Ngành du lịch Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0

KẾT LUẬN Du lịch có vị trí ngày càng quan trọng đối với kinh tế thế giới. Nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam đặt mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Dưới tác động của cuộc CMCN 4.0, nhiều sản phẩm du lịch mới ra đời đem lại hiệu quả vượt trội so với trước đây. Để nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam trước những bước đi nhanh, mạnh của cuộc CMCN 4.0, việc nhanh chóng phát triển du lịch thông minh theo hướng số hóa nhằm cung cấp dịch vụ thuận tiện nhất cho du khách đang trở thành đòi hỏi bức thiết. Cùng với đó, chỉ riêng nỗ lực của ngành du lịch là chưa đủ, mà để phát triển thành công du lịch thông minh không thể thiếu sự kết nối và tham gia của các bên liên quan như hàng không, hải quan, xuất nhập cảnh, thuế, thương mại , của cả cộng đồng doanh nghiệp và toàn xã hội. Các doanh nghiệp du lịch trong nước cần đầu tư mạnh mẽ và áp dụng các công nghệ du lịch tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin và viễn thông vào hoạt động kinh doanh du lịch trực tuyến, tham gia vào các hệ thống phối chỗ toàn cầu (GDS) nhằm phục vụ hoạt động marketing, quảng bá sản phẩm và tham gia mạnh mẽ vào chuỗi giá trị toàn cầu trong du lịch.

pdf9 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 447 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngành du lịch Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
68 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 2(65).2019 Ngành du lịch Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0 Vietnam tourism in the context of the Fourth Industrial Revolution Vũ Thị Hường, Nguyễn Thị Huế Email: huongvudhsd20102014@gmail.com Trường Đại học Sao Đỏ Ngày nhận bài: 19/12/2018 Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 25/6/2019 Ngày chấp nhận đĕng: 28/6/2019 Tóm tắt Trong Cách mạng Công nghiệp (CMCN) 4.0, cơ hội đến với ngành du lịch Việt Nam là rất lớn khi có thể ứng dụng các thành tựu kỹ thuật số để tạo ra nhiều sản phẩm mới, nâng cao chất lượng dịch vụ... đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Tuy nhiên, cuộc cách mạng này cũng đặt ra thách thức không hề nhỏ cho cả Nhà nước, doanh nghiệp và lao động du lịch, cần có những giải pháp kịp thời để chủ động đón nhận cơ hội mới. Từ khóa: Du lịch; công nghệ thông tin; Cách mạng Công nghiệp 4.0. Abstract In the context of the Fourth Industrial Revolution, opportunities for Vietnam’s tourism are tremendous thanks to the application of the advances in digital technology to create new products, enhance service quality, ect. to meet the increasing requirements of visitors. This Revolution, however, presents the significant challenges to Government, enterprises and labors, which needs timely solutions to actively take the advantage of new opportunities. Keywords: Tourism; information technology; fourth Industrial Revolution. 1. GIỚI THIỆU CHUNG Là quốc gia có ngành du lịch đang trên đà phát triển, hiện nay, Việt Nam ở vị trí thứ 17 trong bảng xếp hạng những quốc gia có mức độ phổ cập internet hàng đầu thế giới với tỷ lệ 64% thanh niên thường xuyên sử dụng internet và 53% thanh niên sở hữu smartphone [15]. Đây là những lợi thế của doanh nghiệp Việt Nam trong việc phát triển một nền tảng du lịch thông minh nhờ ứng dụng những thành tựu của cuộc CMCN 4.0. Vấn đề đặt ra là du lịch Việt Nam cần nhận định đúng và có sự chuẩn bị nhằm đáp ứng những thách thức và tận dụng cơ hội mà cuộc cách mạng này mang lại. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tác động của CMCN 4.0 về các khía cạnh của nền kinh tế Việt Nam như: Nguyễn Quang Thuấn và cộng sự [5], Tạ Thị Đoàn [1], Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương [12] Tuy nhiên, qua tìm hiểu của tác giả, các công trình nghiên cứu CMCN 4.0 đối với lĩnh vực du lịch có nhiều nghiên cứu cụ thể đến từng bộ phận, hợp phần như: tác động đến nguồn nhân lực du lịch, cơ sở lưu trú Bài nghiên cứu của tác giả tổng quan các nghiên cứu nêu trên được thực hiện là cần thiết. 2. TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VỚI NGÀNH DU LỊCH Việc áp dụng công nghệ thông tin vào du lịch luôn tồn tại hai mặt tích cực và tiêu cực. Xét về khía cạnh tích cực Đối với du khách, đầu tiên chúng ta phải tìm địa chỉ, tìm kiếm thông tin điểm đến trên mạng, tìm kiếm khách sạn, tìm các chỗ đi lại và giá cả hợp lý nhất. Tiếp theo là mua vé máy bay rồi các chỉ dẫn đường đi. Trong mỗi khâu này, CMCN 4.0 đều có tác dụng. Bên cạnh đó, với CMCN 4.0 đã phủ sóng toàn cầu, việc sử dụng Viber hay dùng các phần mềm khác như Zalo cho phép tương tác gần như tức thì, không có chậm trễ ngay cả khi ở nước ngoài. Nên khi đi du lịch ở nước ngoài vẫn có thể giữ được liên lạc thường xuyên với gia đình, người thân, giải quyết công việc. Người phản biện: 1. PGS.TSKH. Phạm Hoàng Hải 2. TS. Nguyễn Đặng Tiến NGÀNH KINH TẾ 69Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 2(65).2019 Đối với các đơn vị du lịch, đây cũng là một cơ hội để chúng ta có thể tuyên truyền, quảng bá những thông tin lên mạng, lên website. Việc áp dụng công nghệ giúp các đơn vị du lịch đưa những hình ảnh tốt đẹp lên nhằm quảng bá điểm đến, đồng thời cũng nhận lại những thông tin phản ánh về tuyến điểm như: chèo kéo hay đeo bám du khách để làm giảm thiểu thiệt hại không mong muốn, giảm tình trạng khách du lịch đến và không muốn quay lại nữa. Ngành du lịch trong CMCN 4.0 cũng cần được phát triển một cách thông minh với sự hỗ trợ của công nghệ số, để tạo ra và cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho khách du lịch, làm cho khách thật hài lòng khi đến Việt Nam. Vì vậy, sử dụng công nghệ số có thể tạo lập thông tin và cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho khách du lịch, làm cho du khách thật sự hài lòng khi đến Việt Nam. Xét về khía cạnh tiêu cực: Cũng như các cuộc CMCN khác, lỗ hổng về trình độ cũng như nguy cơ tụt hậu là những rủi ro lớn của lao động trong giai đoạn chuyển tiếp, bởi CMCN 4.0 sẽ triệt tiêu lao động giản đơn và đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao. 3. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM TRONG CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 3.1. Tiềm nĕng và thực trạng ngành du lịch Việt Nam Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km, với 125 bãi tắm biển [17], trong đó hầu hết là các bãi tắm rất đẹp và thuận lợi cho khai thác du lịch mà không phải quốc gia nào cũng có. Các bãi tắm nổi tiếng từ Bắc đến Nam có thể kể đến như Trà Cổ, Hạ Long, Cát Bà, Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Lĕng Cô, Ðà Nẵng, Nha Trang, Cà Ná, Mũi Né, Vũng Tàu, Hà Tiên, Phú Quốc Bên cạnh đó, Việt Nam có 33 vườn quốc gia [18] và 400 nguồn nước khoáng nóng [19] . Nhiều suối có hạ tầng xây dựng khá tốt như: suối nước nóng thiên nhiên Đam Rông, Lâm Đồng; suối nước nóng Kim Bôi Hòa Bình, suối nước nóng Bình Châu Bà Rịa - Vũng Tàu Về di tích lịch sử - vĕn hóa, danh lam thắng cảnh của nước ta, đã có 85 di tích được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, 3.329 di tích xếp hạng di tích quốc gia và 9.857 di