Công nghệ truyền hình trực tuyến
cũng được sử dụng phổ biến ở Hà
Lan thông qua Hệ thống Telehoren en
Telepleiten (THTP) là một công nghệ hội
nghị truyền hình cho phép kết nối nghe
nhìn giữa các trung tâm giam giữ và phòng
xử án. Những người sử dụng chính của
công nghệ là thẩm phán, thư ký, luật sư, đại
diện của bộ di trú và nhập tịch Hà Lan, dịch
giả và bị cáo trong tố tụng hình sự. Việc sử
dụng hệ thống hội nghị truyền hình THTP
là không bắt buộc. Do đó, việc sử dụng hệ
thống phụ thuộc rất nhiều từ các cơ quan
và từng thẩm phán muốn sử dụng nó13.
Ngoài ra, các trung tâm cơ sở dữ
liệu như Viện thông tin pháp lý Úc14
Australasian Legal Information Institute
(AustLII)), Viện thông tin pháp lý thế
giới15 (World Legal Information System
(WorldLII)), Viện Thông tin Pháp lý (Đại học
Luật Cornell, Hoa Kỳ) Legal Information
Institute (Cornell University of Law,
United States) hay Hệ thống e - justice của
Liên minh Châu Âu với khả năng kết nối
cơ quan tư pháp giữa các quốc gia trong
liên minh với nhau và với công dân Châu
Âu cho phép thực hiện các thủ tục tư pháp
xuyên biên giới với dự án e-Codex, e-Curia
16 cũng là những yếu tố quan trọng góp
phần tạo nên thành công cho các dự án xây
dựng hệ thống tư pháp điện tử ở các quốc
gia đó và làm nên xu hướng mới của nền
tư pháp điện tử toàn cầu hiện nay.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 173 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nền tư pháp điện tử và thách thức mới của các cơ quan tư pháp (Kỳ 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
42
NỀN TƯ PHÁP ĐIỆN TỬ VÀ THÁCH THỨC MỚI CỦA CÁC CƠ QUAN...
Khoa học Kiểm sát Số 05 - 2019
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra rộng khắp trên toàn thế giới đã tạo ra một cú huých
mạnh mẽ cho sự đổi thay phương thức
hoạt động từ truyền thống dần chuyển hóa
sang hiện đại của mọi lĩnh vực đời sống xã
hội, trong đó có ngành tư pháp.
Cùng với sự phát triển của công nghệ
thông tin và truyền thông (CNTT&TT), một
trong những đòi hỏi của mục tiêu chung về
phát triển bền vững là cần đảm bảo tối ưu
các quyền của con người và thúc đẩy tiến
bộ xã hội, vì thế, việc đảm bảo khả năng
tiếp cận công lý của người dân cũng là đòi
hỏi hết sức quan trọng cho toàn xã hội nói
chung và cho ngành tư pháp nói riêng.
Trong bối cảnh đó, ý tưởng và những thành
công bước đầu của việc ứng dụng công
nghệ thông tin vào lĩnh vực tư pháp được
khởi xướng ở Châu Âu, Châu Úc và nhiều
quốc gia trên thế giới đã ngày càng chứng
tỏ rằng có thể coi Công nghệ thông tin và
truyền thông là yếu tố thúc đẩy tiềm năng
tiếp cận công lý và cải thiện hiệu quả của
ngành tư pháp1 trong giai đoạn hiện nay.
1 Giampiero Lupo 1 and Jane Bailey 2,* “Designing and
Implementing e-Justice Systems: Some Lessons Learned
from EU and Canadian Examples” page 354; https://
www.researchgate.net/publication/272661563_Design-
ing_and_Implementing_e-Justice_Systems_Some_Les-
sons_Learned_from_EU_and_Canadian_Examples
NỀN TƯ PHÁP ĐIỆN TỬ VÀ THÁCH THỨC MỚI
CỦA CÁC CƠ QUAN TƯ PHÁP (KỲ 1)
LÊ THỊ ANH XUÂN - LÊ THỊ THẮM *
* Thạc sĩ, Khoa Pháp luật quốc tế, Trường Đại học
Kiểm sát Hà Nội
Tư pháp điện tử là một xu hướng tất yếu của việc ứng dụng công nghệ thông
tin trong hoạt động tố tụng của các cơ quan tư pháp mỗi quốc gia. Tư pháp điện tử,
một mặt làm tăng khả năng tiếp cận công lý của người dân mọi lúc, mọi nơi; mặt
khác tăng khả năng kết nối hệ thống dữ liệu tư pháp điện tử giúp các chức danh tư
pháp thực hiện nhanh gọn, chính xác, hiệu quả công tác tố tụng cũng như giúp giảm
thiểu chi phí tố tụng và những nguy cơ tiềm ẩn khác trong hoạt động tố tụng. Tuy
nhiên, việc xây dựng và vận hành hệ thống tư pháp điện tử với những yêu cầu phức
tạp cũng đặt ra những thách thức không nhỏ cho Chính phủ, các cơ quan tư pháp
trong việc áp dụng hệ thống tư pháp điện tử trong tương lai.
