Năng suất sinh học của quần xã Plankton ở vùng biển quần đảo Trường Sa
Năng suất sinh học của quần xã Plankton
vùng biển Trường Sa Việt Nam (6-12ON, 109-
118OE) được tính toán trên cơ sở các hệ số
chuyển hoá năng lượng giữa các bậc dinh
dưỡng. Các hệ số này được tìm từ việc giải bài
toán mô hình chu trình chuyển hoá Nitơ trong
hệ sinh thái vùng biển nghiên cứu. Kết quả cho
thấy rằng: năng suất sơ cấp tinh của vùng biển
đạt cỡ 24 đến 28 mgC/m3/ngày trong mùa gió
Đông Bắc và mùa gió Tây Nam. Trong gió mùa
Đông Bắc sinh khối động vật nổi tầng mặt đạt
giá trị trong khoảng 180 - 243 mg-tươi/m3,
trung bình 211 mg-tươi/m3. Trong mùa gió Tây
Nam sinh khối động vật nổi dao động trong
khoảng 227 - 267 mg-tươi/m3.
Năng suất thứ cấp của vùng biển biến đổi
trong khoảng 3,6 đến 4,0 mgC/m3/ngày, nhỏ
hơn năng suất sơ cấp khoảng 100 lần. Năng
suất thứ cấp trong mùa gió Đông Bắc và mùa
gió Tây Nam phân bố tương đối đồng đều, xu
hướng tăng dần từ bờ ra khơi trên vùng biển
12 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 526 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Năng suất sinh học của quần xã Plankton ở vùng biển quần đảo Trường Sa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
40
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 14, Số 1; 2014: 40-51
ISSN: 1859-3097
NĂNG SUẤT SINH HỌC CỦA QUẦN XÃ PLANKTON
Ở VÙNG BIỂN QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA
Nguyễn Ngọc Tiến1*, Dƣ Văn Toán2
1
Viện Địa chất và Địa vật lý Biển-Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
2
Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Việt Nam
*
E-mail: nntien@imgg.vast.vn
Ngày nhận bài: 7-8-2013
TÓM TẮT: Năng suất sinh học của quần xã Plankton vùng biển Trường Sa Việt Nam (6-12ON,
109-118OE) được tính toán trên cơ sở các hệ số chuyển hoá năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng.
Các hệ số này được tìm từ việc giải bài toán mô hình chu trình chuyển hoá Nitơ trong hệ sinh thái
vùng biển nghiên cứu. Kết quả cho thấy:
Trong mùa gió Đông Bắc và mùa gió Tây Nam, năng suất sơ cấp thô có giá trị cỡ
69 mgC/m3/ngày, trong đó sản phẩm tinh chiếm khoảng 40%. Khả năng tổng hợp vật chất hữu cơ ở
khu vực biển phía Nam vùng nghiên cứu cao hơn khu vực biển phía Bắc.
Năng suất sơ cấp tinh của vùng biển đạt cỡ 24 đến 28 mgC/m3/ngày trong mùa gió Đông Bắc
và mùa gió Tây Nam. Phân bố của năng suất sơ cấp có liên quan mật thiết với trường nhiệt của
vùng biển trong các mùa. Hệ số chuyển hoá năng lượng tự nhiên ở vùng biển có giá trị 2,5%.
Năng suất thứ cấp của vùng biển biến đổi trong khoảng 3,6 đến 4,0 mgC/m3/ngày, nhỏ hơn
năng suất sơ cấp khoảng 100 lần. Năng suất thứ cấp trong mùa gió Đông Bắc và mùa gió Tây Nam
phân bố tương đối đồng đều, xu hướng tăng dần từ bờ ra khơi trên vùng biển.
Từ khóa: Quần xã, sinh học, plankton.
MỞ ĐẦU
Vùng biển quần đảo Trường Sa đóng vai
trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh
tế và an ninh quốc phòng của nước ta, cần
được bảo vệ và củng cố. Thông tin chi tiết về
các yếu tố hệ sinh thái như thực vật nổi, động
vật nổi, năng suất sinh học, trữ lượng tiềm
năng và khả năng khai thác nguồn lợi cá nổi
nhỏ đặc biệt cần thiết đối với việc quản lý và
bảo vệ biển đảo, tiếp cận đảo. Khi không có số
liệu quan trắc hoặc có rất ít, các mô hình toán
học là giải pháp hữu ích trong trường hợp này.
