Năng suất lao động: Lý thuyết và ứng dụng tại Việt Nam

Phân công quản lý nhà nước về năng suất lao động Theo quy định của Chính phủ, NSLĐ là một trong những chỉ tiêu Quốc gia do Tổng cục Thống kê thu thập, tổng hợp4. Bên cạnh đó, Viện Năng suất Việt Nam (Tổng cục Đo lường chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ) có nhiệm vụ nghiên cứu và triển khai các mô hình, giải pháp nâng cao năng suất – chất lượng, thực hiện thống kê, đánh giá các chỉ tiêu năng suất doanh nghiệp, báo cáo chỉ tiêu năng suất Việt Nam. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội không có chức năng theo dõi, đánh giá, quản lý về NSLĐ. Bộ Lao độngThương binh và Xã hội là một trong những cơ quan sử dụng số liệu này phục vụ cho việc điều chỉnh chính sách thuộc lĩnh vực của ngành. Kết luận Về lý thuyết có nhiều cách tính năng suất lao động khác nhau theo sản phẩm hoặc theo giá trị. Nhưng trên thực tế người ta hay sử dụng cách tính năng suất lao động theo giá trị vì cách tính này có nhiều ưu điểm là dễ so sánh 4Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia theo quyết định số 43/2010/QĐ-TTg ngày 2/6/2010 của Thủ tướng chính phủ. giữa các ngành nghề và giữa các quốc gia. Tuy nhiên, giá trị năng suất lao động của một năm có thể khác nhau do sử dụng các giá trị khác nhau chẳng hạn sử dụng GDP theo giá thực tế hay theo giá cố định hay theo giá trị sức mua ngang giá (như cách tính của các tổ chức quốc tế ở trên).

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 310 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Năng suất lao động: Lý thuyết và ứng dụng tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 40/Quý III - 2014 5 NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG: LÝ THUYẾT VÀ ỨNG DỤNG TẠI VIỆT NAM TS. Bùi Thái Quyên Viện Khoa học Lao động và Xã hội Tóm tắt. Về lý thuyết năng suất lao động được chia thành hai loại đó là (1) năng suất lao động cá nhân và (2) năng suất lao động xã hội. Tương ứng với nó cũng có nhiều cách tính năng suất lao động khác nhau. Bài viết cung cấp một số khái niệm về năng suất lao động, và cách tính năng suất lao động tại Việt Nam và của các tổ chức quốc tế như ILO, ADB và APO. Từ khóa: năng suất lao động, năng suất lao động xã hội, APO, ILO, ADB Summary: In theory, labour productivity is divided into two categories, (1) personal labour productivity and (2) social labour productivity, therefore, there are different ways to measure labour productivity. The paper will provide serveral concepts of labour productivity, and the labour productivity calculation methods which are used in Vietnam as well as by international organizations such as ILO, ADB and APO. Key words: labour productivity, social labour productivity, APO, ILO, ADB ừ giác độ kinh tế, năng suất lao động (NSLĐ) là một thước đo hiệu quả của quá trình sản xuất và tăng trưởng của một nước. Trên thế giới, năng suất lao động cũng thường được sử dụng để đánh giá trình độ phát triển của một nước. Cho đến nay sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các quốc gia vẫn chủ yếu xoay quanh vấn đề năng xuất lao động. Do vậy để hiểu kỹ thế nào là năng suất lao động, bài viết này cung cấp các khái niệm, các chỉ tiêu về năng suất lao động và ứng dụng tính năng suất lao động tại Việt Nam. Các loại năng suất lao động Năng suất lao động cá nhân. Là sức sản xuất của cá nhân người lao động, được đo bằng tỷ số số lượng sản phẩm hoàn thành với thời gian lao động để hoàn thành số sản phẩm