D.3.1 Hút 50 ml (hoặc 25 ml) dung dịch lọc (qui định tại mục D.1.2) cho vào cốc mỏ (đã biết khối lượng
cốc). Đặt cốc lên bếp cách thủy và chưng cho đến khi cạn khô. Nếu cặn có màu vàng hay đen tức là đất
có lẫn hữu cơ đã hòa tan, lúc đó nhỏ vài giọt dung dịch H2O2 10% cho ướt đều rồi lại đem chưng cạn.
Khi nào cặn có mầu trắng thì ngừng việc xử lý (ngừng nhỏ) bằng H2O2.
D.3.2 Cho cốc mẫu và tủ sấy và sấy ở nhiệt độ 1000C – 1050C trong 1 h đến 2 h rồi làm nguội đến nhiệt
độ bình thường trong bình hút ẩm và đem cân khối lượng mẫu.
Sau đó tiếp tục sấy ở nhiệt độ 1000C – 1050C trong vòng 0,5 h để nguội và cân cho đến khi khối lượng
cốc mẫu không thay đổi nữa là được.
38 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 534 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nền đường ô tô–thi công và nghiệm thu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à chú trọng
kiểm tra cả độ chặt các vị trí gần mặt ta luy.
- Kết quả kiểm tra phải đạt trị số độ chặt K tối thiểu qui định ở Bảng 2 tùy theo vị trí lớp đầm nén. Nếu
chưa đạt thì phải tiếp tục đầm nén hoặc xới lên rồi đầm nén lại cho chặt.
- Khi kiểm tra bằng phương pháp rót cát hoặc túi nước phải đào hố thử nghiệm đến đáy lớp đất đầm
nén. Khi dùng phương pháp dao vòng, phải lấy mẫu vào dao vòng ở độ sâu chính giữa lớp đầm nén.
Nếu dùng thiết bị đo độ chặt bằng các phương pháp vật lý, phải thao tác và đặt đầu đo đúng theo văn
bản chỉ dẫn kèm theo thiết bị của nhà sản xuất.
7.3.11 Kiểm tra đất đắp lẫn đá trong quá trình thi công
+ Nếu sỏi cuội, đá lẫn trong đất là loại đá mềm và rất mềm có cường độ chịu nén từ 20 MPa trở xuống
thì việc kiểm tra chất lượng đầm nén đất lẫn đá được thực hiện tương tự như khi đầm nén đất quy định
tại 7.3.10.
+ Nếu sỏi cuội, đá lẫn trong đất là loại đá cứng vừa và rất cứng có cường độ chịu nén lớn hơn 20 MPa,
việc kiểm tra chất lượng đầm nén đối với mỗi lớp đầm nén được thực hiện như sau:
- Trong quá trình thi công mỗi lớp phải kiểm tra tại thực địa (có ghi chép thành văn bản) các thông số
của công nghệ đầm nén đã thực hiện gồm bề dày lớp rải, độ ẩm, thứ tự, số lượt lu, tốc độ lu đầm qua
một điểm của từng công cụ trong tổ hợp máy yêu cầu và thường xuyên nhắc nhở kịp thời để việc thực
TCVN 9436:2012
18
hiện đầm nén mỗi lớp phải đúng như đã làm khi làm thử nghiệm đối với mỗi loại đất lẫn đá có nguồn
gốc và tỷ lệ thành phần hạt đã biết. Nếu thực hiện đầm nén không đúng bất kỳ một yếu tố nào của công
nghệ đầm nén đã được trình duyệt khi làm thí nghiệm buộc phải làm lại cho đúng.
- Đối với mỗi lớp phải đo độ cao bề mặt lớp bằng máy thủy bình lúc san rải, lu sơ bộ xong (độ cao này
ký hiệu là Htr) và lúc thực hiện đầm nén xong đúng như đã làm khi làm thử nghiệm (độ cao lúc này ký
hiệu là Hs), từ đó tính ra trị số giảm bề dày lớp sau khi đầm nén xong ∆H:
∆H = Htr - Hs; (1)
Cứ mỗi mặt cắt ngang cần xác định ∆H từ 5 điểm đến 10 điểm (tùy bề rộng lớp đầm nén) và lấy trị số
∆H trung bình của số điểm đo đại diện cho mỗi mặt cắt ngang. Trên cả một đoạn thi công, cứ 20 m dài
đo một mặt cắt ngang. Trị số ∆H trung bình của mỗi mặt cắt ngang trong một đoạn phải lớn hơn hoặc
bằng trị số ∆H xác định được khi làm thử nghiệm; nếu ∆H nhỏ hơn thì phải tiếp tục đầm nén cho đạt.
- Đối với công trình quan trọng và khi có nghi ngại về chất lượng đầm nén, Tư vấn giám sát có thể yêu
cầu kiểm tra lại khối lượng thể tích khô thực tế đạt được sau thi công của lớp đất lẫn đá và so sánh kết
quả với trị số khối lượng thể tích khô lớn nhất đã đạt được tương ứng với qui trình công nghệ đầm nén
lúc làm thử nghiệm hiện trường trước đó, nếu trị số thực tế sau thi công nhỏ hơn trị số lúc làm thử thì
phải có biện pháp đầm nén cho đạt được trị số lúc làm thử.
Trong trường hợp này việc lấy mẫu, thí nghiệm xác định khối lượng thể tích khô và độ ẩm tại hiện
trường phải tuân theo ASTM D5030-04 (áp dụng cho đất lẫn đá có cỡ hạt lớn nhất trên 125 mm) hoặc
ASTM D 4914-99 (áp dụng cho đất lẫn đá có Dmax = 75 mm đến 125 mm). Vị trí và số điểm thử nghiệm
kiểm tra do Tư vấn chỉ định nhưng không nên nhiều hơn một vị trí trên một đoạn thi công dài 50 m.
Cách thức thiết lập các chỉ tiêu nói trên dùng để kiểm tra chất lượng đầm nén thông qua làm thử nghiệm
hiện trường được chỉ dẫn ở phụ lục C.
+ Đối với các lớp đắp đất lẫn đá, ngoài kiểm tra chất lượng đầm nén còn phải kiểm tra bằng cách quan
sát:
- Mặt lớp đất lẫn đá sau khi đầm nén phải liền kín không có các hốc hở (do các đá to bị bong bật);
- Các đá to lộ trên mặt lớp không dễ bị bong bật.
7.3.12 Trong quá trình đắp nền, nếu quan sát bằng mắt thấy có nghi ngại về loại vật liệu đắp, có thể lấy
mẫu kiểm tra các chỉ tiêu qui định tại 6.6.1 và kiên quyết loại bỏ các vật liệu đắp không phù hợp với các
yêu cầu qui định tại điều 5.
7.4 Thi công mái ta luy nền đắp.
7.4.1 Để bảo đảm chất lượng đầm nén vùng sát gần mặt ta luy, bề rộng đắp mỗi lớp thân nền đường
nên rộng hơn bề rộng thiết kế tương ứng mỗi bên 15 cm đến 20 cm.
7.4.2 Trước khi tiến hành gia cố ta luy theo thiết kế phải hoàn thiện hình dạng mái ta luy (về độ dốc và
về độ bằng phẳng), tiến hành đầm nén lại bề mặt ta luy bằng đầm lăn với số lần đầm lăn từ 3 lần/ điểm
đến 4 lần/ điểm và vệt đầm phải đè chồng lên nhau 20 cm.
7.4.3 Cứ 20 m dài phải kiểm tra chất lượng hoàn thiện hình dạng mái ta luy tại một mặt cắt ngang. Nếu
độ dốc và độ bằng phẳng mái ta luy chưa đạt yêu cầu ở Bảng 1 thì phải sửa chữa cho đạt trước khi tiến
hành các giải pháp gia cố.
Riêng trường hợp nền đắp đất lẫn đá mặt ta luy phải không có hiện tượng các viên đá lớn bị bong bật
(kiểm tra bằng quan sát).
TCVN 9436:2012
19
7.4.4 Nếu mái ta luy đắp có phủ ngoài một tầng đất hữu cơ thì tầng phủ ngoài này cũng phải rải và đầm
nén từng lớp nằm ngang từ dưới chân ta luy lên dần đồng thời với lớp đắp thân nền đường phía trong.
Trong quá trình thi công, lớp phủ ngoài này cũng phải được kiểm tra chất lượng như đối với lớp đắp
thân nền đường bên trong (xem tại 7.3.10). Việc hoàn thiện hình dạng mái ta luy và kiểm tra chất lượng
hoàn thiện trong quá trình thi công cũng yêu cầu như với các mái ta luy đắp đất khác.
7.4.5 Việc thi công các kết cấu gia cố phòng hộ bề mặt ta luy nên được thực hiện càng sớm càng tốt và
phải thực hiện đúng hồ sơ thiết kế về cấu tạo và về các yêu cầu kiểm tra chất lượng trong quá trình thi
công.
