Ngân hàng câu hỏi về thị trường chứng khoán (kèm đáp án)

Rủi ro được hiểu là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả, là khả năng xảy ra những điều không mong muốn và khi nó xảy ra thì mang lại những tổn thất. Khác với sự không chắc chắn, rủi ro có thể đo lường được. Theo quan điểm truyền thống, rủi ro mang lại các tổn thất xấu. Trong tài chính, rủi ro được định nghĩa là khả năng (hay xác suất) xảy ra những kết quả đầu tư ngoài dự kiến, hay cụ thể hơn là khả năng làm cho mức sinh lời thực tế nhận được trong tương lai khác với mức sinh lời dự kiến ban đầu.[/h]Rủi ro hệ thống (systematic risk) là các yếu tố tác động lên tất cả các công ty trên thị trường, và tất cả các công ty đều bị chi phối bởi rủi ro hệ thống, nhà đầu tư không thể đa dạng hoá để giảm thiểu rủi ro hệ thống. Do đó, rủi ro này còn được gọi là rủi ro không thể đa dạng hoá (non-diversifiable risks).Rủi ro hệ thống bao gồm: rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất, rủi ro sức mua và rủi ro chính trị. 1) Rủi ro thị trường: là sự biến động giá chứng khoán do tâm ký của các nhà đầu tư. Gía chứng khoán có thể giao động mạnh trong một khoảng thời gian ngắn mặc dù thu nhập của DN vẫn không thay đổi. Nguyên nhân của hiện tượng này khác nhau, phụ thuộc chủ yếu vào cách nhìn nhận của các nhà đầu tư về thị trường nói chung và một nhóm cổ phiếu nói riêng. Sự nhìn nhận khác nhau này sẽ tác động vào giá chứng khoán và làm mức sinh lời của chứng khoán thay đổi. Rủi ro thị trường xuất hiện khi có những phản ứng của các nhà đầu tư trước các sự kiện có thể là hữu hình hoặc vô hình như các sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội. Các sự kiện vô hình nảy sinh do tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường Yếu tố tâm lý làm thị trường phản ứng với mức độ vượt quá tác động của các sự kiện hữu hình. Phản ứng dây chuyền hay tâm lý bầy đàn lam cho thị trường luôn biến động, thiếu ổn định. Nhiều nhà đầu tư đã lợi dụng yếu tố tâm ký này để thực hiện hành vi thao túng giá chứng khoán. Sở dĩ có hiện tượng bầy đàn là do trên thị trường có sự tham gia của 3 nhóm đầu tư: nhóm thứ nhất là các nhà đầu tư thận trọng, thứ hai là các nhà đầu tư “free rider” (rủi ro thị trường lớn khi tỷ trọng của nhóm này cao) và thứ ba là các nhà đầu tư “vĩ nhân”. Mức độ rủi ro thị trường ở các nước khác nhau là khác nhau. Ở các thị trường phát triển, thị trường là nơi dành cho các nhà đầu tư lớn, nhà đầu tư có tổ chức nên rủi ro thị trường sẽ không lớn. Ngược lại ở những thị trường mới nổi và đang phát triển, thị trường chủ yếu là các nhà đầu tư cá nhân với quy mô nhỏ, thiếu kiến thức và bản lính đầu tư, tâm lý ăn theo lớn làm cho rủi ro thị trường rất cao. Để giảm rủi ro thị trường, các cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường hoạt động đào tạo ,bồi dưỡng kiến thức cho nhà đầu tư, đồng thời cần minh bạch hóa về thông tin, kiểm soát chặt chẽ nhằm hạn chế các hành vi phi đạo đức như thao túng giá, kinh doanh nội gián, đầu cơ. Cần phát triển hoạt động tư vấn của các công ty chứng khoán cũng như tăng số lượng và chất lượng của các nhà đầu tư có tổ chức nhằm tăng chất lượng đầu tư. 2) Rủi ro lãi suất là sự biến động giá chứng khoán do sự thay đổi của lãi suất gây ra. Khi đầu tư vào các chứng khoán có thu nhập cố định, nếu lãi suất thị trường tăng lên, cơ hội đầu tư vào các tài sản có mức lợi tức cao hơn sẽ mất đi. Trong đó sự tăng lên của lãi suất, giá thị trường của tài sản đã đầu tư sẽ bị giảm và nhà đầu tư sẽ bị thiệt về giá khi bán các tái sản đó. Thời hạn của các tài sản đầu tư càng lớn, ảnh hưởng của lãi suất tới giá thị trường của nó sẽ càng lớn, mức độ tổn thất giá trị của chủ đầu tư sẽ càng cao. Điều này ít xảy ra với các chứng khoán có thu nhập biến đổi, chẳng hạn trái phiếu có lãi suất thả nổi. Lãi suất thay đổi làm cho chi phí và doanh thu của doanh nghiệp thay đổi. Sự thay đổi này phụ thuộc vào cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn của DN. Nếu DN sử dụng nhiều nợ, lãi suất tăng lên làm tăng chi phí lãi vay phải trả và làm cho lợi nhuận của DN sụt giảm, giá cổ phiếu giảm và ngược lại. Để hạn chế rủi ro lãi suất, nhà đầu tư cần nghiên cứu đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất bao gồm: chu kỳ kinh tế, lạm phát, sự thay đổi trong chính sách tiền tệ của CPhủ, quan hệ cung cầu về vốn trên thị trường tài chính . Để dự báo được sự thay đổi của lãi suất trong tương lai; sử dụng các công cụ dẫn suất như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn 3) Rủi ro sức mua là sự thay đổi giá trị thực của chứng khoán do sự thay đổi sức mua của đồng tiền. Nếu lạm phát vượt qua tỷ lệ lạm phát dự tính, giá trị thực của đồng tiền sẽ bị giảm và làm cho giá trị thực của khoản đầu tư bị giảm giá trị. Nếu coi khoản đầu tư là một khoản tiêu dùng ngay, một người mua cổ phiếu đã bỏ lỡ cơ hội mua hàng hóa hoặc dịch vụ trong suốt thời gian đầu tư. Trong khoảng thời gian đó, nếu giá cả dịch vụ tăng , nhà đầu tư sẽ mất đi một phần sức mua. Thông thường các nhà đầu tư dự kiến trước mức độ mất giá của đồng tiền qua tỷ lệ lạm phát dự kiến và họ sẽ chỉ chấp nhận đầu tư khi lợi tức thu được bù đắp cho họ tổn thất này. Khi lạm phát thực tế khác với tỷ lệ lạm phát dự kiến, rủi ro sức mua sẽ phát sinh. Nói một cách khác. Cả giảm phát và lạm phát đều tác động tới giá chứng khoán do đó nhà đầu tư sẽ yêu cầu tỷ lệ lợi tức khác đi. 4) Rủi ro chính trị là sự bất ổn giá chứng khoán do sự thay đổi về môi trường chính trị xã hội, chẳng hạn: chiến tranh, bãi công, biểu tình, sự thay đổi về thể chế, chính sách Sự thay đổi này sẽ tác động tới thu nhập và rủi ro của luồng thu nhập của các DN, từ đó thay đổi giá trị của chứng khoán. Sự thay đổi của chính trị cũng tác động đến tâm lý của các nhà đầu tư, từ đó ảnh hưởng đến hành vi mua bán chứng khoán của họ.

doc145 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3801 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ngân hàng câu hỏi về thị trường chứng khoán (kèm đáp án), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong một số trường hợp, đã là quá trễ để thực hiện mua/bán. Thị trường tranh mua hoặc tranh bán và không còn cơ hội cho nhà đầu tư theo sau. Thứ tư, sự áp dụng máy móc của người sử dụng ở Việt Nam. Do tính chất phân tích sự kỳ vọng/thất vọng của nhà đầu tư trong ngắn hạn, phân tích kỹ thuật đòi hỏi phải hiểu rõ và áp dụng hiệu quả các quy luật tâm lý, sử dụng nhiều công cụ để đo lường tâm lý và nhạy bén với thông tin. Việc sử dụng phân tích kỹ thuật là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi một quá trình nghiên cứu và tích lũy kinh nghiệm. Thế nhưng, với nhiều người Việt Nam, việc sử dụng phân tích kỹ thuật dường như là một câu chuyện hết sức đơn giản: sử dụng một phần mềm chuyên dụng; cập nhật dữ liệu giá và khối lượng giao dịch; vẽ các chỉ số kỹ thuật; quan sát các tín hiệu mua (buy signal), tín hiệu bán (sell signal). Nghi ngờ khi giá chứng khoán đi vào vùng mua quá mức (overbought), bán quá mức (oversold) 1.Phân tích các phương pháp xác định rủi ro tài chính rủi