Giảm BC thường gặp từ 50-90% trong các ca
SD(2). Trong SXHD, số lượng BC lúc khởi phát
bệnh có thể giảm hoặc tăng nhẹ tuy nhiên số
lượng BC luôn luôn giảm vào giai đoạn sắp hết
sốt(9). Nghiên cứu của Kalayanarooj và CS (1999)
cho thấy giảm BC ≤ 5000/mm3 có độ nhạy là 90%
và độ đặc hiệu là 60% trong chẩn đoán SXHD.
Trong nghiên cứu của chúng tôi thì độ nhạy thấp
hơn vì đối tượng nghiên cứu của chúng tôi bao
gồm cả những trường hợp SXHD có sốc mà số
lượng BC thường không giảm. Kết quả nghiên
cứu này nhận thấy dấu hiệu giảm BC ≤
5000/mm3 có độ nhạy tăng dần từ N 2 (25%), qua
N3 (55%) và cao nhất vào N4 (58%) của bệnh,
ngược lại độ đặc hiệu giảm dần từ N2 (92%), N3
(72%) đến N4 của bệnh (54%). Vì vậy, thử máu
vào ngày 3 và 4 của bệnh có khả năng phát hiện
trị số giảm BC tốt nhất.
Giảm BC đa nhân trung tính và tăng BC
lympho cũng là triệu chứng đặc thù trong giai
đoạn sắp hết sốt của SXHD(9,6). Trong nghiên cứu
này, chúng tôi ghi nhận tỉ lệ BC đa nhân trung
tính giảm dần từ N2 đến N6 của bệnh và tỉ lệ %
tế bào lympho tăng dần từ N2 đến N6 của bệnh,
tuy nhiên dựa vào tỉ lệ BC đa nhân trung tính
hoặc tỉ lệ BC lympho ít có giá trị chẩn đoán
SXHD vì tỉ lệ này còn thay đổi theo tuổi của
bệnh nhi.
Trị số DTHC cũng tăng cao nhất vào ngày 4
của bệnh (39.3 ± 2.3), tuy nhiên sự khác biệt giữa
các ngày thử máu thì không rõ rệt (biểu đồ 4).
Một vấn đề đặt ra là thử máu càng trễ độ
nhạy càng cao để phát hiện bệnh SXHD, tuy
nhiên lúc này bệnh nhân đã trở nặng hoặc đã
vào sốc thì việc thử máu sẽ không còn giá trị để
theo dõi. Qua nghiên cứu này chúng tôi nhận
thấy có 5/474 trường hợp sốc xảy ra vào ngày 3
của bệnh, chiếm tỉ lệ khoảng 1% là không nhiều,
tuy nhiên để đề phòng các trường hợp vào sốc
sớm nên cho thử máu sớm vào N3 của bệnh ở
những bệnh nhân đã có dấu hiệu cảnh báo.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 202 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nên thử máu vào thời điểm nào để chẩn đoán sớm bệnh sốt xuất huyết Dengue, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi Khoa 151
NÊN THỬ MÁU VÀO THỜI ĐIỂM NÀO ĐỂ CHẨN ĐOÁN SỚM
BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE
Nguyễn Ngọc Rạng*, Dương Kim Thu*, Trương Thị Mỹ Tiến*, Huỳnh Thị Mỹ Thanh*
TÓM TẮT
Mục đích: Xác định thời điểm thử máu thích hợp để có giá trị chẩn đoán Sốt xuất huyết Dengue (SXHD)
tốt nhất.
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang.
Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang.
Đối tượng nghiên cứu: Các trường hợp nghi ngờ SXHD, từ 1-14 tuổi, nhập viện tại khoa Nhi, Bệnh viện
An Giang trong năm 2003.
Phương pháp: Ghi nhận kết quả đếm tế bào máu toàn bộ gồm tiểu cầu (TC), Bạch cầu (BC), tế bào đa nhân
trung tính (Neutro), tế bào lympho (Lympho) và dung tích hồng cầu (DTHC) vào ngày nhập viện.
Kết quả: Có tất cả 917 bệnh nhân được thử máu vào ngày nhập viện, trong đó ngày 2 của bệnh có 72, ngày
3 có 220, ngày 4 có 319, ngày 5 có 237 và ngày 6 có 69 bệnh nhân. TC giảm dần từ ngày 3 đến ngày 6 của bệnh.
