Tiềm năng năng lượng tái tạo của Việt Nam rất lớn nhưng tỷ lệ đóng góp còn rất thấp (2,3%). Vì vầy cần phải đẩy mạnh khai thác những loại có tiềm năng lớn như:
• Năng lượng mặt trời: Từ Đà Nẵng trở vào Nam (số giờ nắng trung bình 2500 giờ/ năm).
• Năng lượng gió: Khu vực Duyên Hải Miền Trung (vận tốc gió 4÷7m/s).
• Năng lượng sinh khối : Trấu (4,5 triệu tấn/năm, bã mía (6,5 triệu tấn/năm), khí sinh học (10.000 triêu m3 năm).
• Thủy điện nhỏ và cực nhỏ: Miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.
• Năng lượng địa nhiệt: Nam Trung Bộ (73 nguồn nước nóng).
26 trang |
Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 770 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Năng lượng - Chương 1: Tổng quan về năng lượng tái tạo 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương này được biên soạn nhằm cung cấp cho sinh viên:
Tổng quan về năng lượng, tình hình sử dụng năng lượng trên thế giới.
Các dạng năng lượng, các dạng năng lượng tái tạo.
Tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam.
Chính sách về năng lượng của Việt Nam.
Câu hỏi chương 1:
Anh/chị hãy cho biết tình hình sử dụng năng lượng trên thế giới?
Các dạng năng lượng tái tạo? Tình hình sử dụng năng lượng tái tạo và tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam?
Các chính sách về năng lượng của Việt Nam?
Chương 1: Tổng quan về năng lượng tái tạo (NLTT)
Lịch sử phát triển của công nghệ năng lượng
Để tồn tại và phát triển từ xa xưa loài người đã biết sử dụng các dạng năng lượng khác nhau. Theo đà phát triển của lịch sử con người đã phát hiện và sử dụng thêm nhiều dạng năng lượng khác. Năng lượng là động lực cho mọi hoạt động vật chất và tinh thần của con người. Trình độ sản xuất phát triển ngày càng cao càng tiêu tốn nhiều năng lượng và tạo ra thách thức to lớn đối với môi trường.
Ngày nay năng lượng càng trở nên có tính chất sống còn đối với nhân loại bởi vì một mặt nguồn năng lượng hóa thạch đang dần cạn kiệt, mặt khác sự phát triển của sản xuất đặt ra những vấn đề hết sức cấp bách về yêu cầu năng lượng và có nguy cơ hủy hoại môi trường. Để phát triển bền vững con người phải sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm và hiệu quả, đồng thời phải nghiên cứu phát triển các nguồn năng lượng mới có tính chất tái tạo và thân thiện với môi trường.
Lịch sử phát triển của công nghệ năng lượng trên thế giới được tóm tắt trong bảng 1.1 theo các mốc thời gian sau đây:
Bảng 1.1 Các mốc lịch sử của việc sử dụng năng lượng
Thời gian
Năng lượng sử dụng
Tiền sử
Với việc phát hiện ngọn lửa người tiến sử đã biết sử dụng nhiệt năng từ gỗ để đun nấu, sưởi ấm, chiếu sáng.
Cổ đại
Con người đã biết sử dụng năng lượng gió để xay xát, kéo thuyền bè, năng lượng dòng chảy để bơm nước tưới tiêu, xay xát.
1687
Isaac Newton (1642-1727) xây dựng cơ sở lý thuyết của cơ học cổ điển đặt nền móng cho việc sử dụng cơ năng trong kỹ thuật.
1738
Daniel Bernoulli (1700-1782) xây dựng cơ sở cho nghiên cứu cơ học chất lỏng đặt nền móng cho việc sử dụng thủy năng trong kỹ thuật.
1756
Mikhail Lomonossov (1711-1785) đề xuất định luật bảo toàn và biến đổi năng lượng.
1763
James Watt (1736-1919) phát triển máy hơi nước. Năng lượng hơi nước góp phần giải phóng lao động cơ bắp của con nguời. Bắt đầu kỷ nguyên công nghiệp hóa và cơ khí hóa.
Than đá là nguồn nhiên liệu chủ yếu.
1831
Michael Faraday (1791-1867) phát minh định luật cảm ứng điện từ đặt nền móng cho sự ra đời của các thiết bị điện.
Bắt đầu kỷ nguyên điện khí hóa.
1860
J.C. Maxwell (1831-1879) công bố lý thuyết Trường điện từ thống nhất, hoàn thiện cơ sở điện từ và sử dụng năng lượng điện từ, đặt nền móng cho sự ra đời của kỹ thuật điện tử.
1860
Luyện thép ra đời thúc đẩy khai thác than phát triển.
1870
Dầu mỏ bắt đầu được sử dụng trong công nghiệp và đời sống.
1881
Tầu hỏa chạy bằng năng lượng hơi nước ra đời tại nước Anh.
1890
Động cơ đốt trong được hoàn thiện. Ô tô được sản xuất hàng loạt.
1898
Pierre và Marie Curie (1867-1934) tìm ra chất phóng xạ. Bắt đầu kỷ nguyên năng lượng nguyên tử.
1899
Max Planck (1858-1947) công bố thuyết lượng tử. Cơ học lượng tử ra đời.
1900
IEC (International Electrotechnical Commission) Ủy ban Kỹ thuật điện quốc tế ra đời thúc đẩy sự phát triển và tiêu chuẩn hóa kỹ thuật điện.
1906
Albert Einstein (1879-1955) công bố lý thuyết tương đối với định luật nổi tiếng E = mC.
1942
Các nhà khoa học Hoa Kỳ chế tạo bom nguyên tử đầu tiên.
1954
Pin mặt trời bắt đầu được chế tạo và thương mại hóa.
1954
Ngày 27-6-1954, nhà máy điện nguyên tử đầu tiên ra đời ở Liên Xô cũ, công suất 5MW tại Obninsk.
1957
IAEA (International Atomic Energy Agency) Uỷ ban Năng lượng Nguyên tử quốc tế ra đời.
1960
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC (Organization of the Petroleum Exporting Countries) ra đời.
1973
Khủng hoảng dầu mỏ do hậu quả của cuộc chiến tranh Trung Đông.
1974
IEA (International Energy Agency) Ủy ban Năng lượng quốc tế ra đời.
9/9/1992
Công ước khung về biến đổi khí hậu của LHQ nhằm ổn định nồng độ khí gây hiệu ứng nhà kính.
