Nâng cấp chuỗi giá trị du lịch Bạc Liêu gắn với định hướng liên kết ngành và liên kết vùng

Kết luận Nhìn chung, du lịch tỉnh Bạc Liêu có thuận lợi về mặt giao thông trong điều kiện liên kết với các tỉnh thành, là tỉnh giàu tài nguyên và được chính quyền chú trọng thúc đẩy đầu tư, tuy vậy, hoạt động du lịch tại tỉnh Bạc Liêu còn chậm phát triển, chưa phát huy được thế mạnh và sự năng động của mình trong các hoạt động liên quan đến dịch vụ du lịch. Nhận định về điều này, có thể kể đến một số nguyên nhân như kinh phí để cải thiện và đầu tư các cơ sở vật chất - kỹ thuật hạ tầng; kinh nghiệm về tổ chức, quản lý và đầu tư, khai thác; sản phẩm du lịch chưa mang tính riêng biệt và sức cạnh tranh thấp dẫn đến tốc độ phát triển du lịch tại tỉnh Bạc Liêu tuy có tăng nhưng với tốc độ còn hạn chế. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để du lịch Bạc Liêu nâng cao vị thế của mình trong bản đồ du lịch các tỉnh, vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và có những hướng đi mới tạo nên những thế mạnh chuyên biệt trong phát triển du lịch. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi tỉnh Bạc Liêu cần phải xây dựng cho mình những sản phẩm du lịch đặc thù, độc đáo và mới lạ. Tuy nhiên, vì tỉnh Bạc Liêu là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng Sông Cửu Long nên những sản phẩm du lịch tại tỉnh Bạc Liêu có thể bị trùng khớp với các tỉnh thành khác. Do đó, việc nhận định sản phẩm du lịch đặc thù và đầu tư, phát triển đúng hướng sẽ tạo cơ hội cho du lịch tỉnh Bạc Liêu có những bước tiến xa hơn trong tương lai, xứng tầm với các giá trị tài nguyên mà tỉnh Bạc Liêu hiện đang sở hữu. Tiềm năng của Bạc Liêu có mấy điểm nổi bật mang tính duy nhất so với vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và Việt Nam như sau: Giai thoại về công tử, Nôi của nghệ thuật “đờn ca tài tử”; Nơi tập trung các giá trị văn hóa tâm linh412 điển hình của xứ sở Mê Kông; Ẩm thực đặc sắc của cư dân Việt, Hoa và Khmer đặt trong tư duy “dung hợp”; Bạc Liêu còn là vùng giao thoa của “vùng duyên hải phía Đông” và “bán đảo ngập mặn Cà Mau, chính vì điều này tạo thế đặc sắc về quy luật diễn thế cho tỉnh nhà; “Bạc Liêu đi lên từ văn hóa”, nét riêng của đồng bằng không tách với nét chung, từ đó tạo thế đặc thù về triết lý văn hóa sản xuất, sinh hoạt cho vùng đất đẹp từ cảnh đến tình người phương Nam. Từ những thế mạnh nêu trên, cần xây dựng sản phẩm du lịch của Bạc Liêu để phát huy giá trị tài nguyên du lịch vừa quảng bá cho tỉnh nhà vừa làm lợi cho các bên liên quan tham gia vào chuỗi giá trị du lịch Bạc Liêu theo định hướng liên kết vùng và liên kết ngành là phù hợp trong bối cảnh hiện nay./.

pdf23 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 470 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nâng cấp chuỗi giá trị du lịch Bạc Liêu gắn với định hướng liên kết ngành và liên kết vùng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
391 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH NÂNG CẤP CHUỖI GIÁ TRỊ DU LỊCH BẠC LIÊU GẮN VỚI ĐỊNH HƯỚNG LIÊN KẾT NGÀNH VÀ LIÊN KẾT VÙNG PGS.TS. Nguyễn Xuân Hương TS. Tạ Duy Linh Th.S – NCS. Dương Đức Minh HVCH. Nguyễn Thái Ngọc Hà TÓM TẮT Du lịch là ngành kinh tế dịch vụ vừa có tính tổng hợp vừa có tính xã hội hóa. Vì vậy, để có được chuỗi giá trị du lịch hoàn chỉnh và tiệm cận với giá trị tối ưu, việc tham gia của nhiều ngành (nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp, dịch vụ...) cũng như sự hợp tác giữa các địa phương (nội tỉnh, nội vùng và liên vùng) là điều rất cần thiết. Xuất phát từ quan điểm tiếp cận trên, từ thực tiễn tìm hiểu và định vị đặc điểm của lãnh thổ du lịch Bạc Liêu thông qua quá trình khảo sát thực địa, phỏng vấn sâu các bên liên quan (cơ quan nhà nước quản lý về mặt du lịch, doanh nghiệp du lịch, du khách, người dân có nguyện vọng tham gia vào các dự án phát triển du lịch, ...) từ tháng 07/2017 – 03/2018, bài viết đề xuất chính sách phát triển du lịch gắn với định hướng liên kết ngành và liên kết vùng nhằm nâng cấp chuỗi giá trị du lịch của tỉnh Bạc Liêu. 1. Cơ sở lý luận về chuỗi giá trị du lịch Khái niệm chuỗi giá trị (the value chain) được đề xuất và sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực kinh doanh. Micheal Porter1 mô tả và phổ cập lần đầu tiên  PGS.TS, Phó chủ tịch Hội đồng Khoa học - Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế và Du lịch.  TS, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế và Du lịch.  HVCH ngành Dân tộc học – Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Tp.HCM, Nghiên cứu viên Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học An Giang. 1 Michael Porter là một trong những Giáo sư lỗi lạc nhất trong lịch sử của Đại học Harvard. Những tác phẩm kinh điển như "Chiến lược cạnh tranh" (competitive strategy), "Lợi thế cạnh tranh" (competitive advantage) và "Lợi thế cạnh tranh quốc gia" (competitive advantage of nations) 392 vào năm 1985 trong một cuốn sách về phân tích lợi thế cạnh tranh của ông. Cụ thể chuỗi giá trị do Micheal Porter đề xuất xoay quanh nội dung chính là: “Chuỗi giá trị của doanh nghiệp là một chuỗi hoạt động chuyển hóa các yếu tố đầu vào thành đầu ra. Khách hàng sẽ nhìn nhận và đánh giá giá trị các sản phẩm (đầu ra) của doanh nghiệp theo quan điểm của họ. Khách hàng sẽ sẵn sàng trả mức cao hơn cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp nếu như họ đánh giá cao và ngược lại, nếu họ đánh giá thấp họ sẽ trả mức giá thấp. Do đó hoạt động của doanh nghiệp là các hoạt động chuyển hóa làm gia tăng giá trị sản phẩm” [Micheal Porter, 1985]. Chuỗi giá trị do Porter đề xuất là chuỗi giá trị trong sản xuất hàng hóa. Các mắt xích quan trọng trong một chuỗi giá trị hàng hóa được sơ đồ hóa như sau: Hình 1. Các mắt xích quan trọng trong một chuỗi giá trị hàng hóa. Nguồn: Raphael Kaplinsky và Mike Morris, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khóa 2011-2013. Mục đích của việc thực hiện chuỗi giá trị là gia tăng giá trị cho hàng hóa. Đặc biệt khi quá trình toàn cầu hóa diễn ra ngày càng nhanh chóng và việc thông thương giao lưu giữa các quốc gia trên thế giới diễn ra ngày càng phổ biến thì việc gia tăng giá trị cho hàng hóa không còn bó hẹp trong nội bộ một quốc gia. Hay nói cách khác, với mục tiêu gia