đó. Năng suất lao động cá nhân là thước đo tính hiệu quả lao động sống, thường được biểu hiện bằng đầu ra trên một giờ lao động. Năng suất lao động cá nhân có vai trò rất lớn trong quá trình sản xuất. Việc tăng hay giảm năng suất lao động cá nhân sẽ quyết định đến năng suất lao động chung của doanh T Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 40/Quý III - 2014 6 nghiệp. Các doanh nghiệp đều dựa vào năng suất lao động cá nhân để trả lương cho người lao động. Các yếu tố tác động đến năng suất lao động cá nhân bao gồm (1) yếu tố nội tại trong con người mỗi cá nhân và (2) yếu tố bên ngoài. Yếu tố nội tại gắn với bản thân người lao động bao gồm: kỹ năng, kỹ xảo, cường độ lao động, thái độ lao động, tinh thần trách nhiệm, v.v. Các yếu tố bên ngoài bao gồm: dụng cụ lao động, trang thiết bị, môi trường làm việc, mức độ ứng dụng khoa học kỹ thuật, v.v. bên cạnh đó còn có các yếu tố gắn với quản lý con người, sử dụng con người và các yếu tố khuyến khích vật chất và tinh thần. Năng suất lao động xã hội. Là mức năng suất của tất cả các nguồn lực của một doanh nghiệp hay toàn xã hội. Năng suất lao động xã hội được đo bằng tỷ số giữa đầu ra của doanh nghiệp hoặc của xã hội với số lao động sống và lao động quá khứ bị hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Lao động sống là sức lực của con người bỏ ra ngay trong quá trình sản xuất, lao động quá khứ là sản phẩm của lao động sống đã được vật hoá trong các giai đoạn sản xuất trước kia (biểu hiện ở máy móc, nguyên vật liệu). Như vậy, khi nói đến hao phí lao động sống là nói đến năng suất lao động cá nhân, còn hao phí lao động sống và lao động vật hoá là năng suất lao động xã hội Các chỉ tiêu tính năng suất lao động Chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng hiện vật. Chỉ tiêu này phản ánh lượng của cải vật chất do công ty tạo ra từ số lượng người lao động trong công ty, phản ánh lượng đầu ra trên một lao động. Công thức : W = Q/T Trong đó : W : Mức NSLĐ của một công nhân Q : Tổng sản lượng đầu ra tính bằng hiện vật T : Tổng số công nhân đang làm việc Chỉ tiêu này biểu hiện mức năng suất lao động một cách cụ thể, không chịu ảnh hưởng của giá cả. Có thể sử dụng chỉ tiêu này để so sánh mức năng suất lao động các doanh nghiệp hoặc các nước khác nhau theo một loại sản phẩm được sản xuất ra. Tuy nhiên, chỉ tiêu này chỉ dùng để tính cho một loại sản phẩm nhất định nào đó, không thể tính chung cho tất cả nhiều loại sản phẩm. Chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng giá trị. Chỉ tiêu này quy tất cả sản lượng về tiền của tất cả các loại sản phẩm thuộc doanh nghiệp hoặc ngành Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 40/Quý III - 2014 7 sản xuất ra, để biểu thị mức năng suất lao động. Công thức: W= Q/T W: Mức năng suất lao động - Trong phạm vi cả nước: Q được tính bằng GDP đơn vị tiền tệ là VND và T là tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân - Trong phạm vi doanh nghiệp: Q là giá trị tổng sản lượng, giá trị gia tăng hay doanh thu + Giá trị tổng sản lượng là giá trị toàn bộ sản phẩm sản xuất ra được bao gồm cả chi phí và lợi nhuận + Giá trị gia tăng: là giá trị mới sáng tạo ra + Doanh thu là giá trị sau khi bán sản phẩm và T có thể là số người lao động trong doanh nghiệp hoặc được tính theo số ngày, số giờ, số phút, ngày - người, giờ - người. Chỉ tiêu này được sử dụng rộng rãi để so sánh mức năng suất lao động giữa các doanh nghiệp, giữa các ngành và giữa các nền kinh tế quốc dân với