MỞ ĐẦU
Trong những năm vừa qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và nhà nước, nông nghiệp nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kích lệ, không những đáp ứng được nhu cầu trong nước mà trở thành ngành hàng xuất khẩu chủ yếu. Năm 2007, giá trị xuất khẩu trên giá trị sản xuất của gành nông nghiệp chiếm 30%, đóng góp 20,2% GDP và hơn 17,8% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. Kinh doanh xuất khẩu nông sản đang là một lĩnh vực kinh doanh hết sức quan trọng, thu hút nhiều các doanh nghiệp trong và ngoài ngành tham gia.
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Khoáng sản có tiền thân là Tổng công ty Xuất nhập khẩu Khoáng sản Việt Nam được thành lập vào năm 1956 là một trong những đơn vị có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất của Bộ Ngoại Thương, kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng khoáng sản và hóa chất chủ lực. Bước và thời kỳ đổi mới với cơ chế thị trường, nền kinh tế đất nước có những thay đổi và những bước phát triển quan trọng. Các doanh nghiệp Nhà nước được cấu trúc lại.
Từ năm 1993 Công ty Xuất nhập khẩu Khoáng sản được thành lập lại và chuyển từ Tổng công ty Xuất nhập khẩu khoáng sản thành Công ty Xuất nhập khẩu Koáng sản (MINEXPORT). MINEXPORT lần lượt bàn giao tất cả các mặt hàng chủ lực như than, xi măng, xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, sắt thép, hóa chất, dược phẩm, và các mặt hàng khoáng sản khác sang cho các bộ ngành khác.
Các mặt hàng khoáng sản xuất nhập khẩu chủ lực không còn, Công ty muốn phát triển không thể dậm chân ở kinh doanh xuất nhập khẩu khoáng sản. Hơn nữa khai thác khoáng sản xuất khẩu là lĩnh vực mà Chính phủ đang hạn chế hoạt động và kiểm soát chặt chẽ. Nên hướng phát triển của công ty sau khi chia tách là kinh doanh đa ngành đa lĩnh vực. Một trong những hướng phát triển của công ty là kinh doanh xuất nhập khẩu hàng nông, lâm, thủy, hải sản (gọi tắt là nông sản).
Trong thời gian thực tập vừa qua tại Phòng Xuất nhập khẩu số 2 – công ty Xuất nhập khẩu Khoáng sản, em nhận thấy kinh doanh xuất nhập khẩu hàng nông sản là lĩnh vực kinh doanh công ty mới tham gia trong một vài năm gần đây. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của công ty mới chỉ bao gồm: gạo, cao su tự nhiên, chè, gỗ và thủy sản. Hiện nay tỷ trọng xuất khẩu của các mặt hàng này còn thấp sức cạnh tranh so với các công ty khác kinh doanh trong lĩnh vực này còn yếu kém. Trong khi xuất khẩu nông sản lại là một trong những hướng quan trọng giúp công ty phát triển và giảm nhập siêu.
Xuất phát từ thực tế hoạt động kinh doanh của công ty như vậy, việc nghiên cứu sức cạnh tranh một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Minexport, chỉ ra được những điểm mạnh, điểm yếu của từng mặt hàng so với đối thủ cạnh tranh để có những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao sức cạnh tranh là một việc làm cần thiết, rất có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn cho Công ty trong điều kiện hội nhập WTO. Do vậy, em quyết định nghiên cứu đề tài “Nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Khoáng sản trong điều kiện hội nhập WTO”
Mục đích nghiên cứu của chuyên đề tập trung và những vấn đề sau:
Nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận chung về cạnh tranh và sức cạnh tranh của hàng nông sản, làm rõ sự cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của Minexport trong điều kiện hội nhập WTO. Dựa trên cơ sở lý luận đó, chuyên đề sẽ phân tích và đánh giá thực trạng sức cạnh tranh của một số mặt hàng nông sản xuất khẩu của Minexport trong điều kiện hội nhâp WTO, chỉ rõ những điểm mạnh điểm yếu so với các mặt hàng của các đối thủ cạnh tranh khác và nguyên nhân gây ra những yếu điểm đó. Kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, chuyên đề sẽ đề xuất các quan điểm và giải pháp, kiến nghị có cơ sở khoa học và có tính khả thi nhằm nâng cao sức cạnh tranh các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Minexport trong điều kiện hội nhập WTO.
Để thực hiện được mục tiêu trên, nhiệm vụ của chuyên đề là:
- Hệ thống hóa lý luận về cạnh tranh trong kinh doanh xuất nhập khẩu, cụ thể là cạnh tranh trong kinh doanh xuất nhập khẩu hàng nông sản.
- Phân tích thực trạng về sức cạnh tranh của công ty trong kinh doanh xuất nhập khẩu hàng nông sản.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh trong xuất khẩu nông sản của Minexport.
Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là vấn đề sức cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Minexport và các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh trong kinh doanh.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: thời gian: từ 2001 đến 2007; lĩnh vực kinh doanh: kinh doanh xuất nhập khẩu hàng nông sản; về mặt hàng: thủy sản, thịt, tinh dầu., gỗ, mây tren đan. Về thị trường xuất khẩu: Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Anh, Hoa Kỳ.
Chuyên đề sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong nghiên cứu kinh tế như: phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê. Chuyên đề sử dụng các phương pháp thu thập thông tin truyền thống, phương pháp phân tích ngành sản phẩm, phương pháp phân tích kinh doanh để phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến sức cạnh tranh của sản phẩm nói riêng và doanh nghiệp nói chung. Phương pháp so sánh được sử dụng phổ biến để lám sáng tỏ các kết luận trong từng hoàn cảnh cụ thể.
Chuyên đề này có cấu trúc 3-3-3, rất chặt chẽ, bao gồm 3 chương, mỗi chương có 3 mục lớn, mỗi mục lớn có 3 mục con. Tuy vậy, đây là một đề tài khó và phạm vi nghiên cứu rộng lớn, nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự giúp đỡ và hướng dẫn nhiều hơn từ các thầy cô giáo.
112 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1630 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Khoáng sản trong điều kiện hội nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẩu sản phẩm và sẽ chỉ được khuyến khích dưới các hình thức, ngoài những hình thức khác, như tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính để các doanh nghiệp có thể đầu tư và thuê đất đai, nhà xưởng, tạo điều kiện thuận lợi trong việc cung cấp và đào tạo nhân công, cung cấp điện, nước và các nhu cầu thiết yếu khác. Về các khoản phụ thu áp dụng theo Quỹ hỗ trợ xuất khẩu, Việt Nam khẳng định sẽ ràng buộc các khoản thu ở mức bằng không trong Biểu cam kết và ưu đãi về hàng hoá vào thời điểm gia nhập.
286. Một số thành viên khẳng định Quyết định số 55/2001/QD-TTg có quy định các hình trợ cấp cho ngành dệt may Việt Nam vốn bị cấm theo quy định của WTO. Đáp lại, đại diện của Việt Nam nói rằng chưa từng có một khoản trợ cấp, chi trả đã được thực hiện theo Quyết định số 55/2001/QD-TTg kể từ ngày 30/5/2006 và rằng Quyết định số 55/2001/QD-TTg đã bị bãi bỏ vào ngày 30/5/2006. Đại diện cũng khẳng định rằng ngay sau khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ xoá bỏ toàn bộ các loại trợ cấp cho hàng dệt may bị cấm (như trợ cấp dựa trên thành tích xuất khẩu hoặc trên việc sử dụng hàng hoá sản xuất trong nước thay vì hàng nhập khẩu), bao gồm nhưng không chỉ giới hạn trong các khuyến khích đầu tư cho các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài dựa trên thành tích xuất khẩu, các trợ cấp thúc đẩy xuất khẩu dựa trên thành tích xuất khẩu và các trợ cấp thúc đẩy thương mại dựa trên thành tích xuất khẩu. Ban công tác ghi nhận những cam kết này.
287. Một số thành viên nhận xét rằng Việt Nam cấp các khuyến khích đầu tư dựa trên thành tích xuất khẩu cho các doag nghiệp trong nước và doang nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt đọng trong các ngành hỗ trợ cho ngàng đệt may. Hai chương trình trợ cấp dưới các hình thức thuế suất thu nhập doanh nghiệp ưu đãi; miễn thuế nhập khẩu máy móc thiết bị, và miễn giảm tiền thuê đất và thuế sử dụng đất. Điều 3 của Hiệp định SCM của WTO nghiêm cấm việc sử dụg các loại hình trợ cấp như vậy. Do đó, các thành viên yêu cầu Việt Nam giải thích Việt Nam dự định làm gì để xoá bỏ những hình thức trợ cấp này.