7.5 Thi công nền đắp bằng cát có lớp đắp bao hai bên ta luy và đỉnh nền.
7.5.1 Vật liệu đắp bao phải phù hợp với quy định tại 5.5.
7.5.2 Phải rải và đầm nén từng lớp đất đắp bao dọc hai bên đồng thời với rải và đầm nén lớp cát thân
nền đường bên trong từ dưới đáy nền đắp lên dần.
7.5.3 Phải rải và đầm nén riêng lớp đất đắp bao đỉnh nền.
7.5.4 Trong quá trình thi công đắp phải có biện pháp hạn chế nước mưa thấm nhập, tích tụ trong phần
thân nền đắp bằng cát và phải bố trí rãnh xương cá tạm thời hoặc tầng đệm thoát nước bằng vải địa kỹ
thuật hoặc các bấc thấm ngang ở dưới đáy nền đắp để thoát nước tích tụ trong cát ra ngoài.
7.5.5 Yêu cầu về chất lượng và cách kiểm tra chất lượng đắp bao được thực hiện như với đắp đất thân
nền đường (qui định tại 7.3.10). Yêu cầu về chất lượng và cách kiểm tra chất lượng thi công mái ta luy
đắp bao cũng phải tuân theo qui định tại 7.4.1, 7.4.2 và 7.4.3.
7.6 Thi công đắp đoạn tiếp giáp với các công trình nhân tạo (cầu, cống, tường chắn...).
7.6.1 Phạm vi đắp đoạn tiếp giáp giữa mố cầu hoặc lưng cống với nền đắp liền kề ít nhất phải bố trí như
ở hình 1; đối với công trình tường chắn và các công trình khác, phạm vi đắp đoạn tiếp giáp theo bản vẽ
thiết kế.
a, Đoạn đường đầu cầu
b, Hai bên cống (D: khẩu độ cống)
Hình 1: Phạm vi đắp đoạn tiếp giáp
TCVN 9436:2012
20
Trong phạm vi đắp đoạn tiếp giáp phải dùng các vật liệu có tính thoát nước tốt, tính nén lún nhỏ như đất
lẫn sỏi cuội, cát lẫn đá dăm, cát hạt vừa, cát hạt thô. Không được dùng đất có tính thoát nước kém và
cát mịn, trường hợp không có điều kiện tìm vật liệu khác phải gia cố các loại đất này bằng vật liệu liên
kết vô cơ để đắp (tối thiểu là với 5% xi măng hoặc 10% vôi). Không được đắp bằng các loại đá phong
hóa và không đắp lẫn lộn các loại vật liệu khác nhau. Cũng có thể đắp bằng tro bay, vật liệu nhẹ hoặc
bê tông bọt nhưng phải trình duyệt kết quả nghiên cứu và làm thử nghiệm trước khi thi công đại trà.
7.6.2 Trước khi đắp đoạn tiếp giáp phải hoàn thành tốt các lớp phòng nước thấm vào thân mố, thân
tường chắn... và các lớp phòng nước thấm ra từ cống cùng hệ thống thoát nước dọc và ngang sau
công trình theo đúng thiết kế. Nhất thiết phải nghiệm thu các hạng mục ẩn dấu nói trên đạt yêu cầu mới
được đắp.
7.6.3 Trong mọi trường hợp đắp đoạn tiếp giáp phải rải và đầm nén từng lớp dần từ dưới lên với bề dày
lớp đầm nén chỉ nên từ 10 cm đến 20 cm (kể cả khi dùng lu nặng). Nếu dùng dụng cụ đầm nén nhỏ, bề
dày lớp đầm nén chỉ nên dưới 10 cm.
Độ chặt yêu cầu trong toàn phạm vi đắp đoạn tiếp giáp phải đạt ≥ 0,98 đối với đường cao tốc, đường
cấp I, cấp II và ≥ 0,95 đối với đường các cấp khác đồng thời phải lớn hơn hoặc bằng độ chặt đầm nén
yêu cầu đối với các bộ phận nền đường khác nhau như qui định ở Bảng 2.
Không được để lọt bất kì vùng nào không được đầm nén kể cả các vùng sát thành vách công trình. Tại
các vùng sát thành vách công trình phải dùng đầm bản nặng lớn hơn 100 KN hoặc mở rộng diện thi
công sau mố để đủ diện thi công cho máy đầm nén nặng hoạt động; với đường cao tốc có bề rộng nền
lớn có thể cho lu nặng lu theo hướng ngang sát thành vách mố.
Tại các chỗ lu hoặc đầm bản không thao tác được phải dùng đầm chấn động bằng tay đạt yêu cầu qui
định.
Việc kiểm tra chất lượng đầm nén cũng phải thực hiện từng lớp theo cách qui định tại 7.3.10.
7.6.4 Nên đồng thời thi công phạm vi đắp đoạn tiếp giáp và phạm vi đắp các phần tứ nón. Đắp trong
phạm vi khu vực tác dụng cũng nên thực hiện đồng thời với đắp khu vực tác dụng trên đoạn đường nối
tiếp liền kề.
7.6.5 Trường hợp đắp đoạn tiếp giáp bằng đất gia cố hoặc vật liệu khác thì phải tuân thủ chỉ dẫn kỹ
thuật trong hồ sơ thiết kế (kể cả các chỉ tiêu và phương pháp kiểm tra). Thi công các kết cấu khác như
bản quá độ, gối kê hoặc đóng cọc đỡ cuối bản quá độ... nằm trong phạm vi đắp đoạn tiếp giáp phải tuân
theo các chỉ dẫn và bản vẽ thiết kế.
8 Thi công nền đào
8.1 Công tác đào.
8.1.1 Phải thi công đào từ trên xuống, không được đào tùy tiện, không được đào khoét hàm ếch.
8.1.2 Trong quá trình thi công đào phải có biện pháp bảo đảm ta luy đang đào luôn ổn định. Đào đến
gần mặt ta luy và gần đến cao độ đỉnh nền thiết kế phải cẩn thận để tránh đào quá. Nếu đất dễ bị mưa
làm xói mặt thì nên bảo lưu một bề dày dưới 20 cm để đến khi hoàn thiện (hoặc trước khi thi công khu
vực tác dụng và kết cấu áo đường) mới gọt nốt cho đến sát mặt ta luy và cao độ đỉnh nền thiết kế.
8.1.3 Trong quá trình thi công, nếu phát hiện điều kiện địa hình địa chất có sai khác với thiết kế, phải kịp
thời đề xuất các thay đổi về độ dốc ta luy, về các biện pháp bảo đảm ổn định ta luy và cả về vị trí, kích
thước rãnh đỉnh trên đỉnh ta luy. Các đề xuất thay đổi phải được trình duyệt theo các qui định về quản lý
dự án.
TCVN 9436:2012
21
8.1.4 Trong quá trình đào, nếu phát lộ tầng hoặc vết lộ nước ngầm thì phải ngừng thi công và đề xuất,
trình duyệt các giải pháp xử lý. Trong khi chờ xử lý phải thực hiện ngay các biện pháp thoát nước tạm
thời, dẫn nước ngầm thoát ra khỏi phạm vi thi công hoặc đào hào hạ nước ngầm, không được để nước
ngầm tự do thấm hoặc chảy tràn lan.
8.1.5 Sau khi đào đến cao độ thiết kế phải lấy mẫu đất trong phạm vi khu vực tác dụng thí nghiệm các
chỉ tiêu qui định tại 6.6.2 và 6.6.3 để quyết định xem có cần thay đất trong phạm vi khu vực tác dụng
không.
8.1.6 Phải dựa vào điều kiện địa hình, loại hình mặt cắt ngang nền đào, chiều dài vận chuyển và hướng
vận chuyển đất đào để chọn máy thi công và phương án thi công thích hợp. Máy thi công nên chọn loại
phù hợp với phạm vi sử dụng an toàn và kinh tế của chúng (tham khảo bảng A-1 Phụ lục A). Trên một
đoạn nền đào có thể sử dụng phương án đào suốt cả đoạn từng lớp từ trên xuống hoặc đào từng đoạn
trên một phần hoặc toàn bộ trắc ngang. Chọn phương án thi công phải kết hợp bảo đảm điều kiện thoát
nước tốt trong quá trình đào đất như đã qui định tại 6.5.5 và bảo đảm điều kiện làm việc thuận lợi cho
xe máy.
8.2 Thi công mái ta luy đào.
8.2.1 Mỗi khi đào sâu được từ 2 m đến 3 m nên kiểm tra và chỉnh sửa mặt mái ta luy ngay cho đúng vị
trí và độ dốc (đặc biệt là với các đoạn nền đào sâu).
8.2.2 Phải loại trừ ngay các khối đá cô lập hoặc rời rạc còn nằm trên mái ta luy.
8.2.3 Kiểm tra yếu tố hình học, độ bằng phẳng của mái ta luy phải được thực hiện kịp thời như qui định
tại 8.2.1 và cả lúc trước khi tiến hành bất kỳ biện pháp gia cố nào trên mặt mái theo yêu cầu tại Bảng 1.
