Nghiên cứu đã tính toán và phân tích được
năng suất và chi phí sản xuất của cưa xăng sử
dụng để chặt hạ gỗ rừng trồng thuần loài khai
thác trắng cho hai trường hợp điển hình ở Việt
Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng năng
suất cưa xăng chặt hạ gỗ rừng trồng keo thuần
loài ở Việt Nam phụ thuộc vào nhiều yếu tố
trong đó có điều kiện độ dốc địa hình và đường
kính cây chặt hạ. Đối với địa hình có độ dốc
trung bình 52% và đường kính cây chặt 13,5
cm thì năng suất chặt hạ trung bình tính cho
thời gian làm việc hiệu quả đạt 1,98 m3/h (7,9
m3/ca), trong khi địa hình thuận lợi hơn với độ
dốc 21% và đường kính cây chặt 13,8 cm thì
năng suất chặt hạ tính cho thời gian làm việc
hiệu quả là 2,73 m3/h (10,4 m3/ca), cao hơn so
với trường hợp địa hình dốc và đường kính cây
nhỏ hơn.
Điều kiện độ dốc địa hình và đường kính cây
chặt cũng ảnh hưởng đến chi phí sử dụng cưa
xăng để chặt hạ. Trong trường hợp địa hình có
độ dốc trung bình 52% và đường kính cây chặt
13,5 cm thì chi phí chặt hạ 48.720 đồng/m3,
trong khi trường hợp có địa hình bằng phẳng
hơn (21%) và đường kính cây lớn hơn (13,8
cm) thì chi phí chặt hạ là 31.680 đồng/m3, thấp
hơn so với trường hợp địa hình dốc và đường
kính gỗ nhỏ hơn. Kết quả nghiên cứu cũng cho
thấy rằng, chi phí nhân công tính cho 1 m3 ảnh
hưởng nhiều bởi năng suất chặt hạ trong 1 ca.
Nếu năng suất ca lớn thì chi phí nhân công tính
cho 1 m3 gỗ chặt hạ sẽ thấp hơn đối với trường
hợp năng suất ca nhỏ.
7 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 518 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Năng suất và chi phí sử dụng cưa xăng chặt hạ gỗ rừng trồng ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Công nghiệp rừng
144 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4 - 2018
NĂNG SUẤT VÀ CHI PHÍ SỬ DỤNG CƯA XĂNG
CHẶT HẠ GỖ RỪNG TRỒNG Ở VIỆT NAM
Trần Văn Tưởng
Trường Đại học Lâm nghiệp
TÓM TẮT
Năng suất và chi phí sản xuất là hai chỉ tiêu quan trọng trong việc tính toán lập dự trù thiết bị vật tư, nhân lực
và tính toán hiệu quả kinh tế nói chung và khâu chặt hạ trong khai thác gỗ nói riêng. Việc phân tích năng suất
và chi phí sản xuất sẽ góp phần nâng cao năng suất và giảm chi phí sản xuất. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng
năng suất cưa xăng khi chặt hạ gỗ keo trồng thuần loài phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có hai yếu tố chính
là độ dốc địa hình và đường kính cây chặt. Đối với địa hình có độ dốc lớn (52%) và đường kính cây chặt D1.3
đạt 13,5 cm thì năng suất giờ đạt 1,98 m3/h, trong khi địa hình bằng phẳng hơn với độ dốc 21% và đường kính
D1.3 đạt 13,8 cm thì năng suất giờ đạt 2,73 m
3/h. Độ dốc địa hình và đường kính cây chặt cũng ảnh hưởng đến chi
phí sử dụng cưa xăng. Trong trường hợp địa hình có độ dốc lớn 52% và đường kính cây chặt D1.3 đạt 13,5 cm thì
chi phí chặt hạ 48.720 đồng/m3, trong khi trường hợp có địa hình bằng phẳng hơn (21%) và đường kính cây lớn
hơn (13,8 cm) thì chi phí chặt hạ giảm xuống chỉ còn 31.680 đồng/m3.