288. Đại diện của Việt Nam khẳng định rằng, vào thời điểm gia nhập WTO, sẽ không cấp các loại trợ cấp bị cấm cho các đối tượng hưởng lợi theo chương trình ưu đãi đầu tư dựa trên thành tích xuất khẩu dành cho doanh nghiệp trong nước và chương trình ưu đãi đầu tư dựa trên thành tích xuất khẩu dành cho doanh nghiệp có vấn đầu tư nước ngoài. Đại diện Việt Nam cũng khẳng định thêm trong giai đoạn 5 năm kể từ ngày gia nhập, các ưu đãi dành cho các đối tượng hiện nay theo hai chương trình này sẽ bị loại bỏ dần. Đại diện Việt Nam cũng khẳng định chương trình ưu đãi đầu tư dựa trên thành tích xuất khẩu dành cho các doanh nghiệp trong nước và chương trình ưu đãi đầu tư dựa trên thành tích xuất khẩu dành cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ bị loại bỏ hoàn toàn không muộn hơn năm năm kể từ ngày Việt Nam gia nhập WTO. Đại diện Việt Nam cũng khẳng định rằng tất cả các hình thức trợ cấp bị cấm khác sẽ được loại bỏ kể từ ngày gia nhập và bất kỳ chương trình trợ cấp nào khác đang được duy trì sẽ tuân thủ với Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp Đối kháng của WTO. Việt Nam sẽ thông báo cho WTO các biện pháp loại bỏ các chương trình này và bất kỳ hình thức trợ cấp bị cấm nào khác. Đại diện Việt Nam cũng khẳng định rằng, kể từ ngày gia nhập, thong báo trợ cấp, phù hợp với Điều 25 của Hiện định Trợ cấp, sẽ được gửi cho Uỷ ban về Trợ cấp và các Biện pháp Đối kháng. Ban Công tác ghi nhận các cam kết này.
2. Các biện pháp kiểm dịch động, thực vật
304. Đại diện của Việt Nam cung cấp Chương trình Hành động thực hiện Hiệp định về các biện pháp kiểm dịch động, thực vật trong tài liệu WT/ACC/VNM/11; sau đó, chương trình này đã được cập nhật năm lần. Đại diện của Việt Nam lưu ý rằng Việt Nam đang xây dựng cơ chế SPS dựa trên các tiêu chuẩn, hướng dẫn và khuyến nghị quốc tế. Trong số các thách thức lớn Việt Nam đang phải đối mặt là tình trạng năng lực cán bộ trong việc đánh giá nguy cơ dịch hại và không có cơ sở dữ liệu về kiểm dịch thực vật. Đại diện Việt Nam cho biết Chính phủ Việt Nam đang gặp khó khăn trong việc tự đánh giá nguy cơ và đang tìm kiếm sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế để giải quyết những vấn đề này. Đại diện Việt Nam cho biết thêm Việt Nam đã áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế phù hợp với Hiệp định SPS trong các lĩnh vực mà Việt nam không thể tiến hành tự đánh giá rủi ro một cách độc lập.
305. Các cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm, bảo vệ thực vật và sức khoẻ động vật gồm có Cục bảo vệ động thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Cục Vệ sinh và đảm bảo chất lượng thuỷ sản quốc gia thuộc Bộ Thuỷ sản; Cục An toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế; Cục khoa học và công nghệ thuộc Bộ Công nghiệp; và Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng thuộc Bộ Khoa học và công nghệ. Cơ quan thông báo và Điểm hỏi đáp của Việt Nam đã được thành lập tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quyết định số 99/2005/QD-TTg ngày 9/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ. Theo quyết định này, các Bộ ngành có liên quan, trong phạm vi nhiệm vụ của mình, phải phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Văn phòng SPS của Việt Nam để thực hiện nhiệm vụ thông báo và hỏi đáp phù hợp với các điều khoản của Hiệp định SPS. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ ngành hữu quan đã xây dựng các quy định về việc phối hợp và vận hành của Văn phòng SPS quốc gia cả Việt Nam và thiết lập mạng lưới thông báo và hỏi đáp SPS giữa Văn phòng SPS quốc gia Việt Nam tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các đầu mối tại các Bộ ngành có liên quan. Văn phòng SPS quốc gia của Việt Nam sẽ đi vào hoạt động ngay sau khi gia nhập.
306. Các biện pháp kiểm dịch thực vật được quy định trong Pháp lệnh về Bảo vệ và Kiểm dịch Thực vật ngày 15/2/1993, được sửa đổi ngày 25/7/2002, Quy định về kiểm dịch, bảo vệ thực vật và quản lý thuốc trừ sâu ban hành kèm theo Nghị định số 58/2002/ND-CP ngày 3/6/2002, và các quyết định và thông tư hướng dẫn thi hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Các văn bản quy phạm pháp luật về kiểm dịch thực vật của Việt Nam đều dựa trên Công ước quốc tế về bảo vệ thực vật, được sửa đổi năm 1997, và các nguyên tắc của Uỷ ban bảo vệ thực vật Châu Á - Thái bình dương (APPPC). Các quy định về theo dõi và xử lý sâu bệnh đã được xây dựng theo hình thức tiêu chuẩn quốc gia kể cả các yêu cầu thành lập các khu vực không có dịch bệnh, hướng dẫn theo dõi và quyết định về tình hình dịch bệnh trong một khu vực. Nghị định về Kiểm dịch Thực vật sẽ đề ra các quy định để thực hiện Pháp lệnh Kiểm dịch Thực vật. Quy trình Đánh giá Rủi ro Sâu bệnh (PRA) đã được xây dựng phù hợp với các tiêu chuẩn của IPPC, gọi là ISPM số 2 và ISPM số 11, và với các quy trình PRA được một số thành viên WTO triển khai.
307. Khuôn khổ pháp lý chủ yếu về kiểm dịch động vật là Pháp lệnh Thú y ban hành ngày 15/2/1993; Nghị định số 93/CP ngày 27/11/1993 quy định việc thực hiện Pháp lệnh; các Quy định về bảo vệ và kiểm dịch động vật ban hành kèm theo Nghị định 93/CP; Quy định về quản lý vệ sinh giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y và các sản phẩm liên quan đến động vật; và Quyết định số 389/NN-TY/QD và 607/NN-TY/QD hướng dẫn chi tiết việc thi hành Pháp lệnh. Đại diện Việt Nam cho biết Pháp lệnh Thú y sửa đổi đã được thông qua vào ngày 29/4/2004. Pháp lệnh này có hiệu lực từ ngày 1/10/2004 và Nghị định hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh này đã được ban hành vào ngày 15/3/2004 (Nghị định số 33/2005/ND-CP). Các điều khoản về kiểm dịch động vật và sản phẩm có nguồn gốc động vật được xuất nhập khẩu được quy định trong các Điều 29 đến 37 của Nghị định. Đại diện khẳng định chủ hàng hoặc đại diện của họ sẽ được thông báo về việc dỡ hàng trong trường hợp hàng phải được kiểm tra và kiểm dịch. Đại diện cũng cho biết Nghị định 129/2005/ND-CP về Vi phạm Hành chính trong lĩnh vực Thú y, Quyết định số 45/2005/QD-BNN, 46/2005/QD-BNN, 47/2005/QD-BNN và 48/2005/QD-BNN và Nghị định 129/2005/ND-CP về Vi phạm Hành chính trong lĩnh vực Thú y đã quy định một khung pháp lý chi tiết đối với các thủ tục kiểm tra vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm, thủ tục đăng ký và kiểm tra thuốc và vắc-xin thú y. Lệ phí đối với dịch vụ thú y, bao gồm chi phí kiểm dịch bổ sung, kiểm nghiệm và/hoặc tiêu huỷ động vật, được quy định trong Quyết định số 08/2005/QD-BTC ngày 20/1/2005. Đại diện khẳng định các loại phí trên sẽ không vượt quá chi phí dịch vụ, phù hợp với các điều khoản của GATT 1994 và Hiệp định về SPS. Đại biên bổ sung Việt Nam cũng đang cải tiến các thủ tục kiểm tra an toàn thực phẩm đối với thuỷ hải sản và các thủ tục kiểm tra vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm và chứng nhận đối với thuỷ hải sản (xem đoạn 374) và các quy định về xử lý động vật và sản phẩm động vật có hại sẽ được ban hành trong năm 2006.