Cứ 20 m dài phải kiểm tra chất lượng hoàn thiện mái ta luy đào tại một mặt cắt ngang.
8.2.4 Việc thi công kết cấu gia cố phòng hộ bề mặt ta luy đào nên được thực hiện càng sớm càng tốt
(kể cả các rãnh đỉnh) và phải thực hiện đúng theo hồ sơ và chỉ dẫn kỹ thuật thiết kế.
8.3 Đổ đất thừa
8.3.1 Trước khi thi công phải kiểm tra thực địa các khu vực dự kiến cho đổ đất thừa để bảo đảm chắc
chắn rằng việc đổ đất không gây tác dụng xấu đến cảnh quan môi trường và không vi phạm qui hoạch
sử dụng đất của địa phương như đã qui định tại 4.7.
Không được đổ đất thừa trong phạm vi đất đai canh tác; không được đổ xuống sông, suối làm cản trở
dòng chảy gây xói lở thềm sông hoặc sườn dốc phía dưới nền đào và gây ô nhiễm dòng chảy phía hạ
lưu.
8.3.2 Đổ đất không được tạo ra các yếu tố tác động xấu đến mức độ ổn định của bản thân nền đường:
không được đổ đất thừa trên mái ta luy nền đắp, trên mái thiên nhiên dưới nền đào nơi có địa chất xấu
hoặc có mạch nước ngầm. Không được đổ dồn đống trên phần ngoài lề đường và trên đỉnh ta luy đào.
8.3.3 Việc đổ đất thừa nên tuân theo các quy định sau:
- Nên đổ tập trung ở một số khu vực được phép đổ, tránh việc đổ rải rác tùy tiện;
- Để đảm bảo ổn định, độ dốc mái ta luy đống đất thừa không nên dốc hơn 1:1,5, chiều cao không nên
cao quá 3 m. Tại chỗ đổ nên rải và đầm nén tạo độ dốc 2% trên mặt đống đất đổ.
8.4 Thi công rãnh thoát nước.
8.4.1 Trước khi thi công phải xác định vị trí tim rãnh từ tim tuyến và phải cắm cọc tim rãnh. Nên cắm cả
cọc vị trí mép rãnh biên.
TCVN 9436:2012
22
8.4.2 Rãnh biên lúc đầu nên đào nhỏ hơn kích thước thiết kế. Chỉ đào gọt hoàn thiện rãnh đúng kích
thước thiết kế sau khi đã hoàn thiện nền đường (gọt mui luyện nền và bạt lề xong). Tránh đào rãnh lấn
vào thân và ta luy nền đường.
8.4.3 Đất đào từ rãnh biên không được đổ lên lề đường. Đất đào từ rãnh đỉnh có thể đắp thành bờ chắn
nước (con trạch) phía dưới dốc ngang và phải được đầm cẩn thận với mái dốc đắp có độ dốc 1:1,5, mặt
trên nghiêng về rãnh đỉnh với độ dốc 2% đến 4%. Mép ta luy con trạch phải cách đỉnh ta luy đào tối thiểu
là 5 m.
8.4.4 Độ dốc rãnh đỉnh ở tất cả các đoạn nên dưới 5%, nếu quá 3% thì phải có biện pháp gia cố rãnh;
nước từ rãnh đỉnh không được cho đổ trực tiếp xuống rãnh biên hoặc giếng tụ hay cửa cống mà phải
dẫn cho đổ nước xuống phía thượng lưu cách cửa cống ít nhất 30 m thông qua dốc nước hoặc bậc
nước.
8.4.5 Rãnh xây và các bậc nước, dốc nước phải xây bằng đá; mạch vữa không được rộng quá 40 mm
và đầy vữa.
8.4.6 Các rãnh dốc nước, bậc nước bằng bê tông xi măng nên phân đoạn dài từ 2,5 m đến 5 m và bằng
đá xây nên phân đoạn dài 5 m đến 10 m để thi công và phải chèn khe nối giữa các đoạn bằng vật liệu
phòng nước.
8.4.7 Đường mép bờ rãnh biên phải song song với tim đường. Đường mép bờ của tất cả các loại rãnh ở
các đoạn thẳng phải ngay thẳng, ở các đoạn rãnh cong phải cong đều, không được gãy khúc, uốn lượn
tùy tiện đặc biệt khi thi công các đoạn nối tiếp rãnh với các công trình thoát nước khác, tuyến và mép
rãnh phải nối tiếp một cách êm thuận.
8.4.8 Trước và sau khi thi công gia cố rãnh theo thiết kế, phải kiểm tra các yếu tố hình học. Cách thức
kiểm tra chất lượng thi công các loại rãnh và sai số cho phép phải tuân theo các qui định tại Bảng 1.
9 Thi công nền đường nửa đào, nửa đắp và nền đường cải tạo, nâng cấp mở rộng
9.1 Thi công nền đường nửa đào, nửa đắp.
9.1.1 Sau khi thi công xử lý nền tự nhiên dưới đáy phần nền đắp theo các qui định tại 7.2 mới được bắt
đầu thi công phần nền đào. Đất đào ra nếu phù hợp với các yêu cầu về vật liệu đắp qui định ở điều 5 thì
có thể đẩy xuống phần nền đắp, san rải và đầm nén từng lớp từ dưới lên cao dần.
9.1.2 Việc thi công phần đào và phần đắp cũng phải tuân theo các qui định tại điều 7 và điều 8.
9.1.3 Phải đặc biệt chú trọng biện pháp bảo đảm sự đồng đều về sức chịu tải trong phạm vi khu vực tác
dụng giữa phần nền đào và phần nền đắp, cần thiết phải thay đất trong phạm vi khu vực tác dụng của
phần nền đào để tương đương với phần đắp.
9.2 Thi công nền cải tạo nâng cấp mở rộng
9.2.1 Phải dựa vào bản vẽ thiết kế thực hiện gọn việc phá dọn đá vỉa, lề đường cũ, các trang thiết bị,
báo hiệu và phòng hộ ở phía mở rộng nền đường; rãnh xây phải được phá dỡ khối xây, vét sạch vật liệu
cũ và rải đất đầm nén đạt độ chặt qui định tương ứng.
Khi lấp các rãnh biên cũ phải làm trước các rãnh thoát nước tạm để việc thoát nước trên đường cũ
không bị ảnh hưởng dẫn đến gây trở ngại cho việc bảo đảm giao thông trên đường hiện có.
9.2.2 Trước khi thi công, phải làm các công trình tạm chắn không cho nước từ bất kỳ nguồn nào chảy
vào khu vực thi công đào hoặc đắp mở rộng.
9.2.3 Xử lý đáy phần đắp mở rộng phải dựa vào hồ sơ thiết kế và tuân theo các qui định tại 7.2
TCVN 9436:2012
23
9.2.4 Trước khi đắp phần mở rộng phải gạt bỏ mái ta luy nền đắp cũ hết bề dày lớp hữu cơ, sau đó tạo
bậc cấp theo yêu cầu thiết kế rồi mới được đắp từng lớp từ dưới lên. Không được dùng đất đào gọt từ
mặt mái ta luy nền đường cũ để đắp phần nền đắp mở rộng mới.
9.2.5 Lớp dưới cùng của phần nền đắp mở rộng nên dùng sỏi, cát hoặc đá dăm đắp thành một tầng
đệm dày 30 cm. Nếu một phần nền đắp mở rộng bị ngập nước hoặc có điều kiện địa chất xấu phải xử lý
theo thiết kế.
9.2.6 Vật liệu đắp phần nền mở rộng nên sử dụng cùng loại với vật liệu đắp nền cũ hoặc chọn loại vật
liệu có tính nén lún thấp.
9.2.7 Thi công phần nền đào mở rộng phải tuân theo các qui định tại điều 8.
9.2.8 Trường hợp đường vừa khai thác vừa thi công cải tạo nâng cấp, mở rộng phải có các biện pháp
điều khiển, khống chế để bảo đảm giao thông luôn thông suốt, an toàn và thuận lợi cho việc thi công
nền đường. Trong mùa mưa phải có biện pháp hạn chế đất rơi vãi trên mặt đường đang khai thác và
hạn chế thời gian xe phải chạy trực tiếp trên nền đất mới thi công (nên cố gắng làm mặt đường sớm).
9.2.9 Khi phải hạ hoặc tôn cao cả kết cấu áo đường cũ cần tuân theo các qui định sau:
- Chiều dày lớp đất kẹp giữa kết cấu áo đường cũ và kết cấu áo đường mới không được nhỏ hơn 50
cm.
- Vật liệu đào bỏ kết cấu mặt đường cũ có thể được tận dụng để đắp ở những vị trí thích hợp nhưng
phải được chấp thuận bởi tư vấn thiết kế.