Từ khóa: Chi phí sản xuất, Cưa xăng, khai thác gỗ, năng suất.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tổng diện tích rừng của Việt Nam đến năm
2015 là 14,1 triệu ha trong đó diện tích rừng tự
nhiên là 10,2 triệu ha, chiếm 72,3% và diện
tích rừng trồng là 3,9 ha, chiếm 27,7%
(VNFOREST, 2016). Rừng ở Việt Nam được
phân làm 3 loại theo chức năng bao gồm rừng
phòng hộ 4,46 triệu ha (rừng tự nhiên 3,84
triệu ha, rừng trồng 0,62 triệu ha), rừng đặc
dụng 2,11 triệu ha (rừng tự nhiên 2,02 triệu ha,
rừng trồng 0,09 triệu ha) và rừng sản xuất 6,66
triệu ha (rừng tự nhiên 3,94 ha, rừng trồng 2,72
ha). Nguồn gỗ cung cấp nội địa chủ yếu được
khai thác từ rừng sản xuất (VNFOREST,
2016).
Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT (MARD,
2016), từ năm 2016 khai thác gỗ rừng tự nhiên
gồm khai thác chính, tận dụng và tận thu gỗ
chỉ được thực hiện đối với chủ rừng có phương
án quản lý rừng bền vững theo quy định của
nhà nước, có chứng chỉ quản lý rừng bền vững
và được Thủ tướng chính phủ cho phép. Tuy
nhiên theo FSC (FSC, 2015), đến năm 2015
tổng diện tích rừng được cấp chứng chỉ FSC là
133.823 ha, trong đó chủ yếu là rừng trồng.
Nghĩa là khai thác gỗ ở Việt Nam từ 2016 chủ
yếu được diễn ra đối với rừng trồng. Cưa xăng
là thiết bị chặt hạ gỗ phổ biến hiện nay ở các
nước trên thế giới. Đối với các nước phát triển,
mặc dù máy chặt hạ liên hợp hiện đại, năng
suất cao và an toàn đang được áp dụng rộng rãi
để chặt hạ gỗ nhưng thiết bị này chỉ phù hợp
với các địa hình tương đối bằng phẳng, cây có
đường kính không lớn và gỗ tập trung. Ở
những khu vực có độ dốc cao và cây có đường
kính lớn thì cưa xăng vẫn được sử dụng. Ở
Việt Nam, cưa xăng là dụng cụ chủ yếu dùng
để chặt hạ gỗ rừng tự nhiên và rừng trồng trong
thời gian qua và trong những năm tiếp theo.
Khi sử dụng cưa xăng, hai trong số những
chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật rất quan trọng cần
quan tâm đó là năng suất chặt hạ và chi phí sản
xuất của cưa xăng. Hai chỉ tiêu này là cơ sở để
lựa chọn cưa xăng, dự trù số lượng cưa xăng
và tính toán hiệu quả kinh tế khi thiết kế khai
thác gỗ. Rừng trồng và rừng tự nhiên ở Việt
Nam phân bố trên các địa hình tương đối đa
dạng về độ dốc, đường kính cây khai thác cũng
khác nhau dẫn đến năng suất và chi phí sản
xuất khi sử dụng cưa xăng sẽ khác nhau.
Nghiên cứu này nhằm so sánh năng suất và chi
phí sản xuất ở các điều kiện địa hình và đường
kính gỗ khai thác khác nhau nhằm cung cấp
các số liệu tin cậy về năng suất và chi phí sản
suất khi sử dụng cưa xăng để chặt hạ gỗ, là tài
liệu tham khảo phục vụ thực tế sản xuất,
nghiên cứu và học tập.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để xác định năng suất và chi phí sử dụng
cưa xăng, cần phải lựa chọn địa điểm và thiết
bị nghiên cứu cụ thể. Sau đó, phương pháp
nghiên cứu thời gian (time study) được áp
Công nghiệp rừng
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4 - 2018 145
dụng để xác định năng suất chặt hạ. Để xác
định chi phí sản xuất, nghiên cứu dựa vào
phương pháp tính toán của Miyata (Miyata,
E.S., 1980), các số liệu phục vụ tính toán được
thu thập bằng các phương pháp đo đếm trực
tiếp ngoài thực địa và phương pháp phỏng vấn.
