Nét đặc sắc của dù kê khmer Nam Bộ qua cảm nhận của một người việt Bắc Bộ

Gần 100 năm tồn tại, phát triển, Dù kê Khmer Nam Bộ ra đời trên cơ sở tiếp thu một số yếu tố nghệ thuật của sân khấu Rô băm Khmer, Cải lương của người Việt, hát Quảng của người Hoa được người Khmer sản sinh, giữ gìn, nuôi dưỡng, trở thành bảo vật tinh thần vô giá, đáng tự hào của dân tộc mình. Song, để làm được điều đó, những nghệ sĩ Khmer chuyên và không chuyên chắc chắn đã phải vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ Ngày nay, trong xu thế nền kinh tế thị trường, sân khấu truyền thống đứng trước những thách thức không nhỏ. Thực tế là những vở Chèo truyền thống vốn được coi là những viên ngọc vô cùng quý báu trong gia tài văn hóa của người Việt xưa kia, giờ đây không dễ kéo được người xem đến rạp dù được tài trợ miễn phí. Song, như chúng tôi đã trình bày ở phần đầu bài viết, một điều đáng mừng là Dù kê Khmer vẫn có đất dụng võ một cách tiềm tàng, vẫn được đông đảo người dân Khmer Nam Bộ, kể cả người Hoa, người Việt cổ vũ nhiệt thành. Nhân dân Khmer đã sáng tạo, gìn giữ và phát triển loại hình sân khấu mà ở đó tính hoa văn hóa dân tộc đã được tích hợp và tỏa sáng rực rỡ. Với những chủ trương rất đúng dắn của Đảng, chính phủ về việc giữ gìn, phát triển bản sắc văn hóa dân tộc, đặc biệt là lòng tự hào, niềm yêu mến nghệ thuật thiết tha của nhân dân – những chủ thể sáng tạo và hưởng thụ văn hóa chân chính, mong rằng các hình thức nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu của cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung, Dù kê Khmer Nam Bộ nói riêng được đầu tư, phát triển, quảng bá hợp lý, hiệu quả thì Dù kê Khmer Nam Bộ xứng đáng được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

pdf6 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 512 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nét đặc sắc của dù kê khmer Nam Bộ qua cảm nhận của một người việt Bắc Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc” Soá 13, thaùng 3/201448 Soá 13, thaùng 3/2014 49 NÉT ĐẶC SẮC CỦA DÙ KÊ KHMER NAM BỘ QUA CẢM NHẬN CỦA MỘT NGƯỜI VIỆT BẮC BỘ Phạm Thu Yến1 Tóm tắt Bài viết trình bày nhận thức cá nhân về một vài khía cạnh nghệ thuật đặc sắc trong sân khấu Dù kê, so sánh một số phương diện Dù kê của người Khmer Nam Bộ với Chèo của người Việt Bắc Bộ. Báo cáo nêu lên ba ý lớn: 1. Trong kho tàng văn hóa dân gian các dân tộc ít người ở Việt Nam, Dù kê Khmer Nam Bộ là hình thức sân khấu kịch hát duy nhất hoàn chỉnh và được trình diễn mang tính chuyên nghiệp. 2. Dù kê thể hiện rõ đặc trưng nguyên hợp, giàu bản sắc văn hóa Khmer Nam Bộ. Kịch bản các vở Dù kê thường được lấy cốt truyện từ thần thoại, truyện kể dân gian, nghệ thuật múa, hát, nhạc khí Dù kê tiếp thu từ nghệ thuật múa, các điệu hát Khmer. Tính ước lệ, tính kí hiệu biểu trưng thể hiện qua mô hình nhân vật, qua nghệ thuật trang trí sân khấu, đạo cụ và trang phục mang đậm đặc trưng Khmer. 3.Bảo tồn và phát huy sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ. Bài viết nêu lên bốn kiến nghị để Dù kê được giữ gìn, phát huy. Từ khóa: Dù kê Khmer Nam Bộ, nguyên hợp, Chèo, ước lệ, bảo tồn. Abstract The paper presents personal cognition of some special art aspects of Du ke theatre in comparison with Cheo of the Northerners. The paper outlines three broad terms: 1. In folklore treasure of ethnic minorities in Vietnam, Southern Khmer Du ke is the only comprehensive and professional theatre form. 2. Du ke demonstrates syncretic and bold cultural character of Southern Khmer. The scenario of Du ke is usually taken from mythology, folk stories, Khmer Du ke dancing and singing instruments. The stylization, symbolization which are shown through characters, through art of stage decoration, instruments and costumes are distinctively Khmer. 3. The paper raised four solutions to preservation and promotion of Southern Khmer Du ke theatre. Keywords: Southern Khmer Du ke, Syncretism, Cheo, stylization, preservation. 1 Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1. Mở đầu Đã có nhiều ý kiến so sánh Dù kê với Rô băm Khmer, với Cải lương của người Việt. Ở bài viết này, tôi muốn so sánh một vài phương diện Dù kê của người Khmer Nam Bộ với Chèo của người Việt Bắc Bộ dù có thể có ý kiến cho rằng sự so sánh có phần khiên cưỡng bởi vấn đề nguồn gốc, thời điểm ra đời và quá trình phát triển của hai loại hình này rất khác nhau. Song chúng tôi cho rằng sự so sánh giữa hai hình thức sân khấu Chèo và Dù kê vẫn là hợp lý và cần thiết bởi Chèo của người Việt và Dù kê của người Khmer đều thuộc loại hình sân khấu kịch hát phương Đông, những tương đồng có thể phần nào được lý giải dựa trên cơ sở đặc trưng của loại hình sân khấu kịch hát phương Đông và nét khác biệt có thể được xem xét từ góc nhìn địa – văn hóa và vấn đề lịch sử văn hóa tộc người. Qua hàng ngàn năm, số phận Chèo của người Việt cũng gặp không ít thăng trầm và việc bảo tồn, gìn giữ Chèo cũng có nhiều bài học đáng giá, đáng suy ngẫm. 2. Nội dung Trong một dịp may mắn tình cờ, anh chị em học viên lớp Cao học ngành Văn hóa Khmer Nam Bộ của Trường Đại học Trà Vinh mời tôi đi xem vở Hoàng đế Chane Tha Vong của tác giả Thạch Sô Phi do Đoàn Nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh của tỉnh Trà Vinh trình diễn. Lần đầu tiên xem một vở Dù kê của đồng bào Khmer, biết rằng mình sẽ có nhiều bỡ ngỡ vì rào cản ngôn ngữ (tôi không biết tiếng Khmer) nên đi với tâm trạng xem cho biết, vậy mà tôi đã thật sự bất ngờ. Bất ngờ bởi số lượng khán giả đến với buổi biểu diễn và quan trọng là bởi chất lượng vở diễn. Sân khấu ngoài trời, xem miễn phí. Ban tổ chức không bán vé thu tiền. Chưa đến giờ biểu diễn mà khán giả đã đến ngồi khá đông ở các hàng ghế trên khoảng đất trống rộng rãi (Điều này thật đáng kể trong tình hình các chương trình ca nhạc, thông tin văn hóa nghệ thuật, giải trí tràn ngập trên các kênh VTV). Càng lúc khán giả đến càng đông hơn. Họ không chỉ là người