Ngân hàng, tín dụng - Chương 4: Bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế

Số và ngày lập Hóa đơn được ghi trên HP không đúng với số và ngày lập Hóa đơn thực tế 2. Số tiền ghi trên HP bằng số và bằng chữ không khớp với nhau hoặc không bằng tổng trị giá của Hóa đơn, hoặc số tiền bằng chữ ghi sai lỗi chính tả. 3. Việc dẫn chú NH phát hành thư TD, số và ngày thư TD bị sai hoặc không dẫn chú 4. Tên của các bên liên quan bị sai 5. Ở khoản mục người ký phát HP chỉ có chữ ký của người đại diện và con dấu mang tên công ty viết tắt, trong khi đó trên L/C tên 2/8/2017 của người thụ hưởng được ghi đầy đủ

pdf47 trang | Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 576 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ngân hàng, tín dụng - Chương 4: Bộ chứng từ trong thanh toán quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1CHƯƠNG 4 BỘ CHỨNG TỪ TRONG TTQT 2/8/2017 1 5.1 Chứng từ tài chính 5.2 Chứng từ thương mại 5.3 Kiểm tra xử lý bộ chứng từ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2/8/2017 2 2 Hiểu được nội dung từng loại chứng từ đi kèm theo phương thức TTQT  Kiểm tra sự hợp lệ và chính xác của từng loại chứng từ trong TTQT  Hiểu và biết cách sử dụng từng loại chứng từ trong từng phương thức thanh toán. 2/8/2017 3 MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG Chứng từ tài chính NỘI DUNG CHƯƠNG 5 BỘ CHỨNG TỪ TRONG TTQT 2/8/2017 4 35.1.1 HỐI PHIẾU Khái niệm: HP là một tờ mệnh lệnh yêu cầu trả tiền vô điều kiện của một người ký phát (drawer) cho người khác (drawee), yêu cầu người này: hoặc khi nhìn thấy phiếu; hoặc tại một ngày cụ thể trong tương lai; hoặc tại một ngày có thể xác định được trong tương lai, phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó, hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác hoặc trả cho người cầm phiếu. 2/8/2017 5 5.1.2 LỆNH PHIẾU Khái niệm: LP là một tờ giấy cam kết trả tiền vô điều kiện do một người, gọi là người ký phát, cam kết trả vô điều kiện một số tiền nhất định vào một ngày nhất định cho một người thụ hưởng có ghi tên trên lệnh phiếu hoặc cho một người khác theo lệnh của người thụ hưởng 2/8/2017 6 45.1.3 SÉC Khái niệm: Séc là một mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do người chủ tài khoản mở tại NH ra lệnh cho NH (nơi mở tài khoản) trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình mở ở NH này trả cho người cầm séc hoặc cho người được chỉ định trên tờ séc 2/8/2017 7 5.1.4 LỆNH NHỜ THU Lệnh nhờ thu hay còn gọi là chỉ thị nhờ thu, là văn bản pháp lý điều chỉnh quan hệ giữa NH với bên nhờ thu Nội dung của chỉ thị nhờ thu thường bao gồm những điều kiện sau đây: * Điều kiện trả tiền là D/A hay D/P? * Chi phí nhờ thu ai chịu? 2/8/2017 8 5Chứng từ thương mại NỘI DUNG CHƯƠNG 5 BỘ CHỨNG TỪ TRONG TTQT 2/8/2017 9 5.2.1 CHỨNG TỪ VẬN TẢI Vận đơn đường biển (Marine Bill of Lading/ Ocean Bill of Lading) Chứng từ vận tải đa phương thức (Combined Transport Document)  Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu (Charter Party B/L)  Vận đơn hàng không (Air Way Bill)  2/8/2017 10 6VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN Khái niệm: Là chứng từ chuyên chở HH trên biển, do người vận tải cấp cho người gửi hàng nhằm xác định quan hệ pháp lý giữa người vận tải với người chủ hàng 2/8/2017 11 VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN Chức năng:  Là biên lai của người vận tải xác nhận đã nhận hàng để chuyên chở.  Là một bằng chứng về những điều khoản của một hợp đồng vận tải đường biển  Là chứng từ xác nhận quyền sở hữu đối với những HH đã ghi trong vận đơn Bản gốc (Original) hay bản sao (Copy) có chức năng nêu trên?2/8/2017 12 7VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN Tác dụng:  Làm căn cứ khai hải quan, làm thủ tục xuất hoặc NK  Làm tài liệu kèm theo hóa đơn TM trong bộ chứng từ  Làm chứng từ để cầm cố, mua bán, chuyển nhượng HH  Làm căn cứ xác định lượng hàng đã gửi đi 2/8/2017 13 VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN Nội dung:   Mặt trước vận đơn: - Tên tàu và tên người vận tải, - Người gửi hàng, - Cảng xếp hàng, - Cảng dỡ hàng, - Tên người nhận hàng hoặc ghi theo lệnh hoặc không ghi rõ người nhận hàng 2/8/2017 14 8VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN Nội dung:  Mặt trước vận đơn: - Tên hàng, ký mã hiệu HH, số lượng kiện, trọng lượng cả bì hoặc thể tích của hàng, - Cước phí, phụ phí phải trả cho người vận tải, điều kiện thanh toán, đã trả tại cảng dỡ hàng, - Thời gian và địa điểm cấp vận đơn, số bản gốc vận đơn, chữ ký của người vận tải hoặc của thuyền trưởng hoặc