sự phân bố dàn trải các điểm tham quan du lịch, nên du khách rất khó tìm được các cửa hàng lưu niệm đặc trưng của Đồng Nai; xây dựng các trung tâm mua sắm phục vụ cho du khách, đặc biệt là đối với khách du lịch cao cấp. Về yếu tố lịch sử: Tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, công trình kiến trúc cổ theo đúng định hướng bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch; chính quyền địa phương nên chú trọng giáo dục nếp sống văn hóa bảo vệ không gian và môi trường du lịch cho mọi người; bảo tồn giá trị di sản văn hóa trong khai thác và phát triển du lịch; tuyên truyền, quảng bá về lịch sử gắn với các tour du lịch. Về yếu tố con người: cải thiện tác phong của nhân viên; nâng cao thái độ phục vụ của nhân viên du lịch; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch theo hướng gắn với nhu cầu, phải thống kê chính xác lượng cung – cầu lao động của ngành để việc đào tạo cân đối cung – cầu thị trường lao động, tránh tình trạng nhân lực khối ngành du lịch vừa thừa vừa thiếu; nâng cao nhận thức người dân trong phát triển du lịch thông qua việc tổ chức nhiều buổi tuyên truyền, vận động, đồng thời có những chính sách thiết thực hỗ trợ cho người dân cùng chung tay góp sức với chính quyền và doanh nghiệp trong việc phát triển du lịch sinh thái. Yếu tố văn hóa xã hội: Bảo tồn và phát triển các lễ hội truyền thống, đặc sắc của Đồng Nai, phát triển thành những sự kiện với quy mô lớn thu hút đông đảo du khách; duy trì và mở rộng các làng nghề truyền thống gắn với du lịch nhằm phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân, đồng thời bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. 6. HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO Hạn chế đầu tiên là đề tài có phạm vi ng- hiên cứu chỉ tại Đồng Nai nên kết quả nghiên cứu có thể không đại diện cho toàn bộ các khu vực khác tại Việt Nam. Thứ hai, đề tài chỉ nghiên cứu khả năng thu hút du khách của các điểm du lịch sinh thái Đồng Nai dựa trên 7 nhóm yếu tố tác động, trong khi đó khả năng thu hút du khách cũng có thể chịu sự tác động của mộ số yếu tố khác. Vì vậy, đề tài nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng phạm vi nghiên cứu, tìm hiểu 77 một số yếu tố khác cũng tác động đến khả năng thu hút du khách như: tác động từ bên ngoài, thu nhập,... và sử dụng phương pháp phân tích mô hình cấu trúc – SEM để vừa kiểm định giả thuyết vừa xác định mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm nghiên cứu. Nâng cao khả năng thu hút... TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Aziz, A., May, K., and Crotts, J. C. (2002), Relations of Machiavellian behavior with sales performance of stockbrokers, Psychological reports, 90(2), 451-460. [2]. Bordas Rubies, E., 2001. Improving public-private sectors cooperation in tourism: A new paradigm for destinations. Tourism Review, 56(3/4), pp.38-41. [3]. Gearing, C. E., Swart, W. W., and Var, T. (1974), Establishing a measure of touristic attractiveness, Journal of travel Research, 12(4), 1-8. [4]. Hu, Y., and Ritchie, J. B. (1993), Measuring destination attractiveness: A contextual approach, Journal of travel research, 32(2), 25-34. [5]. Kim, S. and Littrell, M.A., 2001. Souvenir buying intentions for self versus others. Annals of tourism research, 28(iii), pp.638-657. [6]. Lew, A. A. (1987), A framework of tourist attraction research, Annals of tourism research, 14(4), 553-575. [7]. Mayo, E. J., and Jarvis, L. P. (1981), The psychology of leisure travel, Effective marketing and selling of travel services, CBI Publishing Company, Inc.. [8]. Vengesayi, S. (2003), Destination Attractiveness and Destination Competitiveness: A Model of Destination evaluation, In ANZMAC 2003 Conference Proceedings Adelaide (pp. 111-113).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnang_cao_kha_nang_thu_hut_du_khach_cua_cac_diem_den_du_lich.pdf
Tài liệu liên quan