nhau. Tuy nhiên, chỉ tiêu này bị tác động bởi yếu tố giá cả. Để giảm thiểu tác động của yếu tố giá, người ta thường dùng mức giá cố định để tính toán và so sánh giữa các thời kỳ. Chỉ tiêu năng suất lao động tính bằng thời gian lao động. Chỉ tiêu này dùng thời gian hao phí cần thiết để sản xuất ra ra một đơn vị sản phẩm để biểu hiện năng suất lao động. Công thức : t = T/Q Trong đó: t : lượng lao động hao phí của sản phẩm (tính bằng đơn vị thời gian) T : thời gian lao động đã hao phí Q: Số lượng sản phẩm theo hiện vật Lượng lao động này tính được bằng cách tổng hợp chi phí thời gian lao động của các bước công việc, các chi tiết sản phẩm (đơn vị tính bằng giờ, phút). Chỉ tiêu này phản ánh được cụ thể mức tiết kiệm về thời gian lao động của từng lao động để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Tuy nhiên, việc tính toán chỉ tiêu này khá phức tạp, do sản phẩm được sản xuất qua nhiều công đoạn khác nhau. Do vậy, không dùng chỉ tiêu này để tính tổng hợp được năng suất lao động bình quân của một ngành hay một doannh nghiệp có nhiều loại sản phẩm khác nhau. Ngoài ba chỉ tiêu này dùng để tính năng suất lao động còn một số chỉ tiêu khác đang được áp dụng trong phạm vi hẹp, hoặc đang trong quá trình nghiên cứu và đưa vào ứng dụng như: chỉ tiêu năng Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 40/Quý III - 2014 8 suất lao động tính theo sản phẩm thuần tuý, tính theo hàng hoá thực hiện, v.v. Năng suất lao động tại Việt Nam Các tổ chức quốc tế như Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và đặc biệt là Tổ chức Năng suất Châu Á (APO) sử dụng khái niệm năng suất lao động quốc gia. NSLĐ quốc gia được tính bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chia cho tổng số người đang làm việc. Thông thường, các tổ chức quốc tế sử dụng GDP theo sức mua ngang giá PPP (Purchasing Power Parity) và được cố định tại năm 2005 để tính năng suất lao động cho từng quốc gia. Vì vậy năng suất lao động và tốc độ tăng năng suất lao động giữa các quốc gia có thể so sánh được với nhau, cụ thể: Bảng 1. Năng suất lao động quốc gia, 2007-2013 (tính theo PPP cố định năm 2005) Đơn vị: Đô la Mỹ 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tốc độ tăng bình quân (%) ASEAN 9.173 9.396 9.366 9.868 10.097 10.467 10.812 2,84 Brunei 104.964 100.995 97.758 98.831 99.362 100.051 100.015 -0,53 Cambodia 3.333 3.427 3.334 3.460 3.619 3.797 3.989 2,99 Indonesia 7.952 8.253 8.439 8.763 9.130 9.486 9.848 3,63 Lao PDR 4.029 4.216 4.399 4.636 4.865 5.115 5.396 4,99 Malaysia 31.907 32.868 31.899 33.344 34.056 35.018 35.751 1,92 Myanmar 2.229 2.282 2.364 2.454 2.560 2.683 2.828 4,07 Philippines 8.841 8.920 8.795 9.152 9.168 9.571 10.026 2,02 Singapore 92.260 90.987 88.751 97.151 98.775 96.573 98.072 1,47 Thailand 12.994 13.205 12.922 13.813 13.666 14.446 14.754 2,23 Viet Nam 4.322 4.516 4.669 4.896 5.082 5.239 5.440 3,90 China 9.227 10.119 11.008 12.092 13.093 14.003 14.985 8,48 India 6.746 7.021 7.596 8.359 8.832 9.073 9.307 5,99 Japan 63.245 62.746 60.055 62.681 63.018 64.351 65.511 0,73 Korea, Rep.of 52.314 53.226 53.514 56.106 57.129 57.262 58.298 1,93 Nguồn: ILO: Trends Econometric Models, Jan. 2014; World Bank: World Development Indicators, 2013. Như vậy, năng suất lao động của Việt Nam đạt 5,4 nghìn đô la Mỹ (năm 2013) tăng từ 4,5 nghìn đô la Mỹ (năm 2008). Mức tăng năng suất hàng năm của Việt nam là 3,9% giai đoạn 2007- 2013. Năng suất lao động của Việt nam Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 