ro RR là khả năng xẩy ra những những điều không theo mong muốn và khi nó xẩy ra thì mang lại những tổn thất. nó là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả. Trong tài chính thì RR là khả năng xảy ra những kết quả đầu tư ngoài dự kiến, hay là làm mức sinh lời thực tế nhận được trong tương lai khác với msl dự kiến Trong đầu tư ck RR được phân thành hai loại là RR hệ thống và RR phi hệ thống RR hệ thống ( RR thị trường ) : là loại RR tác động tới toàn bộ thị trường hoặc hầu hết các loại CK. Chúng chịu tác động của điều kiện kinh tế nói chung như lạm phát, lãi suất…đây là các yếu tố nằm ngoài công ty không thể kiểm soát được và loại rr này không thể loại trừ bằng phương pháp đa dạng hoá danh mục đầu tư RR lãi suất là sự biến động của mức sinh lời do những thay đổi lãi suất trên thị trường Các nhà đầu tư coi tín phiếu kho bạc là ck không có rủi ro do đó lãi suất của chúng dùng làm chuẩn mực cho các lãi suất trái phiếu của các cty Quan hệ lãi suất với giá trái phiếu và cổ phiếu ưu đãi là quan hệ tỷ lệ nghịch Quan hệ lãi suất với giá cổ phiếu thường là gián tiếp và luôn thay đối do luồng tiền thu nhập từ cổ phiếu thường thay đổi theo lãi suất nhưng khó có thể xác định đc là thay đổi cùng chiều hay ngược chiều RR thị trường là sự thay đổi mức sinh lời do sự đánh giá và ra quyết định của các nhà đầu tư trên thị trường khi phản ứng của các nhà đầu tư khác nhau về từng loại hoặc từng nhóm cổ phiếu có thể làm gía ck dao động mạnh dù thu nhập công ty không thay đổi các nhà đtư thường mua ck dựa vào 2 nhóm sự kiệ là : + Sự kiện hữu hình như kinh tế, chính trị, xã hội.. + Sự kiện vô hình do nhóm yếu tố tâm lý của thị trường rủi ro sức mua là do tác động của lạm phát đối với khoản đầu tư. Lạm phát thay đổi làm thay đổi lãi suất danh nghĩa từ đó dẫn tới giá ck thay đổi rủi ro tỷ giá là do tác động của tỷ giá hối đoái đối với khoản đầu tư. Khi nhà đầu tư tin rằng đồng nội tệ bị giảm trong tương lai thì nhà đầu tư sẽ không đầu tư vào ck hoặc đầu tư vào một tsản ngoại tệ dẫn tới giá ck giảm RR phi hệ thống là rr chỉ tác động tới 1 ck hoặc một nhóm ck nhỏ trong các ck.nguyên nhân là do yếu tố nội tạng của công ty và chúng có thể kiểm soát được. RR kinh doanh là rr do sự thay đổi bất lợi tình hình cung hàng hoá, dịch vụ của dn hay môi trường kinh doanh rr tài chính là rr về khả năng thanh toán cổ tức, trái tức và hoàn vốn của người sở hữu ck. Rr này liên quan tới mất cân đối doanh thu, chi phí và các khoản nợ của dn RR về quản lý là rr do tác động quyết định của nhà đầu tư phương pháp xác định rủi ro có hai phương pháp xác định RR phương pháp 1 Độ dao dông Công thức tính phương sai là: Phương sai = (Xác xuất)(Biến thu nhập – Thu nhập kì vọng)2 = (Pi)[Ri – E(Ri)]2 Phương sai Phương sai của tỷ lệ thu nhập kì vọng càng lớn thì sự phân tán của thu nhập kì vọng càng lớn và rủi ro của khoản đầu tư cũng lớn. Phương sai của ví dụ đầu tiên là: = (Pi)[Ri – E(Ri)]2 Độ lệch chuẩn Độ lệch chuẩn là căn bậc hai của phương sai: = Đo lường rủi ro tương đối Trong vài trường hợp, phương sai và độ lệch chuẩn không thích hợp có thể dẫn tới sai lầm. Nếu những điều kiện là không giống nhau - ví dụ có vài điểm khác biệt lớn về tỷ lệ thu nhập kì vọng - thì chúng ta cần phải sử dụng công cụ biến thiên tương đối (relative variability) để biểu thị rủi ro trên từng đơn vị của thu nhập kì vọng. Một hệ số được sử dụng rộng rãi là hệ số biến thiên (coefficient of Variation): Độ lệch chuẩn của biến thu nhập i CV = = ---------- Tỷ lệ thu nhập kì vọng E(R) Tính toán hệ số biến thiên tương đối và rủi ro được các nhà phân tích tài chính sử dụng để so sánh các khoản đầu tư với các tỷ lệ thu nhập, độ lệch chuẩn khác nhau. Ví dụ, ta xem xét hai khoản đầu tư sau đây: Khoản A Khoản B Thu nhập kì vọng (kì vọng toán) Độ lệch chuẩn 0.07 0.05 0.12 0.07 So sánh đơn thuần về rủi ro, B có vẻ như rủi ro hơn bởi vì nó có độ lệch chuẩn cao hơn của A, 7 % với 5 % của khoản đầu tư A. Tuy nhiên hệ số biến thiên cho thấy B có ít rủi ro tính trên đơn vị thu nhập hơn: CVA = 0.05/0.07 = 0.714 CVB = 0.07/0.12 = 0.583 Phương pháp 2 sử dụng beta Mô hình CAPM E(RJ)=RF + BETA(E(RM) – RF) Beta = Cov(Ri,Rm)/Var(Rm) 2.Trình bày khái niệm, phương pháp xác định thu nhập của tài sản tài chính Mức sinh lời tuyệt đối hay lợi nhuận dự kiến trong đầu tư ck là chênh lệch giữa kết quả thu được sau một khoảng thời gian đầu tư vào ck với phần gốc mà nhà đầu tư bỏ ra Tổng mức sinh lời = thu nhập từ ck ( cổ tức or trái tức ) + lãi ( lỗ) về vốn Mức sinh lời tương đối nó phản ánh nhà đầu tư sẽ nhận được bao nhiêu lãi từ một đơn vị vốn đầu tư ban đầu MSLtương đối = ( mức thay đổi giá CP + lãi cổ phần )/ giá CP Rt = { ( Pt –Pt-1 ) +Dt}/Pt-1 Mức sinh lời trong một khoảng thời gian giả định năm 1 MSL đầu tư và 1 ck là R1 , năm thứ 2 là R2 ….. và giả định toàn bộ thu nhập được tái đầu tư và cũng thu được MSL tương đương khoản vốn gốc thì trong khoảng thời gian năm t tổng MSL là Rt= ( 1 + R1)(1 + R2)…..(1 + Rn) -1 MSL bình quân luỹ kế hàng năm sẽ là : Rbq = MSL năm để so sanh msl giữa các tsản khác nhau về thời gian đáo hạn người ta thường sử dụng msl năm. Tài sản có msl là Rm trong m tháng thì msl năm (Rn) là : Rn=(1 + Rm)12/m -1 MSL thực tế và MSL danh nghĩa R = r + h Trong đó - R là MSL danh nghĩa - r là MSL thực tế - h là lạm phát MSL bình quân cho biết trong một khoảng thời gian nhất định nhà đầu tư thu được msl một năm là bao nhiêu từ đó sẽ quyết định các khoản đầu tư tương lai R1, R2 , …. Là MSL trong từng năm trong thời gian t ta có MSL bq ( R) (R) = ( R1 + R2 + ….+ Rt )/t 3.Trình bày nội dung, ý nghĩa, phương pháp xác định tỷ lệ yêu cầu của nhà đầu tư 4.Phân tích nội dung, ý nghĩa của giả thuyết thị trường hiệu quả 5.Phân tích nội dung các giả định của mô hình định giá tài sản tài chính (CAPM) 6.Phân tích ý nghĩa, phương pháp xác định đường thị trường vốn (CML) và đường thị trường chứng khoán (SML) 7.Phân tích nội dung cơ bản và ý nghĩa của mô hình định giá tài sản tài chính (CAPM) 8.Trình bày khái niệm, mục đích, ý nghĩa và phương pháp phân tích thị trường chứng khoán 9.Khái niệm, mục đích, ý nghĩa và phương pháp phân tích ngành Câu 9: Phân tích ngành Khái niệm Phân tích chứng khoán là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và các công thức cho phép xử lý các thông tin nhằm trợ giúp cho việc ra quyết định đầu tư CK. Hoạt động phân tích chứng khoán cuối cùng phải giúp nhà đầu tư xác định giá trị của CK và thời điểm để ra quyết định đầu tư. Một trong những phương pháp của PTCK là phân tích cơ bản , tức là xác định giá trị thực của CK trên thị trường, trên cơ sở đó lựa chọn chứng khoán phù hợp dựa trên so sánh giữa giá trị thực với giá cả của CK. Tuy nhiên, giá trị của CK phụ thuộc vào khả năng sinh lời tương ứng với rủi ro của công ty, do vậy chịu ảnh hưởng lớn của môi trường hoạt động của DN, bao gồm môi trường chung cho các DN và môi trường hoạt động của mỗi ngành. Do vậy, phân tích cơ bản bao gồm ba giai đoạn: phân tích nền kinh tế vĩ mô( pt thị trường), phân tích ngành kinh tế và phân tích công ty. Như vậy có thể đưa ra