Vào ngày 4 của bệnh, TC ≤ 120.000/mm3 có độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt là 51% và 80%. Với trị số BC ≤
5000/mm3, độ nhạy và độ đặc hiệu vào ngày 3 của bệnh lần lượt là 55% và 72%; vào ngày 4 của bệnh, độ nhạy và
độ đặc hiệu của bệnh lần lượt là 58% và 54%.
Kết luận: Thời điểm xét nghiệm đếm tế bào máu tốt nhất để chẩn đoán SXHD là vào ngày thứ 4 kể từ ngày
bắt đầu sốt.
Từ khóa: Sốt xuất huyết Dengue, thử máu, bạch cầu, tiểu cầu.
ABSTRACT
THE PROPER TIMING TO DO COMPLETE BLOOD COUNT
FOR DIAGNOSIS OF DENGUE FEVER
Nguyen Ngoc Rang, Duong Kim Thu*, Truong Thi My Tien, Huynh Thi My Thanh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 4- 2014: 151 - 157
Objective: To determine the proper time to do complete blood count for the most accurate diagnosis of
Dengue fever.
Study design: Cross sectional study.
Setting: Pediatric department of An Giang general hospital.
Participants: All patients from 1 to 14 years old with diagnosis of Dengue fever, admitted to An Giang
hospital in the year of 2003.
Methods: The complete blood count including platelets, white blood cells (WBC), the percentage of
neutrophils, lymphocytes and hematocrit was done on the day of admission.
Results: There were 917 patients doing the blood test on day 2: 72; day 3: 220; day 4: 319; day 5: 237 and
day 6: 69 patients. The platelet count gradually decreased from day 3 to day 6 of the disease. On day 4, using the
platelet cut-off value of ≤ 120000/mm3, the sensitivity and specificity for diagnosis of dengue fever were 51% and
* Bệnh viện An giang
Tác giả liên lạc: TS.BS Nguyễn Ngọc Rạng ĐT: 0913106404 Email: rangbvag@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014
Chuyên Đề Nhi Khoa 152
80%, respectively. Using the WBC cut-off value of ≤ 5000/mm3, the sensitivity and specificity on day 3 were 55%
and 72% respectively. On day 4, the sensitivity and specificity were 58% and 54%, respectively.
Conclusion: The proper timing to do complete blood count (platelets, WBC) to make an accurate diagnosis of
dengue fever is on day 4 after onset of fever.
Keywords: Dengue fever, blood test, white blood cell, platelets.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh
nhiễm khuẩn cấp tính gây ra do virus dengue
gồm có 4 típ huyết thanh DEN-1, DEN-2, DEN-3
và DEN-4, được truyền bệnh chủ yếu do muỗi
Aedes aegypti.
Bệnh SXHD lưu hành quanh năm ở miền
Nam Việt Nam, cao điểm vào mùa mưa. Trong
mùa dịch, chẩn đoán sớm bệnh SXHD thường
dựa vào các triệu chứng lâm sàng gồm sốt cao,
nhức đầu, ói mửa, niêm mạc mắt sung huyết,
họng đỏ và dấu dây thắt (+)(2,7). Các dấu hiệu lâm
sàng thường không điển hình, vì vậy thử máu để
xem các trị số tiểu cầu (TC), bạch cầu (BC) và
dung tích hồng cầu (DTHC) rất cần thiết để chẩn
đoán bệnh sớm. Trong những ngày đầu của
bệnh các chỉ số này thường chưa biến đổi nên dễ
chẩn đoán lầm với bệnh khác như các bệnh
nhiễm siêu vi hoặc nhiễm trùng khác. Sự phân
biệt SXHD với các bệnh khác giúp các thầy thuốc
có các biện pháp xử lý sớm để làm giảm thương
tật và tử vong.
Ngoài dấu hiệu dây thắt, xét nghiệm trị số
BC và TC có giá trị để chẩn đoán sớm bệnh
SXHD(8,5,4), tuy nhiên nếu thử quá sớm trước
ngày 3 của bệnh có thể chưa thể phát hiện,
ngược lại nếu thử máu trễ khi bệnh nhân đã trở
nặng hoặc vào sốc thì việc thử máu sẽ trở nên vô
ích. Vì vậy việc thử máu vào thời điểm nào là
thích hợp nhất để chẩn đoán bệnh SXHD rất là
quan trọng.