308. Liên quan đến an toàn thực phẩm, Pháp lệnh mới về Vệ sinh và An toàn Thực phẩm đã được ban hành vào tháng 11/2003 và Nghị định số 163/2004/ND-CP tháng 9/2004 hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này. Pháp lệnh này điều chỉnh các vấn đề về vệ sinh và an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, xuất nhập khẩu lương thực thực phẩm. Bộ Y tế chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
309. Việt Nam là thành viên của Codex, FAO và IOE và là thành viên tham gia ký kết Công ước quốc tế về bảo vệ thực vật (IPPC) vào tháng 2/2005. Các tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam sẽ dựa trên tiêu chuẩn của Codex, IPPC, OIE và FAO/WHO. Theo quan điểm của đại diện Việt Nam, các tiêu chuẩn về vệ sinh và các biện pháp kiểm soát được thực hiện phù hợp với quy định của các tổ chức quốc tế như CODEX, OIE và IPPC. Tính đến tháng 11/2004, 50% tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam (TCVN), liên quan tới lương thực và thực phẩm, theo đại diện Việt Nam, phù hợp với ISO và CODEX và các tiêu chuẩn khu vực và quốc tế. Đại diện bổ sung Việt Nam cũng đang lên kế hoạch điều chỉnh các tiêu chuẩn còn lại của mình cho phù hợp với các tiêu chuẩn khu vực và quốc tế trên cơ sở điều kiện thực tế của Việt Nam. Về việc này, đại diện Việt Nam lưu ý rằng khung Luật tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật mới, đã được thông qua vào tháng 6/2006, quy định hướng dẫn chi tiết về việc thông qua tiêu chuẩn, hướng dẫn hoặc khuyến nghị, kể các những nôi dụng trong lĩnh vực SPS. Luật quy định 60 ngày kể tự ngày thông báo lấy ý kiến đóng góp, thời gian này sẽ chỉ được rút ngắn trong các trường hợp khẩn cấp như gây hại đối với sức khoẻ, an toàn, môi trường hay an ninh quốc gia. Đại diện Việt Nam khẳng định nều thời gian lấy ý kiến đóng góp quá ngắn, các thành viên WTO sẽ được thông báo ngay lập tức, như được quy định trong Phụ lục B, đoạn 6 của Hiệp định SPS.
310. Đại diện Việt Nam còn lưu ý rằng Việt Nam tham gia tích cực vào các hiệp định hài hoà hoá tiêu chuẩn khu vực như của ASEAN, APEC và ASEM và đang xây dựng các tiêu chuẩn hài hoà với các tiêu chuẩn quốc tế. Để trả lời câu hỏi liên quan đến tiến trình hài hoá hoá trong ASEAN, đại diện Việt Nam nói rằng các thành viên ASEAN đang tiến hành nghiên cứu việc hài hoá hoá thủ tục kiểm dịch thực vật đối với 10 sản phảm nông nghiệp và chỉ áp dụng trong ASEAN. Công việc về hệ thống quản lý chứng nhận kiểm dịch thực vật đã được hoàn thành. Cho đến nay, các nước ASEAN tiếp tục tập trung chủ yếu vào việc trao đổi các văn bản quy phạm pháp luật, kết quả của những nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kiểm dịch thực vật, và đang xây dựng danh mục các loài gây hại cho mùa vụ chính để triển khai việc đánh giá rủi ro. Đại diện Việt Nam khẳng định rằng, theo đánh giá của đại diện Việt Nam, công việc hài hoà hoá ASEAN là đáp ứng quy định của hiệp định SPS của WTO. Một số thành viên lưu ý rằng, và Việt Nam đã biết rằng, chủ Uỷ ban CODEX, Tổ chức Sức khoẻ Động vật Quốc tế (OIE) và Công ước Bảo vệ Thực vật Quốc tế (IPPC) được Hiệp định SPS công nhận là các cơ quan xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế .
311. Việt Nam đã áp dụng các biện pháp quản lý chuyên ngành đối với hàng nhập khẩu là một số động vật và thực vật (xem Bảng 14). Những biện pháp này, dưới hình thức các loại chứng nhận nghiên cứu, có mục đích bảo vệ động thực vật. Đại diện khẳng định, theo quan điểm của Đại diện, các biện pháp quản lý chuyên ngành của Việt Nam phù hợp với Hiệp định SPS của WTO. Yêu cầu của Việt Nam đối với nhập khẩu động vật và, đặc biệt là sản phẩm từ động vật, được soạn thảo dựa trên Bộ luật quốc tế về sức khoẻ động vật và đặc tính có khả năng gây hại của sản phẩm sẽ được đánh giá trên cơ sở bằng chứng khoa học. Các quy định nhập khẩu không phù hợp, nếu có, sẽ được điều chỉnh lại nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn OIE. Thông tư liên tịch hướng dẫn việc kiểm tra và giám sát đối với việc xuất nhập khẩu động thực vật, thuỷ hải sản thuộc đối tượng cần phải xem xét đã được ban hành vào ngày 14/3/2004 (thông tư số 17/2003/TTLT-BTC-BNN&PTNT-BTS) nhằm đơn giản hoá các thủ tục kiểm tra và giám sát đối với việc nhập khẩu. Các sản phẩm động vật và có nguồn gốc từ động vật cần phải qua kiểm dịch được quy định tại quyết định số 45/2005/QD-BNN. Thủ tục kiểm tra sức khoẻ của động vật dưới nước để xuất nhập khẩu và lưu thông trong nước cũng được sửa đối cho phù hợp với Pháp lệnh thú y và các quy định và tiêu chuẩn OIE. Đại diện Việt Nam bổ sung rằng Việt Nam luôn cố gắng nâng cao năng lực cán bộ và trang thiết bị để làm thủ tục hợp lý cho việc kiểm tra, giám sát và chấp thuận tại biên giới. Thông tin về thủ tục kiểm tra an toàn thực phẩm và vệ sing thú y cũng như thủ tục kiểm tra thuốc và vắc-xin thú y được đăng trên trang web www.mard.gov.vn/DAH hoăc www.cucthuy.gov.vn.
312. Khi được hỏi cụ thể về các yêu cầu SPS hiện tại của Việt Nam đối với việc nhập khẩu gia cầm, thực vật sống, hàng nông sản và ngũ cốc, cũng như các yêu cầu kỹ thuật đối với việc cấp giấy chứng nhận, dán nhãn và đóng gói các sản phẩm lương thực, đại diện của Việt Nam cho biết, theo quan điểm của Đại diện, các yêu cầu của Việt Nam đối với thịt nhập khẩu được xây dựng dựa trên các Khuyến nghị của OIE, các quy định của CODEX, thoả thuận giữa Việt Nam với các nước xuất khẩu, và các quy định trong nước phù hợp với Hiệp định SPS. Các nhà nhập khẩu thịt gia cầm phải xin giấy chứng nhận vệ sinh do Cơ quan Thú y Quốc gia của nước xuất khẩu cấp chứng nhận rằng (i) thịt có nguồn gốc từ gia cầm khỏe mạnh, từ nước, lãnh thổ hải quan và kho vực không có cúm gia cầm có nguy cơ lây lan cao (HPNAI); (ii) gia cầm đã được kiểm tra trước và sau khi mổ, và được kết luận là không mắc một loại bệnh truyền nhiễm nào; và (iv) đạt được tất cả các tiêu chuẩn vệ sinh và không mang các loại vi khuẩn gây hại. Đại diện Việt Nam khẳng định rằng việc kiểm tra trước và sau khi mổ được áp dụng ở Việt Nam và, theo đánh giá của Đại diện, các yêu cầu về thịt nhìn chung dựa trên tiêu chuẩn OIE. Trong một số trường hợp, các tiêu chuẩn của Việt nam chưa được chặt chẽ như các tiêu chuẩn quốc tế. Các loại thực vật nhập khẩu để tiêu dùng trong nước, trong đó có ngũ cốc, phải đáp ứng yêu cầu không nhiễm các loài sâu bệnh thực vật là đối tượng kiểm dịch ở Việt Nam và phải có chứng nhận vệ sinh thực vật của nước xuất khẩu. Thực vật sống nhập khẩu phục vụ cho mục đích nhân giống hoặc trồng trọt trong nước phải có giấy phép kiểm dịch do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, giấy chứng nhận vệ sinh thực vật của nước xuất khẩu và không nhiễm các loài sâu bệnh thực vật ở Việt Nam. Liên quan tới các yêu cầu kỹ thuật khi chứng nhận các sản phẩm lương thực, Việt Nam sẽ áp dụng các thủ tục chứng nhận trên cơ sở tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc tế, và cấp chứng nhận quản lý chất lượng trên cơ sở ISO 9000, các Thực tiễn Sản xuất Tốt (GMP) và Điểm Phân tích Rủi ro và Kiểm soát Trọng yếu (HACCP) đối với các đơn vị sản xuất lương thực. Việc dán nhãn và đóng gói các sản phẩm lương thực được điều chỉnh bởi Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 và Thông tư số 34/1999/TT-BTM ngày 15/12/1999 hướng dẫn thực hiện Quyết định 178 và Thông tư số 15/2000/TT-BYT ngày 30/6/2000.