tăng giá trị cho hàng hóa thì được xem như là sách gối đầu giường của giới quản trị kinh doanh và các nhà hoạch định chính sách vĩ mô trên khắp thế giới trong suốt gần 30 năm qua. 393 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH chuỗi giá trị hàng hóa được thực hiện xuyên quốc gia từ khâu ra ý tưởng đến các công đoạn hoàn thiện sản phẩm (lựa chọn nguyên liệu đầu vào, sử dụng lao động để gia công sản phẩm hàng, lưu trữ và vận chuyển, tiếp thị và tiêu thụ hóa,). Tính đa quốc gia được kết tinh trong một sản phẩm hàng hóa hữu hình rất dễ được hình thành. Bởi lẽ, các yếu tố cấu thành nên sản phẩm có thể tồn tại từ nhiều nơi khác nhau. Vấn đề là các nhà kinh doanh sẽ tính toán làm sao cho quy trình sản xuất hàng hóa được hợp lý nhằm làm gia tăng giá trị cho sản phẩm cuối cùng để đem lại hiệu quả kinh tế lớn nhất. Từ những đề xuất về nội hàm chuỗi giá trị của Micheal Porter, nhiều tác giả đã ứng dụng việc phân tích chuỗi giá trị trong nhiều lĩnh vực của đời sống như nông nghiệp, thủy sản và giáo dục. Trong đó việc nghiên cứu chuỗi giá trị trong lĩnh vực du lịch đã được hình thành. Đến năm 2012, đã xuất hiện định nghĩa chuỗi giá trị du lịch do tổ chức Lao động Quốc tế công bố, cụ thể: “Nghiên cứu Chuỗi giá trị là nghiên cứu đến chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch. Trong đó chuỗi cung ứng là một hệ thống các tổ chức, con người, công nghệ, hoạt động, thông tin và nguồn lực tham gia vào việc di chuyển một sản phẩm hay dịch vụ từ người cung cấp đến người tiêu dùng. Trong trường hợp du lịch, điều này có nghĩa là tất cả các công ty và mọi người tham gia vào làm nên một trải nghiệm trong kỳ nghỉ.”1 Theo tổ chức này, ngành du lịch bao gồm tất cả các doanh nghiệp và các tổ chức tham gia cung cấp “trải nghiệm” du lịch. Trải nghiệm du lịch gồm: attractions (các điểm tham quan du lịch) (ví dụ thiên nhiên hoặc văn hoá); activities (các hoạt động) (ví dụ đi bộ đường dài hay mua sắm); accommodation (lưu trú) (ví dụ khách sạn, nhà nghỉ hay khu cắm trại); amenities (tiện nghi) (ví dụ cửa hàng hoặc nhà hàng); access (tiếp cận) (ví dụ khoảng cách, phương tiện phù hợp để đến đó như đường không và đường bộ). 1 Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Bộ công cụ Hướng dẫn Giảm nghèo thông qua Du lịch, Bản tiếng Việt, ISBN 798 - 604 - 0469 – 6, Hà Nội, 2012. 394 Hình 2. Khái quát chuỗi giá trị du lịch Nguồn: Tổ chức Lao động Quốc tế, 2012 Qua sơ đồ trên có thể hình dung chuỗi giá trị trong phát triển du lịch là một hình thức của chuỗi giá trị dịch vụ. Sản phẩm du lịch vừa có tính vô hình và hữu hình, nên chuỗi giá trị du lịch là chuỗi tích hợp giữa chuỗi hàng hóa đã được dịch vụ hóa hoặc chuỗi dịch vụ cung ứng du lịch thuần túy. Như vậy, yếu tố dịch vụ là yếu tố nền tảng và cốt lõi để duy trì và thực hiện chuỗi giá trị du lịch. Chuỗi dịch vụ còn đóng vai trò rất quan trọng trong việc phóng to giá trị kinh tế cho ngành du lịch. Muốn thực hiện được dịch vụ đòi hỏi phải có yếu tố con người. Các vai xã hội xuất hiện khá đa dạng khi bàn về con người trong phát triển du lịch: cộng đồng địa phương, du khách, đội ngũ cán bộ nhân viên cung ứng dịch vụ du lịch, đội ngũ cán bộ nhân viên quản lý về mặt nhà nước, người quản lý khu di tích, cơ sở thờ tự và các điểm tham quan du lịch Như vậy, chính tính chất dịch vụ của ngành kinh tế du lịch đã dẫn đến đặc điểm chuỗi giá trị du lịch có những khác biệt rõ nét với với chuỗi du lịch hàng hóa thông thường. 2. Vai trò của liên kết ngành và liên kết vùng trong phát triển du lịch Vấn đề nghiên cứu liên kết và phát triển du lịch đã được đẩy mạnh và quan tâm nghiên cứu trên nhiều vùng và lãnh thổ du lịch tại Việt Nam. Gần đây có thể nhắc đến các công trình nổi bật như sau: Theo Nguyễn Quốc Thành (2013) qua bài viết Du lịch duyên hải miền Trung đi tìm sản phẩm chủ điểm kết nối giữa các điểm đến trong toàn vùng đã trình bày quan điểm du lịch có tính đặc thù liên ngành, liên vùng. Bản thân 395 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH ngành du lịch không thể hoạt động hoàn chỉnh nếu thiếu sự hợp tác của những ngành khác. Vì vậy, sự liên kết trong du lịch, đặc biệt là liên kết vùng miền tạo nên một điểm nhấn trong từng thời điểm cụ thể là vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển. Thời gian qua việc quản lý, khai thác dịch vụ du lịch tại nhiều địa phương đang bộc lộ nhiều khiếm khuyết. Đặc biệt, tiềm năng, chính sách ưu tiên phát triển cho du lịch của các địa phương trong Vùng khá tương đồng nên sản phẩm du lịch trùng lặp, đơn điệu, thiếu các dịch vụ vui chơi giải trí bổ trợ, dẫn tới hiện tượng xung đột lợi ích giữa các khu du lịch trong cùng địa phương và giữa các địa phương, gây khó khăn cho việc xây dựng các chuỗi sản phẩm du lịch xuyên suốt cho toàn Vùng. Như vậy, có sự giống nhau, na ná nhau giữa các chương trình du lịch được xây dựng đơn điệu của du lịch các tỉnh/thành phố rõ ràng đã không thể hấp dẫn du khách. Từ đó, tác giả đề xuất các địa phương phải tìm sự liên kết để nối nhau thành một chuỗi giá trị thương hiệu du lịch miền Trung. Tiếp đến Phạm Trung Lương (2015) với bài viết Định hướng và giải pháp phát triển các sản phẩm du lịch liên vùng duyên hải Nam Trung bộ, Đông Nam bộ, Tây Nguyên, Nam Lào và Đông Bắc Campuchia, đã nhấn mạnh việc liên kết phát triển du lịch nói chung và phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch liên vùng nói riêng giữa các lãnh thổ khác nhau cho phép khai thác những lợi thế tương đối của nhau về tài nguyên du lịch, về vị trí trong giao thương, về hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và các nguồn lực khác cho phát triển du lịch. Từ quan điểm trên tác giả nhận định thế mạnh về mặt tài nguyên của địa bàn Tây Nguyên trong việc phát triển du lịch là nơi tài nguyên du lịch nổi trội là cảnh quan sinh thái cao nguyên với hệ sinh thái rừng khô hạn (rừng khộp) rất đặc trưng chỉ có ở Đông Nam Á, nơi còn bảo tồn nhiều loài thú lớn quý hiếm với số quần thể lớn và tập trung. Đây cũng là nơi duy nhất của Việt Nam có thể gặp 3 loài bò rừng. Một trong nhữg giá trị tiêu biểu đặc sắc về mặt tài nguyên du lịch nhân văn tại địa bàn Tây Nguyên là không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Chính các giá trị đặc sắc này là nền tảng tạo nên sự khác biệt cũng như tạo tiền