Với nỗ lực chi tiết hóa khu vực, áp dụng kỹ
thuật giải và lập trình, bức tranh về hệ sinh
thái vùng biển quần đảo Trường Sa phần nào
được sáng tỏ. Kết quả tính toán sẽ cung cấp
các thông tin tham khảo cho các mục đích
khác nhau.
Bài báo giới thiệu các kết quả tính toán và
những nhận định chủ yếu về sự phân bố, biến
đổi mùa của sinh khối thực vật nổi, động vật
nổi, năng suất sinh học sơ cấp và thứ cấp nói
chung còn về trữ lượng tiềm năng. Đây là
nghiên cứu được hoàn thành với sự hỗ trợ kinh
phí của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ
Việt Nam năm 2013.
TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP
Đã tiến hành tính toán năng suất sinh học
sơ cấp của thực vật nổi và năng suất sinh học
thứ cấp của động vật nổi dựa vào mô hình
chu trình chuyển hóa Nitơ trong hệ sinh thái
Năng suất sinh học của quần xã plankton
41
biển. Cơ sở phương pháp luận và các quá
trình chuyển hoá trong chu trình được diễn
tả như sau (hình 1):
Quá trình chuyển hoá 1: Quang hợp của
Phytoplankton.
Quá trình chuyển hoá 2: Hô hấp của
Phytoplankton.
Quá trình chuyển hoá 3: Dinh dưỡng của
Zooplankton.
Quá trình chuyển hoá 4: Hô hấp của
Zooplankton.
Quá trình chuyển hoá 5 và 6: Chết tự
nhiên của quần thể Phytoplankton và
Zooplankton.
Quá trình chuyển hoá 7: Khoáng hoá chất
hữu cơ.
Quá trình chuyển hoá 8: Đạm hoá
(Nitrification) và quá trình chuyển hoá 9: Phi
đạm hoá (Denitrification).
2
Trong ®ã:
PHY: Phytoplankton
ZOO: Zooplankton
DOM: ChÊt h÷u c¬ hoµ tan
AMO: Amoni
NIT: Nitrat
1... 9: C¸c qu¸ tr×nh chuyÓn ho¸
: H-íng chuyÓn ho¸
ZOO
4
PHY
DOM
AMO
NIT
3
3b
3a
5 6
7 1
1b
1a
8
9
2a
2b
Hình 1. Sơ đồ chu trình chuyển hóa Nitơ trong hệ sinh thái biển
Theo nguyên lý bảo toàn, tốc độ toàn phần
biến đổi sinh khối hoặc nồng độ của một hợp
phần sinh, hoá học nào đó chính là tổng đại số
tốc độ các quá trình sản sinh làm tăng (nguồn-
Production) và phân huỷ làm suy giảm (phân
huỷ-Destruction) nồng độ hoặc sinh khối của
hợp phần đó. Gọi Ci là nồng độ (hoặc sinh
khối) của hợp phần i, Prodi, Desti tương ứng là
tốc độ các quá trình làm tăng và làm giảm nồng
độ của hợp phần, ta có:
Pr
i
i idC od Dest
dt
(1)
Ở đây i=1, , 5 tương ứng là PHY, ZOO,
DOM, AMO, NIT.
Từng hợp phần của chu trình Nitơ, biểu
thức mô phỏng Prodi, Desti như sau [2]:
.*Pr ( ). ( ) ( .. ) .
P PAMO NITPHY NAod L i L Exp AMO PHY
C AMO C NITNA
(2)
.
. .
Z PHYPHY N DPDest F PHY ZOO F PHYPP C PHYP
(3)
Pr (1 )
ZPHYZOO Pod X ZOOP C PHYP
(4)
Nguyễn Ngọc Tiến, Dư Văn Toán
42
( )
ZOO A DDest F F ZOOZ Z (5)
.
Pr . .
ZX PHY ZOOPDOM D DPod F PHY F ZOOP ZC PHYP
(6)
.DOM ADest F DOMD (7)
Pr AMO A A Nod F ZOO F DOM F PHYAMOZ D P (8)
( ). ( )
PAMOAMO NADest L i L PHY F AMO
AC AMOA
(9)
Pr NIT N Nod F AMO F PHYNIT PA
(10)
.