Mục đích của nghiên cứu này là xác định
thời điểm thử máu để có khả năng phát hiện
bệnh SXHD cao nhất.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang có phân tích.
Địa điểm nghiên cứu
Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An
Giang.
Mẫu nghiên cứu
Tất cả các bệnh nhân từ 1-14 tuổi, nhập viện
từ tháng 4/2002-4/2003 tại khoa Nhi Bệnh viện
An Giang với chẩn đoán lâm sàng là SXHD khi
nhập viện.
Tất cả các bệnh nhân này đều được làm xét
nghiệm để xác định chẩn đoán SXHD gồm phân
lập virus cho các trường hợp nhập viện trước
ngày 5 của bệnh và làm xét nghiệm Mac-Elisa
(IgM và IgG) 2 lần cho tất cả các trường hợp
nhập viện. Cấy máu cho các trường hợp nghi
ngờ mắc thương hàn hoặc nhiễm khuẩn huyết.
Các bệnh nhân này được đếm tế bào máu
toàn bộ trên máy đếm tế bào tự động 18 chỉ số từ
một đến nhiều lần, chỉ ghi nhận trị số BC, tỉ lệ %
BC đa nhân trung tính, tỉ lệ % BC lympho, TC và
DTHC vào ngày nhập viện đầu tiên và ghi nhận
thời gian từ lúc khởi sốt đến lúc nhập viện.
Chẩn đoán SXHD và phân loại theo bảng
phân loại mới của WHO 2009(9) gồm: SXHD
không dấu hiệu cảnh báo, SXHD có dấu hiệu
cảnh báo và SXHD nặng. Chẩn đoán xác định
SXHD bằng phân lập virus hoặc thử nghiệm
Mac Elisa dương tính.
Xử lý dữ liệu
Các số liệu được trình bày bằng trị trung
bình và độ lệch chuẩn khi dữ liệu có phân phối
chuẩn hoặc được trình bày bằng trị trung vị và
khoảng tứ phân vị (interquatile range) khi không
có phân phối chuẩn. Dùng log để chuyển đổi các
số liệu không có phân phối chuẩn và dùng phép
kiểm T hoặc ANOVA để so sánh sự khác biệt
theo ngày bệnh. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
khi p<0,05.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi Khoa 153
KẾT QUẢ
Tổng cộng có 1015 trường hợp được chẩn
đoán SXHD lúc nhập viện. Sau khi xét nghiệm
Mac Elisa tìm kháng thể IgM hoặc phân lập
virus, có 575 trường hợp có kết quả dương tính,
440 trường hợp có kết quả âm tính, trong đó 85
trường hợp có chẩn đoán khác khi ra viện
(thương hàn, nhiễm trùng huyết, sởi, sốt phát
ban...). Còn lại 355 trường hợp sốt không xác
định nguyên nhân (SKXĐ) và 575 trường hợp
SXHD được chia ra 3 nhóm được trình bày trong
biểu đồ 1.
Biểu đồ 1. Phân loại chẩn đoán các trường hợp nhập viện với nghi ngờ chẩn đoán là SXHD SXHD: Sốt xuất
huyết dengue; SKXĐ: sốt không xác định nguyên nhân; SXHDKCB: SXHD không dấu hiệu cảnh báo;
SXHDCB: SXHD có dấu hiệu cảnh báo; SXHDN: SXHD nặng.
Chúng tôi chỉ đưa vào phân tích các trường
hợp được chẩn đoán xác định là SXHD (n=575)
và các trường hợp sốt không xác định nguyên
nhân (SKXĐ) (n=355). Trong 930 trường hợp
này, nam có 485 (52,2%) trường hợp và nữ có 445
(47,8%) trường hợp. Tuổi trung bình và độ lệch
chuẩn là 8,6 ± 3,3 tuổi.
