Nâng cao năng suất lao động của Việt Nam: Nhận diện những vấn đề gốc rễ để hành động đúng

- Đổi mới để phát triển. Trước hết là đổi mới hệ thống quản lý phát triển, xây dựng được nhân lực khu vực công có chất lượng, có lương tâm và có trách nhiệm. Sau đó là đổi mới phương cách điều hành phát triển. Nói đi đôi với làm. Ba chủ thể phải đồng mục tiêu, đồng hành động và đồng thụ hưởng kết quả do phát triển đem lại. Các bộ và chính quyền các địa phương phải là người có trách nhiệm hàng đầu. Cải cách hành chính đi đôi với đổi mới và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành kinh tế từ trung ương xuống địa phương; làm cho nền kinh tế phát triển có tổ chức một cách khoa học. Nêu cao quyền hạn, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước và của đội ngũ công chức, viên chức. - Tiết kiệm đầu tư là yêu cầu cấp thiết. Hàng chục năm thực thi đường lối hiện đại hóa, Chính phủ Trung Quốc đã động viên người dân “thắt lưng buộc bụng” để đầu tư và tỷ lệ đầu tư xã hội trên GDP của họ đạt tới khoảng 40-42%. Trong khoảng 15 năm tới nền kinh tế Việt Nam cũng chưa lớn, khả năng tích lũy từ nội bộ để đầu tư còn hạn chế. Vì thế nước ta cần tiếp tục tạo ra môi trường thuận lợi, hấp dẫn để thu hút được các dự án đầu tư FDI với phương châm lôi kéo được các nhà đầu tư chiến lược, có những dự án lớn, sử dụng công nghệ cao và giữ vai trò nòng cốt trong các chuỗi giá trị và các mạng toàn cầu để tận dụng tốt cơ hội đem tới của toàn cầu hóa, của các hiệp định thương mại tự do và bảo hộ đầu tư.

pdf9 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 348 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao năng suất lao động của Việt Nam: Nhận diện những vấn đề gốc rễ để hành động đúng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 18, Số 1 (2020): 3-11 *Email: ngothuyquynhapd@gmail.com TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG Tập 18, Số 1 (2020): 3-11 JOURNAL OF SCIENCE AND TECHNOLOGY HUNG VUONG UNIVERSITY Vol. 18, No. 1 (2020): 3-11 Email: tapchikhoahoc@hvu.edu.vn Website: www.hvu.edu.vn NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM: NHẬN DIỆN NHỮNG VẤN ĐỀ GỐC RỄ ĐỂ HÀNH ĐỘNG ĐÚNG Ngô Doãn Vịnh1*, Lê Thị Thanh Thủy1 1Trường Đại học Hùng Vương, Phú Thọ Ngày nhận bài: 24/02/2020; Ngày chỉnh sửa: 12/3/2020; Ngày duyệt đăng: 20/3/2020 Tóm tắt Nhiều năm nay Chính phủ, các địa phương, các nhà khoa học, các nhà quản lý quan tâm và dành nhiều thời gian tìm cách tăng năng suất lao động nhưng thực tế năng suất lao động của Việt Nam vẫn thấp, gia tăng chậm, làm cho khả năng cạnh tranh sản phẩm cũng như cạnh tranh của nền kinh tế còn ở mức hạn chế. Thực tế nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về tăng năng suất lao động chưa được làm sáng tỏ và việc tìm giải pháp nâng cao năng suất lao động vẫn gặp khó khăn. Trước tình hình như vậy, bài báo mong muốn góp phần lý giải rõ hơn một số vấn đề then chốt, gốc rễ về nâng cao năng suất lao động của nước ta. Từ khóa: Năng suất lao động, thu nhập cao, hiện đại hóa, liên kết, chuỗi giá trị. 1. Đặt vấn đề Năng suất lao động là vấn đề quyết định ai thắng ai và quyết định thịnh vượng. Chính phủ và người dân Việt Nam đã nhận biết rõ vai trò của năng suất lao động, thấy rõ tình trạng năng suất lao động thấp và đã cố gắng tìm cách tăng năng suất lao động của quốc gia cũng như của các địa phương nhưng kết quả đạt được còn khiêm tốn. Ngay từ năm 2013, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19/02/2013 về phê duyệt đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013-2020 [1]. Vào tháng 8/2019, Chính phủ tổ chức Hội nghị cải thiện năng suất lao động quốc gia [2]. Các nhà khoa học, các nhà quản lý nói nhiều đến nguyên nhân là chất lượng lao động của Việt Nam chưa cao, cơ cấu kinh tế thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp và tăng tỷ trọng khối phi nông nghiệp chưa thỏa đáng, quản lý nhà nước còn bộc lộ nhiều bất cập, doanh nghiệp chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ... Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giai đoạn 2011-2018 năng suất lao động của Việt Nam tăng bình quân khoảng 4,88%/năm. Một khi chưa có nhận thức đúng, chưa nhận diện chính xác về tăng năng suất lao động thì chưa thể có phương cách phù hợp để tăng năng suất lao động của nước nhà. Bài báo đi 4TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ngô Doãn Vịnh và Lê Thị Thanh Thủy sâu phân tích những vấn đề quan trọng để cung cấp thêm thông tin cho những ai quan tâm đến vấn đề nâng cao năng suất lao động của Việt Nam. 2. Một số vấn đề lý thuyết Thực tế chỉ ra rằng, về vấn đề năng suất lao động và nâng cao năng suất lao động ở Việt Nam đang có nhiều điểm chưa thật tường minh, trong đó đặc biệt là các yếu tố ảnh hưởng tới tăng năng suất lao động (nhóm tác giả xem như các điều kiện tiên quyết) và việc đánh giá vai trò của năng suất lao động trong quá trình phát triển kinh tế có hiệu quả và bền vững. Vì thế, bài báo tập trung làm rõ hơn các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới năng suất lao động và đánh giá năng suất lao động trong mối quan hệ với thịnh vượng kinh tế. 2.1. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới năng suất lao động Ảnh hưởng tới tăng năng suất lao động là vấn đề căn bản cần nhận thức đúng đắn mới tìm ra cách thức tăng năng suất lao động một cách chính xác. Nhóm tác giả thấy rằng, phải kể tới các yếu tố chủ yếu dưới đây: Thứ nhất, việc làm có thu nhập cao. Đây là vấn đề có tính quyết định đầu tiên đối với nâng cao năng suất lao động của quốc gia. Chính phủ, chính quyền địa phương là người chịu trách nhiệm chính trong việc tìm kiếm, hướng dẫn cho người dân phát triển những việc làm có thu nhập cao. Chính phủ Mỹ chỉ dành những việc làm có thu nhập cao, độc chiếm nhiều lợi nhuận cho người dân nước Mỹ (như chế tạo vệ tinh, máy bay, công nghệ điều khiển, phát triển trí tuệ nhân tạo, dịch vụ công nghệ thông tin trên các nền tảng Google, Facebook, Yahoo, Youtube, chế tạo xe hơi...) và nhập khẩu hoặc đặt hàng nước ngoài sản xuất hàng tiêu dùng thông thường phục vụ nhu cầu của người dân Mỹ hoặc cung cấp các linh phụ kiện mà doanh nghiệp Mỹ không làm. Gần đây Trung Quốc đã chuyển chủ trương “sản xuất tại Trung Quốc - Made in” thành “sản xuất bởi người Trung Quốc - Made by”; họ tăng cường phát triển điện thoại di động thông minh, chế tạo máy tính tốc độ nhanh, sản xuất bán dẫn, vệ tinh, tham gia chế tạo máy bay Airbus, đi đầu trong lĩnh vực công nghệ 5G; chế tạo tàu ngầm, tàu sân bay... Thực tiễn cho thấy, nếu chỉ phát triển những việc làm có thu nhập thấp thì làm sao có thể có năng suất lao động cao. Thứ hai, doanh nghiệp mạnh, nắm giữ lĩnh vực tiên phong, quản trị tốt và sử dụng công nghệ hiện đại có ý nghĩa lớn đối với việc tạo ra năng suất lao động cao. Doanh nghiệp là chủ thể tạo ra tổng sản phẩm của nền kinh tế, việc làm, đóng góp vào ngân sách nhà nước, chủ thể cạnh tranh thương mại toàn cầu... Tức là doanh nghiệp trực tiếp quyết định thịnh vượng quốc gia. Năm 1995, khi tham gia đoàn cán bộ của Ủy ban kế hoạch Nhà nước (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) làm việc với Thủ tướng Singapore, tác giả đã nghe ngài Lý