Từ khóa: Tư pháp điện tử, công lý điện tử, cơ quan tư pháp.
Ngày nhận bài: 20/5/2019; Biên tập xong: 03/9/2019; Duyệt đăng: 21/10/2019.
E-justice is an inevitable trend in applying information technology to
proceedings of each nation’s judicial authorities. It, one hand, increases
people’s access to justice anytime, anywhere; the other, connects E-justice data
systems which supports judicial authorities carry out the procedure quickly,
accurately and effectively as well as minimize litigation costs and other
potential risks in legal proceedings. However, with complex requirements
in construction and operation of an E-justice system, it is challenging to
Governments and judicial authorities in applying E-justice system in the next years.
Keywords: E-justice, judicial authorities.
43Khoa học Kiểm sát
LÊ THỊ ANH XUÂN - LÊ THỊ THẮM
Số 05 - 2019
Nhận thức được vấn đề quan trọng đó,
cùng với quyết tâm mở cửa và đổi mới,
giao lưu hội nhập tích cực với cộng đồng
thế giới, việc xác định “Khoa học và công
nghệ là nền tảng, là động lực cho phát triển
bền vững đất nước”2 là một nhận định đúng
đắn của Đảng và Nhà nước ta, làm tiền đề
cho việc đưa các ứng dụng CNTT&TT vào
tiến trình cải cách tư pháp tại Việt Nam. Để
thực hiện quyết tâm đó, trong Chiến lược
cải cách tư pháp đến năm 2020, Bộ chính
trị đã khẳng định: “Đổi mới thủ tục hành
chính trong các cơ quan tư pháp nhằm tạo
điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận
công lý; Từng bước thực hiện việc công
khai hóa các bản án, trừ những bản án hình
sự về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc
liên quan đến thuần phong mỹ tục; Tăng
cường áp dụng công nghệ thông tin vào
hoạt động của các cơ quan tư pháp”3. Và
trên cơ sở đó, tùy theo chức năng, nhiệm
vụ của mình, các cơ quan tư pháp sẽ được
Nhà nước đảm bảo điều kiện vật chất cho
hoạt động tư pháp phù hợp với đặc thù
và điều kiện của đất nước4, hình thành cơ
sở nền tảng cho việc ứng dụng công nghệ
thông tin trong hoạt động tư pháp, từng
bước xây dựng một nền tư pháp điện tử
tinh gọn, minh bạch và hiệu quả.
I. Ứng dụng công nghệ thông tin trong
lĩnh vực tư pháp xét xử ở một số quốc gia
2 Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 Quyết
định của Thủ tướng Chính phủ về việc Kế hoạch
hành động quốc gia thực hiện chương trình Nghị
sự 30 vì sự phát triển bền vững;
3 Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005
của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp
đến năm 2020
4 Nghị quyết 49- NQ/TW & Luật tổ chức tòa án
nhân dân năm 2014, Điều 96.
1. Thực trạng
Tư pháp điện tử (E - justice) (hay công
lý điện tử) là việc cho phép sử dụng CNTT
trong việc thực hiện các thủ tục hành chính
khác nhau trước, trong và sau khi tiến
hành hoạt động tư pháp xét xử, cung cấp
một loạt các khả năng tiếp cận công lý một
cách nhanh chóng và minh bạch. Và như
vậy, tư pháp điện tử (E-Justice) có thể được
định nghĩa là việc sử dụng CNTT&TT để
cải thiện khả năng tiếp cận công lý của
cộng đồng dân cư5.
Tư pháp điện tử còn được gọi là Tòa
án không giấy tờ, là một phần của chương
trình chuyển đổi của nền tư pháp điện tử
ở nhiều quốc gia nhằm tự động hóa các hệ
thống nộp đơn thủ công theo phương thức
truyền thống tại Tòa án. Nghĩa là từ việc
nộp đơn khởi kiện hay khiếu nại đến việc
thi hành các quyết định của tòa án đều có
thể được thực hiện qua các cổng thông tin
điện tử của tòa án giúp tăng khả năng hoạt
động hiệu quả của ngành tư pháp và tăng
cường khả năng tiếp cận công lý của người
dân. Đương sự khi muốn khiếu kiện tại
Tòa án sẽ phải đăng ký tài khoản dữ liệu
người dùng (ID), hệ thống Tư pháp điện
tử sẽ cho phép người dùng nộp đơn khởi
kiện hoặc khiếu nại điện tử, đồng thời theo
dõi tình trạng đơn, cũng như thanh toán
tiền trực tuyến cho các giao dịch với tòa
án. Đồng thời, hệ thống tư pháp điện tử sẽ
5 Review on the advanced international experience
and practices for implementing e-justice and
proposals for the further development of “E-SUD” in-
formation system in Uzbekistan https://www.undp.
org/content/dam/uzbekistan/docs/Publications/
democraticgovernance/International_experience_in-
_e-justice_and_further_development_of_E-SUD/
un_uzb_International_experience_in_e-justice_
and_further_development_of_E-SUD_eng.pdf
page 9, truy cập ngày 5/5/2019
44
NỀN TƯ PHÁP ĐIỆN TỬ VÀ THÁCH THỨC MỚI CỦA CÁC CƠ QUAN...