Các bệnh nhân này được thử máu nhiều lần,
chúng tôi chỉ lấy kết quả thử máu ngày nhập
viện đầu tiên để phân tích. Tổng số bệnh nhân
thử máu theo ngày bệnh như sau:
N2 (72); N3 (220); N4 (319); N5 (237) và N6
(69).
Kết quả xét nghiệm TC theo ngày bệnh giữa
2 nhóm SXHD và SKXĐ được trình bày ở biểu
đồ 2.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014
Chuyên Đề Nhi Khoa 154
Biểu đồ 2: Số lượng TC theo ngày bệnh giữa 2 nhóm SXHD và SKXĐ Số lượng BC trong nhóm SXHD giảm
dần, có trị số thấp nhất vào N4 của bệnh.
Số lượng TC trong nhóm SXHD giảm dần từ
N2 đến N6 của bệnh. So sánh trị số giữa 2 nhóm
SXHD và SKXĐ theo ngày bệnh (phép kiểm T):
N2 (p=0,861); N3 (p=0,002); N4 (p=0,000); N5
(p=0,000) và N6 (p=0,002).
Kết quả xét nghiệm BC theo ngày bệnh giữa
2 nhóm SXHD và SKXĐ được trình bày ở biểu
đồ 3.
Biểu đồ 3: Số lượng BC theo ngày bệnh giữa 2 nhóm SXHD và SKXĐ. Số lượng BC trong nhóm SXHD giảm
dần, có trị số thấp nhất vào N4 của bệnh. So sánh trị số giữa 2 nhóm SXHD và SKXĐ theo ngày bệnh (phép kiểm
T): N2 (p=0,40); N3 (p=0,003); N4 (p=0,009); N5 (p=0,963) và N6 (p=0,060).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi Khoa 155
Chọn điểm cắt TC ≤ 120.000/mm3 là ngưỡng
có sự phân biệt tốt nhất giữa nhóm SXHD và
nhóm SKXĐ. Độ nhạy và độ đặc hiệu theo ngày
thử máu của TC ≤ 120.000/mm3 được trình bày
trong bảng 1.
Bảng 1: Độ nhạy và độ đặc hiệu theo ngày thử máu
với số lượng TC ≤ 120.000/ mm3
TC ≤ 120.000/
mm
3
N2
(n=37)
N3
(n=22)
N4
(n=32)
N5
(n=23)
N6
(n=6)
Độ nhạy 0,15 0,26 0,51 0,67 0,85
Độ đặc hiệu 0,82 0,91 0,80 0,84 0,66
Kết quả nhận thấy, thử máu N2, N3 có độ
đặc hiệu cao, tuy nhiên độ nhạy quá thấp. Thử
máu vào N4 của bệnh có độ nhạy và độ đặc hiệu
chấp nhận được.
Độ nhạy và độ đặc hiệu theo ngày thử máu
của BC ≤ 5.000/mm3 được trình bày trong bảng 2.
Bảng 2: Độ nhạy và độ đặc hiệu theo ngày thử máu
với số lượng BC ≤ 5.000/ mm3
BC ≤ 5.000/
mm
3
N2
(n=37)
N3
(n=220)
N4
(n=329)
N5
(n=237)
N6
(n=69)
Độ nhạy 0,25 0,55 0,58 0,49 0.26
Độ đặc hiệu 0,92 0,72 0,54 0,47 0,53
Kết quả nhận thấy, thử máu vào N3 và N4
của bệnh có độ nhạy cao, độ đặc hiệu vào N3 cao
hơn so với N4 của bệnh.
Số lượng TC, BC, tỉ lệ % neutro, lympho theo
ngày bệnh được trình bày trong biểu đồ 4.
Biểu đồ 4. Lượng TC, BC, trị số DTHC và tỉ lệ % Neutro, Lympho theo ngày thử máu. Hình A. Lượng TC được
trình bày bằng số trung vị và khoảng tứ phân vị (interquartile range). Lượng TC giảm dần từ ngày thứ 3 đến
ngày thứ 6 của bệnh, vào ngày thứ 4 thì trị số trung vị (khoảng tứ phân vị) của TC là 118.000 (93.000) /mm3.