Các dạng năng lượng
Tổn thất do truyền tải phân phối và hiệu suất của thiết bị sử dụng
Tổn thất do vận chuyển và biến đổi từ năng lượng sơ cấp sang thứ cấp
Hình 1.1 Quan hệ giữa các loại năng lượng
Năng lượng là một dạng vật chất ứng với một quá trình nào đó có thể sinh công. Năng lượng cũng được hiểu như khả năng sinh công hoặc sinh nhiệt. Có nhiều hệ thống phân loại khác nhau về năng lượng đang được sử dụng:
Theo dạng vật chất năng lượng được phân loại như: thể rắn (than, củi), thể lỏng (dầu mỏ và các sản phẩm dầu), thể khí (khí đốt và các sản phẩm khí).
Theo dòng biến đổi năng lượng ta thường gặp các khái niệm:
- Năng lượng sơ cấp: Năng lượng sơ cấp là năng lượng khai thác trực tiếp từ nguồn chưa qua công đoạn xử lý. Ví dụ như than đá, dầu thô, v.v..
- Năng lượng thứ cấp: Năng lượng thứ cấp là năng lượng đã qua một vài quá trình biến đổi. Ví dụ như điện năng, khí hóa than, v.v..
- Năng lượng cuối cùng: Năng lượng cuối cùng là năng lượng đầu vào của thiết bị sử dụng năng lượng.
- Năng lượng hữu ích: Năng lượng hữu ích là năng lượng nhận được của thiết bị sử dụng năng lượng trừ đi tổn thất do truyền tải phân phối và tổn thất của thiết bị sử dụng năng lượng. Quan hệ giữa các khái niệm về năng lượng ở trên được cho trên hình 1.1.
Theo khả năng tái sinh năng lượng ta thường gặp khái niệm năng lượng tái tạo và không tái tạo. Ví dụ năng lượng mặt trời, năng lượng gió, thủy nănglà năng tái tạo; năng lượng từ các dạng nhiên liệu hóa thạch như than, dầu mỏ, khí đốt không có khả năng tái tạo.
Khái niệm năng lượng tái tạo
Năng lượng tái tạo hay năng lượng tái sinh là năng lượng từ những nguồn liên tục mà theo chuẩn mực của con người là vô hạn. Nguyên tắc cơ bản của việc sử dụng năng lượng tái sinh là tách một phần năng lượng từ các quy trình diễn biến liên tục trong môi trường và đưa vào trong các sử dụng kỹ thuật. Các quy trình này thường được thúc đẩy đặc biệt là từ Mặt Trời.
Trong cách nói thông thường, năng lượng tái tạo được hiểu là những nguồn năng lượng hay những phương pháp khai thác năng lượng mà nếu đo bằng các chuẩn mực của con người thì là vô hạn. Vô hạn có hai nghĩa: Hoặc là năng lượng tồn tại nhiều đến mức mà không thể trở thành cạn kiệt vì sự sử dụng của con người (thí dụ như năng lượng Mặt Trời) hoặc là năng lượng tự tái tạo trong thời gian ngắn và liên tục (thí dụ như năng lượng sinh khối) trong các quy trình còn diễn tiến trong một thời gian dài trên Trái Đất.
Theo ý nghĩa về vật lý, năng lượng không được tái tạo mà trước tiên là do Mặt Trời mang lại và được biến đổi thành các dạng năng lượng hay các vật mang năng lượng khác nhau. Tùy theo trường hợp mà năng lượng này được sử dụng ngay tức khắc hay được tạm thời dự trữ.
Việc sử dụng khái niệm "tái tạo" theo cách nói thông thường là dùng để chỉ đến các chu kỳ tái tạo mà đối với con người là ngắn đi rất nhiều (thí dụ như khí sinh học so với năng lượng hóa thạch). Trong cảm giác về thời gian của con người thì Mặt Trời sẽ còn là một nguồn cung cấp năng lượng trong một thời gian gần như là vô tận. Mặt Trời cũng là nguồn cung cấp năng lượng liên tục cho nhiều quy trình diễn tiến trong bầu sinh quyển Trái Đất. Những quy trình này có thể cung cấp năng lượng cho con người và cũng mang lại những cái gọi là nguyên liệu tái tăng trưởng. Luồng gió thổi, dòng nước chảy và nhiệt lượng của Mặt Trời đã được con người sử dụng trong quá khứ. Quan trọng nhất trong thời đại công nghiệp là sức nước nhìn theo phương diện sử dụng kỹ thuật và theo phương diện phí tổn sinh thái.
Ngược lại với việc sử dụng các quy trình này là việc khai thác các nguồn năng lượng như than đá hay dầu mỏ, những nguồn năng lượng mà ngày nay được tiêu dùng nhanh hơn là được tạo ra rất nhiều. Theo ý nghĩa của định nghĩa tồn tại "vô tận" thì phản ứng tổng hợp hạt nhân (phản ứng nhiệt hạch), khi có thể thực hiện trên bình diện kỹ thuật, và phản ứng phân rã hạt nhân (phản ứng phân hạch) với các lò phản ứng tái sinh (breeder reactor), khi năng lượng hao tốn lúc khai thác uranium hay thorium có thể được giữ ở mức thấp, đều là những nguồn năng lượng tái tạo mặc dù là thường thì chúng không được tính vào loại năng lượng này.
Các dạng năng lượng tái tạo
Nguồn gốc từ bức xạ của Mặt Trời
Năng lượng Mặt Trời thu được trên Trái Đất là năng lượng của dòng bức xạ điện từ xuất phát từ Mặt Trời đến Trái Đất. Chúng ta sẽ tiếp tục nhận được dòng năng lượng này cho đến khi phản ứng hạt nhân trên Mặt Trời hết nhiên liệu, vào khoảng 5 tỷ năm nữa.
Có thể trực tiếp thu lấy năng lượng này thông qua hiệu ứng quang điện, chuyển năng lượng các photon của Mặt Trời thành điện năng, như trong pin Mặt Trời. Năng lượng của các photon cũng có thể được hấp thụ để làm nóng các vật thể, tức là chuyển thành nhiệt năng, sử dụng cho bình đun nước Mặt Trời, hoặc làm sôi nước trong các máy nhiệt điện của tháp Mặt Trời, hoặc vận động các hệ thống nhiệt như máy điều hòa Mặt Trời.
Năng lượng của các photon có thể được hấp thụ và chuyển hóa thành năng lượng trong các liên kết hóa học của các phản ứng quang hóa.