đề liên kết phát triển du lịch Tây Nguyên với các địa phương khác trong phát triển du lịch. Theo hướng nghiên cứu liên kết vùng trong phát triển du lịch còn có Đỗ Cẩm Thơ (2015) với công trình Phát triển thương hiệu du lịch vùng du lịch duyên hải Nam Trung bộ, vùng Tây Nguyên và vùng Đông Nam bộ tạo sức 396 cạnh tranh và thế mạnh trong liên kết phát triển. Tác giả khái luận rằng vùng duyên hải Nam Trung bộ, vùng Tây Nguyên và vùng Đông Nam bộ là các vùng du lịch quan trọng của Việt Nam, có những đặc điểm tài nguyên độc đáo, tiêu biểu, hấp dẫn khách du lịch. Đẩy mạnh phát triển thương hiệu du lịch các vùng này để làm nổi rõ các giá trị tiêu biểu không những có khả năng tạo ra sự gắn kết chặt chẽ trong mỗi vùng, tạo sức cạnh tranh cao mà còn tạo ra những thế mạnh và cân bằng trong mối liên kết liên vùng, từng bước thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng và hiệu quả của du lịch Việt Nam. Bên cạnh liên kết vùng, liên kết ngành là chiến lược quan trọng trong phát triển du lịch, đề cập vấn đề này có nhà nghiên cứu Lê Hiền (2016) với bài viết Liên kết phát triển du lịch vùng Bắc - Nam Trung bộ. Bài viết tập trung phân tích các thế mạnh sẵn có của vùng du lịch Bắc Trung bộ và Nam Trung bộ. Từ đó, tác giả nhấn mạnh các nhiệm vụ liên kết trong phát triển du lịch xoay quanh hai nội dung trọng tâm là liên kết vùng và liên kết ngành. Như vậy, các tác giả nói trên đã nhấn mạnh xu hướng liên kết trong phát triển du lịch (bao gồm cả liên kết ngành và liên kết vùng) là xu hướng tất yếu. Rõ ràng liên kết ngành và liên kết vùng có vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch trong bối cảnh kinh tế Việt Nam hiện nay. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp và kế thừa thành quả của nhiều hoạt động sản xuất khác nhau, trong đó có ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp và các ngành dịch vụ khác. Các giá trị từ ngành nông nghiệp được sử dụng trong lĩnh vực du lịch ở nhiều khía cạnh khác nhau như: cung ứng dịch vụ ẩm thực có tính bản địa độc đáo hướng đến việc hình thành ký ức sâu sắc cho du khách, kiến tạo các cảnh quan sinh thái đặc trưng của vùng nông thôn đáp ứng nhu cầu tham quan của du khách, tạo cơ hội cho du khách trải nghiệm tìm hiểu các hoạt động sinh kế và tập quán của người nông dân... Từ đó, loại hình du lịch nông nghiệp được nảy sinh nhằm khai thác hiệu quả các giá trị từ nông nghiệp phục vụ cho lĩnh vực du lịch. Bên cạnh đó, việc khai thác loại hình du lịch nông nghiệp còn góp phần nâng cao năng lực cho cộng đồng địa phương, bảo tồn các giá trị tài nguyên, đặc thù hóa và đa dạng hóa sản phẩm du lịch cho địa phương. Trong bối cảnh hiện nay, vì tốc độ đô thị hóa ngày càng cao nên xu hướng du lịch đến các khu vực có cảnh quan sinh thái tự nhiên và nông nghiệp đang được gia tăng ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Như vậy, ngành nông nghiệp vừa 397 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH cung ứng nguyên vật liệu và vừa là nền tảng cho sự kiến tạo hàng loạt các dịch vụ và sản phẩm du lịch gắn với loại hình du lịch nông thôn phục vụ cho du khách. Còn các ngành kinh tế khác như công nghiệp và dịch vụ đóng vai trò sản xuất và cung ứng các nền tảng về cơ sở vật chất gắn với hạ tầng lưu trú, giao thông, công nghệ thông tin liên lạc, dịch vụ bổ sung (vui chơi, giải trí), các mặt hàng mua sắm để phục vụ cho du khách. Chính du lịch kích thích tốt ngành sản xuất của địa phương và các ngành kinh tế khác góp phần gia tăng sự hoàn thiện về dịch vụ và tạo ấn tượng tốt đẹp cho du khách thưởng lãm tham quan và thực hành các hoạt động du lịch khác tại điểm đến như du lịch MICE, du lịch nghĩ dưỡng, du lịch sức khỏe, du lịch thể thao, du lịch mua sắm,... Hay nói cách khác chính liên kết ngành gắn với phát triển du lịch tạo nên hệ thống đồng bộ và liên hoàn nhằm giúp cho du khách có được cơ hội vừa thỏa mãn các nhu cầu cơ bản vừa thụ hưởng được các giá trị về mặt tự nhiên cũng như văn hóa khi đến với một lãnh thổ du lịch nào đó. Hình 3. Chuỗi dịch vụ du lịch cơ bản phục vụ du khách Nguồn: Nhóm tác giả Bàn về nội dung liên kết vùng trong phát triển du lịch có thể tạm phân chia thành các cấp bậc (1) liên kết nội vùng (2) liên kết giữa các vùng và (3) liên kết xuyên quốc gia. Việc liên kết phát triển du lịch thường diễn ra giữa thị trường gửi khách 398 và các thị trường nhận khách. Trong bối cảnh phát triển du lịch hiện nay, không thể có các địa phương có mức độ phát triển du lịch giống nhau mà sẽ tồn tại sự phân hóa khác nhau về mức độ phát triển du lịch. Theo Perroux F. (1955) tăng trưởng và phát triển không thể xuất hiện đồng đều ở mọi nơi với một nguồn lực tới hạn mà trước hết tập trung ở một số điểm có lợi thế phát triển hơn và sau đó sẽ lan tỏa qua các kênh khác nhau với những hiệu ứng khác nhau đối với nền kinh tế. Nhà nghiên cứu Hirschman (1958) lại đưa ra khái niệm tăng trưởng bất cân bằng. Tác giả này cũng đề cập đến việc xuất hiện các trung tâm tăng trưởng. Các trung tâm tăng trưởng thường gắn với các thành phố hoặc các khu vực đô thị. Theo Fox (1966)1 khái luận trung tâm tăng trưởng là “Một vị trí đô thị có thể hoạt động như một tâm điểm cho việc xây dựng kế hoạch phát triển”. Không chỉ bàn đến lãnh thổ kinh tế là những trung tâm tăng trưởng, Friedmann (1968) còn sử dụng khái niệm trung tâm - ngoại vi. Khái niệm này sau đó được phát biểu hiện bằng những cách hiểu như cực trọng điểm - cực đối trọng của các lãnh thổ trong phát triển kinh tế. Đối với ngành địa lý du lịch các nhà nghiên cứu thường dùng khái niệm “hạt nhân du lịch” để diễn đạt cho các lãnh thổ đóng vai trò rất quan trọng trong việc thu hút du khách và thúc đẩy sự phát triển du lịch của cả vùng hoặc quốc gia trong việc khai thác và phát triển du lịch. Cụ thể, theo M.Buchvarov ông phân chia lãnh thổ du lịch thành các cấp: điểm du lịch - hạt nhân du lịch - tiểu vùng - á vùng - vùng du lịch2. Hạt nhân du lịch được hiểu là nơi có sự kết hợp lãnh thổ của các điểm du lịch cùng loại hay khác loại. Mật độ điểm du lịch trên lãnh thổ tương đối dày đặc. Mặt khác, trung tâm du lịch gồm các điểm du lịch chức năng được đặc trưng bởi sự gắn kết lãnh thổ về mặt kinh tế - kỹ thuật và tổ chức. Nó có khả năng và sức thu hút khách du lịch rất lớn. Đồng thời tại hạt nhân du lịch