của người đại diện cho thuyền trưởng 2/8/2017 15 VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN Nội dung:  Mặt sau vận đơn:  - Cơ sở pháp lý của vận đơn - Các điều khoản về trách nhiệm và miễn trách nhiệm của người vận tải. 2/8/2017 16 9VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN Một số loại vận đơn phổ biến:  Căn cứ vào cách chuyển nhượng quyền sở hữu HH trên vận đơn : - Vận đơn đích danh (Straight B/L) - Vận đơn theo lệnh (Order B/L) - Vận đơn xuất trình (Bearer B/L) 2/8/2017 17 VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN Một số loại vận đơn phổ biến:  Căn cứ vào phê chú trên vận đơn : - Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L) - Vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L)  Căn cứ vào cách chuyên chở: - Vận đơn chở suốt (Through B/L) - Vận đơn đi thẳng (Direct B/L)2/8/2017 18 10 VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN Một số loại vận đơn phổ biến:  Căn cứ vào thời gian cấp vận đơn và thời gian bốc xếp hàng : - Vận đơn đã xếp hàng (Shipped on board B/L) - Vận đơn nhận hàng để xếp (Received for shipment B/L) - Vận đơn đến chậm (Stale B/L) - Vận đơn hỗn hợp (Combined B/L) - Vận đơn rút gọn (Short B/L) 2/8/2017 19 VẬN ĐƠN VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC (COMBINED TRANSPORT DOCUMENT) Khái niệm: là vận đơn được sử dụng trong trường hợp HH được vận chuyển từ nơi đi đến nơi đến bằng hai hay nhiều loại phương tiện vận tải khác nhau. Tên gọi: - Combined Transport Bill of Lading - Bill of Lading for Combined Transport Shipment or Port to Port Shipment - Negotiable FIATA Multimodal Transport Bill of Lading - Multimodal Transport Document 2/8/2017 20 11 VẬN ĐƠN VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC (COMBINED TRANSPORT DOCUMENT) Đặc điểm: - Ghi rõ nơi nhận hàng để chở và nơi giao hàng - Người cấp vận đơn này phải là người vận chuyển hoặc người kinh doanh vận tải đa phương thức - Ghi rõ việc được phép chuyển tải, các phương thức vận tải tham gia và nơi chuyển tải - Người cấp vận đơn này phải chịu trách nhiệm về HH từ nơi nhận hàng để chở đến nơi giao hàng 2/8/2017 21 VẬN ĐƠN THEO HỢP ĐỒNG THUÊ TÀU (Charter Party B/L) Khái niệm: là vận đơn được phát hành trong trường hợp hàng hoá được chuyên chở theo một hợp đồng thuê tàu chuyến Trên vận đơn có ghi: - " Phụ thuộc vào hợp đồng thuê tàu“, hoặc - "Sử dụng với hợp đồng thuê tàu" (to used with Charter Party). 2/8/2017 22 12 VẬN ĐƠN HÀNG KHÔNG (Air Way Bill) Khái niệm: là chứng từ vận chuyển HH và bằng chứng của việc ký kết hợp đồng và vận chuyển HH bằng máy bay, về điều kiện của hợp đồng và việc đã tiếp nhận HH để vận chuyển (Luật Hàng Không dân dụng VN số 66/2006/QH11 của Quốc hội - Ban hành ngày 12-07-2006) 2/8/2017 23 Chức năng:  Là bằng chứng của một hợp đồng vận tải đã được ký kết  Là bằng chứng của việc người chuyên chở hàng không đã nhận hàng.  Là giấy chứng nhận bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường hàng không  Là chứng từ kê khai hải quan của hàng hoá  Là hướng dẫn cho nhân viên hàng không trong quá trình phục vụ chuyên chở HH VẬN ĐƠN HÀNG KHÔNG (Air Way Bill) 2/8/2017 24 13 Chức năng: Tại sao vận đơn hàng không không phải là chứng từ sở hữu hàng hoá như vận đơn đường biển thông thường? 2/8/2017 25  Vận đơn hàng không không phải lầ chứng từ sở hữa hàng hoá như vận đơn đường biển thông thường. Nguyên nhân của điều này là do tốc độ vận tải hàng không rất cao, hành trình của máy bay thường kết thúc và hàng hoá được giao ngay ở nơi đến một khoảng thời gian dài trước khi có thể gửi chứng từ hàng không từ người xuất khẩu qua ngân hàng của họ tới ngân hàng của người xuất khẩu để rồi ngân hàng của người nhập khẩu gửi cho người nhập khẩu. Vì những lý do trên mà vận đơn hàng không thường không có chức năng sở hữu hàng hoá. Vận đơn hàng không có thể do hãng hàng không phát hành, cũng có thể do người khác không phải do hãng hàng không ban hành. 2/8/2017 26 14 Một số loại vận đơn phổ biến:  Căn cứ vào người phát hành : - Vận đơn của hãng hàng không (Airline airway bill): Có ghi biển tượng và mã nhận dạng. - Vận đơn trung lập ( Neutral airway bill)  Căn cứ vào việc gom hàng : - Vận đơn chủ (Master Airway bill-MAWB) - Vận đơn của người gom hàng (House airway bill-HAWB) VẬN ĐƠN HÀNG KHÔNG (Air Way Bill) 2/8/2017 27 Nội dung của Air Way Bill  - In theo mẫu của Hiệp hội vận tải hàng không QT IATA - Gồm 3 bản gốc (các bản chính) và các bản phụ - Mặt trước: các vận đơn giống nhau, trừ màu sắc và ghi chú bên dưới. - Mặt sau: khác nhau giữa các vận đơn + bản phụ mặt sau để trống + bản gốc: là các