Khmer mà cả người Việt, có thể cả người Hoa, người Chăm. Tôi cũng ngồi xem đến cuối buổi và đã tìm ra câu trả lời về sự tự nguyện, hào hứng của khán giả. Vở diễn có nội dung hấp dẫn, có sự đầu tư kĩ càng, cẩn trọng của đạo diễn, ban lãnh đạo đoàn và sự hóa thân đầy tâm huyết của dàn diễn viên đoàn văn hóa nghệ thuật Ánh Bình Minh.. Gần đây, muốn trình bày tham luận về Dù kê Khmer Nam Bộ, tôi đã tìm hiểu và xem qua các clip video của các Đài truyền hình miền Tây Nam Bộ một số trích đoạn các vở Dù kê như Lọ nước thần, Đóa hoa thần tiên, Nàng Sê Đa, Thạch Sanh chém Chằn Cảm nhận về sân khấu Dù kê của bản thân được rõ dần qua đặc trưng nổi bật sau đây: 2.1.Trong kho tàng văn hóa dân gian các dân tộc ít người ở Việt Nam, Dù kê Khmer Nam Bộ là hình thức sân khấu kịch hát duy nhất hoàn chỉnh và biểu diễn mang tính chuyên nghiệp Mỗi dân tộc đều có hình thức diễn xướng sinh hoạt nghệ thuật đặc trưng, độc đáo của riêng mình. Về dân ca, dân tộc Thái Tây Bắc có Khắp, hình thức ca hát giao duyên rất thu hút người dân trong sinh hoạt Hạn Khuống; dân tộc Tày Nùng có hát Sli, Lượn; dân tộc H’Mông có hát giao duyên trong lễ hội Gầu Tào (hội đạp núi đầu xuân); người Mường có Xường (hát thương, hát giao duyên). Về diễn xướng sử thi thì người Ê Đê có hình thức kể Khan là hình thức diễn xướng tiêu biểu; người Bana có Hơmon; người Mnông có Ot nrông (hay Ot ndrong) Hình thức diễn xướng sử thi mang tính chất nghệ thuật tổng hợp, kết hợp các yếu tố hát, kể, đối thoại và làm điệu bộ theo kiểu diễn xướng sân khấu. Sau nghi lễ ngoài trời, mọi người quây quần bên bếp lửa, bên vò rượu cần. Nghệ nhân kể khan ngồi ngay bên bếp lửa và bắt đầu câu chuyện. Người nghe có khi đông đến nỗi phải ngồi ra phần sau ở ngoài trời. Thời gian tốt nhất để bắt đầu một cuộc diễn xướng sử thi là vào buổi tối. Các tài liệu trước đây miêu thuật về buổi diễn xướng sử thi Ê Đê thật ấn tượng: mọi người đến tham dự rất đông, họ ngồi suốt đêm, nghe khan say sưa đến nỗi, tối hôm trước họ ngồi thế nào thì dường như sáng hôm sau vẫn thấy họ ngồi y nguyên như vậy. Chúng tôi miêu tả dài dòng một chút về các hình thức diễn xướng văn hóa dân gian tiêu biểu của các dân tộc cũng để khẳng định rằng tuy sinh hoạt diễn xướng nghệ thuật của các dân tộc anh em rất phong phú, hấp dẫn nhưng ngoài hình thức sân khấu kịch hát của người Việt là Chèo, Tuồng, Cải lương, trong 53 dân tộc ít người ở cộng đồng các dân tộc thì Dù kê Khmer Nam Bộ là hình thức sân khấu kịch hát duy nhất mang tính chuyên nghiệp và hoàn thiện. Đó quả thật là điều đáng tự hào, đáng nghiên cứu, đáng tôn vinh. 2.2. Dù kê thể hiện đặc trưng nguyên hợp, lưu giữ các nét tinh hoa nghệ thuật tiêu biểu độc đáo, giàu bản sắc văn hóa Khmer Nam Bộ Đặc trưng nguyên hợp (syncretism) là đặc trưng nổi bật của các loại hình văn hóa truyền thống, thể hiện tập trung nhất ở loại hình sân khấu. Trong văn hóa truyền thống Việt Nam, tính nguyên hợp là một đặc tính xuyên suốt các thành tố văn hóa căn bản, đặc biệt là các thành tố văn hóa dân gian, tiêu biểu như Chèo, Tuồng, Cải lương, múa Rối nước của dân tộc Việt. Theo GS. Ngô Đức Thịnh, văn hóa dân gian Việt Nam bao gồm các lĩnh vực sau: Ngữ văn dân gian bao gồm: Tự sự dân gian (thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, truyện cười, ngụ ngôn, vè, sử thi, truyện thơ; trữ tình dân gian (ca dao, dân ca); thành ngữ, tục ngữ, câu đố dân gian. Nghệ thuật dân gian bao gồm: Nghệ thuật tạo hình dân gian (kiến trúc dân gian, hội họa dân gian, trang trí dân gian); nghệ thuật biểu diễn dân gian (âm nhạc dân gian, múa dân gian, sân khấu dân gian, trò diễn). Tri thức dân gian bao gồm: Tri thức về môi trường tự nhiên (địa lý, thời tiết, khí hậu); tri thức về con người (bản thân): y học dân gian và dưỡng sinh dân gian; tri thức ứng xử xã hội (ứng Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc” Soá 13, thaùng 3/201448 Soá 13, thaùng 3/2014 49 NÉT ĐẶC SẮC CỦA DÙ KÊ KHMER NAM BỘ QUA CẢM NHẬN CỦA MỘT NGƯỜI VIỆT BẮC BỘ Phạm Thu Yến1 Tóm tắt Bài viết trình bày nhận thức cá nhân về một vài khía cạnh nghệ thuật đặc sắc trong sân khấu Dù kê, so sánh một số phương diện Dù kê của người Khmer Nam Bộ với Chèo của người Việt Bắc Bộ. Báo cáo nêu lên ba ý lớn: 1. Trong kho tàng văn hóa dân gian các dân tộc ít người ở Việt Nam, Dù kê Khmer Nam Bộ là hình thức sân khấu kịch hát duy nhất hoàn chỉnh và được trình diễn mang tính chuyên nghiệp. 2. Dù kê thể hiện rõ đặc trưng nguyên hợp, giàu bản sắc văn hóa Khmer Nam Bộ. Kịch bản các vở Dù kê thường được lấy cốt truyện từ thần thoại, truyện kể dân gian, nghệ thuật múa, hát, nhạc khí Dù kê tiếp thu từ nghệ thuật múa, các điệu hát Khmer. Tính ước lệ, tính kí hiệu biểu trưng thể hiện qua mô hình nhân vật, qua nghệ thuật trang trí sân khấu, đạo cụ và trang phục mang đậm đặc trưng Khmer. 3.Bảo tồn và phát huy sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ. Bài viết nêu lên bốn kiến nghị để Dù kê được giữ gìn, phát huy. Từ khóa: Dù kê Khmer Nam Bộ, nguyên hợp, Chèo, ước lệ, bảo tồn. Abstract The paper presents personal cognition of some special art aspects of Du ke theatre in comparison with Cheo of the Northerners. The paper outlines three broad terms: 1. In folklore treasure of ethnic minorities in Vietnam, Southern Khmer Du ke is the only comprehensive and professional theatre form. 2. Du ke demonstrates syncretic and bold cultural character of Southern Khmer. The scenario of Du ke is usually taken from mythology, folk stories, Khmer Du ke dancing and singing instruments. The stylization, symbolization which are shown through characters, through art of stage decoration, instruments and costumes are distinctively Khmer. 3. The paper raised four solutions to preservation and promotion of Southern Khmer Du ke theatre. Keywords: Southern Khmer Du ke, Syncretism, Cheo, stylization, preservation. 