Một phản ứng quang hóa tự nhiên là quá trình quang hợp. Quá trình này được cho là đã từng dự trữ năng lượng Mặt Trời vào các nguồn nhiên liệu hóa thạch không tái sinh mà các nền công nghiệp của thế kỷ 19 đến 21 đã và đang tận dụng. Nó cũng là quá trình cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sinh học tự nhiên, cho sức kéo gia súc và củi đốt, những nguồn năng lượng sinh học tái tạo truyền thống. Trong tương lai, quá trình này có thể giúp tạo ra nguồn năng lượng tái tạo ở nhiên liệu sinh học, như các nhiên liệu lỏng (diesel sinh học, nhiên liệu từ dầu thực vật), khí (khí đốt sinh học) hay rắn.
Năng lượng Mặt Trời cũng được hấp thụ bởi thủy quyển Trái Đất và khí quyển Trái Đất để sinh ra các hiện tượng khí tượng học chứa các dạng dự trữ năng lượng có thể khai thác được. Trái Đất, trong mô hình năng lượng này, gần giống bình đun nước của những động cơ nhiệt đầu tiên, chuyển hóa nhiệt năng hấp thụ từ photon của Mặt Trời, thành động năng của các dòng chảy của nước, hơi nước và không khí, và thay đổi tính chất hóa học và vật lý của các dòng chảy này.
Thế năng của nước mưa có thể được dự trữ tại các đập nước và chạy máy phát điện của các công trình thủy điện. Một dạng tận dụng năng lượng dòng chảy sông suối có trước khi thủy điện ra đời là cối xay nước. Dòng chảy của biển cũng có thể làm chuyển động máy phát của nhà máy điện dùng dòng chảy của biển.
Dòng chảy của không khí, hay gió, có thể sinh ra điện khi làm quay tuốc bin gió. Trước khi máy phát điện dùng năng lượng gió ra đời, cối xay gió đã được ứng dụng để xay ngũ cốc. Năng lượng gió cũng gây ra chuyển động sóng trên mặt biển. Chuyển động này có thể được tận dụng trong các nhà máy điện dùng sóng biển.
Đại dương trên Trái Đất có nhiệt dung riêng lớn hơn không khí và do đó thay đổi nhiệt độ chậm hơn không khí khi hấp thụ cùng nhiệt lượng của Mặt Trời. Đại dương nóng hơn không khí vào ban đêm và lạnh hơn không khí vào ban ngày. Sự chênh lệch nhiệt độ này có thể được khai thác để chạy các động cơ nhiệt trong các nhà máy điện dùng nhiệt lượng của biển.
Khi nhiệt năng hấp thụ từ photon của Mặt Trời làm bốc hơi nước biển, một phần năng lượng đó đã được dự trữ trong việc tách muối ra khỏi nước mặn của biển. Nhà máy điện dùng phản ứng nước ngọt - nước mặn thu lại phần năng lượng này khi đưa nước ngọt của dòng sông trở về biển.
Nguồn gốc từ nhiệt năng của Trái Đất
Nhiệt năng của Trái Đất, gọi là địa nhiệt, là năng lượng nhiệt mà Trái Đất có được thông qua các phản ứng hạt nhân âm ỉ trong lòng. Nhiệt năng này làm nóng chảy các lớp đất đá trong lòng Trái Đất, gây ra hiện tuợng di dời thềm lục địa và sinh ra núi lửa. Các phản ứng hạt nhân trong lòng Trái Đất sẽ tắt dần và nhiệt độ lòng Trái Đất sẽ nguội dần, nhanh hơn nhiều so với tuổi thọ của Mặt Trời.
Địa nhiệt dù sao vẫn có thể là nguồn năng lượng sản xuất công nghiệp quy mô vừa, trong các lĩnh vực như:
- Nhà máy điện địa nhiệt.
- Sưởi ấm địa nhiệt.
Nguồn gốc từ động năng hệ Trái Đất - Mặt Trăng
Trường hấp dẫn không đều trên bề mặt Trái Đất gây ra bởi Mặt Trăng, cộng với trường lực quán tính ly tâm không đều tạo nên bề mặt hình elipsoit của thủy quyển Trái Đất (và ở mức độ yếu hơn, của khí quyển Trái Đất và thạch quyển Trái Đất). Hình elipsoit này cố định so với đường nối Mặt Trăng và Trái Đất, trong khi Trái Đất tự quay quanh nó, dẫn đến mực nước biển trên một điểm của bề mặt Trái Đất dâng lên hạ xuống trong ngày, tạo ra hiện tượng thủy triều.
Sự nâng hạ của nước biển có thể làm chuyển động các máy phát điện trong các nhà máy điện thủy triều. Về lâu dài, hiện tượng thủy triều sẽ giảm dần mức độ, do tiêu thụ dần động năng tự quay của Trái Đất, cho đến lúc Trái Đất luôn hướng một mặt về phía Mặt Trăng. Thời gian kéo dài của hiện tượng thủy triều cũng nhỏ hơn so với tuổi thọ của Mặt Trời.
Các nguồn năng lượng tái tạo nhỏ
Ngoài các nguồn năng lượng nêu trên dành cho mức độ công nghiệp, còn có các nguồn năng lượng tái tạo nhỏ dùng trong một số vật dụng:
- Một số đồng hồ đeo tay dự trữ năng lượng lắc lư của tay khi con người hoạt động thành thế năng của lò xo, thông qua sự lúc lắc của một con quay. Năng lượng này được dùng để làm chuyển động kim đồng hồ.
- Một số động cơ có rung động lớn được gắn tinh thể áp điện chuyển hóa biến dạng cơ học thành điện năng, làm giảm rung động cho động cơ và tạo nguồn điện phụ. Tinh thể này cũng có thể được gắn vào đế giầy, tận dụng chuyển động tự nhiên của người để phát điện cho các thiết bị cá nhân nhỏ như PDA, điện thoại di động...
- Hiệu ứng điện động giúp tạo ra dòng điện từ vòi nước hay các nguồn nước chảy, khi nước đi qua các kênh nhỏ xíu làm bằng vật liệu thích hợp.
- Các ăngten thu dao động điện từ (thường ở phổ radio) trong môi trường sang năng lượng điện xoay chiều hay điện một chiều. Một số đèn nhấp nháy gắn vào điện thoại di động thu năng lượng sóng vi ba phát ra từ điện thoại để phát sáng, hoạt động theo cơ chế này.