( ). ( ) ( . ).
P NITNIT ONDest L i L Exp AMO PHY F NITNC NITN
(11)
Mô hình toán chu trình chuyển hoá Nitơ
được viết lại ở dạng tổng quát sau:
Pr
i i idC od Dest
dt
(12)
Đây là hệ phương trình vi phân thường gồm
5 phương trình, có thể giải bằng nhiều phương
pháp, ở đây chọn phương pháp Runger Kuta
với điều kiện ban đầu:
C
i
(t=t0) = C
i
* (biết trước) (13)
Kết quả của mô hình (12) với điều kiện
(13) cho ta biến động theo thời gian của sinh
khối, hàm lượng các hợp phần, cùng năng suất
sinh học sơ cấp, thứ cấp và các hiệu quả sinh
thái của vùng biển.
Với mục đích nghiên cứu hiện trạng phân
bố các hợp phần trong chu trình Nitơ và các
đặc trưng của các quá trình sản xuất vật chất
hữu cơ bậc thấp ở vùng biển tại một thời điểm
nào đấy, bài toán (12) được giải trong điều kiện
dừng (dCi/dt = 0, i = 15), nghĩa là:
Prodi - Desti =0, i = 1, , 5 (14)
Các tài liệu sử dụng trong tính toán bao
gồm: Nhiệt độ lớp nước mặt trung bình nhiều
năm mùa đông và mùa hè. Dữ liệu này được
tính toán thống kê trên các ô 0,25 độ kinh vĩ tại
vùng biển nghiên cứu, nguồn từ Ủy ban Đại
dương và khí quyển (NOAA) phát hành năm
2009 [7].
Cường độ bức xạ được tính toán từ các điều
kiện thiên văn trung bình trên các vĩ độ ở vùng
biển nghiên cứu trong các mùa đặc trưng.
Các tham số sinh thái trong mô hình được
lựa chọn phù hợp với điều kiện biển nhiệt đới
Việt Nam và vùng biển nghiên cứu được thể
hiện ở bảng 1 [4-6].
Trường độ sâu tính toán từ lớp mặt đến
200 m nơi bức xạ quang hợp có thể tới.
Năng suất sinh học của quần xã plankton
43
Bảng 1. Một số thông số (hằng số) chính sử dụng trong mô hình
và giá trị lựa chọn cho vùng biển Trường Sa
TT Ký hiệu Thông số Thứ nguyên Giá trị
1
P
N Tốc độ riêng cực đại sử dụng Nitrat trong quang hợp (Ngày)
-1
2,2
2
P
A Tốc độ riêng cực đại sử dụng Amoni trong quang hợp (Ngày)
-1
1,8
3 PAROPT Cường độ sáng thích hợp cho quang hợp W/m
2
120
4 T Hệ số biểu thị ức chế quang hợp do nhiệt độ - -0,5
5 I Hệ số biểu thị ức chế quang hợp do ánh sáng - -0,5
6 TLeth Cận dưới nhiệt độ quang hợp
o
C 16
7 TOPT Nhiệt độ tối thuận cho quang hợp
o
C 28
8
Hệ số biểu thị sự ức chế tác dụng của NIT trong quang hợp khi có
AMO
( AT-gN/l)-1 1,5
9 Nm
Giá trị nghưởng Nitơ tổng (AMO+NIT) tại đó cường độ chết của
PHY đạt cực đại
AT-gN/l 0,3
10 CP Hệ số bán bảo hoà hàm lượng thức ăn AT-gN/l 0,5
11 PHYm
Giá trị nghưỡng của lượng thức ăn PHY tại đó cường độ chết của
ZOO cực đại
AT-gN/l 1,0
12
A
Z Tốc độ riêng bài tiết Amoni tại 0
o
C (Ngày)
-1
0,1
13 be Hệ số biểu thị ảnh hưởng nhiệt độ đến tốc độ bài tiết - 1,03
14
A
D Tốc độ riêng phân huỷ thành Amoni tại 20
o
C (Ngày)
-1
0,8
15 KT Hệ số biểu thị ảnh hưỡng của nhiệt độ đến
A
D - 1,05
16 KAMO Tốc độ riêng đạm hoá chuyển Amoni thành Nitrat - 0,088
17 KNIT Tốc độ riêng phi đạm hoá chuyển Amoni thành Nitrat - 0,0001
18 I0 Hằng số mặt trời W/m
2
1.353
KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH
Đặc trƣng phân bố quá trình sản xuất sơ cấp
của thực vật nổi
Trong mùa gió Đông Bắc và Tây Nam, xu
hướng phát triển của thực vật nổi tại vùng biển
quần đảo Trường Sa tăng dần từ bờ ra khơi,
sinh khối của thực vật nổi ở khu vực này đạt
khoảng 1.131 – 1.167 mg-tươi/m3 trung bình
1.149 mg-tươi/m3 (hình 2, 3).