2.1. Lựa chọn địa điểm nghiên cứu thu thập
số liệu
Trong tổng số 3,88 triệu ha rừng trồng, khu
vực Đông Bắc chiếm 38% với tổng diện tích
1.48 triệu ha, còn lại là khu vực Bắc Trung Bộ
với tổng diện tích 0,81 triệu ha, Duyên Hải
0,65 triệu ha, Tây Nguyên 0,32 triệu ha và còn
lại là các khu vực khác với tổng diện tích 0,63
triệu ha (MARD, 2016). Như vậy, rừng trồng ở
Việt Nam tập trung lớn nhất ở khu vực Đông
Bắc và có tính tương đối đại diện cho rừng
trồng ở Việt Nam.
Công ty Lâm nghiệp Đoan Hùng nằm trong
vùng Đông Bắc, là một trong những đơn vị
hạch toán phụ thuộc của Tổng Công ty Giấy
Việt Nam. Tổng diện tích đất quản lý sử dụng
là 2.032 ha trong đó chủ yếu là rừng trồng
thuần loài chu kỳ kinh doanh từ 5 - 7 năm.
Diện tích trồng, khai thác rừng hàng năm là
170 - 300 ha; chăm sóc từ 510 - 900 ha/năm;
bảo vệ rừng từ 1.400 - 1.600 ha. Sản lượng gỗ
khai thác, vận chuyển cung cấp cho nhà máy
giấy trung bình từ 8.000 - 14.000 m3/năm. Địa
hình rừng của Công ty tương đối đa dạng, từ
địa hình tương đối bằng phẳng nhỏ hơn 50 đến
địa hình có độ dốc lớn trên 300. Do đó mang
tính đại diện cho khu vực Đông Bắc về loại
rừng, điều kiện địa hình khai thác và hình thức
chủ sở hữu nên được chọn làm địa điểm đo
đếm thu thập số liệu.
Nghiên cứu được thực hiện tại 2 lô khai
thác. Lô A (lô số 7, tiểu khu 120a) đại diện cho
trường hợp có độ dốc địa hình lớn và Lô B (lô
số 9, tiểu khu 120a) đại diện cho trường hợp có
độ dốc địa hình nhỏ với các thông tin cụ thể
được thể hiện trong bảng 1.
Bảng 1. Các thông số đặc trưng của lô thí nghiệm
Thông tin địa điểm nghiên cứu Đơn vị đo Lô A Lô B
Diện tích ha 1,4 2,1
Loại rừng - Trồng thuần loài Trồng thuần loài
Loài cây - Keo tai tượng Keo tai tượng
Trữ lượng cây đứng m3/ha 126 119
Phương thức khai thác - Chặt trắng Chặt trắng
Đường kính trung bình cm 13,5 13,8
Chiều dài cắt khúc m 2m và 4m 2m và 4m
Độ dốc lớn nhất
Độ dốc nhỏ nhất
Độ dốc trung bình
%
%
%
82
52
67
29
21
25
2.2. Lựa chọn loại cưa xăng để nghiên cứu
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại cưa
xăng dùng cho chặt hạ gỗ đến từ các nước khác
nhau như Đức, Thụy Điển, Nhật Bản và Trung
Quốc. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát thực tế
thì thấy phổ biến nhất hiện nay là cưa Thụy
Điển dòng Husqvarna 365. Ưu điểm của loại
cưa này là chất lượng tốt, làm việc tin cậy và
an toàn. Cưa có kích thước và khối lượng phù
hợp với tầm vóc và sức khỏe của người Việt
Nam, công suất phù hợp để chặt hạ đối tượng
rừng trồng ở Việt Nam. Khai thác gỗ vùng
Đông Bắc nói chung và tại Công ty Lâm
nghiệp Đoan Hùng nói riêng cũng chủ yếu
dùng loại cưa này. Do đó, cưa Husqvarna 365
được lựa chọn làm thiết bị nghiên cứu thu thập
số liệu (Hình 2b).