1.3 Tình hình sử dụng năng lượng tái tạo trên thế giới và tiềm năng phát triển ở Việt Nam
1.3.1 Tình hình sử dụng năng lượng tái tạo trên thế giới
Các nguồn năng lượng hóa thạch được khai thác và sử dụng từ rất lâu đang dần cận kiệt. Theo sự khảo sát của BP (British Petroleum, Anh Quốc) thì sau khoảng 40 năm nữa dầu mỏ sẽ cạn kiệt và sau khoảng 200 năm nữa than đá cũng sẽ khai thác hết. Cùng với sự tăng trưởng về kinh tế, nhu cầu về năng lượng cho sản xuất và đời sống ngày càng gia tăng, theo dự báo của Cơ quan thông tin năng lượng (EIA) trong vòng 24 năm từ năm 2001 đến năm 2025, mức tiêu thụ năng trên toàn thế giới có thể tăng thêm 54% (khoảng 404 nghìn triệu BTU năm 2001 tới 623 nghìn triệu BTU vào năm 2025), nhu cầu này chủ yếu rơi vào các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ như Trung Quốc, Ấn độ do đó việc tìm kiếm các công nghệ sử dụng năng lượng tái tạo như thủy điện , gió, mặt trời có ý nghĩa sống còn với nhân loại và được sự quan tâm rộng rãi trên quy mô toàn thế giới.
Năng lượng tái tạo được định nghĩa là loại năng lượng từ những nguồn liên tục mà theo chuẩn mực của con người là vô hạn. Nguyên tắc cơ bản của việc sử dụng năng lượng tái tạo là tách một phần năng lượng từ các quy trình diễn biến liên tục trong môi trường và đưa vào trong các kỹ thuật sử dụng.
Phân loại năng lượng tái tạo dựa theo nguồn gốc ta có thể chia thành:
- Từ bức xạ mặt trời: năng lượng mặt trời, năng lượng sinh khối, năng lượng gió, năng lượng từ biển
- Từ nhiệt năng của trái đất: Địa nhiệt.
- Từ động năng của hệ trái đất – mặt trăng – mặt trời: Năng lượng thủy triều.
- Các nguồn năng lượng tái tạo nhỏ: Đồng hồ đeo tay, động cơ có độ rung, ăngten thu sóng điện từ môi trường chuyển sang điện.
Sử dụng năng lượng hóa thạch thải ra môi trường nhiều khí độc hại, gây nên hiệu ứng nhà kính là nguyên nhân làm trái đất nóng dần lên gây ra các hiện tượng thiên tai, lũ lụt, hạn hán, và gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Trong những năm cuối thế kỷ XX do khủng hoảng năng lượng vì vậy công tác nghiên cứu, thăm dò, khai thác và sử dụng được nhiều quốc gia chú ý và đã đạt được một số thành tựu.
Hình 1.2 Các nguồn năng lượng tái tạo trên thế giới 2006 [1]
750GW thủy điện 235 Sinh khối nhiệt 105GW Mặt trời nhiệt/điện
7GW NL gió 73GW thủy điện nhỏ 45GW Sinh khối nhiệt
39GW từ ethanol 33GW Địa nhiệt 9.5GW Địa điện
6GW từ Biodiesel 5GW và 2.7GW pin mặt trời( kết nối và không nối lưới điện)
0.4 GW mặt trời ( nhiệt điện) 0.3 GW từ biển
Hình 1.3 Mức tiêu thụ năng lượng thế giới (đơn vị nghìn triệu triệu BTU)[2]
Hình 1.4 Lượng khí thải CO2 sinh ra khi sử dụng năng lượng hóa thạch [3]
(đơn vị nghìn triệu triệu BTU)
Đặc điểm chung của nguồn năng lượng tái tạo là chúng có mặt khắp mọi nơi trên trái đất dưới các dạng nước, gió, ánh sáng mặt trời nhưng chúng thường phân tán vì vậy khó khai thác. Việc khai thác trên quy mô công nghiệp đòi hỏi công nghệ cao và vốn đầu tư lớn, việc khai thác trên quy mô hộ gia đình đã đem lại hiệu quả thiết thực to lớn.
1.3.2 Tình hình sử dụng năng lượng tái tạo ở Việt Nam
1.3.2.1 Năng lượng mặt trời
a) Pin mặt trời
Hệ nguồn độc lập từ 20 – 100 kWp:
Hộ gia đình: 20 – 200 Wp.
Hộ tập thể: 200 – 2000 Wp.
Thông tin viễn thông: 200 – 20000 Wp.
Giao thông đường thủy: 10 – 600 Wp.
Các ứng dụng khác: giao thông, chiếu sáng công cộng
Hệ nguồn nối lưới: 5 – 150 kWp.
EVN, Viện năng lượng.
Trung tâm hội nghị quốc gia (150 kWp)
Tổng công suất lắp đặt: 1,5 MWp
b) Nhiệt mặt trời trên cơ sở hiệu ứng nhà kính
- Thiết bị đun nước nóng:
Sử dụng: hộ gia đình, khách sạn,
Khoảng 1,5 triệu m2 đã được lắp đặt.
- Thiết bị sấy: gia đình, công nghiệp.
- Chưng cất nước.
c) Thủy điện nhỏ (TĐN):
Đã lắp đặt 507 trạm, ~ 135 MW; 69 trạm ngừng hoạt động, phân bố chủ yếu khu vực miền núi phía Bắc.
Khoảng 1300 – 1400 TĐN, CS 200 – 500 W, ~ 35 – 65 MW đang được các gia đình khu vực miền núi sử dụng.
80% TĐN sản xuất từ Trung Quốc, giá rẻ, tuổi thọ thấp.
Mỗi năm thường chỉ dùng 5-6 tháng; công suất rất hạn chế.
d) Năng lượng gió:
Phát điện: 1 x 800 kW (Bạch Long Vĩ) + 1000 x (150 – 200 W)
Bơm nước: khoảng 120 máy.
20 điểm đo gió trên 20m.
Nhà máy điện gió Tuy Phong (120 MW) ở Bình Thuận phát điện với 5 tuabin (1,5MW/tuabin).
Dự án đầu tư 30 MW tại Khánh Hòa.
Dự án điện gió tại Côn Đảo, Lâm Đồng, đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi),
e) Năng lượng sinh khối:
63% (2,8/4,5 triệu tấn) bã mía đã được sử dụng để phát điện 150 – 200 MW.
23% (1,45/6,5 triệu tấn) trấu dùng cho mục đích năng lượng.
Dự án đang thực hiện: nhà máy xử lý rác để sản xuất điện 2,4 MW và phân hữu cơ NPK 1500 – 3000 tấn/năm đang thực hiện ở TP.HCM.