nguồn tài nguyên du lịch tương đối tập trung và được khai thác một cách cao độ. Có thể nguồn tài nguyên không thật đa dạng (về loại hình), song điều kiện cần thiết là phải tập trung và có khả năng 1 Dẫn theo Hà Hữu Nga, 2007 2 Dẫn theo Nguyễn Minh Tuệ, 2013 399 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH lôi cuốn khách du lịch. Có cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối phong phú đủ để đón, phục vụ và giữ chân du khách. Về cơ bản, trung tâm du lịch là một hệ thống lãnh thổ du lịch đặc biệt, là hạt nhân của vùng du lịch. Chính nó đã tạo nên bộ khung để cho vùng du lịch hình thành và phát triển. Nói cách khác, đây là “cực” để hút các lãnh thổ lân cận vào phạm vi tác động của vùng. Có 2 loại trung trung tâm du lịch: trung tâm có ý nghĩa quốc gia, trung tâm có ý nghĩa địa phương. Chính các trung tâm này sẽ là các đầu mối quan trọng cho việc hình thành các trục liên kết phát triển du lịch. Tại khu vực Nam bộ có thể hình dung các trung tâm lớn này là thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ, Châu Đốc - An Giang, Phú Quốc - Kiên Giang, ... Việc liên kết vùng sẽ tạo cơ hội cho các địa phương vừa “nương nhau” vừa “nhường nhau” vừa góp phần “đa dạng hóa” và tạo nên “sự hấp dẫn riêng có” trong sự phát triển du lịch giữa các địa phương. 3. Đặc điểm ngành kinh tế du lịch Bạc Liêu Bạc Liêu là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long có diện tích 2.570 km2, dân số 885.550 người (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu, 2017, trang 1), phía Bắc giáp các tỉnh Hậu Giang và Kiên Giang, Đông và Đông bắc giáp tỉnh Sóc Trăng, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Cà Mau, Đông và Đông Nam giáp biển đông. Được thiên nhiên ưu đãi, tỉnh Bạc Liêu có khá nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên có thể khai thác và phát triển thành các sản phẩm du lịch hấp dẫn như hệ sinh thái rừng ngập mặn trải dài 56 km bờ biển từ thành phố Bạc Liêu đến cửa biển Gành Hào, hệ thống các vườn chim tự nhiên (với hàng trăm loại chim khác nhau, trong đó có nhiều loài quý hiếm), vườn nhãn cổ hơn 100 tuổi,...; bên cạnh đó, Bạc Liêu còn là nơi giàu tài nguyên du lịch nhân văn và tài nguyên du lịch tâm linh có khả năng phát triển thành các sản phẩm du lịch đặc thù, bởi nơi đây bắt nguồn giai thoại về Công tử Bạc Liêu (những giai thoại liên quan đến ông rất thu hút sự quan tâm của du khách), là cái nôi của Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ (được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2013) gắn liền với giá trị nghệ thuật của bản Dạ cổ hoài lang, cuộc đời và sự nghiệp của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, là nơi có các điểm hành hương nổi tiếng như Nhà thờ Tắc Sậy, Quán Âm Phật Đài, thu hút hàng ngàn khách hành hương đến viếng mỗi năm; Ngoài ra, Bạc Liêu 400 còn là tỉnh đa tộc người với 3 dân tộc Kinh, Hoa, Khmer cùng chung sống đã tạo ra những giá trị văn hóa dân tộc vô cùng đặc sắc như các lễ hội, các công trình kiến trúc độc đáo,.... Với tiềm năng phát triển du lịch, Bạc Liêu xác định đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, là khâu đột phá, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội. Nền kinh tế du lịch tỉnh Bạc Liêu đã có những bước phát triển thể hiện qua lượng khách du lịch đến Bạc Liêu tăng đều qua các năm. Bảng 1. Hiện trạng khách du lịch đến Bạc Liêu Đơn vị: Lượt khách Năm Khách quốc tế Khách nội địa Tổng lượng khách Số lượt Tỷ trọng Số lượt Tỷ trọng 2007 9.000 4.31 200.000 95.69 209.000 2008 10.000 3.57 270.000 96.43 280.000 2009 12.000 3.43 338.000 96.57 350.000 2010 15.000 3.75 385.000 96.25 400.000 2011 17.000 3.21 512.000 96.79 529.000 2012 20.000 3.15 615.000 96.85 635.000 2013 25.000 3.29 735.000 96.71 760.000 2014 25.000 2.57 948.000 97.43 973.000 2015 25.000 2.50 975.000 97.50 1.000.000 2016 38.000 3.06 1.202.000 96.94 1.240.000 2017 40.000 2.67 1.460.000 97.33 1.500.000 Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu Qua số liệu thống kê cho thấy, năm 2017 số lượt khách du lịch là 1.500.000, tăng gấp 2,36 lần so với năm 2012 và tăng gấp 7,2 lần so với năm 2007. Tuy nhiên, khách đến với Bạc Liêu đa phần là khách nội địa. Tỷ trọng khách quốc tế có xu hướng giảm từ 4,31% (năm 2007) xuống còn 2,67% (năm 2017), trong khi tỷ trọng khách nội địa có xu hướng ngược lại, tăng từ 95,69% (năm 2007) lên 97,33% (năm 2017), thậm chí năm 2015, khách nội địa đạt tỷ trọng cao nhất 97,5%. So với toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), năm 2017 Bạc 401 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH Liêu đứng thứ 5/13 tỉnh thành. Nhưng số liệu tuyệt đối của Bạc Liêu so với nhóm các tỉnh/thành ở các vị trí từ 1 đến 4 (An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang và Đồng Tháp) còn khá thấp. Biểu đồ 1: Khách du lịch nội địa đến ĐBSCL năm 20171. Đơn vị tính: lượt khách Riêng với số lượng khách khách quốc tế đến ĐBSCL trong năm 2017, Bạc Liêu đứng thứ 8/13 và số lượng khách còn rất thấp so với các tỉnh/thành khác tại ĐBSCL. Biểu đồ 2: Khách du lịch quốc tế đến các tỉnh ĐBSCL năm 2017. Đơn vị tính: lượt khách2 T Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu (2017, trang 1 Tổng hợp các báo cáo tình hình hoạt động du lịch năm 2017 của các Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Du lịch tại ĐBSCL 2 Tổng hợp các báo cáo tình hình hoạt động du lịch năm 2017 của các Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Du lịch tại ĐBSCL 402 17), mặc dù số lượng khách du lịch đến Bạc Liêu tăng trưởng ổn định, nhất là khách nội địa. Thế nhưng tỷ trọng khách lưu trú so với tổng lượng khách có xu hướng giảm, ngày lưu trú bình quân của một khách du lịch chỉ đạt 1,26 ngày, tức là đại đa số khách du lịch chỉ đến Bạc Liêu trong ngày, không có nhu cầu lưu trú để tham gia các hoạt động du lịch tại địa phương. Khách đến chỉ vì kết hợp công việc (nội địa) hoặc thăm thân nhân (quốc tế) là chính, lượng du khách có nhu cầu lưu trú qua đêm chiếm tỷ lệ không đáng kể. Lượng khách du lịch đến Bạc Liêu trong những năm gần đây khá cao, tuy nhiên tập trung ở hai điểm du lịch Nhà thờ Tắc Sậy và Quán Âm Phật Đài gây ra vấn nạn ùn tắc giao thông, vừa xử lý xong tình trạng ùn tắc ở điểm này lại đến điểm khác ùn tắc, nhất là vào các dịp lễ hội, chưa kể phải huy động lực lượng để xử lý rác thải. Từ vấn nạn trên, địa phương không cần quá nhiều khách du lịch mà chỉ cần quản lý tốt số lượng khách cho mỗi điểm tham quan, nhất là vào mùa cao điểm. Điển hình như khu Quán Âm Phật Đài, Bạc Liêu không quan tâm lượng khách nhiều hay ít mà chỉ cần phân loại khách (khách du lịch và khách hành hương) để có hướng phục vụ hiệu quả1. Với sự gia tăng lượng khách đã dẫn đến tình trạng quá tải, đặc biệt vào các tháng cao điểm, điều này làm phương hại đến môi trường sống. Đồng thời, làm xáo trộn đời sống của người dân địa phương. Do đó, lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu mong muốn phát triển du lịch theo hướng du lịch bền vững, tức là vừa đảm bảo có đóng góp về kinh tế cho cộng đồng, vừa thân thiện với môi trường, đồng thời tôn trọng văn hóa và truyền thống của địa phương, tối đa hóa lợi ích do du lịch mang lại cho môi trường tự nhiên và cộng đồng, không làm phương hại đến các nguồn lợi mà nó phụ thuộc. Để làm được điều đó, tỉnh Bạc Liêu cần tìm hướng đi mới cho ngành du lịch, thay vì tập trung đầu tư khai thác, phát triển các khu, điểm du lịch ở trung tâm thành phố Bạc Liêu thì cần có hướng khai thác, phát triển các khu, điểm du lịch ở các vùng ven đô thành phố Bạc Liêu, tạo nên sự kết nối giữa khu vực trung tâm thành phố (cực trọng điểm) với các khu vực phụ cận (cực đối trọng) vừa giảm tải lượng khách ở trung tâm thành phố vừa tạo nên nhiều sản phẩm du lịch đủ sức hấp dẫn để giữ chân du khách. Qua khảo sát thực địa chúng tôi nhận thấy, giữa các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh chưa có sự kết nối, nhất là giữa khu vực trung tâm thành phố Bạc Liêu 1 Kết quả phỏng vấn sâu Lãnh đạo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bạc Liêu, 29/3/2018 403 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH với các khu vực ven đô, chưa tạo thành các chuỗi sản phẩm du lịch có tính liên kết để khai thác được hết các lớp giá trị của tài nguyên du lịch. Hiện tại, chỉ có các khu điểm du lịch ở trung tâm thành phố Bạc Liêu được đầu tư phát triển và thu hút khách du lịch. Bảng 2. Các giá trị thu hút khách ở cực trọng điểm du lịch thành phố Bạc Liêu TT Giá trị du lịch Điểm đến Thông tin khái quát Địa chỉ 1 Văn hóa tâm linh Khu Quán Âm Phật Đài Đây là một trong những điểm hành hương nổi tiếng ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, thu hút hàng vạn lượt khách, đặc biệt trong các dịp lễ hội (diễn ra từ ngày 21 – 23/3 âm lịch). Phật Bà Nam Hải được xem là người phù hộ và mang lại sự bình yên cho ngư dân vùng biển. Phường Nhà Mát, thành phố Bạc Liêu 2 Văn hóa lịch sử Di tích nhà Công tử Bạc Liêu Đầu thế kỷ XX, đây được xem là ngôi nhà thuộc hàng bề thế nhất ở xứ Nam Kỳ lục tỉnh, xây dựng theo lối kiến trúc phương Tây. Ngôi nhà gắn liền với các giai thoại về Công tử Bạc Liêu – mỗi một giai thoại về ông đều thu hút sự quan tâm của du khách 31 Điện Biên Phủ, phường 3, thành phố Bạc Liêu Quảng trường Hùng Vương Điểm nhấn trong Quảng trường là cây đờn kìm được đặt trên đóa sen cách điệu thể hiện sự trường tồn và phát triển của Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ. Cây đờn kìm được Tổ chức kỷ lục Việt Nam công nhận là đờn kìm lớn nhất Việt Nam. Trong Phường 1, thành phố Bạc Liêu 404 khuôn viên Quảng trường còn có Trung tâm triển lãm văn hóa – nghệ thuật và nhà hát Cao Văn Lầu được thiết kế theo hình dáng 3 chiến nón lá và một số công trình khác thể hiện tinh thần yêu nước, mang gía trị lịch sử sâu sắc. Quảng trường là nơi tổ chức các cuộc mitinh, những sự kiện lớn trong năm. Khu lưu niệm Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ và nhạc sĩ Cao Văn Lầu Trong khu lưu niệm có nhà trưng bày Đờn ca tài tử và nhà trưng bày thân thế, sự nghiệp của cố nhạc sỹ Cao Văn Lầu. Nơi đây thu hút rất đông khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu về Dạ cổ Hoài Lang và Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ. Lễ hội Dạ cổ hoài lang được diễn ra từ ngày 13 – 15/08 âm lịch được xem là một trong những sự kiện văn hóa quan trọng của Bạc Liêu. Phường 2, thành phố Bạc Liêu 3 Sinh thái tự nhiên Khu bảo tồn thiên nhiên vườn chim Bạc Liêu Khu bảo tồn thiên nhiên vườn chim Bạc Liêu có tổng diện tích 385 ha, trong đó có 19 ha rừng nguyên sinh với 46 loài chim và đa dạng các loại động, thực vật hợp thành một quần thể động thực vật phong phú. Vườn chim có cảnh quan thiên nhiên đẹp cùng với hệ thống cơ sở vật chất được đầu tư khang trang là điểm tham quan, nghiên cứu khoa học lý tưởng, thu hút khá đông khách du lịch. Xã Hiệp Thành, thành phố Bạc Liêu Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp thông qua quá trình khảo sát thực địa từ 7/2017 – 3/2018. 405 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH Điểm qua các tuyến du lịch mang tính chất liên vùng do các công ty du lịch lữ hành phát triển và khai thác để thấy rằng tỉnh Bạc Liêu chưa phải là một điểm đến quan trọng trên các tuyến đó. Khách được thiết kế tham quan một vài điểm du lịch nổi tiếng ở trung tâm thành phố Bạc Liêu như nhà Công tử Bạc Liêu, Quán Âm Phật Đài hay Khu lưu niệm Đờn ca tài tử Nam bộ và nhạc sĩ Cao Văn Lầu, lại tiếp tục đến với điểm tham quan ở các tỉnh khác. Qua đó, có thể thấy, mặc dù tỉnh Bạc Liêu vốn giàu tài nguyên du lịch thế nhưng vẫn chưa thể phát huy hết tiềm năng. Với tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú, tỉnh Bạc Liêu hoàn toàn có thể tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo và góp phần thu hút du khách nhằm giảm tải sức ép cho các điểm đến đang có truyền thống đón khách với số lượng rất lớn hiện nay. Trong giới hạn bài viết, nhóm nghiên cứu giới thiệu hai điểm đến có thể kiến tạo để kết nối với các điểm du lịch ở trung tâm thành phố Bạc Liêu nhằm nâng cấp chuỗi giá trị du lịch của tỉnh, qua đó mang lại sức sống mới cho ngành du lịch đó là (1) khu vực nhãn cổ Bạc Liêu và (2) vườn chim Lập Điền. Điểm tham quan thuộc ấp Giồng Nhãn, xã Hiệp Thành và ấp Biển Tây B, xã Vĩnh Trạch Đông, cách trung tâm thành phố Bạc Liêu khoảng 6 km, trải dài gần 7 km theo tuyến đường ven biển từ phường Nhà Mát đến xã Vĩnh Trạch Đông (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu, 2017, trang 12), tại điểm có 339 cây nhãn cổ thuộc 5 hộ quản lý với tổng diện tích là 