Khoa học Kiểm sát Số 05 - 2019
giúp đương sự nhận từ Tòa án các thông
báo như hoãn phiên họp hoặc phiên tòa
thông qua dịch vụ tin nhắn (SMS) và email,
cũng như nhận các thông báo tức thì về tất
cả các giao dịch liên quan đến tòa án6.
Không dừng lại ở đó, hàng loạt các dự
án triển khai tư pháp điện tử với đa dạng
tiện ích đang được thử nghiệm và hoạt động
thành công ở một số quốc gia như Úc, EU đã
cho thấy hiệu quả vượt trội của ứng dụng
CNTT&TT trong lĩnh vực tư pháp. Các
dịch vụ đòi nợ trực tuyến/ đòi tài sản trực
tuyến & Đòi BTTH trực tuyến tại Anh và xứ
Wales; Thử nghiệm trực tuyến tại Ý (TOL);
Tòa án dân sự và hành chính trực tuyến
Victoria (VCAT) tại Úc; Hội nghị truyền
hình (Châu Âu và Châu Úc); Chuỗi công
lý tích hợp ở Anh, Phần Lan; Viện thông
tin pháp lý Áo; Hệ thống quản lý hồ sơ ở
Châu Âu hay dự án ứng dụng công nghệ
thông tin đồng thời cho hai tiện ích: nộp
đơn trực tuyến (e-Curia) và trao đổi thông
tin pháp lý giữa các cơ quan tư pháp trong
Liên minh Châu Âu (e-Codex)7 mở ra
tiềm năng lớn cho các ứng dụng công nghệ
thông tin vào lĩnh vực tư pháp tạo nên xu
thế mới của nền tư pháp điện tử.
Dịch vụ Đòi nợ trực tuyến (MCOL) và
Yêu cầu thu hồi tài sản trực tuyến (PCOL)
ở Anh và xứ Wales là hai dịch vụ nộp đơn
điện tử cho phép bất kỳ công dân hoặc
luật sư người Anh và xứ Wales nào đưa
ra yêu đòi nợ hoặc yêu cầu thu hồi tài sản
thông qua giao diện của website chuyên
6 https://judicial.gov.gh/index.php/e-services/e-justice
7 Marco Fabri & Giampiero Lupo (2012), “Some
European and Australian e-justice services”, Report
prepared for the project “Rethinking Processual
Law: Toward CyberJustice” https://dns2.irsig.cnr.it/
repo/Fabri_Some%20European%20and%20Austra-
lian%20e-Justice%20services_IRSIG-CNR_2012.pdf
dụng thân thiện với người dùng do Tòa
án Hoàng gia (Her Majesty Court and
Tribunals Service) thiết lập giúp người
dùng có thể truy cập 24 giờ/7 ngày. Người
dùng cũng có thể truy cập website để kiểm
tra trạng thái của khiếu nại, yêu cầu nhập
bản án và thi hành bản án bằng lệnh bảo
đảm thi hành án. Hệ thống giao diện của
MCOL cho phép bị đơn có thể : 1) thừa
nhận và thanh toán đầy đủ trực tiếp cho
người yêu cầu; 2) thừa nhận yêu cầu đầy
đủ và yêu cầu thời gian trả tiền; 3) chỉ thừa
nhận một phần của yêu cầu bồi thường; 4)
nộp đơn xác nhận dịch vụ; 5) bảo vệ yêu
cầu; 6) đưa ra yêu cầu phản tố. Trong các
trường hợp cụ thể, nếu bị đơn có yêu cầu
phản tố, các khiếu nại có thể được tự động
chuyển đến Tòa án Hạt. Yêu cầu thu hồi tài
sản trực tuyến (PCOL) đã được phát triển
sau thành công của MCOL. Đây là dịch
vụ trực tuyến được thực hiện bởi Dịch vụ
Tòa án và Tòa án Hoàng gia để giúp các cá
nhân và doanh nghiệp nộp đơn hoặc trả lời
các khiếu nại liên quan đến việc thu hồi tài
sản dưới dạng nợ tiền thuê hoặc tiền đến
hạn theo thế chấp.