313. Một Thành viên tỏ ra quan ngại về quy định liên quan đến nhập khẩu gia cầm của Việt Nam làm tăng nghĩa vụ nặng nề cho nhà cung cấp nước ngoài và đề nghị Việt Nam quy định điều này theo hướng phù hợp với các điều khoản về đối xử quốc gia, hài hoà hoá, khu vực hoá và các quy định nhập khẩu phức tạp của Hiệp định SPS. Đại diện Việt Nam trả lời rằng các quy định vệ sinh thú y đối với gia cầm nhập khẩu và quy định kiểm tra thuốc và vắc-xin thú y được điều chỉnh tại Điều 38 đến 41 và 52 đến 62 của Nghị định số 33/2005/ND-CP và đã được đăng tải bằng tiếng Anh trên trang web của Cục Thú y (www.mard.gov.vn/dah hoặc www.cucthuy.gov.vn). Theo Nghị định này, những động vật để giết mổ hoặc sơ chế được yêu cầu phải thoả mãn các tiêu chuẩn vệ sinh thú ý và phải được kiểm dịch và chứng nhận bởi một cơ quan thú ý Nhà nước chuyên môn có thẩm quyền. Việc giết mổ hoặc sơ chế phải được thực hiện tại các cơ sở giết mổ và chế biến. Các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra trước khi, trong khi và sau khi giết mổ hoặc sơ chế. Đại diện lưu ý rằng các yêu cầu này được áp dụng đối với cả gia cầm trong nước và gia cầm nhập khẩu. Đại diện cho biết thêm Việt Nam đang tiến hành rà soát, sửa đổi và bổ sung những biện pháp liên quan đến nhập khẩu gia cầm để bảo đảm phù hợp với Hiệp định SPS.
314. Khi được đề nghị làm rõ tại sao Pháp lệnh Vệ sinh và An toàn Thực phẩm lại hạn chế việc nhập khẩu sản phẩm còn giá trị sử dụng không quá hai phần ba thời hạn cho phép, đại diện Việt Nam cho biết biện pháp này chỉ áp dụng đối với thực phẩm thô và các chất phụ gia của thực phẩm sẽ được sử dụng để sản xuất các sản phẩm thực phẩm và không áp dụng đối với các thành phẩm. Biện pháp này không ảnh hưởng tới các hàng hoá chính yếu, các thành phẩm hoặc các sản phẩm được chế biến sẵn. Biện pháp này được đặt ra nhằm tránh việc nhập khẩu thực phẩm thô và các chất phụ gia đã gần hết hạn sử dụng và do đó hạn chế rủi ro của việc thực phẩm thô và các chất phụ gia thực phẩm đã hết hạn được sử dụng khi sản xuất sản phẩm thực phẩm như một số cuộc kiểm tra tại chỗ cho thấy. Khi được đề nghị cung cấp một danh mục, theo mã HS, các sản phẩm bị hạn chế này, Đại diện cho biết không có danh mục như vậy. Trả lời một thành viên về lý do của việc yêu cầu tất cả các loại thực phẩm đóng gói sẵn phải có thông tin thời hạn sử dụng, ngoài thông tin về ngày hết hạn sử dụng, đại diện cho biết thêm theo Điều 35 của Pháp lệnh Vệ sinh và An toàn Thực phẩm, nhãn thực phẩm phải chỉ rõ hoặc ngày sản xuất, ngày hết hạn hoặc thời hạn sử dụng chứ không phải tất cả ba thông tin trên. Ngoài ra, đoạn 2, Điều 11 (a) của Quyết định số 178/1999/QD-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 30/8/1999 yêu cầu một số sản phẩm như thực phẩm, mỹ phẩm và dược phẩm phải được dán nhãn với thông tin về ngày hết hạn sử dụng.
315. Việt Nam đang trong quá trình thực thi các quy định kỹ thuật về thời hạn sử dụng đối với thực phẩm thô và phụ gia thực phẩm. Quy định thực thi đối với các sản phẩm này sẽ được triển khai vào thời điểm Việt Nam gia nhập WTO. Đối với tất cả các sản phẩm khác, Việt Nam sẽ chấp thuận nguyên tắc sử dụng tốt nhất theo thời hạn do nhà sản xuất tự nguyện quyết định.
316. Một thành viên lưu ý rằng họ coi việc hạn chế nhập khẩu một số sản phẩm thực phẩm còn giá trị sử dụng không quá hai phần ba thời hạn cho phép là độc đoán, không minh bạch và không phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế liên quan. Đại diện Việt Nam khẳng định rằng các hạn chế nhập khẩu dựa trên các biện pháp về thời hạn sử dụng được áp dụng cho các nguyên liệu thực phẩm thô và phụ gia thực phẩm sẽ được dựa trên các nguyên tắc khoa học bao gồm như các tiêu chuẩn quốc tế liên quan. Ban Công tác ghi nhận cam kết này.
317. Khi được đề nghị mô tả quy trình cho phép công nhận các biện pháp, đại diện Việt Nam cho biết Việt Nam Việt Nam yêu cầu các nước khác xác định các biện pháp SPS liên quan một cách chi tiết nhằm cho phép các cơ quan chức năng của Việt Nam đánh giá được các biện pháp này phù hợp với Quyết định về tính Tương đương của Uỷ ban SPS. Các cuộc điều tra tại chỗ được thực hiện ở các nước nếu cần thiết để kiểm tra việc thực hiện các biện pháp. Việt Nam cũng đã ký kết một số thảo thuận song phương về vệ sinh an toàn thực phẩm và các biện pháp vệ sinh kiểm dịch thực vật với các quốc gia khác. Tính đến tháng 11 năm 2005, Việt Nam đã ký thoả thuận và biên bản ghi nhớ về kiểm dịch và bảo vệ thực vật với 11 quốc gia và về kiểm dịch động vật với 13 quốc gia. Việt Nam cũng đã ký thoả thuận và ghi nhớ về SPS với Canada, Trung Quốc, Hàn Quốc và Thái Lan cũng như thoả thuận công nhận lẫn nhau về thuỷ sản với EC. Việt Nam dự kiến sẽ ký thoả thuận công nhận lẫn nhau liên quan đến chế biến thực phẩm trong khu vực ASEAN và ký thoả thuận song phương về an toàn thực phẩm với Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và Campuchia vào năm 2007. Đại diện bổ sung Việt Nam có ý định đưa ra những thủ tục công nhận tương đương cụ thể hơn đối với các biện pháp SPS. Chính phủ Việt Nam đang tìm kiếm hỗ trợ kỹ thuật để giải quyết vấn đề này.
318. Do hạn chế về năng lực kỹ thuật và trình độ đánh giá rủi ro, Việt nam gặp rất nhiều khó khăn trong việc triển khai đánh giá rủi ro. Tuy nhiên, Việt Nam đang cố gắng dần nâng cao năng lực đánh giá rủi ro trên cơ sở hợp tác với các tổ chức quốc tế và Thành viên WTO. Kế hoạch hành động triển khai công việc đánh giá rủi ro có thể hiện nội dung đào tạo cán bộ, bổ sung trang thiết bị, máy tính cho bộ phận kiểm dịch động vật, thực vật và cơ sở kiểm dịch tại cửa khẩu; trang bị phần mềm đánh giá rủi ro; thiết lập cơ sở dữ liệu phục vụ đánh giá rủi ro; và thành lập đơn vị đánh giá rủi ro thuộc Cục Thú y. Trong quá trình triển khai kế hoạch này, Việt Nam đã thành lập một nhóm phân tích loài gây hại quốc gia gồm 14 cán bộ, thuộc Cục Bảo vệ thực vật, có nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam về phân tích rủi ro từ loài gây hại dựa trên tiêu chuẩn quốc tế Số 2 và tập hợp các quy định, báo cáo từ các nước Thành viên WTO và trên website để phục vụ cho công tác tham khảo và xây dựng quy định trong nước. Việt Nam cũng đang triển khai một chương trình xây dựng cơ sở dữ liệu về kiểm soát kiểm dịch thực vật có phục vụ mục tiêu đánh giá rủi ro từ các loài gây hại, trong đó có liệt kê các loài gây hại đối với từng loại cây trồng theo tiêu chuẩn quốc tế. Hơn nữa, Việt Nam bắt đầu tiến hành công tác đánh giá rủi ro từ các loài gây hại trên một số loài thực vật nhập khẩu, thiết lập mạng lưới các chuyên gia bảo vệ thực vật để hỗ trợ phân tích rủi ro, và liên kết với các viện, trường đại học tập hợp thông tin liên quan đến các loài gây hại cho thực vật. Tuy nhiên, Việt Nam cũng cần hỗ trợ kỹ thuật hơn nữa trong việc đào tạo cán bộ, cung cấp trang thết bị, thiết lập cơ sở dữ liệu và xây dựng hướng dẫn đánh giá rủi ro. Việt Nam dự kiến sẽ tuân thủ Hiệp định SPS ngay khi gia nhập.
