Kết luận và khuyến nghị
Nghiên cứu sử đụng phương pháp GMM của
Wooldridge (2009) với điều chỉnh của Vincenzo
Mollisi & Gabriele Rovigatti (2017) để ước lượng
hàm sản xuất và đo lường TFP của các doanh nghiệp
chế biến thực phẩm giai đoạn 2012-2017. Từ kết quả
ước lượng, nghiên cứu có thể rút ra một vài kết luận
và khuyến nghị sau:
Các doanh nghiệp đang thâm dụng lao động và
có hiệu suất giảm theo quy mô. Do đó, các doanh
nghiệp cần gia tăng công nghệ vào sản xuất và
không nên mở rộng quy mô sản xuất trong những
năm tiếp theo.
Đóng góp trung bình của TFP vào sản lượng của
các doanh nghiệp đạt khoảng 2,76, trong đó khu vực
doanh nghiệp FDI có đóng góp của TFP vào sản
lượng lớn nhất, tiếp đến là khu vực nhà nước và cuối
cùng là khu vực tư nhân. Điều này cho thấy các
doanh nghiệp chế biến thực phẩm FDI đã tận dụng
được các chính sách ưu đãi của Chính phủ để dẫn
đầu về công nghệ sản xuất và quản trị doanh
nghiệp, Trong khi các doanh nghiệp tư nhân
(chiếm trên 80% số lượng doanh nghiệp và số lượng
lao động) đang tụt lại phía sau. Điều này đòi hỏi
Chính phủ cần có có các chính sách cụ thể về tiếp
cận tín dụng, tiếp cận đất đai, đào tạo lao động để
giúp các doanh nghiệp tư nhân nâng cao đóng góp
của TFP vào sản lượng.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 352 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Năng suất nhân tố tổng hợp trong các doanh nghiệp chế biến thực phẩm Việt Nam: Cách tiếp cận kiểm soát hàm sản xuất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỐ 63 (8-2020)
KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
111
TẠP CHÍ ISSN: 1859-316X
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI
JOURNAL OF MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY
NĂNG SUẤT NHÂN TỐ TỔNG HỢP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
CHẾ BIẾN THỰC PHẨM VIỆT NAM: CÁCH TIẾP CẬN KIỂM SOÁT HÀM
SẢN XUẤT
TOTAL FACTOR PRODUCTIVITY IN VIETNAMESE FOOD PROCESSING
FIRMS: CONTROL FUNTION APPROACH
NGUYỄN VĂN
Khoa Cơ sở - Cơ bản, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam
Email liên hệ: vanxpo@vimaru.edu.vn
Tóm tắt
Nghiên cứu này áp dụng mô hình momen tổng quát
của Wooldridge (2009) với điều chỉnh của Vincenzo
Mollisi & Gabriele Rovigatti (2017) nhằm ước
lượng hàm sản xuất và đo lường năng suất nhân tố
tổng hợp của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm
Việt Nam giai đoạn 2012-2017. Kết quả ước lượng
cho thấy: (1) Các doanh nghiệp chế biến thực phẩm
hiện vẫn thâm dụng lao động và có hiệu suất giảm
theo quy mô; (2) Đóng góp trung bình của năng suất
nhân tố tổng hợp vào sản lượng đạt khoảng 2,76;
(3) Khu vực doanh nghiệp chế biến thực phẩm đầu
tư trực tiếp nước ngoài có đóng góp của năng suất
nhân tố tổng hợp vào sản lượng lớn nhất, tiếp đến là
khu vực doanh nghiệp nhà nước và xếp cuối cùng là
các doanh nghiệp tư nhân.
Từ khóa: Năng suất nhân tố tổng hợp, hồi quy
GMM, ngành chế biến thực phẩm.
Abstract
This study applies the generalized method of
moments model of Wooldridge (2009) with
modification of Vincenzo Mollisi & Gabriele
Rovigatti (2017) to estimate production function and
measure total factor productivity of Vietnamese food
processing firms in the period 2012 between 2017.