1 Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1. Mở đầu Đã có nhiều ý kiến so sánh Dù kê với Rô băm Khmer, với Cải lương của người Việt. Ở bài viết này, tôi muốn so sánh một vài phương diện Dù kê của người Khmer Nam Bộ với Chèo của người Việt Bắc Bộ dù có thể có ý kiến cho rằng sự so sánh có phần khiên cưỡng bởi vấn đề nguồn gốc, thời điểm ra đời và quá trình phát triển của hai loại hình này rất khác nhau. Song chúng tôi cho rằng sự so sánh giữa hai hình thức sân khấu Chèo và Dù kê vẫn là hợp lý và cần thiết bởi Chèo của người Việt và Dù kê của người Khmer đều thuộc loại hình sân khấu kịch hát phương Đông, những tương đồng có thể phần nào được lý giải dựa trên cơ sở đặc trưng của loại hình sân khấu kịch hát phương Đông và nét khác biệt có thể được xem xét từ góc nhìn địa – văn hóa và vấn đề lịch sử văn hóa tộc người. Qua hàng ngàn năm, số phận Chèo của người Việt cũng gặp không ít thăng trầm và việc bảo tồn, gìn giữ Chèo cũng có nhiều bài học đáng giá, đáng suy ngẫm. 2. Nội dung Trong một dịp may mắn tình cờ, anh chị em học viên lớp Cao học ngành Văn hóa Khmer Nam Bộ của Trường Đại học Trà Vinh mời tôi đi xem vở Hoàng đế Chane Tha Vong của tác giả Thạch Sô Phi do Đoàn Nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh của tỉnh Trà Vinh trình diễn. Lần đầu tiên xem một vở Dù kê của đồng bào Khmer, biết rằng mình sẽ có nhiều bỡ ngỡ vì rào cản ngôn ngữ (tôi không biết tiếng Khmer) nên đi với tâm trạng xem cho biết, vậy mà tôi đã thật sự bất ngờ. Bất ngờ bởi số lượng khán giả đến với buổi biểu diễn và quan trọng là bởi chất lượng vở diễn. Sân khấu ngoài trời, xem miễn phí. Ban tổ chức không bán vé thu tiền. Chưa đến giờ biểu diễn mà khán giả đã đến ngồi khá đông ở các hàng ghế trên khoảng đất trống rộng rãi (Điều này thật đáng kể trong tình hình các chương trình ca nhạc, thông tin văn hóa nghệ thuật, giải trí tràn ngập trên các kênh VTV). Càng lúc khán giả đến càng đông hơn. Họ không chỉ là người Khmer mà cả người Việt, có thể cả người Hoa, người Chăm. Tôi cũng ngồi xem đến cuối buổi và đã tìm ra câu trả lời về sự tự nguyện, hào hứng của khán giả. Vở diễn có nội dung hấp dẫn, có sự đầu tư kĩ càng, cẩn trọng của đạo diễn, ban lãnh đạo đoàn và sự hóa thân đầy tâm huyết của dàn diễn viên đoàn văn hóa nghệ thuật Ánh Bình Minh.. Gần đây, muốn trình bày tham luận về Dù kê Khmer Nam Bộ, tôi đã tìm hiểu và xem qua các clip video của các Đài truyền hình miền Tây Nam Bộ một số trích đoạn các vở Dù kê như Lọ nước thần, Đóa hoa thần tiên, Nàng Sê Đa, Thạch Sanh chém Chằn Cảm nhận về sân khấu Dù kê của bản thân được rõ dần qua đặc trưng nổi bật sau đây: 2.1.Trong kho tàng văn hóa dân gian các dân tộc ít người ở Việt Nam, Dù kê Khmer Nam Bộ là hình thức sân khấu kịch hát duy nhất hoàn chỉnh và biểu diễn mang tính chuyên nghiệp Mỗi dân tộc đều có hình thức diễn xướng sinh hoạt nghệ thuật đặc trưng, độc đáo của riêng mình. Về dân ca, dân tộc Thái Tây Bắc có Khắp, hình thức ca hát giao duyên rất thu hút người dân trong sinh hoạt Hạn Khuống; dân tộc Tày Nùng có hát Sli, Lượn; dân tộc H’Mông có hát giao duyên trong lễ hội Gầu Tào (hội đạp núi đầu xuân); người Mường có Xường (hát thương, hát giao duyên). Về diễn xướng sử thi thì người Ê Đê có hình thức kể Khan là hình thức diễn xướng tiêu biểu; người Bana có Hơmon; người Mnông có Ot nrông (hay Ot ndrong) Hình thức diễn xướng sử thi mang tính chất nghệ thuật tổng hợp, kết hợp các yếu tố hát, kể, đối thoại và làm điệu bộ theo kiểu diễn xướng sân khấu. Sau nghi lễ ngoài trời, mọi người quây quần bên bếp lửa, bên vò rượu cần. Nghệ nhân kể khan ngồi ngay bên bếp lửa và bắt đầu câu chuyện. Người nghe có khi đông đến nỗi phải ngồi ra phần sau ở ngoài trời. Thời gian tốt nhất để bắt đầu một cuộc diễn xướng sử thi là vào buổi tối. Các tài liệu trước đây miêu thuật về buổi diễn xướng sử thi Ê Đê thật ấn tượng: mọi người đến tham dự rất đông, họ ngồi suốt đêm, nghe khan say sưa đến nỗi, tối hôm trước họ ngồi thế nào thì dường như sáng hôm sau vẫn thấy họ ngồi y nguyên như vậy. Chúng tôi miêu tả dài dòng một chút về các hình thức diễn xướng văn hóa dân gian tiêu biểu của các dân tộc cũng để khẳng định rằng tuy sinh hoạt diễn xướng nghệ thuật của các dân tộc anh em rất phong phú, hấp dẫn nhưng ngoài hình thức sân khấu kịch hát của người Việt là Chèo, Tuồng, Cải lương, trong 53 dân tộc ít người ở cộng đồng các dân tộc thì Dù kê Khmer Nam Bộ là hình thức sân khấu kịch hát duy nhất mang tính chuyên nghiệp và hoàn thiện. Đó quả thật là điều đáng tự hào, đáng nghiên cứu, đáng tôn vinh. 2.2. Dù kê thể hiện đặc trưng nguyên hợp, lưu giữ các nét tinh hoa nghệ thuật tiêu biểu độc đáo, giàu bản sắc văn hóa Khmer Nam Bộ Đặc trưng nguyên hợp (syncretism) là đặc trưng nổi bật của các loại hình văn hóa truyền thống, thể hiện tập trung nhất ở loại hình sân khấu. Trong văn hóa truyền thống Việt Nam, tính nguyên hợp là một đặc tính xuyên suốt các thành tố văn hóa căn bản, đặc biệt là các thành tố văn hóa dân gian, tiêu biểu như Chèo, Tuồng, Cải lương, múa Rối nước của dân tộc Việt. Theo GS. Ngô Đức Thịnh, văn hóa dân gian Việt Nam bao gồm các lĩnh vực sau: Ngữ văn dân gian bao gồm: Tự sự dân gian (thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, truyện cười, ngụ ngôn, vè, sử thi, truyện thơ; trữ tình dân gian (ca dao, dân ca); thành ngữ, tục ngữ, câu đố dân gian. Nghệ thuật dân gian bao gồm: Nghệ thuật tạo hình dân gian (kiến trúc dân gian, hội họa dân gian, trang trí dân gian); nghệ thuật biểu diễn dân gian (âm nhạc dân gian, múa dân gian, sân khấu dân gian, trò diễn). Tri thức dân gian bao gồm: Tri thức về môi trường tự nhiên (địa lý, thời tiết, khí hậu); tri thức về con người (bản thân): y học dân gian và dưỡng sinh dân gian; tri thức ứng xử xã hội (ứng Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc” Soá 13, thaùng 3/201450 Soá 13, thaùng 3/2014 51 xử cá nhân và ứng xử cộng đồng); tri thức sản xuất (kỹ thuật và công cụ sản xuất). Tín ngưỡng, phong tục và lễ hội: Các lĩnh vực nghiên cứu trên của văn hóa dân gian nảy sinh, tồn tại và phát triển với tư