319. Một số thành viên đề nghị cho biết một cách chi tiết rằng Việt Nam xử lý như thế nào trong trường hợp không có các tiêu chuẩn quốc tế hoặc có tiêu chuẩn quốc tế nhưng mức độ bảo hộ của tiêu chuẩn quốc tế không đáp ứng mức độ bảo vệ mà Việt Nam mong muốn, vì theo như quy định của Hiệp định SPS thì Việt Nam phải tiến hành phân tích rủi ro để đánh giá từng biện pháp áp dụng (Điều 5.1) hoặc trong trường hợp xác định rằng không có đủ bằng chứng khoa học thì chỉ áp dụng một biện pháp tạm thời (Điều 5.7). Việt Nam được mời tham gia phát triển một quy trình để thông qua các biện pháp có tính khoa học khắt khe hơn các biện pháp quốc tế. Một thành viên lưu ý rằng quy định của WTO không yêu cầu Thành viên WTO tự thực hiện đánh giá rủi ro; khi khả năng kỹ thuật cho phép, Thành viên WTO này có thể sử dụng cơ chế đánh giá rủi ro của các nước Thành viên khác hoặc của các tổ chức quốc tế.
320. Đại diện của Việt Nam cho biết các tiêu chuẩn về SPS của Việt Nam được dựa trên các tiêu chuẩn của CODEX, IPPC và OIE nhưng nhìn chung có mức độ bảo vệ thấp hơn nhằm thích ứng với các điều kiện sản xuất ở Việt Nam. Trong các trường hợp không có tiêu chuẩn của CODEX, IPPC và OIE , Việt Nam sẽ áp dụng các tiêu chuẩn của khu vực hoặc của các nước phát triển, hoặc giải pháp cuối cùng là áp dụng những tiêu chuẩn quốc gia phù hợp với các tiêu chuẩn của Hiệp định SPS. Trong trường hợp không có hoặc không có đủ tiêu chuẩn quốc tế, Việt Nam sẽ tiến hành đánh giá rủi ro một cách độc lập để xác định biện pháp phù hợp với nhu cầu bảo vệ hoặc tham khảo quy định của các Thành viên WTO, đặc biệt là những Thành viên có quan hệ thương mại với Việt Nam, và tìm kiếm sự trợ giúp quốc tế để xây dựng các biện pháp phù hợp với quy định tại các đoạn 1 và 7 của Điều 5 của Hiệp định SPS.
321. Đại diện Việt Nam khẳng định rằng, theo đánh giá của Đại diện, Việt Nam luôn quan tâm đến các điều kiện khu vực khi áp dụng các biện pháp SPS, theo quy định tại điều 6 của Hiệp định SPS, và áp dụng các biện pháp SPS trên nguyên tắc không phân biệt đối xử.
322. Một thành viên bày tỏ quan ngại sâu sắc về quy định pháp luật về thuốc thú y hiện nay của Việt Nam, đặc biệt là về việc yêu cầu các loại thuốc mới được lưu thông ở Việt Nam phải được thử nghiệm lại ở Việt Nam, việc có thể làm phát sinh thêm chi phí và chồng chéo việc thử nghiệm vốn đã được nhà sản xuất thực hiện và về việc chất lượng của thuốc phải được xem xét lại trong trường hợp có khiếu nai và tố cáo, việc có thể dẫn đến khả năng lạm dụng các vấn đề không liên quan tới y tế và an toàn. Đáp lại, đại diện Việt Nam cho biết theo Điều 48 của Pháp lệnh Thú y, chỉ các loại thuốc thú y được sản xuất ở nước ngoài, nhập khẩu lần đầu tiên vào Việt Nam, và không nằm trong danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam, phải được đăng ký nhập khẩu. Việt Nam đang xây dựng thủ tục đăng ký lưu thông thuốc ở Việt Nam trong đó cụ thể hoá các loại thuốc phải được thử nghiệm lại. Thủ tục về đăng ký thuốc thú y đã được ban hành trong Quyết định số 10/2006/QD-BNN ngày 10/2/2006. Về yêu cầu rà soát chất lượng trong trường hợp có khiếu nại và tố cáo, đại diện lưu ý rằng việc đánh giá để xem liệu khiếu nại và tố cáo có phải là do những quan ngại về chất lượng và an toàn thực sự hay không sẽ được dựa trên việc kiểm định hoặc kiểm nghiệm do các cơ quan kiểm soát thuốc thú y tiến hành theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước.
323. Một Thành viên đề nghị Việt Nam xây dựng một văn bản luật hoặc hướng dẫn về việc công bố các biện pháp SPS và một khung thời gian hợp lý để các Thành viên đóng góp ý kiến. Thành viên này quan ngại rằng việc lấy ý kiến đóng góp có thể không phải là một quá trình mở và minh bạch. Đặc biệt, thành viên này lưu ý rằng trong nhiều trường hợp, mức độ cụ thể hoá được quyết định trước trong chuyên đề thông báo biện pháp áp dụng, Bộ soạn thảo quyết định trước việc ai sẽ rà soát một quy định cụ thể và quy định được công bố khi được thông qua. Thành viên này muốn có bảo đảm rằng những thực tiễn này sẽ được sửa đổi, và các biện pháp SPS dự thảo đó sẽ được thông báo công khai, và việc lấy ý kiến đóng góp sẽ có 60 ngày, và sẽ có quy trình rà soát cuối cùng để tổng hợp ý kiến đóng góp, và ngày dự kiến thông qua và ngày có hiệu lực trong tương lai sẽ được thông báo rõ ràng.
324. Đáp lại, đại diện của Việt Nam cho biết các ý kiến đóng góp cho dự thảo quy đinh được tổng hợp từ tất cả các bên vào giai đoan đầu của quy trình. Theo quy định tại điều 3 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, sửa đổi năm 2002, tất cả các dự thảo văn bản pháp luật đều có thể được đóng góp ý kiến. Theo đó, khi dự thảo các văn bản pháp lý và các quy định liên quan đến TBT và SPS, các đơn vị dự thảo đều phải tập hợp các ý kiến đóng góp từ tất cả các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan. Đại diện Việt Nam cũng bổ sung rằng Quyết định số 1117/2005/QD-BNN-TCCB ngày 18/4/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tổ chức và hoạt động của Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp SPS quốc gia của Việt Nam quy định một khung thời gian thích hợp không ít hơn 60 ngày để lấy ý kiến đóng góp đối với dự thảo các tiêu chuẩn và quy định SPS và điều này cũng phù hợp với Hiệp định SPS. Đại diện khẳng định dự thảo các biện pháp SPS và các hoạt động dự kiến liên quan đến SPS sẽ được đưa lên trang web của điểm hỏi đáp. Cả cơ quan nhà nước và tư nhân đều có thể truy cập trang web này. Đại diện Việt Nam cũng lưu ý rằng tất cả các văn bản quy phạm pháp luật, bao gồm các văn bản liên quan đến SPS đều được công bố trên Công báo và có hiệu lực tối thiểu 15 ngày sau khi công bố theo Luật ban hành Các văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Hiện tại, các văn bản pháp luật điều chỉnh vấn đề SPS có thể được khai thác trên 2 trang web là hoặc www.cucthuy.gov.vn và www.ppd.gov.vn. Chức năng vào nhiệm vụ của các Bộ hữu quan trong việc thực thi những nghĩa vụ thông báo về SPS được quy định trong Điều 4 của Quyết định 99/2005/QD-TTg.
325. Một thành viên cũng lưu ý rằng pháp luật Việt Nam dường như không có các điều khoản về việc một căn bệnh do OIE thông báo hoặc một loại sâu bệnh do IPPC xử lý có thể được thông báo cho các cơ quan tiêu chuẩn quốc tế, cơ quan kiểm soát biên giới, đối tác thương mại hoặc nước cung cấp. Thành viên này mời Việt Nam tham gia thiết lập các kênh thông tin rõ ràng. Đáp lại, đại diện của Việt Nam cho biết sự xuất hiện của một căn bệnh được thông báo sẽ được đưa lên trang web của Cục Y tế Động vật (www.mard.gov.vn/dah hoặc www.cucthuy.gov.vn) và được gửi cho OIE phù hợp với các quy định của OIE và gửi cho IPPC hoặc một cơ quan khu vực liên quan phù hợp với các quy định của IPPC. Những thông tin như vậy cũng sẽ được gửi cho những đối tượng liên quan khác theo thoả thuận trong các Hiệp định song phương hoặc theo yêu cầu.
326. Một số Thành viên ghi nhận việc Việt Nam xem xét một cách thoả đáng các tiêu chuẩn, hướng dẫn và khuyến nghị quốc tế khi xây dựng các quy định về SPS trong nước, và hoan nghênh Việt Nam cam kết thực hiện Hiệp định SPS kể từ ngày gia nhập WTO mà không đòi hỏi giai đoạn quá độ. Một thành viên kêu gọi Việt Nam bảo đảm rằng điểm hỏi đáp sẽ trả lời ngay các thắc mắc cụ thể và một hệ thống tham vấn liên ngành linh hoạt và mở sẽ được thành lập; để xây dựng một quy trình minh bạch cho việc phát triển các biện pháp SPS, bao gồm cả việc công khai các biện pháp dự thảo và các hoạt động dự kiến trong một chuyên đề chính thức trong một khung thời gian hợp lý để cho phép việc đóng góp ý kiến và thông báo kịp thời cho Ban Thư ký WTO; và để thành lập một quy trình khoa học minh bạch nhằm đánh giá rủi ro.