The estimated results show that: (1) Food
processing firms tend to be labor-intensive and
experience decreasing return to scale; (2) The
average contribution of total factor productivity to
output is about 2.76; (3) The foreign direct
investment food processing firms sector has the
largest contribution of total factor productivity to
output, followed by the state-owned sector and the
last being the private sector.
Keywords: Total factor productivity, GMM
regression, food processing industry.
1. Đặt vấn đề
Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm Việt
Nam có vị trí quan trọng trong lĩnh vực công nghiệp
chế biến, chế tạo. Là một trong những nhóm ngành
công nghiệp được Chính phủ Việt Nam lựa chọn ưu
tiên phát triển nhằm nâng cao sản lượng và giá trị
xuất khẩu trong giai đoạn hiện nay đến năm 2025,
tầm nhìn 2030. Trong những năm qua nhóm ngành
này có xu hướng tăng trưởng mạnh, đạt mức gần 7%
năm, kim ngạch xuất khẩu tăng từ 8% đến 10% năm,
đạt trên 40 tỷ USD năm 2018. Qua đó Việt Nam đã
trở thành nước nằm trong nhóm dẫn đầu thế giới về
xuất khẩu nông, lâm, thủy sản.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, nhóm ngành
chế biến thực phẩm Việt Nam hiện nay vẫn còn tồn
tại nhiều hạn chế. Sự tăng trưởng sản lượng của các
doanh nghiệp chủ yếu là do tăng vốn và lao động.
Đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào
tăng trưởng sản lượng còn thấp. Tỷ trọng đầu tư có
sự chênh lệch giữa các ngành nghề và khu vực
doanh nghiệp nên có sự khác biệt lớn về đóng góp
của TFP giữa các khu vực doanh nghiệp chế biến
thực phẩm nhà nước, tư nhân và đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI). Hơn nữa trong những năm qua
việc ước tính TFP của nhóm ngành chế biến thực
phẩm Việt Nam được thực hiện chủ yếu bởi phương
pháp hạch toán tăng trưởng nên chưa giải quyết
được vấn đề nội sinh. Do đó ước lượng TFP của
nhóm ngành này trong những năm qua còn chưa
chính xác.
Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu này áp
dụng các kỹ thuật bán tham số và phương pháp hồi
quy momen tổng quát (GMM) để ước lượng hàm
sản xuất và TFP của nhóm ngành chế biến thực
phẩm Việt Nam. Qua đó có các dự báo chính xác
hơn về kết quả sản xuất cũng như đóng góp của TFP
vào sản lượng.
KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
TẠP CHÍ ISSN: 1859-316X
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI
JOURNAL OF MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY
112 SỐ 63 (8-2020)
2. Tổng quan nghiên cứu
Ước lượng chính xác TFP là một vấn đề cơ bản
trong kinh tế, là chủ đề được nhiều nhà kinh tế học
quan tâm. Khi chịu các sốc năng suất tích cực, các
doanh nghiệp phản ứng bằng cách mở rộng sản xuất
để tăng sản lượng do đó nhu cầu các đầu vào cũng
tăng. Ngược lại, khi chịu các sốc năng suất tiêu cực
thì các doanh nghiệp sẽ cắt giảm sản lượng nên nhu
cầu về các yếu tố đầu vào sẽ giảm. Sự tương quan
dương giữa các mức đầu vào quan sát được và các sốc
năng suất không quan sát được sẽ dẫn đến ước lượng
về TFP bị chệch khi ước lượng bằng phương pháp
bình phương tối thiểu (OLS). Đã có nhiều phương
pháp được đề xuất đề giải quyết vấn đề này, chúng ta
có thể gộp lại thành các nhóm các phương pháp như
sau: Nhóm các phương pháp tác động cố định (FE),
nhóm các phương pháp biến công cụ (IV), và nhóm
các phương pháp kiểm soát hàm sản xuất (CF).
Trong nhóm CF, Olley& Pakes (1996) (OP) [5]
là những người đầu tiên đề xuất thủ tục ước lượng
hai bước để khắc phục tính nội sinh trong mô hình.