40/Quý III - 2014 9 chỉ bằng 5,4% năng suất lao động của Singapo và Brunei và 8,2% năng suất lao động của Nhật Bản. Điều này cho thấy chất lượng lao động của Việt Nam là rất thấp. Tại Việt Nam, Tổng cục thống kê (GSO) sử dụng khái niệm năng suất lao động xã hội, chỉ tiêu này thường được đo bằng tổng sản phẩm trong nước theo giá hiện hành tính bình quân cho một lao động trong thời kỳ tham chiếu thường là một năm dương lịch. Cách tính cụ thể như sau1: Theo cách tính này, năm 2013 năng suất lao động xã hội của Việt Nam đạt mức 68,7 triệu đồng/lao động tăng 1,5 lần so với mức năng suất lao động xã hội năm 2010. Trong đó ngành khai khoáng và ngành kinh doanh bất động sản là hai ngành có năng suất lao động xã hội cao nhất, tương ứng 1,5 tỷ đồng/lao động và 1,2 tỷ đồng/lao động. Nông nghiệp là ngành có năng suất lao động xã hội thấp nhất đạt 27 triệu đồng/lao động. So với cách tính của các tổ chức quốc tế, cách tính của Việt Nam cho giá trị năng suất lao động của 1 Nguồn: Trang 51, Niên giám thống kê 2013, NXB Thống kê Việt Nam thấp hơn rất nhiều nếu quy đổi về giá trị tiền VNĐ2. Trong thực tế một chỉ tiêu khác mà chúng ta thường thấy và hay nhầm lẫn đó là năng suất các nhân tố tổng hợp TFP (Total Factor Productivity). Đây là chỉ tiêu đo lường năng suất của đồng thời cả “lao động” và “vốn” trong một hoạt động cụ thể hay cho cả nền kinh tế. TFP phản ảnh sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ, qua đó sự gia tăng đầu ra không chỉ phụ thuộc vào tăng thêm về số lượng của đầu vào mà còn tùy thuộc vào chất lượng của các yếu tố đầu vào là lao động và vốn. Cùng với lượng đầu vào như nhau, lượng đầu ra có thể lớn hơn nhờ vào việc cải tiến chất lượng của lao động, vốn và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực này. Vì vậy, tăng TFP gắn liền với áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, đổi mới công nghệ, cải tiến phương thức quản lý và nâng cao kỹ năng, trình độ tay nghề của người lao động. Theo báo cáo APO 2012, năng suất yếu tố tổng hợp – TFP (chỉ số phản ánh hiệu quả của việc sử dụng Vốn và Lao động để gia tăng kết quả đầu ra bằng các giải pháp quản lý, khoa học – kỹ thuật) trong giai đoạn 2005-2010, mức đóng góp của TFP vào tăng trưởng 2 Năm 2013, NSLĐ của Việt Nam là 5,4 nghìn đô la Mỹ (theo Bảng 1) và 44 triệu đồng/lao động (theo GSO) Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 40/Quý III - 2014 10 GDP của nhiều quốc gia ở mức trên 40%, như Hàn Quốc (63%), Đài Loan (59%), Ấn Độ (48%), Indonesia (42%), Philippines (41%). Điều này có nghĩa các quốc gia này đã làm tốt việc thúc đẩy tăng trưởng dựa vào khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực là Vốn và Lao động. Đóng góp của TFP vào tăng trường GDP của Việt Nam giai đoạn 2005-2010 là -6%. Số liệu này phản ánh tăng trưởng của Việt Nam giai đoạn này phụ thuộc chủ yếu vào Vốn và Lao động, trong đó gia tăng vốn nhưng không làm tăng thêm được đầu ra là GDP vì vậy đóng góp của TFP mang giá trị âm. Một số nguyên nhân dẫn đến năng suất lao động Việt Nam còn ở mức thấp Có nhiều nguyên nhân dẫn đến NSLĐ của Việt Nam ở trong nhóm nước có mức thấp trong khu vực, trong đó phải kể đến: (i) Trình độ công nghệ sản xuất của Việt Nam thấp: công nghệ sử dụng nhiều lao động, tỷ lệ gia công cao; trình độ cơ khí hóa và tự động hóa chưa cao; các doanh nghiệp xuất khẩu chỉ ở mức thấp trong chuỗi sản xuất toàn cầu. (ii) Việc làm vẫn tập trung ở nhóm ngành có năng suất thấp: Quý 2 năm 