29.130m2 được phân bố thành 3 cụm: (1) Cụm Trung tâm điều dưỡng (diện tích 15.000m2); (2) Cụm đối diện Ủy ban Nhân dân xã Hiệp Thành (diện tích 10.130m2); (3) Cụm cây xoài 300 năm (diện tích 4.000m2). Vườn nhãn với nhiều gốc nhãn cổ thụ, có cây lên đến hàng trăm năm tuổi được đặt trong một không gian sinh thái nông nghiệp có thể tổ chức các hoạt động du lịch hấp dẫn. Hiện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu đang xây dựng lại Đề án bảo tồn vườn nhãn cổ (theo Công văn số 1010/UBND- KGVX ban hành ngày 21 tháng 03 năm 2018 về việc bảo tồn vườn nhãn cổ gắn với phát triển du lịch), dự kiến hình thành khu du lịch sinh thái nông nghiệp tại khu vực giồng nhãn. Thực tế hiện nay, vườn nhãn thuộc sự quản lý của các hộ dân dường như bị bỏ phế vì họ không thấy được giá trị kinh tế của các gốc nhãn cổ mang lại, người dân chỉ chuyên kinh doanh các loại cây ăn trái khác. Nếu vườn nhãn 406 được kiến tạo dự kiến sẽ có nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn mang lại giá trị kinh tế cho ngành du lịch. Đến với giồng nhãn du khách không chỉ được tham quan các gốc nhãn cổ thụ, thưởng thức vị ngọt đặc trưng của nhãn biển Bạc Liêu, thưởng thức rượu nhãn, thưởng thức các món ăn dân dã mang đậm nét đặc trưng của vùng biển, thưởng thức Đờn ca tài tử mà còn được tìm hiểu văn hóa ẩm thực, phong tục, tập quán của người Kinh, Hoa, Khmer bởi nơi đây có sự cộng cư hàng trăm năm của ba dân tộc. Người Hoa sống ở giồng đất cao, người Khmer ở đối diện, sống ở giồng đất thấp. Trẻ em ở địa phương biết sử dụng cả 3 ngôn ngữ Việt, Hoa, Khmer. Chính sự cộng cư lâu đời của 3 dân tộc đã tạo nên nét văn hóa rất riêng của tỉnh Bạc Liêu, mặc dù giữa các dân tộc có sự giao lưu, tiếp biến văn hóa song vẫn giữ được cái hồn của tộc người, ví dụ cùng một món bánh xèo, bánh xèo A Mật giòn là của người Hoa, bánh xèo mềm của người Kinh, bánh xèo lai ngoài giòn trong mềm, Bên cạnh đó, đến với vườn nhãn, du khách có thể trải nghiệm nghề trồng rẫy của người dân đồng thời được tham quan các cơ sở tôn giáo của các dân tộc như chùa ông Bổn của người Hoa, chùa Xiêm Cán của người Khmer (đây là một trong những công trình kiến trúc nghệ thuật cổ đặc sắc của người Khmer Bạc Liêu được xây dựng gần 130 năm). Bên cạnh vườn nhãn có cây xoài 300 năm (Cây di sản Việt Nam). Đây là cây xoài cổ thụ có tuổi thọ cao nhất tỉnh Bạc Liêu đang được Ủy ban Nhân dân tỉnh bảo tồn phục vụ khách du lịch đến tham quan, nghiên cứu. Cây xoài có chiều cao 15m, với chu vi thân cây là 6,05m, đường kính 1,92m. Mặc dù tại đây là vùng ven biển nước mặn quanh năm nhưng ở dưới gốc xoài lại có nước ngọt giúp cho cây tươi tốt, đây cũng là nguồn nước ngọt duy nhất được người dân địa phương đào hố sử dụng khi sinh hoạt. Cây xoài gắn liền với tín ngưỡng dân gian thờ thần Hổ vào ngày 28 tháng 7 âm lịch hàng năm. Các hoạt động cúng tế đều được thực hiện gần gốc cây xoài. Vườn chim Lập Điền thuộc xã Long Điền Tây, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu là vườn chim tư nhân lớn có tổng diện tích 21 ha (diện tích lớn thứ hai sau Vườn chim Bạc Liêu 160 ha). Trong vườn có khoảng 30 loại chim, cò với hàng trăm ngàn con, trong đó có nhiều loài quý hiếm (như điên điển, diệc xám, cò, vạc,..), được bao quanh bởi hệ thống rừng đước tự nhiên hợp thành một quần thể động thực vật phong phú. Theo ông Thái Văn Sỹ (chủ vườn chim), từ năm 1994, chim cò bay về làm tổ, mặc dù làm tổn hại nguồn lợi thủy sản của gia đình, thế nhưng gia đình ông vẫn quyết tâm bảo vệ rừng, bảo vệ vườn chim. 407 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH Vườn chim có cảnh quan thiên nhiên đẹp với hệ sinh thái rừng ngập mặn tạo nên giá trị độc đáo về cảnh quan, môi trường có khả năng phát triển thành khu du lịch sinh thái hấp dẫn với các hoạt động như ngắm chim cò kết hợp tham quan rừng ngập mặn, trải nghiệm văn hóa và cuộc sống của cư dân vùng biển như bơi xuồng len lách trong những cánh rừng phòng hộ, câu cá, đổ đó, bắt tôm, soi ba khía, trải nghiệm nông dân làm muối (muối của xã Long Điền có tỷ lệ Mg thấp nên vị muối ngon, đây là vựa muối lớn nhất của thành phố Bạc Liêu, thường xuất khẩu sang Nhật Bản), tham gia các trò chơi dân gian, về đêm du khách có thể nhâm nhi vài chén rượu do chính chủ vườn tự ngâm như rượu nếp, rượu chanh Ngoài ra, đến thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải, khách du lịch có thể tìm hiểu thêm về tục thờ Cá Ông của cư dân sống ở khu vực ven biển. Trong Lăng Cá Ông vẫn còn lưu giữ nhiều bộ xương cá trăm năm tuổi. Đặc biệt có một xác Cá Ông dài 9,7m, nặng khoảng 13 tấn đã được thuộc da, đây là bộ da Cá Ông lớn nhất Việt Nam. Hằng năm, đến ngày lễ hội Nghinh Ông Gành Hào (10/3 âm lịch) có rất nhiều khách đến tham dự. Mặc dù có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch thế nhưng vườn chim Lập Điền vẫn chưa được nhiều du khách biết đến do điểm tham quan ở vị trí khá xa so với đất liền, hệ thống đường giao thông nông thôn chưa đáp ứng cho yêu cầu phát triển du lịch. Vườn chim rất có giá trị tham quan, nghiên cứu khoa học, nếu được kiến tạo hứa hẹn là điểm đến hấp dẫn khách du lịch. Như vậy, hiện nay thế mạnh chính của tỉnh Bạc Liêu trong phát triển du lịch hiện nay là loại hình du lịch văn hóa ở khu vực trung tâm của tỉnh, còn các thế mạnh về sinh thái tự nhiên ở các vùng phụ cận chưa được khai thác và phát huy một cách tương xứng với tiềm năng. Để có thể nâng cấp chuỗi giá trị du lịch cho Bạc Liêu trong tương lai thì định hướng liên kết trong phát triển du lịch là hướng đi cần thiết và cần được nhanh chóng xúc tiến. 4. Định hướng liên kết ngành và liên kết vùng gắn với phát triển du lịch Bạc Liêu Đề án phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 đề cập đến việc tổ chức không gian du lịch của vùng như sau: “phân vùng lãnh thổ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long được chia thành 4 cụm du lịch: - Cụm trung tâm: gồm thành phố Cần Thơ và các tỉnh An Giang, Kiên Giang và Hậu Giang với sản phẩm nổi trội của vùng là du lịch tham quan sông nước, du lịch với 408 mục đích thương mại, du lịch lễ hội và du lịch nghỉ dưỡng biển cao cấp. - Cụm bán đảo Cà Mau: gồm các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng với các sản phẩm du lịch quan trọng là tham quan điểm cực Nam của Tổ quốc, du lịch