Các ông đã chọn mức đầu tư đại diện cho các sốc
năng suất. Tuy nhiên, phương pháp OP gặp hạn chế
lớn trong áp dụng thực tế, làm hạn chế phạm vi ứng
dụng của nó. Điều này xuất phát từ thực tế hoạt động
sản xuất công nghiệp, mức đầu tư của các doanh
nghiệp thường không được quyết định tại từng thời
điểm mà được tích lũy trong vài năm trước khi thực
hiện nên các số liệu ở cấp độ doanh nghiệp có rất
nhiều quan sát có mức đầu tư bằng không tại các
thời điểm. Do đó nó vi phạm giả định về tính đơn
điệu trong hàm đầu tư của OP. Levinsohn & Petrin
(2003) (LP) [3] đã khắc phục hạn chế này bằng cách
đề xuất các mức đầu vào trung gian đại diện cho các
sốc năng suất.
Cả phương pháp OP và LP đều giả định các
doanh nghiệp có thể điều chỉnh các mức đầu vào
ngay lập tức mà không chịu tổn thất về chi phí khi
chịu sự tác động của các sốc năng suất. Tuy nhiên
Bond & Soderbom (2005) đã chỉ trích các phương
pháp OP và LP và cho rằng hệ số của lao động có
thể được ước lượng vững trong một bước nếu các
biến tự do biến thiên độc lập với biến đại diện cho
sốc năng suất. Ngược lại, các hệ số sẽ đa cộng tuyến
hoàn hảo trong ước lượng ở bước một và do đó
không thể xác định được hệ số của lao động. Do đó
Ackerberg, Caves & Frazer (2015) (ACF) [1] đã đề
xuất phương pháp thay thế dựa trên các giả định mới
nhằm khắc phục hạn chế này.
Wooldridge (2009) (WRDG) [7] đã đề xuất giải
quyết các vấn đề của OP và LP bằng các thay thế thủ
tục ước lượng hai bước bằng cách thiết lập một mô
hình hồi quy GMM. Cụ thể, Wooldridge (2009) đã
thu hẹp các momen liên quan trong các hệ số của các
phương trình được thiết lập bởi OP và LP. Các
phương trình này đều có biến phụ thuộc giống nhau
nhưng được đặc trưng bởi một tập các công cụ khác
nhau. Cách tiếp cận như vậy giải quyết được các vấn
đề sau: (i) Khắc phục vấn đề sản lượng tiềm năng
trong bước một của ACF; (ii) Dễ dàng có được các
sai số tiêu chuẩn tốt hơn, tính được cả cho trường
hợp tự tương quan và phương sai sai số thay đổi.
Một giả định quan trọng làm cơ sở cho cả vấn đề
tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp tại thời điểm t
và các mô hình OP, LP và WRDG đó là: Sốc năng
suất riêng biệt tại thời điểm t (
t ) không ảnh hưởng
đến sự lựa chọn các biến trạng thái đã nhận được tại
thời điểm t-b, mà chỉ ảnh hưởng đến các biến tự do.
Vì vậy,
t không tương quan đồng thời với giá trị
trạng thái, giá trị trễ của các biến trạng thái và biến
tự do nên tất cả đều là công cụ để xác định tham số.
Tuy nhiên, việc thêm biến trễ vào hệ thống sẽ làm
giảm số chiều và các thông tin hiện có của mẫu. Do
đó Vincenzo Mollisi & Gabriele Rovigatti (2017)
(VG) [4] đã thiết lập một thủ tục ước lượng bằng
cách sửa lại thủ tục ước lượng của Wooldridge
(2009) dựa trên ma trận các công cụ bảng động.
Cách tiếp cận này làm tăng các giới hạn momen
nhưng không làm mất thông tin, đây là vấn đề rất
được mong đợi khi ước lượng thực nghiệm với các
tập dữ liệu bảng có số quan sát lớn nhưng thời gian
ngắn (các tập dữ liệu này là phổ biến trong nghiên
cứu thực nghiệm hiện nay).