Hình B. Lượng BC được trình bày bằng số trung vị và khoảng tứ phân vị (interquartile range). Số lượng BC
giảm dần từ ngày thứ 2 và có trị số trung vị thấp nhất vào ngày thứ 4 của bệnh với trị trung vị (khoảng tứ phân
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014
Chuyên Đề Nhi Khoa 156
vị) là 4.700 (3000)/mm3, và tăng dần lên từ ngày 5 của bệnh. Hình C. Trị số DTHC được trình bày bằng số
trung bình và độ lệch chuẩn. Trị số DTHC tăng dần từ ngày 2 và đạt cao điểm vào N4 (39,3 ± 3,2), sau đó giảm
dần từ N5 của bệnh. Hình D. Trị trung bình tế bào đa nhân trung tính (Neutrophil) giảm dần từ N2 đến N6,
ngược lại trị trung bình tế bào lympho tăng dần từ N3 đến N6 của bệnh.
BÀN LUẬN
Tiểu cầu (TC) giảm và bạch cầu (BC) giảm là
dấu hiệu đặc thù trong bệnh SXHD(9,3) tuy nhiên
nên thử máu vào ngày nào của bệnh để có độ
nhạy và độ đặc hiệu tốt nhất, nếu thử sớm vào
ngày 1 (N1) hoặc ngày 2 (N2) của bệnh thì BC và
TC chưa giảm, còn thử trễ vào ngày 5 (N5) hoặc
ngày 6 (N6) thì bệnh nhân đã có nguy cơ vào sốc.
Qua nghiên cứu 575 trường hợp SXHD, và 355
trường hợp SKXĐ được thử máu từ N2 đến N6
của bệnh, chúng tôi nhận thấy số lượng TC giảm
dần từ N3 và có trị số thấp nhất vào N6 của
bệnh, điều này phù hợp với một nghiên cứu
đoàn hệ về số lượng TC ở trẻ em và người lớn
mắc SXHD tại BV Chợ Quán, các tác giả nhận
thấy số lượng TC giảm thấp nhất từ N3 đến N6
của bệnh(1). Chúng tôi chọn điểm cắt (cut off) TC
trong nghiên cứu này là ≤120.000/mm3, là trị số
có độ nhạy và độ đặc hiệu cao nhất để phân biệt
chẩn đoán giữa SXHD và SKXĐ. Theo nghiên
cứu này, nếu cho thử máu vào N3 của bệnh thì
độ nhạy chẩn đoán SXHD chỉ đạt 26%, độ nhạy
sẽ tăng lên gấp đôi (51%) khi cho thử máu vào
N4 của bệnh. Còn thử máu vào N5, N6 có độ
nhạy cao hơn nhưng đã là giai đoạn trễ của
bệnh. Tóm lại, thử máu vào ngày 4 của bệnh có
khả năng phát hiện dấu hiệu giảm TC tốt nhất.
Giảm BC thường gặp từ 50-90% trong các ca
SD(2). Trong SXHD, số lượng BC lúc khởi phát
bệnh có thể giảm hoặc tăng nhẹ tuy nhiên số
lượng BC luôn luôn giảm vào giai đoạn sắp hết
sốt(9). Nghiên cứu của Kalayanarooj và CS (1999)
cho thấy giảm BC ≤ 5000/mm3 có độ nhạy là 90%
và độ đặc hiệu là 60% trong chẩn đoán SXHD.
Trong nghiên cứu của chúng tôi thì độ nhạy thấp
hơn vì đối tượng nghiên cứu của chúng tôi bao
gồm cả những trường hợp SXHD có sốc mà số
lượng BC thường không giảm. Kết quả nghiên
cứu này nhận thấy dấu hiệu giảm BC ≤
5000/mm3 có độ nhạy tăng dần từ N 2 (25%), qua
N3 (55%) và cao nhất vào N4 (58%) của bệnh,
ngược lại độ đặc hiệu giảm dần từ N2 (92%), N3
(72%) đến N4 của bệnh (54%). Vì vậy, thử máu
vào ngày 3 và 4 của bệnh có khả năng phát hiện
trị số giảm BC tốt nhất.