2.3. Mô tả các thành phần thời gian và
phương pháp thu thập số liệu
Áp dụng khái niệm các thành phần thời gian
cho một ca trong các tài liệu IUFRO (1995) và
Tran Van Tuong (2013), các thành phần thời
gian của một ca trong nghiên cứu này được thể
hiện như trong hình 1. Tổng thời gian một ca
chặt hạ được chia thành thời gian làm việc và
thời gian không làm việc. Thời gian làm việc
gồm thời gian làm việc hiệu quả và thời gian
trễ. Thời gian trễ bao gồm hai thành phần là
thời gian trễ có thể tránh được (như thời gian
chờ đợi các khâu trước, thời gian sửa máy do
Công nghiệp rừng
146 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4 - 2018
hỏng hóc đột xuất, đi lấy xăng dầu, dũa do tổ
chức công việc không được hợp lý) và thời
gian trễ không thể tránh được (như thời gian dũa
cưa xăng, thời gian đổ xăng, dầu bôi trơn).
Hình 1. Các thành phần thời gian của một ca chặt hạ áp dụng trong nghiên cứu
Thời gian làm việc hiệu quả bao gồm thời
gian di chuyển đến cây chặt, thời gian chuẩn bị
hạ cây (chọn hướng đổ, phát dọn xung quanh,
chuẩn bị đường tránh), thời gian mở miệng,
thời gian cắt gáy, thời gian cắt cành và cắt
khúc. Đối với thực tế chặt hạ rừng trồng gỗ
nhỏ ở Việt Nam, thao tác cắt cành và cắt khúc
không tiến hành cho từng cây riêng rẽ sau khi
hạ cây đó mà được thực hiện cho nhiều cây
cùng một lúc sau khi đã hạ một số cây nhất
định nhằm nâng cao năng suất chặt hạ. Trong
trường hợp chặt hạ lô A và lô B các thao tác
cũng diễn ra như thế. Thời gian không làm việc
bao gồm thời gian đi và về, thời gian nghỉ ăn
trưa và thời gian nghỉ giữa giờ.
Để xác định thời gian thực hiện các thao
tác, nghiên cứu sử dụng đồng hồ bấm giây
Casino HS 30-W, kết hợp với sử dụng máy
quay phim Sony HDR-PJ675E để đảm bảo độ
chính xác của các số liệu thời gian thu thập.
Đường kính khúc gỗ được xác định bằng thước
kẹp kính Haglöf Mantax 80, chiều dài khúc gỗ
được đo bằng thước dây. Nghiên cứu thực
nghiệm được tiến hành trong 5 ca (8 tiếng/ca).
Để xác định lượng nhiên liệu và dầu bôi
trơn tiêu hao, nghiên cứu sử dụng phương pháp
đong tổng lượng nhiên liệu và dầu bôi sử dụng
cho cưa xăng trong một ca và lượng nhiên liệu,
dầu bôi trơn còn lại sau ca làm việc, sử dụng
bình đựng dung tích Verso 1,5 lít.
Hình 2. Hình ảnh hiện trường nghiên cứu và loại cưa được sử dụng để nghiên cứu
a) Hiện trường nghiên cứu; b) Loại cưa được sử dụng để nghiên cứu Husqvarna 365
Tổng thời gian
Thời gian không làm việc
Thời gian đi và về
Thời gian ăn trưa
Thời gian nghỉ giữa giờ
Thời gian làm việc
Thời gian làm việc hiệu quả Thời gian trễ
Thời gian trễ có thể
tránh được
Thời gian trễ không thể
tránh được
a b
Công nghiệp rừng
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4 - 2018 147
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Năng suất cưa xăng
Thời gian làm việc một ca cho khâu chặt hạ
được thể hiện trong bảng 2. Tổng thời gian làm
việc trung bình của lô A là 506 phút (tương
đương 8,4 tiếng) trong đó thời gian làm việc
hiệu quả là 242 phút, chiếm 47,8%; thời gian
không làm việc là 221 phút, chiếm 43,7%; còn
lại là thời gian gián đoạn 43 phút, chiếm 8,5%.