khái niệm về phân tích ngành như sau: Phân tích ngành là một nội dung quan trọng của quy trình phân tích 3 bước trong phân tích cơ bản nhằm giúp các NĐT trong việc lựa chọn chứng khoán và hoạch định chính sách quản lý danh mục đầu tư. Mục đích Thứ nhất, pt ngành giúp phân tích đánh giá môi trường hoạt động của DN, từ đó xác định được thu nhập, rủi ro cũng như tỷ lệ chiết khấu của mỗi DN Thứ hai, pt ngành giúp các NĐT xác định chính sách đầu tư phù hợp, bao gồm cả vấn đề lựa chọn cổ phiếu, xác định cơ cấu và chính sách quản lý danh mục đầu tư. Như vậy có thể thấy mục tiêu quan trọng nhất của pt ngành là xác định những ngành có triển vọng phát triển để đầu tư. Ý nghĩa Thứ nhất, phân tích ngành là một trong 3 bước của phân tích cơ bản, là cơ sở quan trọng cho pt công ty để lựa chọn cổ phiếu lựa chọn được các chứng khoán tốt để đầu tư. Thứ hai, rõ ràng rằng trong cùng một thời kỳ, các ngành khác nhau có rủi ro và lợi nhuận là khác nhau. Hơn nữa, tỷ suất lợi nhuận của mỗi ngành biến động theo thời gian, do vậy khó có thể dự đoán LN trong tương lai dựa trên LN quá khứ. Tuy nhiên những đánh giá về RR của các ngành thì khá ổn định theo thời gian, do vậy phân tích ngành có thể đưa ra những dự báo về RR của ngành trong tương lai, từ đó mà NĐT tìm được ngành tốt hơn và tránh được thua lỗ trong hoạt động đầu tư. Thứ ba, để xác định thu nhập và rủi ro của DN thì cần xác định các yếu tố ngành có ảnh hưởng : mỗi ngành có tỷ suất lợi nhuận biên, độ cạnh tranh là khác nhau, tỷ suất lợi nhuận biên của mỗi ngành trog mỗi giai đoạn cũng khác nhau do ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế và chu kỳ sống của ngành. Phương pháp Có 2 phương pháp cơ bản là : -phân tích vĩ mô hay là phân tích định tính :nhằm đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố như chu kỳ kinh doanh, cấu trúc kinh tế, chu kỳ sống và mức độ cạnh tranh của ngành - phân tích vi mô hay phân tích định lượng: nhằm xác định thu nhập và rủi ro của ngành , từ đó xác định giá trị cổ phiếu của ngành 1.4.1. Phân tích vĩ mô bao gồm 4 bước cụ thể như sau: Thứ nhất là pt chu kỳ kinh doanh. Khuynh hướng vận động của nền kinh tế có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của ngành. Thông thường chu kỳ kinh tế thể hiện 2 xu hướng cơ bản là tăng trưởng và suy thoái. Các nhóm ngành kinh tế khác nhau có xu hướng vận động khác nhau theo chu kỳ kt, bao gồm 2 nhóm chính. Nhóm ngành có chu kỳ vận động với chu kỳ kt : ngành NHTC, kinh doanh BĐS, xây dựng, ngành hàng tiêu dùng đắt tiền, ngành chế tạo máy và các ngành có đòn bẩy tc và hđ cao. Nhóm này thu hút các NĐT ở giai đoạn đầu của giai đoạn hồi phục , do có mức độ đòn bẩy hđ cao. Nhóm ngành có chu kỳ vận động ngược với chu kỳ kt: thực phẩm, dược phẩm, SX hàng xuất khẩu. Nhóm ngành này hấp dẫn các nhà đtư qua các gđ của chu kỳ kinh doanh. Ngoài ra cũng cần phân tích sự tác động của các yếu tố lạm phát, lãi suất, tỷ giá và tâm lý ng tiêu dùng đến chứng khoán của ngành. Thứ hai,sự thay đổi các yếu tố cấu trúc kinh tế cũng ảnh hưởng đến các ngành đến dòng tiền và rủi ro tiềm năng của ngành, Nhân khẩu: bao gồm sự tăng trưởng dân số, cấu trúc phân bổ dân số về độ tuổi,địa lý, sự phân bổ thu nhập, sự thay đổi về dân tộc và văn hóa. Phong cách sống: cách thức mọi người làm việc, sống và tiêu dùng Xu thế công nghệ :ảnh hưởng mạnh đến các ngành. Chu kỳ sống của sản phẩm đang ngày càng giảm dần , chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, chi phí quảng cáo,.. đang ngày càng tăng. Tuy nhiên ảnh hưởng của công nghệ đến mỗi ngành là khác nhau. Chính trị và pháp luật :có ảnh hưởng khác nhau với mỗi ngàh. Đồng thời yếu tố này cũng làm thay đổi rủi ro của mỗi ngành. Thứ ba, xác định chu kỳ sống của ngành để dự báo doanh số bán và xu hướng thu nhập của mỗi ngành. Về cơ bản chu kỳ sống của ngành được chia thành 5 giai đoạn: Giai đoạn bắt đầu phát triển: đây là giai đoạn khởi nghiệp của 1 sp mới. Trong gđ này, sp chưa đc thị trường chấp nhận, doanh số bán thấp, chi phí cố định trong 1 đvị sp cao, chi phí quảng cáo, chi phí quản lý lớn lợi nhuận biên rất thấp. Các DN chủ yếu dựa vào vốn tự có, khả năng huy động nợ và tăng vốn chủ từ bên ngoài hạn chế. Giai đoạn tăng trưởng nhanh: Sp đã đc thị trường chấp nhận, có sự tăng trưởng về doanh số bán, mức độ cạnh tranh lại thấp, sp có tính độc quyền nên tỷ suất LN biên rất lớn. DN có xu hướng tăng đầu tư, phát triển vượt bậc về quy mô, phát triển hệ thống phân phối, thực hiện mạnh quảng cáo. Khả năng tăng trưởng của DN rất cao Giai đoạn tăng trưởng chín muồi Thị trường chưa bão hòa, mức tăng trưởng về doanh số bán vẫn cao hơn mức tăng trg chung của nền kinh tế, lợi nhuận biên vẫn rất cao. Tuy nhiên ngành sẽ thu hút nhiều DN mới hơn nên mức tăng LN biên giảm dần, nhưng các DN trong ngành vẫn có mức tăng trưởng cao. Các DN sử dụng nhiều nợ hơn, tài trợ bằng vốn chủ giảm. Giai đoạn ổn định và tăng trưởng chín muồi Đây là giai đoạn dài nhất, tỷ lệ tăng trưởng ngành giảm xuống so với tỷ lệ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế. Doanh số bán tăng chậm hoặc ko tăng, cạnh tranh trong ngành diễn ra gay gắt. Các DN ko tăng quy mô mà nâng cao hiệu suất sử dụng lđ, tài sản, cải thiện quản lý. Gđ này giá cổ phiếu biến động, tạo cơ hội cho các nhà đtư thực hiện kinh doanh chênh lệch giá. Gđ tăng trg giảm Mức tăng trưởng doanh số bán giảm bởi sự dịch chuyển cầu hoặc sự tăng trưởng của sp thay thế. Lợi nhuận thấp hoặc không có. Cuối cùng, các nhà đtư di chuyển vốn sang các ngành khác. Giá chứng khoán sẽ giảm và đây là cơ hội của các nhà kinh doanh giảm giá. Dựa trên phân tích chu kỳ sống của ngành, các nhà phân tích cần dự báo tốc độ tăng trưởng và độ dài của mỗi giai đoạn tăng trưởng, làm cơ sở dự báo doanh thu, tỷ suất lợi nhuận biên và mức độ tăng trưởng của mỗi ngành. Thứ tư, phân tích môi trường cạnh tranh của mỗi ngành.Môi trường cạnh tranh của một ngành ( cường độ cạnh tranh giữa các DN trong ngành đó) xác định khả năng của các DN để duy trì mức tỷ lệ LN trên vốn đầu tư bình quân. Theo mô hình Porter có 5 lực lượng cạnh tranh lớn định ra mức độ mạnh yếu của sự cạnh tranh ảnh hưởng đến ngành: Sự cạnh tranh giữa các DN trong ngành: đối với việc pt ngành, cần phán đoán sự cạnh tranh giưã các DN. Sự cạnh tranh giữa các DN càng lớn thì rủi ro càng cao và tỷ suất LN biên của ngành càng giảm. Áp lực từ phía các DN mới tham gia: mặc dù ngành có ít đối thủ cạnh tranh song vẫn phải xác định n DN có khả năng tham gia vào ngành và tạo ra sự cạnh tranh mới, Áp lực từ phía các sp thay thế: các sp thay thế làm LN tiềm năng của ngành bị giới hạn. Do vậy cần xác định giá cả, các tính năng của n loại hàng hóa thay thế tác động đến doah thu và LN của ngành ntn Sức mạnh mặc cả từ phía người mua: đây là yếu tố xuất phát từ thị trg đầu ra của ngành. Người mua có thể tác động đến LN của 1 ngành vì họ có thể mặc cả làm giảm giá hoặc yêu cầu về chất lượng sp, dịch vụ cao hơn. Sức mạnh mặc cả từ phía nhà cung cấp: LN của ngành cũng bị ảnh hưởng bởi quyết định của nhà cung cấp vì họ có thể thay đổi giá cả cũng như dịch