10 Thi công hạng mục phòng hộ và gia cố ta luy
10.1 Quy định chung
10.1.1 Chỉ được thi công các công trình phòng hộ và gia cố trên các mái ta luy đã chắc chắn ổn định,
không có nguy cơ bị nước ngầm phá hoại, đã hoàn thiện bề mặt và đã được kiểm tra nghiệm thu mặt ta
luy theo các qui định tại 7.4.3 hoặc 8.2.3.
10.1.2 Trước khi thi công cần đối chiếu thiết kế với điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn tại chỗ, nếu
thấy không thích hợp cần đề xuất thay đổi biện pháp phòng hộ, gia cố kịp thời.
10.2 Trồng cây, cỏ chống xói mái ta luy
10.2.1 Phải chọn giống, loại và thời tiết thích hợp với điều kiện địa phương khi trồng cây, cỏ. Phải chăm
sóc cho đến lúc cây, cỏ sống (tưới, bón phân...). Nước tưới cây, cỏ không được lẫn dầu mỡ và các chất
có a xít hoặc kiềm.
10.2.2 Khi trồng cỏ bằng gieo hạt phải xăm đất trước rồi rắc hạt đều và có biện pháp bảo vệ hạt không
bị trôi theo nước mưa, lượng hạt khoảng 200 g cho 100 m2. Khi trồng bằng vầng cỏ phải có bề dày vầng
đất phía dưới từ 5 cm đến 10 cm, kích thước bề mặt vầng đất có cỏ từ 20 cm đến 30 cm. Trước khi xếp
vầng cỏ phải xăm mặt sâu 3 cm đến 5 cm và phải găm vầng cỏ vào mặt ta luy bằng các đinh tre dài 15
cm đến 20 cm.
Vầng cỏ có thể xếp thành hàng song song với mép đường, khoảng cách giữa tim hai hàng cỏ khoảng
1,5 lần bề rộng vầng cỏ. Cũng có thể xếp thành ô vuông chéo với mép đường 450, mỗi ô có kích cỡ 1,2
m x 1,2 m, khoảng cách giữa tâm các ô là 1,4 m.
10.2.3 Việc trồng và chăm sóc các loại cây, cỏ và trồng cỏ bằng các kỹ thuật đặc biệt (phun hạt giống
bằng máy, trồng trong các lồng bằng vải địa kỹ thuật... hoặc phun bắn các vầng cỏ lên mặt ta luy) phải
tuân theo các chỉ dẫn của thiết kế.
TCVN 9436:2012
24
10.2.4 Khi thi công trồng cây, cỏ ở mái taluy nên thực hiện từ dưới chân lên dần phía đỉnh; mái ta luy
đào nên trồng quá đỉnh ta luy tối thiểu 1,0 m.
10.2.5 Kiểm tra chất lượng trồng cây, cỏ
- Diện tích cây, cỏ bị chết không được quá 10% và không có vùng cây cỏ bị chết thành mảng trên 1,0
m2;
- Bề dày lớp cỏ trồng nên dưới 10 cm;
- Kiểm tra ở thời điểm sáu tháng sau khi trồng, nếu không đạt yêu cầu nói trên thì phải trồng bổ sung;
- Việc trồng cây, cỏ trong các khung bê tông hoặc các ô xây đá để gia cố mái ta luy cũng được kiểm tra
theo chỉ tiêu nói trên.
10.3 Thi công tầng phòng hộ bằng xếp đá khan và xây đá hoặc xây viên bê tông đúc
10.3.1 Phải dùng đá loại cứng có cường độ chịu nén lớn hơn 40 MPa (nếu là bê tông xi măng thì cũng
nên có cường độ chịu nén lớn hơn 20 MPa), không được dùng đá đang phong hóa. Kết cấu lớp phòng
hộ (kết cấu móng phía chân mái dốc, kết cấu lớp đệm...) phải theo đúng thiết kế.
10.3.2 Tầng phòng hộ xếp khan nên có phần chân móng xây vữa, đặc biệt là trường hợp phòng hộ mái
ta luy nền đào có rãnh biên ở dưới chân ta luy.
10.3.3 Khe nối các viên đá xếp khan phải so le và phải được chêm chèn chặt bằng đá nhỏ.
10.3.4 Cường độ vữa xây phải đúng như yêu cầu thiết kế.
10.3.5 Việc xây đá hoặc viên bê tông xi măng phải kết thúc trước khi vữa bắt đầu ninh kết và phải bảo
dưỡng (tưới nước) ngay khi vữa vừa ninh kết.
Khe nối mạch vữa xây phải so le và đầy vữa.
10.3.6 Chỉ nên xây tầng phòng hộ sau khi nền đường đã lún đạt yêu cầu qui định ở các tiêu chuẩn thiết
kế và thi công nền đắp trên đất yếu hiện hành.
10.3.7 Xây đá hoặc bê tông phải có khe co dãn và phòng lún cách nhau từ 10 m đến 15 m, bề rộng khe
20 mm đến 30 mm. Phải để lỗ thoát nước theo đúng bản vẽ thiết kế.
10.3.8 Tại các vị trí ta luy có thể ngập nước, móng chân khay của tầng phòng hộ xây phải đặt sâu tối
thiểu 1,0 m dưới cao độ bị xói. Nếu đào móng thấy điều kiện địa chất xấu, khác với bản vẽ thiết kế thì
phải đề xuất biện pháp xử lý.
Sau khi xây xong và nghiệm thu móng, phải đắp hoàn trả ngay bằng vật liệu như yêu cầu thiết kế.
10.3.9 Kiểm tra chất lượng thi công
- Mặt lớp xếp khan hoặc lớp xây phải bằng phẳng. Các khe nối (xếp hoặc xây vữa) không có kẽ hở, phải
so le, được chèn chặt, mạch vữa phải đầy. Các viên đá phải tiếp xúc với mặt mái ta luy, không được gối
đè lên nhau;
- Cách kiểm tra và chất lượng tầng xếp khan phải đạt yêu cầu như tại Bảng 4, đối với tầng xây đá; phải
đạt yêu cầu như tại Bảng 5 kể cả đối với xây viên bê tông xi măng.
Bảng 4: Cách kiểm tra và tiêu chuẩn chất lượng tầng phòng hộ xếp khan
Nội dung kiểm tra Sai số cho phép so với Cách kiểm tra
TCVN 9436:2012
25
thiết kế
Bề dày tầng phòng hộ ± 50 mm 100 m2 đo kiểm tra ngẫu nhiên
bốn vị trí
Cao độ mặt tầng phòng hộ ± 30 mm Dùng máy thủy bình đo ngẫu
nhiên năm điiểm cho một đoạn
dài 20 m
Độ bằng phẳng mặt tầng
phòng hộ
50 mm (khe hở dưới thước 2 m) Cứ 20 m dài đo năm vị trí
Bảng 5: Cách kiểm tra và tiêu chuẩn chất lượng tầng phòng hộ xây
Nội dung kiểm tra Sai số cho phép so
với thiết kế
Cách kiểm tra
Cường độ vữa Không nhỏ hơn thiết kế Cứ một ca thi công lấy hai tổ mẫu
để thử
Cao độ
Mặt trên ± 20 mm Máy thủy bình đo trước và sau khi
xây. Cứ 20 m dài đo năm vị trí
ngẫu nhiên
Mặt đáy - 20 mm
Kích thước trên mặt cắt
ngang tầng phòng hộ
± 30 mm Cứ 20 m dài đo năm vị trí ngẫu
nhiên
Độ bằng phẳng mặt tầng
phòng hộ
30 mm (khe hở dưới thước
2 m)
Một đoạn dài 20 m đo ngẫu nhiên
năm vị trí bằng thước 2 m
10.4 Thi công phòng hộ ta luy bằng cách đổ đá
10.4.1 Phải dùng loại đá cứng, chịu nước tốt, khó phong hóa; kích cỡ đá phải tùy thuộc chiều sâu nước
ngập, tốc độ dòng chảy và áp lực sóng vỗ vào ta luy nhưng tối thiểu phải lớn hơn 300 mm.
10.4.2 Độ dốc của mái ta luy đá sau khi đổ phải thoải hơn góc nghỉ tự nhiên của đá ướt. Bề dày tầng đá
phòng hộ không được nhỏ hơn 2 lần cỡ đá lớn nhất.
10.4.3 Nên chọn mùa nước cạn để thi công, nên dùng đá kích cỡ nhỏ đổ lẫn với đá có kích thước lớn
hơn.
10.4.4 Kiểm tra chất lượng thi công:
- Kích cỡ đá và loại đá phải phù hợp với thiết kế.
- Vị trí đổ đá trên mặt bằng, khu vực đổ đá phải phù hợp với thiết kế (Sai số cho phép là -20 cm so với
thiết kế), cao độ đỉnh đê đổ đá không thấp hơn thiết kế, độ dốc mái ta luy đống đá đổ không dốc hơn
thiết kế.
10.5 Thi công tường chắn các loại và các công trình chống đỡ khác.
Thi công các loại công trình này phải tuân thủ các quy định trong chỉ dẫn kỹ thuật của hồ sơ thiết kế (kể
cả cách kiểm tra và chỉ dẫn kiểm tra chất lượng thi công).