tích cấp tỉnh [16]. Cho đến nay, Việt Nam đã có 8 di sản vật thể và danh thắng được công nhận Di sản thế giới là: Quần thể di tích Cố đô Huế, Vịnh Hạ Long, Khu di tích Mỹ Sơn, Khu phố cổ Hội An, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Khu trung tâm Hoàng thành Thĕng Long, Thành Nhà Hồ, Khu danh thắng Tràng An. Việt Nam có cả kho tàng di sản vĕn hóa phi vật thể với 191 di sản thuộc cả 7 loại hình di sản vĕn hóa phi vật thể của các dân tộc sinh sống trên mọi miền đất nước được đưa vào Danh mục di sản vĕn hóa phi vật thể quốc gia. Đặc biệt, tính đến hết nĕm 2016, đã có 11 di sản được công nhận là di sản vĕn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và di sản phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp đó là: Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian vĕn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Dân ca quan họ Bắc Ninh, Ca trù, Lễ hội Đền Gióng, 2 Hát Xoan, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Đàn ca tài tử Nam Bộ, Dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh, Kéo co, Tín ngưỡng thờ Tam Phủ. Ngoài những lợi thế trên, Việt Nam còn là nước có chế độ chính trị ổn định, có nguồn nhân lực dồi dào. Chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập của Nhà nước cũng tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển. Biểu đồ 1. Khách quốc tế đến Việt Nam nĕm 2016-2017 (theo tháng) Nguồn: Tổng cục Du lịch [6] 70 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 2(65).2019 Bên cạnh đó, hạ tầng du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch ngày càng phát triển. Theo bảng 1, cơ sở lưu trú du lịch tĕng từ 3.267 nĕm 2000 lên 25.600 nĕm 2017; số buồng cũng tĕng từ 72.200 lên 508.000 trong vòng 17 nĕm. Số lượng cơ sở lưu trú du lịch từ 3-5 sao trong giai đoạn 2013-2017 tĕng mạnh, đặc biệt là khách sạn 5 sao và tương đương (bảng 2). Biểu đồ 2. Khách du lịch nội địa nĕm 2016-2017 (triệu lượt) Bảng 1. Cơ sở lưu trú du lịch giai đoạn 2000-2017 Nĕm Số lượng cơ sở Tĕng trưởng (%) Số buồng Tĕng trưởng (%) Công suất buồng bình quân (%) 2000 3.267 - 72.200 - - 2002 4.390 34,4 92.500 28,1 - 2004 5.847 33,2 125.400 35,6 49,9 2006 7.039 20,4 160.500 28,0 60,0 2007 9.080 29,0 178.348 11,1 60,7 2008 10.406 14,6 202.776 13,7 59,9 2009 11.467 10,2 216.675 6,9 56,9 2010 12.352 7,7 237.111 9,4 58,3 2011 13.756 11,4 256.739 8,3 59,7 2012 15.381 11,8 277.661 8,1 58,8 2014 16.000 - 332.000 - 69,0 2015 19.000 18,7 370.000 11,4 55,0 2016 21.000 10,5 420.000 13,5 57,0 2017 25.600 21,9 508.000 21,0 56,5 Nguồn: Trung tâm Thông tin du lịch [10] Bảng 2. Số lượng cơ sở lưu trú du lịch từ 3-5 sao (2013-2017) Nĕm Tổng số Khách sạn 5 sao và tương đương Khách sạn 4 sao và tương đương Khách sạn 3 sao và tương đương Biệt thự và cĕn hộ du lịch cao cấp Số cơ sở Số buồng Số cơ sở Số buồng Số cơ sở Số buồng Số cơ sở Số buồng Số cơ sở Số buồng 2013 598 62.002 64 15.385 159 20.270 375 26.347 - - 2014 640 66.728 72 17.659 187 22.569 381 26.500 - - 2015 747 82.325 91 24.212 215 27.379 441 30.734 - - 2016 784 91.250 107 30.624 230 29.387 442 30.902 11 1.557 2017 882 104.315 118 34.444 261 33.764 490 34.332 12 1.713 Nguồn: Trung tâm Thông tin du lịch [10] NGÀNH KINH TẾ 71Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 2(65).2019 Loại hình sản phẩm, dịch vụ du lịch ngày càng phong phú và đa dạng. Chất lượng và tính chuyên nghiệp từng bước được nâng cao. Lực lượng doanh nghiệp du lịch ngày càng lớn mạnh. Trong 10 nĕm (2007-2017), doanh nghiệp lữ hành quốc tế tĕng từ 620 doanh nghiệp lên 1.752 doanh nghiệp, gần gấp 3 