cách là một chỉnh thể nguyên hợp. Đặc trưng nguyên hợp là thuật ngữ chỉ sự tích hợp các thành tố nghệ thuật một cách tự nhiên, hài hòa để tạo nên một chỉnh thể nghệ thuật đa yếu tố. Tính nguyên hợp thể hiện rõ nét trong sân khấu Dù kê Khmer. Kịch bản các vở Dù kê thường được các tác giả biên soạn lại hoặc lấy tích kịch từ cốt truyện thần thoại, sử thi Ấn Độ, từ vốn truyện cổ hết sức phong phú của nhân loại như các vở Ramayana, Remkê, Lọ nước thần, Truyền thuyết thần Neak Tà, Đóa hoa thần tiên “Vở diễn của sân khấu Rô băm hầu hết là vở cổ tích, đứng đầu là Rem Kê (ảnh hưởng trường ca Ấn Độ Ramayana) với các nhân vật như: Nàng Sê Đa, Hoàng tử Phrés Riem, Khỉ thần Hanuman... Đặc điểm của sân khấu Rô băm là các nhân vật được hư cấu theo hai tuyến thiện – ác. Nhân vật Chằn đại diện cái ác, Khỉ tài trí thông minh đại diện cái thiện nhưng đều phải mang mặt nạ, đây chính là điểm khác biệt cơ bản giữa Rô băm với Dù kê”. Vở Hoàng đế Channe Tha Vông do Đoàn Nghệ thuật Ánh Bình Minh biểu diễn kể về câu chuyện một nhà vua trẻ từ bỏ ngai vàng, nhường ngôi cho người anh để đi học đạo – tìm ý nghĩa cuộc sống của mình. Trên đường đi nhà vua gặp rất nhiều khó khăn, thử thách. Chằn và lũ ác quỷ gây cho nhà vua những nỗi gian truân khủng khiếp cả thể xác lẫn tinh thần. Kết thúc có hậu của câu chuyện giống như bao câu chuyện cổ tích trong kho tàng văn học dân gian trên thế giới đem đến cho người xem sự thư thái, sảng khoái, ấm áp bởi sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện, cái dũng cảm cao thượng. Trong một số năm gần đây, các đoàn nghệ thuật đã dàn dựng một số vở kịch có nội dung phản ánh những vấn đề xã hội hiện đại như vở “Trùng dương lặng sóng” của Đoàn Nghệ thuật Khmer Sóc Trăng. Trường Đại học Trà Vinh đã tự biên tự diễn vở Dù kê “ Cạm bẫy học đường” do các bạn sinh viên Khoa Ngôn ngữ - Văn hóa - Nghệ thuật Khmer Nam Bộ trình diễn, gây được ấn tượng tốt với đông đảo khán giả Chèo của người Việt cũng khai thác đề tài từ truyền thuyết lịch sử dân tộc, truyện cổ tích, truyện thơ dân tộc như Quan Âm Thị Kính, Từ Thức gặp tiên, Hồn Trương Ba da hàng thịt, Tấm Cám, Thạch Sanh, Nàng Si Ta, Bài ca giữ nước cùng với việc đưa các đề tài mang nhịp sống thời hiện đại lên sân khấu Chèo Ni cô Đàm Vân, Chuyến xe bão táp đã gây được tiếng vang lớn đối với những khán giả yêu Chèo và những người quan tâm. “Trên thế giới có nhiều hình thức sân khấu. Căn cứ vào một số đặc trưng khác nhau, các nhà nghiên cứu sân khấu đã phân loại các dòng sân khấu: Xét về phương diện cách thức tái hiện đời sống hiện thực trên sân khấu, người ta phân ra dòng sân khấu “tự sự” và dòng sân khấu “kịch tính”. Xét về phương diện yêu cầu của việc tái hiện đời sống hiện thực, người ta chia ra sân khấu tả thực (tả chân) và sân khấu tả ý. Xét về phương diện tạo cảm giác cho tác giả, người ta chia ra sân khấu ảo giác và sân khấu gián cách. Xét về phương diện biểu đạt ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật trên sàn diễn, người ta chia ra kịch nói và kịch hát”. Dù kê thuộc loại hình sân khấu tự sự với việc chú ý các tình tiết thiên về kể theo trình tự cốt truyện. Không gian, thời gian trong Dù kê tuân theo trục thẳng, cái gì xảy ra trước kể trước, cái gì xảy ra sau kể sau. Điều này rất phù hợp với việc tích kịch thường được rút ra từ kho tàng truyện thần thoại, truyện cổ tích, người xem dễ theo dõi nội dung, diễn trình cốt truyện khi xem các vở Dù kê. Múa Khmer có truyền thống lâu đời, là di sản nghệ thuật độc đáo của người Khmer, vốn có cội nguồn và chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các điệu múa trong tín ngưỡng xa xưa của văn hóa Ấn Độ. “Múa Khmer xuất hiện rất sớm với loại hình sân khấu Rô băm - loại kịch hát cổ điển, lấy nghệ thuật múa làm ngôn ngữ chủ đạo để diễn tả tâm trạng, tình huống, tuồng tích. Dù kê ra đời muộn hơn nên nghệ thuật múa Dù kê không còn giữ vai trò chủ đạo như Rô băm nhưng đã bắt đầu phát triển chiều hướng diễn tả tâm trạng mang tính mô phỏng, rồi nâng lên với tính cách được ước lệ cao, như diễn tả những con thú: chim thần (Krud), Chằn (Yeak), rắn thần (Naga), khỉ (Hanuman), rồng (Phuchông)... Ðộng tác được hệ thống, qui nạp mang tính khoa học, mực thước, như con khỉ có 12 động tác: cười, lạy, gãi, khóc, nhảy, âu yếm, đau khổ...”. Quả thật nghệ thuật múa Khmer khiến không ít dân tộc ngưỡng mộ bởi tính phổ quát và dấu ấn riêng. Tiếp xúc với đồng bào Khmer mới hiểu được truyền thống yêu thích múa hát của họ. Các chàng trai, cô gái Khmer trong sinh hoạt thường ngày, khi vui chơi, giải trí thường kết hợp hát múa một cách thật hồn nhiên, thuần thục. Cứ có một người hát là mọi người khác tự nguyện ủng hộ, hỗ trợ bằng cách ra ứng tác múa hát cùng với nhịp điệu nhún, cách uốn tay rất đặc trưng. Múa Xòe của dân tộc Thái; múa bắt cá, gieo hạt của đồng bào Lạch (Đà Lạt, Lâm Đồng); Xoang của người Ê Đê, múa trong nghi lễ của người Chăm cùng với múa Khmer đã trở thành tài sản nghệ thuật đáng tự hào, mang bản sắc đặc thù của các tộc người nói riêng, của văn hóa Việt Nam nói chung. Hát kết hợp đan xen với múa và lời thoại trong Dù kê được các nhà nghiên cứu cho rằng không cầu kì theo quy cách mang tính cung đình như biểu diễn Rô băm mà tự do, thoải mái hơn. Quan sát một số trích đoạn Dù kê, người xem có thể nhận thấy những lời thoại mang tính biểu cảm được sử dụng nhiều hơn các trích đoạn hát. Tính ước lệ, tính kí hiệu biểu trưng: Ước lệ là thuộc tính bản chất của nghệ thuật nói chung. Tất cả các nghệ thuật từ hội họa, điêu khắc, âm nhạc, sân khấu, điện ảnh, văn học...