quy định có liên quan đến vận chuyển HH bằng đường hàng không VẬN ĐƠN HÀNG KHÔNG (Air Way Bill) 2/8/2017 28 15 Lập và phân phối Air Way Bill  Trách nhiệm lập:  Theo Công ước Vac-sa-va 1929 thì người gửi hàng có trách nhiệm lập vận đơn, thành 3 bản gốc: + Bản thứ nhất: ghi dành cho người chuyên chở và do người gửi hàng ký + Bản thứ hai: dành cho người nhận hàng do người gửi hàng cùng người chuyên chở cùng ký và gửi kèm cùng HH + Bản thứ ba: do người chuyên chở ký và người chuyên chở giao cho người gửi hàng sau khi nhận hàng để chở VẬN ĐƠN HÀNG KHÔNG (Air Way Bill) 2/8/2017 29 Lập và phân phối Air Way Bill  Phân phối: Bộ vận đơn có thể gồm từ 8 đến 14 bản, thông thường là 9 bản, trong đó gồm ba bản gốc (các bản chính - orginal), còn lại là các bản phụ (copy), được đánh số từ 1 đến 14 - Bản gốc số 1: dành cho người chuyên chở, màu xanh lá cây, có chữ ký của người gửi hàng - Bản gốc số 2: dành cho người nhận hàng, màu hồng, được gửi cùng lô hàng tới nơi đến cuối cùng và giao cho người nhận khi giao hàng - Bản gốc số 3: dành cho người gửi hàng, màu xanh da trời, có chữ ký của cả người chuyên chở và người gửi hàng VẬN ĐƠN HÀNG KHÔNG (Air Way Bill) 2/8/2017 30 16 Lập và phân phối Air Way Bill  Phân phối (tt) - Bản số 4: màu vàng, có sẵn ở nơi đến cuối cùng, có chữ ký của người nhận hàng, biên lai giao hàng. - Bản số 5: dành cho sân bay đến, có sẵn ở sân bay đến. - Bản số 6: dành cho người chuyên chở thứ 3, dùng khi hàng được chuyên chở tại sân bay thứ 3 - Bản số 7: dành cho người chuyên chở thứ 2, dùng khi hàng được chuyển tải tại sân bay thứ 2. VẬN ĐƠN HÀNG KHÔNG (Air Way Bill) 2/8/2017 31 Lập và phân phối Air Way Bill  Phân phối (tt): - Bản số 8: dành cho người chuyên chở thứ 1, được bộ phận chuyển hàng hoá của người chuyên chở đầu tiên giữ lại khi làm hàng - Bản số 9: dành đại lý - Bản 10 đến 14: là những bản chỉ dùng cho chuyên chở khi cần thiết VẬN ĐƠN HÀNG KHÔNG (Air Way Bill) 2/8/2017 32 17 5.2.2 CHỨNG TỪ LIÊN QUAN ĐẾN HÀNG HÓA KHÁC  Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)  Phiếu đóng gói HH (Packing list)  Bảng kê chi tiết (Specification)  Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin – C/O)  Hóa đơn lãnh sự (Consular Invoice)  Hóa đơn hải quan (Custom Invoice)  Bảo hiểm đơn (Insurance Invoice)  Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate)  Giấy chứng nhận số lượng (Certificate of Quantity) 2/8/2017 33 5.2.2 CHỨNG TỪ LIÊN QUAN ĐẾN HÀNG HÓA KHÁC  Giấy chứng nhận trọng lượng (Certificate of Weight)  Giấy chứng nhận phẩm chất (Certificate of Quality)  Giấy chứng nhận vệ sinh (Sanitary Certificate)  Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate) Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật (Veterinary Certificate)  Tờ khai hải quan 2/8/2017 34 18 5.2.2 CHỨNG TỪ LIÊN QUAN ĐẾN HÀNG HÓA KHÁC  Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) + Tác dụng: * Kiểm tra lệnh đòi tiền (nếu kèm Hối phiếu) * thay thế hối phiếu để đòi tiền (nếu không kèm theo Hối phiếu) * Cơ sở tính thuế hải quan * Cung cấp chi tiết hàng hoá để thống kê, đối chiếu với hợp đồng2/8/2017 35 5.2.2 CHỨNG TỪ LIÊN QUAN ĐẾN HÀNG HÓA KHÁC  Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) + Nội dung:  - Ngày tháng lập hóa đơn - Tên địa chỉ người bán, người mua - Tên hàng hoặc tên DV được mua bán - Số lượng HH - Giá đơn vị, tổng giá trị - Số lượng kiện hàng, loại bao bì, ký mã hiệu, trọng lượng cả bì và trọng lượng tịnh, số và ngày ký HĐ mua bán, ngày gửi hàng, ĐK giao hàng, điều kiện thanh toán 2/8/2017 36 19 5.2.2 CHỨNG TỪ LIÊN QUAN ĐẾN HÀNG HÓA KHÁC  Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) + Các loại hóa đơn: Hóa đơn tạm thời (Provisional invoice) Hóa đơn chính thức (Final Invoice) Hóa đơn chi tiết (Detailed Invoice) Hóa đơn chiếu lệ (Proforma Invoice) 2/8/2017 37 5.2.2 CHỨNG TỪ LIÊN QUAN ĐẾN HÀNG HÓA KHÁC  Phiếu đóng gói HH (Packing list) + Nội dung:   Tên người bán, tên người mua  Tên hàng  Số hiệu hóa đơn  Số thứ tự của kiện hàng  Trọng lượng HH  Thể tích của kiện hàng 2/8/2017 38 20 5.2.2 CHỨNG TỪ LIÊN QUAN ĐẾN HÀNG HÓA KHÁC  Phiếu đóng gói HH (Packing list) + Số lượng: 3 bản  1 bản: để trong kiện hàng  1 bản: được xếp trong kiện hàng thứ nhất của lô hàng  1 bản: làm cơ sở thanh toán tiền hàng 2/8/2017 39 5.2.2 CHỨNG TỪ LIÊN QUAN ĐẾN HÀNG HÓA KHÁC Bảng kê chi tiết (Specification) + Có 2 loại:  Thứ nhất, bảng kê chi tiết được lập ra khi ký hợp đồng và được dùng làm phụ lục HĐ  Thứ hai: bảng kê chi tiết được lập ra khi gởi hàng cho người mua + Nội dung: Tên người bán, người mua, tên hàng, số HĐ, số hóa