TCVN 9436:2012
26
11 An toàn và bảo vệ môi trường trong quá trình thi công nền đường
11.1 Quy định chung
11.1.1 Trước khi thi công phải nghiên cứu kỹ các điều kiện địa hình, hồ sơ địa chất, thủy văn tại chỗ và
dự báo các diễn biến thời tiết (mưa, bão...) có thể xảy ra để có biện pháp dự phòng nhằm bảo vệ an
toàn cho người, xe máy tài sản như yêu cầu tại 4.6 và phải có các biện pháp hạn chế tác động xấu đến
môi trường như yêu cầu tại 4.7.
11.1.2 Các biện pháp đảm bảo an toàn lao động phải dựa vào các văn bản pháp quy hiện hành hữu
quan về bảo vệ sức khỏe, phòng chống cháy nổ, phòng chống dịch bệnh. Các biện pháp hạn chế tác
động đến môi trường phải dựa trên báo cáo đánh giá tác động môi trường với các nội dung chi tiết quy
định ở các văn bản pháp quy hiện hành đối với giai đoạn thi công các dự án; đặc biệt nên chú trọng điều
tra các tuyến đường ống ngầm, đường dây điện, cáp quang ngầm trong phạm vi thi công.
11.1.3 Phải bố trí các biển báo rõ ràng và có sức thu hút sự chú ý để nhắc nhở mọi lực lượng thi công,
dân cư lân cận và người đi qua phạm vi thi công có ý thức tự bảo vệ.
11.2 Các biện pháp bảo đảm an toàn thi công.
11.2.1 Phải có chiếu sáng nếu thi công về đêm. Sử dụng mạng điện chung phải tuân thủ các quy định
của ngành điện lực.
11.2.2 Khi thi công đường tạm, cầu tạm phải bố trí cảnh báo, biển báo hoặc người trực tiếp chỉ dẫn giao
thông.
11.2.3 Người tham gia thi công phải được huấn luyện trước về các quy tắc đảm bảo an toàn lao động
trong công việc cụ thể của mình và phải mặc trang phục bảo hộ lao động khi vào hiện trường thi công.
Người phối hợp với máy phải tránh làm việc ngay trong phạm vi máy đang thao tác.
11.2.4 Giữa các máy cùng thi công phải chú trọng giữ một khoảng cách đủ an toàn. Máy không được đi
lại sát các rãnh, các hố móng, sát mép ta luy và các chỗ nền kém ổn định.
11.2.5 Máy chỉ được đào gần sát các thành vách cách công trình nhân tạo một khoảng đủ để bảo vệ an
toàn cho công trình, khi đào lân cận các công trình này cần đặt biển cảnh báo.
11.2.6 Đào hố móng công trình hoặc đào các hào thoát nước phải có biện pháp đảm bảo vách hào ổn
định (có mái dốc hoặc có cừ chống đỡ...) tùy theo điều kiện địa chất, thủy văn và chiều sâu đào. Nếu
đào dưới chân mái taluy nền đường hoặc mái dốc thiên nhiên nên áp dụng biện pháp đào cách quãng
xen kẽ, đào một đoạn và xây xong móng công trình hoặc đào một đoạn đặt hào, ống thoát nước xong,
lấp lại rồi mới đào và thi công các đoạn xen kẽ còn lại. Nếu đào móng hoặc hố đào sâu thì phải đặt biển
cảnh báo, bố trí hàng rào phòng hộ và phải theo dõi tình trạng biến động của bờ vách đào để có biện
pháp xử lý kịp thời, đổ đất đào móng không được ảnh hưởng đến sự ổn định của vách đào.
11.2.7 Làm vòng vây chắn nước để thi công móng các công trình phòng hộ dưới taluy đắp có ngập
nước phải dự báo mức nước ngập, dự báo khả năng có cát chảy, cát đùn để dự kiến biện pháp đề
phòng.
11.2.8 Dùng thiết bị băng tải các kiểu hoặc các giá nâng kéo vật liệu lên cao để vận chuyển đá, phải bố
trí công nhân chuyên nghiệp chỉ huy, cấm sử dụng quá tải, cấm dùng băng tải chở người.
Khi chuyển đá cấm người làm việc đứng, ngồi dưới các thiết bị nâng vật liệu lên cao.
11.2.9 Khi thi công xây lắp các tầng phòng hộ ta luy, cấm đi lại trên phần mặt dốc vừa xây, không được
lăn đá, vật liệu hoặc dụng cụ từ trên cao xuống.
TCVN 9436:2012
27
11.2.10 Khi dùng các máy phun vữa, máy hơi ép phải thường xuyên theo dõi đồng hồ đo áp lực, nếu có
hiện tượng gia tăng hoặc chạy bất bình thường thì phải cắt điện ngừng máy kiểm tra xử lý.
11.2.11 Khi thi công nền đường nếu phải dùng đến biện pháp nổ mìn thì nhất thiết phải có thiết kế nổ
mìn và lập hộ chiếu nổ mìn (Vị trí đặt thuốc nổ trên bình đồ, loại thuốc, biện pháp gây nổ, thời gian gây
nổ, phạm vi các cự ly an toàn cho người thi công nổ mìn, cho công trường và cho dân cư, các chỉ dẫn
khác về xử lý mọi tình huống có thể xảy ra khi thi công nổ mìn). Thi công nổ mìn phải tuân theo các quy
định sau:
- Phải đào tạo các nhân viên chuyên nghiệp. Khi thi công phải có phân công và quy định trách nhiệm rõ
cho từng người.
- Phải có cảnh báo và hiệu lệnh phòng tránh cho công trường và dân cư xung quanh, những nơi có
người đi lại phải bố trí người canh gác và barie ngăn chặn.
- Trước khi gây nổ phải có người chuyên trách kiểm tra thi công mạng lưới gây nổ.
- Các nhân viên làm công tác liên quan đến bảo quản, vận chuyển, lắp đặt và gây nổ không được mặc
quần áo có mang theo các vật dễ gây ra tĩnh điện.
- Vật tư gây nổ phải bảo quản riêng rẽ, thường xuyên kiểm tra và loại bỏ các vật tư kém hoặc suy giảm
chất lượng. Phải thực hiện đúng các qui định khi nhập và xuất vật tư gây nổ và các qui định hiện hành
khác về cất giữ vật liệu gây nổ.
- Lỗ mìn tránh đặt trực diện với đường đi, đường dẫn điện và các nhà cửa công trình xung quanh. Cấm
lắp đặt thuốc nổ ở các lỗ mìn cũ không nổ.
- Khi mìn nổ, phải đếm số tiếng nổ để kiểm tra xem có phù hợp với số lỗ mìn đã lắp đặt không. Nếu phát
hiện mìn câm, phải xử lý theo chỉ dẫn ở hộ chiếu bắn mìn.
- Thi công nổ mìn không nên thực hiện về đêm; gặp mưa, sấm chớp phải ngừng thi công và rút hết
người ra khỏi phạm vi thi công.
- Mìn đã lắp đặt phải cho nổ ngay trong cùng một ca công tác.
- Phải thận trọng khi dọn đá vỡ sau khi gây nổ. Nếu phát hiện mìn câm hoặc đá ở vị trí dễ lăn đổ thì phải
báo cáo và bố trí cảnh báo kịp thời.
11.3 Bảo vệ môi trường.
11.3.1 Phòng ngừa ô nhiễm đất, nguồn nước và xói lở đất:
- Phải cố gắng hạn chế và rút ngắn thời gian sử dụng đất phục vụ thi công.
- Không được lấy đất, khai thác cát, đá tùy tiện như đã qui định tại 4.7 và ở những nơi có dòng chảy dễ
gây xói lở đất.
- Các rãnh thoát nước tạm thời trong quá trình thi công không được cho chảy ra ruộng vườn, hồ ao
khác.
- Trong quá trình thi công phải đổ bỏ, chôn lấp phế liệu, phế thải sinh hoạt tại các nơi được phép của
chính quyền địa phương, đặc biệt là phế thải có lẫn dầu mỡ dễ gây ô nhiễm nguồn nước.
11.3.2 Phòng ngừa ô nhiễm khí thải và tiếng ồn.
- Phải có biện pháp hạn chế tiếng ồn và chấn động do thi công gây ra.
- Phải trang bị cho cán bộ công nhân trực tiếp thi công các phương tiện hạn chế tiếng ồn.
TCVN 9436:2012
28
- Phải có biện pháp hạn chế nguồn gây bụi, khí thải, cho xe, máy tham gia thi công và vận chuyển đất
hoặc vật liệu, đặc biệt là phải có biện pháp hạn chế đất rơi vãi khi vận chuyển.
- Nên đặt bãi đổ đất, đổ chứa vật liệu các loại ở phía cuối gió so với vùng dân cư sinh sống.
11.3.3 Bảo vệ sinh thái.
- Phải có biện pháp bảo vệ các cây cối quý hiếm ngay từ trước khi thi công.