sinh thái tại các khu rừng ngập mặn và du lịch văn hóa, lễ hội gắn với văn hóa dân tộc Khmer tại Sóc Trăng. - Cụm duyên hải phía Đông: gồm các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long và Trà Vinh với các sản phẩm chủ đạo là du lịch sông nước, miệt vườn, nghỉ tại nhà dân, tham quan làng nghề, di tích lịch sử cách mạng. - Cụm Đồng Tháp Mười: gồm 2 tỉnh Long An và Đồng Tháp với sản phẩm chủ đạo là du lịch sinh thái tại các khu rừng đặc dụng ngập nước nội địa Đồng Tháp Mười.” [Bộ văn hóa thể thao và du lịch, 2010]. Như vậy, tỉnh Bạc Liêu thuộc cụm bán đảo Cà Mau. Ở Bạc Liêu có những giá trị nổi bật so với toàn vùng ĐBSCL là du lịch văn hóa tâm linh và du lịch tìm hiểu các giá trị văn hóa nghệ thuật đặc sắc.Theo Ông Nguyễn Quang Dương - Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bạc Liêu đã trình bày khái quát 4 trụ cột phát triển kinh tế của tỉnh Bạc Liêu (1) Phát triển nông nghiệp chú trọng ngành nuôi tôm, trọng tâm là khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; sản xuất, bao tiêu lúa gạo và nâng cao giá trị nông sản, tăng cường chế biến sâu để nâng cao cạnh tranh và tỷ suất lợi nhuận; (2) Khai thác và phát huy tiềm năng, thế mạnh về năng lượng tái tạo để phát huy các nhà máy điện gió, điện mặt trời; (3) Phát triển du lịch với định hướng trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, xây dựng hạ tầng du lịch, hệ sinh thái du lịch sống động, đa sản phẩm, kết nối với các trung tâm du lịch lớn; (4) Phát triển có trọng tâm các lĩnh vực thương mại dịch vụ giáo dục đào tạo y tế chất lượng cao. Tỉnh Bạc Liêu đang quyết tâm hiện thực hóa mong muốn của Thủ tướng, là đưa Bạc Liêu trở thành “viên ngọc xanh bên bờ biển Tây Nam của Tổ quốc”1. Xét về mặt tự nhiên tỉnh Bạc Liêu nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa tiểu vùng sinh thái giồng duyên hải và bán đảo ngập mặn Cà Mau của ĐBSCL. Chính vị trí thuận lợi này giúp Bạc Liêu hội tựu nhiều giá trị cảnh quan sinh thái tự nhiên đặc sắc, tiêu biểu là hệ sinh thái nhãn cổ và vườn chim Lập Điền đã trình bày ở trên. Bên cạnh đó, Bạc Liêu nằm trên hành trình tham quan về với cực Nam 1 https://baomoi.com/bac-lieu-xac-dinh-4-tru-cot-de-phat-trien-kinh-te/c/25247698.epi 409 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH của đất nước (thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ - Sóc Trăng – Bạc Liêu – Cà Mau) là cơ hội rất tốt để tiếp nhận các dòng du khách từ thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ đến bán đảo Cà Mau. Vị trí địa lý tuy xa với thành phố Hồ Chí Minh (cách khoảng 270 km) nhưng Bạc Liêu hội tựu nhiều giá trị tự nhiên và nhân văn đặc sắc là nền tảng rất quan trọng để gia tăng các luồn du khách đến Bạc Liêu. Vậy khi khách đến Bạc Liêu cần phải “đa dạng hóa” và “đặc thù hóa” sản phẩm du lịch nhằm giữ chân du khách. Liên kết ngành sẽ góp phần giải quyết được điều này. Việc tích hợp các giá trị từ ngành kinh tế nông nghiệp, ngư nghiệp, nghề làm muối là cách thức xây dựng chuỗi hàng hóa lưu niệm, đặc sản để kích thích sản xuất của địa phương. Đồng thời trong liên kết ngành cần chú ý khuyến khích xây dựng “tinh thần khởi nghiệp” từ việc khai thác các thế mạnh từ nông nghiệp, ngư nghiệp, nghề làm muối Việc kiến tạo các sản phẩm/dịch vụ/hàng hóa phục vụ cho du khách cần được khai thác từ khía cạnh tận dụng sức mạnh công nghệ nhằm mã hóa sản phẩm, thiết kế bộ tư liệu thuyết minh du lịch số nhằm giúp du khách dễ dàng truy cập tìm hiểu khi mua sản phẩm (truy nguyên nguồn gốc địa lý, tìm hiểu các câu chuyện lịch sử - văn hóa - kinh tế gắn với sản phẩm). Đồng thời cần chú ý xu hướng “du lịch cá nhân” để có cách thức đóng gói sản phẩm cung ứng phù hợp cho du khách (nhỏ, gọn, thẩm mỹ cao, tránh lãng phí khi tiêu dùng, sản phẩm đóng gói thân thiện với môi trường). Hiện nay, xu thế “du lịch chậm” đang được ủng hộ. Xác định được xu thế này, Bạc Liêu cần chú ý chọn lọc và tổ chức các không gian trải nghiệm cho du khách cùng thực hành chế tác các mặt hàng nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm ẩm thực đặc sản có thể đóng gói và bảo quản lâu ngày để giúp du khách tìm hiểu rõ nét đời sống sản xuất kinh tế của địa phương. Đồng thời, cần chú ý việc khai thác và xây dựng sản phẩm du lịch gắn với nông nghiệp theo tiêu chí sản xuất an toàn và tạo thêm các tiểu cảnh sinh thái nông nghiệp có tính thẩm mỹ cao cho du khách chụp hình và nhìn ngắm. Gắn với liên kết vùng, Bạc Liêu cần chú trọng việc xây dựng phương án liên kết nội tỉnh, nội vùng và liên vùng trong phát triển du lịch. 410 Hình 4. Định hướng liên kết vùng trong phát triển du lịch tại Bạc Liêu Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bạc Liêu, 2017 (1) Liên kết nội tỉnh: ngoài các cực trọng điểm về du lịch hiện nay bao gồm: nhà công tử Bạc Liêu - quảng trường Hùng Vương; Khu lưu niệm nghệ sĩ Cao Văn Lầu và nghệ thuật Đờn ca Tài tử; Quán Âm Phật Đài – Chùa Hưng Thiện; Nhà thờ Tắc Sậy. Bạc Liêu cần chú ý việc hoàn thiện hệ thống giao thông, kiến tạo không gian tham quan du lịch gắn với các khu vực vệ tinh có giá trị tự nhiên và văn hóa đặc sắc tiêu biểu là 2 điểm đến vườn Nhãn Cổ và vườn Chim Lập Điền. (2) Liên kết nội vùng: Từ vị trí địa lý hiện nay, tính tương đồng và giao thoa về tính chất sinh thái (tự nhiên và nhân văn) cùng với hệ thống hạ tầng giao thông hiện nay. Các hướng liên kết chính nội vùng giữa Bạc Liêu và ĐBSCL bao gồm: (1) Trục giồng duyên hải: Bạc Liêu – Sóc Trăng – Trà Vinh (điểm nhấn tìm hiểu không gian văn hóa Khmer điển hình của khu vực Tây Nam bộ) (2) Trục bán đảo Cà Mau: Bạc Liêu – Cà Mau – Kiên Giang (tìm hiểu quy luật diễn thế gắn với hành trình từ sông ra biển) (3) Trục kết nối các tiểu vùng sinh thái của ĐBSCL: Đồng Tháp – An Giang – Cần Thơ – Bạc Liêu (hành trình tìm hiểu văn hóa tâm linh, văn hóa nghệ thuật, văn hóa ẩm thực) (3) Liên kết liên vùng: thành phố Hồ Chí Minh - Bạc Liêu là trục quan trọng nhất. Hay nói cách khác việc thu hút du khách từ thị trường gửi khách năng động nhất Việt Nam là việc làm cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Bạc Liêu cần chú ý tính kết nối giao thông ngày càng thuận lợi và đồng bộ giữa thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh ĐBSCL trong tương lai. Vì thế, vấn đề xúc 411 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH tiến và quảng bá sản phẩm, kiến tạo dịch vụ du lịch hấp dẫn, tìm kiếm các nhà đầu tư động lực là việc làm cấp bách để tỉnh Bạc Liêu có thêm nguồn khách từ thị trường thành phố Hồ Chí Minh. Một vấn đề rất quan trọng nữa trong bối cảnh phát triển du lịch theo định hướng liên kết hiện nay của tỉnh Bạc Liêu là cần chú ý đến việc tạo dựng nét riêng của Bạc Liêu trong tư thế vừa “cạnh tranh” vừa “hợp tác” trong liên kết. Liên kết để thu hút và giữ chân du khách nhưng cũng cần tính đến “sức tải” của các điểm đến và đưa ra các quy định này nhằm định hướng phát triển du lịch theo hướng hiện đại, bền vững và chuyên nghiệp. 