Thứ nhất, trước hết phải đầu tư phát
triển giáo dục - đào tạo, nâng cao dân trí, rút
ngắn khoảng cách về tri thức với các nước
phát triển. Bên cạnh đó, chúng ta phải đổi
mới tư duy, coi sự phát triển bằng vốn trí tuệ
con người là nhân tố quyết định, coi tri thức
là nguồn gốc của mọi của cải; coi trọng tài
sản trí tuệ hơn tài sản hữu hình; đội ngũ trí
thức là chủ thể của nền kinh tế tri thức,
không có đội ngũ trí thức thì không có kinh
tế tri thức.
Thứ hai, đẩy mạnh phát triển khoa
học và công nghệ, đi thẳng vào công nghệ
mới nhất; đẩy mạnh phát triển công nghệ mà
con người Việt Nam có nhiều khả năng nhất
như công nghệ thông tin, công nghệ sinh
học, đặc biệt chú trọng phát triển phần mềm,
tham gia xuất khẩu phần mềm; đẩy mạnh
các hoạt động nghiên cứu và phát triển để
các doanh nghiệp đó trở thành doanh nghiệp
sáng tạo trong nền KTTT.
Thứ ba, tạo lập để có một hệ thống
chính sách, pháp luật và thể chế phù hợp
cũng như các biện pháp tổ chức thực hiện
đủ sức kích thích tính tích cực sáng tạo cái
mới của mọi người dân; chủ động đón bắt
thời cơ của thời đại KTTT.
Thứ tư, hoàn thiện hệ thống chính
sách và pháp luật nhằm phát huy dân chủ;
bảo đảm môi trường dân chủ, tự do cạnh
tranh, tạo cơ sở cho nền KTTT phát triển
một cách bền vững.
Thứ năm, hoàn thiện thể chế kinh tế
thị trường định hướng XHCN, trong đó
tăng cường quản lý xã hội bằng các công
cụ và chính sách vĩ mô trên nguyên tắc thị
trường, không trái với quy luật của thị
trường; tôn trọng, bảo hộ quyền sở hữu của
người dân, tạo cơ hội cho mọi người được
tự do kinh doanh, tự do sáng tạo và cạnh
tranh bình đẳng
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 284 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nền kinh tế tri thức và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
43
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 07(335) T4/2017
CHÑNH SAÁCH
1. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Bước sang thế kỷ 21, chúng ta đang ở
giai đoạn đầu của một cuộc cách mạng công
nghiệp mới, một số người gọi đây là cuộc
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Fourth
Industrial Revolution), hay công nghiệp thế
hệ 4.0 (Industry 4.0).
Theo Giáo sư Klaus Schwab - sáng
lập viên kiêm Tổng Giám đốc Diễn đàn
Kinh tế thế giới, thuật ngữ “Cuộc cách
mạng” được dùng để chỉ một sự thay đổi thế
giới mang tính đột biến và triệt để. Các cuộc
cách mạng trước đây đã diễn ra trong suốt
chặng đường lịch sử khi công nghệ mới và
phương pháp nhận thức mới về thế giới đã
tạo ra một sự thay đổi sâu sắc trong hệ thống
kinh tế và kết cấu xã hội. Cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ nhất đã sử dụng năng
lượng hơi nước và nước để cơ khí hoá cho
sản xuất; cuộc Cách mạng công nghiệp lần
thứ hai đã sử dụng năng lực điện để sản xuất
trên một quy mô lớn; cuộc Cách mạng công
NÏÌN KINH TÏË TRI THÛÁC VAÂ
CUÖÅC CAÁCH MAÅNG CÖNG NGHIÏåP LÊÌN THÛÁ TÛ
Phạm Chí Trung*
*TS., Vụ Khoa học - Công nghệ và Môi trường, Văn phòng Quốc hội.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: Cách mạng công
nghiệp lần thứ tư, kinh tế tri
thức.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài: 23/12/2016
Biên tập: 24/03/2017
Duyệt bài: 29/03/2017
Article Infomation:
Keywords: The fourth
Industrial Revolution,
knowledge economy
Article History:
Received: 23 Dec. 2017
Edited: 23 Mar. 2017
Approved: 29 Mar. 2017
Tóm tắt:
Bước sang thế kỷ 21, chúng ta đang ở giai đoạn đầu của cuộc cách mạng
công nghiệp mới, một số người gọi đây là cuộc Cách mạng công nghiệp lần
thứ tư (Fourth Industrial Revolution). Đặc trưng cơ bản của cuộc Cách mạng
công nghiệp lần thứ tư là được xây dựng trên nền tảng công nghệ số và sự
sáng tạo tri thức, tri thức đóng một vai trò quan trọng và là lực lượng sản
xuất trực tiếp trong phương thức sản xuất mới này. Như vậy, nhân loại đã và
đang tiến hành cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trên nền tảng của
kinh tế tri thức (KTTT). Bài viết trình bày, phân tích về vấn đề này và đưa ra
một số kiến nghị phát triển nền kinh tế tri thức ở Việt Nam.