So với các thời kỳ khác trong năm ở vùng
vĩ độ cao và gần bờ thì mùa đông không phải là
thời kỳ phát triển của thực vật nổi do nhiệt độ
nước giảm thấp, cường độ bức xạ không lớn,
nhưng ở vùng quần đảo Trường Sa, mùa đông
và mùa hè nhiệt độ chỉ dao động trong khoảng
từ 24 đến 30oC, các nguồn dinh dưỡng từ lục
địa không có, lớp nước mặt lại có bức xạ lớn vì
vậy mà sinh vật đã phát triển ở các tầng nước
có bức xạ thích hợp và lượng dinh dưỡng cao.
Xu thế và sinh khối thực vật nổi khá đồng đều
bởi tốc độ tổng hợp chất hữu cơ và quang hợp
của thực vật nổi phụ thuộc vào bức xạ mặt trời
và phát triển trong ngưỡng quang hợp cho
phép, đây là những điều kiện sinh thái thuận lợi
cho quá trình tổng hợp chất hữu cơ của thực vật
nổi trong vùng biển nghiên cứu phát triển.
Theo đó năng suất sơ cấp tinh trong gió
mùa Đông Bắc và Tây Nam tại tầng mặt có xu
thế và định lượng đồng đều nhau, giá trị trong
hai mùa biến đổi từ 24 đến 28 mgC/m3/ngày
(hình 4, 5), phân bố với xu thế tăng dần từ Nam
lên Bắc. Toàn vùng biển có năng suất sơ cấp
tinh đạt trung bình 26 mgC/m3/ngày, riêng khu
vực ở vĩ độ 12 có năng suất sơ cấp tinh cao, đạt
khoảng 28 mgC/m3/ngày. Điều này liên quan
chặt chẽ tới các điều kiện sinh thái thuận, trong
đó có nền nhiệt.
Phân bố sức sản xuất sơ cấp tinh vùng biển
có đặc điểm là khu vực phía Bắc cao hơn hẳn
khu vực phía Nam, năng suất sơ cấp tinh
thường đạt cực đại ở tầng mặt đến tầng 50m.
Nguyễn Ngọc Tiến, Dư Văn Toán
44
Hình 2. Phân bố sinh khối thực vật nổi (mg-tươi/m3) tầng mặt trung bình tháng 1
Hình 3. Phân bố sinh khối thực vật nổi (mg-tươi/m3) tầng mặt trung bình tháng 7
Năng suất sinh học của quần xã plankton
45
Hình 4. Phân bố năng suất sơ cấp tinh (mgC/m3/ngày) tầng mặt trung bình tháng 1
Hình 5. Phân bố năng suất sơ cấp tinh (mgC/m3/ngày) tầng mặt trung bình tháng 7
Nguyễn Ngọc Tiến, Dư Văn Toán
46
Hình 6. Phân bố nhiệt độ tầng mặt trung bình tháng 1
Hình 7. Phân bố nhiệt độ tầng mặt trung bình tháng 7
Năng suất sinh học của quần xã plankton
47
Trong mùa gió Tây Nam, hầu hết các khu
vực của vùng biển nghiên cứu có năng suất sơ
cấp tinh trong khoảng 42-48 mgC/m3/ngày, cao
hơn so với mùa gió Đông Bắc và cũng đồng
nhất hơn. Tuy vậy cũng có thể thấy khu vực
biển Khánh Hoà, Phan Thiết và Trường Sa có
tốc độ tổng hợp chất hữu cơ cao hơn các khu
vực khác.