vụ cung cấp cho ngành. DN có thể chịu sức ép từ phía nhà cung cấp về giá khi chỉ có một số ít nhà cung cấp, ko có sẵn sp thay thế các yếu tố đầu vào, hoặc khi thay đổi nhà cung cấp sẽ dẫn đến chi phí lớn. 1.4.2. Phân tích vi mô Thứ nhất, có thể sử dụng mô hình chiết khấu các dòng tiền. Mô hình chiết khấu dòng cổ tức:(DDM) Công thức: Trong đó: P: giá trị toàn ngành Do: giá trị cổ tức ở thời điểm hiện tại K: tỷ lệ lợi tức yêu cầu G: tốc độ tăng trưởng cổ tức không đổi Mô hình chiết khấu dòng tiền tự do của chủ sở hữu(FCFE) Trong đó: FCFE= Thu nhập ròng- ( chi phí mua sắn sửa chữa TSCĐ- Khấu hao)- thay đổi vốn lưu động +( nợ mới phát hành- nợ được trả) K: tỷ lệ lợi tức yêu cẩu G: tốc độ tăng trưởng cổ tức ko đổi Thứ hai, có thể sử dụng phương pháp định giá tương đối, so sánh các tỷ số tương đối giữa các ngành để lựa chọn ngành tốt hơn. Hệ số giá/ thu nhập: P/E Hệ số giá /giá trị sổ sách: P/BV Hệ số giá /dòng tiền: P/ CF Hệ số giá /doanh số bán: P/S 10.Trình bày khái niệm, mục đích, ý nghĩa và phương pháp phân tích công ty Khái niệm Phân tích chứng khoán là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và các công thức cho phép xử lý các thông tin nhằm trợ giúp cho việc ra quyết định đầu tư CK. Hoạt động phân tích chứng khoán cuối cùng phải giúp nhà đầu tư xác định giá trị của CK và thời điểm để ra quyết định đầu tư. Một trong những phương pháp của PTCK là phân tích cơ bản , tức là xác định giá trị thực của CK trên thị trường, trên cơ sở đó lựa chọn chứng khoán phù hợp dựa trên so sánh giữa giá trị thực với giá cả của CK. Phân tích cơ bản gồm 3 bước: pt thị trường, pt ngành và pt công ty. Pt công ty là bước cuối cùng để giúp nhà đầu tư lưạ chọn chứng khoán để đầu tư. Vậy có thể đưa ra khái niệm về phân tích công ty như sau: Pt công ty là bước cuối cùng của phân tích cơ bản, nhằm đánh giá về chất lượng công ty, đội ngũ quản lý và triển vọng của nó trong tương lai. Công ty được lựa chọn phải là công ty có giá trị cổ phiếu lớn hơn giá thị trường, hoặc tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng của cổ phiếu ngang bằng hay lớn hơn tỷ suất lợi nhuận yêu cầu. Mục đích Phân tích công ty nhằm xác định các công ty tốt nhất trong ngành đã được lựa chọn và cổ phiếu của nó đang ở mức dưới giá trị. Do vậy, mục đích của phân tích công ty là phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, dự báo các chỉ số tài chính, lựa chọn được các mô hình định giá và sử dụng các chỉ số tài chính dự báo để đưa ra quyết định đầu tư thích hợp. Nội dung phân tích công ty: Phân tích công ty bao gồm 2 phần: Phân tích định tính Sơ lược chung về công ty: lịch sử hình thành và phát triển , tên hiệu, mã CK, số vốn điều lệ, lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm, , đối tượng khách hàng,… Chiến lược kinh doanh của công ty: Chiến lược chi phí thấp: xác định trở thành nhà sx có chi phí thấp, trở thành ng dẫn giá trong ngành Chiến lược tạo sự khác biệt: cố gắng trở thành độc quyền trong 1 phân khúc thị trường của ngành nhằm thu hút hết khách hàng của đoạn thị trường đó Trọng tâm của một chiến lược: bất kỳ chiến lược nào khi được lựa chọn, công ty phải xác định trọng tâm của nó. Cụ thể, một công ty phải lựa chọn một hoặc một số đoạn thị trường trong ngành và thay đổi chiến lược để phục vụ cho nhóm đặc trưng đó. VD: trọng tâm của chiến lược giảm chi phí là sẽ khai thác lợi ích chi phí đem lại cho 1 phân đoạn nhất định của ngành như là trở thành nhà sx rẻ đối với đoạn thị trường đó định hướng hoạt động của công ty Phân tích định lượng Phân tích báo cáo tài chính Dựa trên các báo cáo tài chính của DN trong quá khứ, phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của DN. Phân tích xu hướng: biến động doanh thu, biến động giá vốn, biến động lợi nhuận,… Phân tích cơ cấu: cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu chi phí theo yếu tố so sánh nhanh quy mô giữa 2 DN khác nhau và kiểm tra các xu hướng trong nội bộ 1 công ty Phân tích chỉ số: Khả năng thanh toán và thanh khoản -hệ số thanh toán ngắn hạn=TSNH/nợ NH - hệ số thanh toán nhanh=(giá trị TSNH-Giá trị hàng tồn kho)/nợ NH -hệ số thanh toán tức thời=(tiền mặt+ck thanh khoản)/nợ NH -Vòng quay các khoản phải thu=Doanh số bán hàng/KPT bình quân -vòng quay hàng tồn kho=giá vốn hàng bán/ HTK bình quân -vòng quay các khoản phải trả=GVHB/KPtrả bq -vòng quay tiền=kỳ thu tiền bq+kỳ dự trữ bq-kỳ trả tiền bq Hiệu quả hoạt động -hiệu suất sd tổng TS= DT/ tổng TS ròng bq -hiệu suất sd TSCĐ ròng= DT/ TSCĐ ròng bq -hiệu suất sd VCSH=DT thuần/ VCSH bq Khả năng sinh lời -tỷ suất LN biên=tổng LN/ DT bán hàng -tỷ suất LN hđ biên=LN hđ/ DT bán hàng thuần -LN trên tổng tài sản:ROA=(LNST+ tổng cp trả lãi)/tổng TS -tỷ suất sinh lời trên VCSH: ROE= (LN ròng- Cổ tức CP ưu đãi)/giá trị cp thường Phân tích rủi ro -RR kinh doanh: là sự không chắc chắn về thu nhập của DNdo bản chất của hđ kinh doanh RRKD =Độ lệch chuẩn của các luồng thu nhập hđ/thu nhập Hđ bq -RR tài chính: là RR công ty phải đối mặt khi huy động vốn từ các khoản nợ để tài trợ cho hoạt động của công ty. Được đo bằng: 1. tỷ lệ nợ + tỷ lệ nợ/VCSH = tổng nợ DH/ tổng VCSH + tỷ lệ nợ DH/ tổng vốn=tổng nợ DH/ tổng vốn DH +tỷ lệ tổng nợ= (nợ NH+ nợ DH)/(tổng nợ+vốn chủ) 2.tỷ lệ đo lường các luồng thu nhập + khả năng thanh toán lãi vay=EBIT/ nợ lãi phải trả +khả năng thanh toán nợ =(EBIT+cp trả lãi thuê dự tính)/(cp trả lãi+cp trả lãi thuê dự tính) 3.các tỷ lệ đo lường dòng tiền mặt + tỷ lệ chi phí bằng tiền mặt +tỷ lệ dòng tiền mặt trên các khoản nợ DH +Tỷ lệ dòng tiền mặt trên tổng nợ -RR thanh khoản Phân tích khả năng tăng trưởng:phụ thuộc vào 2 yếu tố: -tổng khối lượng TS giữ lại và tái đầu tư -tỷ lệ thu nhập trên TS giữ lại và tái đầu tư Tỷ lệ lợi nhuận để lại càng cao thì tiềm năng tăng trưởng của công ty càng cao. Dự báo tình hình công ty trong tương lai Dựa trên các báo cáo tài chính của DN và chiến lược phát triển của DN trong tương lai và áp dụng các mô hình kế hoạch hóa để dự báo về tình hình tăng trưởng và hoạt động của DN trong tương lai, từ đó đưa ra các nhận định giúp nhà đầu tư có các quyết định hợp lý và lựa chọn thời điểm đầu tư phù hợp. Định giá cổ phiếu của DN Định giá cổ phiếu nhằm đưa ra tỷ lệ lợi tức yêu cầu, ước lượng tốc độ tăng trưởng dòng thu nhập kỳ vọng trog tương lai và tính toán giá trị hiện tại của dòng thu nhập này. NĐT sẽ so sánh giá trị ước lượng và giá trị thị trường: -GT ước lượng > GT thị trườngmua -GT ước lượng< GT thị trườngbán Trong định giá cổ phiếu có thể sử dụng các mô hình khác nhau: Phương pháp tài sản: Dựa trên quan điểm giá trị DN là toàn bộ tài sản vô hình và hữu hình của DN. Phương pháp này cho rằng một công ty có giá trị không kém hơn tổng giá trị của từng loại tài sản riêng của nó trừ đi các khoản nợ Giá trị DN= GT tài sản ròng+ GT lợi thế Giá trị thực của CP= Giá trị DN/ số lượng CP lưu hành Phương pháp định giá tương đối: dựa trên quan điểm lựa chọn cổ phiếu trên cơ sở so sánh với giá trị các DN khác. Sử dụng các chỉ số: -P/E -P/BV -P/S Phương pháp chiết khấu dòng tiền: dựa trên quan điểm giá trị DN là