Giảm BC đa nhân trung tính và tăng BC
lympho cũng là triệu chứng đặc thù trong giai
đoạn sắp hết sốt của SXHD(9,6). Trong nghiên cứu
này, chúng tôi ghi nhận tỉ lệ BC đa nhân trung
tính giảm dần từ N2 đến N6 của bệnh và tỉ lệ %
tế bào lympho tăng dần từ N2 đến N6 của bệnh,
tuy nhiên dựa vào tỉ lệ BC đa nhân trung tính
hoặc tỉ lệ BC lympho ít có giá trị chẩn đoán
SXHD vì tỉ lệ này còn thay đổi theo tuổi của
bệnh nhi.
Trị số DTHC cũng tăng cao nhất vào ngày 4
của bệnh (39.3 ± 2.3), tuy nhiên sự khác biệt giữa
các ngày thử máu thì không rõ rệt (biểu đồ 4).
Một vấn đề đặt ra là thử máu càng trễ độ
nhạy càng cao để phát hiện bệnh SXHD, tuy
nhiên lúc này bệnh nhân đã trở nặng hoặc đã
vào sốc thì việc thử máu sẽ không còn giá trị để
theo dõi. Qua nghiên cứu này chúng tôi nhận
thấy có 5/474 trường hợp sốc xảy ra vào ngày 3
của bệnh, chiếm tỉ lệ khoảng 1% là không nhiều,
tuy nhiên để đề phòng các trường hợp vào sốc
sớm nên cho thử máu sớm vào N3 của bệnh ở
những bệnh nhân đã có dấu hiệu cảnh báo.
KẾT LUẬN
Để chẩn đoán bệnh SXHD thầy thuốc nên
cho bệnh nhân thử máu vào đầu ngày thứ 4 của
bệnh kể từ ngày bắt đầu sốt, thời điểm mà dấu
hiệu giảm BC và/ hoặc giảm TC có độ nhạy và
độ đặc hiệu cao, tuy nhiên nên thử máu vào N3
ở những bệnh nhân đã có dấu hiệu nặng hoặc
dấu hiệu cảnh báo của SXHD.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi Khoa 157
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dinh The T, Le Thi Thu T, Nguyen Minh D, Tran Van N, Tran
Tinh H, Nguyen Van Vinh C, Wolbers M, Dong Thi Hoai T,
Farrar J, Simmons C, Wills B. (2012). Clinical features of
dengue in a large Vietnamese cohort: intrinsically lower
platelet counts and greater risk for bleeding in adults than
children. PLoS Negl Trop Dis. 6(6):e1679. Epub 2012 Jun 26.
2. George R and Lum CS. (1997). Clinical spectrum of dengue
infection in Dengue and Dengue Hemorrhagic Fever. Editer
by D.J. Gubler and G. Kano, Cab International, U.K. pp: 89-
115.
3. Gubler DJ. (1998). Dengue and dengue hemorrhagic fever.
Clin Microbiol Rev, Jul;11(3):480-96.
4. Kalayanarooj S, Nimmannitya S, Suntayakorn S, Vaughn DW,
Nisalak A, Green S, Chansiriwongs V, Rothman AL, Annis
FA. (1999). Can Doctors Make an Accurate Diagnosis of
Dengue Infections at an Early Stage? Dengue Bulletin Volume
23, December-1999.
5. Kalayanarooj S, Vaughn DW, Nimmannitya S, Green S,
Suntayakorn S, Kunentrasai N, Viramitrachai W, Ratanachu-
eke S, Kiatpolpoj S, Innis BL, Rothman AL, Nisalak A, Ennis
FA. (1997). Early clinical and laboratory indicators of acute
dengue illness. J Infect Dis. Aug;176(2):313-21.
6. Nimmannitya S. (1997). Dengue hemorrhagic fever: diagnosis
anh management, in Dengue and Dengue hemorragic fever,
edited by Gubler D.J and Kuno G, Cab International, UK, p.
133-145.
7. Phuong CX, Nhan NT, Kneen R, Thuy PT, van Thien C, Nga
NT, Thuy TT, Solomon T, Stepniewska K, Wills B. (2004).
Dong Nai Study Group. Clinical diagnosis and assessment of
severity of confirmed dengue infections in Vietnamese
children: is the world health organization classification
system helpful. Am J Trop Med Hyg. 70(2):172-9.
8. Potts JA, Rothman AL. (2008). Clinical and laboratory features
that distinguish dengue from other febrile illnesses in endemic
populations. Trop Med Int Health. 13(11):1328-40. Epub 2008
Sep 16. Review.