Bảng 2. Thời gian thực hiện các thao tác khi sử dụng cưa xăng chặt hạ gỗ
Các thành phần thời gian
Thời gian đo được theo lô (phút)
Lô A Lô B
Thời gian không làm việc (phút)
- Thời gian đi và về
- Thời gian nghỉ giữa giờ
- Thời gian nghỉ trưa
221
16
30
175
154
18
26
110
Thời gian làm việc hiệu quả (phút)
- Thời gian di chuyển đến cây chặt hạ
- Thời gian chọn hướng đổ và chuẩn bị
- Thời gian mở miệng
- Thời gian cắt gáy
- Thời gian cắt cành và cắt khúc
242
6
5
35
32
165
228
7
8
50
40
122
Thời gian gián đoạn (phút)
- Không thể tránh được
- Có thể tránh được
43
19
24
42
14
28
Tổng thời gian của ca (phút) 506 424
Tổng thời gian làm việc của lô B là 425
phút, trong đó thời gian làm việc hiệu quả là
228 phút, chiếm 53,6%; thời gian không làm
việc là 154 phút, chiếm 36,2%; còn lại là thời
gian gián đoạn 42 phút, chiếm 10,2%.
Tổng thời gian làm việc trung bình một ca
của lô A nhiều hơn lô B 82 phút. Thời gian
khác nhau này chủ yếu do thời gian không làm
việc của lô A nhiều hơn lô B 65 phút và thời
gian làm việc hiệu quả của lô A nhiều hơn lô B
14 phút. Trong đó sự chênh lệch thời gian nghỉ
trưa ở hai lô là lớn nhất với lô A lớn hơn lô B
tới 65 phút. Sự khác biệt về thời gian như trên
phản ánh khâu tổ chức công việc chưa được
khoa học và nhất quán, về cơ bản các khâu
công việc trong chặt hạ vẫn còn được thực hiện
theo thói quen công việc. Thời gian mở miệng
và thời gian cắt gáy của lô A cũng khác nhau
đáng kể so với lô B, nhiều hơn so với lô B 19
phút, chủ yếu do điều kiện địa hình, đường
kính cây và mật độ cây chặt hạ.
Bảng 3. Khối lượng chặt hạ và thời gian làm việc hiệu quả trung bình một ca
Lô A Lô B
Khối lượng chặt hạ
trung bình của một ca
Đường kính D1.3 (cm)
Số cây chặt/ca
Thể tích TB/cây (m3)
Thể tích chặt/ca (m3)
13,5
92
0,087
7,9
13,8
115
0,09
10,4
Thời gian làm việc
hiệu quả
Thời gian di chuyển đến cây chặt, chuẩn bị, mở
miệng và cắt gáy (phút)
Thời gian cắt cành và cắt khúc (phút)
77
165
106
122
Tổng thời gian làm việc hiệu quả (phút) 242 228
Từ bảng 3 thấy rằng, thời gian làm việc hiệu
quả trung bình để chặt hạ được một cây từ thao
tác di chuyển đến cây chặt đến thao tác cắt cành
và cắt khúc ở lô A với địa hình dốc là 2,6 phút,
trong đó 1,8 phút cho cắt cành và cắt khúc,
chiếm 68,9% tổng thời gian chặt hạ một cây.
Công nghiệp rừng
148 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4 - 2018
Còn lại là 1,2 phút cho việc di chuyển đến cây
chặt, chuẩn bị, hạ cây và cắt gáy. Đối với lô B,
với địa hình bằng phẳng hơn có tổng thời gian
trung bình để thực hiện các thao tác chặt hạ một
cây bao gồm từ việc di chuyển đến cây chặt,
công tác chuẩn bị, mở miệng, cắt gáy, cắt cành
và cắt khúc là 1,9 phút, nhỏ hơn so với trường
hợp lô A là 0,7 phút. Trong tổng thời gian 1,9
phút thì 1,1 phút dành cho cắt cành và cắt khúc,
chiếm 57,9%, còn lại là thời gian dành cho các
công việc còn lại 0,8 phút, chiếm 42,1%.