5. Kết luận Nhìn chung, du lịch tỉnh Bạc Liêu có thuận lợi về mặt giao thông trong điều kiện liên kết với các tỉnh thành, là tỉnh giàu tài nguyên và được chính quyền chú trọng thúc đẩy đầu tư, tuy vậy, hoạt động du lịch tại tỉnh Bạc Liêu còn chậm phát triển, chưa phát huy được thế mạnh và sự năng động của mình trong các hoạt động liên quan đến dịch vụ du lịch. Nhận định về điều này, có thể kể đến một số nguyên nhân như kinh phí để cải thiện và đầu tư các cơ sở vật chất - kỹ thuật hạ tầng; kinh nghiệm về tổ chức, quản lý và đầu tư, khai thác; sản phẩm du lịch chưa mang tính riêng biệt và sức cạnh tranh thấp dẫn đến tốc độ phát triển du lịch tại tỉnh Bạc Liêu tuy có tăng nhưng với tốc độ còn hạn chế. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để du lịch Bạc Liêu nâng cao vị thế của mình trong bản đồ du lịch các tỉnh, vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và có những hướng đi mới tạo nên những thế mạnh chuyên biệt trong phát triển du lịch. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi tỉnh Bạc Liêu cần phải xây dựng cho mình những sản phẩm du lịch đặc thù, độc đáo và mới lạ. Tuy nhiên, vì tỉnh Bạc Liêu là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng Sông Cửu Long nên những sản phẩm du lịch tại tỉnh Bạc Liêu có thể bị trùng khớp với các tỉnh thành khác. Do đó, việc nhận định sản phẩm du lịch đặc thù và đầu tư, phát triển đúng hướng sẽ tạo cơ hội cho du lịch tỉnh Bạc Liêu có những bước tiến xa hơn trong tương lai, xứng tầm với các giá trị tài nguyên mà tỉnh Bạc Liêu hiện đang sở hữu. Tiềm năng của Bạc Liêu có mấy điểm nổi bật mang tính duy nhất so với vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và Việt Nam như sau: Giai thoại về công tử, Nôi của nghệ thuật “đờn ca tài tử”; Nơi tập trung các giá trị văn hóa tâm linh 412 điển hình của xứ sở Mê Kông; Ẩm thực đặc sắc của cư dân Việt, Hoa và Khmer đặt trong tư duy “dung hợp”; Bạc Liêu còn là vùng giao thoa của “vùng duyên hải phía Đông” và “bán đảo ngập mặn Cà Mau, chính vì điều này tạo thế đặc sắc về quy luật diễn thế cho tỉnh nhà; “Bạc Liêu đi lên từ văn hóa”, nét riêng của đồng bằng không tách với nét chung, từ đó tạo thế đặc thù về triết lý văn hóa sản xuất, sinh hoạt cho vùng đất đẹp từ cảnh đến tình người phương Nam. Từ những thế mạnh nêu trên, cần xây dựng sản phẩm du lịch của Bạc Liêu để phát huy giá trị tài nguyên du lịch vừa quảng bá cho tỉnh nhà vừa làm lợi cho các bên liên quan tham gia vào chuỗi giá trị du lịch Bạc Liêu theo định hướng liên kết vùng và liên kết ngành là phù hợp trong bối cảnh hiện nay./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bài giảng Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, Niên khóa 2011 – 2013 2. Bộ văn hóa thể thao và du lịch (2010), Đề án phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 3. Bộ Chính Trị (2017), Nghị quyết 08-NQ/TW – Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn 4. Đỗ Cẩm Thơ (2009), Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh trong khu vực, quốc tế, Viện Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch 5. Đỗ Cẩm Thơ (2015), Phát triển thương hiệu du lịch vùng du lịch duyên hải Nam trung bộ, vùng Tây Nguyên và vùng Đông nam bộ tạo sức cạnh tranh và thế mạnh trong liên kết phát triển, Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch. 6. Friedmann, JR (1968), The Role of Cities in National Development, mimeo, Santiago, Chile, February. 7. Hà Hữu Nga (2007), Nghiên cứu cơ sở lý thuyết cho việc xác định các ưu tiên trong phát triển bền vững vùng kinh tế, Viện Phát triển Bền vững vùng Bắc Bộ, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam 8. Hirschman A.O. (1958). The strategy of economic development, Yale University Press. New Haven 413 KỶ YẾU HỘI THẢO PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH 9. Lê Hiền (2016), Liên kết phát triển du lịch vùng Bắc - Nam Trung Bộ, Tạp chí Khoa học Công nghệ Nghệ An 10. Michael E.Porter (1985), dịch giả: Nguyễn Phúc Hoàng, Lợi thế cạnh tranh, Nxb. Trẻ năm 2009 11. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), (2013), Địa lý du lịch Việt Nam, Nxb. Giáo dục 12. Nguyễn Quốc Thành (2013), Du lịch duyên hải miền Trung đi tìm sản phẩm chủ điểm kết nối giữa các điểm đến trong toàn vùng, Kỷ yếu Hội thảo Phát triển sản phẩm du lịch vùng duyên hải miền Trung 13. Perroux F. (1955). Note sur la notion de pôle de croissance (Bàn về khái niệm cực tăng trưởng), Economie Appliqueé, 8, pp. 307-320 14. Phạm Trung Lương (2015), Định hướng và giải pháp phát triển các sản phẩm du lịch liên vùng duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Nam Lào và Đông Bắc Campuchia, Tạp chí Phát triển kinh tế xã hội Đà Nẵng (trang 11 – 15) 15. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu. (2017). Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 16. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), 2012, Bộ công cụ Hướng dẫn Giảm nghèo thông qua Du lịch, Bản tiếng Việt 17. Tổng cục Du lịch, 2017, Bài giảng Du lịch có trách nhiệm, (Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có Trách nhiệm với Môi trường và Xã hội do Liên minh Châu Âu tại trợ cho Việt Nam) 18. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bạc Liêu (2017), Báo cáo số 128/BC-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu ban hành ngày 31 tháng 5 năm 2017 về việc tổng kết, đánh giá Đề án bảo tồn nhãn cổ Bạc Liêu gắn với phát triển du lịch và đề xuất, kiến nghị thực hiện thời gian tới

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnang_cap_chuoi_gia_tri_du_lich_bac_lieu_gan_voi_dinh_huong_l.pdf
Tài liệu liên quan