đơn, ký mã hiệu, số hiệu các kiện hàng, số lượng kiện hàng, số lượng hàng trong mỗi kiện, trọng lượng mỗi kiện, trọng lượng tổng cộng 282/8/2017 40 21 5.2.2 CHỨNG TỪ LIÊN QUAN ĐẾN HÀNG HÓA KHÁC Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin – C/O)  + Tác dụng: là căn cứ tính thuế + Nội dung: Tên địa chỉ người mua, người bán, tên hàng, số lượng, trọng lượng, ký mã hiệu, lời khai của chủ hàng và xác nhận của Phòng TM về nơi sản xuất HH 2/8/2017 41 5.2.2 CHỨNG TỪ LIÊN QUAN ĐẾN HÀNG HÓA KHÁC Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin – C/O) + Các loại C/O: - Form A - Form B - Form O - Form X - Form T 2/8/2017 42 22 5.2.2 CHỨNG TỪ LIÊN QUAN ĐẾN HÀNG HÓA KHÁC Hóa đơn lãnh sự (Consular Invoice) bắt buộc ở những nước mà thuế NK được tính theo giá trị hàng.  Hóa đơn hải quan (Custom Invoice)  thuận tiện cho việc thống kê của hải quan nước NK, xác định nguồn gốc HH, xác định chính xác giá của HH + Chi tiết về người bán, người mua, địa điểm và thời gian lập hóa đơn, nơi gởi và nơi nhận, tên hàng, ký mã hiệu, nước XK HH, số lượng, trọng lượng HH, giá hàng tính bằng tiền của nước XK + Chứng nhận tất cả các điểm chi tiết của hóa đơn đã làm là đúng và chính xác.2/8/2017 43 5.2.2 CHỨNG TỪ LIÊN QUAN ĐẾN HÀNG HÓA KHÁC  Bảo hiểm đơn (Insurance Invoice) + Tác dụng: - Xác nhận đã ký kết một hợp đồng bảo hiểm và các điều khoản của hợp đồng đó. - Xác nhận việc trả phí bảo hiểm. - Là chứng từ cần thiết để khiếu nại hãng bảo hiểm và để nhận tiền bồi thường bảo hiểm. + Nội dung: - Điều khoản chung và có tính chất thường xuyên - Các điều kiện riêng biệt 2/8/2017 44 23 5.2.2 CHỨNG TỪ LIÊN QUAN ĐẾN HÀNG HÓA KHÁC Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate) + Tác dụng : - Thay thế cho bảo hiểm đơn - Làm bằng chứng về phạm vi được bảo hiểm của HH + Nội dung :  Giống như Bảo hiểm đơn, tuy nhiên không có phần các điều khoản chung và có tính chất thường xuyên 2/8/2017 45 5.2.2 CHỨNG TỪ LIÊN QUAN ĐẾN HÀNG HÓA KHÁC Giấy chứng nhận số lượng (Certificate of Quantity)   dùng trong trường hợp đối tượng mua bán là những HH mà chỉ cần quan tâm đến số lượng như bàn ghế, thuốc lá  do cục kiểm nghiệm phẩm chất HH XNK hoặc công ty giám định, hoặc do đơn vị XK lập và được kiểm nghiệm, công ty giám định hay cơ quan hải quan xác nhận  Nội dung: bao gồm những điểm sau: tên người gửi hàng, người nhận hàng, tên HH cảng đi, cảng đến, ký mã hiệu, số lượng HH tổng cộng và từng loại 2/8/2017 46 24 5.2.2 CHỨNG TỪ LIÊN QUAN ĐẾN HÀNG HÓA KHÁC Giấy chứng nhận trọng lượng (Certificate of Weight) + Tác dụng: để đối chiếu giữa hàng người bán đã gửi với hàng thực nhận về khối lượng từng mặt hàng + Nội dung: gồm Tên người gửi, tên người nhận, tên phương tiện vận tải, ngày bốc hàng lên phương tiện vận tải, tên hàng, quy cách, trọng lượng tịnh, trọng lượng cả bì, tên cơ quan xác nhận. 2/8/2017 47 5.2.2 CHỨNG TỪ LIÊN QUAN ĐẾN HÀNG HÓA KHÁC Giấy chứng nhận phẩm chất (Certificate of Quality)  + Tác dụng: chứng minh sự phù hợp giữa chất lượng HH với quy định của hợp đồng + Nội dung: gồm 2 phần: - Phần trên: ghi rõ đặc điểm của lô hàng - Phần dưới: kết quả kiểm tra của từng chỉ tiêu chất lượng; hoặc chỉ ghi kết luận chung; hoặc có thể ghi tất cả kết quả kiểm tra và kết luận. 2/8/2017 48 25 5.2.2 CHỨNG TỪ LIÊN QUAN ĐẾN HÀNG HÓA KHÁC Giấy chứng nhận vệ sinh (Sanitary Certificate)   xác định tình trạng không độc hại của HH đối với người tiêu thụ 2/8/2017 49 5.2.2 CHỨNG TỪ LIÊN QUAN ĐẾN HÀNG HÓA KHÁC Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate) + Tác dụng: chứng minh HH hoàn toàn phù hợp với hợp đồng, và bổ sung giấy tờ để làm thủ tục khi XNK + Nội dung: Tên hàng, số lượng, trọng lượng, bao bì, ký mã hiệu, người gửi hàng, người nhận hàng, số hợp đồng, số vận đơn, phương tiện vận tải và phần ghi nhận xét của cơ quan kiểm dịch thực vật cùng với những biện pháp khử trùng đã tiến hành đối với HH . 2/8/2017 50 26 5.2.2 CHỨNG TỪ LIÊN QUAN ĐẾN HÀNG HÓA KHÁC Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật (Veterinary Certificate) + Tác dụng: chứng minh HH hoàn toàn phù hợp với hợp đồng, và bổ sung giấy tờ để làm thủ tục khi XNK + Nội dung: Phần ghi loại động vật, người gửi hàng, người nhận hàng, số lượng, trọng lượng, nơi đến, cảng gửi hàng, phương tiện chuyên chở, ngày kiểm dịch, hiệu lực của giấy chứng nhận và phần chứng thực của bác sĩ thú ý xác nhận sản phẩm được lấy từ con vật khỏe mạnh, ở vùng an toàn dịch, đã được kiểm tra trước, hợp vệ sinh cho người tiêu dùng .2/8/2017 51 5.2.2 CHỨNG TỪ LIÊN QUAN ĐẾN HÀNG HÓA KHÁC  Tờ khai hải quan  + Tác dụng: làm cơ sở để cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra giấy tờ và HH khi HH đi ngang qua biên giới QG + Nội dung: - Mặt trên: gồm tên cơ quan xuất, hình thức xuất, cửa khẩu, phương tiện vận tải, số hiệu và ngày tháng của giấy phép XNK, các giấy tờ nộp kèm, các chi tiết về HH, số liệu thống kê của hải quan - Mặt sau: tình hình và kết quả kiểm tra HH, tình hình xếp hàng lên phương tiện vận tải, hàng thực tế đi qua biên giới. 2/8/2017 52 27 Kiểm tra xử lý bộ chứng từ NỘI DUNG CHƯƠNG 5 BỘ CHỨNG TỪ TRONG TTQT 2/8/2017 53 Kiểm tra xử lý bộ chứng từ Ý nghĩa của bộ chứng từ thanh toán :  Cơ sở thanh toán giữa các bên trong hoạt động xuất nhập khẩu Mua đi bán lại, cầm cố, thế chấp hoặc chiết khấu tại ngân hàng. 2/8/2017 54 28 Kiểm tra xử lý bộ chứng từ Kiểm tra và xử lý bộ chứng từ thanh toán:  Nguyên tắc kiểm tra  Kiểm tra sơ lược ban đầu  Kiểm tra cụ thể từng loại chứng từ 2/8/2017 55 Kiểm tra chứng từ tài chính – Hối phiếu (Draft/ Bill of Exchange) Nội dung kiểm tra: Theo quy định của Luật thống nhất về Hối phiếu ULB:  Đầy đủ nội dung: Tiêu đề, mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện, tên người trả tiền, thời hạn thanh toán  Có chữ ký chính của người ký phát  Bản sao không có giá trị thanh toán, hai bản chính phải thống nhất về nội dung, tuy nhiên - Bản 1: At sight of this FIRST Exchange (Second of the same tenor and date being unpaid) - Bản 2: At sight of this SECOND Exchange (First of the same tenor and date being unpaid) 2/8/2017 56 29 Kiểm tra chứng từ tài chính – Hối phiếu (Draft/ Bill of Exchange) BILL OF EXCHANGE No.: 134/EX  Taiwan, 24th August 2010  For: 86,603 USD  At  sight of this first Bill of Exchange (second of the same tenor and date being unpaid) pay to the order of China Development Industrial Bank  the sum of eighty-six thousand six hundred and three US dollars.  Value received as per our invoice(s), No 134 dated 20th August 2010 Drawn under: Nam A Commercial Joint Stock Bank, Ho Chi Minh, Viet Nam by L/C No: ILC00053/NAB10 dated 9th August 2010  To: Nam A Bank  Vulcan Industrial Cooperation  97 Bis Ham Nghi St., No. 2, Shih – Chuan RD, Hsiao Dist.1, Ho Chi Minh, VN Kang Dist, Kaohsiung,Taiwan R.O.C (signed) 12/8/2017 57 Kiểm tra chứng từ tài chính – Hối phiếu (Draft/ Bill of Exchange) Nội dung kiểm tra: 1. Địa điểm 2. Ngày ký phát HP 3. Số tiền ghi trên HP: 4. Thời hạn thanh toán tiền trên HP 5. Số và ngày lập Hóa đơn: 6. Tên và địa chỉ của các bên liên quan:  2/8/2017 58 30 Kiểm tra chứng từ tài chính – Hối phiếu (Draft/ Bill of Exchange) Bất hợp lệ thường gặp: 1. Số và ngày lập Hóa đơn được ghi trên HP không đúng với số và ngày lập Hóa đơn thực tế 2. Số tiền ghi trên HP bằng số và bằng chữ không khớp với nhau hoặc không bằng tổng trị giá của Hóa đơn, hoặc số tiền bằng chữ ghi sai lỗi chính tả. 3. Việc dẫn chú NH phát hành thư TD, số và ngày thư TD bị sai hoặc không dẫn chú 4. Tên của các bên liên quan bị sai 5. Ở khoản mục người ký phát HP chỉ có chữ ký của người đại diện và con dấu mang tên công ty viết tắt, trong khi đó trên L/C tên của người thụ hưởng được ghi đầy đủ 2/8/2017 59 Kiểm tra chứng từ tài chính – Hối phiếu (Draft/ Bill of Exchange) Một HP hợp lệ còn phải đảm bảo những yêu cầu sau: 1. HP phải được ký phát trong thời hạn hiệu lực của L/C 2. Số bản HP phải được xuất trình đầy đủ như quy định của L/C (thường là 2 bản) 3. Chữ ký hữu quyền trên các bản HP phải thống nhất với nhau 4. HP phải thể hiện những nội dung mà L/C yêu cầu. 2/8/2017 60 31 Kiểm tra hóa đơn TM (Commercial Invoice)  1. Số bản hóa đơn 2. Người lập hóa đơn 3. Tên và địa chỉ người mua: 4. Việc mô tả HH 5. Đơn giá của HH có được ghi giống như L/C không 6. Số lượng, trọng lượng HH 7. Điều kiện giao hàng (FOB, CIF ): 8. Số tiền của hóa đơn 9. Các dữ liệu khác: contract number , Applicant’s ref , shipping mark, packing 10. Các yêu cầu khác của L/C đối với hóa đơn 2/8/2017 61 Kiểm tra hóa đơn TM (Commercial Invoice) Bất hợp lệ thường gặp: 1. Sai sót về tên và địa chỉ của người thụ hưởng 2. Người lập Hóa đơn khác với người được quy định trong L/C 3. Số lượng, trọng lượng HH và tổng trị giá hóa đơn không phù hợp với L/C  đây được coi là bất hợp lệ giao thừa/ thiếu hàng. 4. Mô tả HH trên Hóa đơn khác biệt, không đầy đủ so với mô tả HH được quy định trên L/C 5. Hóa đơn không thể hiện điều kiện cơ sở giao hàng như FOB, CIF, NCF 2/8/2017 62 32 Kiểm tra hóa đơn TM (Commercial Invoice) Bất hợp lệ thường gặp: 6. Các thông tin liên quan tham chiếu từ những chứng từ khác không đồng nhất hoặc không đúng quy định của L/C hoặc có sai sót về lỗi chính tả 7. Thiếu các điều kiện ghi thêm theo yêu cầu của L/C 8. Những phụ phí khác hoặc hàng mẫu để chào hàng không được quy định trong L/C nhưng được tính vào Hóa đơn 9. Số tiền bằng chữ khác với số tiền bằng số hoặc số tiền bằng chữ viết sai lỗi chính tả 10. Số bản của Hóa đơn không đủ theo yêu cầu của L/C 2/8/2017 63 Kiểm tra chứng từ vận tải 1. Kiểm tra vận đơn đường biển (Marine bill of lading/ Ocean bill of lading)  Kiểm tra số bản gốc (original), bản copy của vận đơn có được xuất trình đầy đủ không?  “Full set of clean on board ocean bills of lading”  3 bản original  “Full 3/3 sets of clean on board marine bills of lading and two non-negotiable ”  1 bộ B/L gốc (3 bản) và 2 bản B/L không thương lượng  Kiểm tra tên, địa chỉ người gửi hàng (shipper)2/8/2017 64 33 Kiểm tra chứng từ vận tải 1. Kiểm tra vận đơn đường biển (Marine bill of lading/ Ocean bill of lading)  Kiểm tra tên, địa chỉ người nhận hàng (Consignee)  “Full set of original of clean on board ocean B/L showing L/C No made out to the order of shipper and blank endorsed”  người gửi hàng ký hậu để trắng  phần Consignee chỉ ghi to order  “ made out to order of issuing bank ”  phần Consignee phải ghi to order of + tên, địa chỉ NHPH  “made out to order of applicant ”  phần Consignee là to order of + tên, địa chỉ của người xin mở L/C 2/8/2017 65 Kiểm tra chứng từ vận tải 1. Kiểm tra vận đơn đường biển (Marine bill of lading/ Ocean bill of lading)  Kiểm tra tên người được thông báo (Notify party)  Kiểm tra cảng bốc hàng (Port of loading) và cảng dỡ hàng (Port of discharge)  L/C quy định “Transhipment: prohibited”  trên B/L không được có biểu hiện nào chuyển tải.  Tuy nhiên, chuyển tải sẽ được chấp nhận nếu HH được giao bằng container, xe móoc hoặc xà lan LASG đã ghi trên B/L.  L/C cho phép chuyển tải  chỉ có 1 B/L cho toàn bộ hành trình 2/8/2017 66 34 Kiểm tra chứng từ vận tải 1. Kiểm tra vận đơn đường biển (Marine bill of lading/ Ocean bill of lading)  Kiểm tra phần mô tả HH  Kiểm tra số lượng container hoặc số bao kiện  Kiểm tra các điểu kiện ghi thêm như Số L/C, số hợp đồng ...  Kiểm tra điều khoản cước phí  “FREIGHT PREPAID”  “FREIGHT COLLECT”  “FREIGHT TOBE PAID/ PAYABLE AT DESTINATION” 2/8/2017 67 Kiểm tra chứng từ vận tải 1. Kiểm tra vận đơn đường biển (Marine bill of lading/ Ocean bill of lading)  Kiểm tra các nhóm từ thể hiện HH đã được bốc lên tàu  CLEAN ON BOARD,  SHIPPED ON BOARD,  CLEAN SHIPPED ON BOARD  ON DECK  không được chấp nhận, trừ khi L/C cho phép.  Kiểm tra ngày giao hàng lên tàu  Kiểm tra ngày lập B/L 2/8/2017 68 35 Kiểm tra chứng từ vận tải 1. Kiểm tra vận đơn đường biển (Marine bill of lading/ Ocean bill of lading)  Kiểm tra ngày lập B/L  ở góc dưới bên phải B/L  B/L có in sẵn Shipped on board thì ngày phát hành B/L được coi là ngày xếp hàng lên tàu và cũng chính là ngày giao hàng  B/L Received for shipment thì ngày phát hành B/L có thể trước hoặc trùng ngày xếp hàng lên tàu 2/8/2017 69 Kiểm tra chứng từ vận tải 1. Kiểm tra vận đơn đường biển (Marine bill of lading/ Ocean bill of lading)  Kiểm tra người ký phát B/L  Kiểm tra các điều kiện đặc biệt khác  Nếu L/C quy định: “Shipment must be effect by FCI cargo and B/L to evidence this effected is required” thì lúc này B/L phải có nội dung sau: “FCL/FCL” (Full container load) * Một số thuật ngữ trong vận tải biển: + LCL/LCL + CY/CY (Container Yard) 2/8/2017 70 36 Kiểm tra chứng từ vận tải 1. Kiểm tra vận đơn đường biển (Marine bill of lading/ Ocean bill of lading)  Kiểm tra B/L có được ký hậu và ký hậu theo đúng yêu cầu của L/C không  Nếu L/C yêu cầu “Blank endorsed”  người gửi hàng chỉ cần ghi tên, địa chỉ của mình và đóng dấu, ký tên ở mặt sau B/L  Nếu L/C yêu cầu ký hậu đích danh “endorsed to order of Dao Heng Bank” thể hiện ở mặt sau B/L: TO ORDER OF DAO HENG BANK (tên và địa chỉ công ty) Ký tên2/8/2017 71 Kiểm tra chứng từ vận tải 1. Kiểm tra vận đơn đường biển (Marine bill of lading/ Ocean bill of lading) Kiểm tra vận đơn có hoàn hảo hay không Theo Điều 27 UCP 600 Một B/L hoàn hảo không có các điều khoản hay ghi chú nêu tình trạng khuyết tật của HH và/ hoặc của bao bì như “broken case” hay “secondhand bags”.  