Viện cơ điện nông nghiệp đã nghiên cứu thành công dây chuyền sử dụng phế phẩm sinh khối cùng phát điện và nhiệt để sấy.
f) Khí sinh học (KSH):
Khoảng 60 nghìn hầm KSH có thể tích từ 3 đến 30 m3 đã được xây dựng và đang sản xuất khoảng 110 triệu m3 khí/năm.
70% là quy mô gia đình.
g) Năng lượng địa nhiệt:
Xây dựng nhà máy điện địa nhiệt công suất 18,6 MW tại Quảng Ngãi.
Chính phủ có định hướng xây dựng nhà máy điện địa nhiệt 20 – 25 MW tại Bình Định.
Tập đoàn Ormat – Mỹ xin phép đầu tư xây dựng 5 nhà máy điện địa nhiệt tại Quảng Bình, Quảng Ngãi,
1.3.3 Tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam
Năng lượng mặt trời (NLMT): Nước ta có nguồn NLMT khá dồi dào:
Vùng Đông Bắc: thấp nhất, mật độ 250 ÷ 400 cal/cm2.ngày; số giờ nắng 1600 – 1900 giờ/ngày.
Vùng Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: trung bình so với cả nước; mật độ 300 – 500 cal/cm2.ngày; 1800 -2100 giờ/năm.
Từ Đà Nẵng trở vào: cao, phân bố tương đối đồng đều trong cả năm; 350 – 510 cal/cm2.ngày; 2000 – 2600 giờ/năm.
Bảng 1.2 Số liệu về bức xạ năng lượng mặt trời ở Việt nam
Vùng
Giờ nắng trong năm
Bứcxạ (Kcal/cm2/năm)
Ứng dụng
Đông bắc
1500 ¸ 1700
100 ¸ 125
Thấp
Tây Bắc
1750 ¸ 1900
125 ¸ 150
Trung bình
Bắc Trung Bộ
1700 ¸ 2000
140 ¸ 160
Tốt
Tây Nguyên và Nam Trung Bộ
2000 ¸ 2600
150 ¸ 175
Rất tốt
Nam Bộ
2200 ¸ 2500
130 ¸ 150
Rất tốt
Trung bình cả nước
1700 ¸ 2500
100 ¸ 175
Tốt
So với thế giới Việt Nam có nguồn NLMT loại cao.
Thủy điện nhỏ (TĐN): Tổng tiềm năng TĐN được xác định khoảng 1800 – 2000 MW. Trong đó:
Loại công suất 0,1 – 10 MW có 500 trạm, tổng công suất tương đương 1400 - 1800 MW chiếm hơn 90% tổng điện năng TĐN.
Loại công suất bé hơn 100 kW có khoảng 2500 trạm với tổng công suất tương đương 100 – 200 MW chiếm 7-10% tổng TĐN.
Loại công suất bé hơn 5 kW đã được khai thác sử dụng rộng rãi.
Năng lượng gió (NLG): Những khu vực có tiềm năng NLG lớn:
Dọc bờ biển, trên các đảo, các khu vực có gió địa hình. Vận tốc gió trung bình năm khoảng V = 2 - 7,5 m/s (độ cao 10 -12 m)
Dọc bờ biển và các đảo có V = 4,5 – 7,5 m/s, có mật độ NLG từ 800 tới 4500 kWh/m2.
Khu vực có NLG tốt nhất: Bạch Long Vĩ, Trường Sa, Ninh Thuận,
Năng lượng sinh khối (Biomass):
Tổng trữ lượng khoảng 70 – 80 tấn/năm:
Gỗ là 25 triệu tấn, chiếm 33%
Phế phẩm công nông lâm nghiệp khoảng 54 triệu tấn, chiếm khoảng 67%,
Có 2 nguồn rất quan trọng:
Trấu: 100 nhà máy xay, 6,5 triệu tấn/năm ~ 75 – 100 MW điện, hiện chỉ sử dụng cho 7 – 9% cho thủ công, đun nấu.
Bã mía: 43 nhà máy đường, 4,5 triệu tấn/năm ~ 200 – 250 MW điện, 80% đã dùng phát điện.
Khí sinh học (Biogas): Tổng tiềm năng 10000 triệu tấn m3/năm. Trong đó:
Từ người: 623 triệu m3/năm, chiếm 6,3%.
Từ gia súc: 3062 triệu m3/năm, chiếm 31%.
Phế thải khác: 6269 triệu m3/năm, chiếm 63%.
Hình 1.5 Trữ lượng dầu tương đương trong một năm từ các phụ phẩm nông nghiệp
Bảng 1.3 Tiềm năng khí sinh học
Nguồn nguyên liệu
Tiềm năng
(triệu m3)
Dầu tương đương (TOE)
Tỷ lệ (%)
Phụ phẩm cây trồng
1788,973
0,894
36,7
Rơm rạ
1470,133
0,735
30,2
Phụ phẩm các cây trồng khác
318,840
0,109
6.5
Chất thải gia súc
3055,678
1,528
63,3
Trâu
441,438
0,221
8,8
Bò
495,864
0,248
10,1
Lợn (heo)
2118,376
1,059
44,4
Tổng
4844,652
2,422
100,0
Năng lượng địa nhiệt:
Có hơn 300 nguồn nước nóng, nhiệt độ T = 30 – 150OC.
Tây Bắc: 78 nguồn, chiếm 26%.
Trung Bộ 73 nguồn, chiếm 20%.
61% nguồn nhiệt độ cao ở Nam Trung Bộ.
Tiềm năng 200 – 400 MW.
Mới được nghiên cứu khai thác gần đây.
Hình 1.6 Tỷ lệ phần trăm số nguồn nước nóng của từng vùng
Năng lượng đại dương: Hầu như chưa khai thác.
Thủy triều
Sóng biển
Nhiệt đại dương
Tóm lại:
1. Năng lượng mặt trời:
Bức xạ mặt trời trung bình: 5 KWh/m2/ngày.
Số giờ nắng trung bình: 2000 ÷ 2500 giờ/ngày.
2. Năng lượng gió:
Trên các đảo 800 ÷ 1400 KWh/m2/năm.
Khu vực duyên hải Trung Bộ: 500 ÷ 1000KWh/m2/năm.
Các cao nguyên và các vùng nhỏ hơn 500KWh/m2.
3. Năng lượng sinh khối:
Tiềm năng : 43 ÷ 46 triệu TOE/năm.
Tiềm năng khí sinh học: 10 tỷ m3/năm.
Biogas: 0,4 triệu TOE/năm.
4.Thủy điện nhỏ:
Tiềm năng lớn hơn 4000 MW.