Abstract:
In the 21st century, we are in the early stages of a new industrial revolution,
someone call this the fourth Industrial Revolution. The basic features of the
fourth Industrial Revolution are based on the digital platform technology and
knowledge creation. The knowledge plays an important role and it is a direct
production force of this new production method. Thus, humanity has been
conducting the 4th industrial revolution on the foundation of the knowledge
economy. This article provides discussions and analysis of the 4th industrial
revolution and gives out recommendations for developments of knowledge
economy of Vietnam.
44
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 07(335) T4/2017
CHÑNH SAÁCH
nghiệp lần thứ ba sử dụng các thiết bị điện
tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản
xuất.
Đặc trưng cơ bản của cuộc Cách mạng
công nghiệp lần thứ tư này chính là công
nghệ số và sự sáng tạo tri thức. Trong đó, In-
ternet, điện thoại thông minh (smartphone)
ngày càng phổ biến; các cảm biến nhỏ và
mạnh mẽ hơn, giá thành rẻ hơn. Đồng thời,
cuộc cách mạng công nghiệp mới còn là sự
kết hợp công nghệ giữa các hệ thống ảo và
thực thể, vạn vật kết nối Internet (Internet of
Things - IoT), các hệ thống kết nối Internet
(Internet of Systems - IoS); nhận dạng vô
tuyến (RFID), in 3D, điện toán đám mây
(cloud computing), trí tuệ nhân tạo, các
robot có kết nối, phần mềm có khả năng tự
kết nối và tương tác qua mạng, phân tích dữ
liệu lớn (big data). Các giải pháp thế giới kết
nối (connected world) thông minh đang và
sẽ ngày càng chi phối và thay đổi mạnh mẽ
và bao trùm mọi lĩnh vực điều hành, quản
trị quốc gia, kinh tế, xã hội.
Các công nghệ mới nổi và sự đổi mới
trên diện rộng được khuếch tán nhanh hơn
và rộng rãi hơn so với trước đây đã làm cho
cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư về
cơ bản khác với các cuộc cách mạng trước
đó. Những công nghệ mới này sẽ tác động
mạnh mẽ đến cách chúng ta sống, làm việc
và quan hệ với nhau, không giống như bất
cứ những gì mà nhân loại đã từng trải qua
trước đây.
2. Nền kinh tế tri thức
Có thể nói, trong cuộc Cách mạng
công nghiệp lần thứ tư, tri thức đóng một vai
trò vô cùng quan trọng, bởi tri thức sẽ sản
sinh ra công nghệ mới. Và hiển nhiên, tri
thức đóng vai trò là lực lượng sản xuất trực
tiếp trong phương thức sản xuất mới này. Vì
vậy, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
dựa trên nền KTTT.
Khái niệm KTTT manh nha xuất hiện
từ đầu những năm 1960 của thế kỷ trước,
tiên phong bởi Fritz Machlup và Peter
Drucker. Trong hơn bốn thập kỷ qua, KTTT
được chọn làm chiến lược phát triển của
nhiều quốc gia, cả những nước phát triển và
đang phát triển. Trên diễn đàn khoa học đã
có nhiều nghiên cứu nhằm xác định và giải
thích nội hàm của nền kinh tế này.
KTTT là khái niệm được xây dựng
dựa trên hai khái niệm trừu tượng là kinh tế
và tri thức. Vì vậy, KTTT còn được gọi là
kinh tế dựa vào tri thức (Knowledge - Based
Economy), là nền kinh tế chủ yếu dựa vào
tri thức, trên cơ sở phát triển khoa học và
công nghệ cao. “Nền kinh tế tri thức là nền
kinh tế ngày càng phụ thuộc trực tiếp vào
việc sản xuất phân phối và sử dụng tri thức
và thông tin” (OECD 1996)1. “Nền kinh tế
tri thức là nền kinh tế mà trong đó quá trình
sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức trở
thành động lực chính cho tăng trưởng, cho
quá trình tạo ra của cải và việc làm trong tất
cả các ngành kinh tế” (APEC 2000)2; Ngân
hàng Thế giới (WB, 2000) đánh giá “Đối
với các nền kinh tế tiên phong trên thế giới,
cán cân giữa hai yếu tố tri thức và các nguồn
lực đang nghiêng về tri thức”3.
