Khuyến nghị với các doanh nghiệp
Các doanh nghiệp cần có chiến lược
nâng cao NSLĐ dựa vào tri thức và công
nghệ, tập trung vào nâng cao năng lực
công nghệ và đổi mới sáng tạo, ứng dụng
công nghệ tiên tiến vào hoạt động sản xuất
và quản trị để nâng cao hiệu quả và năng
suất của doanh nghiệp. Để làm được điều
này, các doanh nghiệp cần lựa chọn quy
mô phù hợp, phát triển những sản phẩm
mới có giá trị gia tăng và hàm lượng công
nghệ cao. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp
cũng cần nâng cao năng lực của đội ngũ
lãnh đạo, đổi mới tư duy để nâng cao khả
năng tiếp thu và ứng dụng khoa học công
nghệ, ứng dụng các công nghệ quản lý
tiên tiến trên thế giới, tham gia vào các
hạt động nghiên cứu và phát triển. Đồng
thời, doanh nghiệp cần có chiến lược phát
triển và sử dụng có hiệu quả nguồn lực lao
động của doanh nghiệp, tập trung đào tạo
kỹ năng cho người lao động; tổ chức lại
lao động, trong đó chú trọng kết hợp hiệu
quả giữa lao động và người máy theo từng
công đoạn sản xuất, giúp tăng NSLĐ.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 430 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Năng suất lao động của Việt Nam trong bối cảnh kinh tế số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
42 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM TRONG
BỐI CẢNH KINH TẾ SỐ
LABOR PRODUCTIVITY OF VIETNAM
IN THE CONTEXT OF DIGITAL ECONOMY
Đỗ Thị Nga, Hoàng Khánh Lam*
Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 5/5/2020
Ngày nhận kết quả phản biện đánh giá: 4/11/2020
Ngày bài báo được duyệt đăng: 26/11/2020
Tóm tắt: Trong bối cảnh hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và nền kinh tế số
đang phát triển mạnh mẽ tạo ra là cơ hội để Việt Nam phát triển kinh tế, nhưng đồng thời
cũng đặt ra nhiều khó khăn, thách thức. Do đó, Việt Nam cần có định hướng phát triển đúng
và giải pháp hiệu quả để không bị tụt lại phía sau so với các quốc gia khác. Một trong những
điểm nhấn căn bản để thúc đẩy sự phát triển, chính là cải thiện năng suất lao động (NSLĐ).
Bài viết phân tích thực trạng NSLD của Việt Nam thời gian qua, làm cơ sở để đưa ra các giải
pháp nâng cao NSLĐ trong bối cảnh nền kinh tế số.
Từ khóa: Năng suất lao động, kinh tế số, cải thiện, thực trạng, Việt Nam.
Abstract: In the current context, the industrial revolution 4.0 with the strong development
of the digital economy is creating opportunities to develop Vietnam’s economy, but at the same
time it poses many diffi culties and challenges. Therefore, Vietnam needs to have the right
development orientation and eff ective solutions in order not to be left behind compared to
other countries. One of the key points to promote development is to improve labor productivity.
This article analyzes the current state of labor productivity in Vietnam, serving as a basis for
solutions to improve labor productivity in the context of a digital economy.
Keywords: Labor productivity, digital economy, improvement, situation, Vietnam.
* Học viện Chính trị khu vực I
1. Một số vấn đề lý luận về năng
suất lao động và kinh tế số
Năng suất lao động
Năng suất lao động là chỉ tiêu quan
trọng nhất để đánh gia hay đo lường trình
độ và năng lực hoạt động sản xuất và kinh
doanh của mỗi quốc gia từ những nguồn
lực và lợi thế sẵn có.
Theo định nghĩa của Tổ chức Hợp
tác và Phát triển kinh tế (OECD) thì “năng
suất lao động là hiệu quả của lao động trong
việc kết hợp sử dụng các yếu tố đầu vào để
tạo ra giá trị gia tăng trong một khoảng thời
Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Mở Hà Nội 73 (11/2020) 42-47
43Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
gian nhất định”. Như vậy, năng suất lao
động phản ánh năng lực tạo ra của cải, hiệu
suất của lao động cụ thể trong quá trình sản
xuất, được đo bằng số sản phẩm hay lượng
giá trị tạo ra trong một đơn vị thời gian,
hay lượng thời gian lao động hao phí để sản
xuất ra một đơn vị sản phẩm. NSLĐ thể
hiện tính chất và trình độ tiến bộ của một tổ
chức, đơn vị sản xuất, hay của một phương
thức sản xuất; là một trong những yếu tố
quan trọng quyết định sức cạnh tranh của
doanh nghiệp và của nền kinh tế.