Cả hai hệ thống đều khá thành công và
được sử dụng phổ biến để giải quyết vấn
đề thu hồi tài sản hoặc đòi nợ. Thành công
của việc sử dụng dịch vụ đòi nợ trực tuyến
so với thủ tục trên hồ sơ giấy là rất ấn
tượng: 67% yêu cầu đòi nợ trong giai đoạn
2009 - 2010 đã được phát hành trực tuyến.
Hệ thống cũng cho phép người dùng có thể
chuyển sang giải quyết yêu cầu của mình
theo phương thức truyền thống nếu thấy
phức tạp, tuy nhiên với chi phí cao hơn
14,64% so với nộp đơn theo phương thức
trực tuyến. MCOL cũng chỉ áp dụng giới
hạn cho các yêu cầu hoàn trả số tiền xác
định được (khoảng 100.000 Bảng Anh) vì
45Khoa học Kiểm sát
LÊ THỊ ANH XUÂN - LÊ THỊ THẮM
Số 05 - 2019
thế nên chưa thể áp dụng được cho những
yêu cầu bồi hoàn mang tính chất ước lượng
như: Bồi thường thiệt hại do mất mát, chấn
thương8. Sự thành công của hai dịch vụ
pháp lý nêu trên ở Anh và xứ Wales là kết
quả của sự thay đổi đồng thời giữa luật
pháp và công nghệ thông tin với cách tiếp
cận mới mẻ trong lĩnh vực tư pháp.
Tố tụng dân sự trực tuyến (Processo
Civile Telematico (PCT) trong tiếng Ý,
hay “Trial Online” (TOL) hoặc Civil
Proceedings Online trong tiếng Anh)
là hệ thống nộp đơn điện tử của Ý cho
phép truyền dữ liệu và tài liệu điện tử về
tranh chấp dân sự giữa tòa án và luật
sư. Hệ thống nộp đơn điện tử cho phép
các nhân chứng, chuyên gia và luật sư,
nộp tài liệu; truy cập dữ liệu từ xa của hệ
thống quản lý vụ án (Sistema Informativo
Contezioso Civilile- SICC) thông qua quy
trình xác nhận với thẻ thông minh có chữ
ký điện tử của người dùng. Các tài liệu
được truyền đi được coi là ràng buộc về
mặt pháp lý nếu các luật sư ký chúng với
chữ ký điện tử nâng cao và nộp chúng qua
hệ thống dữ liệu điện tử tại điểm truy cập
(Access Point). Tại một số tòa án của Ý, hệ
thống này cho phép các luật sư truy cập từ
xa vào kho lưu trữ điện tử của các bản án
sơ thẩm thông qua chữ ký số và thẻ thông
minh được cấp cho riêng mình.
Tuy nhiên, hệ thống dữ liệu điện tử
vẫn chưa được sử dụng nhiều ở các tòa án
Ý vì chủ yếu khó khăn của các Thẩm phán
và nhân viên tòa án là phải thay đổi cách
làm việc của họ. Khi TOL được thiết kế và
thực hiện, Bộ Tư pháp Ý đã lên kế hoạch sử
dụng nó cho tất cả các loại thủ tục tố tụng
8 Marco Fabri & Giampiero Lupo (2012), Sđd trang
20, 21;
dân sự. Tuy nhiên, cho đến hiện tại, các thủ
tục tố tụng trực tuyến được sử dụng chủ
yếu mới có các lệnh thanh toán, ít nhất,
đã được triển khai tại các tòa án lớn nhất
như Milan và Rome. Về phía các luật sư, để
liên lạc và nhận thông báo trực tuyến một
cách dễ dàng, các luật sư sẽ phải đăng ký
thư điện tử (REM). Và để truy cập vào hệ
thống dữ liệu của tòa án, các luật sư trước
hết sẽ phải mua dịch vụ thư điện tử (REM)
của một số nhà cung cấp xác định, sau đó
sẽ phải trả phí sao chép tài liệu cho tòa án.
Thêm vào đó, một số chi tiết về kỹ thuật và
cách thức tổ chức đã làm cho dự án trở nên
kém thân thiện với người dùng, nhiều hiệp
hội luật sư địa phương không phát triển
Điểm truy cập, nhiều luật sư chưa đăng ký
thư điện tử theo yêu cầu của pháp luật9.
Kinh nghiệm thực thi dự án TOL ở Ý cho
thấy, việc phát triển ứng dụng CNTT trong
lĩnh vực tư pháp cần có sự khảo sát kỹ
lưỡng khả năng tiếp cận và tâm lý người
dùng, cũng như cần xây dựng hệ thống
một cách đồng bộ, quản lý tập trung cho
toàn bộ hệ thống để đảm bảo tính thân
thiện với người dùng mới khuyến khích
phát triển được mạng lưới người dùng.