9. WHO. (2009). Dengue haemorrhagic fever. Diagnosis,
treatment, prevention and control. New Edition- WHO.
Ngày nhận bài báo: 16/6/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 27/6/2014
Ngày bài báo được đăng: 20/08/2014
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014
Chuyên Đề Nhi Khoa 158
CHĂM SÓC VÀ THEO DÕI BỆNH NHÂN SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE
KÈM SUY HÔ HẤP
Bùi Thị Bích Phượng*, Nguyễn Minh Tiến**, Lương Thị Xuân Khánh*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát kỹ thuật chăm sóc và theo dõi trẻ sốt xuất huyết Dengue kèm suy hô hấp tại khoa sốt xuất
huyết, Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ 01/06/2012 – 30/09/2012.
Thiết kế nghiên cứu: mô tả tiến cứu loạt ca.
Kết quả: 146 trẻ sốt xuất huyết Dengue xác định bằng huyết thanh chẩn đoán Mac ELISA IgM dương tính,
kèm suy hô hấp được đưa vào lô nghiên cứu với tuổi trung bình là 5,6 tuổi, nhỏ nhất là 6 tháng tuổi, sốt xuất
huyết có dấu hiệu cảnh báo (49,3%), sốc sốt xuất huyết Denue (độ III) (44,5%), sốc sốt xuất huyết denue nặng (độ
IV) (6,2%). Các yếu tố kỹ thuật quyết định hiệu quả tối ưu đối với thở oxy qua cannula là chọn cannula phù hợp,
kiểm tra dòng oxy đi qua, cố định cannula, đối với thở NCPAP gồm áp lực chính xác, kích cỡ cannula phù hợp
tuổi trẻ, cố định cannula thích hợp. Biến chứng thở NCPAP trong sốc sốt xuất huyết Dengue là chảy máu mũi
chiếm 2,1%.
Kết luận: người điều dưỡng nắm vững kỹ thuật hỗ trợ hô hấp cho bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue kèm
suy hô hấp, đặc biệt thở áp lực dương liên tục qua mũi NCPAP, giúp phát huy tối đa hiệu quả tác dụng của các
kỹ thuật hỗ trợ hô hấp trên bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue suy hô hấp, góp phần cứu sống bệnh nhân.
Từ khóa: chăm sóc, theo dõi, sốt xuất huyết Dengue, suy hô hấp
ABSTRACT
CARE AND MONITOR OF DENGUE PATIENTS WITH ACUTE RESPIRATORY FAILURE
Bui Thi Bich Phuong, Nguyen Minh Tien, Luong Thi Xuan Khanh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 4- 2014: 158 - 164
Objectives: To explore technique and monitor of DHF patients with acute respiratory failure admitted to
DHF ward, Children’s Hospital 1 between June 2012 and Sep 2012.
Design: Prospective case series study.
Results: 146 DHF children complicated with acute respiratory failure who were determined by MacELISA
positive for Dengue, treated with respiratory support, consisted of Dengue with warning signs 49.3% DSS (grade
III) (44.5%), severe DSS (grade IV) (6.2%), mean age of 5.6 years old, youngest age of 6 months old. Key
technical factors determining optimization of oxygen supply via cannula consisted of choice of suitable sizes,
check-in of oxygen flow via cannula CPAP system included rechecked accurate pressure, suitable size of cannula,
good fixation of cannula. Complication of CPAP application on of patients with dengue shock syndrome (DSS)
complicated with acute respiratory failure was nose bleeding (2.1%).
Conclusion: Nurses should master technique of respiratory supports, especially monitor and care of NCPAP
system, helping maximize NCPAP effect on patient prolonged dengue shock syndrome (DSS) complicated with
acute respiratory failure, contributing to mortality reduction.
Key words: DSS dengue shock syndrome, NCPAP nasal continuous positive airway pressure.
* Khoa sốt xuất huyết, **Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Nhi Đồng 1
Tác giả liên lạc: ĐD Bùi Thị Bích Phượng ĐT: 0937769189 Email: bichphuongnd1@yahoo.com.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nen_thu_mau_vao_thoi_diem_nao_de_chan_doan_som_benh_sot_xuat.pdf