Quang Diệu nói một câu khá lý thú, đại thể là: “Khi con đại bàng cất tiếng gáy nó sẽ át cả rừng chim sẻ”. Ngài Lý Quang Diệu muốn ám chỉ khi trong quốc gia có tập đoàn kinh tế lớn, tầm cỡ quốc tế nó sẽ át các doanh nghiệp nhỏ. Chỉ có doanh nghiệp lớn, có tiềm lực tài chính, công nghệ và thị trường lớn mới có thể giữ vai trò nòng cốt trong chuỗi giá trị toàn cầu. Năm 2019, thống kê ở Thái Lan cứ khoảng 30 người có 1 doanh nghiệp, trong khi Việt Nam cứ 128 5TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 18, Số 1 (2020): 3-11 người mới có 1 doanh nghiệp mà phần lớn lại là doanh nghiệp vừa và nhỏ [3]. Thế thì lấy ai đảm trách nhiệm vụ nâng cao năng suất lao động. Thứ ba, hiện đại hóa hay sử dụng công nghệ hiện đại mới là phương cách đúng đắn để nâng cao năng suất lao động. Thực tế cho thấy, có nhiều quốc gia không có công nghiệp phát triển tới mức như của Mỹ, Đức, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc... nhưng vẫn đứng vào nhóm các nước phát triển, có GDP/ người/năm đạt mức cao (từ 40 đến 60 nghìn USD) như Thụy Sỹ, Canada, Australia, New Zeland, Singapore... Ngay từ năm 1978 khi thực hiện cải cách, mở cửa, Trung Quốc đã thực hiện mạnh mẽ chủ trương bốn hiện đại hóa (hiện đại hóa công nghiệp, hiện đại hóa nông nghiệp, hiện đại hóa khoa học công nghệ và hiện đại hóa quốc phòng). Nhờ thế, Trung Quốc đã có sự bứt phá thần kỳ, chỉ sau 40 năm phát triển, GDP/người/năm đã đạt mức khoảng 10 nghìn USD và trở thành nền kinh tế lớn thứ hai sau Mỹ, có mức dự trữ ngoại tệ lớn bậc nhất thế giới (khoảng hơn 3.000 tỷ USD, thậm chí có ý kiến cho rằng phải tới khoảng 3.600 - 4.000 tỷ USD) [4]. Thứ tư, hoạt động kinh tế của một quốc gia phải được tổ chức (mà bản chất của nó là phát triển các tổ hợp đa ngành và các chuỗi giá trị sản phẩm trên cơ sở liên kết và có sự phát triển đồng bộ trong thế cân đối). Các hoạt động kinh tế phải được tiến hành một cách có tổ chức khoa học. Nhà nước là chủ thể đứng ra hướng dẫn, trực tiếp tổ chức và điều hành sự phát triển đối với lực lượng doanh nghiệp mới hy vọng có năng suất lao động cao. Cộng đồng doanh nghiệp (gồm cả doanh nghiệp, hợp tác xã phi nông nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp, trang trại, gia trại, hộ gia đình...) phải được tổ chức, hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp phải trên cơ sở liên kết dọc (theo ngành) và liên kết ngang (theo lãnh thổ). Thứ năm, quản lý nhà nước có lợi cho phát triển kinh tế có ý nghĩa quyết định nâng cao năng suất lao động, việc quản lý phải vừa “nắm chặt” nhưng cũng phải vừa để “phát triển” [5]. Daron Acemoglu và James A. Robinson [6] đã cho biết, thể chế kinh tế quyết định sự thành bại của các nền kinh tế. Nhà nước là người “sinh ra” và tổ chức thực hiện thể chế kinh tế nên suy cho cùng Nhà nước là người quyết định sự thành công hay thất bại đối với sự phát triển của nền kinh tế. Thực tiễn cũng đã chứng minh điều này. Sự khác biệt về thành quả phát triển kinh tế, về năng suất lao động ở Việt Nam trước và sau đổi mới (1988), ở Trung Quốc trước và sau cải cách mở cửa (1978) cũng như sự khác biệt giữa Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc chính là do sự khác biệt về thể chế kinh tế. 2.2. Đánh giá năng suất lao động trong mối quan hệ với thịnh vượng kinh tế Phải đánh giá năng suất lao động để biết mức độ đạt được, xu thế thay đổi năng suất lao động quốc gia, xác định rõ nguyên nhân của tình trạng năng suất lao động thấp, để từ đó tìm ra giải pháp nâng cao năng suất lao động một cách hữu hiệu để quốc gia trở thành nước phát triển. 