Tòa án dân sự và hành chính trực tuyến
Victoria (VCAT Online) tại Úc cũng là một
điển hình cho hệ thống nộp đơn điện tử
được triển khai tại Úc đầu tiên là dành
cho các tranh chấp thuê nhà. Các vụ việc
về thuê nhà ở là tranh chấp giữa chủ
nhà và người thuê hoặc giữa cư dân và
chủ sở hữu phòng trọ hoặc giữa cư dân
caravan park và chủ sở hữu theo Đạo luật
Thuê nhà ở năm 1997. Người dùng VCAT
Online (sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký
9 Marco Fabri & Giampiero Lupo (2012), Sđd trang
26, 27;
46
NỀN TƯ PHÁP ĐIỆN TỬ VÀ THÁCH THỨC MỚI CỦA CÁC CƠ QUAN...
Khoa học Kiểm sát Số 05 - 2019
thông tin người dùng) có thể nộp đơn
đăng ký dịch vụ thông qua website bằng
cách điền vào mẫu đơn trực tuyến; sau đó
dữ liệu được truyền tới Tòa án thông qua
Internet. Hệ thống này được sử dụng phổ
biến trong phạm vi thẩm quyền của Tòa án
Dân sự và Hành chính bang Victoria. Hệ
thống cho phép người dùng nhận tài liệu
từ tòa án và theo dõi tiến trình các vụ kiện
của họ. Những người dùng này có thể hoàn
thành các mẫu đơn, tạo và in thông báo
tranh chấp, xem thông báo về các phiên
điều trần và lệnh, yêu cầu bảo đảm sở
hữu và rút đơn. Giao diện web trực tuyến
VCAT kết nối hệ thống với Hệ thống quản
lý tòa án. Hệ thống quản lý tòa án (TMS)
cùng với Hệ thống quản lý hồ sơ vụ việc
CMS là hai hệ thống quản lý hồ sơ đáng tin
cậy và hiệu quả mà VCAT Online được kết
nối. Nhân viên Tòa án trực tuyến VCAT sử
dụng CMS và TMS để ghi lại các ứng dụng
đã nhận, tạo thư từ và thông báo, lên lịch
xét xử, truy xuất thông tin, ghi lại kết quả
vụ việc và tạo số liệu thống kê hiệu suất
công việc. VCAT Online là dịch vụ thân
thiện bởi nó còn có tính năng gửi SMS cho
các bên trong vụ kiện để nhắc ngày điều
trần. Đối với dịch vụ này, nhân viên Tòa
án sử dụng dữ liệu đã có trong hệ thống
sau khi nộp đơn trực tuyến, SMS được gửi
đến những người thuê nhà trong danh
sách người dùng. Yêu cầu của người dùng
không cần phải có chữ ký của người nộp
đơn nên không phát sinh thêm phí đăng
ký10. VCAT Online được đánh giá là thành
công khi thực hiện một hệ thống nộp đơn
điện tử với ưu điểm là dễ tiếp cận, rẻ tiền,
minh bạch và hiệu quả, giảm đáng kể sự
10 Marco Fabri & Giampiero Lupo (2012), Sđd
trang 28, 29;
phức tạp của hệ thống và thúc đẩy việc sử
dụng VCAT Online của công dân Victoria.
Nếu như các hệ thống nộp đơn điện tử
ở Anh, Úc, Ý trên đây nhắm đến đối tượng
người dùng là những người sử dụng dịch
vụ tòa án trong phạm vi thẩm quyền giải
quyết của tòa án thì Hệ thống quản lý hồ
sơ và nộp đơn điện tử ERV (Elektronischer
Rechtsverkehr) ở Áo lại mở rộng đối tượng
người dùng ra cả bên ngoài hệ thống như:
luật sư, công chứng viên, Văn phòng Luật
Liên bang Cộng hòa Áo và các tổ chức khác
đã tham gia vào dự án ERV. Với sự truy
cập thông tin của người dùng bên ngoài,
các thủ tục hành chính tư pháp cũng đã
trở nên nhanh chóng và đơn giản hóa. Ban
đầu, không phải tất cả các công ty luật đều
đã chuẩn bị về mặt công nghệ để nộp các
vụ kiện điện tử. Tuy nhiên, cùng với những
sửa đổi quy định pháp luật theo hướng tạo
điều kiện cho các luật sư đưa vào hệ thống
tư pháp điện tử, nhưng cũng buộc họ phải
tham gia dự án một cách rõ ràng thì tình
hình đã có sự chuyển biến tích cực. Năm
2003, khoảng 4750 thành viên đã sử dụng
hệ thống ERV. Tính đến năm 2005, 95%
trong số 4900 người dùng là các công ty
luật. Điều thú vị là việc áp dụng và sử dụng
hệ thống chủ yếu bị ảnh hưởng bởi sở thích
cá nhân của luật sư thay vì quy mô của
công ty luật. Kết quả đầu tiên của việc phổ
biến hệ thống ERV là giảm đáng kể chi phí
cho luật sư và các bên nhờ phí tòa án thấp
hơn khi hệ thống nộp đơn điện tử được ưu
tiên hơn so với phương thức truyền thống.