327. Trong khi trước đây Việt Nam đã cho biết Chính phủ hạn chế về nguồn nhân lực và trang thiết bị kỹ thuật đáp ứng yêu cầu thực thi quy định của hiệp định SPS và yêu cầu cần có thời hạn quá độ, thì đại diện của Việt Nam sau đó đã khẳng định rằng Việt Nam có thể tuân thủ các yêu cầu của hiệp định SPS ngay khi gia nhập mà không cần đến thời gian quá độ. Tuy nhiên, đại diện Việt Nam cũng lưu ý tầm quan trọng của hỗ trợ kỹ thuật dành cho Việt Nam trong lĩnh vực SPS, như được quy định trong Điều 9 của Hiệp định SPS. Đặc biệt, Việt Nam hy vọng sẽ nhận được sự trợ giúp kỹ thuật cụ thể cho việc đào tạo cán bộ và giúp xây dựng các thủ tục thông báo và một chuyên đề chính thức về SPS và các trang thiết bị và kiến thức kỹ thuật (đặc biệt là trong việc phân tích, đánh giá rủi ro, kiểm dịch, kiểm soát và các thủ tục phê chuẩn) được cung cấp sẽ giúp Việt Nam nâng cấp các phòng thí nghiệm, hệ thống thông tin và các thủ tục kiểm soát.
328. Đại diện Việt Nam khẳng định rằng Việt Nam có thể áp dụng Hiệp định về Áp dụng các Biện pháp Vệ sinh và Kiểm dịch động thực vật kể từ ngày gia nhập mà không yêu cầu giai đoạn chuyển đổi. Đại diện cũng khẳng định rằng các biện pháp SPS được áp dụng theo biện pháp quản lý chuyên ngành sẽ tuân thủ tất cả các quy định liên quan của Hiệp định SPS. Ban Công tác ghi nhận các cam kết này.
3. Chính sách Nông nghiệp TC "Agricultural policies" \l 1
Nhập khẩu - Mô tả các hình thức bảo hộ biên giới được áp dụng TC "(a) Imports – description of the types of border protection maintained" \l 1
356. Một số Thành viên lưu ý rằng Việt Nam hiện đang sử dụng các công cụ bảo hộ như cấm nhập khẩu, hạn ngạch, cơ chế cấp phép tùy ý và các hạn chế định lượng khác để điều chỉnh hoạt động nhập khẩu nông sản và Hiệp định về Nông nghiệp của WTO cấm sử dụng các hạn chế định lượng để điều chỉnh các hoạt động nhập khẩu đó. Một Thành viên đặc biệt lưu ý rằng Việt Nam đang sử dụng cơ chế cấp phép tuỳ ý để hạn chế nhập khẩu các sản phẩm sữa, trứng, ngô, thuốc lá, muối, bông và đường, và đề nghị Việt Nam loại bỏ tất cả các biện pháp không phù hợp với các quy định của WTO đó muộn nhất là vào thời điểm gia nhập. Ngoài ra, các hạn chế về nhập khẩu gạo dường như vi phạm các Hiệp định của WTO về Nông nghiệp và Thủ tục Cấp phép Nhập khẩu và cũng không thể biện minh được theo các qui định của Điều XI của Hiệp định GATT năm 1994. Đối với vấn đề Việt Nam cấm nhập khẩu thuốc lá điếu vì lý do sức khỏe, các Thành viên nhắc nhở Việt Nam rằng Điều III và Điều XX của Hiệp định GATT cấm sử dụng những biện pháp này nếu Việt Nam cho phép sản xuất, buôn bán và phân phối thuốc lá ở trong nước (xem thêm phần “Các biện pháp định lượng hạn chế nhập khẩu”) Các Thành viên yêu cầu Vịêt Nam xác định theo dòng thuế các nông sản nhập khẩu đang chịu điều chỉnh của các biện pháp phi thuế quan và tiến hành loại bỏ các biện pháp này trước khi gia nhập WTO. Nếu cần thiết, Việt Nam cần sủ dụng các biện pháp phù hợp với WTO và đảm bảo rằng các sản phẩm nhập khẩu được đối xử giống như các hàng hóa được sản xuất trong nước ngay cả khi Việt Nam có chính sách bảo đảm sức khỏe con người. Các Thành viên kêu gọi Việt Nam duy trì chế độ bảo hộ chỉ bằng công cụ duy nhất là thuế quan hơn là sử dụng hạn ngạch thuế quan và cung cấp thông tin nếu có về đối xử khác biệt về phân bổ giấy phép giữa các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân trong phân bổ giấy phép. Một số Thành viên lưu ý Việt Nam đang tìm cách áp dụng biện pháp tự vệ đặc biệt (SSG) khi cần thiết. Các Thành viên này cho rằng SSG là một biện pháp quá độ của một số Thành viên được gắn với các cam kết của Vòng Urugoay và vì thế không được áp dụng cho các nước đang gia nhập. Các Thành viên đề nghị Việt Nam cam kết không áp dụng tự vệ đặc biệt.
357. Đại diện Việt Nam trả lời Việt Nam sẽ cân nhắc áp dụng thuế thay vì sử dụng các biện pháp hạn chế định lượng. Kể từ khi gia nhập WTO, Việt Nam có kế hoạch bãi bỏ hạn chế định lượng hoặc các hạn chế nhập khẩu khác với bất kỳ nông sản nào, trừ những biện pháp được phép theo qui định của WTO. Đại diện Việt Nam lưu ý rằng tất cả các hạn chế nhập khẩu dưới dạng cấp phép tùy ý, trừ hạn chế áp dụng cho đường, đã được loại bỏ theo Quyết định số 46/2001/QD-TTg ngày 4/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 91/2003/QD-TTg ngày 9/5/2003 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 187/2003/QD-TTg ngày 15/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ. Đường nhập khẩu phải có giấy phép tuỳ ý với mức thuế 30% đối với đường thô và 40% đối với đường tinh luyện, tuy nhiên Việt Nam cam kết sẽ thay thế cơ chế cấp phép tuỳ ý bằng cơ chế TRQ kể từ ngày gia nhập (xem đoạn 167). Đường nằm trong Danh sách các Nông sản Nhạy cảm của Việt Nam trong khuôn khổ CEPT/AFTA và do vậy thuế quan đối với đường sẽ không được giảm trong thời gian trước mắt. Đại diện Việt Nam cho biết thêm rằng Việt Nam áp dụng biện pháp quản lý chuyên ngành dưới dạng cấp phép nhập khẩu tự động đối với một số sản phẩm. Việt Nam không áp dụng bất kỳ hạn ngạch nào cũng như bất kỳ hình thức hạn chế số lượng nào khác đối với việc nhập khẩu gạo. Đối với biện pháp cấm nhập khẩu thuốc lá và xì gà, biện pháp cấm này sẽ phải được loại bỏ kể từ thời điểm gia nhập. Việt Nam không có ý định phát triển ngành công nghiệp thuốc lá, nhưng các cơ sở chế biến hiện nay được tận dụng vì lợi ích của nông dân trồng thuốc lá. Luật pháp của Việt Nam không thiên vị các công ty nhà nước, gây thiệt hại cho khu vực tư nhân. Đại diện Việt Nam bổ sung rằng tất cả các khoản phụ thu đối với hàng nhập khẩu đã được loại bỏ vào tháng 12 năm 2004. Do đó, các khoản phụ thu đối với hàng nhập khẩu trên cơ sở khác biệt về giá giữa giá trong nước và giá quốc tế đã không được thu nữa.
358. Năm 1996, mức thuế bình quân đơn giản đối với nông sản nhập khẩu là 17,7% (tài liệu WT/ACC/VNM/3); năm 2004, mức thuế này là 27,1%. Sở dĩ, mức thuế tăng là do việc Việt Nam điều chỉnh biểu thuế theo Biểu hài hoà thuế quan ASEAN, việc chuyển các hàng rào phi thuế thành thuế quan và việc đưa các loại thuế và phí khác (ODCs) vào các dòng thuế.
Đại diện Việt Nam khẳng định kể từ ngày gia nhập, Việt Nam sẽ áp dụng việc bảo vệ hàng nông sản tại biên giới theo cách phù hợp với các Hiệp định của WTO, đặc biệt là Điều 4 của Hiệp định Nông nghiệp.