Từ “clean” không cần phải ghi trên vận đơn, ngay cả khi L/C yêu cầu xuất trình B/L “clean on board” 2/8/2017 72 37 Kiểm tra chứng từ vận tải 1. Kiểm tra vận đơn đường biển (Marine bill of lading/ Ocean bill of lading)  Các bất hợp lệ thường gặp - Giao hàng trễ - Tên và địa chỉ của người gửi hàng, người nhận hàng, người được thông báo không khớp với quy định của L/C hoặc sai lỗi chính tả - Cảng bốc hàng và cảng dỡ hàng không khớp với quy định của L/C - Phần mô tả HH hoặc các thông tin về số lượng, ký mã hiệu ... bị thiếu hoặc không đồng nhất với các chứng từ khác 2/8/2017 73 Kiểm tra chứng từ vận tải 1. Kiểm tra vận đơn đường biển (Marine bill of lading/ Ocean bill of lading)  Các bất hợp lệ thường gặp (tt) - Thiếu điều khoản quy định cước phí trả trước (Freight prepaid) hay trả sau (Freight collected) - Trên B/L không thể hiện các điều kiện đặc biệt như thư TD quy định - B/L được lập bởi đại lý của hãng tàu nhưng người này không nêu rõ năng lực pháp lý của mình - Trên B/L không có dòng HH đã được xếp lên tàu: “Clean on board” 2/8/2017 74 38 Kiểm tra chứng từ vận tải 1. Kiểm tra vận đơn đường biển (Marine bill of lading/ Ocean bill of lading)  Các bất hợp lệ thường gặp (tt) - B/L không có ký hậu khi Consignee là “TO ORDER” hay “TO ORDER OF SHIPPER” - Các tẩy xóa hoặc ghi bổ sung mà không được đóng dấu sửa của người ký phát. - Xuất trình các loại vận đơn không có giá trị thanh toán trong trường hợp L/C không cho phép: + Vận đơn tập thể (House B/L): + Vận đơn nhận hàng để gửi (Received for shipment B/L) 2/8/2017 75 Kiểm tra chứng từ vận tải 1. Kiểm tra vận đơn đường biển (Marine bill of lading/ Ocean bill of lading)  Các bất hợp lệ thường gặp (tt) * Nếu L/C không có quy định gì khác mà chỉ yêu cầu xuất trình vận đơn đường biển thì NH từ chối những B/L sau: - Vận đơn của tàu chạy bằng buồm - Vận đơn do người giao nhận lập 2/8/2017 76 39 Kiểm tra chứng từ vận tải 2. Kiểm tra chứng từ vận tải đa phương thức (Multimodal transport document/ combined transport document)  thỏa mãn Điều 20-27 UCP 600 Ngoài hãng tàu, thuyền trưởng, hay đại lý, còn có thể là người chuyên chở đa phương thức lập và ký chứng từ vận tải đa phương thức - Nhà chuyên chở: As Carrier - Nhà chuyên chở đa phương thức: “As multimodal transport operator” - Đại lý cho nhà chuyên chở đa phương thức “As Agent for multimodal transport operator ... (Tên hãng chuyên chở) 2/8/2017 77 Kiểm tra chứng từ vận tải 3. Kiểm tra vận đơn theo hợp đồng thuê tàu (Charter party bill of lading) Cách kiểm tra:  giống như với kiểm tra Vận đơn đường biển. 2/8/2017 78 40 Kiểm tra chứng từ vận tải 4. Kiểm tra vận đơn hàng không (Air waybill – AWB) Cách kiểm tra:  cũng giống như Bill of lading. Tuy nhiên trong AWB cần kiểm tra phi trường xuất phát và phi trường đến thay vì cảng bốc hàng, dỡ hàng như trong B/L 2/8/2017 79 Kiểm tra chứng từ bảo hiểm  Có đúng loại L/C quy định không?  Có đủ bộ và được xuất trình đầy đủ theo yêu cầu của L/C không?  Kiểm tra người cấp chứng từ bảo hiểm  Kiểm tra ngày ký chứng từ bảo hiểm và ngày hiệu lực  Kiểm tra giá trị bảo hiểm  Kiểm tra điều kiện bảo hiểm  Kiểm tra tên và địa chỉ của người được bảo hiểm  Kiểm tra việc chuyển nhượng có hợp lệ không? 2/8/2017 80 41 Kiểm tra chứng từ bảo hiểm  Kiểm tra lộ trình và phương thức vận chuyển  Kiểm tra các chi tiết về phương tiện vận tải, cảng đi, cảng đến, HH Các bất hợp lệ thường gặp: 1. Tên của người mua bảo hiểm, người nhận hàng không đúng với L/C và các chứng từ khác. 2. Các thông tin về tàu chở HH được bảo hiểm và hành trình của tàu được thể hiện không đồng nhất với B/L 3. Mua bảo hiểm sau khi HH đã bốc lên tàu. 2/8/2017 81 Kiểm tra chứng từ bảo hiểm Các bất hợp lệ thường gặp (tt) 4. Số tiền bảo hiểm không đầy đủ hoặc không đúng, loại tiền không theo quy định của L/C 5. Chứng từ bảo hiểm không thể hiện rõ hoặc không đầy đủ các điều khoản bảo hiểm mà L/C quy định. 6. Chứng từ bảo hiểm không được ký hậu bởi người mua bảo hiểm. 7. Không ghi số lượng bản chính được phát hành hoặc không xuất trình đầy đủ các bản chính của chứng từ bảo hiểm 8. Sửa chữa bừa bãi trên chứng từ bảo hiểm. 2/8/2017 82 42 Kiểm tra phiếu đóng gói (Packing list – P/L) Cách kiểm tra: 1. Kiểm tra số bản P/L 2. Kiểm tra tên và địa chỉ của người gửi hàng, người nhận hàng có đúng với L/C không? 3. Kiểm tra các đặc điểm mô tả HH (bao bì, ký mã hiệu, chủng loại, quy cách, trong lượng) có giống như trong hóa đơn và L/C không? 4. Số liệu trên P/L có thống nhất với các chứng từ khác không? 