Xem xét đặc trưng phân bố trường nhiệt
tháng 1 và tháng 7 (đại diện cho mùa gió Đông
Bắc và mùa gió Tây Nam), thấy rằng:
Nhiệt độ nước bề mặt biển phụ thuộc vào
bức xạ mặt trời tới mặt nước biển Theo một số
nghiên cứu trước đây, nhiệt độ thích hợp cho
quang hợp của thực vật nổi vùng biển Nhiệt
Đới Việt Nam trong khoảng 26-28oC [3, 4]. So
sánh nền nhiệt trung bình mùa ở vùng biển
nghiên cứu với giá trị này thấy rằng trong mùa
gió Đông Bắc toàn khu vực Trường Sa từ vĩ
tuyến 6 - 12oN có nhiệt độ nước tầng mặt đạt
26-28,5
o
C (trừ dải nước sát bờ Vũng Tàu),
trong khi nền nhiệt trung bình trong mùa gió
Tây Nam thường cao hơn 29,5oC (hình 6, 7).
Đặc trƣng phân bố quá trình sản xuất sơ cấp
của động vật nổi
Trong mùa gió Đông Bắc, nét tương đồng
giữa bức tranh phân bố sinh khối và năng suất
của động vật nổi thể hiện khá rõ (hình 8) và rất
phù hợp với phân bố của sức sản xuất sơ cấp
của thực vật nổi, nhất là đối với sản phẩm tinh.
Đây là sự biểu hiện rõ nhất và đúng quy luật về
quan hệ dinh dưỡng bậc thấp ở vùng biển
nghiên cứu. Xu hướng phát triển là tăng dần từ
bờ ra khơi [1]. Sinh khối động vật nổi tầng mặt
đạt giá trị trong khoảng 180 - 243 mg-tươi/m3,
trung bình 211 mg-tươi/m3.
Trong mùa gió Tây Nam sinh khối động vật
nổi (hình 9) dao động trong khoảng 227 -
267 mg-tươi/m3.
Xu thế chung phân bố theo mặt rộng của
động vật nổi mùa gió Tây Nam và Đông Bắc
tại quần đảo Trường Sa là tăng dần từ bờ ra
khơi và xu thế biến đổi tương đối đồng đều.
Hình 8. Phân bố sinh khối động vật nổi (mg-tươi/m3) tầng mặt trung bình tháng 1
Nguyễn Ngọc Tiến, Dư Văn Toán
48
Hình 9. Phân bố sinh khối động vật nổi (mg-tươi/m3) tầng mặt trung bình tháng 7
Hình 10. Phân bố năng suất thứ cấp (mgC/m3/ngày) tầng mặt trung bình tháng 1
Năng suất sinh học của quần xã plankton
49
Hình 11. Phân bố năng suất thứ cấp (mgC/m3/ngày) tầng mặt trung bình tháng 7
Năng suất thứ cấp trong mùa gió Đông Bắc
thấp hơn trong mùa gió Tây Nam và cả hai mùa
phân bố theo xu hướng tăng dần từ bờ ra khơi
trên vùng biển nghiên cứu (hình 10). Trong
mùa này hầu hết toàn vùng biển có năng suất
thứ cấp trong khoảng 2,6 đến trên 4,0
mgC/m
3
/ngày. Vị trí các khu vực có năng suất
thứ cấp cao trùng hợp tương đối với các khu
vực có sinh khối cao.
Trong mùa gió Tây Nam tháng 7 (hình 11),
năng suất thứ cấp phân bố tương đối đồng đều
và có giá trị trong khoảng 3,8-5,0
mgC/m
3/ngày. Đây là sự khác biệt về giá trị
năng suất thứ cấp giữa 2 mùa.Điều này phù hợp
với đặc trưng của hệ sinh thái biển nhiệt đới
Việt Nam, nơi có các yếu tố sinh thái môi
trường biến đổi không nhiều trong năm.
KẾT LUẬN
Năng suất sinh học của quần xã Plankton
vùng biển Trường Sa Việt Nam (6-12ON, 109-
118
OE) được tính toán trên cơ sở các hệ số
chuyển hoá năng lượng giữa các bậc dinh
dưỡng. Các hệ số này được tìm từ việc giải bài
toán mô hình chu trình chuyển hoá Nitơ trong
hệ sinh thái vùng biển nghiên cứu. Kết quả cho
thấy rằng: năng suất sơ cấp tinh của vùng biển
đạt cỡ 24 đến 28 mgC/m3/ngày trong mùa gió
Đông Bắc và mùa gió Tây Nam. Trong gió mùa
Đông Bắc sinh khối động vật nổi tầng mặt đạt
giá trị trong khoảng 180 - 243 mg-tươi/m3,
trung bình 211 mg-tươi/m3. Trong mùa gió Tây
Nam sinh khối động vật nổi dao động trong
khoảng 227 - 267 mg-tươi/m3.