ERV có thể được sử dụng như một công cụ
truyền dữ liệu ngay cả từ tòa án đến luật
sư hoặc các bên khác. Tòa án có thể trao đổi
quyết định, báo cáo tạm thời và các tài liệu
khác cho các bên bằng điện tử và các bên
có thể yêu cầu tòa án cung cấp một bản sao
47Khoa học Kiểm sát
LÊ THỊ ANH XUÂN - LÊ THỊ THẮM
Số 05 - 2019
của tài liệu thông qua ERV11.
Không chỉ phát triển trong lĩnh vực tố
tụng dân sự, tư pháp điện tử cũng có thể
được ứng dụng thành công trong lĩnh vực
tư pháp hình sự thông qua các Chuỗi công
lý tích hợp như ở Phần Lan (dự án Sakari:
IJC for Finnish Prosecutors and Courts).
Theo đó, Sakari là một hệ thống quản lý
vụ án cho cả văn phòng công tố và tòa án
trong lĩnh vực tư pháp hình sự. Nó quản
lý thông tin vụ án và các tài liệu liên quan
bằng các dữ liệu điện tử, các tài liệu cần
thiết cho phiên tòa cũng có thể được chỉnh
sửa trên hệ thống và có liên kết đến các hệ
thống của cơ quan cảnh sát.
Cơ sở nền móng của dự án Sakari được
xây dựng dựa trên mối quan hệ và quy
trình làm việc giữa các cơ quan tư pháp
với nhau. Năm 1992, các văn phòng công
tố và các tòa án quận là những cơ sở đầu
tiên triển khai hệ thống theo dõi vụ án, ghi
lại dữ liệu cơ bản về những người có liên
quan, các tội phạm bị tình nghi và đưa ra và
các quyết định liên quan. Các dữ liệu trong
báo cáo điều tra do cảnh sát gửi đã được các
nhân viên công tố đưa vào hệ thống theo
dõi. Những dữ liệu này cũng được tích hợp
trong hệ thống theo dõi của tòa án quận.
Xuất phát từ mục đích của cuộc cải cách
hình phạt ở Phần Lan, được gọi là “hệ thống
hình phạt thống nhất”, theo đó, tất cả các
tội ác của cùng một nghi phạm sẽ được tập
hợp và coi là 1 tệp dữ liệu duy nhất và được
xử lý chỉ bởi một thẩm phán. Do đó, ứng
dụng đã được tập trung và đăng ký tất cả
các vụ án đang được tiến hành và cả đối với
những trường hợp mới đang là nghi phạm
ở Phần Lan. Các công tố viên có thể chia sẻ
11 Marco Fabri & Giampiero Lupo (2012), Sđd
trang 30
thông tin liên quan đến một nghi phạm với
những người tiến hành tố tụng khác, và sau
đó quyết định trước việc nên lưu hồ sơ ở
tòa án nào nếu nghi phạm liên quan đến
các cuộc điều tra đang diễn ra ở các khu
vực pháp lý khác nhau. Ứng dụng chỉ có
thể được thực hiện với điều kiện tất cả các
văn phòng công tố và tòa án quận đều được
trang bị máy tính cá nhân, mạng cục bộ,
các ứng dụng xử lý văn bản tiêu chuẩn và
e-mail. Và như vậy, Sakari cho phép chuyển
các hồ sơ vụ án điện tử từ cảnh sát đến văn
phòng công tố, đến tòa án, hay phản hồi lại
thông tin cho văn phòng công tố sau khi có
quyết định, cho phép trao đổi dữ liệu điện
tử giữa ba cơ quan này. Do đó, nó đòi hỏi
một nỗ lực đáng kể từ các cơ quan hữu
quan để thay đổi phương thức làm việc và
chỉ có thể thực hiện được với một tiến trình
tố tụng hình sự mới mang tính đồng bộ với
hệ thống quản lý vụ án mới.
Sau khi có kết quả điều tra, thông tin
cơ bản về vụ án như nội dung vụ án, các
nghi phạm, nạn nhân và mô tả về hành vi
phạm tội sẽ được cảnh sát ghi lại bằng
dữ liệu điện tử với cấu trúc tiêu chuẩn và
từ hệ thống điều tra của cảnh sát (Patja) đến
Sakari. Công tố viên có thể sử dụng những
thông tin về vụ án và tội phạm do cảnh sát
gửi để tạo ra các văn bản tố tụng theo mẫu
có sẵn trong ngân hàng văn bản được lưu
trữ trên hệ thống. Đồng thời, công tố viên
và cảnh sát cũng sử dụng e-mail an toàn
để gửi tài liệu và thông tin, chẳng hạn như
lời khai của nhân chứng. Điều đáng nói
là không phải tất cả tài liệu điều tra đều
được lưu trữ dưới dạng điện tử, vì một số
tài liệu điều tra có thể chỉ có sẵn ở dạng
giấy (ví dụ: báo cáo y tế) và dữ liệu này sẽ
không được quét lên. Khi một vụ án được
khởi động, Sakari liệt kê các vụ án trong
48
NỀN TƯ PHÁP ĐIỆN TỬ VÀ THÁCH THỨC MỚI CỦA CÁC CƠ QUAN...