giá trị dòng tiền DN tạo ra trog tương lai -mô hình chiết khấu luồng cổ tức(DDM) -mô hình chiết khấu dòng tiền tự do: + dòng tiền tự do của VCSH(FCFE) +dòng tiền tự do của DN (FCFF) 11.Trình bày kết luận, ý nghĩa, nội dung phương pháp phân tích báo cáo tài chính. Phân biệt phân tích tài chính dưới giác độ DN và phân tích tài chính dưới giác độ TTCK Khái niệm: Phân tích báo cáo tài chính là tập hợp các khái niệm, phương pháp và công cụ cho phép tập hợp và xử lý các thông tin kế toán trên báo cáo tài chính và các thông tin khác liên quan nhằm trợ giúp cho quá trình ra quyết định tài chính. Ý nghĩa: Thông qua hệ thống các phương pháp, công cụ và kỹ thuật, phân tích BCTC giúp cho nhà phân tích từ các góc độ khác nhau vừa đánh giá toàn diện, tổng hợp khái quát vừa xem xét chi tiết hoạt động tài chính doanh nghiệp để nhận biết, phán đoán, dự báo và đưa ra các quyết định tài chính, tài trợ hay đầu tư. Nội dung Bao gồm 4 phương pháp chính: phương pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ, phương pháp kết hợp “ so sánh các tỷ lệ” – PP cơ bản, phương pháp tách đoạn + Phương pháp so sánh: bao gồm so sánh dọc và so sánh ngang, có ý nghĩa trong việc so sánh nhanh quy mô giữa hai doanh nghiệp khác nhau và kiểm tra xu hướng trong nội bộ một công ty. . So sánh dọc là kỹ thuật phân tích sử dụng để xem xét tỷ trọng của từng bộ phận trong tổng thể quy mô chung, ví dụ các khoản mục trong BCĐKT được so sánh với tổng giá trị tài sản, các khoản mục của BCKQKD được so sánh với doanh thu. . So sánh ngang: là so sánh trên cùng một chỉ tiêu, thực chất là áp dụng phương pháp so sánh cả về số tuyệt đối và số tương đối những thông tin thu thập được sau khi xử lý và thiết kế dưới dạng bảng. + Phương pháp tỷ lệ: là xem xét mối quan hệ giữa các chỉ tiêu dưới dạng phân số. Phương pháp phổ biến phản ánh mối quan hệ giữa các khoản mục trên BCTC Phương pháp này bao gồm các nhóm tỷ lệ chính sau . Nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán – đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hoặc đến hạn trong ngắn hạn của doanh nghiệp. . Nhóm tỷ lệ về năng lực hoạt động, bao gồm: nhóm tỷ lệ hiệu quả hoạt động và nhóm tỷ lệ khả năng sinh lời. + Phương pháp kết hợp so sánh các tỷ lệ: thể hiện các tỷ lệ theo từng nhóm và tiêu chuẩn ngành, xu thế trên cùng biểu đồ. + Phương pháp tách đoạn: còn gọi là phương pháp phân tích tài chính Dupont được thực hiên bằng cách tách ROE thành các nhân tố khác nhau nhằm phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đó tới thu nhập của chủ sở hữu. ( cụ thể tách đoạn gtr/T268-269,th.Khâm) Phân tích tài chính dưới giác độ DN và phân tích tài chính dưới giác độ TTCK Giống nhau: Sử dụng một hệ thống các phương pháp, công cụ và kỹ thuật dựa trên các thông số kế toán trên BCTC để có được cái nhìn toàn cảnh về tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Khác nhau: PTTC dưới giác độ DN PTTC dưới giác độ TTCK Mục tiêu Nhà quản trị tài chính, người cho vay, góp vốn, cơ quan chức năng, cán bộ công nhân viên Xác định giá chứng khoán cho các bên liên quan quan tâm đặc biệt là NĐT chứng khoán Phạm vi sử dụng Hẹp, trong phạm vi một doanh nghiệp hoặc 1 ngành nghề kinh doanh Rộng hơn do công khai thông tin PTTC trên TTCK cũng với các mã chứng khoán của các doanh nghiệp khác. Phương pháp phân tích Đơn giản hơn do chỉ tính đến phạm vi một DN Phức tạp do còn chịu tác động của các yếu tố khách quan, như: yếu tố tâm lý NĐT, yếu tố thông tin không cân xứng thường phải kết hợp với phân tích kỹ thuật 12.Trình bày khái niệm, mục đích, ý nghĩa của phân tích kỹ thuật. Phân tích các điều kiện ứng dụng phân tích kỹ thuật trên TTCK Việt Nam Khái niệm: Phân tích kỹ thuật là việc dự báo vận động của giá chứng khoán trong tương lai dựa vào giá quá khứ, không đưa ra dự báo tuyệt đối Mục đích: Được áp dụng như một khâu trong quá trình đưa ra quyết định đầu tư hoặc giao dịch trên TTCK. Ý nghĩa: Phân tích kỹ thuật có ý nghĩa quan trọng trong việc trợ giúp NĐT nếu họ muốn: + Xác định thời điểm bắt đầu của xu hướng giá ( lên hay xuống) của 1 chứng khoán trên thị trường + Xác định giáo dịch tùy theo xu hướng giá đó + Xác định thời điểm kết thúc một xu hướng giá ( lên hay xuống) của 1 chứng khoán trên thị trường + Thoát khỏi thị trường hoặc tiến hành đổi chiều giao dịch ( từ mua sang bán hoặc ngược lại) Phân tích các điều kiện ứng dụng phân tích kỹ thuật trên TTCK Việt Nam + PTKT có điều kiện phát triển trên TTCK Việt Nam do tốt cho đầu tư dài hạn thông qua phân tích xu thế nền kinh tế . lựa chọn công ty tốt . hiểu được các yếu tố chính tác động đến công ty/ ngành . là một phương pháp tương đối dễ hiểu và dễ dùng. NĐT có thể chỉ cần biết đọc các kiểu mẫu đồ thị trực quan và một số chỉ số khác. + Điểm yếu: . Mất nhiều thời gian . Kỹ thuật định giá phụ thuộc nhóm ngành / công ty . Tính chủ quan ( do các giả định). Giá chưa thực sự điều chỉnh thị trường . Các thông tin dùng để phân tích không đầy đủ và không chính xác ( số liệu từ BCTC) . Tại VN, PTKT đang trở nên phổ biến song chưa thực sự hiệu quả do thị trường chứng khoán VN là thị trường mới, số liệu thời gian ít, quy mô nhỏ. . Tâm lý NĐT mang tính chất bầy đàn đặc trưng do trình độ NĐT ko đồng đều và chất lượng. Áp dụng PTKT 1 cách máy móc do khi sử dụng không hiểu rõ và áp dụng hiệu quả các quy luật tâm lý, sử dụng nhiều công cụ để đo lường tâm lý và nhạy bén về thông tin dẫn đến các quyết định đầu tư chủ quan và sai lầm. Tóm lại, thị trường VN đang thay đổi nhanh chóng vì vậy chỉ nên nhìn nhận phân tích kỹ thuật như nhiều phương pháp phân tích khác, sẽ bổ trợ lẫn nhau và nên hiểu rằng, PTKT có thể chỉ làm quyết định đầu tư trở nên dễ dàng hơn, không phải luôn luôn tốt hơn. 13.Phân tích các giả định trong phân tích kỹ thuật 13. Phân tích các giả định trong phân tích kỹ thuật Phân tích kỹ thuật là việc nghiên cứu giá, khối lượng và mối liên hệ giữa chúng nhằm đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả. Phân tích kỹ thuật nghiên cứu những biến động của thị trường, chủ yếu thông qua việc sử dụng các đồ thị nhằm mục đích dự đoán các xu thế biến động giá trong tương lai, điều này được dựa trên 3 giả định làm cơ sở cho việc tiếp cận phân tích 1. Biến động thị trường phản ánh tất cả (một phần của Giả thuyết Thị trường hiệu quả) Đây là một giả thiết nền tảng của phân tích kỹ thuật. Giả thiết này cho rằng bất cứ yếu tố nào có khả năng ảnh hưởng đến giá như tâm lý, chính trị hay các yếu tố tài chính của doanh nghiệp, tổ chức…đều được phản ánh trong sự biến động giá chứng khoán trên thị trường. Điều này có nghĩa là việc nghiên cứu biến động của giá là yếu tố chủ yếu để đưa ra những nhận định về xu hướng tương lai, từ đó đưa ra những quyết định đầu tư Với giả thiết này, giá phản ánh những biến động trong cung, cầu, cụ thể là khi giá tăng vì dù bất cứ lý do gì thì cầu phải vượt cung và thị trường tăng giá, và ngược lại. 2. Giá vận động theo xu thế Nếu như giả thiết trên là nền tảng cho mọi phân tích thì giả thiết giá vận động theo xu thế là giả định quan trọng nhất của Phân tích kỹ thuật. Giả định này dựa trên cơ sở sự vận động của giá không phải là một biến ngẫu nhiên theo thời gian mà sự biến động này tuân theo những quy luật nhất định. Giả định này dẫn tới hệ quả “ một xu thế giá đang vận động sẽ tiếp tục theo xu thế của nó và ít khi có đảo chiều”. Điều này có nghĩa là những phân tích và nghiên cứu nhằm tiếp cận các xu thế đều nhằm để đi theo những xu thế hiện tại đến khi có dấu hiệu đảo chiều. 