Ở Việt Nam, theo Hệ thống chỉ tiêu
thống kê quốc gia , NSLĐ phản ánh hiệu
suất làm việc của lao động, được đo bằng
GDP tính bình quân một lao động trong
thời kỳ tham chiếu, thường là một năm.
Kinh tế số
Theo định nghĩa chung của nhóm
cộng tác Kinh tế số của Oxford thì kinh
tế số là “một nền kinh tế vận hành chủ
yếu dựa trên công nghệ số, đặc biệt là
các giao dịch điện tử tiến hành thông qua
Internet”. Kinh tế số hiện diện trên tất cả
các lĩnh vực và nền kinh tế (công nghiệp,
nông nghiệp, dịch vụ; sản xuất, phân phối,
lưu thông hàng hóa, giao thông vận tải,
logistic, tài chính ngân hàng,...) mà công
nghệ số được áp dụng. Kinh tế số bao
gồm các hiện tượng mới nổi như công
nghệ blockchain, nền tảng số, phương tiện
truyền thông xã hội, doanh nghiệp điện tử
(ví dụ như thương mại điện tử, các ngành
truyền thống như sản xuất hoặc nông
nghiệp có sử dụng công nghệ số hỗ trợ);
các doanh nghiệp liên quan đến phát triển
phần mềm, ứng dụng, phát triển nội dung
số và truyền thông, các dịch vụ và đào tạo
liên quan, cùng với các doanh nghiệp tham
gia vào sản xuất và phát triển thiết bị công
nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông.
Tác động của kinh tế số đến năng
suất lao động
Năng suất lao động thấp là yếu tố
cản trở tăng trưởng kinh tế cả về tốc độ và
tính bền vững. Thúc đẩy tăng trưởng năng
suất lao động hiện đang là mục tiêu quan
trọng được Việt Nam chú trọng. Trong bối
cảnh những động lực tăng trưởng hiện có
đang trở nên dần cạn kiệt và thiếu hiệu
quả, sự phát triển nhanh chóng của kinh tế
số sẽ mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội
để cải thiện mạnh mẽ năng suất lao động
tổng thể của nền kinh tế.
Trước hết, kinh tế số sẽ tác động sâu
sắc đến mô hình tổ chức và cách thức vận
hành của các doanh nghiệp. Trong nền
kinh tế số, các doanh nghiệp cần phải đổi
mới quy trình sản xuất, kinh doanh sang
mô hình theo hệ sinh thái, liên kết từ sản
xuất đến phân phối và lưu thông hàng hóa
cho đến các hạ tầng hỗ trợ như giao thông
vận tải, logistics, tài chính, ngân hàng,...
mà trong đó công nghệ số được ứng dụng.
Công nghệ số cho phép các công ty đổi
mới, ví dụ bằng cách cải thiện quy trình
kinh doanh và tự động hóa một số nhiệm
vụ thường xuyên; giảm chi phí tương tác
với nhà cung cấp và khách hàng. Tự động
hóa, số hóa sẽ dần thay thế nhiều khâu
trong quy trình sản xuất, góp phần giúp
các doanh nghiệp giảm chi phí, tăng lợi
nhuận và sử dụng ít lao động hơn.
Kinh tế số không chỉ tác động đến
doanh nghiệp mà còn tác động đến cả
nền kinh tế. Công nghệ số có khả năng ứng
dụng ở hầu hết các ngành kinh tế, có thể tạo
nên những thay đổi lớn về phương thức sản
xuất và năng suất lao động trong các ngành
kinh tế, thậm chí thay đổi cả cơ cấu ngành
và kinh tế ngành. Một số ngành có thể sớm
44 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
tận dụng lợi thế của công nghệ số để tạo
nên thay đổi lớn về sản lượng, năng suất
như: công nghiệp chế biến chế tạo, vận tải -
logistic, tài chính - ngân hàng, y tế, giáo dục,
nông nghiệp công nghệ cao. Từ 2018,
một số công nghệ như rô-bốt tiên tiến, vận
tải tự động, trí tuệ nhân tạo, và một số công
nghệ khác đã được đưa vào sử dụng ở quy
mô công nghiệp và dự kiến sẽ có những thay
đổi đột phá về việc làm. Kinh tế số trong
bối cảnh cuộc CMCN 4.0 sẽ thúc đẩy mạnh
chuyển dịch cơ cấu lao động ở nhiều nước,
lao động sáng tạo sẽ ngày càng chiếm vị trí
chủ đạo trong lực lượng lao động xã hội.