lần (bảng 3). Bảng 3. Doanh nghiệp lữ hành quốc tế giai đoạn 2007-2017 Nĕm Loại hình doanh nghiệp Doanh nghiệp nhà nước Công ty TNHH Doanh nghiệp cổ phần Doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Tổng số 2007 85 350 169 4 12 620 2008 69 389 227 4 12 701 2009 68 462 249 4 12 795 2010 58 527 285 5 13 888 2011 13 621 327 4 15 980 2012 9 731 371 6 15 1.132 2013 9 845 428 8 15 1.305 2014 8 949 474 9 15 1.456 2015 7 1.012 475 10 15 1.519 2016 5 1.081 489 10 15 1.600 2017 5 1.164 556 11 16 1.752 Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Du lịch [6, 7] Thêm vào đó, thị trường du lịch Việt Nam đã thu hút được sự quan tâm của nhiều hãng hàng không quốc tế, nhiều đường bay thẳng đến Việt Nam được mở, tiêu biểu như Việt Nam - New Zealand; Thượng Hải - TP. Hồ Chí Minh; Thổ Nhĩ Kỳ - Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh; Đà Nẵng - Hồng Kông; Sydney/Melbourne - TP. Hồ Chí Minh; Đồng Hới - Chiang Mai Ngoài ra, một số sân bay được nâng cấp, mở rộng: Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Cam Ranh, Đà Nẵng, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch. Đặc biệt, nĕng lực cạnh tranh toàn cầu của ngành du lịch Việt Nam trong 10 nĕm qua đã có những bước tiến vượt bậc, từ thứ hạng 70 nĕm 2007 lên 55/137 quốc gia nĕm 2017 - tĕng 15 bậc trong 10 nĕm theo bảng xếp hạng của Báo cáo tính cạnh tranh trong du lịch và lữ hành 2017 của WEF [16]. Một trong những điểm sáng của bức tranh kinh tế Việt Nam 2017 chính là du lịch. Chín tháng liên tiếp Việt Nam là điểm đến của hơn 1 triệu lượt khách quốc tế. Cả nĕm 2017, Việt Nam đón được 12,9 triệu lượt khách quốc tế, tĕng gần 30% so với nĕm 2016 và phục vụ hơn 73 triệu lượt khách nội địa. Lần đầu tiên, Việt Nam lọt vào danh sách các quốc gia có tốc độ tĕng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới. Tóm lại, sự phát triển của ngành du lịch đã và đang góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xuất khẩu tại chỗ; bảo tồn và phát huy giá trị di sản vĕn hóa, tài nguyên thiên nhiên; tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam. Mặc dù vậy, thứ hạng nĕng lực cạnh tranh điểm đến của Việt Nam vẫn còn xa mới tới được các điểm đến nổi tiếng khu vực, như: Thái Lan, Malaysia hay Singapore. Với hệ thống tính điểm gồm 4 tiêu chí (Môi trường du lịch; Chính sách hỗ trợ phát triển; Cơ sở vật chất hạ tầng; Tài nguyên du lịch tự nhiên và vĕn hóa) với 14 mục và 90 chỉ tiêu riêng biệt, báo cáo xếp hạng của WEF [16] đã chỉ rõ điểm mạnh nhất của Việt Nam là Tài nguyên vĕn hóa (hạng 30), Tài nguyên tự nhiên (hạng 34), Sự cạnh tranh về giá và nhân lực và Thị trường lao động (hạng 34-35). Tuy nhiên, rất nhiều các chỉ số của Việt Nam bị xếp hạng thấp, đặc biệt là các chỉ tiêu về chính sách hỗ trợ phát triển và phát triển bền vững, như: Chất lượng hạ tầng du lịch (hạng 113), Mức độ bền vững về môi trường (hạng 129), Chi tiêu chính phủ cho ngành du lịch (hạng 114), Mức độ ưu tiên cho ngành du lịch (hạng 101), Mức độ mở cửa quốc tế (hạng 76) (hình 1). 72 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 2(65).2019 Hình 1. Một số chỉ số nĕng lực cạnh tranh du lịch và lữ hành Việt Nam nĕm 2017 Nguồn: WEF [16] Mặt khác, khi so sánh các với các nước trong ASEAN, kết quả phát triển du lịch của Việt Nam còn khiêm tốn, đặc biệt khoảng cách giữa du lịch Việt Nam và các nước trong khu vực còn rất lớn. Ví dụ: nĕm 2016, Việt Nam đứng thứ 5 về số lượng khách quốc tế với hơn 10 triệu lượt, con số này chỉ bằng 31% so với Thái Lan (32,6 triệu), 37% của Malaysia (26,8 triệu), 61% của Singapore (16,4 