Tiềm năng thủy điện nhỏ và cực nhỏ ở vùng núi phía Bắc, Miền Trung và Tây Nguyên: 2900 MW.
5. Năng lượng địa nhiệt và các loại khác (thủy triều, sóng biển).
Năng lượng địa nhiệt: 200 ÷ 340MW.
Các loại khác đang được đánh giá.
Hình 1.7 Tỷ lệ % năng lượng tái tạo trong tổng phát điện Việt Nam (Báo cáo 3/2008)
Tiềm năng năng lượng tái tạo của Việt Nam rất lớn nhưng tỷ lệ đóng góp còn rất thấp (2,3%). Vì vầy cần phải đẩy mạnh khai thác những loại có tiềm năng lớn như:
Năng lượng mặt trời: Từ Đà Nẵng trở vào Nam (số giờ nắng trung bình 2500 giờ/ năm).
Năng lượng gió: Khu vực Duyên Hải Miền Trung (vận tốc gió 4÷7m/s).
Năng lượng sinh khối : Trấu (4,5 triệu tấn/năm, bã mía (6,5 triệu tấn/năm), khí sinh học (10.000 triêu m3 năm).
Thủy điện nhỏ và cực nhỏ: Miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.
Năng lượng địa nhiệt: Nam Trung Bộ (73 nguồn nước nóng).
1.4 Các chính sách về năng lượng của Việt Nam
1.4.1 Quan điểm phát triển
a) Phát triển năng lượng phải gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đảm bảo đi trước một bước với tốc độ cao, bền vững, đồng bộ, đi đôi với đa dạng hóa các nguồn năng lượng và công nghệ tiết kiệm năng lượng là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
b) Phát triển năng lượng quốc gia phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên trong nước kết hợp với việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước ngoài một cách hợp lý, thiết lập an ninh năng lượng quốc gia trong điều kiện mở, thực hiện liên kết hiệu quả trong khu vực và toàn cầu, gắn với giữ vững an ninh quốc gia và phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ.
c) Từng bước hình thành thị trường năng lượng, đa dạng hóa sở hữu và phương thức kinh doanh, hướng tới thỏa mãn tốt nhất lợi ích người tiêu dùng. Thúc đẩy nhanh việc xóa bao cấp, xóa độc quyền, tiến đến xóa bỏ hoàn toàn việc thực hiện chính sách xã hội thông qua giá năng lượng.
d) Phát triển đồng bộ và hợp lý hệ thống năng lượng: điện, dầu khí, than, năng lượng mới và tái tạo, trong đó quan tâm phát triển năng lượng sạch, ưu tiên phát triển năng lượng mới và tái tạo. Phân bố hợp lý hệ thống năng lượng theo vùng, lãnh thổ; cân đối từ khâu thăm dò, khai thác, chế biến; phát triển đồng bộ hệ thống dịch vụ và tái chế.
đ) Ứng dụng các thành tựu của kinh tế tri thức để nâng cao hiệu suất, hiệu quả kinh doanh năng lượng. Coi trọng đầu tư cho tiết kiệm năng lượng, giảm tỷ lệ tổn thất.
e) Phát triển năng lượng gắn chặt với giữ gìn môi trường sinh thái, bảo đảm thực hiện phát triển năng lượng bền vững.
1.4.2 Mục tiêu phát triển
a) Mục tiêu tổng quát
Để góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 là: bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, góp phần bảo đảm giữ vững an ninh, quốc phòng và phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ của đất nước; cung cấp đầy đủ năng lượng với chất lượng cao cho phát triển kinh tế - xã hội; khai thác và sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng trong nước; đa dạng hóa phương thức đầu tư và kinh doanh trong lĩnh vực năng lượng, hình thành và phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh lành mạnh; đẩy mạnh phát triển nguồn năng lượng mới và tái tạo, năng lượng sinh học, điện hạt nhân để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững ngành năng lượng đi đôi với bảo vệ môi trường.
b) Mục tiêu cụ thể
- Phấn đấu đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội: trong đó năng lượng sơ cấp năm 2010 khoảng 47,5 - 49,5 triệu TOE (tấn dầu quy đổi), đến năm 2020 đạt khoảng 100 - 110 triệu TOE, đến năm 2025 khoảng 110 - 120 triệu TOE và đến năm 2050 khoảng 310 - 320 triệu TOE.
- Nâng cao độ chính xác trong việc đánh giá trữ lượng các nguồn năng lượng sơ cấp (than, dầu khí, thủy điện và u-ra-ni-um). Mở rộng hợp tác với các nước trong khu vực và thế giới trong việc tìm kiếm, thăm dò, khai thác than, dầu khí và các dạng năng lượng khác ở nước ngoài bổ sung nguồn năng lượng thiếu hụt trong nước.
- Phát triển nguồn, lưới điện, đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu điện cho phát triển kinh tế - xã hội, đến năm 2010 độ tin cậy cung cấp của nguồn điện là 99,7%; lưới điện bảo đảm tiêu chuẩn n-1.
- Phát triển các nhà máy lọc dầu, từng bước đáp ứng đủ nhu cầu về các sản phẩm dầu trong nước, đưa tổng công suất các nhà máy lọc dầu lên khoảng 25 đến 30 triệu tấn dầu thô vào năm 2020.
- Bảo đảm mức dự trữ chiến lược xăng dầu quốc gia đạt 45 ngày tiêu thụ bình quân vào năm 2010, đạt 60 ngày vào năm 2020 và đạt 90 ngày vào năm 2025.
- Phấn đấu tăng tỷ lệ các nguồn năng lượng mới và tái tạo lên khoảng 3% tổng năng lượng thương mại sơ cấp vào năm 2010; khoảng 5% vào năm 2020, và khoảng 11% vào năm 2050.
- Hoàn thành chương trình năng lượng nông thôn, miền núi. Đưa số hộ nông thôn sử dụng năng lượng thương mại để đun nấu lên 50% vào năm 2010 và 80% vào năm 2020. Đến năm 2010 đạt 95% số hộ dân nông thôn có điện, đến năm 2020 hầu hết số hộ dân nông thôn có điện.
- Xây dựng các mục tiêu, tiêu chuẩn dài hạn về môi trường theo hướng thống nhất với tiêu chuẩn môi trường khu vực và thế giới, phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước. Kiểm soát và giảm nhẹ ô nhiễm môi trường trong các hoạt động năng lượng; đến năm 2015 tất cả các công trình năng lượng phải đáp ứng tiêu chuẩn về môi trường.