Xuất khẩu
360. Đại diện Việt Nam cho biết Việt Nam áp dụng hạn chế xuất khẩu hoặc quản lý xuất khẩu đối với các sản phẩm được liệt kê trong Bảng 18 (xem mục “Các hạn chế xuất khẩu” để thảo luận về các biện pháp này). Đại diện Việt Nam lưu ý rằng hạn ngạch xuất khẩu gạo đã được bãi bỏ theo Quyết định số 46/2001/QD-TTg ngày 4/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ và hiện nay Việt Nam không áp dụng bất kỳ hạn chế xuất khẩu nào đối với gạo. Kể từ năm 1998, quyền xuất khẩu gạo, trước đó chỉ dành cho các doanh nghiệp Nhà nước, đã được mở rộng cho tất cả các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi hình thức sở hữu. Tuy nhiên, quyền của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn bị hạn chế. Việt Nam đề nghị giành cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài quyền xuất khẩu gạo đầy đủ kể từ ngày 1/1/2011 (xem mục “Quyền kinh doanh” và “Hạn chế xuất khẩu”).
361. Một Thành viên lưu ý rằng các doanh nghiệp nhà nước thu mua chủ yếu các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam và chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn, như 60% với gạo, 70% với cà phê và 90% với cao su. Các Thành viên yêu cầu Việt Nam cung cấp các thông tin về giá thu mua nông sản mà các doanh nghiệp nhà nước áp đặt và mối quan hệ giữa các doanh nghiệp nhà nước và Quỹ Bình ổn Giá và chức năng của Quỹ này.
362. Đại diện Việt Nam trả lời rằng giá thu mua nông sản xuất khẩu được quyết định bởi chính các doanh nghiệp theo điều kiện thị trường. Các doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo phương thức giống như tất cả các doanh nghiệp kinh doanh khác. Các doanh nghiệp đều bình đẳng đối với Quỹ Bình ổn Giá, không phân biệt hình thức sở hữu. Quỹ Bình ổn Giá đã được thành lập vào năm 1993 theo Quyết định 151/TTg nhằm điều tiết và bình ổn giá cả trong nước. Nguồn của Quỹ này có được từ nhập khẩu và xuất khẩu, khoản chênh lệch giữa giá nội địa và giá nước ngoài, và lợi nhuận ngoài dự tính của các nhà sản xuất hoạt động trong các điều kiện thuận lợi. Tháng 10/1999, Quỹ Bình ổn Giá đã được thay thế bởi Quỹ Xúc tiến Xuất khẩu. Mục đích của Quỹ Xúc tiến Xuất khẩu do Bộ Tài chính quản lý là giúp đỡ các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng xuất khẩu (chủ yếu là nông sản) đối phó với những biến động bất lợi về giá cả trên thị trường quốc tế nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh và thúc đẩy xuất khẩu. Quỹ được tài trợ bởi các khoản phụ thu đối với hàng nhập khẩu và xuất khẩu và các nguồn được Ngân sách Nhà nước cấp hàng năm. Tuy nhiên, do hầu hết các khoản phụ thu đã bị loại bỏ, nên nguồn tài trợ của Quỹ này đã bị giảm dần.
363. Lúc đầu, đại diện Việt Nam cho biết Việt Nam không cấp bất kỳ hỗ trợ xuất khẩu nào dưới dạng cấp trực tiếp từ ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, từ năm 1998, Việt Nam đã bắt đầu cấp hỗ trợ xuất khẩu trực tiếp từ ngân sách. Các khoản hỗ trợ này dưới dạng hỗ trợ lãi suất, thưởng xuất khẩu, hỗ trợ để bù đắp lỗ cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, thịt lợn và cà phê, và hỗ trợ xuất khẩu rau và hoa quả.
364. Một số Thành viên quan ngại rằng Việt Nam đã áp dụng và duy trì trợ cấp xuất khẩu đối với nông sản. Các Thành viên này đề nghị Việt Nam không trợ cấp xuất khẩu nông sản đối với bất kỳ sản phẩm nào kể từ thời điểm gia nhập WTO. Các Thành viên này yêu cầu Việt Nam cung cấp chi tiết về các bước mà Việt Nam sẽ tiến hành để bãi bỏ trợ cấp xuất khẩu. Một Thành viên yêu cầu Việt Nam cung cấp thông tin về thưởng xuất khẩu đối với các sản phẩm bao gồm gạo, cà phê, rau đóng hộp, quả đóng hộp và thịt lợn vào năm 2001.
365. Đại diện Việt Nam trả lời rằng thưởng dựa vào thành tích xuất khẩu đã được áp dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, cà phê, thịt lợn, rau và quả đóng hộp trong năm 2001 theo Quyết định số 65/2001/QĐ-BTC ngày 29/6/2001 của Bộ Tài chính. Chương trình Thưởng xuất khẩu đã được tiếp tục vào năm 2002 và mở rộng sang áp dụng cho thịt bò; thịt gia cầm; rau và hoa quả khô và tái chế; chè; lạc; hạt tiêu và hạt điều (Quyết định số 63/2002/QĐ-BTC ngày 21/05/2002). Thông tin chi tiết về trợ cấp trên từng đơn vị được cung cấp trong tài liệu WT/ACC/VNM/13/Add.2, p.20-22. Đại diện Việt Nam bổ sung rằng trong giai đoạn 1999-2001, nông dân Việt Nam đã phải đối mặt với những điều kiện vô cùng khó khăn do giá cả hàng hoá dao động mạnh; do đó Chính phủ Việt Nam đã phải hỗ trợ, bao gồm cả trợ cấp xuất khẩu để bình ổn sản xuất và thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển. Tuy nhiên, gần đây Chính phủ Việt Nam đã điều chỉnh các biện pháp này cho phù hợp với các quy định của WTO hơn. Hỗ trợ đã được chuyển sang các hoạt động xúc tiến thương mại và cơ chế thưởng xuất khẩu đã được điều chỉnh vào năm 2003-2004. Hiện nay, thưởng xuất khẩu dựa vào số tăng kim ngạch hàng năm chứ không phải kim ngạch xuất khẩu. Đại diện Việt Nam cho rằng mức trợ cấp xuất khẩu của Việt Nam là rất nhỏ và không gây tác động bóp méo thương mại quốc tế lớn.
366. Đại diện Việt Nam đồng ý rằng, kể từ thời điểm gia nhập, Việt Nam sẽ cam kết trợ cấp xuất khẩu ở mức 0 trong Bảng Cam kết hàng hoá và sẽ không duy trì hoặc áp dụng bất kỳ trợ cấp xuất khẩu nào đối với nông sản, mà không ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của Việt Nam phát sinh từ các quy định hiện hành của WTO. Ban Công tác ghi nhận cam kết này.
(c) Chính sách trong nước TC "(c) Internal policies" \l 1
367. Đại diện của Việt Nam cho biết phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn là một ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Chính phủ Việt Nam. Các ngân hàng thương mại được khuyến khích cho các dự án nông nghiệp và nông dân vay vốn theo các điều khoản thương mại thông thường. Những khoản vay với lãi suất thấp có thể được dành cho các hộ nông dân nghèo; dùng để phát triển nông nghiệp miền núi, hải đảo, hoặc vùng dân tộc thiểu số; và để trợ giúp các vùng bị thiên tai… Việt Nam không khuyến khích chuyển đổi đất trồng lúa để trồng các loại cây khác vì lý do đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Tuy nhiên, gần đây Chính phủ cho phép và hỗ trợ đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp, chuyển từ lúa gạo sang các loại cây trồng khác hoặc nuôi tôm trên các vùng đất mà năng suất lúa gạo không ổn định hoặc thấp. Ngoài các vùng trồng lúa mà chính phủ đầu tư trọng yếu vào mạng lưới tưới tiêu, nông dân được quyền tự do lựa chọn mặt hàng nông sản.
368. Đại diện của Việt Nam đã cung cấp thông tin về hỗ trợ trong nước và trợ cấp xuất khẩu trong nông nghiệp trong giai đoạn 1999-2001 tại tài liệu WT/ACC/SPEC/VNM/3 ngày 5/11/2002, được chỉnh sửa lần cuối tháng 8/2006 (ƯT/ACC/SPEC/VNM/3/Rev.7). Khi tính lượng hỗ trợ cộng gộp, Việt Nam áp dụng mức tối thiểu 10%. Đại diện lưu ý rằng phần lớn các biện pháp hỗ trợ của Việt Nam được coi là chính sách “Hộp Xanh”. Cam kết của Việt Nam về hỗ trợ trong nước đối với nông nghiệp được thể hiện trong Bảng cam kết hàng hoá được đính kèm theo Nghị định thư gia nhập của Việt Nam.
369. Khi được hỏi về những chính sách cụ thể trợ cấp cho ngành đường, đại diện của Việt Nam cho biết mía đường được trồng chủ yếu ở những vùng nghèo và có điều kiện không thuận lợi, ví dụ vùng trung du, vùng duyên hải miền Trung, cao nguyên và đồng bằng sông Cửu Long. Mục tiêu của các chính sách về khuyến khích phát triển ngành công nghiệp mía đường là nhằm cải thiện điều kiện kinh tế và tạo việc làm ở những vùng khó khăn. Trước đây, đường được sản xuất chủ yếu từ các xưởng đường gia đình, với chất lượng thấp, gây lãng phí và ô nhiễm môi trường. Từ năm 1995, chính phủ Việt Nam đã sử dụng các khoản tín dụng trong nước và nước ngoài, khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài để xây dựng các nhà máy tinh luyện đường. Tuy nhiên, các nhà máy mới không thể hoạt động với công suất tối đa, gây nên tình trạng sản lượng thấp, giá cao và cuối cùng dẫn đến bảo hộ nhập khẩu.