triệu) và 83% khi so với Indonesia (12 triệu) [9]. Nguyên nhân là do du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm nĕng, thế mạnh và kỳ vọng của xã hội. Sản phẩm du lịch chưa thực sự hấp dẫn và có sự khác biệt, khả nĕng cạnh tranh chưa cao. Chất lượng dịch vụ du lịch chưa đáp ứng yêu cầu. Hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch chưa cao. Môi trường du lịch, an toàn thực phẩm và an toàn giao thông còn nhiều bất cập. Công tác xúc tiến quảng bá du lịch còn nhiều hạn chế về nguồn lực, sự phối hợp và tính chuyên nghiệp. Nguồn nhân lực du lịch vừa thiếu vừa yếu. Trước thực trạng trên, Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị đã đặt ra mục tiêu cho ngành du lịch Việt Nam đến nĕm 2020 cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc vĕn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực. Phấn đấu đến nĕm 2030, du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác. 3.2. Cơ hội đối với ngành du lịch trong Cách mạng Công nghiệp 4.0 Nâng cao chất lượng du lịch và sự hài lòng của du khách Trong CMCN 4.0, ngành du lịch được phát triển một cách thông minh với hỗ trợ của công nghệ số để tạo ra và cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho du khách, làm cho du khách thật hài lòng khi đến Việt Nam. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 16/CT- TTg, ngày 4/5/2017 về việc tĕng cường nĕng lực tiếp cận cuộc CMCN 4.0. Thực hiện chỉ thị trên, Bộ Vĕn hóa, Thể thao và Du lịch đã đặt mục tiêu tập trung xây dựng sản phẩm chủ lực trên các lĩnh vực gồm du lịch, thể thao và các ngành công nghiệp vĕn hóa, định hướng danh mục sản phẩm chủ lực giai đoạn 2017-2020 bao gồm hai nhóm sản phẩm chính là nhóm sản phẩm phục vụ du lịch thông minh và nhóm sản phẩm thuộc các ngành công nghiệp vĕn hóa. Đối với các đơn vị du lịch, đây cũng là một cơ hội để chúng ta có thể tuyên truyền, quảng bá những thông tin lên mạng, lên website. Để làm được điều đó, ngành du lịch cần phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hướng tới tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, phù hợp với cuộc CMCN 4.0 đang diễn ra trên mọi lĩnh vực. Theo Hiệp hội Doanh nghiệp lữ hành Việt Nam, nĕm 2017 có tới 71% khách du lịch quốc tế đến Việt Nam thông qua tham khảo thông tin điểm đến trên internet, 64% đặt chỗ và mua dịch vụ trực tuyến cho chuyến đi. Điển hình, đối với Saigontourist, lượng khách đặt mua tour qua internet đang tĕng rất mạnh so với phương thức truyền thống. Nĕm 2017, doanh thu của Saigontourist từ khách đặt tour trên internet khoảng 130 tỷ đồng, tuy con số còn nhỏ so với phương thức truyền thống nhưng là xu hướng phát triển [2]. Đặc biệt, dựa vào phân tích mọi dữ liệu về khách hàng, trí tuệ nhân tạo sẽ tạo ra nhiều lựa chọn cho chuyến du lịch với các loại hình và hoạt động theo sở thích cá nhân. Công nghệ có thể tính toán được xu hướng nhu cầu của khách đối với loại hình du lịch nào, sở thích về các hoạt động trong chuyến đi, địa điểm, hình thức mua sắm, hay loại cơ sở lưu trú mà khách thường lựa chọn. Phần mềm sẽ gợi ý cho khách hàng thời điểm, địa điểm xuất phát, lịch trình chuyến đi. Những chiếc xe được lập trình sẽ đến đón khách hàng. Thậm chí đó là những chiếc xe không người lái. Trên thực tế, xu hướng sử dụng dịch vụ trên internet để quyết định cho các chuyến đi và nội dung hoạt động du lịch ngày càng tĕng. Theo Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam [2], tốc độ tĕng trưởng thương mại điện tử của nước ta nĕm 2017 đạt hơn 25% và có thể được duy trì trong giai đoạn 2018-2020. Trong đó, tốc độ tĕng