- Chuyển mạnh các ngành điện, than, dầu khí sang hoạt động theo cơ chế thị trường cạnh tranh có sự điều tiết của Nhà nước. Hình thành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh giai đoạn sau năm 2022; hình thành thị trường kinh doanh than, dầu khí trong giai đoạn từ nay đến năm 2015.
- Tích cực chuẩn bị các điều kiện cần thiết và đồng bộ để đưa tổ máy điện hạt nhân đầu tiên vận hành vào năm 2020, sau đó tăng nhanh tỷ trọng điện hạt nhân trong cơ cấu năng lượng quốc gia. Đến năm 2050, năng lượng điện hạt nhân chiếm khoảng 15 - 20% tổng tiêu thụ năng lượng thương mại toàn quốc.
- Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực năng lượng. Phấn đấu từ năm 2010 - 2015, thực hiện liên kết lưới điện khu vực (bằng cấp điện áp đến 500 kV), từ năm 2015 - 2020, thực hiện liên kết hệ thống khí thiên nhiên khu vực.
1.5.3 Định hướng phát triển
a) Định hướng phát triển ngành điện
- Đảm bảo cung cấp đầy đủ điện cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Ưu tiên xây dựng các nhà máy thủy điện một cách hợp lý, đồng thời phát triển các nhà máy nhiệt điện sử dụng than và khí thiên nhiên. Khuyến khích phát triển nguồn điện sử dụng năng lượng mới, tái tạo.
- Định hướng phát triển ngành điện theo hướng đa dạng hóa sở hữu. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chịu trách nhiệm chính trong việc phát triển nguồn điện và hệ thống truyền tải của quốc gia. Công bố công khai danh mục các dự án đầu tư khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia vào lĩnh vực phát điện và phân phối điện.
- Đa dạng các hình thức đầu tư trong phát triển nguồn và lưới phân phối.
- Tiếp tục thí điểm và từng bước mở rộng việc cổ phần hóa các nhà máy điện, các đơn vị phân phối điện.
- Tách hoạt động công ích khỏi hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực hiện trợ giá cho các hoạt động điện lực tại các vùng sâu, vùng xa.
- Mở rộng hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế.
- Từng bước hình thành và phát triển thị trường điện lực tại Việt Nam.
- Nghiên cứu phát triển nhà máy điện hạt nhân.
- Đảm bảo phát triển bền vững, giảm thiểu tác động xấu tới môi trường.
b) Định hướng phát triển ngành than
- Đẩy mạnh công tác thăm dò đánh giá trữ lượng than trên mức -300m, và tìm kiếm sâu từ -400 đến -1100 tại vùng than Quảng Ninh.
- Khuyến khích các địa phương có các điểm than đầu tư thăm dò, để khai thác phục vụ cho nhu cầu tại chỗ.
- Tranh thủ các nguồn vốn để thăm dò đánh giá trữ lượng và nghiên cứu khả năng khai thác vùng than đồng bằng sông Hồng.
- Phát triển ngành Than ổn định, bền vững, đáp ứng nhu cầu than cho nền kinh tế quốc dân; bảo đảm thị trường tiêu dùng than trong nước ổn định, dành một phần hợp lý xuất khẩu.
- Phát triển ngành Than phải gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội, du lịch, quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư khai thác, sàng tuyển và phân phối than. Xây dựng lộ trình cổ phần hóa các công ty sản xuất than, tiến tới hình thành thị trường than.
c) Định hướng phát triển ngành dầu khí
- Phân định rõ giữa chức năng quản lý nhà nước và quản lý sản xuất kinh doanh của các cơ quan quản lý và sản xuất kinh doanh trong ngành Dầu khí. Tập trung chức năng quản lý nhà nước về dầu khí vào một đầu mối.
- Xây dựng cơ sở pháp lý cho các hoạt động của ngành Dầu khí, đặc biệt quan tâm đến các hoạt động trung nguồn và hạ nguồn, trong đó có các nhiệm vụ quan trọng của quản lý kinh tế và kỹ thuật trong ngành khí thiên nhiên như: cấp phép vận chuyển và phân phối khí, phê duyệt giá khí, phí vận chuyển, phân phối khí, các quy định về các tiêu chuẩn kỹ thuật
- Khuyến khích và đẩy nhanh công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí; xây dựng một hệ thống tổ chức rõ ràng và hiệu quả để giám sát hợp đồng và xét trao thầu các lô thăm dò; định kỳ xem xét, điều chỉnh các điều khoản về tài chính để việc đầu tư thăm dò, phát triển dầu khí ở Việt Nam cạnh tranh được với các nước khác.
- Ưu tiên phát triển, khai thác và sử dụng khí thiên nhiên. Khuyến khích và ưu đãi cho các nhà đầu tư thăm dò và khai thác các mỏ khí, đặc biệt là các mỏ khí có trữ lượng giới hạn biên. Đa dạng hóa hình thức đầu tư, liên doanh xây dựng nhà máy điện chạy khí để bán điện cho lưới điện quốc gia.
- Có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài sử dụng công nghệ cao để khai thác các mỏ dầu, khí có trữ lượng giới hạn biên.
- Chính sách trong lĩnh vực chế biến dầu khí:
+ Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia liên doanh góp vốn xây dựng các nhà máy lọc, hóa dầu, được tham gia thị trường phân phối sản phẩm với thị phần nhất định.
+ Thu hút các công ty kinh doanh sản phẩm dầu khí tham gia liên doanh phát triển các nhà máy lọc dầu để gắn sản xuất với tiêu thụ, điều hòa lợi nhuận giữa sản xuất và kinh doanh.
- Nhà nước khuyến khích và bảo hộ cho các hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí ở nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam.
d) Định hướng phát triển năng lượng mới và tái tạo
- Về điều tra quy hoạch: các dạng năng lượng mới và tái tạo chưa được đánh giá đầy đủ, bởi vậy cần có kế hoạch và đầu tư thích đáng cho điều tra bổ sung các số liệu, tiến tới quy hoạch, phân vùng các dạng năng lượng này để có kế hoạch đầu tư, khai thác hợp lý. Lập các tổ chức chuyên trách, thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau để điều tra, xây dựng quy hoạch, kế hoạch. Thực hiện tuyên truyền, tổ chức nghiên cứu, chế thử và triển khai rộng khắp trên toàn lãnh thổ.
- Tăng cường tuyên truyền sử dụng các nguồn năng lượng mới và tái tạo để cấp cho các khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Xây dựng cơ chế quản lý để duy trì và phát triển các nguồn điện ở những khu vực này.