2.2.1. Nhận biết đúng đắn về vai trò của năng suất lao động Muốn đánh giá năng suất lao động phải biết vai trò, sự đóng góp của năng suất lao động đối với phát triển kinh tế của đất nước. Cả lý thuyết và thực tiễn chỉ ra rằng, năng 6TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ngô Doãn Vịnh và Lê Thị Thanh Thủy suất lao động có vai trò quan trọng, quyết định đến hiệu quả và sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Vai trò đó biểu hiện ở những phương diện chính dưới đây: - Gia tăng lợi nhuận và sức cạnh tranh của sản phẩm cũng như của cả nền kinh tế, góp phần quyết định cơ hội chiến thắng, cải thiện mức sống dân cư và gia tăng sức mua của xã hội. - Đóng góp nhiều cho ngân sách. Thông qua phát triển được nhiều sản phẩm hàng hóa, doanh nghiệp nộp thuế doanh thu, người dân đóng thuế khi mua hàng hóa. Ở đây cần nhấn mạnh một vấn đề quan trọng là “tài chính hộ gia đình” - một trong những bộ phận quan trọng cấu thành nền tài chính quốc gia - phải được chăm lo đúng mức, cần có biện pháp nuôi dưỡng thích đáng. Khi đã có nhiều ngân sách thì phúc lợi xã hội, chính sách xã hội, cải thiện môi trường, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật sẽ tốt hơn. - Nuôi sống được nhiều người. Khi năng suất lao động cao sẽ nuôi sống được nhiều người. Góp phần quyết định vào ổn định xã hội và nâng tầm văn minh xã hội. Năng suất lao động cao sẽ góp phần hình thành văn hóa phát triển tiên tiến. 2.2.2. Đánh giá mức độ đạt được và vai trò của năng suất lao động Đánh giá để biết năng suất lao động cao hay thấp, gia tăng hay không gia tăng, gia tăng có ổn định không... Đối với cả nền kinh tế quốc gia cũng như đối với các địa phương, năng suất lao động xã hội được tính bằng cách lấy tổng GDP làm ra trong một năm chia cho tổng lao động làm việc trong nền kinh tế quốc dân của năm đó. Tốc độ tăng năng suất lao động của một năm hay bình quân năm của một giai đoạn cần tính toán và được tính theo phương pháp mà lâu nay các nhà khoa học, các nhà quản lý kinh tế đã sử dụng. Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, việc tính năng suất lao động thường bị nhiễu nên nhà phân tích cần chú ý. Vai trò của năng suất lao động đối với phát triển kinh tế của quốc gia hay của tỉnh đã quá rõ nhưng phải tiến hành đánh giá mới thấy hết vấn đề. Nếu năng suất lao động cao thì sẽ có tăng trưởng kinh tế tốt và GDP/người sẽ cao, các vấn đề xã hội, môi trường, an ninh quốc phòng sẽ được giải quyết tốt. Trong thực tế thường phân tích mức độ đóng góp của năng suất lao động cho tăng trưởng kinh tế để tìm ra giải pháp tăng năng suất lao động [7]. Điều này được phân tích bằng biểu thức sau: ĐL = [1- (TL : TGDP)] . 100 (%) Trong đó: ĐL: Tỷ lệ đóng góp của năng suất lao động vào tăng trưởng kinh tế. ĐL càng lớn chứng tỏ năng suất lao động đóng góp càng nhiều cho tăng trưởng kinh tế và ngược lại nếu ĐL càng nhỏ cho biết năng suất lao động đóng góp càng nhỏ cho tăng trưởng kinh tế. TL: Tốc độ tăng số lao động làm việc trong nền kinh tế của kỳ nghiên cứu. TGDP: Tốc độ tăng trưởng GDP của kỳ nghiên cứu. Theo tác giả Ngô Doãn Vịnh [7] thì khi ĐL vượt mức 85% là lúc nền kinh tế đã biểu hiện trạng thái bước vào ngưỡng phát triển. Đây là điểm quan trọng. Trong thực tiễn người ta còn sử dụng mô hình phân tích các yếu tố là tác nhân của tăng 7TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 18, Số 1 (2020): 3-11 năng suất lao động, bao gồm: đóng góp của vốn, thể chế, chính sách, nhân lực, doanh nghiệp... vào tăng năng suất lao động. Theo cách này thường gặp khó khăn vì thiếu số liệu. 3. Tình hình năng suất lao động của Việt Nam và