đều mang thuộc tính ước lệ rõ nét. Tác phẩm nghệ thuật là kết quả của quá trình tư duy, sáng tạo, lao động nghệ thuật của cá nhân hoặc tập thể. Nó là sự phản ánh thế giới khách quan thông qua nhận thức chủ quan của người nghệ sĩ, do đó, tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng là “hiện thực thứ hai”. Ranh giới phân biệt giữa sự miêu tả nghệ thuật và hiện thực dời sống được tái hiện gọi là ước lệ trong nội dung biểu ý và trình diễn. Chèo, tuồng của người Việt, Dù kê của người Khmer đều thể hiện rõ đặc trưng của sân khấu truyền thống phương Đông khiến người xem dù không song hành về ngôn ngữ với diễn viên cũng hiểu được những nét cơ bản chủ đề tư tưởng nghệ thuật mà vở diễn muốn chuyển tải đến người thưởng thức. Mô hình nghệ thuật là kết quả của quá trình lao động nghệ thuật, là sự chắt lọc các nét tinh túy và sự khái quát hóa, điển hình hóa các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên và trong xã hội qua lăng kính của người nghệ sĩ. Mỗi mô hình nhân vật là sự đúc kết, khái quát hoá những nét cơ bản của một loại người thông qua các hành động ước lệ hát, múa, nói, diễn... Hình tượng Hoàng tử thường biểu trưng cho cái đẹp, cái thiện, cho ý nghĩa cuộc sống mà cộng đồng gửi gắm. Hình tượng chú Khỉ Hanuman biểu trưng cho lòng trung thành và sự khôn ngoan. Hình tượng Chằn biểu trưng cho cái ác, cái xấu trong cuộc đời. Sân khấu truyền thống thường thể hiện rõ nguyên tắc xây dựng và chuyển hóa mô hình cho các thành phần nghệ thuật nói chung, mô hình nhân vật nói riêng một cách sâu sắc, ấn tượng. Chèo có năm loại mô hình nhân vật chính là: Đào, Kép, Hề, Lão, Mụ. Năm mô hình nhân vật này điển hình cho năm loại người, trong đó Đào là mô hình các cô gái trẻ nói chung. Kép là mô hình các chàng trai trẻ. Hề là mô hình của các nhân vật gây cười, nhân vật gây hài theo quan niệm dân gian. Lão và Mụ là hai mô hình cho các nhân vật đàn ông và đàn bà cao tuổi. Tính nguyên hợp đặc biệt rõ nét đối với Chèo sân đình của người Việt. Tích Chèo thường lấy từ nội dung các truyện cổ tích, truyện nôm bình dân, lời hát Chèo thường được “bẻ” từ ca dao, nhạc Chèo xuất phát từ các làn điệu dân ca, múa Chèo được tổng hợp từ múa dân gian, cách điệu các hoạt động sinh hoạt của con người như đi cấy, đi gặt, chèo thuyền, quay tơ, dệt vải. Chèo là hình thức nghệ thuật trình diễn nên phông màn, hóa trang, đạo cụ động tác biểu diễn trong Chèo là vô cùng quan trọng. Cách trang phục, đi đứng, cách cầm quạt trong tay đào chín và đào lệch (cách gọi nhân vật nữ tích cực và tiêu cực trong Chèo cổ) cũng khác xa nhau. Có lẽ tính ước lệ trong đạo cụ, phông màn, trang phục ở Chèo truyền thống đậm nét hơn Dù kê vì hàng mấy trăm năm trước, người nông dân Bắc Bộ phải tự khắc phục, tự vượt lên những khó khăn thực tế để tự biên, tự diễn khi trình diễn nghệ thuật, vì thế ngôn ngữ sân khấu biểu ý là ngôn ngữ nghệ thuật hết sức đặc trưng Chèo có hát vỡ nước là màn hát mở đầu, mang tính giới thiệu, không liên quan đến tích trò để thu hút sự chú ý đối với người xem. Chèo trước đây thường được trình diễn ở không gian sân đình vốn rộng, dễ bị loãng. Để tránh tình trạng đó, trước khi trình diễn, cùng với tiếng trống Chèo rộn ràng là giọng hát của một hai diễn viên của gánh hát Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc” Soá 13, thaùng 3/201450 Soá 13, thaùng 3/2014 51 xử cá nhân và ứng xử cộng đồng); tri thức sản xuất (kỹ thuật và công cụ sản xuất). Tín ngưỡng, phong tục và lễ hội: Các lĩnh vực nghiên cứu trên của văn hóa dân gian nảy sinh, tồn tại và phát triển với tư cách là một chỉnh thể nguyên hợp. Đặc trưng nguyên hợp là thuật ngữ chỉ sự tích hợp các thành tố nghệ thuật một cách tự nhiên, hài hòa để tạo nên một chỉnh thể nghệ thuật đa yếu tố. Tính nguyên hợp thể hiện rõ nét trong sân khấu Dù kê Khmer. Kịch bản các vở Dù kê thường được các tác giả biên soạn lại hoặc lấy tích kịch từ cốt truyện thần thoại, sử thi Ấn Độ, từ vốn truyện cổ hết sức phong phú của nhân loại như các vở Ramayana, Remkê, Lọ nước thần, Truyền thuyết thần Neak Tà, Đóa hoa thần tiên “Vở diễn của sân khấu Rô băm hầu hết là vở cổ tích, đứng đầu là Rem Kê (ảnh hưởng trường ca Ấn Độ Ramayana) với các nhân vật như: Nàng Sê Đa, Hoàng tử Phrés Riem, Khỉ thần Hanuman... Đặc điểm của sân khấu Rô băm là các nhân vật được hư cấu theo hai tuyến thiện – ác. Nhân vật Chằn đại diện cái ác, Khỉ tài trí thông minh đại diện cái thiện nhưng đều phải mang mặt nạ, đây chính là điểm khác biệt cơ bản giữa Rô băm với Dù kê”. Vở Hoàng đế Channe Tha Vông do Đoàn Nghệ thuật Ánh Bình Minh biểu diễn kể về câu chuyện một nhà vua trẻ từ bỏ ngai vàng, nhường ngôi cho người anh để đi học đạo – tìm ý nghĩa cuộc sống của mình. Trên đường đi nhà vua gặp rất nhiều khó khăn, thử thách. Chằn và lũ ác quỷ gây cho nhà vua những nỗi gian truân khủng khiếp cả thể xác lẫn tinh thần. Kết thúc có hậu của câu chuyện giống như bao câu chuyện cổ tích trong kho tàng văn học dân gian trên thế giới đem đến cho người xem sự thư thái, sảng khoái, ấm áp bởi sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện, cái dũng cảm cao thượng. Trong một số năm gần đây, các đoàn nghệ thuật đã dàn dựng một số vở kịch có nội dung phản ánh những vấn đề xã hội hiện đại như vở “Trùng dương lặng sóng” của Đoàn Nghệ thuật Khmer Sóc Trăng. Trường Đại học Trà Vinh đã tự biên tự diễn vở Dù kê “ Cạm bẫy học đường” do các bạn sinh viên Khoa Ngôn ngữ - Văn hóa - Nghệ thuật Khmer Nam Bộ trình diễn, gây được ấn tượng tốt với đông đảo khán giả Chèo của người Việt cũng khai thác đề tài từ truyền thuyết lịch sử dân tộc, truyện cổ tích, truyện thơ dân tộc như Quan Âm Thị Kính, Từ Thức gặp tiên, Hồn Trương Ba da hàng thịt, Tấm Cám, Thạch Sanh, Nàng Si Ta, Bài ca giữ nước cùng với việc đưa các đề tài mang nhịp sống thời hiện đại lên sân khấu Chèo Ni cô Đàm Vân, Chuyến xe bão táp đã gây được tiếng vang lớn đối với những khán giả yêu Chèo và những người quan tâm. “Trên thế giới có nhiều hình thức sân khấu. Căn cứ vào một số đặc trưng khác nhau, các nhà nghiên cứu sân khấu đã phân loại các dòng sân khấu: Xét về phương diện cách thức tái hiện đời sống hiện thực trên sân khấu, người ta phân ra dòng sân khấu “tự sự” và dòng sân khấu “kịch tính”. Xét về phương diện yêu cầu của việc tái hiện đời sống hiện thực, người ta chia ra sân khấu tả thực (tả chân) và sân khấu tả ý. Xét về phương diện tạo cảm giác cho tác