Theo dự báo của nhóm nghiên cứu Trường
Đại học Kinh tế quốc dân, giai đoạn 2020 -
2030, trung bình mỗi năm, chỉ riêng kinh tế
số đóng góp từ 7 - 16,5% trong tốc độ tăng
trưởng NSLĐ tổng thể.
2. Thực trạng năng suất lao động
của Việt Nam
Thời gian qua, NSLĐ của Việt Nam
tiếp tục cải thiện đáng kể theo hướng tăng
đều qua các năm và là quốc gia có tốc độ
tăng NSLĐ cao trong khu vực ASEAN.
Đơn vị: triệu đồng
0
20
40
60
80
100
120
2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
Hình 1: Năng suất lao động tính theo giá thực tế của Việt Nam giai đoạn 2013 – 2018
Nguồn: Tổng hợp số liệu theo Báo cáo tình hình kinh tế của Tổng cục Thống kê
Theo số liệu của Tổng cục Thống
kê, năng suất lao động của Việt Nam tính
theo giá hiện hành năm 2019 ước đạt
110,4 triệu đồng/lao động (tương đương
4.791 USD/lao động, tăng 272 USD so
với năm 2018).
Nếu tính theo giá so sánh 2010, trong
giai đoạn 2010 - 2019, năng suất lao động
(NSLĐ) của Việt Nam đã tăng xấp xỉ 1,6
lần từ mức 38,47 triệu đồng/lao động năm
2010 lên mức 60,68 triệu đồng/lao động
năm 2019. Bình quân giai đoạn 2016 –
2019, NSLĐ tăng với tốc độ 5,93%/năm,
cao hơn so với mức bình quân 4,61%/năm
trong thời kỳ 2011-2015. Nhờ đó, Việt
Nam đã thu hẹp được khoảng cách tương
đối với các nước ASEAN có trình độ phát
triển cao hơn.
Tuy nhiên, mức NSLĐ của Việt
Nam hiện nay vẫn thấp so với các nước
trong khu vực, đáng chú ý là khoảng cách
chênh lệch tuyệt đối vẫn tiếp tục gia tăng.
Chẳng hạn, NSLĐ của Việt Nam năm
2019 chỉ bằng khoảng 1/5 Malaysia; so
với Thái Lan và Trung Quốc bằng khoảng
1/3, so với Indonesia bằng khoảng 1/2, và
gần bằng một nửa NSLĐ trung bình của
khối ASEAN. Điều này cho thấy nền kinh
45Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với thách thức
rất lớn trong thời gian tới để có thể bắt kịp
mức NSLĐ của các nước.
Năng suất lao động theo ngành
Năng suất lao động trong khu vực
nông, lâm, thủy sản là thấp nhất. Đến năm
2018, theo giá hiện hành, NSLĐ khu vực
này chỉ đạt 39,8 triệu đồng/lao động, chỉ
bằng 38,9% NSLĐ của toàn nền kinh
tế. Năm 2018, NSLĐ của khu vực công
nghiệp và xây dựng theo giá hiện hành đạt
131 triệu đồng/lao động; khu vực dịch vụ
đạt 118,1 triệu đồng/lao động. Tuy nhiên,
trong những năm qua, sản xuất nông, lâm
nghiệp và thủy sản của Việt Nam đã có
những bước phát triển mạnh mẽ, đây là
khu vực có tốc độ tăng NSLĐ bình quân
cao nhất với 5,2%/năm giai đoạn 2011-
2018, cao hơn tốc độ tăng bình quân của
khu vực công nghiệp và xây dựng (3%/
năm) và khu vực dịch vụ (3,1%/năm), do
đó, khoảng cách về NSLĐ giữa khu vực
nông, lâm nghiệp và thủy sản với hai khu
vực còn lại ngày càng được thu hẹp.