trưởng của du lịch trực tuyến lên tới 50%, gấp hai lần tốc độ tĕng trưởng chung của thương mại điện tử. NGÀNH KINH TẾ 73Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 2(65).2019 Còn theo báo cáo của Tổng cục Du lịch Việt Nam [6] và Hiệp hội Doanh nghiệp lữ hành Việt Nam [2], trong nĕm 2017, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam thông qua việc tham khảo thông tin điểm đến trên internet chiếm 71%. Ngoài ra, lượng du khách quốc tế đặt và mua dịch vụ trên mạng cho chuyến đi đến Việt Nam chiếm 64%. Điều này cho thấy, thói quen tiêu dùng của du khách đang phụ thuộc nhiều vào công nghệ và đây chính là cơ hội để các nhà quản lý, doanh nghiệp du lịch dễ dàng nắm bắt nhu cầu thật sự của du khách, từ đó cung cấp sản phẩm đúng, trúng tới từng đối tượng khách hàng mục tiêu. Tạo ra các sản phẩm du lịch mới Mặt khác, CMCN 4.0 cũng tạo ra các sản phẩm du lịch mới. Trong số các doanh nghiệp ở Việt Nam tiên phong xây dựng chiến lược nghiên cứu và xây dựng sản phẩm du lịch sử dụng công nghệ, mang lại những lựa chọn thông minh cho khách hàng có thể kể tới Tripi. Tripi hoạt động dựa trên nền tảng Data Science có khả nĕng tự động gợi ý gói du lịch thông minh trong khoảng thời gian khởi hành khách hàng yêu cầu. Công ty này áp dụng ứng dụng di động giúp đặt tour, vé máy bay, khách sạn, gói combo Holidays (gồm vé máy bay và khách sạn, tour du lịch) chỉ bằng một vài thao tác trên ứng dụng di động. Ngoài ra, khách hàng có thể tìm kiếm, so sánh giá các sản phẩm du lịch và cập nhật chính xác 24/24h tình trạng sản phẩm du lịch. Một xu thế kết hợp khác, tuy không mới nhưng cũng hứa hẹn nhiều tiềm nĕng khi áp dụng công nghệ trong lĩnh vực du lịch và y tế. CMCN 4.0 sẽ giúp ngành y tế tạo lập chuỗi giá trị, chĕm sóc sức khoẻ con người từ tất cả các khía cạnh liên quan như thói quen sinh hoạt, ĕn uống, tập luyện, bổ sung các chất thiết yếu, phòng bệnh, chữa bệnh một cách đơn giản, chính xác và ít tốn kém nhất. Phần mềm có thể kết nối với hệ thống chẩn đoán các chỉ số về chức nĕng chuyển hóa trong cơ thể và đưa ra những lựa chọn các điểm nghỉ dưỡng phù hợp nhất, cũng như những lựa chọn điều trị để người bệnh được điều trị tốt nhất. Cải thiện điều kiện làm việc của đội ngũ làm du lịch Quá trình robot tự động hóa, báo cáo tự động và trợ lý ảo sẽ trở nên phổ biến. Mỗi du khách sẽ có "robot tư vấn" khi sử dụng các thiết bị thông minh như điện thoại, máy tính bảng... Robot tự động và trí tuệ nhân tạo có thể thực hiện lao động chân tay cũng như các công việc có liên quan đến thuật toán và tổ chức và chúng không yêu cầu một mức lương, trợ cấp chĕm sóc sức khỏe, và không bị bệnh hoặc mắc một số sai lầm trong làm việc. Điều này sẽ giúp nâng cao điều kiện làm việc, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, trong đó có lao động ngành du lịch. Nâng cao chất lượng giám sát, quản lý Triển khai hệ thống IoT, ngành du lịch sẽ nâng cao hiệu quả quản lý và hoạt động. Ví dụ, sử dụng hệ thống quản lý nĕng lượng thông minh, nhân viên khách sạn có thể xác định được khi phòng không có khách và tự động điều chỉnh nhiệt độ để giảm mức tiêu thụ nĕng lượng từ 20% đến 45%. Đồng thời, một hệ thống quản lý nĕng lượng thông minh cũng cho phép khách điều chỉnh ánh sáng và nhiệt độ bằng cách sử dụng các ứng dụng khách hàng thân thiện của khách sạn, điều khiển tivi qua sự tương tác bằng giọng nói. Hơn nữa, IoT có thể được sử dụng để dự đoán bảo trì hiệu quả các hệ thống thiết bị. Chẳng hạn, trong trường hợp điều hòa gặp sự cố, hệ thống sẽ gửi thông báo cho nhân viên khách sạn để vấn đề có thể khắc phục trong khi khách không ở trong phòng. Các hoạt động kinh doanh khách sạn khác như nhà hàng cũng có thể áp dụng các hệ thống IoT để quản lý hàng tồn kho tốt hơn. Bộ cảm biến trong nhà bếp có thể theo dõi thức ĕn được chuẩn bị theo thời gian thực và điều này có thể giúp các chủ nhà hàng thực hiện việc kiểm soát chất lượng tốt hơn và đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. 