Năng suất giờ cho khâu chặt hạ từ thao tác di
chuyển đến cây chặt đến việc cắt cành cắt khúc
tính theo thời gian làm việc hiệu quả được tính
toán theo giá trị thu được trong bảng 3 đối với
trường hợp lô A có địa hình bằng phẳng là 1,98
m3/h, trong khi đối với trường hợp lô B có địa
hình dốc là 2,73 m3/h, cao hơn so với trường lô
A là 0,75 m3/h do. Sự khác nhau về năng suất ở
đây phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đường kính
trung bình cây chặt ở lô B lớn hơn lô A, điều
kiện thời tiết ảnh hưởng đến khả năng làm việc
của công nhân, nhưng yếu tố khác nhau về độ
dốc có ảnh hưởng lớn nhất thể hiện qua số
lượng cây chặt chặt được ở lô B là 106 cây
trong khi số cây chặt ở lô A chỉ đạt 77 cây. Như
vậy, có thể thấy điều kiện địa hình có ảnh
hưởng lớn đến năng suất chặt hạ của cưa xăng.
Địa hình bằng phẳng hoặc có độ dốc nhỏ sẽ
giúp cho các hoạt thao tác được thuận lợi hơn,
nhất là các thao tác mở miệng cắt gáy, thao tác
cắt cành cắt khúc trong khi đối với điều kiện địa
hình dốc hơn sẽ gây khó khăn cho các thao tác
chặt hạ.
Năng suất ca cho khâu chặt hạ tính theo bảng
2 và bảng 3 đối với lô A có độ dốc lớn là 7,9
m3/ca trong khi đối với trường hợp lô B có độ
dốc tương đối bằng phẳng có năng suất cao hơn
là 10,4 m3/ha. Sự khác biệt về năng suất ca này
do nhiều nguyên nhân như đường kính và mật
độ cây chặt hạ khác nhau, điều kiện địa hình,
điều kiện thời tiết, trong đó ảnh hưởng do điều
kiện độ dốc có ảnh hưởng lớn đến sự khác nhau
về năng suất. Điều này thể hiện thông qua số
lượng cây chặt ở trường hợp lô A có độ dốc lớn
ít hơn 22 cây so với trường hợp lô B có độ dốc
nhỏ hơn.
3.2. Chi phí sản xuất khi sử dụng cưa xăng
Chi phí sản xuất khi sử dụng cưa xăng để
chặt hạ được tính toán dựa trên các thông số
đầu vào như trong bảng 4 và năng suất của
cưa xăng.
Bảng 4. Các thông số đầu vào để tính chi phí sản xuất khi sử dụng cưa xăng
TT Nội dung Đơn vị Giá trị
1 Giá mua mới cưa xăng (Pcx) Đồng/chiếc 9.153.000
2 Giá trị sau khấu hao (Scx) Đồng/chiếc 915.300
3 Lãi suất ngân hàng (I) % (một năm) 15%
4 Thời gian sử dụng cưa xăng (Ncx) Số năm 4
5 Số ca làm việc cưa xăng (Nngày/năm) Ca/năm 200
6 Hệ số sửa chữa (f) % so với Scx 50
7 Giá mua mới bản cưa (Pbc) Đồng/chiếc 1.158.300
8 Thời gian sử dụng bản cưa (Nbc) Ca 50
9 Giá mua mới xích cưa (Pxc) Đồng/chiếc 288.900
10 Thời gian sử dụng xích (Nxc) m
3/chiếc 50
11 Giá mua dũa xích (Pd) Đồng/chiếc 29.700
12 Tuổi thọ của dũa xích (Nd) m
3/chiếc 20
13 Nhiêu liệu tiêu thụ trong 1 ca (F) Lít/ca 4,32
14 Giá nhiên liệu (Pnhiên lieu) Đồng/lít 16.470
15 Lượng dầu bôi trơn xích cưa trong một ca (Od) Lít/ca 2,30
16 Giá dầu bôi trơn xích (Pd) Đồng/lít 19.700
17 Lượng nhớt pha xăng trong một ca (Onhớt) Lít/ca 0,17
18 Giá nhớt pha xăng (Pnhớt) Đồng/lít 57.780
20 Lương công nhân chính Đồng/ca 300.000
21 Lương công nhân phụ Đồng/ca 200.000
Công nghiệp rừng
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4 - 2018 149
Chi phí sản xuất khi sử dụng cưa xăng để
chặt hạ được thể hiện trong bảng 5. Đối với lô
A, tổng chi phí sử dụng cưa xăng là 48.720
đồng/m3, trong đó chi phí nhân công là 29.040
đồng/m3, chiếm 59,6%; chi phí nhiên liệu và
dầu bôi trơn là 10.630 đồng/m3, chiếm 21,81%;
còn lại là chi phí khấu hao cưa máy, xích cưa và
bản cưa là 11.040 nghìn/m3, chiếm 18,59%.