- Trong quá trình thi công cấm tùy tiện chặt phá cây cối và săn bắn thú rừng.
- Phải thực hiện đầy đủ các quy định của nhà nước về bảo vệ động vật hoang dã và quý hiếm.
- Thi công nền đường qua rừng và vùng cây cối rậm rạp phải có các biện pháp phòng cháy rừng và bảo
vệ rừng theo quy định của pháp luật.
11.3.4 Bảo vệ di sản văn hóa
Phải tuân thủ quy định ở 4.8.
12 Kiểm tra nghiệm thu
12.1 Kiểm tra trước khi thi công.
12.1.1 Trước khi thi công phải kiểm tra tất cả các nội dung đã qui định tại điều 6; nếu chưa hoàn thành
đúng các quy định bất kì nội dung nào thì phải thực hiện lại, cho đúng mới được thi công.
12.1.2 Phải đặc biệt chú trọng kiểm tra độ chính xác vị trí tuyến sau khi khôi phục (qui định tại 6.5.1 và
6.5.2), độ chính xác của việc định vị các điểm đặc trưng của nền đường qui định tại 6.5.6. Cách kiểm tra
là dùng các máy đo đạc thông thường kiểm tra ở tất cả các mặt cắt ngang trong bản vẽ thi công chi tiết.
12.1.3 Việc kiểm tra đất và vật liệu xây dựng nền đường phải được thực hiện theo quy định tại 6.6.
12.2 Kiểm tra trong quá trình thi công.
12.2.1 Kiểm tra chất lượng thi công nền đắp
+ Kiểm tra việc lấy đất đắp và sự phù hợp của vật liệu đắp theo các quy định tại 7.1, kể cả trường hợp
đắp đoạn tiếp giáp lân cận các công trình nhân tạo, trường hợp nền cát có đắp bao và trường hợp đắp
đất lẫn đá. Thông thường vật liệu đắp được kiểm tra từ chỗ lấy đất như quy định tại 7.1.3. Tuy nhiên
sau khi rải và đầm nén nếu có nghi ngại thì có thể căn cứ vào quy định tại 7.3.12 để tiến hành kiểm tra
lại, lúc này số mẫu và các chỉ tiêu kiểm tra có thể tăng thêm nếu thấy cần thiết.
+ Kiểm tra chất lượng xử lý mặt nền tự nhiên trước khi đắp quy định tại 7.2.
- Kiểm tra đào bóc lớp đất hữu cơ, không được để sót bất kì chỗ nào.
- Kiểm tra việc tạo bậc cấp (qui định tại 7.2.2 và 7.3.7): Kiểm tra ngẫu nhiên kích thước bậc ở một
số chỗ nghi ngại và nhất thiết phải có đánh cấp và lu lèn mặt bậc cấp.
- Kiểm tra độ chặt của mặt nền tự nhiên (tại 7.2.1), độ chặt của mặt bậc cấp và độ chặt đắp bù các
chỗ trũng theo quy định tại 7.2.5.
- Kiểm tra theo các chỉ dẫn kĩ thuật ở hồ sơ thiết kế đối với các trường hợp qui định tại 7.2.7.
+ Kiểm tra chất lượng đắp theo các quy định tại 7.3.10 đối với trường hợp đắp đất và tại 7.3.11 đối với
trường hợp đắp đất lẫn đá. Việc kiểm tra chất lượng đắp thông thường chỉ thực hiện trong qúa trình thi
công đối với từng lớp đất đắp, do vậy phải đưa vào hồ sơ nghiệm thu công trình sau này tất cả các biên
bản đánh giá chất lượng từng lớp.
TCVN 9436:2012
29
+ Kiểm tra chất lượng thi công mái taluy đắp theo quy định tại 7.4
12.2.2 Kiểm tra chất lượng thi công nền đào.
- Phải kiểm tra loại đất và các chỉ tiêu liên quan trong phạm vi khu vực tác dụng của nền đào sau khi
đào đến cao độ nền thiết kế theo quy định tại 8.1.5, 6.6.1, 6.6.2 và 6.6.3.
- Phải kiểm tra chất lượng thi công mái taluy đào theo quy định tại 8.2.
- Kiểm tra việc đổ đất theo các quy định tại 8.3.
12.2.3 Kiểm tra chất lượng thi công rãnh thoát nước và thi công gia cố rãnh, việc kiểm tra được thực
hiện theo các quy định tại 8.4.8 kết hợp với việc quan sát bằng mắt và đo bằng thước theo các quy định
tại 8.4.4, 8.4.5 và 8.4.6.
12.2.4 Kiểm tra chất lượng thi công các hạng mục gia cố mái ta luy thông thường được thực hiện theo
các quy định tại 10.2 (trồng cỏ chống xói), tại 10.3.1 (tầng phòng hộ xếp khan) và tại 10.4.4 (tầng phòng
hộ xây vữa).
12.2.5 Trong quá trình thi công phải dựa vào các quy định ở điều 11 để thường xuyên kiểm tra việc bảo
đảm an toàn thi công và hạn chế các tác động xấu do thi công gây ra đối với môi trường.
12.3 Kiểm tra và nghiệm thu sau khi hoàn thành nền đường.
12.3.1 Sau khi hoàn thành một đoạn nền đường và trước khi nghiệm thu đoạn đó phải khôi phục lại vị trí
tuyến và các mốc cao độ chủ yếu để phục vụ cho việc đo đạc kiểm tra nghiệm thu và cũng để làm cơ sở
thi công các hạng mục khác. Việc khôi phục tuyến phải được thực hiện theo các quy định tại 6.5.1
nhưng trên các đoạn đường thẳng khoảng cách các vị trí khôi phục có thể tăng lên 50 m.
12.3.2 Trước khi nghiệm thu nhà thầu phải:
- Tự kiểm tra chất lượng các hạng mục thi công theo các cách đã qui định tại 12.2 để sửa chữa hoàn
thiện khiếm khuyết. Nếu phải đắp bù, bề dầy lớp đắp bù ít nhất phải là 10 cm (cần bù ít hơn thì phải xáo
xới phía dưới cho đủ 10 cm). Việc bù phụ lề phải đảm bảo liên kết tốt với phần lề đã đắp. Quan sát bằng
mắt, các đoạn nền đường đã hoàn thành phải chuyển tiếp đều đặn, không lồi lõm, không gãy khúc kể cả
về bề rộng và mái ta luy.
- Nhà thầu cũng phải chuẩn bị đầy đủ và hoàn chỉnh hồ sơ nghiệm thu theo đúng các thủ tục về quản lý
dự án. Trong đó đặc biệt phải chú ý đến các biên bản kiểm tra nghiệm thu các công trình ẩn dấu và các
biên bản kiểm tra chất lượng trong quá trình thi công.
- Phải dọn sạch sẽ hiện trường thi công theo yêu cầu tại điều 4, tại 11.3.1 và dọn các đống đất thừa vi
phạm quy định tại 8.3.1
12.3.3 Kiểm tra phục vụ cho việc nghiệm thu một đoạn nền đường phải được thực hiện với các nội dung
sau:
- Kiểm tra các biên bản đã thực hiện trong quá trình thi công.
- Kiểm tra các yếu tố hình học với cách kiểm tra tương ứng qui định tại Bảng 1
- Kiểm tra chất lượng trồng cây, cỏ gia cố mái ta luy theo quy định tại 10.2.5 và kiểm tra tầng phòng hộ
xếp khan hoặc xây vữa theo quy định tại 10.3.9.
Nếu kết quả kiểm tra cho thấy một số nội dung chưa đạt yêu cầu, phải yêu cầu nhà thầu bổ sung, sửa
chữa cho đến khi kiểm tra đạt mới ra văn bản nghiệm thu.
TCVN 9436:2012
30
12.3.4 Trường hợp có nghi ngại về chất lượng vật liệu đắp và chất lượng đầm nén hoặc chất lượng
móng các hạng mục ẩn dấu thì khi kiểm tra nghiệm thu có thể thực hiện lại các nội dung như kiểm tra
trong quá trình thi công qui định tại 12.2 nhưng phải có sự chấp thuận của chủ đầu tư hoặc các cơ quan
có thẩm quyền khác.
12.4 Kiểm tra nghiệm thu các hạng mục công trình đặc biệt.
Đối với các công trình hoặc hạng mục công trình nền đường không qui định trong tiêu chuẩn này, việc
kiểm tra nghiệm thu ở mọi bước phải tuân thủ các quy định của chỉ dẫn kĩ thuật trong hồ sơ thiết kế.
TCVN 9436:2012
31
Phụ lục A
(Tham khảo)
Chọn máy thi công đào đắp đất
Bảng A.1: Phạm vi sử dụng của một số loại máy chủ yếu
Loại
máy
Phạm vi sử dụng
Công tác chuẩn bị
Công tác đào đắp
đất
Các công tác
khác
Máy ủi
- Làm đường tạm.
- Đốn cây, nhổ gốc cây.