giả, người ta chia ra sân khấu ảo giác và sân khấu gián cách. Xét về phương diện biểu đạt ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật trên sàn diễn, người ta chia ra kịch nói và kịch hát”. Dù kê thuộc loại hình sân khấu tự sự với việc chú ý các tình tiết thiên về kể theo trình tự cốt truyện. Không gian, thời gian trong Dù kê tuân theo trục thẳng, cái gì xảy ra trước kể trước, cái gì xảy ra sau kể sau. Điều này rất phù hợp với việc tích kịch thường được rút ra từ kho tàng truyện thần thoại, truyện cổ tích, người xem dễ theo dõi nội dung, diễn trình cốt truyện khi xem các vở Dù kê. Múa Khmer có truyền thống lâu đời, là di sản nghệ thuật độc đáo của người Khmer, vốn có cội nguồn và chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các điệu múa trong tín ngưỡng xa xưa của văn hóa Ấn Độ. “Múa Khmer xuất hiện rất sớm với loại hình sân khấu Rô băm - loại kịch hát cổ điển, lấy nghệ thuật múa làm ngôn ngữ chủ đạo để diễn tả tâm trạng, tình huống, tuồng tích. Dù kê ra đời muộn hơn nên nghệ thuật múa Dù kê không còn giữ vai trò chủ đạo như Rô băm nhưng đã bắt đầu phát triển chiều hướng diễn tả tâm trạng mang tính mô phỏng, rồi nâng lên với tính cách được ước lệ cao, như diễn tả những con thú: chim thần (Krud), Chằn (Yeak), rắn thần (Naga), khỉ (Hanuman), rồng (Phuchông)... Ðộng tác được hệ thống, qui nạp mang tính khoa học, mực thước, như con khỉ có 12 động tác: cười, lạy, gãi, khóc, nhảy, âu yếm, đau khổ...”. Quả thật nghệ thuật múa Khmer khiến không ít dân tộc ngưỡng mộ bởi tính phổ quát và dấu ấn riêng. Tiếp xúc với đồng bào Khmer mới hiểu được truyền thống yêu thích múa hát của họ. Các chàng trai, cô gái Khmer trong sinh hoạt thường ngày, khi vui chơi, giải trí thường kết hợp hát múa một cách thật hồn nhiên, thuần thục. Cứ có một người hát là mọi người khác tự nguyện ủng hộ, hỗ trợ bằng cách ra ứng tác múa hát cùng với nhịp điệu nhún, cách uốn tay rất đặc trưng. Múa Xòe của dân tộc Thái; múa bắt cá, gieo hạt của đồng bào Lạch (Đà Lạt, Lâm Đồng); Xoang của người Ê Đê, múa trong nghi lễ của người Chăm cùng với múa Khmer đã trở thành tài sản nghệ thuật đáng tự hào, mang bản sắc đặc thù của các tộc người nói riêng, của văn hóa Việt Nam nói chung. Hát kết hợp đan xen với múa và lời thoại trong Dù kê được các nhà nghiên cứu cho rằng không cầu kì theo quy cách mang tính cung đình như biểu diễn Rô băm mà tự do, thoải mái hơn. Quan sát một số trích đoạn Dù kê, người xem có thể nhận thấy những lời thoại mang tính biểu cảm được sử dụng nhiều hơn các trích đoạn hát. Tính ước lệ, tính kí hiệu biểu trưng: Ước lệ là thuộc tính bản chất của nghệ thuật nói chung. Tất cả các nghệ thuật từ hội họa, điêu khắc, âm nhạc, sân khấu, điện ảnh, văn học...đều mang thuộc tính ước lệ rõ nét. Tác phẩm nghệ thuật là kết quả của quá trình tư duy, sáng tạo, lao động nghệ thuật của cá nhân hoặc tập thể. Nó là sự phản ánh thế giới khách quan thông qua nhận thức chủ quan của người nghệ sĩ, do đó, tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng là “hiện thực thứ hai”. Ranh giới phân biệt giữa sự miêu tả nghệ thuật và hiện thực dời sống được tái hiện gọi là ước lệ trong nội dung biểu ý và trình diễn. Chèo, tuồng của người Việt, Dù kê của người Khmer đều thể hiện rõ đặc trưng của sân khấu truyền thống phương Đông khiến người xem dù không song hành về ngôn ngữ với diễn viên cũng hiểu được những nét cơ bản chủ đề tư tưởng nghệ thuật mà vở diễn muốn chuyển tải đến người thưởng thức. Mô hình nghệ thuật là kết quả của quá trình lao động nghệ thuật, là sự chắt lọc các nét tinh túy và sự khái quát hóa, điển hình hóa các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên và trong xã hội qua lăng kính của người nghệ sĩ. Mỗi mô hình nhân vật là sự đúc kết, khái quát hoá những nét cơ bản của một loại người thông qua các hành động ước lệ hát, múa, nói, diễn... Hình tượng Hoàng tử thường biểu trưng cho cái đẹp, cái thiện, cho ý nghĩa cuộc sống mà cộng đồng gửi gắm. Hình tượng chú Khỉ Hanuman biểu trưng cho lòng trung thành và sự khôn ngoan. Hình tượng Chằn biểu trưng cho cái ác, cái xấu trong cuộc đời. Sân khấu truyền thống thường thể hiện rõ nguyên tắc xây dựng và chuyển hóa mô hình cho các thành phần nghệ thuật nói chung, mô hình nhân vật nói riêng một cách sâu sắc, ấn tượng. Chèo có năm loại mô hình nhân vật chính là: Đào, Kép, Hề, Lão, Mụ. Năm mô hình nhân vật này điển hình cho năm loại người, trong đó Đào là mô hình các cô gái trẻ nói chung. Kép là mô hình các chàng trai trẻ. Hề là mô hình của các nhân vật gây cười, nhân vật gây hài theo quan niệm dân gian. Lão và Mụ là hai mô hình cho các nhân vật đàn ông và đàn bà cao tuổi. Tính nguyên hợp đặc biệt rõ nét đối với Chèo sân đình của người Việt. Tích Chèo thường lấy từ nội dung các truyện cổ tích, truyện nôm bình dân, lời hát Chèo thường được “bẻ” từ ca dao, nhạc Chèo xuất phát từ các làn điệu dân ca, múa Chèo được tổng hợp từ múa dân gian, cách điệu các hoạt động sinh hoạt của con người như đi cấy, đi gặt, chèo thuyền, quay tơ, dệt vải. Chèo là hình thức nghệ thuật trình diễn nên phông màn, hóa trang, đạo cụ động tác biểu diễn trong Chèo là vô cùng quan trọng. Cách trang phục, đi đứng, cách cầm quạt trong tay đào chín và đào lệch (cách gọi nhân vật nữ tích cực và tiêu cực trong Chèo cổ) cũng khác xa nhau. Có lẽ tính ước lệ trong đạo cụ, phông màn, trang phục ở Chèo truyền thống đậm nét hơn Dù kê vì hàng mấy trăm năm trước, người nông dân Bắc Bộ phải tự khắc phục, tự vượt lên những khó khăn thực tế để tự biên, tự diễn khi trình diễn nghệ thuật, vì thế ngôn ngữ sân khấu biểu ý là ngôn ngữ nghệ thuật hết sức đặc trưng Chèo có hát vỡ nước là màn hát mở đầu, mang tính giới thiệu, không liên quan đến tích trò để thu hút sự chú ý đối với người xem. Chèo trước đây thường được trình diễn ở không gian sân đình vốn rộng, dễ bị loãng. Để tránh tình trạng đó, trước khi trình diễn, cùng với tiếng trống Chèo rộn ràng là giọng hát của một hai diễn viên của gánh