370. Một Thành viên yêu cầu có thông tin chi tiết về các biện pháp cụ thể được áp dụng để hỗ trợ ngành cà phê của Việt nam, bao gồm các chính sách về thuế và tín dụng, các chương trình hỗ trợ phát triển và trợ cấp xuất khẩu. Các Thành viên đề nghị Việt Nam xác nhận rằng ngành cà phê của mình hiện nay hoạt động theo nguyên tắc thị trường.
371. Đại diện của Việt Nam trả lời rằng theo các thoả thuận hợp tác ký năm 1983 giữa các nước XHCN trước đây, Việt Nam đã nhận được một khoản vay trị giá 30 triệu rúp chuyển đổi dưới dạng hàng hoá như phân bón, máy kéo, sản phẩm xăng dầu, xe tải v.v... Khoản vay này được giải ngân năm 1991, cho phép Việt Nam trồng cà phê trên diện tích 24.500 héc ta. Hiện nay, Việt Nam đang tham gia hai dự án hợp tác là: (i) chương trình hỗ trợ kỹ thuật để nâng cao năng lực nghiên cứu của ngành cà phê; và (ii) một dự án trị giá 700 tỷ đồng để trồng bổ sung 40.000 ha cà phê arabica ở miền Bắc Việt Nam. Một dự án 400 tỉ đồng cho cà phê arabica được cấp thông qua khoản vay từ một cơ quan phát triển nước ngoài. Theo quan điểm của đại diện Việt Nam, ngành cà phê đang hoạt động theo các nguyên tắc thị trường. Trong năm 2000 và 2001, Việt nam đã mua 150 nghìn tấn (tương đương 20% của sản xuất trong nước) để dự trữ tạm thời. Tuy nhiên, kế hoạch này bị phá sản và do đó phần dự trữ này được xuất khẩu và chịu lỗ. Giá cà phê của Việt Nam thấp phản ánh năng suất cao của ngành cà phê trong nước, do đất màu mỡ và điều kiện khí hậu thuận lợi. Giá cà phê của Việt Nam bị ảnh hưởng bởi những biến động tại sở giao dịch hàng hoá ở London (LIFFE). Mức chênh giữa giá cà phê Việt Nam và giá LIFFE khoảng từ 150USD đến hơn 200USD chủ yếu do dư thừa tạm thời lượng cà phê cung cấp ở Việt Nam và do chênh lệch giữa giá FOB Việt Nam và giá CIF London. Hơn 90% sản phẩm cà phê được xuất khẩu, chủ yếu dưới dạng cà phê xanh. Cà phê rang và cà phê xay được tiêu thụ mạnh trong nước
372. Trong phần trả lời một câu hỏi cụ thể, đại diện Việt Nam khẳng định rằng Việt Nam đã áp dụng chính sách điều chỉnh sản xuất gạo. Chính sách này chủ yếu bao gồm đầu tư vào tưới tiêu những vùng trồng lúa năng suất cao, hỗ trợ tưới tiêu và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho nông dân ở vùng trồng lúa năng suất thấp nhằm khuyến khích người dân chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản và trồng cây ăn quả.
373. Đại diện của Việt Nam khẳng định Việt Nam sẽ áp dụng trợ cấp đối với hàng nông sản theo cách phù hợp với các quy định của WTO, đặc biệt là Hiệp định Nông nghiệp và các biểu hỗ trợ trong nước của Việt Nam được nêu trong tài liệu WT/ACC/SPEC/3/Rev.7 và trong Biểu Cam kết về Hàng hoá của Việt Nam.
4. Ngư nghiệp
374. Đại diện của Việt Nam cho biết Chính phủ Việt Nam đang thực hiện một chương trình tổng thể để phát triển ngành thuỷ sản. Các ngành này được thực hiện bởi các doanh nghiệp, hộ nông dân và ngư dân, các hợp tác xã và phần lớn dựa vào hỗ trợ kỹ thuật của các chuyên gia của chính phủ thông qua hệ thống mở rộng thuỷ sản, đào tạo và hướng dẫn quản lý cho lao động trong ngành. Cơ sở hạ tầng, bao gồm việc xây dựng các cơ sở đông lạnh và trang thiết bị, nhà xưởng để đóng và sửa chữa tàu bè cũng được phát triển. Chính phủ Việt Nam dành cho ngư dân các khoản vay dài hạn để đóng hoặc nâng cấp tàu đánh cá xa bờ và khuyến khích đưa các công nghệ mới vào sản xuất. Chính phủ đã ban hành Luật Thuỷ sản, các tiêu chuẩn và quy định nhằm phù hợp với các quy định về vệ sinh, an toàn thực phẩm và thú y thuỷ sản ban hành bởi Codex và Bộ luật Ứng xử về Nghề cá.
375. Tính đến 31/12/2003, đã có 1.468 doanh nghiệp thuỷ sản ở Việt Nam với số vốn trung bình xấp xỉ 0.5 tỉ Đồng. Các lĩnh vực thuỷ sản, kể cả các lĩnh vực dịch vụ liên quan, sử dụng khoảng 5,4 triệu lao động. Năm 2004, ngành này đã đóng góp 27.474 tỉ Đồng vào GDP của Việt Nam. Sản xuất thuỷ sản tăng trung bình 9% hàng năm trong giai đoạn 2000 và 2004. Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành này đạt tới 7,8 triệu USD trong năm 2004 (với năm dự án) và kim ngạch xuất khẩu đạt 2,4 tỉ USD. Xuất khẩu tăng trưởng trung bình 13% trong giai đoạn 2000 và 2004 và nhập khẩu là 84% trong cùng giai đoạn. Kim ngạch nhập khẩu tăng từ 30,65 triệu USD năm 2000 lên 64,17 triệu USD năm 2002. Nhập khâu thức ăn và hoá chất nuôi trồng thuỷ sản cũng tăng trong thời kỳ này.
376. Giấy phép nhập khẩu đối với các sản phẩm thủy sản chuyên ngành bao gồm các loại giống, thức ăn, thuốc, vắc-xin, chất xử lý hoá sinh và thuốc tăng trọng quy định tại Quyết định số 344/2001/QĐ-BTS ngày 02/05/2001 và Quyết định số 20/2003/QD-BTS ngày 12/12/2003 của Bộ Thuỷ sản chỉ áp dụng đối với các sản phẩm mới; các sản phẩm này phải xin giấy phép nhập khẩu thử nghiệm. Quyết định quy định yêu cầu và thủ tục liên quan đến nhập khẩu và xuất khẩu các sản phẩm thủy sản chuyên ngành. Các yêu cầu kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch được áp dụng vì lý do bảo vệ sức khoẻ, tránh lan truyền các bệnh truyền nhiễm trong ngành nuôi trồng thuỷ sản phù hợp với Pháp lệnh Thú ý năm 2004, Nghị định 33/2005/ND-CP và Chỉ thị Kiểm dịch số 2596/CLYT-TY đối với NAFIQAVED. Cá và các sản phẩm từ cá nhập khẩu bị yêu cầu phải được kiểm dịch và chứng nhận bởi các cơ quan chức năng có thẩm quyền của nước xuất khẩu. Biện pháp này nhằm bảo đảm rằng các sản phẩm không bị nhiễm các bệnh nêu trong danh mục các bệnh thuộc mối quan tâm của OIE và đáp ứng các yêu cầu của Bộ luật Y tế Động vật Thuỷ sinh của OIE. Khi nhập khẩu vào Việt Nam, các cơ quan kiểm dịch của Việt Nam kiểm tra cả tài liệu và động vật được nhập khẩu. Những động vật bị nhiễm bệnh bị trả lại cho nước xuất khẩu hoặc bị tiêu huỷ. Theo quan điểm của mình, đại diện Việt Nam bổ sung rằng các yêu cầu kiểm dịch xuất khẩu của Việt Nam phù hợp với các quy định của OIE và các yêu cầu của nước nhập khẩu và chứng nhận kiểm dịch của Việt Nam đối với việc nhập khẩu và xuất khẩu thuỷ sản phù hợp với các yêu cầu của Mẫu Chứng nhận Kiểm dịch của OIE và Bộ luật Y tế Thuỷ sinh. Bộ Thủy sản có thể cấm xuất khẩu các giống thuỷ sản quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng và đưa ra các điều kiện xuất khẩu các giống thủy sản hiếm có giá trị kinh tế cao nếu thấy cần thiết để bảo tồn nguồn tài nguyên.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1 256.DOC