những vấn đề đặt ra 3.1. Khái quát tình hình năng suất lao động của Việt Nam Năng suất lao động và phát triển kinh tế là vấn đề lớn, phức tạp nên với khuôn khổ một bài báo nhóm tác giả chỉ xin trình bày một số vấn đề quan trọng. Theo Tổng cục Thống kê [3], từ 2015 đến nay nền kinh tế Việt Nam từng bước phát triển có hiệu quả hơn và bền vững hơn. Tăng trưởng kinh tế, năng suất lao động, GDP/người có mức tăng tương đối nhanh và ổn định, nợ công giảm từ mức hơn 69% GDP xuống còn 56% GDP, tỷ lệ người nghèo giảm từ khoảng 14,2% năm 2010 xuống còn khoảng 6,8% năm 2018; tỷ giá đồng Việt Nam khá ổn định, lạm phát giảm và có lợi cho tăng trưởng kinh tế. Bảng 1. Một số chỉ tiêu chủ yếu của Việt Nam Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2015 2018 Tăng b/q năm, % 1.1. Dân số Nghìn người 86.947,4 91.709,8 94.666 1,05 1.2. Lao động làm việc Nghìn người 49.048,5 52.840 54.249,4 1,28 1.3. GDP (giá 2010) Tỷ đồng 2.157.828 2.875.856 3.493.399 6,2 Trong đó: Nông nghiệp Tỷ đồng 396.576 462.536 500.567 2,95 % so tổng số % 18,4 16,1 14,3 - Công nghiệp - Xây dựng Tỷ đồng 693.351 982.411 1.242.420 6,7 % so tổng số % 32,1 34,2 35,6 - Dịch vụ Tỷ đồng 797.155 1.101.236 1.354.796 6,85 % so tổng số % 36,9 38,3 38,8 - Thuế sản phẩm trừ trợ cấp Tỷ đồng 270.746 329.673 395.616 4,85 % so tổng số % 12,6 11,4 11,3 - 1.4. GDP (giá hiện hành) Tỷ đồng 2.157.828 4.192.662 5.542.332 - 1.5. GDP/người (giá 2010) Triệu đồng 24,8 31,4 36,9 5,1 Giá hiện hành Triệu đồng 24,8 45,7 58,5 - 1.6. Năng suất lao động (giá 2010) Triệu đồng 44,0 54,4 64,4 4,9 1.7. Thu nhập bình quân 1 lao động của khu vực doanh nghiệp Giá hiện hành Nghìn đồng 5.882* 8.272** - Ghi chú: *Số trung bình giai đoạn 2011-2015 và ** số liệu năm 2017 Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam 2019 [3] 8TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ngô Doãn Vịnh và Lê Thị Thanh Thủy Năm 2018, năng suất lao động của Việt Nam vẫn ở mức thấp. Nếu tính theo giá sức mua tương đương, năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng 7,3% năng suất lao động của Singapore; 19% của Malaysia; 37% của Thái Lan; 44,8% của Indonesia và bằng 55,9% của Philippines. Theo công thức tính toán đã trình bày thì trong thời kỳ 2011-2018 năng suất lao động đóng góp khoảng 79,4% vào tăng trưởng kinh tế (tức là đóng góp được 4,9 điểm phần trăm (79,4% của 6,2%) [3]. Như vậy, thì nền kinh tế Việt Nam còn xa mới bước vào ngưỡng phát triển. Năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam ở mức trung bình, chưa thật đảm bảo cho tăng năng suất lao động quốc gia như mong muốn [8]. Nhìn từ phía doanh nghiệp có nhiều điểm cần suy ngẫm về vấn đề tăng năng suất lao động. Năm 2018, ngoài số doanh nghiệp đã nói, ở Việt Nam còn có 13.171 hợp tác xã phi nông nghiệp, 5.151.948 cơ sở kinh tế cá thể phi nông nghiệp, 31.668 trang trại nông nghiệp... [3]. Vì đa phần đều có quy mô nhỏ nên dễ bị tổn thương khi có biến động từ bên ngoài. Với tình hình đó liệu nền kinh tế Việt Nam có thể duy trì sự phát triển hiệu quả, bền vững trong những năm tới hay không? Ở Việt Nam, doanh nghiệp có vốn vốn đầu tư nước ngoài tạo ra khoảng 19,4% GDP, khoảng 71,4% giá trị xuất khẩu, đóng góp khoảng 13,1% ngân sách Nhà nước và đóng góp khoảng 23,3% vốn đầu tư xã hội đã thực hiện [3]. Từ những con số trên cho thấy, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có vị trí, vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển bền vững của Việt Nam. Tuy thế, sự thất thoát của Việt Nam do các doanh nghiệp FDI gây ra bởi chuyển giá, trốn thuế là bao nhiêu thì chưa được thống