5. Ngày lập P/L phải trước hoặc trùng với ngày giao hàng thể hiện trên B/L2/8/2017 83 Kiểm tra phiếu đóng gói (Packing list – P/L) Các bất hợp lệ thường gặp: 1. Ghi sai tên và địa chỉ người gửi hàng, người nhận hàng. 2. Ngày lập P/L sau ngày ký B/L 3. Thiếu các điều kiện ghi thêm theo yêu cầu của L/C như số L/C, ký mã hiệu, cách đóng gói 4. Thiếu sự đồng nhất với các chứng từ khác. 5. Mô tả HH trên P/L không phù hợp với háo đơn. 6. Số liệu chi tiết về trọng lượng, số lượng của hàng hóa đóng trong bao kiện được liệt kê không chính xác 7. Các sai sót trên P/L sửa chữa mà không được đóng dấu sửa và ký nháy. 2/8/2017 84 43 Kiểm tra bảng kê chi tiết trọng lượng (Weight list)  Cách kiểm tra cũng như các bất hợp lệ thường gặp ở W/L cũng giống P/L 2/8/2017 85 Kiểm tra giấy chứng nhận xuất xứ (certificate of origin – C/O) Cách kiểm tra: - Kiểm tra loại C/O được xuất trình - Kiểm tra người lập C/O - Kiểm tra người gửi hàng, người nhận hàng - Kiểm tra các thông tin liên quan đến vận chuyển HH - Kiểm tra Mô tả HH, số lượng, trong lượng - Ngày cấp C/O - Kiểm tra các điều kiện đặc biệt do L/C quy định cho C/O. 2/8/2017 86 44 Kiểm tra giấy chứng nhận xuất xứ (certificate of origin – C/O) Các bất hợp lệ thường gặp 1. Xuất trình loại C/O không đúng với yêu cầu L/C 2. Người chứng nhận xuất xứ HH không đúng với quy định L/C 3. Thông tin về người gửi hàng, người nhận hàng, vận chuyển HH ... không giống L/C hoặc mâu thuẫn với các chứng từ khác. 4. Ngày lập C/O sau ngày HH được chất lên tàu. 5. Số bản xuất trình không đúng yêu cầu 6. Việc sửa chữa, tẩy xóa không được đóng dấu chứng thực và ký nháy của cơ quan cấp 2/8/2017 87 Kiểm tra giấy chứng nhận kiểm định (Inspection certificate) Cách thức kiểm tra: 1. Kiểm tra người lập chứng từ 2. Chứng từ có được ký bởi người lập không? 3. Kiểm tra ngày lập chứng từ 4. Kiểm tra các thông tin liên quan đến người mua, người bán, số L/C 5. Kiểm tra các nội dung về HH 6. Kiểm tra lời xác nhận của người lập 7. Kiểm tra số bản xuất trình2/8/2017 88 45 Kiểm tra giấy chứng nhận kiểm định (Inspection certificate) Các bất hợp lệ thường gặp: 1. Người lập chứng từ không đúng quy định của L/C hoặc chứng từ không được ký tên bởi người lập. 2. Ngày lập chứng từ sau ngày giao hàng 3. Các thông tin trên chứng từ không đồng nhất với các chứng từ khác 4. Thiếu lời xác nhận về phẩm chất HH sau khi kiểm tra 5. Số bản xuất trình không đúng yêu cầu của L/C 6. Việc sửa đổi, bổ sung không được đóng dấu sửa và ký nháy của người lập chứng từ 2/8/2017 89 Kiểm tra các chứng từ xác minh bản chất HH Một số chứng từ chứng minh bản chất HH phù hợp: - Giấy chứng nhận chất lượng HH (Certificate of Quality) - Giấy chứng nhận số lượng HH (Certificate of Quantity) - Giấy chứng nhận trọng lượng (Certificate of Weight) - Giấy chứng nhận phòng dịch (Health Certificate) - Giấy chứng nhận khử trùng (Fumigation Certificate) - Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate) - Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật (Veterinary Certificate) và một số chứng từ khác tùy theo yêu cầu của L/C 2/8/2017 90 46 Kiểm tra các chứng từ xác minh bản chất HH Cách thức kiểm tra: 1. Kiểm tra tiêu đề của chứng từ và người lập chứng từ 2. Kiểm tra các chi tiết về người nhận hàng, người gửi hàng, các thông tin về vận chuyển HH 3. Kiểm tra tên hàng, số lượng, trọng lượng, ký mã hiệu của HH 4. Kiểm tra kết quả kiểm tra hoặc lời xác nhận của cơ quan giám định 5. Ngày kiểm tra phẩm chất HH 6. Các điều kiện ghi thêm hoặc các điều kiện đặc biệt 2/8/2017 91 Kiểm tra các chứng từ xác minh bản chất HH Các bất hợp lệ thường gặp: 1. Chứng từ có tiêu đề không phù hợp với L/C 2. Sai tên người gửi hàng, người nhận hàng, các thông tin liên quan đến HH và chuyên chở HH 3. Thiếu các điều kiện ghi thêm theo yêu cầu của L/C như L/C, ký mã hiệu HH 4. Cơ quan cấp giấy chứng nhận không phù hợp với L/C quy định. 5. Kết quả giám định phẩm chất cho thấy HH không đạt yêu cầu của L/C 6. Các sai sót trên chứng từ được sửa, bổ sung nhưng không được đóng dấu và ký nháy bởi cơ quan cấp chứng từ 2/8/2017 92 47 Kiểm tra các chứng từ thanh toán khác Các chứng từ thanh toán khác như:  Giấy chứng nhận của người thụ hưởng (Beneficiary’s Certificate)  Thông báo gửi hàng (Shipment Advice)  Biên nhận của thuyền trưởng (Master’s Receipt) Cách thức kiểm tra 1. Kiểm tra trên chứng từ có nội dung mà L/C yêu cầu hay không? 2. Các thông tin trên chứng từ có phù hợp với các chứng từ khác không? 3. Các chứng từ này phải được chứng thực bởi người lập, ngoại trừ biên nhận của bưu điện 4. Các yêu cầu đặc biệt về chứng từ phải được thực hiện. 2/8/2017 93 Kiểm tra các chứng từ thanh toán khác Các bất hợp lệ thường gặp  Thông tin được yêu cầu không được nêu ra đầy đủ và chính xác như L/C  Người chứng nhận không nêu đầy đủ nội dung chứng nhận theo yêu cầu của L/C.  Người thụ hưởng không thực hiện đúng yêu cầu của L/C  Bất hợp lệ về thời gian thực hiện yêu cầu.  Việc sửa chữa không có đóng dấu sửa và ký nháy. 2/8/2017 94

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfts_huynh_minh_trietchuong_4_bo_chung_tu_trong_ttqt_317.pdf
Tài liệu liên quan