hát Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc” Soá 13, thaùng 3/201452 Soá 13, thaùng 3/2014 53 làng với âm vực cao, vang xa cất lên để mời gọi người xem đến với chiếu Chèo, có hai anh hề lấy gậy ra dẹp đám giúp cho người xem đứng thành vòng tròn quanh chiếu Chèo. Dù kê cũng thể hiện nghệ thuật thu hút người xem mang tính tập thể ấy. Trước khi trình diễn có tục cúng tế Tổ. Mở đầu vở Dù kê có dàn đồng ca giới thiệu diễn viên và nội dung tích truyện. Nhân vật Hề: Sự tương đồng của Chèo và Dù kê thể hiện rất rõ qua các vai Hề. Hề trong Chèo cũng như trong Dù kê là sự sáng tạo nghệ thuật tuyệt vời của sân khấu mỗi dân tộc. Giống như trong kịch cổ điển của nhiều quốc gia trên thế giới, nhân vật Hề với tư cách là một nhân vật thuộc tầng lớp dưới nhưng lại được đặc ân của vua chúa, quan lại ban cho: vô cai quản, bất đắc hành hạ (không ai cai quản nhưng cũng không ai được phép hành hạ), nhân vật Hề luôn là loại nhân vật không thể thiếu, tạo nên sự hài hòa, cân đối giữa yếu tố bi và hài trong tích truyện. Về nội dung thì vai Hề biểu đạt sâu sắc yếu tố dân chủ, dám công khai, khéo léo nói lên tiếng nói giễu nhại, phản kháng đối với những bất công trong xã hội về hình thức sân khấu tạo nên sự giãn nở không gian, thời gian, hợp tâm lý người xem, giảm độ căng trong các lớp cao trào. Điều này có chức năng tương tự như chức năng của nghệ thuật chuyển cảnh hoặc đổi màu ánh sáng trên sân khấu truyền thống. Nghệ thuật trang trí sân khấu và trang phục của diễn viên trong loại hình Dù kê cũng là thành tố quan trọng tạo nên ấn tượng đẹp cho người xem. Có thể nói sân khấu Dù kê luôn tạo được cho người xem không gian hoành tráng lộng lẫy của cung điện hoặc thoáng rộng của những cánh đồng, những khu rừng. Trang phục của các diễn viên thiên về những gam màu sáng ấm, sang trọng phù hợp với từng vai diễn chứng tỏ sự đầu tư kĩ càng, cẩn trọng của các đoàn diễn, sự tôn trọng người thưởng thức. Quả đúng như ý kiến của ai đó nhận xét: trong cuộc sống, đồng bào Khmer rất giản dị với những trang phục thiên về gam màu trầm, với khăn rằn thân thương song trên sân khấu, thị hiếu thẩm mỹ dân tộc đã thăng hoa đến mức cao độ. Trong khi đó, không gian sân khấu Chèo Bắc bộ có phần giản dị, gần với đời sống thường ngày của người dân hơn. 2.3. Bảo tồn và phát huy sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ Tại lớp Cao học chuyên ngành Văn hóa Khmer Nam Bộ khóa 1 đợt 1 của Trường Đại học Trà Vinh, số lượng học viên chọn thực hiện đề tài về nghệ thuật múa, âm nhạc Khmer, sân khấu Dù kê không phải là ít và rất hào hứng. Để bảo tồn, phát huy vốn nghệ thuật sân khấu Dù kê quý báu của đồng bào Khmer, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị như sau: Nghiên cứu, quảng bá về loại hình sân khấu Dù kê cho đông đảo nhân dân các dân tộc hiểu, yêu mến, trân trọng giá trị di sản văn hóa dân tộc thông qua hoạt động du lịch (đặc biệt là du lịch miệt vườn Tây Nam Bộ), đồng thời tạo cơ hội bổ sung nguồn kinh phí cho các đoàn nghệ thuật. Sự bất đồng ngôn ngữ giữa các dân tộc là rào cản lớn trong việc thưởng thức Dù kê. Khi trình diễn, các đạo diễn suy nghĩ nếu có thể tăng thêm hình thức lồng ghép giới thiệu một số trích đoạn bằng tiếng phổ thông để người xem nắm được cụ thể nội dung cơ bản của vở kịch hát. Điều này đã có một số sân khấu kịch thể nghiệm thành công trong dự án kịch nói. Mở rộng, nâng cao hiệu quả của việc dạy tiếng, chữ Khmer cho học sinh, sinh viên học ở Tây Nam Bộ, đưa nội dung truyền đạt về vẻ đẹp của sân khấu Dù kê trong chương trình văn hóa dân gian địa phương trong nhà trường, chú trọng đào tạo đội ngũ trí thức bản tộc Khmer và các dân tộc anh em có khả năng sáng tác, chuyển thể, biên soạn, phổ biến các kịch bản hay. Điều đó sẽ giúp cho việc đảm bảo sự tiếp thu, kế thừa các yếu tố văn hóa truyền thống cập nhật với nội dung và cách thể hiện mới mang tính thẩm mỹ thời đại. 3. Kết luận Gần 100 năm tồn tại, phát triển, Dù kê Khmer Nam Bộ ra đời trên cơ sở tiếp thu một số yếu tố nghệ thuật của sân khấu Rô băm Khmer, Cải lương của người Việt, hát Quảng của người Hoa được người Khmer sản sinh, giữ gìn, nuôi dưỡng, trở thành bảo vật tinh thần vô giá, đáng tự hào của dân tộc mình. Song, để làm được điều đó, những nghệ sĩ Khmer chuyên và không chuyên chắc chắn đã phải vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ. Ngày nay, trong xu thế nền kinh tế thị trường, sân khấu truyền thống đứng trước những thách thức không nhỏ. Thực tế là những vở Chèo truyền thống vốn được coi là những viên ngọc vô cùng quý báu trong gia tài văn hóa của người Việt xưa kia, giờ đây không dễ kéo được người xem đến rạp dù được tài trợ miễn phí. Song, như chúng tôi đã trình bày ở phần đầu bài viết, một điều đáng mừng là Dù kê Khmer vẫn có đất dụng võ một cách tiềm tàng, vẫn được đông đảo người dân Khmer Nam Bộ, kể cả người Hoa, người Việt cổ vũ nhiệt thành. Nhân dân Khmer đã sáng tạo, gìn giữ và phát triển loại hình sân khấu mà ở đó tính hoa văn hóa dân tộc đã được tích hợp và tỏa sáng rực rỡ. Với những chủ trương rất đúng dắn của Đảng, chính phủ về việc giữ gìn, phát triển bản sắc văn hóa dân tộc, đặc biệt là lòng tự hào, niềm yêu mến nghệ thuật thiết tha của nhân dân – những chủ thể sáng tạo và hưởng thụ văn hóa chân chính, mong rằng các hình thức nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu của cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung, Dù kê Khmer Nam Bộ nói riêng được đầu tư, phát triển, quảng bá hợp lý, hiệu quả thì Dù kê Khmer Nam Bộ xứng đáng được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Tài liệu tham khảo Múa Khmer, xem Ngô Đức Thịnh, Frank Proschan. 2005. Folklore một số thuật ngữ đương đại. Ngô Đức Thịnh, Văn hóa dân gian và văn hóa dân tộc. trong: Sơn Lương, xem < nguoi-khmer-nam-bo.html> Trần Đình Ngôn. 2004. Hệ thống lý luận cơ bản của kịch hát truyền thống Việt Nam. Đề tài NCKH cấp Bộ. Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc” Soá 13, thaùng 3/201452 Soá 13, thaùng 3/2014 53 làng với âm vực cao, vang xa cất lên để mời gọi người xem đến với chiếu Chèo, có hai anh hề lấy gậy ra dẹp đám giúp cho người xem đứng thành vòng tròn quanh chiếu Chèo. Dù kê cũng thể hiện nghệ thuật thu hút người xem mang tính tập thể ấy. Trước khi trình diễn có tục cúng tế Tổ. Mở đầu vở Dù kê có dàn đồng ca giới thiệu diễn viên và nội dung tích truyện. Nhân vật Hề: Sự tương đồng của Chèo và Dù kê thể hiện rất rõ qua các vai Hề. Hề trong Chèo cũng như trong Dù kê là sự sáng tạo nghệ thuật tuyệt vời của sân khấu mỗi dân tộc. Giống như trong kịch cổ điển của nhiều quốc gia trên thế giới, nhân vật Hề với tư cách là một nhân vật thuộc tầng lớp dưới nhưng lại được đặc ân của vua chúa, quan lại ban cho: vô cai quản, bất đắc hành hạ (không ai cai quản nhưng cũng không ai được phép hành hạ), nhân vật Hề luôn là loại nhân vật không thể thiếu, tạo nên sự hài hòa, cân đối giữa yếu tố bi và hài trong tích truyện. Về nội dung thì vai Hề biểu đạt sâu sắc yếu tố dân chủ, dám công khai, khéo léo nói lên tiếng nói giễu nhại, phản kháng đối với những bất công trong xã hội về hình thức sân khấu tạo nên sự giãn nở không gian, thời gian, hợp tâm lý người xem, giảm độ căng trong các lớp cao trào. Điều này có chức năng tương tự như chức năng của nghệ thuật chuyển cảnh hoặc đổi màu ánh sáng trên sân khấu truyền thống. Nghệ thuật trang trí sân khấu và trang phục của diễn viên trong loại hình Dù kê cũng là thành tố quan trọng tạo nên ấn tượng đẹp cho người xem. Có thể nói sân khấu Dù kê luôn tạo được cho người xem không gian hoành tráng lộng lẫy của cung điện hoặc thoáng rộng của những cánh đồng, những khu rừng. Trang phục của các diễn viên thiên về những gam màu sáng ấm, sang trọng phù hợp với từng vai diễn chứng tỏ sự đầu tư kĩ càng, cẩn trọng của các đoàn diễn, sự tôn trọng người thưởng thức. Quả đúng như ý kiến của ai đó nhận xét: trong cuộc sống, đồng bào Khmer rất giản dị với những trang phục thiên về gam màu trầm, với khăn rằn thân thương song trên sân khấu, thị hiếu thẩm mỹ dân tộc đã thăng hoa đến mức cao độ. Trong khi đó, không gian sân khấu Chèo Bắc bộ có phần giản dị, gần với đời sống thường ngày của người dân hơn. 2.3. Bảo tồn và phát huy sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ Tại lớp Cao học chuyên ngành Văn hóa Khmer Nam Bộ khóa 1 đợt 1 của Trường Đại học Trà Vinh, số lượng học viên chọn thực hiện đề tài về nghệ thuật múa, âm nhạc Khmer, sân khấu Dù kê không phải là ít và rất hào hứng. Để bảo tồn, phát huy vốn nghệ thuật sân khấu Dù kê quý báu của đồng bào Khmer, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị như sau: Nghiên cứu, quảng bá về loại hình sân khấu Dù kê cho đông đảo nhân dân các dân tộc hiểu, yêu mến, trân trọng giá trị di sản văn hóa dân tộc thông qua hoạt động du lịch (đặc biệt là du lịch miệt vườn Tây Nam Bộ), đồng thời tạo cơ hội bổ sung nguồn kinh phí cho các đoàn nghệ thuật. Sự bất đồng ngôn ngữ giữa các dân tộc là rào cản lớn trong việc thưởng thức Dù kê. Khi trình diễn, các đạo diễn suy nghĩ nếu có thể tăng thêm hình thức lồng ghép giới thiệu một số trích đoạn bằng tiếng phổ thông để người xem nắm được cụ thể nội dung cơ bản của vở kịch hát. Điều này đã có một số sân khấu kịch thể nghiệm thành công trong dự án kịch nói. Mở rộng, nâng cao hiệu quả của việc dạy tiếng, chữ Khmer cho học sinh, sinh viên học ở Tây Nam Bộ, đưa nội dung truyền đạt về vẻ đẹp của sân khấu Dù kê trong chương trình văn hóa dân gian địa phương trong nhà trường, chú trọng đào tạo đội ngũ trí thức bản tộc Khmer và các dân tộc anh em có khả năng sáng tác, chuyển thể, biên soạn, phổ biến các kịch bản hay. Điều đó sẽ giúp cho việc đảm bảo sự tiếp thu, kế thừa các yếu tố văn hóa truyền thống cập nhật với nội dung và cách thể hiện mới mang tính thẩm mỹ thời đại. 3. Kết luận Gần 100 năm tồn tại, phát triển, Dù kê Khmer Nam Bộ ra đời trên cơ sở tiếp thu một số yếu tố nghệ thuật của sân khấu Rô băm Khmer, Cải lương của người Việt, hát Quảng của người Hoa được người Khmer sản sinh, giữ gìn, nuôi dưỡng, trở thành bảo vật tinh thần vô giá, đáng tự hào của dân tộc mình. Song, để làm được điều đó, những nghệ sĩ Khmer chuyên và không chuyên chắc chắn đã phải vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ. Ngày nay, trong xu thế nền kinh tế thị trường, sân khấu truyền thống đứng trước những thách thức không nhỏ. Thực tế là những vở Chèo truyền thống vốn được coi là những viên ngọc vô cùng quý báu trong gia tài văn hóa của người Việt xưa kia, giờ đây không dễ kéo được người xem đến rạp dù được tài trợ miễn phí. Song, như chúng tôi đã trình bày ở phần đầu bài viết, một điều đáng mừng là Dù kê Khmer vẫn có đất dụng võ một cách tiềm tàng, vẫn được đông đảo người dân Khmer Nam Bộ, kể cả người Hoa, người Việt cổ vũ nhiệt thành. Nhân dân Khmer đã sáng tạo, gìn giữ và phát triển loại hình sân khấu mà ở đó tính hoa văn hóa dân tộc đã được tích hợp và tỏa sáng rực rỡ. Với những chủ trương rất đúng dắn của Đảng, chính phủ về việc giữ gìn, phát triển bản sắc văn hóa dân tộc, đặc biệt là lòng tự hào, niềm yêu mến nghệ thuật thiết tha của nhân dân – những chủ thể sáng tạo và hưởng thụ văn hóa chân chính, mong rằng các hình thức nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu của cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung, Dù kê Khmer Nam Bộ nói riêng được đầu tư, phát triển, quảng bá hợp lý, hiệu quả thì Dù kê Khmer Nam Bộ xứng đáng được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Tài liệu tham khảo Múa Khmer, xem Ngô Đức Thịnh, Frank Proschan. 2005. Folklore một số thuật ngữ đương đại. Ngô Đức Thịnh, Văn hóa dân gian và văn hóa dân tộc. trong: Sơn Lương, xem < nguoi-khmer-nam-bo.html> Trần Đình Ngôn. 2004. Hệ thống lý luận cơ bản của kịch hát truyền thống Việt Nam. Đề tài NCKH cấp Bộ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnet_dac_sac_cua_du_ke_khmer_nam_bo_qua_cam_nhan_cua_mot_nguo.pdf
Tài liệu liên quan