3. Phương pháp nghiên cứu
Để ước lượng TFP cho các doanh nghiệp, nghiên
cứu lựa chọn công nghệ sản xuất Cobb-Douglas cho
các doanh nghiệp. Hàm sản xuất của doanh nghiệp i
tại thời điểm t được viết ở dạng logarit như sau:
0it k it l it ity k l (1)
KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
TẠP CHÍ ISSN: 1859-316X
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI
JOURNAL OF MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY
113 SỐ 63 (8-2020)
Với yit, kit và lit lần lượt là logarit tự nhiên tổng
sản lượng đầu ra, của vốn và của lao động. Trong đó
kit là biến trạng thái và lit là biến tự do (Olley&
Pakes (1996), Levinsohn & Petrin (2003),
Wooldridge (2009) [3], [5], [7])
Theo Van Beveren (2012) [6],
it được phân rã
thành sốc năng suất riêng biệt
itv được quan sát bởi
chủ doanh nghiệp nhưng không được quan sát bởi
nhà kinh tế và sai số không quan sát được của
phương trình
it . Do đó (1) có thể được viết lại như
sau:
0it k it l it it ity k l v (2)
Khi đó
0it itv được xác định là năng suất
của doanh nghiệp i tại thời điểm t. Ước lượng các hệ
số của phương trình (2), từ đó tính được năng suất
như sau:
0
ˆ ˆ ˆˆ ˆ
it it it k it l itv y k l (3)
Các ước lượng ˆk và
ˆ
l và ước tính TFP
được tính toán dựa trên phương pháp GMM của
Wooldridge (2009) được điều chỉnh bởi Vincenzo
Mollisi & Gabriele Rovigatti (2017)
(GMM_wrdg&vg) (xem [4], [7]) bằng phần mềm
Stata 14.
4. Kết quả nghiên cứu
4.1. Số liệu và biến số
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu tổng điều tra
doanh nghiệp của Tổng cục thống kê trong các
năm từ 2012-2017. Qua xử lý dữ liệu nghiên cứu
có được số liệu của 2.079 doanh nghiệp chế biến
thực phẩm, trong đó có 65 doanh nghiệp nhà nước,
1.801 doanh nghiệp tư nhân và 213 doanh nghiệp
FDI. Các biến số trong mô hình nghiên cứu được
trình bày trong Bảng 1.
4.2. Kết quả nghiên cứu
Bảng 2 trình bày các kết quả ước lượng hàm sản
xuất và đóng góp của TFP vào sản lượng theo
phương pháp của Levinsohn & Petrin (2003) và
phương pháp GMM của Wooldridge (2009) được
điều chỉnh bởi Vincenzo Mollisi & Gabriele
Rovigatti (2017).
Bảng 2. Kết quả ước lượng hàm sản xuất và năng suất
nhân tố tổng hợp của các doanh nghiệp chế biến
thực phẩm
Phương pháp LP
Phương pháp
GMM_wrdg&vg
Variable Coef t Coef t
L 0,549*** 36,34 0,617*** 69,68
K 0,245*** 20,57 0,309*** 35,32
TFP 3,631 2,755
Nguồn: Kết quả ước lượng của tác giả từ Stata 14
Các hệ số ước lượng của vốn và lao động ở các
phương pháp là phù hợp và có ý nghĩa thống kê. Có
đôi chút sự khác biệt giữa các phương pháp, tuy
nhiên nó đều cho thấy cùng xu hướng đó là: Hệ số
co giãn của lao động đối với sản lượng lớn hơn hệ số
co giãn của vốn, hàm ý các doanh nghiệp chế biến
thực phẩm Việt Nam hiện nay vẫn còn thâm dụng
lao động. Tổng hệ số co giãn của lao động và vốn
theo sản lượng nhỏ hơn 1 cho thấy các doanh nghiệp
chế biến thực phẩm hiện đang có hiệu suất giảm
theo quy mô.
Về đóng góp của TFP cho thấy có sự khác biệt
lớn giữa hai phương pháp. Kết quả của phương pháp
LP cho thấy đóng góp trung bình của TFP là 3,631
trong khi phương pháp GMM_wrdg&vg chỉ là 2,755.