- Dẫy cỏ, bóc lớp đất hữu cơ.
- San tạo dốc.
- Lấp hồ, mương rãnh.
- Tạo bậc cấp trên sườn dốc.
- Đào đất và vận chuyển
đi dưới 120 m.
- Đào đất và đẩy lên nền
đắp cao dười 3,5 m.
- San đầm sơ bộ các
lớp đất rải (*)
- Hỗ trợ máy cạp khi
xén đất.
- Kéo máy, kéo xe bị
sa lầy.
Máy xúc
các loại
- Làm đường tạm (máy xúc gầu
nghịch).
- Đào và đổ đất trong
phạm vi 5 m đến 10 m
(đổ lên ôtô chuyển đi).
- Đào hào.
- Đào đất dười nước
(gầu dây).
- Vét bùn.
Máy cạp
chuyển
- Rẫy cỏ.
- Đào lớp đất hữu cơ và đắp đất.
- Đào đất và tự chuyển
đi (cự ly thích hợp từ
100 m đến 1000 m tùy
dung tích gầu).
- Tự rải đất thành lớp để
đắp.
- Đầm nén sơ bộ sau
khi đào đất.
Máy san
tự hành
- Rẫy cỏ.
- Bóc đất hữu cơ.
- Đánh bậc cấp.
- Lấy đất thùng đấu để
đắp nền cao dưới 75
cm.
- Đào nền sâu dưới 60
cm.
- Gọt phẳng taluy,
đào và đắp từng đợt
cao 2 m.
- Đào rãnh thoát
nước.
- San phẳng tạo độ
dốc ngang mui luyện.
Máy xới
- Cày xới mặt, nền cũ.
- Đốn cây, đánh gốc cây, rẫy các
cây nhỏ.
- Xới trước các loại đất
cứng để tạo thuận lợi
cho các máy đào đất
khác.
(*) Sử dụng cho công việc này không tận dụng được công suất máy nên không kinh tế
TCVN 9436:2012
32
Phụ lục B
(Tham khảo)
Chọn phương tiện đầm nén đất nền đường
B I. Tùy thuộc loại đất, có thể tham khảo chọn tổ hợp thiết bị đầm nén khi thi công nền đắp
đường ô tô theo Bảng B.1 dưới đây:
Bảng B.1: Chọn phương tiện đầm nén tùy loại vật liệu đắp
Loại vật liệu
đắp
Loại
phương tiện
đầm nén
Đất hạt
mịn
Đất cát
Đất sỏi
cuội
Đất hạt
thô
Phạm vi sử dụng
Lu 2 bánh, bánh
nhẵn: 6 tấn đến 8 tấn
+ + + + Dùng lu sơ bộ tạo phẳng
Lu 3 bánh, bánh
nhẵn: 12 tấn đến 18
tấn
+ + + - Rất thường sử dụng
Lu bánh lốp: 25 tấn
đến 50 tấn
+ + + + Rất thường sử dụng
Lu chân cừu + - o o
Có thể dùng cho đất cát
lẫn sét, lẫn bụi đất dính
Lu chấn động - + + + Rất thường sử dụng
Lu chấn động có vấu + + + +
Hay dùng khi lu đất hạt
mịn có độ ẩm cao
Lu chấn động đẩy tay - + + o
Dùng đầm nén các chỗ
chật hẹp
Đầm bản chấn động - + + -
Dùng nơi chật hẹp, loại
bản đầm nặng ≥ 800 kG
mới dùng đầm đất hạt thô
được
Đầm chấn động đẩy
tay
+ + + - Dùng nơi chật hẹp
Máy ủi, máy cạp
chuyển
+ + + +
Dùng để san phẳng và lu
sơ bộ
TCVN 9436:2012
33
Bảng B.1: Chọn phương tiện đầm nén tùy loại vật liệu đắp (tiếp theo)
CHÚ THÍCH:
1. Các ký hiệu đánh dấu trong mỗi ô có ý nghĩa sau:
+ thích dụng; - không thích dụng nhưng có thể dùng; o: không thích dụng
2. Tên các loại đất tương ứng với phân loại ở TCVN 5729:2012
3. Khi dùng lu chân cừu, lu chấn động, lu chấn động có vấu phải có lu bánh nhẵn phối hợp để làm phẳng
B II. Bề dày lớp đất rải trước khi đầm nén tương ứng với các loại lu (tham khảo)
- Lu chân cừu 6 tấn đến 8 tấn: ≤ 30 cm
- Lu chấn động 10 tấn đến 12 tấn: ≤ 40 cm
- Lu chấn động 15 tấn đến 18 tấn: ≤ 50 cm
- Lu bánh nhẵn 8 tấn đến 12 tấn: 20 cm đến 25 cm
- Lu bánh nhẵn 12 tấn đến 15 tấn: 25 cm đến 30 cm
- Lu bánh lốp 12 tấn đến 20 tấn : 20 cm đến 30 cm
- Lu bánh lốp 40 tấn đến 50 tấn: 50 cm đến 60cm
- Đầm chấn động đẩy tay: 20 cm
- Đầm thủ công: ≤ 20 cm
TCVN 9436:2012
34
Phụ lục C
(Qui định)
Cách thiết lập các chỉ tiêu kiểm soát chất lượng đầm nén đối với lớp đất lẫn đá thông qua đoạn
thi công thử nghiệm
C I. Nguyên lý.
Trong tiêu chuẩn này việc kiểm tra chất lượng đầm nén lớp đất lẫn đá trước hết vẫn dựa vào khối lượng
thể tích khô (độ chặt) lớn nhất max có thể đạt được tương ứng với tổ hợp máy và công nghệ đầm nén
thích hợp nhất thực có, thực làm trên đoạn thi công thử nghiệm hiện trường, tức là lấy trị số max xác
định ở hiện trường nói trên làm độ chặt tiêu chuẩn thay cho độ chặt tiêu chuẩn xuất phát từ thử nghiệm
đầm nén trong phòng thí nghiệm. Độ chặt max hiện trường này sẽ thay đổi tùy thuộc nguồn gốc, thành
phần hạt của đất lẫn đá, tùy thuộc tổ hợp máy đầm nén, bề dày lớp rải, độ ẩm, công đầm nén (số lượt lu
đầm) và tốc độ lu. Từ mối tương quan giữa độ chặt hiện trường max lấy làm tiêu chuẩn với các yếu tố
thay đổi nói trên khi kết thúc việc thi công thử nghiệm phải đưa ra được các chỉ tiêu đặc trưng cho công
nghệ đầm nén đã lựa chọn cùng với một chỉ tiêu gián tiếp khác, đó là trị số giảm bề dày lớp đầm nén ΔH
để dựa vào chúng kiểm soát quá trình thi công đầm nén và kiểm tra nghiệm thu chất lượng đầm nén
như đã qui định tại 7.3.11.
C II. Xác định độ chặt tiêu chuẩn hiện trường max.
Các nội dung phải thực hiện:
1. Lựa chọn tổ hợp máy đầm nén thích hợp và thực có trong điều kiện cụ thể của dự án: Ngoài các loại
lu nhẹ, lu vừa dùng để lu sơ bộ ban đầu và lu hoàn thiện cuối cùng, máy lu chủ đạo nên có là lu chấn
động nặng từ 15 tấn trở lên (nếu không có thì phải dùng lu chấn động nặng nhất có thể huy động được).
2. Rải thử nghiệm và bố trí đoạn thi công thử nghiệm.
a. Vật liệu đất lẫn đá rải thử nghiệm phải cùng loại với vật liệu đắp đại trà về nguồn gốc và thành phần
hạt.
b. Nên bố trí rải thử tối thiểu với hai bề dày rải khác nhau.
- Một bề dày tương ứng với bề dày tối thiểu khoảng từ 1,65 đến 1,8 lần cỡ hạt lớn nhất Dmax có trong
vật liệu đắp (để sau khi đầm nén chặt còn khoảng 1,5Dmax).
- Một bề dày bằng khoảng 40 cm nếu dùng lu chấn động từ 15 tấn trở lên hoặc bằng khoảng 32 cm nếu
dùng lu chấn động từ 10 tấn đến 12 tấn.
- Tương ứng với mỗi bề dày nên cho độ ẩm thay đổi tối thiểu 3 mức trong khoảng từ 0,95 Wo đến 1,05
Wo, với Wo ở đây là độ ẩm tốt nhất của vật liệu đắp sau khi loại trừ các cỡ hạt trên 19 mm (thí nghiệm
đầm nén tiêu chuẩn với cối to ở trong phòng thí nghiệm theo 22TCN 333-06.
- Khi rải vật liệu đắp phải chú ý quy định tại 7.3.2. Như vậy đoạn thi công thử nghiệm phải gồm ít nhất
sáu đoạn ngắn.
CHÚ THÍCH: Việc bố trí đoạn thử nghiệm có thể gồm nhiều đoạn ngắn hơn (hoàn toàn do tư vấn quyết định) dựa
theo các điều kiện thực tế tại chỗ (cho thay đổi nhiều bề dày và độ ẩm hơn).