kê. Điều này càng chứng tỏ Nhà nước có vai trò quan trọng như thế nào đối với phát triển kinh tế bền vững của nước ta. 3.2. Những vấn đề đặt ra đối với việc tăng năng suất lao động và xây dựng nền kinh tế phát triển ở Việt Nam 3.2.1. Nền kinh tế đang có nhiều khó khăn và hạn chế Nhìn tổng thể nền kinh tế đang thiếu nhiều tiền đề để tăng tốc trên cơ sở tăng năng suất lao động. Đối với nền kinh tế Việt Nam hiệu quả phát triển chưa cao và thậm chí có người nói là còn thấp; phần lớn doanh nghiệp của người Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ, sử dụng công nghệ chưa cao, nhìn chung chưa có doanh nghiệp đứng trong nhóm 500 công ty lớn của thế giới; có ít doanh nghiệp tham gia các chuỗi giá trị toàn cầu và các mạng cung ứng cũng như mạng phân phối toàn cầu. Nền kinh tế có độ mở lớn nên cũng dễ bị ảnh hưởng lớn từ bên ngoài. Do quy mô nền kinh tế nhỏ (mới khoảng 240 tỷ USD giá hiện hành), GDP/người thấp nên khả năng tích lũy đầu tư từ nội bộ nền kinh tế cũng thấp nhưng để phát triển kinh tế nhanh hơn thì vẫn cần nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tiềm lực công nghệ, đổi mới sáng tạo quốc gia còn rất hạn chế, kinh nghiệm hoạch định chính sách phát triển, quản lý và điều hành tiên tiến cũng còn nhiều bất cập. 3.2.2. Phải xác định đúng nguyên nhân của tình trạng năng suất lao động thấp Có rất nhiều nguyên nhân, có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan nhưng trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Nhóm tác giả xin nêu một số nguyên nhân cơ bản: - Nền kinh tế Việt Nam chưa có nhiều việc làm có thu nhập cao, đa phần việc làm có thu nhập thấp. Thu nhập của người lao động trong khối doanh nghiệp chỉ đạt mức thấp; lợi nhuận của doanh nghiệp cũng thấp. 9TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 18, Số 1 (2020): 3-11 Bảng 2. Một số chỉ tiêu về lợi nhuận của doanh nghiệp giai đoạn 2011-2017 Chỉ tiêu Giai đoạn Chung DNNhà nước DN ngoài Nhà nước DN có vốn đầu tư nước ngoài 2.1. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế so với tài sản (bằng hoặc lớn hơn 7,5% mới tốt); % 2011-2015 2,4 2,8 1,1 5,4 2016 2,7 2,6 1,4 6,9 2017 2,9 2,2 1,8 7,0 2.2. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế so với vốn chủ sở hữu (bằng hoặc lớn hơn 15% mới tốt); % 2011-2015 8,2 12,1 3,4 15,1 2016 9,0 11,0 4,4 17,5 2017 10,0 11,4 6,0 18,1 2.3. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế so với doanh thu (bằng hoặc lớn hơn 10% mới tốt); % 2011-2015 3,7 6,0 1,5 6,1 2016 4,1 6,9 1,9 6,8 2017 4,2 6,4 2,5 6,6 Nguồn: Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam 2019 [9] - Cơ cấu kinh tế chưa tạo ra tiền đề tăng trưởng kinh tế có hiệu quả. Trong thời kỳ 2011-2018, việc đầu tư bộc lộ nhiều bất cập mà tiêu biểu là đầu tư phát triển lĩnh vực sử dụng công nghệ cao và đầu tư cho đổi mới sáng tạo còn thấp. Trong khi tốc độ tăng trưởng của khối ngành sản xuất sản phẩm vật chất (nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng) đạt khoảng 6,05%/năm thì tốc độ tăng của khối ngành sản xuất sản phẩm dịch vụ đạt khoảng 6,85%/năm. So sánh tốc độ tăng trưởng của hai khối ngành này được hệ số tương quan là: 1: 1,13 (tức là sản xuất sản phẩm vật chất tăng 1% hay 1 lần thì tốc độ tăng của khối ngành sản xuất sản phẩm dịch vụ chỉ được 1,13% hay 1,13 lần). Mức tương quan như thế là khá thấp so với mức của các nước công nghiệp phát triển (1: 1,8-2,5). Tỷ trọng lao động nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản ở Việt Nam còn chiếm tới khoảng 36-37% tổng lao động xã hội, lao động hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ chỉ chiếm khoảng 0,5%; mặt khác doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tới 93% (mà cũng chỉ có khoảng 8-10% doanh nghiệp sử dụng công nghệ hiện đại) là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới năng suất lao động thấp. - Chúng tôi đồng tình với quan điểm của tác giả Ngô Thúy Quỳnh (2016), quản lý nhà nước còn bộc lộ nhiều bất cập, trong đó nổi bật là chính sách chưa thật sự có lợi cho phát triển [5]. Cộng đồng doanh nghiệp vừa chưa mạnh vừa thiếu liên kết và dường như chưa hợp lực trong sản xuất cũng như trong cạnh tranh quốc tế. Đối với người dân thì có bộ phận không nhỏ thiếu tinh thần tự tôn trong quá trình phát triển kinh tế cũng như trong việc ganh đua với bên ngoài. Ở Việt Nam đã có khoảng 50-55% người dân sử dụng điện thoại thông minh nhưng phần đông họ chỉ sử dụng để nghe, nói, tra cứu các mạng xã hội chứ chưa sử dụng để làm ra tiền. Khi quan sát sự thành công của nước Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc dễ nhận ra một vấn đề có tính nguyên tắc là: Thành công = Trí tuệ (thông minh) + Thông tin. Do đó, muốn tăng năng suất lao động cần phải phát triển bằng trí tuệ, sáng tạo và khôn ngoan. 10 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ngô Doãn Vịnh và Lê Thị Thanh Thủy 4. Nhận định thay lời kết Năng suất lao động cao luôn luôn là cái đích của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân hướng tới nhưng muốn có năng suất lao động cao thì Việt Nam phải thực hiện cho được một số việc giữ vai trò then chốt như sau: - Nhà nước phối hợp với doanh nghiệp và người dân xây dựng cho được chiến lược phát triển cơ cấu kinh tế hiện đại trên cơ sở tìm ra nhiều việc làm có thu nhập cao và theo hướng hình thành được các lĩnh vực mũi nhọn, các sản phẩm chủ lực tiêu biểu cho Việt Nam. Rồi từ đó đổi mới việc đào tạo nhân lực theo hướng đáp ứng yêu cầu phát triển. Trên cơ sở xác định được lĩnh vực mũi nhọn, sản phẩm chủ lực cho trung và dài hạn, xây dựng được khung luật pháp về kinh tế đủ đảm bảo có lợi cho mọi thành phần, mọi lực lượng kinh tế phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững. Đồng thời, cần kiên quyết hiện đại hóa nền kinh tế trên cơ sở tận dụng ảnh hưởng tốt từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, từ làn sóng phát triển của trí tuệ nhân tạo, của nền kinh tế số cũng như tận dụng lợi ích từ các làn sóng đầu tư FDI thế hệ mới. Nhanh chóng có chiến lược quốc gia về phát triển doanh nghiệp đúng đắn với tầm nhìn dài hạn trong bối cảnh quốc tế ngày càng diễn biến phức tạp. Tôn vinh những doanh nghiệp có đóng góp lớn cho sự nghiệp phát triển của Việt Nam. - Đổi mới để phát triển. Trước hết là đổi mới hệ thống quản lý phát triển, xây dựng được nhân lực khu vực công có chất lượng, có lương tâm và có trách nhiệm. Sau đó là đổi mới phương cách điều hành phát triển. Nói đi đôi với làm. Ba chủ thể phải đồng mục tiêu, đồng hành động và đồng thụ hưởng kết quả do phát triển đem lại. Các bộ và chính quyền các địa phương phải là người có trách nhiệm hàng đầu. Cải cách hành chính đi đôi với đổi mới và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành kinh tế từ trung ương xuống địa phương; làm cho nền kinh tế phát triển có tổ chức một cách khoa học. Nêu cao quyền hạn, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước và của đội ngũ công chức, viên chức. - Tiết kiệm đầu tư là yêu cầu cấp thiết. Hàng chục năm thực thi đường lối hiện đại hóa, Chính phủ Trung Quốc đã động viên người dân “thắt lưng buộc bụng” để đầu tư và tỷ lệ đầu tư xã hội trên GDP của họ đạt tới khoảng 40-42%. Trong khoảng 15 năm tới nền kinh tế Việt Nam cũng chưa lớn, khả năng tích lũy từ nội bộ để đầu tư còn hạn chế. Vì thế nước ta cần tiếp tục tạo ra môi trường thuận lợi, hấp dẫn để thu hút được các dự án đầu tư FDI với phương châm lôi kéo được các nhà đầu tư chiến lược, có những dự án lớn, sử dụng công nghệ cao và giữ vai trò nòng cốt trong các chuỗi giá trị và các mạng toàn cầu để tận dụng tốt cơ hội đem tới của toàn cầu hóa, của các hiệp định thương mại tự do và bảo hộ đầu tư. Tài liệu tham khảo [1] Thủ tướng Chính phủ (2013). Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 19/02/2013 về phê duyệt đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013-2020. [2] Báo Chính phủ (2019). Thủ tướng chủ trì Hội nghị cải thiện năng suất lao động quốc gia. Truy cập ngày 05/02/2020, từ <http: //baochinhphu. vn/Thong-cao-bao-chi/Thu-tuong-chu-tri- 11 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 18, Số 1 (2020): 3-11 Hoi-nghi-cai-thien-nang-suat-lao-dong-quoc- gia/372506.vgp>. [3] Tổng cục Thống kê (2019). Niên giám Thống kê Việt Nam 2018. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. [4] Thông tấn xã Việt Nam (2019). Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tăng cao hơn dự kiến. Truy cập ngày 05/02/2020, từ <http: //thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/quoc- te/2019-02-12/du-tru-ngoai-hoi-cua-trung- quoc-tang-cao-hon-du-kien-67660.aspx>. [5] Ngô Thúy Quỳnh (2016). Phát triển bền vững nhìn từ góc độ quản lý nhà nước. Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế về “Quản lý chiến lược mục tiêu phát triển bền vững, cách tiếp cận, tư duy hệ thống hóa và điều khiển học - Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam”. Tháng 3/2016, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội. [6] Daron Acemoglu & James A. Robinson (2013). Tại sao các quốc gia thất bại. Nhà xuất bản Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. [7] Ngô Doãn Vịnh (2005). Bàn về phát triển kinh tế: Nghiên cứu con đường dẫn tới giàu sang. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [8] Ngọc An (2019). Việt Nam tăng 10 bậc xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu. Truy cập ngày 05/02/2020, từ <https: //tuoitre.vn/viet- nam-tang-10-bac-xep-hang-nang-luc-canh- tranh-toan-cau-20191009114319843.htm>. [9] Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2019). Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam 2019. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. INCREASING LABOR PRODUCTIVITY IN VIETNAM: IDENTIFICATIONS OF KEY PROBLEMS TO FIND OUT CORRECT ACTIONS Ngo Doan Vinh1, Le Thi Thanh Thuy1 1Hung Vuong University, Phu Tho Abstract For many years, the Vietnamese Government, localities, scientists, and managers have paid great attention for finding ways to increase labor productivity, but in fact the Vietnam’s labor productivity has been still low and slowly increasing. As a result, the competitiveness of products as well as the economy’s competitiveness has still limited. Currently, there seems to be many theoretical and practical issues on increasing labor productivity that have not been clarified, therefore finding solutions to increase labor productivity still faces difficulties. The article aims to contribute to better explaining some key issues and the solutions of improving labor productivity in Vietnam. Keywords: Labor productivity, high income, modernization, integration, value chain, Vietnam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnang_cao_nang_suat_lao_dong_cua_viet_nam_nhan_dien_nhung_van.pdf