Như đã phân tích trong phần tổng quan, kết quả ước
lượng TFP bằng phương pháp GMM_wrdg&vg sẽ
được lựa chọn cho các doanh nghiệp chế biến thực
Bảng 1. Mô tả biến đầu vào và các biến đầu ra
Biến số Phương pháp đo lường
Biến
đầu ra
VA
Là giá trị gia tăng thực của
doanh nghiệp, được tính theo
giá so sánh năm 2010 (bằng
giá trị gia tăng danh nghĩa /hệ
số khử lạm phát).
Các
biến
đầu
vào
K
Tổng tài sản thực của doanh
nghiệp ở thời điểm cuối năm,
tính theo giá so sánh 2010
(bằng tài sản cuối năm /hệ số
khử lạm phát).
L
Là số lao động toàn thời gian
của doanh nghiệp trong năm.
Các biến VA, K, L đều được lấy logarit tự nhiên
trước khi đưa vào mô hình.
KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
TẠP CHÍ ISSN: 1859-316X
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI
JOURNAL OF MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY
114 SỐ 63 (8-2020)
phẩm ở giai đoạn 2012-2017. Điều này cho thấy,
đóng góp của các nhân tố khác ngoài vốn và lao
động (tiến bộ công nghệ, chất lượng lao động, chất
lượng vốn và sử dụng hiệu quả các nguồn lực khác)
làm tăng sản lượng đầu ra lên 2,755 lần.
Bảng 3 mô tả phân phối TFP của các doanh
nghiệp chế biến thực phẩm Việt Nam giai đoạn
2012-2017. Kết quả cho thấy, TFP có sự thay đổi
không đáng kể trong giai đoạn này, đóng góp trung
bình vào sản lượng là 2,755. Độ lệch chuẩn trung
bình của TFP qua các năm thay đổi nhỏ cho thấy
khoảng cách về công nghệ sản xuất, cải tiến chất
lượng lao động, quản trị và sử dụng hiệu quả các
nguồn lực giữa các doanh nghiệp chế biến thực
phẩm trong giai đoạn này chưa được thu hẹp.
Các tính toán TFP giữa các khu vực doanh
nghiệp chế biến thực phẩm nhà nước, tư nhân và
FDI trong giai đoạn 2012-2017 được trình bày và
Bảng 3. Phân phối TFP của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm
Năm Obs Mean Std. D Min Max
2012 2079 2,824 0,843 -0,427 6,573
2013 2079 2,741 0,835 -1,212 6,469
2014 2079 2,730 0,854 -0,445 5,649
2015 2079 2,661 0,884 -2,972 5,770
2016 2079 2,863 0,825 -1,838 6,280
2017 2079 2,712 0,867 -1,245 6,694
Nguồn: Kết quả ước lượng của tác giả từ Stata 14
Nguồn: Kết quả ước lượng của tác giả từ Stata 14
Hình 1. Biểu đồ Histogram về TFP của các khu vực doanh nghiệp
chế biến thực phẩm
0
1
2
3
4
2012 2013 2014 2015 2016 2017
TFP doanh nghiệp nhà nước TFP doanh nghiệp tư nhân
TFP doanh nghiệp FDI
Bảng 4. TFP của các khu vực doanh nghiệp chế biến thực phẩm
TFP Obs Mean Std. D Min Max
DN nhà nước 65 2,892 0,792 0,010 4,673
DN tư nhân 1801 2,655 0,805 -2,972 6,694
DN FDI 213 3,575 0,830 0,988 6,573
Nguồn: Kết quả ước lượng của tác giả từ Stata 14
KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
TẠP CHÍ ISSN: 1859-316X
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI
JOURNAL OF MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY
115 SỐ 63 (8-2020)
Ngày nhận bài: 31/3/2020
Ngày nhận bản sửa: 08/4/2020
Ngày duyệt đăng: 14/4/2020
mô tả trong Bảng 4 và Hình 1. Kết quả cho thấy khu
vực doanh nghiệp FDI có sự đóng góp của TFP vào
sản lượng cao nhất, trung bình khoảng 3,58 trong
giai đoạn này. Tiếp đến là khu vực doanh nghiệp nhà
nước (2,89) và cuối cùng là khu vực doanh nghiệp tư
nhân (2,66). Điều này phản ánh khu vực doanh
nghiệp chế biến thực phẩm FDI có công nghệ sản
xuất, quản trị, chất lượng lao động tốt hơn khu vực
doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, qua đó có sự
đóng góp của TFP vào sản lượng cao hơn. Có thể
nói những chính sách ưu đãi khi đầu tư vào nhóm
ngành chế biến thực phẩm như: Miễn thuế nhập
khẩu thiết bị công nghệ cho sản xuất, giảm thuế thu
nhập doanh nghiệp từ 25% xuống 20%, miễn giảm
thuế từ 1 đến 4 năm với những dự án thuộc diện ưu
đãi đầu tư, đã có tác động tích cực đến TFP của
các doanh nghiệp chế biến thực phẩm FDI. Ngược
lại khu vực doanh nghiệp chế biến thực phẩm tư
nhân có TFP thấp nhất, phản ánh tình trạng khó khăn
của các doanh nghiệp này trong việc tiếp cận vốn để
cải tiến công nghệ, còn yếu trong quản trị doanh
nghiệp, trình độ lao động còn thấp.