Về bản chất, KTTT là nền kinh tế
trong đó sự sản sinh, phổ cập và sử dụng tri
thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự
phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao
chất lượng cuộc sống. KTTT thực sự đã trở
thành yếu tố quan trọng nhất - hơn cả yếu tố
1 https://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_t%E1%BA%BF_tri_th%E1%BB%A9c
2 https://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_t%E1%BA%BF_tri_th%E1%BB%A9c
3 https://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_t%E1%BA%BF_tri_th%E1%BB%A9c
45
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 07(335) T4/2017
CHÑNH SAÁCH
đất đai, yếu tố tư liệu sản xuất, yếu tố lao
động.
Ngày nay, KTTT là xu hướng phát
triển của các nền kinh tế hiện đại, trong đó
tri thức, lao động chất xám được phát huy
khả năng sinh lợi của nó và mang lại hiệu
quả kinh tế lớn lao trong tất cả các ngành
kinh tế: công nghiệp - tài chính, ngân hàng,
dịch vụ, nông - lâm - ngư nghiệp, phục vụ
cho phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng
và an ninh.
KTTT cũng được hiểu là một đặc
trưng phản ánh sự phát triển của lực lượng
sản xuất ở trình độ cao. Hoặc cũng được
hiểu là một loại môi trường kinh tế - văn hóa
- xã hội mới, có những đặc tính phù hợp và
mở ra, tạo thuận lợi nhất cho việc học hỏi,
đổi mới và sáng tạo của con người.
Có thể nói rằng, KTTT là hình thái
phát triển cao nhất của nền kinh tế hàng hoá,
trong đó công thức truyền thống Tiền - Hàng
- Tiền được thay thế bằng công thức Tiền -
Tri thức - Tiền và vai trò quyết định của tri
thức. Đây cũng là sự thay đổi về cách thức
chiếm đoạt tư liệu sản xuất, tài nguyên thiên
nhiên. Nhiều chuyên gia cho rằng, nền
KTTT là nền kinh tế phi trọng lượng, trong
đó hàng hóa tri thức có giá trị cao, quan
trọng hơn nhiều so với hàng hóa vật chất.
Nhìn một cách khái quát hơn, KTTT
là nền kinh tế tạo ra giá trị “tư bản con
người” (human capital), bao gồm hàng hóa,
dịch vụ dựa trên tri thức, có tính chất vô
hình, phi trọng lượng và giá trị trao đổi cao
(ví dụ thiết bị điện tử, phần mềm máy tính,
đào tạo, tư vấn, vốn vay) để trao đổi với
các hàng hóa khác, trong đó có hàng hóa vật
chất, chủ yếu là tư bản thiên nhiên (natural
capital). Các trao đổi này được bảo hộ thông
qua các định chế quốc gia, đa quốc gia và
quốc tế như các hiệp định thương mại tự do
song phương và đa phương, điển hình là các
hiệp định thương mại trong WTO.
3. Phát triển nền kinh tế tri thức là một
tất yếu
Khác với nền kinh tế công nghiệp, chủ
thể là công nhân với các công cụ cơ khí, cho
năng suất lao động cao; còn nền KTTT, chủ
thể là công nhân trí thức tạo ra tri thức,
quảng bá tri thức và sử dụng tri thức.
Như vậy, nền KTTT là một nền kinh
tế tiếp nối nền kinh tế công nghiệp nhưng
phát triển ở trình độ cao hơn nền kinh tế
công nghiệp và là nền kinh tế mà nhân loại
đang hướng tới và phát triển để tiến hành
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Đối với các nước phát triển, phát triển
nền KTTT là một quá trình tự nhiên, phù
hợp quy luật. Đối với những quốc gia mới
bắt đầu quá trình công nghiệp hóa, không
thể chuyển ngay sang nền KTTT với đầy đủ
cơ cấu, đặc trưng, cách thức hoạt động của
nó. Do vậy, quốc gia này phải biết nắm bắt,
tiếp thu những tri thức mới (về công nghệ,
tổ chức quản lý, quản trị sản xuất kinh
doanh), đồng thời, chuyển hướng chính
sách phát triển sang dựa nhiều hơn vào tri
thức để đẩy nhanh và rút ngắn quá trình phát
triển và đi lên của mình.