3. Thiết kế sơ đồ lu, trình tự lu và tốc độ lu.
TCVN 9436:2012
35
a. Phải dựa vào các quy định tại 7.3 để thiết kế bao gồm cả các bước lu sơ bộ, lu chặt và lu hoàn thiện
lớp mặt.
b. Tốc độ lu chặt nên khống chế dưới 4 km/h.
c. Soạn thảo chỉ dẫn kỹ thuật rải và đầm nén cho thi công thử nghiệm (yêu cầu phải thật tỉ mỉ chi tiết).
4. Thi công thử nghiệm và lấy mẫu thí nghiệm.
a. Rải và đầm nén theo đúng chỉ dẫn kỹ thuật đã soạn thảo.
b. Sau khi lu chặt bằng lu chấn động được 6 lần/điểm, 8 lần/điểm, 10 lần/điểmphải thực hiện thử
nghiệm xác định khối lượng thể tích khô và độ ẩm của lớp đầm nén tại hiện trường theo ASTM D5030-
04 hoặc ASTM D4914-99 như qui định tại 7.3.11.
c. Sau khi lu sơ bộ, trước khi lu chặt phải đo cao độ bề mặt lớp và sau khi lu chặt 6 lần/điểm, 8 lần/điểm,
10 lần/điểmphải đo lại cao độ bề mặt lớp ở cùng 1 chỗ để tính ra trị số giảm bề dày lớp ΔH theo quy
định tại 7.3.11, từ đó xác đỉnh ra ΔH trung bình của cả mặt cắt ngang kiểm tra.
5. Chọn độ chặt tiêu chuẩn hiện trường max.
Dựa vào kết quả thí nghiệm thu được vẽ các đồ thị thể hiện sự biến đổi khối lượng thể tích khô với số
lượt lu và độ ẩm cho mỗi bề dày lớp rải thử, từ đó có thể thấy xu thế tăng chậm dần của độ chặt khi số
lượt lu tăng lên và có thể xác định được một công nghệ đầm nén có lợi nhất. Tuy nhiên vẫn phải chọn trị
số khối lượng thể tích khô lớn nhất tuyệt đối trong toàn bộ tập kết quả thu được làm độ chặt tiêu chuẩn
hiện trường max. Trị số này chính là độ chặt lớn nhất có thể đạt được trong điều kiện thực tế, với các tổ
hợp máy thực có và với quy trình công nghệ đầm nén thích hợp nhất.
6. Xác định các chỉ tiêu kiểm tra khác.
a. Từ trị số max sẽ xác định được các thông số của công nghệ đầm nén tương ứng: bề dày rải trước khi
đầm nén, độ ẩm khi đầm nén, số lượt và tốc độ lu các bước (đặc biệt là bước lu chặt). Đồng thời cũng
xác định được trị số giảm bề dày lớp ΔH tương ứng cho mỗi mặt cắt ngang kiểm tra, đây chính là các
chỉ tiêu dùng để kiểm soát và kiểm tra chất lượng đầm nén đối với từng lớp thi công.
b. Có thể có trường hợp các thông số công nghệ đầm nén khác nhau nhưng cùng đạt được max xấp xỉ
nhau (chẳng hạn như trường hợp bề dày lớp rải nhỏ lu ít lần hơn vẫn cho max xấp xỉ bằng trường hợp lu
lớp dày nhưng nhiều lần hơn, hoặc có thể ở một số độ ẩm thích hợp thì hiệu quả đầm nén cao hơn).
Lúc này có thể chọn một quy trình công nghệ đầm nén có lợi hơn về kinh tế để thi công đại trà.
Các trị số max được xem là xấp xỉ nhau khi chúng sai khác nhau không qúa 0,02 max.
c. Nếu có thiết bị và có các quan hệ tương quan đủ tin cậy thì nên kiểm tra trị số CBR của lớp đất lẫn đá
sau khi đầm nén đạt max bằng các thử nghiệm hiện trường như đo CBR hiện trường để suy ra trị số
CBR tương ứng. Khi kết quả đo cho trị số CBR đạt yêu cầu ở Bảng 3 thì việc lựa chọn max làm độ chặt
tiêu chuẩn cũng có cơ sở chắc chắn hơn.
7. Soạn thảo quy trình công nghệ đầm nén đất lẫn đá ứng dụng chính thức cho thi công đại trà. Quy
trình phải thể hiện đầy đủ các thông số của công nghệ đầm nén được áp dụng, các chỉ tiêu phải kiểm
soát chặt trong quá trình thi công và các chỉ tiêu kiểm tra chất lượng sau khi hoàn thành đầm nén mỗi
lớp.
8. Kiểm nghiệm quy trình đầm nén.
TCVN 9436:2012
36
Trong đợt ứng dụng đầu tiên khi thi công đại trà cần kiểm nghiệm sự đúng đắn và thích hợp của quy
trình đầm nén bằng cách làm thí nghiệm xác định lại khối lượng thể tích khô theo ASTM nói trên sau khi
đầm nén xong một lớp đúng như quy trình và so kết quả xác định được với trị số max rút ra từ thi công
thử nghiệm. Nếu có sự chênh lệch giữa chúng quá 0,02 max thì phải tìm nguyên nhân và có sự chỉnh
sửa cần thiết đối với quy trình.
TCVN 9436:2012
37
Phụ lục D
(Qui định)
Phương pháp thí nghiệm xác định tổng lượng muối dễ hòa tan trong đất.
D.1 Nguyên lý
D.1.1 Khi chưng cạn dung dịch lọc (pha chế theo qui định tại mục D.1.2), các muối dễ hòa tan được kết
tinh lại, tiếp đó đem sấy khô ở 1000C – 1050C rồi cân thì sẽ xác định được tổng lượng muối dễ hòa tan
trong đất.
D.1.2 Pha chế dung dịch lọc
1. Cân 200g đất trong không khí (đất đã nghiền nhỏ rây qua mắt rây 1 mm nhặt hết rễ cây và xác hữu
cơ rồi sấy khô ở 1050C và để nguội trong không khí) cho vào chai thủy tinh 500 ml có miệng hẹp.
2. Lấy 500 ml nước cất đã đun sôi còn ấm đổ vào chai đã có đất nói trên (nước cất phải đun sôi để thải
khí CO2). Nút chặt nút chai và lắc đều trong 30 phút.
D.2 Dụng cụ thí nghiệm và hóa chất
D.2.1 Dụng cụ thí nghiệm
1. Cốc mỏ 50 ml
2. Ống hút 50 ml
3. Bình hút ẩm
4. Tủ sấy
5. Cân với độ chính xác 0,0002 g
D.2.2 Hóa chất cần có
Dung dịch H2O2 10% và nước cất. Nước cất phải tinh khiết không hòa lẫn các ion lạ như Cl-, Ca+, Fe+++,
Mg++.
D.3 Trình tự thí nghiệm
D.3.1 Hút 50 ml (hoặc 25 ml) dung dịch lọc (qui định tại mục D.1.2) cho vào cốc mỏ (đã biết khối lượng
cốc). Đặt cốc lên bếp cách thủy và chưng cho đến khi cạn khô. Nếu cặn có màu vàng hay đen tức là đất
có lẫn hữu cơ đã hòa tan, lúc đó nhỏ vài giọt dung dịch H2O2 10% cho ướt đều rồi lại đem chưng cạn.
Khi nào cặn có mầu trắng thì ngừng việc xử lý (ngừng nhỏ) bằng H2O2.
D.3.2 Cho cốc mẫu và tủ sấy và sấy ở nhiệt độ 1000C – 1050C trong 1 h đến 2 h rồi làm nguội đến nhiệt
độ bình thường trong bình hút ẩm và đem cân khối lượng mẫu.
Sau đó tiếp tục sấy ở nhiệt độ 1000C – 1050C trong vòng 0,5 h để nguội và cân cho đến khi khối lượng
cốc mẫu không thay đổi nữa là được.
D.4 Tính toán tổng lượng muối dễ hòa tan trong đất A được tính theo biểu thức (2)
K
V
V
G
GGA ..
1
01 g/100g đất khô (2)
Trong đó:
G0 khối lượng cốc không (g);
G1 khối lượng cốc và cặn sau khi sấy khô (g);
G khối lượng toàn bộ mẫu đất dùng để pha dung dịch lọc (g);
TCVN 9436:2012
38
V thể tích toàn bộ dung dịch lọc (ml);
V1 thể tích dung dịch lọc đem thí nghiệm (ml);
K hệ số khô biệt của đất xác định theo (3).
W
K
100
100 (3)
Trong đó:
W (%) là độ ẩm của mẫu đất để nguội trong không khí (độ ẩm đất khô để trong không khí). Độ ẩm này
xác định từ mẫu đất lấy trước khi cho vào chai thủy tinh ở điểm 1 mục D.1.2
__________________________________________
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nen_duong_o_tothi_cong_va_nghiem_thu.pdf