Năng suất lao động theo các khu
vực kinh tế
Năm 2018, NSLĐ của khu vực kinh
tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 225,12
triệu đồng/lao động gấp khoảng 1,3 lần
khu vực nhà nước và gấp 6,9 lần khu vực
ngoài nhà nước; khu vực kinh tế nhà nước
là 175,37 triệu đồng/lao động. Khu vực
kinh tế tư nhân có mức NSLĐ đạt 44,58
triệu đồng/lao động, thấp hơn khu vực
kinh tế tập thể, khu vực kinh tế nhà nước
và khu vực kinh tế FDI, nhưng cao hơn so
với khu vực kinh tế cá thể và mức NSLĐ
tổng thể nền kinh tế. Dù được coi là động
lực quan trọng của nền kinh tế nhưng khu
vực kinh tế tư nhân của Việt Nam hiện nay
phần lớn vẫn là những doanh nghiệp nhỏ
và siêu nhỏ nên gặp hạn chế trong việc
nâng cao NSLĐ, do khó tiếp cận và ứng
dụng công nghệ vào sản xuất, tiếp cận tín
dụng, thiếu lao động có kỹ năng, khó tham
gia chuỗi giá trị do các doanh nghiệp FDI
dẫn dắt
NSLĐ theo giờ làm việc khá thấp
so với một số nước ASEAN
NSLĐ trên mỗi giờ làm việc của
Việt Nam năm 2018 theo giá hiện hành
đạt 43,4 nghìn đồng, cao hơn 3,5 nghìn
đồng so với năm 2017. Theo giá so sánh,
năm 2018 NSLĐ theo giờ tăng 5,3% so
với năm trước (thấp hơn mức tăng 6% của
NSLĐ tính theo lao động), bình quân giai
đoạn 2011-2018 tăng 4,8% (bình quân
tốc độ tăng NSLĐ tính theo lao động giai
đoạn này là 4,9%).
Tính theo PPP 2011, NSLĐ mỗi giờ
làm việc của Việt Nam đạt khá thấp so
với một số nước trong khu vực ASEAN,
năm 2015 chỉ đạt 4,4 USD, trong khi đó
Malaysia đạt 24,9 USD; Thái Lan đạt 12,1
USD; Indonesia đạt 12 USD; Philippines
đạt 8,4 USD. Riêng Singapore đạt mức
NSLĐ theo giờ rất cao với 54,9 USD
nhưng do số giờ làm việc trung bình mỗi
tuần của một lao động ở Singapore cao
hơn ở Việt Nam nên khoảng cách giữa
năng suất tính theo mỗi giờ làm việc giữa
Singapore và Việt Nam (12,5 lần) đã giảm
so với khoảng cách 13,7 lần khi tính theo
năng suất trên mỗi lao động.
46 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
Hình 2: Năng suất lao động mỗi giờ làm việc của một số nước trong ASEAN năm 2018 (USD)
(Nguồn: Tổng cục Thống kê (2019), Báo cáo năng suất lao động Việt Nam)
3. Một số đề xuất nhằm nâng cao
năng suất lao động của Việt Nam trong
bối cảnh kinh tế số
Việt Nam đặt ra mục tiêu đến năm
2025 kinh tế số chiếm khoảng 20% GDP,
NSLĐ tăng bình quân trên 7%/năm. Đến
năm 2030 NSLĐ tăng bình quân khoảng
7,5%/năm. Để đạt được mục tiêu đó, cần
chú trọng một số giải pháp sau:
Thứ nhất, cải thiện môi trường kinh
doanh. Chính phủ cần tiếp tục đẩy mạnh
cải cách thể chế, nâng cao hiệu quả quản
trị nhà nước, cải thiện môi trường kinh
doanh, cơ sở hạ tầng, cải cách thủ tục
hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho
doanh nghiệp phát triển. Chính phủ, các
bộ, ngành, địa phương cần xác định việc
tạo lập và thực thi chính sách nhằm nâng
cao NSLĐ là giải pháp quan trọng hàng
đầu trong thúc đẩy năng lực cạnh tranh và
tăng trưởng bền vững của nền kinh tế.
Thứ hai, đổi mới sáng tạo để tăng
năng suất lao động. Việt Nam phải ưu tiên
tăng NSLĐ dựa trên nâng cao năng lực
ứng dụng công nghệ và khuyến khích các
mô hình kinh tế mới trên nền tảng cuộc
cách mạng 4.0, điển hình như: Kinh tế chia
sẻ; Các nền tảng kết nối cung cầu; Nền
tảng kỹ thuật số phục vụ thương mại điện
tử; Các nền tảng phục vụ thanh toánCác
mô hình kinh tế mới giúp tận dụng tối đa
thời gian làm việc của người lao động. Sự
bùng nổ của nền kinh tế chia sẻ có ảnh
hưởng lớn đến thị trường thị trường, giúp
tạo ra công việc có thu nhập dành cho
những người đang trong chế độ nhàn rỗi.
Do đó, cần khuyến khích các thử nghiệm
thể chế để mở đường cho các ngành kinh
tế mới, các mô hình kinh doanh mới sáng
tạo để giải phóng NSLĐ của Việt Nam.