- Lồng ghép sử dụng năng lượng mới và tái tạo vào chương trình tiết kiệm năng lượng và các chương trình mục tiêu quốc gia khác như chương trình điện khí hóa nông thôn, trồng rừng, xóa đói giảm nghèo, nước sạch, VAC
- Khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng các cơ sở thích hợp để sản xuất, lắp ráp, sửa chữa các loại thiết bị năng lượng mới như đun nước nóng, thủy điện nhỏ, động cơ gió, hầm khí sinh vật ở những nơi có điều kiện. Hợp tác mua công nghệ của các nước đã phát triển để lắp ráp các thiết bị công nghệ cao như pin mặt trời, điện gió từng bước làm phù hợp và tiến tới lắp ráp, chế tạo trong nước.
- Hỗ trợ đầu tư cho các chương trình điều tra, nghiên cứu, chế tạo thử, xây dựng các điểm điển hình sử dụng năng lượng mới và tái tạo; ưu đãi thuế nhập thiết bị, công nghệ mới, thuế sản xuất, lưu thông các thiết bị; bảo hộ quyền tác giả cho các phát minh, cải tiến kỹ thuật có giá trị.
- Cho phép các cá nhân, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước phối hợp đầu tư khai thác nguồn năng lượng mới và tái tạo trên cơ sở đôi bên cùng có lợi.
1.4.4 Các chính sách
a) Chính sách bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia
Ưu tiên thực hiện chính sách bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia theo hướng phát triển đồng bộ các nguồn năng lượng; khai thác và sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng trong nước; giảm bớt phụ thuộc vào các sản phẩm dầu mỏ nhập khẩu; xuất nhập khẩu than hợp lý (trước mắt giảm lượng than xuất khẩu hàng năm); liên kết hệ thống năng lượng trong khu vực; mở rộng kho dự trữ xăng dầu; kết hợp an ninh năng lượng với bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia.
b) Chính sách giá năng lượng
Chính sách giá năng lượng được coi là một trong những chính sách đột phá; nhanh chóng xóa bỏ độc quyền, bao cấp trong cả sản xuất và tiêu dùng năng lượng. Giá năng lượng cần được xác định phù hợp với cơ chế thị trường; Nhà nước điều tiết giá năng lượng thông qua chính sách thuế và các công cụ quản lý khác.
c) Chính sách đầu tư cho phát triển các nguồn năng lượng mới và tái tạo, năng lượng sinh học, điện hạt nhân.
Ưu tiên phát triển năng lượng mới, năng lượng tái tạo, năng lượng sinh học, điện hạt nhân. Khuyến khích đầu tư ra nước ngoài để tìm kiếm nguồn năng lượng; có chính sách bảo đảm sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế tham gia vào phát triển năng lượng.
d) Chính sách sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Chính sách khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cần xác định những yêu cầu cụ thể về tiết kiệm đối với các ngành sử dụng nhiều năng lượng; khuyến khích việc ứng dụng thiết bị, công nghệ mới tiết kiệm năng lượng.
đ) Chính sách bảo vệ môi trường
Chính sách bảo vệ môi trường nhằm thực hiện việc đảm bảo việc khai thác và sử dụng năng lượng với việc quản lý tốt môi trường; áp dụng các tiêu chuẩn môi trường tiên tiến hợp lý.
1.4.5 Các giải pháp thực hiện
a) Giải pháp về đầu tư phát triển
- Hoàn thiện tổ chức và quản lý các Tập đoàn: Điện lực Việt Nam, Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam, Dầu khí Việt Nam theo hướng Tập đoàn công nghiệp - thương mại - tài chính, kinh doanh đa ngành trong nước và quốc tế, giữ vai trò chủ đạo trong việc đầu tư phát triển năng lượng.
- Xem xét mở rộng việc thăm dò, khai thác năng lượng sơ cấp ở vùng biển đảo xa, vùng biển chồng lấn giữa Việt Nam với một số nước trong khu vực.
- Đẩy mạnh hơn nữa hợp tác quốc tế trong lĩnh vực năng lượng; ưu tiên hợp tác với các nước láng giềng (Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc); sử dụng có hiệu quả các nguồn năng lượng khai thác từ nước ngoài.
- Công khai danh mục các dự án đầu tư; khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào lĩnh vực năng lượng.
b) Giải pháp về cơ chế tài chính
- Tăng đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước cho các dự án năng lượng nông thôn, miền núi, hải đảo để góp phần phát triển kinh tế và xóa đói, giảm nghèo cho các khu vực này; xem xét thành lập quỹ phát triển năng lượng để hỗ trợ đầu tư cho phát triển năng lượng mới và tái tạo, thực hiện các dự án công ích.
- Ưu tiên bố trí nguồn vốn tín dụng ưu đãi từ quỹ hỗ trợ phát triển, nguồn vốn ODA và các nguồn vốn vay song phương khác của nước ngoài cho các dự án năng lượng như: tìm kiếm thăm dò, phát triển nguồn năng lượng mới tái tạo, năng lượng sinh học,
c) Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực
- Tập trung đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật và công nghệ lành nghề; đào tạo bổ sung, đón đầu cho những ngành còn thiếu, còn yếu, nhất là các ngành năng lượng mới và tái tạo, năng lượng sinh học, lọc hóa dầu, điện hạt nhân.
- Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ mới, nhất là trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò dầu khí, than; sắp xếp lại các cơ sở nghiên cứu khoa học - công nghệ, đào tạo theo hướng vừa tập trung, vừa chuyên sâu; phát triển đồng bộ tiềm lực khoa học - công nghệ, ứng dụng và cải tiến công nghệ nước ngoài, tiến tới sáng tạo công nghệ mới trong ngành năng lượng của Việt Nam.
- Đẩy mạnh việc triển khai các giải pháp tiết kiệm năng lượng; tăng cường phối hợp giữa chính quyền với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể trong việc vận động quần chúng triệt để tiết kiệm, sử dụng có hiệu quả các nguồn năng lượng và bảo vệ môi trường.
d) Giải pháp về cơ chế tổ chức
- Thực hiện tái cơ cấu ngành năng lượng để từng bước hình thành thị trường năng lượng cạnh tranh lành mạnh trên cơ sở đảm bảo ổn định chính trị - xã hội.
- Ban hành mới đi đôi với sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh các văn bản pháp luật hiện hành để các doanh nghiệp năng lượng chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường; xóa bỏ độc quyền doanh nghiệp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 01_chuong_1_tong_quan_ve_nlttdocx_6027.docx