Khoa học Kiểm sát Số 05 - 2019
nước liên quan đến cùng một nghi phạm
để có thể thống nhất các thủ tục tố tụng
khác nhau chỉ trong một phiên tòa, trước
một thẩm phán. Công tố viên có thể truy
cập lịch của tòa án và thông thường, có
thể sắp xếp lịch tương ứng giữa tòa án và
công tố viên thông qua qua e-mail. Công
tố viên và tòa án sử dụng cùng các dịch vụ
Intranet để e-mail được an toàn.
Sau phán quyết của tòa án, văn phòng
công tố viên sẽ nhận được thông tin cơ bản
trong hệ thống Sakari và phán quyết thường
được gửi đến công tố viên qua e-mail. Công
tố viên cũng có thể truy cập hệ thống quyết
định của tòa án để có được thông tin về bản
án. Nếu có kháng cáo chống lại phán quyết,
kháng cáo này có thể được gửi đến tòa án
bằng e-mail và các dịch vụ điện tử tương
ứng có thể được sử dụng để tiến hành với
thủ tục giải quyết án ở cấp phúc thẩm. Do
đó, các văn phòng công tố và các tòa án có
quyền truy cập thông tin từ hệ thống quản
lý vụ án của các tòa phúc thẩm và Tòa án
Tối cao. Việc trao đổi thông qua hệ thống
dữ liệu điện tử, từ sau thời điểm đăng ký
vụ việc ban đầu của cảnh sát, quy trình
là tự động và thông tin lưu trữ được sử
dụng trong tất cả các giai đoạn của thủ tục
tố tụng. Dữ liệu của Saraki được cập nhật
hàng năm bởi nhóm làm việc thường trực
gồm các đại diện của các cơ quan tư pháp
trong cuộc chiến chống tội phạm (ví dụ:
cảnh sát, công tố viên, tòa án, v.v.). Nhóm
này quản lý sự phát triển của Sakari, xác
định các ưu tiên sau một cuộc khảo sát định
kỳ về người dùng.
Saraki được đánh giá là dự án thành
công vì ứng dụng này đã giúp cho quá
trình tố tụng hình sự được tiến hành
nhanh chóng và chính xác hơn do nó giải
phóng cảnh sát, văn phòng công tố viên và
tòa án khỏi việc xử lý một khối lượng lớn
giấy tờ. Hệ thống giúp cho việc tiến hành
tố tụng thống nhất trong toàn hệ thống tư
pháp, giảm đáng kể thời gian thực hiện
các thủ tục hành chính tư pháp do công
tố viên và thẩm phán sử dụng ứng dụng
quy chuẩn để tự chuẩn bị tài liệu cho
mình. Tuy nhiên, vấn đề mấu chốt là công
tố viên và thẩm phán phải tự mình xử lý
thông tin theo đúng quy chuẩn một cách
tích cực, chủ động, có nghĩa là phải thay
đổi phương thức thực hiện quy trình tố
tụng so với phương thức truyền thống. Sự
nhận thức đúng đắn và chia sẻ thông tin
và cùng đồng thuận về vụ việc giữa những
người tiến hành tố tụng sẽ góp phần mang
lại hiệu quả nhanh chóng cho quá trình tố
tụng. Như vậy thì ứng dụng sẽ không thể
phát huy hiệu quả nếu các công tố viên và
thẩm phán không sử dụng trực tiếp hoặc
ủy quyền cho các nhân viên hỗ trợ thực
hiện thao tác trực tuyến12.
Thêm vào đó, Công nghệ về phương
thức giao tiếp liên kết một số địa điểm
(hoặc trang web) bằng công nghệ âm
thanh và video mà qua đó người ở địa
điểm này có thể nhìn và nói chuyện người
ở địa điểm khác với thời gian gần như
tương đương. Việc sử dụng các công nghệ
hội nghị truyền hình trực tuyến trong hệ
thống tư pháp là khá phổ biến. Nó cho
phép giảm chi phí di chuyển cho các nhân
chứng, để tăng cường an ninh trong phiên
điều trần mà không chuyển nhân chứng từ
trung tâm giam giữ, để bảo vệ một nhân
chứng nhạy cảm, ví dụ như trẻ vị thành
niên trong một phiên tòa.