Đối với các nước đang xây dựng nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN như
Việt Nam, phát triển KTTT là sự phát triển
kinh tế bằng sức mạnh trí tuệ và tinh thần
của con người, vì sự phát triển toàn diện của
con người và xã hội; có thể coi KTTT vừa
là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc
xây dựng xã hội mới; không bắt buộc phải
áp dụng khuôn mẫu theo mô hình các nước
phát triển TBCN đã đi, mà phải sáng tạo, có
thể có bước đi riêng, phù hợp hoàn cảnh, đặc
điểm từng nước; kết hợp hài hòa tăng trưởng
kinh tế với phát triển con người, phát triển
văn hóa, xây dựng xã hội công bằng, dân
chủ, khắc phục các mặt trái của kinh tế thị
trường cũng như quá trình toàn cầu hóa.
Xây dựng và phát triển KTTT là một
46
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 07(335) T4/2017
CHÑNH SAÁCH
tất yếu của lịch sử nhân loại, là cơ hội lớn
để các nước đi sau rút ngắn khoảng cách với
các nước phát triển. Trong cuộc Cách mạng
công nghiệp lần thứ tư này, quốc gia nào biết
phát huy sức mạnh tri thức của con người để
tăng cường nội lực, đồng thời, biết cách hội
nhập với nền kinh tế khu vực và toàn cầu sẽ
là những quốc gia dẫn đầu và về đích trước.
Tuy nhiên, KTTT cũng đang và sẽ là những
thách thức to lớn, trước hết là khoảng cách
tri thức giữa các quốc gia. Xu thế chung,
trong các nền kinh tế hướng tới KTTT,
khoảng cách giữa các nước sẽ ngày càng
doãng ra, mặc dù cộng đồng thế giới có
nhiều cố gắng để khắc phục khoảng cách số,
khoảng cách tri thức, thực hiện các mục tiêu
thiên niên kỷ.
4. Một số kiến nghị phát triển nền kinh
tế tri thức ở nước ta
Ở nước ta, ngay từ rất sớm, Đảng và
Nhà nước đặt vấn đề về cuộc cách mạng
khoa học kỹ thuật và công nghệ, đã chuẩn
bị những nền tảng về tư tưởng, cơ sở vật
chất cho sự tiếp thu các kỹ thuật và công
nghệ mới. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
VIII đã đề ra đường lối công nghiệp hóa và
hiện đại hóa, vấn đề tiếp cận, ứng dụng công
nghệ hiện đại vào kinh tế nước ta.
Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ XII, trong phần về phương
hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế trong giai
đoạn 2016 - 2020 và các năm tiếp theo đã
nêu rõ: “Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện mô
hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong
điều kiện phát triển kinh tế thị trường định
hướng XHCN và hội nhập quốc tế gắn với
kinh tế tri thức”4. Theo đó, Việt Nam sẽ chú
trọng phát triển kinh tế tri thức, đầu tư cho
một số lĩnh vực và công nghệ mũi nhọn để
không bị tụt hậu so với một số quốc gia đã
có nền kinh tế tri thức. Như vậy, chúng ta sẽ
không chờ đến công nghiệp hóa hoàn thành
cơ bản mới chuyển sang kinh tế tri thức như
một số nước đi trước đã trải qua.
Mặc dù là một nước có xuất phát điểm
thấp cả về lực lượng sản xuất và trình độ
quản lý, nhưng điều đó không thể cản trở
Việt Nam tiếp thu các thành tựu và tinh hoa
của nền KTTT. Việt Nam cần đi thẳng vào
nền KTTT theo cách riêng của mình trên cơ
sở lựa chọn những lĩnh vực, ngành phù hợp
và có thế mạnh của đất nước.
Theo WB, một quốc gia như Việt Nam
muốn chuyển sang nền kinh tế tri thức, trước
tiên cần hình thành bốn trụ cột quan trọng,
đó là:
- Môi trường kinh tế và thể chế xã hội
thuận lợi cho sáng tạo và sử dụng tri thức:
Một môi trường và thể chế theo luật, cho
phép dòng chảy tự do của tri thức, hỗ trợ
công nghệ thông tin và truyền thông, khuyến
khích việc làm chủ doanh nghiệp như trọng
tâm của kinh tế tri thức.