5. Kết luận và khuyến nghị
Nghiên cứu sử đụng phương pháp GMM của
Wooldridge (2009) với điều chỉnh của Vincenzo
Mollisi & Gabriele Rovigatti (2017) để ước lượng
hàm sản xuất và đo lường TFP của các doanh nghiệp
chế biến thực phẩm giai đoạn 2012-2017. Từ kết quả
ước lượng, nghiên cứu có thể rút ra một vài kết luận
và khuyến nghị sau:
Các doanh nghiệp đang thâm dụng lao động và
có hiệu suất giảm theo quy mô. Do đó, các doanh
nghiệp cần gia tăng công nghệ vào sản xuất và
không nên mở rộng quy mô sản xuất trong những
năm tiếp theo.
Đóng góp trung bình của TFP vào sản lượng của
các doanh nghiệp đạt khoảng 2,76, trong đó khu vực
doanh nghiệp FDI có đóng góp của TFP vào sản
lượng lớn nhất, tiếp đến là khu vực nhà nước và cuối
cùng là khu vực tư nhân. Điều này cho thấy các
doanh nghiệp chế biến thực phẩm FDI đã tận dụng
được các chính sách ưu đãi của Chính phủ để dẫn
đầu về công nghệ sản xuất và quản trị doanh
nghiệp, Trong khi các doanh nghiệp tư nhân
(chiếm trên 80% số lượng doanh nghiệp và số lượng
lao động) đang tụt lại phía sau. Điều này đòi hỏi
Chính phủ cần có có các chính sách cụ thể về tiếp
cận tín dụng, tiếp cận đất đai, đào tạo lao động để
giúp các doanh nghiệp tư nhân nâng cao đóng góp
của TFP vào sản lượng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ackerberg D. A, Caves, K., and Frazer G.,
“Identification properties of recent production
function estimators”. Econometrica, Vol. 83(6),
2015.
[2] GSO, “Tổng điều tra doanh nghiệp năm 2012,
2013, 2014, 2015, 2016, 2017”.
[3] Levinsohn, J. and Petrin, A., “Estimating
Produciton Functions Using Inputs to Control
for Unobservables”. Review of Economic
Studies, Vol.70, 2003.
[4] Mollisi, V. and Rovigatti, G., “Theory and
Practice of TFP Estimation: the Control
Function Approach Using Stata”. CEIS Working
Paper Series, No. 399, 2017.
[5] Olley, S. O. and Pakes, A., “The dynamics of
productivity in the telecommunications
equipment industry”. Econometrica, 64, 1996.
[6] Van Beveren, I., “ Total factor productivity
estimation: A practical review”. Journal of
economic surveys, Vol.26(1), 2012.
[7] Wooldridge, J., “On estimating firm-level
production functions using proxy variables to
control for unobservables”, Economics Letters,
Vol.104, 2009.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nang_suat_nhan_to_tong_hop_trong_cac_doanh_nghiep_che_bien_t.pdf