3. Lịch sử sẽ tự lặp lại Giả định này nghĩa là “tương lai chỉ là sự lặp lại của quá khứ”, việc nghiên cứu quá khứ nhằm đưa ra những dự đoán trong tương lai. Hầu hết các nội dung của phân tích kỹ thuật và việc nghiên cứu biến động thị trường đều phải nhằm vào nghiên cứu tâm lý con người, ví dụ như những mô hình giá được xác định và chứng minh từ hàng trăm năm nay. Việc áp dụng những mô hình này đã phát huy hiệu quả và giả định rằng sẽ vẫn tiếp tục có hiệu quả trong tương lai bởi chúng dựa trên phân tích nghiên cứu tâm lý con người. 14.Trình bày các công cụ sử dụng trong phương pháp kỹ thuật, các hình mẫu kỹ thuật, các chỉ dẫn kỹ thuật và các chỉ số động lượng, phân tích khối lượng giao dịch 1. Các công cụ sử sụng trong phương pháp kỹ thuật: các loại biểu đồ - biểu đồ dạng đường thẳng (line chart): được sử dụng trên thị trường chứng khoán và được dùng một cách phổ biến nhất và được sử dụng trong thời gian lâu nhất. Hiện nay do KHKT phát triển, diễn biến của thị trường phức tạp nên loại biểu đồ này ít được sử dụng. Thường được sử dụng: thị trường chứng khoán mới đi vào hoạt động, khớp lệnh theo phương pháp định kỳ theo từng phiên hoặc nhiều lần trong một phiên (mức độ chưa thể bằng khớp lệnh liên tục) Ưu điểm: dễ sử dụng do đã được sử dụng rộng rãi từ trước trên các thị trường ck Nhược điểm: không đáp ứng được những diễn biến phức tạp và liên tục trên thị trường hiện nay, mức độ giao động trong thời gian ngắn và độ lệch khá cao, hiệu quả thấp trong phân tích - biểu đồ dạng then chắn (bar chart): Áp dụng:được sử dụng rộng rãi trên các thị trường chứng khoán hiện đại theo hình thức khớp lệnh liên tục Ưu: phán ánh rõ nét sự biến động của giá chứng khoán khi độ giao động của giá chứng khoán trong một phiên giao dịch là lớn (do theo hình thức khớp lệnh liên tục) - biểu đồ dạng ống (candlestick chart): là dạng cải tiến của biểu đồ dạng then chắn, được sử dụng phổ biến trên các thị trường chứng khoán hiện đại, phản ánh rõ nét nhất về sự biến động của giá chứng khoán trên thị trường theo hình thức khớp lệnh liên tục 2. Các hình mẫu kỹ thuật: Hay còn gọi là các mô hình giá hay hình mẫu giá là các “bức tranh” hay các mô hình biến động nhất định của giá xuất hiện trên biểu đồ giá thị trường - tam giác hướng lên – ascending triangle: mô hình trung gian mang tính củng cố hay báo hiệu sự tiếp tục xu thế hiện tại của thị trường, đôi khi mang tính đảo ngược. Mô hình này cần ít hơn 3 tháng để hoàn thiện và khi xuất hiện thường kèm theo gia tăng khối lượng giao dịch. Đường kháng cự nằm ngang và đường hỗ trợ hướng lên cho thấy các mức giá cao có xu thế giữ nguyên còn các mức giá thấp nhất có xu thế tăng dần lên nghĩa là người mua có động cơ mạng hơn người bán Breakout sẽ xuất hiện ở khoảng giữa điểm 2/3 và 3/ 4 chiều ngang của mô hình (tính từ điểm bắt đầu mô hình đến điểm cắt nhau của hai đường kháng cự và hỗ trợ)."Breakout" phá vỡ đường kháng cự sẽ chứng tỏ mô hình mang tính củng cố còn nếu phá vỡ đường hỗ trợ sẽ chỉ ra rằng mô hình mang tính đảo chiều - mô hình cốc và chuôi – cup and handle: Mô hình cốc và chuôi xuất hiện khi thị trường đang trong xu thế lên giá và nó củng cố xu thế đó của thị trường. Mô hình này gồm hai phần: phần “cốc”- 1-6 tháng, mô hình chuôi – 1- 4 tuần. Phần cốc hình thành sau một đợt tăng giá, sau khi mô hình cốc hoàn thành một mô hình khung giao dịch sẽ tiếp tục hình thành ở phía bên phải và tạo nên “chuôi” Tính củng cố sẽ được đảm bảo nếu xu thế tăng giá ban đầu kéo dài vài tháng, đáy cốc nếu quá nhọn dễ chuyển tính chất thành mô hình đảo chiều. Mức hoàn lại với thị trường bất ổn, độ sâu của cốc sẽ trong khoảng 1/ 3 đến 1/2 , hoặc 2/3 Mô hình chuôi làm đợt tăng giá ở bên phải cốc ngừng lại và biến động nhỏ trong một khung giao dịch, chiều cao khung thường là 1/3 chiều cao cốc. breakout xuất hiện phá vỡ mức kháng cự và tiếp tục xu thế tăng giá của thị trường. - tam giác hướng xuống – descending triangle: xuất hiện trong thị trường giảm giá và mang tính củng cố xu thế hiện tại. Thời gian tồn tại của mô hình là 1-3 tháng, hai đường kháng cự và hỗ trợ có xu hướng hội tụ và khối lượng giao dịch sẽ ít dần đi khi đến gần điểm hội tụ. Mô hình này phản ánh tâm lý người mua: cổ phiếu vượt quá giá trị thực của nó và mức giá hợp lý phải thấp hơn, nếu xuất hiện breakout giá sẽ tiếp tục giảm. - tam giác cân – symmetrical triangle: hình mẫu trung gian chuyển tiếp của xu thế biến động giá CK, thường cần 1 tháng để hình thành. Đây là một hình mẫu đáng tín cậy để giao dịch nhưng tín hiệu đáng tin cậy để giao dịch là sự xuyên chéo một trong hai đường trendline bởi đường biểu diễn sự biến động giá ck một cách rõ ràng. - mô hình cờ chữ nhật và cờ đuôi nheo – flags and pennants: là những hình mẫu thể hiện tiếp tục xu thế của thị trường trong ngắn hạn. Thông thường trước khi xảy ra những hình mẫu KT này thì được xác nhận bằng sự tăng hoặc giảm giá mạnh kết hợp với khối lượng giao dịch lớn., nó đánh dấu điểm chính giữa của xu thế biến động giá - hình chữ nhật – rectangle: là một dạng mô hình tiếp tục xu thế của thị trường, có thể diễn ra trong một vài tuần hoặc vài tháng, giống như một kênh giao dịch cho đến cuối của xu thế biến động giá CK, đôi khi được xem như những khung giao dịch. Hình mẫu này giống với tam giác cân là đều dự báo những đỉnh và đáy của xu thế, tuy nhiên lại khác ở chỗ hình mẫu chỉ hoàn thiện khi xuất hiện breakout - mô hình 2 đáy – double bottom: hình thành khi giá tạo thành hai điểm đáy liên tiếp trên cùng một đồ thị. Mô hình này chỉ hoàn thiện khi giá tăng vượt qua điểm bắt đầu hình thành đáy thứ hai. Mô hình này là thời kỳ chuyển đổi xu thế giảm giá thành tăng giá, nó mang tính đảo chiều Để nhận diện chính xác mô hình thì đáy thứ hai không xuống vượt quá đáy thứ nhất, khoảng thời gian giữa 2 đáy càng dài thì độ chính xác càng cao - mô hình hai đỉnh – double top: hình thành khi đường biểu diễn sự biến động giá CK thành hai đỉnh trên đồ thị. Mô hình này chỉ hoàn thiện khi giá CK rơi xuống dưới mức sàn đáy của toàn mô hình, thể hiện sự đảo ngược của xu hướng tăng giá, báo hiệu một thị trường giảm giá - cái nêm hướng xuống – falling wedge: chỉ báo thị trường tăng giá. Tuy nhiên dấu hiệu tăng giá chỉ được nhận ra cho đến khi có breakout thoát khỏi đường kháng cự - đỉnh đầu vai – head and shoulders top: là hình mẫu đảo ngược xu thế thị trường, đánh dấu sự đảo chiều của xu thế giá CK từ xu thế tăng thành xu thế giảm. Nhà phân tích KT chuyên nghiệp thường nhận biết thông qua những biến cố thực sự - đáy vòng cung – rounding bottom: hình mẫu đảo ngược xu hướng biến động thị trường dài hạn, dùng để phân tích các biểu đồ hàng tuần, đại diện cho một thời kỳ củng cố dài hạn trong xu thế biến động giá CK. Mô hình chuyển tiếp từ một khuynh hướng giảm giá liên tục sang tăng giá mạnh - ba đáy- triple bottom: mô hình cải tiến của mô hình đỉnh đầu vai ngược, là mô hình đảo ngược của xu thế biến động thị trường. mô hình này biểu diễn xu thế giảm xút trong quá trình nó trở thành một xu thế tăng giá. Mô hình này chỉ hợp lệ khi nó vẫn trong quá trinh giảm xút so với hai đỉnh ở giữa - ba đỉnh – triple top: mô hình cải tiến của mô hình đỉnh đầu vai, ba đỉnh cao xấp xỉ bằng nhau, được bắt đầu bằng một xu thế tăng giá và giá giảm mạnh sau khi xuất hiện đỉnh thứ 3. Đây là hình mẫu dạng đảo chiều của thị trường, đánh dấu thời kỳ chuyển tiếp giữa xu thế tăng giá và giảm giá Một đỉnh trong bộ ba xuất hiệ khi giá chứng khoán đang ở trong giai đoạn tăng giá, sự tăng giá lên tới mức kháng cự của mô hình sau đó giá chứng khoán giảm xuống mức hỗ trợ của mô hình, sau đó xuất hiện sự tăng giá trở lại nhưng chỉ đạt đến mức kháng cự ngang bằng với mức kháng cự của mô hình và lại giảm xuống, sự tăng giá trở lại mức kháng cự thứ ba trước khi giá chứng khoán bị giảm một cách nhanh chóng xuống dưới mức hỗ trợ của mô hình. 3. Các chỉ dẫn kỹ thuật và chỉ số động lượng a. Đường trung bình trượt (Moving Average) Đường trung bình trượt là giá trị trung bình tại từng thời điểm, khi phân tích chúng ta phải chọn một khoảng thời gian thích hợp để phân tích. Đường trung bình trượt là chỉ dẫn quan trọng để theo rõi khuynh hướng biến động của giá CK và sự đảo chiều của những khuynh hướng này. Có 4 loai đường trung bình trượt: đường trung bình trượt giản đơn( SMA), đường trung bình trượt tuyến tính có trọng số, đường trung bình trượt tính theo hệ số mũ, đường trung bình trượt biến đổi( VMA) b. Đường chuẩn MACD MACD là chỉ tiêu biểu diễn sự quy tụ hay phân kỳ của trung bình chuẩn động, MACD là chỉ báo động lượng dung để báo hiệu sự thay đổi của khuynh hướng biến động giá chứng khoán, và để dự báo khuynh hướng mới. Đường MACD tỏ ra có hữu hiệu trên thị trường chứng khoán có tính ổn định cao hơn là thị trường có tính bất ổn. Có 2 khả năng chính của những tín hiệu phát sinh bởi đường MACD đó là: sự xuyên chéo và sự phân kỳ. Sự xuyên chéo: Sự phân kỳ: c.Đường MACD Histogram( MACD_H) Đường MACD_H bao gồm những đường kẻ sọc thẳng đứng, trong vùng giữa đường MACD_H va đường Zeroline của nó dễ dàng phân biệt với đường MACD và đường tín hiệu của nó. Thông thường sự thay đổi của đường MACD_H trước sự thay đổi của đường MACD, những tín hiệu mà đường MACD mang lại thường thể hiện qua chiều hướng của nó, còn đường MACD thì mang lại tín hiệu thông qua sự xuyên chéo đường không và sự phân kỳ của nó. d. Chỉ số kênh hàng hoá ( Commodity Channel Index: CCI) CCI là một chỉ dẫn kỹ thuật trong PTKT, là một chỉ số động lượng cung cấp cho chúng ta những chỉ báo kỹ thuật về các điểm Overbought và Oversould của CK trên thị trường. Đường CCI được sử dụng để tính toán và xác định thời điểm mua và bán CK, công thức tính P = H+L+C P : giá CK trung bình hằng ngày 3 H : giá CK cao nhất trong ngày MAn = P1+P2+...+Pn L : giá CK thấp nhất trong ngày n C : Giá CK đóng cửa trong ngày MA: trung bình trượt giá CK MD: median deviation Đường CCI là đường so sánh CK tại thời điểm hiện tại với trung bình giá chứng khoán trong một khoảng thời gian xác định, đường CCI càng tiến đến 100 nghĩa là giá CK càng ngày càng tăng so với trung bình giá của nó và ngược lại. e. Đường RSI (Relative strength index: RSI ) Chỉ số RSI (chí số sức mạnh tương đối) là chỉ số có thể cung cấp cho chúng ta những cảnh báo sớm những cơ hội mua và bán chứng khoán. Là chí số động lượng đo sức mạnh tương đối của một chứng khoán nhất định hoặc của cả thị trường, sự phân kỳ là một dấu hiệu hết sức quan trọng mà đường RSI đem lại. Đường RSI vượt qua đường chỉ báo kỹ thuật trên tức là đường 70% thì đó là dấu hiệu để bán chứng khoán, đường RSI dưới đường 30% đó là chỉ báo cho cơ hội đầu tư đang đến gần. f. Bộ giao động stochastic Là một chỉ số động lượng mà nó có thể cho biết sức mạnh hoặc tình trạng yếu kém của thị trường, thông thường nó đem lại tín hiệu sớm của xu hướng đổi chiều. Stochastic được phát triển bởi Dr Georpe Lane và được minh hoạ bởi hai đường tín hiệu: % k là đường tín hiệu sớm và đường % D là đường tín hiệu trễ. 4. Phân tích khối lượng giao dịch a.Phân tích khối lượng trong mối tương quan với giá GIÁ ỔN ĐỊNH: Khi giá cả ổn định với khối lượng lớn: Bên chi phối thị trường mất dần khả năng chi phối. Người mua bắt đầu mua tại điểm kết thúc xu hướng xuống Người bán bắt đầu bán mạnh tại điểm kết thúc giá lên => Những động thái trên khiến cho thị trường sẽ đảo chiều. Khi giá cả ổn định với khối lượng nhỏ: Cả hai bên mua bán đều không tích cực giao dịch Xu hướng thị trường sẽ tiếp diễn GIÁ BIẾN ĐỘNG: Giá cả không bao giờ tăng giảm một cách tính cờ: ·Giá tăng khi có một lượng mua lớn, thường thấy: -Khối lượng tăng và giá tăng theo: các tổ chức lớn đang tích cực mua vào. -Khối lượng tăng và giá giảm: các tổ chức bán ra. ·Nếu khối lượng rất nhỏ: chứng tỏ người bán đông hơn người mua. Vì vậy khối lượng giao dịch khi giá lên thường lớn hơn lượng giao dịch khi giá xuống. Khi khối lượng tăng và giá cũng tăng: Hiện tượng này không báo hiệu thị trường sẽ đảo chiều Khi khối lượng thấp kèm theo giá tăng nhẹ: Thị trường thường đảo ngược xu hướng khiến giá giảm. Khi giá cả tăng với khối lượng nhỏ: -Hàng hóa khan hiếm -Khi có đủ điều kiện bán, bên bán sẽ bán ra và bên mua cũng sẽ mua vào khiến cho lượng giao dịch lớn -Tới khi bên mua ngừng mua (vì giá đã khá cao) làm cho lượng giao dịch thành công không thể tăng đột biến. Khi giá cả giảm với khối lượng nhỏ: -Hàng hóa bị rẻ rung -Khi đủ điều kiện mua, người mua bắt đầu mua vào nên lượng giao dịch cao khiến cho tốc độ giảm giá chậm lại hoặc giá sẽ tăng. -Tới khi bên bán ngừng bán (sợ bản thân bị hớ) làm cho lượng cung giảm khiến cho lượng giao dịch thành công cũng không thể tăng đột biến được. Khi khối lượng và giá cả tăng giảm đột ngột: ·Nếu khối lượng tăng đột ngột: Phải tìm hiểu kỹ thị trường mạnh hay yếu ·Nếu giá cả đột ngột tăng mạnh Khi giá cả đột ngột tăng mạnh kèm theo khối lượng lớn hơn rất nhiều so với mức trung bình thì giá thường tiếp tục biến động theo hướng đó. Sau một thời gian tăng sẽ có một ngày khối lượng đạt tới đỉnh điểm. Sau đó, giá sẽ đổi chiều, đi xuống vì khối lượng không còn đủ lớn để giá tiếp tục theo hướng cũ Các xu hướng trên có thể được tóm tắt vào bảng sau giá Khối lượng Thị trường Tăng Tăng Mạnh Tăng Giảm Cảnh giác Giảm Tăng Yếu Giảm Giảm Hết sức cảnh giác giá Khối lượng Thị trường Tăng Tăng Các tổ chức mua vào Giảm tăng Các tổ chức bán ra giá Khối lượng Thị trường Tăng Tăng K có đảo chiều tăng Giảm Đảo chiều,giá giảm b. Phân tích dựa vào các chỉ tiêu khác Khi đường biểu diễn các chỉ số (Momentum, RSI, MACD…)di chuyển ngược chiều với đường giá: hiện tượng phân kỳ. -Phân kỳ dương: đường chỉ số tăng – đường giá giảm -Phân kỳ âm: đường chỉ số giảm – đường giá tăng NGUYÊN LÍ: -Các phương pháp phân tích khối lượng đều dựa vào sự biến đổi khối lượng giao