2014, tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trong tổng số lao động đang làm việc là 47,07%, trong khi trình độ sản xuất của ngành này còn thấp; tỷ trọng lao động ngành công nghiệp và xây dựng là 21,11% nhưng trong đó chủ yếu là các ngành gia công chưa tạo giá trị gia tăng cao như ngành dệt may, da giày (chiếm 32% trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo). (iii) Chất lượng lao động thấp: Quý 2 năm 2014 tỷ lệ lao động có bằng bằng cấp chứng chỉ mới đạt 18,25%; vẫn còn 47,07% lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; 62,6% trong khu vực kinh tế hộ và tự làm. Trong khi đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo của Thái Lan là 51,4%, Malaysia là 36%, Philipine là 28,2%, Indonesia là 27%, Lào là 16,7%, Campuchia là 15,8%3. (iv) Tỷ lệ lao động chuyên môn kỹ thuật trình độ cao thấp, hiệu quả quản lý chưa cao: Quý 2 năm 2014, tỷ lệ lao động ở vị trí lãnh đạo và chuyên môn kỹ thuật bậc cao mới chiếm 6,8%. Giai đoạn 2007- 2010, tỷ lệ đóng góp của năng suất lao động tổng hợp (TFP) cho tăng trưởng GDP của Việt Nam ở mức thấp, 13,83% so với của Thái Lan là 21,32%, của Trung Quốc là 37,49%, 3 ILO (2014), Asean community 2015: Managing integration for better job and share prosperity. Nghiªn cøu, trao ®æi Khoa häc Lao ®éng vµ X· héi - Sè 40/Quý III - 2014 11 của Malaysia là 40,74%, của Hàn Quốc là 47,54%. Phân công quản lý nhà nước về năng suất lao động Theo quy định của Chính phủ, NSLĐ là một trong những chỉ tiêu Quốc gia do Tổng cục Thống kê thu thập, tổng hợp4. Bên cạnh đó, Viện Năng suất Việt Nam (Tổng cục Đo lường chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ) có nhiệm vụ nghiên cứu và triển khai các mô hình, giải pháp nâng cao năng suất – chất lượng, thực hiện thống kê, đánh giá các chỉ tiêu năng suất doanh nghiệp, báo cáo chỉ tiêu năng suất Việt Nam. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội không có chức năng theo dõi, đánh giá, quản lý về NSLĐ. Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội là một trong những cơ quan sử dụng số liệu này phục vụ cho việc điều chỉnh chính sách thuộc lĩnh vực của ngành. Kết luận Về lý thuyết có nhiều cách tính năng suất lao động khác nhau theo sản phẩm hoặc theo giá trị. Nhưng trên thực tế người ta hay sử dụng cách tính năng suất lao động theo giá trị vì cách tính này có nhiều ưu điểm là dễ so sánh 4Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia theo quyết định số 43/2010/QĐ-TTg ngày 2/6/2010 của Thủ tướng chính phủ. giữa các ngành nghề và giữa các quốc gia. Tuy nhiên, giá trị năng suất lao động của một năm có thể khác nhau do sử dụng các giá trị khác nhau chẳng hạn sử dụng GDP theo giá thực tế hay theo giá cố định hay theo giá trị sức mua ngang giá (như cách tính của các tổ chức quốc tế ở trên). ------------------- Tài liệu tham khảo 1. PGS.TS Trần Xuân Cầu, Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực, Nhà xuất bản Trường đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội 2. Asian Productivity Organization, APO productivity databook, 2012 3. ILO, Trends Econometric Models, Jan. 2014; World Bank: World Development Indicators, 2013 4. Viện KH-LĐ-XH, Báo cáo giải trình Bộ trưởng bộ LĐ-TB_XH về khái niệm, phương pháp tính và số liệu thống kê về Năng suất lao động, 2014 5. Tổng cục thống kê Việt Nam, Niên giám thống kê 2013.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnang_suat_lao_dong_ly_thuyet_va_ung_dung_tai_viet_nam.pdf
Tài liệu liên quan