Năng suất thứ cấp của vùng biển biến đổi
trong khoảng 3,6 đến 4,0 mgC/m3/ngày, nhỏ
hơn năng suất sơ cấp khoảng 100 lần. Năng
suất thứ cấp trong mùa gió Đông Bắc và mùa
gió Tây Nam phân bố tương đối đồng đều, xu
hướng tăng dần từ bờ ra khơi trên vùng biển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Tác An, 1977. Năng suất sinh học sơ
cấp và hiệu ứng sinh thái của dòng nước trồi
ở vùng biển Nam Trung Bộ, Các công trình
nghiên cứu vùng nước trồi mạnh Nam Trung
Bộ. Nxb. KH & KT Hà Nội. Tr. 114-130.
Nguyễn Ngọc Tiến, Dư Văn Toán
50
2. Doan Bo, Liana McManus and others, 1997.
Primary productivity of phytoplankton in
study area of RP-VN JOMSRE-SCS 1996.
Proceedings: Conference on the Philippines-
Vietnam Joint Oceanographic and Marine
Scientific Research Expedition in the South
China Sea 1996, Hanoi, 22-23 April 1997,
pp. 72-86.
3. Đoàn Bộ, Nguyễn Dương Thạo, 2001. Sinh
vật phù du vùng biển phía Tây Trường Sa
và mối quan hệ của chúng với các yếu tố
môi trường. Tạp chí Thủy Sản, Số 6.
4. Đoàn Bộ, 2005. Một số kết quả tính toán
năng suất sinh học của quần xã plankton
vùng biển khơi nam Việt Nam. Tạp chí
khoa học ĐHQG HN, Tập 21, Số 3AP.
Tr. 1-7
5. Nguyễn Ngọc Tiến, 2011. Đánh giá quá
trình sản xuất sơ cấp và hiệu quả sinh thái
vùng biển vịnh Bắc Bộ. Tạp chí Khoa học
và Công nghệ. Số đặc biệt. Tập 49, Số 6B.
6. Nguyễn Ngọc Tiến, Nguyễn Chí Công, Dư
Văn Toán, 2011. Mô hình chu trình chuyển
hóa Ni tơ trong hệ sinh thái biển áp dụng
cho vùng biển vịnh Bắc Bộ. Tạp chí Khoa
học và Công nghệ biển. Tập 11, Số 4.
7. World Ocean Atlas (WOA- Database),
2009. CD-Rom, NOAA.
Năng suất sinh học của quần xã plankton
51
BIOLOGICAL PRODUCTION OF PLANKTON COMMUNITY IN THE
MARINE REGION OF TRUONG SA ARCHIPELAGO
1
Nguyen Ngoc Tien,
2
Du Van Toan
1
Institute for Marine Geology and Geophysics-VAST
2
Vietnam Administration of Seas and Islands
ABSTRACT: The biological production of plankton population in Truong Sa (Spratly)
archipelago, Vietnam (6-12ON, 109-118OE) was calculated basing on energy transformed
coefficients between nutrient orders. These coefficients were found by solving Nitrogen transformed
cycle model in researched marine region ecosystem. The results show that:
The coarse primary power is about 69 mgC/m3/day in North-East monsoon and South-West
monsoon, with about 40% fine product. Organic material synthesize ability in Southern research
zone is higher than that in the Northern zone.
The fine primary power reaches from 24 to 28 mgC/m3/day in North-East monsoon and South-
West monsoon. The distribution of primary power is related to the temperature field of this marine
region through seasons. The nature energy transformed coefficient is 2,5%.
The secondary power changes in range 3,6-4,0 mgC/m3/day, less than 100 times primary
power. The secondary power distributes relatively equal in North-East monsoon and South-West
monsoon, which has the trend increasing slowly from shore to open sea.
Keywords: Community, biological, plankton
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4028_14202_1_pb_8095_2079620.pdf