Đối với lô B có địa hình bằng phẳng hơn,
tổng chi phí khi chặt hạ nhỏ hơn với chi phí là
31.680 đồng/m3 trong đó chi phí nhân công là
14.960 đồng/m3, chiếm 47,2%; chi phí nhiên
liệu và dầu bôi trơn là 8.270 đồng/m3, chiếm
26,1%; còn lại là chi phí khấu hao máy cưa,
xích cưa và bản cưa với tổng chi phí là 8.450
đồng/m3, chiếm 26,7%.
Như vậy trong cả hai trường hợp, chi phí
nhân công chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong tổng
chi phí sử dụng cưa xăng để chặt hạ với 59,6%
trong trường hợp lô A và 47,2% trong trường
hợp lô B, điều này nói lên rằng kỹ năng của
công nhân vận hành cưa xăng có ảnh hưởng lớn
đến chi phí sử dụng cưa, công nhân có kỹ năng
càng cao sẽ càng giảm được chi phí sử dụng
cưa. Chi phí nhiên liệu và dầu bôi trơn chiếm tỷ
trọng gần tương đương với chi phí bảo dưỡng
sửa chữa và các chi phí khấu hao cưa, xích cưa
và bản cưa.
Bảng 5. Chi phí sử dụng cưa xăng để chặt hạ tại lô A và lô B trong nghiên cứu
STT Nội dung chi phí Đơn vị Chi phí theo các lô
Lô A Lô B
I Chi phí máy móc đ/m3 19.680 16.720
1 Chi phí cố định đ/m3 3.360 2.631
Khấu hao đ/m3 2.160 1.592
Lãi suất đ/m3 1.200 1.039
Bảo hiểm đ/m3 0.00 0.00
Thuế đ/m3 0.00 0.00
2 Chi phí lưu động đ/m3 16.320 14.089
Chi phí sửa chữa bảo dưỡng đ/m3 1.440 1.334
Chi phí khấu hao bản cưa đ/m3 870 992
Chi phí khấu hao xích cưa đ/m3 2.160 2.091
Chi phí khấu hao dũa xích đ/m3 1.220 1.402
Chi phí nhiên liệu đ/m3 6.600 5.396
Chi phí dầu bôi trơn đ/m3 4.030 2.874
II Chi phí nhân công đ/m3 29.040 14.960
Tổng chi phí đ/m3 48.720 31.680
Tổng chi phí nói chung và các thành phần
chi phí trong trường hợp lô A cao hơn lô B là do
năng suất lô A thấp hơn lô B. Đặc biệt là sự
chênh lệch về chi phí nhân công giữa hai trường
hợp lớn hơn sự chênh lệch của các chi phí khác.
Điều này có thể được giải thích là do các chi phí
như nhiên liệu dầu mỡ, sửa chữa bảo dưỡng,
hao mòn gần như tỷ lệ thuận với khối lượng
công việc hoàn thành, do đó các chi phí này tính
cho 1 m3 sẽ khác nhau không nhiều trong khi
lương của công nhân trong một ca có tính ổn
định tương đối. Do vậy nếu tính chi phí nhân
công tính cho 1 m3 gỗ tròn chặt hạ thì chi phí
nhân công phụ thuộc nhiều vào năng suất của
cưa xăng.