- Hệ thống giáo dục và đào tạo có chất
lượng cao để người dân được giáo dục và
đào tạo, nâng cao năng lực sáng tạo, chia sẻ
và sử dụng tri thức, nguồn nhân lực chất
lượng cao.
- Hạ tầng cơ sở thông tin (ICT) hiện
đại: Một cơ sở thông tin động, từ radio đến
internet, là cần thiết để cho phép dễ dàng
liên lạc, phổ biến và xử lý thông tin.
- Hệ thống sáng tạo có hiệu quả: Một
mạng lưới các trung tâm nghiên cứu, đại
học, tổ chức chuyên gia, cố vấn, doanh
nghiệp tư nhân, các nhóm cộng đồng là cần
thiết để thu nhận được kho tri thức toàn cầu
luôn không ngừng tăng, truyền bá và thích
4 Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị Quốc gia, H., 2016, tr. 90.
47
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 07(335) T4/2017
CHÑNH SAÁCH
ứng chúng cho các nhu cầu của đất nước và
sáng tạo ra các tri thức mới cần thiết5.
Để xây dựng bốn trụ cột cơ bản nêu
trên, Việt Nam cần phải đẩy mạnh thực hiện
các giải pháp sau:
Thứ nhất, trước hết phải đầu tư phát
triển giáo dục - đào tạo, nâng cao dân trí, rút
ngắn khoảng cách về tri thức với các nước
phát triển. Bên cạnh đó, chúng ta phải đổi
mới tư duy, coi sự phát triển bằng vốn trí tuệ
con người là nhân tố quyết định, coi tri thức
là nguồn gốc của mọi của cải; coi trọng tài
sản trí tuệ hơn tài sản hữu hình; đội ngũ trí
thức là chủ thể của nền kinh tế tri thức,
không có đội ngũ trí thức thì không có kinh
tế tri thức.
Thứ hai, đẩy mạnh phát triển khoa
học và công nghệ, đi thẳng vào công nghệ
mới nhất; đẩy mạnh phát triển công nghệ mà
con người Việt Nam có nhiều khả năng nhất
như công nghệ thông tin, công nghệ sinh
học, đặc biệt chú trọng phát triển phần mềm,
tham gia xuất khẩu phần mềm; đẩy mạnh
các hoạt động nghiên cứu và phát triển để
các doanh nghiệp đó trở thành doanh nghiệp
sáng tạo trong nền KTTT.
Thứ ba, tạo lập để có một hệ thống
chính sách, pháp luật và thể chế phù hợp
cũng như các biện pháp tổ chức thực hiện
đủ sức kích thích tính tích cực sáng tạo cái
mới của mọi người dân; chủ động đón bắt
thời cơ của thời đại KTTT.
Thứ tư, hoàn thiện hệ thống chính
sách và pháp luật nhằm phát huy dân chủ;
bảo đảm môi trường dân chủ, tự do cạnh
tranh, tạo cơ sở cho nền KTTT phát triển
một cách bền vững.
Thứ năm, hoàn thiện thể chế kinh tế
thị trường định hướng XHCN, trong đó
tăng cường quản lý xã hội bằng các công
cụ và chính sách vĩ mô trên nguyên tắc thị
trường, không trái với quy luật của thị
trường; tôn trọng, bảo hộ quyền sở hữu của
người dân, tạo cơ hội cho mọi người được
tự do kinh doanh, tự do sáng tạo và cạnh
tranh bình đẳng n
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thanh Tuyên và Trương Hữu Chung, “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”: Cái giá đắt đỏ của nước
nghèo, không chịu lớn lên, trên
4-cai-gia-dat-do-cua-nuoc-ngheo-khong-chiu-lon-len-346221.html.
2. KTTT, trên https://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_t%E1%BA%BF_tri_th%E1%BB%A9c.
3. Nền KTTT và những đặc trưng cơ bản của nền KTTT,
trên https://vi-vn.facebook.com/ccvietnam/posts/309259439203985:0.
4. Klaus Schwab, The Fourth Industrial Revolution, 2016.
5. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, H., 2016
6. Phát triển KTTT: Cơ hội và thách thức của Việt Nam,
Trên:
viet-nam.html.
5
nam.html.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nen_kinh_te_tri_thuc_va_cuoc_cach_mang_cong_nghiep_lan_thu_4.pdf