dịch cụ thể trên thị trường. -Dựa theo xu hướng đồ thị, phương pháp phân tích khối lượng căn cứ vào hai yếu tố cơ bản: Sự xuất hiện phân kỳ âm và phân kỳ dương (Bài 6: “Hội tụ và phân kỳ”) Tốc độ thay đổi đột biến về khối lượng giao dịch trên thị trường. Cụ thể: -Khi xuất hiện phân kỳ dương: dự đoán xu hướng tăng -Khi xuất hiện phân kỳ âm: dự đoán xu hướng giảm -Khi khối lượng thay đổi đột biến: dự đoán xu hướng thị trường sẽ thay đổi Vì vậy, thường dùng đồ thị giá và các chỉ số để phát hiện các hiện tượng trên. SỬ DỤNG ĐỒ THỊ GIÁ -Đồ thị giá cho ta một cái nhìn tổng thể về sự thay đổi: giá cả và khối lượng trong một khoảng thời gian nhất định. -Đồ thị giá là sự minh hoạ bằng hình ảnh về giá cả - khối lượng trong quá khứ và sự biến động của chúng là những manh mối về xu thế thị trường trong tương lai Những dự đoán qua đồ thị giá: -Khối lượng giao dịch tăng thường diễn ra trước khi giá tăng -Giá tăng đột ngột thường tuân theo quy luật đồng thời tạo ra các mô hình đặc biệt trên đồ thị giá. -Những mô hình trên thường xuất hiện khi thị trường có điều chỉnh. Chúng được tạo ra ngay trước khi cổ phiếu phá vỡ những mức giá cũ để bắt đầu tạo ra những mức giá mới cao hơn nhiều. Tóm lại: -Khi cổ phiếu phá vỡ mức giá cũ, khối lượng sẽ tăng (tối thiểu 50%) trên khối lượng giao dịch trung bình. -Khối lượng ngày hôm trước tăng và giá tăng: tín hiệu tốt -Khối lượng ngày hôm trước tăng và giá giảm: tín hiệu xấu -Nếu cả hai, khối lượng và giá cả đều giảm: không có hiện tượng bán tháo. SỬ DỤNG CHỈ SỐ: Thường dùng các chỉ số cân bằng khối lượng (OBV) và chỉ số lưu lượng tiền (MFI) để phân tích một cách cụ thể Chỉ số cân bằng khối lượng (OBV) Chỉ số cân bằng khối lượng là sự kết hợp giữa khối lượng giao dịch và giá cả. nó có tác dụng đo lường sự di chuyển của đường giá: mạnh, yếu hay chưa rõ rang. Chỉ số lưu lượng tiền (MFI) Chỉ số lưu lượng tiền là sự kết hợp giữa khối lượng giao dịch và giá cả. Nó là cơ sở để phát hiện thị trường đang trong giai đoạn tích luỹ hoặc phân phối (Bài 8) đồng thời nó là những tín hiệu để xác nhận xu hướng giá và tín hiệu thị trường đảo chiều 15.Phân tích cơ sở lý luận của phân tích kỹ thuật Biến động thị trường phản ánh tất cả: Tất cả các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến giá như tâm lý, chính trị, tình hình nền kinh tế, tình hình kinh doanh của DN… đều được phản ánh đầy đủ trong biến động giá của thị trường. Đây là một trong những điều kiện của thị trường hoản hảo. Giá chuyển dịch theo xu hướng chung: Là giả định quan trọng nhất của phân tích kỹ thuật. Giả định này cho rằng xu thế biến động giá không phải là một biến ngẫu nhiên theo thời gian mà vận động theo những quy luật nhất định. Lịch sử sẽ lặp lại: Giả định này cho rằng xu hướng biến động giá sẽ có tính chu kỳ, sẽ lặp lại sau một khoảng thời gian xác định. 16.Trình bày các nội dung cơ bản mô hình DDM Trả lời: Định nghĩa: định giá cổ phiếu bằng DDM là phương pháp định giá cổ phiếu bằng cách chiết khấu các dòng cổ tức trong tương lai về thời điểm hiện tại với một tỷ suất chiết khấu hợp lý. ND: a. Thời gian nắm giữ xác định. Trong trường hợp này, chúng ta giả định nhà đt mua và nắm giữ CP trong n kỳ trả cổ tức và sau đó bán với giá P. Khi đó giá của CP đc xđịnh như sau: PV = ∑Dt/(1+k)t + P/(1+k)n Trong đó: PV là giá trị hiện tại Dt là cổ tức bằng tiền trong kỳ thứ t ( t = 1 … n) k là tỷ lệ chiết khấu b. Thời gian nắm giữ là vô hạn Trong trường hợp này, chúng ta giả định nhà đt nắm giữ CP cho đến khi DN phá sản. Chúng ta cũng giả định rằng mức tăng trưởng cổ tức hằng năm là g. PV = ∑Dt/(1+k)t = D0(1+g)/(k-g) D0 là cổ tức đã trả năm gần nhất - Nếu doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng khác nhau trong nhiều thời kỳ thì chúng ta làm tương tự với từng thời kỳ rồi chiết khấu dòng tiền về hiện tại. Ưu điểm: Đơn giản khi xác định dòng tiền, chỉ cần biết được chính sách cổ tức của DN là ước lượng gần đúng được dòng tiền trong tương lai. Dễ tính toán Nhược điểm: Không thực hiện được với các DN không trả cổ tức Tỷ lệ chiết khấu là tỷ lệ lợi tức yc của mỗi nhà đt nên việc xác định 1 giá trị duy nhất là không thể, và do đó 1 CP có thể có nhiều giá trị đối với các nhà đt khác nhau. Việc xác định g cũng không chính xác, nó phụ thuộc nhiều vào kết quả hoạt động KD của DN DDM chỉ xét đến dòng cổ tức chứ không xét hết toàn bộ giá trị của DN nên không phản ánh được giá trị của DN. 17.Trình bày các nội dung cơ bản mô hình DCF 1. Mô hình chiết khấu dòng tiền theo VCSH (FCFE) * Điều kiện áp dụng: - Tỷ lệ tăng trưởng được sử dụng trong mô hình này nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế () - Doanh nghiệp có tác dụng đòn bẩy lớn hoặc đang trong quá trình thay đổi tác dụng đòn bẩy. * FCFE = Thu nhập ròng + Khấu hao + Thay đổi vốn đầu tư + Thay đổi tài sản lưu động * Bước 1: Xác định VCSH * Bước 2: Xác định giá trị 1 cổ phiếu Giá trị 1 CP = VCSH / Số lượng CP thường đang lưu hành Mô hình FCFE 1 giai đoạn * Điều kiện áp dụng: - Áp dụng khi công ty đang giai đoạn tăng trưởng ổn định. - Công ty không trả cổ tức hoặc trả với tỷ lệ rất thấp. - Đòn bẩy tài chính của công ty ổn định. * Cách xác định FCFE1 : FCFE dự tính trong năm kế tiếp gn : tỷ lệ tăng trưởng của FCFE → FCFE1 = FCFE0 x (1+gn) Mô hình FCFE 2 giai đoạn * Điều kiện áp dụng: - Giai đoạn 1: cty tăng trưởng cao, mức tăng trưởng biến đổi (áp dụng trong n năm) - Giai đoạn 2 : cty tăng trưởng thấp hơn nhưng ổn định (n+1 năm sau đó) * Cách xác định Po = PVFCFE + PVgđ ổn định gn : tỷ lệ tăng trưởng ở giai đoạn ổn định rgh , rst : giá trị cổ phần trong giai đoạn cao và giai đoạn ổn định Mô hình FCFE 3 giai đoạn * Điều kiện áp dụng - Giai đoạn 1 : tăng trưởng cao, biến động trong n1 năm - Giai đoạn 2 : tăng trưởng thấp dần từ năm n1 + 1 đến n2 - Giai đoạn 3 : tăng trưởng ổn định từ năm n2 + 1 trở đi *Cách xác định Ưu – nhược điểm của mô hình FCFE * Ưu điểm - Khắc phục được các nhược điểm của mô hình DDM. - Kết quả khá chính xác. * Nhược điểm - Vẫn chưa đề cập hết các dòng tiền trong Cty như các khoản nợ. 2. Mô hình chiết khấu dòng tiền tự do (FCFF) * FCFF = EBIT x (1 – Tỷ lệ thuế) + Khấu hao – Chi phí vốn – Chênh lệch VLĐ FCFF = FCFE + Chi phí lãi suất x (1- Tỷ lệ thuế) + Khoản phải trả chính – Nợ mới phát hành + Cổ phiếu ưu đãi * Bước 1: Tính giá trị DN * Bước 2: VCSH = Giá trị Cty – Giá trị các khoản nợ theo giá thị trường * Bước 3: Giá trị 1 CP = VCSH / Số lượng CP thường đang lưu hành Mô hình 1 giai đoạn Giá trị DN = Mô hình 2 giai đoạn Giá trị DN = PVgđ tăng trưởng cao + PVgđ ổn định FCFFn+1 = FCFFn x (1+gst) Mô hình 3 giai đoạn Giá trị của DN = PVgđ tăng trưởng cao + PVgđ chuyển tiếp + PVgđ ổn định PT : giá trị cuối trong giai đoạn chuyển tiếp = FCFFn2+1 /(WACCst – gst) Ưu – Nhược điểm của mô hình FCFF * Ưu điểm: - Ước lượng đầy đủ các dòng tiền trong doanh nghiệp - Tính đến các khoản nợ phải trả (chiếm phần rất lớn trong tổng giá trị của DN) * Nhược điểm: - Do các khoản nợ phát sinh không ổn định nên dễ dẫn tới ước lượng không chính xác.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc112225.doc