Thứ ba, phát triển kinh tế số. Chính
phủ cần phải có một bản chiến lược khung
để làm nền tảng cho các định hướng và
hành lang pháp lý, thể chế cho việc chuyển
đổi số. Mục tiêu mà Việt Nam hướng tới
là kịch bản chuyển đổi, có nghĩa là đồng
bộ số hóa ở tất cả các ngành, lĩnh vực của
nền kinh tế và phải bắt đầu từ hoạt động
quản trị nhà nước. Để có thể có một nền
47Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
kinh tế chuyển đổi số đồng bộ, Nhà nước
cần đầu tư và huy động nguồn lực để hình
thành và phát triển hạ tầng và dịch vụ số
rộng khắp. Nhìn dài hạn hơn, chuyển đổi
số phải xuất phát từ sự đổi mới hệ thống
giáo dục - đào tạo, bao gồm đổi mới cách
thức quản lý, phương pháp giảng dạy,
chương trình học gắn với các yếu tố của
nền kinh tế số. Đồng thời, cần đào tạo và
bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên và giảng
viên những kỹ năng mới theo yêu cầu của
chương trình học.
Thứ tư, chuyển dịch cơ cấu lao động.
Đối với các nước đang phát triển, việc
chuyển dịch cơ cấu lao động đóng vai trò
quan trọng trong việc tăng NSLĐ của quốc
gia. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch cơ cấu
lao động thời gian qua còn chậm. Do đó,
cần chuyển dịch cơ cấu lao động, từ nông
nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Bên
cạnh đó, cần phải đặt ra ở cả nội tại mỗi
ngành, theo hướng lao động giản đơn dần
được thay thế bởi lao động có trình độ, kỹ
thuật. Muốn làm được điều này, bên cạnh
vai trò định hướng, hỗ trợ từ Nhà nước,
bản thân người lao động cần phải ý thức
tự trang bị kiến thức, hành trang cần thiết
để thích ứng với môi trường làm việc mới.
Việc này mang lại lợi ích cho chính người
lao động, nhưng đồng thời thúc đẩy hình
thành một thị trường lao động cạnh tranh.
Khuyến nghị với các doanh nghiệp
Các doanh nghiệp cần có chiến lược
nâng cao NSLĐ dựa vào tri thức và công
nghệ, tập trung vào nâng cao năng lực
công nghệ và đổi mới sáng tạo, ứng dụng
công nghệ tiên tiến vào hoạt động sản xuất
và quản trị để nâng cao hiệu quả và năng
suất của doanh nghiệp. Để làm được điều
này, các doanh nghiệp cần lựa chọn quy
mô phù hợp, phát triển những sản phẩm
mới có giá trị gia tăng và hàm lượng công
nghệ cao. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp
cũng cần nâng cao năng lực của đội ngũ
lãnh đạo, đổi mới tư duy để nâng cao khả
năng tiếp thu và ứng dụng khoa học công
nghệ, ứng dụng các công nghệ quản lý
tiên tiến trên thế giới, tham gia vào các
hạt động nghiên cứu và phát triển. Đồng
thời, doanh nghiệp cần có chiến lược phát
triển và sử dụng có hiệu quả nguồn lực lao
động của doanh nghiệp, tập trung đào tạo
kỹ năng cho người lao động; tổ chức lại
lao động, trong đó chú trọng kết hợp hiệu
quả giữa lao động và người máy theo từng
công đoạn sản xuất, giúp tăng NSLĐ.
Tài liệu tham khảo:
[1]. Bộ Chính trị, Nghị quyết số 52-NQ/TW
ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số
chủ trương, chính sách chủ động tham gia
cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
[2]. OECD (2001), Measuring productivity-
measurment of aggriate and industry level
productivity growth, OECD Manual, Tr14.
[3]. Think Tank Vinasa, Việt Nam thời chuyển
đổi số, Nxb Thế giới, 2019, tr. 172
[4]. Trần Thọ Đạt, Tô Trung Thành (2019),
Đánh giá Kinh tế Việt Nam thường niên 2019,
Nxb Đại học Kinh tế quốc dân.
[5]. Tổng cục Thống kê (2019), Báo cáo năng
suất lao động Việt Nam.
[6]. Tổng cục Thống kê (2019), Báo cáo tình
hình kinh tế - xã hội năm các năm từ 2009 –
2019.
Địa chỉ tác giả: Học viện Chính trị khu vực I
Email: donga.neu@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nang_suat_lao_dong_cua_viet_nam_trong_boi_canh_kinh_te_so.pdf