Trường hợp nghiên cứu được lựa
chọn là hệ thống hội nghị đa video được
12 Marco Fabri & Giampiero Lupo (2012), Sđd
trang 37,38
49Khoa học Kiểm sát
LÊ THỊ ANH XUÂN - LÊ THỊ THẮM
Số 05 - 2019
sử dụng ở Ý, hội nghị truyền hình Hà Lan
và hệ thống hội nghị truyền hình của Sở
cảnh sát Victoria ở Úc. Hội nghị truyền
hình trực tuyến ở Ý cũng thường được tổ
chức khi có yêu cầu đặc biệt về điều kiện
an ninh, độ nhạy cảm hoặc bảo mật trong
phiên tòa, các thẩm phán Ý có thể quyết
định sử dụng hội nghị truyền hình trong
tố tụng hình sự để phỏng vấn các bên hoặc
đưa các tù nhân tham dự phiên tòa. Luật
pháp của Ý cho phép, trong quá trình tố
tụng hình sự, các nhân chứng, bị cáo,
người bị kết án và người chưa thành niên
được phỏng vấn thông qua các hệ thống
hội nghị truyền hình trực tuyến. Theo đó,
các công tố viên có thể yêu cầu sử dụng
dịch vụ MVC trong một phiên tòa nhưng
chỉ có thẩm phán mới có thẩm quyền cho
phép sử dụng hội nghị truyền hình trực
tuyến cho phiên tòa. Lệnh của tòa án sau
đó được chuyển đến Cục Nhà tù của Bộ Tư
pháp, phụ trách dịch vụ. Công nghệ quay
video và hội nghị truyền hình đã được
sử dụng rộng rãi trong hệ thống tư pháp
của Ý kể từ đầu những năm 90, đầu tiên
là chỉ được sử dụng cho các vụ án mafia
(khi phỏng vấn những người đang bị giam
giữ đặc biệt) và không lâu sau đó, các thẩm
phán Ý đã bắt đầu sử dụng hội nghị truyền
hình trong một số trường hợp khác như
khi họ phải nghe người chưa thành niên
và nạn nhân của tội phạm nhạy cảm (ví dụ:
lạm dụng tình dục). Thống kê tư pháp Ý
cho thấy, chỉ trong năm 1998, có 3400 phiên
điều trần đã sử dụng MVC, năm 2006 con
số này đã tăng lên 5500, năm 2009 là 5804.
Ngoài ra, việc sử dụng dịch vụ cho quốc
tế phiên điều trần ở Ý được cải thiện với
65 phiên điều trần được tổ chức vào năm
2009, và có tới 90 phiên điều trần quốc tế
đã được tổ chức năm 2010.
Công nghệ truyền hình trực tuyến
cũng được sử dụng phổ biến ở Hà
Lan thông qua Hệ thống Telehoren en
Telepleiten (THTP) là một công nghệ hội
nghị truyền hình cho phép kết nối nghe
nhìn giữa các trung tâm giam giữ và phòng
xử án. Những người sử dụng chính của
công nghệ là thẩm phán, thư ký, luật sư, đại
diện của bộ di trú và nhập tịch Hà Lan, dịch
giả và bị cáo trong tố tụng hình sự. Việc sử
dụng hệ thống hội nghị truyền hình THTP
là không bắt buộc. Do đó, việc sử dụng hệ
thống phụ thuộc rất nhiều từ các cơ quan
và từng thẩm phán muốn sử dụng nó13.
Ngoài ra, các trung tâm cơ sở dữ
liệu như Viện thông tin pháp lý Úc14
Australasian Legal Information Institute
(AustLII)), Viện thông tin pháp lý thế
giới15 (World Legal Information System
(WorldLII)), Viện Thông tin Pháp lý (Đại học
Luật Cornell, Hoa Kỳ) Legal Information
Institute (Cornell University of Law,
United States) hay Hệ thống e - justice của
Liên minh Châu Âu với khả năng kết nối
cơ quan tư pháp giữa các quốc gia trong
liên minh với nhau và với công dân Châu
Âu cho phép thực hiện các thủ tục tư pháp
xuyên biên giới với dự án e-Codex, e-Curia
16 cũng là những yếu tố quan trọng góp
phần tạo nên thành công cho các dự án xây
dựng hệ thống tư pháp điện tử ở các quốc
gia đó và làm nên xu hướng mới của nền
tư pháp điện tử toàn cầu hiện nay.
(Còn tiếp)
13 Marco Fabri & Giampiero Lupo (2012), Sđd
trang 44-46;
14 www.austlii.edu.au
15
16 www.e-codex.eu & https://curia.europa.eu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nen_tu_phap_dien_tu_va_thach_thuc_moi_cua_cac_co_quan_tu_pha.pdf