IV. KẾT LUẬN
Nghiên cứu đã tính toán và phân tích được
năng suất và chi phí sản xuất của cưa xăng sử
dụng để chặt hạ gỗ rừng trồng thuần loài khai
thác trắng cho hai trường hợp điển hình ở Việt
Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng năng
suất cưa xăng chặt hạ gỗ rừng trồng keo thuần
loài ở Việt Nam phụ thuộc vào nhiều yếu tố
trong đó có điều kiện độ dốc địa hình và đường
kính cây chặt hạ. Đối với địa hình có độ dốc
trung bình 52% và đường kính cây chặt 13,5
cm thì năng suất chặt hạ trung bình tính cho
thời gian làm việc hiệu quả đạt 1,98 m3/h (7,9
m3/ca), trong khi địa hình thuận lợi hơn với độ
dốc 21% và đường kính cây chặt 13,8 cm thì
Công nghiệp rừng
150 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4 - 2018
năng suất chặt hạ tính cho thời gian làm việc
hiệu quả là 2,73 m3/h (10,4 m3/ca), cao hơn so
với trường hợp địa hình dốc và đường kính cây
nhỏ hơn.
Điều kiện độ dốc địa hình và đường kính cây
chặt cũng ảnh hưởng đến chi phí sử dụng cưa
xăng để chặt hạ. Trong trường hợp địa hình có
độ dốc trung bình 52% và đường kính cây chặt
13,5 cm thì chi phí chặt hạ 48.720 đồng/m3,
trong khi trường hợp có địa hình bằng phẳng
hơn (21%) và đường kính cây lớn hơn (13,8
cm) thì chi phí chặt hạ là 31.680 đồng/m3, thấp
hơn so với trường hợp địa hình dốc và đường
kính gỗ nhỏ hơn. Kết quả nghiên cứu cũng cho
thấy rằng, chi phí nhân công tính cho 1 m3 ảnh
hưởng nhiều bởi năng suất chặt hạ trong 1 ca.
Nếu năng suất ca lớn thì chi phí nhân công tính
cho 1 m3 gỗ chặt hạ sẽ thấp hơn đối với trường
hợp năng suất ca nhỏ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. VNFOREST (2016). Quyết định số 3158/QĐ-
BNN-TCLN, ngày 27/7/2016 về việc Công bố hiện
trạng rừng 2015. Tổng cục Lâm nghiệp.
2. MARD (2016). Thông tư số 21/2016/TT-
BNNPTNT, ngày 28/6/2016 về việc Quy định về khai
thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản. Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn.
3. FSC (2015). An overview of recent trends and
current status of Forest Stewardship Council (FSC)
certification. https://us.fsc.org/en-us/what-we-do/facts-
figures.
4. IUFRO (1995). Forestry Work Nomenclature. In
Test edition valid 1995-2000 (Garpenberg, Sweden,
Sveriges Lantbruksuniv), p. 16.
5. Tran Van Tuong (2013). Timber and harvesting in
Vietnam - Issue and way forward in sustainability.
Lambert Academic Publishing. ISBN: 978365987321.
6. Miyata, E.S. (1980). Determining fixed and
operating costs of logging equipment (St. Paul,
Minneosta, U.S. Department of Agriculture Forest
Service), p. 16.
PRODUCTIVITY AND PRODUCTION COST OF CHAINSAW
USED FOR FELLING PLANTATION IN VIETNAM
Tran Van Tuong
Vietnam National University of Forestry
SUMMARY
Productivity and production costs are the important indicators for the calculation of machinery and human plan
and economic efficiency in general and in cutting process in timber harvesting in particular. Productivity and
production cost analysis helps to increase productivity and reduce production costs. The results of the study
shows that productivity of felling and debranching and crosscutting activities for acacia forest depend on many
factors in which there are main factors including terrain slope and high breast diameter (D1.3). When the terrain
slope of 52% and the diameter D1.3 of 13.5 cm, the hour productivity reachs 1.98 m
3/h. When the slope is smaller
with 21% and diameter D1.3 reaches 13.8 cm and hour productivity reaches 2.73 m
3/h. The factors of slope terrain
and tree diameter also affect to the production costs of chainsaw. The production costs are calculated at 48.720
VND/m3 when the slope terrain is lower with 21% and the diameter D1.3 reaches 13.8 cm, the production costs are
calculated at 31.680 VND/m3.
Keywords: Chainsaw, production cost, productivit, timber harvesting.
Ngày nhận bài : 27/4/2018
Ngày phản biện : 23/7/2018
Ngày quyết định đăng : 04/8/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nang_suat_va_chi_phi_su_dung_cua_xang_chat_ha_go_rung_trong.pdf