3.3. Thách thức Bên cạnh những thuận lợi, ngành du lịch Việt Nam cũng sẽ đối mặt với nhiều thách thức trong CMCN 4.0. Về nguồn nhân lực, trong CMCN 4.0, sự xuất hiện của các thiết bị, máy móc và hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại đòi hỏi lực lượng lao động có kỹ nĕng tay nghề cao. Tuy nhiên, lao động trong lĩnh vực du lịch không những thiếu về mặt số lượng, mà còn yếu về chuyên môn. Mỗi nĕm ngành du lịch cần 40.000 lao động nhưng số lượng sinh viên tốt nghiệp ở các cơ sở đào tạo nghiệp vụ du lịch ra trường khoảng 15.000 người, trong đó hơn 12% có trình độ cao đẳng, đại học... Cả nước hiện có khoảng 425 nghìn lao động trực tiếp và hơn 750 nghìn lao động gián tiếp, phần lớn ở độ tuổi dưới 30 chiếm 60%; phân bố ở khu vực phía Bắc 40%, miền Trung 10% và khu vực phía Nam 50%. Lao 74 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 2(65).2019 động quản lý nhà nước và quản trị kinh doanh chiếm 25%; lao động phục vụ trực tiếp chiếm 75%. Mới có 42,5% lao động được đào tạo, bồi dưỡng các nghề du lịch; có 3,5% cán bộ đạt trình độ đại học và trên đại học. Lao động sử dụng được ngoại ngữ chiếm 57,7%, nhiều nhất là tiếng Anh, chiếm 40% [3]. Nguyên nhân là do nĕng lực đào tạo, dạy nghề du lịch ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. Cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị thiếu, cũ kỹ, lạc hậu so với doanh nghiệp Nhu cầu đào tạo lại, dạy nghề lại và bồi dưỡng du lịch rất lớn, nhưng đáp ứng được ở mức thấp. Hơn nữa, lao động phổ thông tuyển vào làm việc ở khách sạn, nhà hàng không được quan tâm đào tạo tại chỗ. Liên kết quốc tế đào tạo, dạy nghề du lịch chưa đạt hiệu quả mong muốn, chưa chú trọng khai thác công nghệ, kinh nghiệm và chất xám; số lượng cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch liên kết quốc tế rất ít. Liên kết giữa Nhà nước - nhà trường - người sử dụng lao động tuy khắc phục được một số hạn chế, nhưng vẫn còn rời rạc, chưa bài bản. Nếu như không khắc phục được tình trạng này, nhân lực du lịch sẽ không đáp ứng được những cơ hội lớn mở ra trong sân chơi CMCN 4.0. Về nĕng lực cạnh tranh, hiện nay, trong lĩnh vực du lịch trực tuyến, nhất là ở thị trường đặt chỗ trực tuyến (booking online), Việt Nam đang bị các doanh nghiệp nước ngoài thao túng. Nhiều công ty du lịch trực tuyến của Việt Nam vừa hình thành đã không thể đi tiếp để cạnh tranh. Các sàn giao dịch điện tử về du lịch ở trong nước mới chỉ thực hiện được khoảng 20% số nhu cầu giao dịch. Nguyên nhân là do so với các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp du lịch Việt Nam đi sau khoảng 20 nĕm về kinh nghiệm, tiềm lực tài chính còn hạn chế và yếu hơn về nền tảng công nghệ. Bên cạnh đó, mức độ hiểu biết của từng doanh nghiệp về số hóa cũng không cao và chưa đồng đều [13]. Về quản lý du lịch, CMCN 4.0 đòi hỏi các cơ quan, đơn vị phải cung cấp dịch vụ mới trên nền tảng mở, tích hợp, chia sẻ dữ liệu chung giữa Nhà nước và khu vực tư. Hơn nữa, công nghệ thông tin liên tục thay đổi với tốc độ rất nhanh sẽ gây ra sự lạc hậu về công nghệ, lỗi thời về thiết kế hệ thống của các thành phần trong hệ thống chính phủ điện tử. Điều đó dẫn đến việc xuất hiện các nhu cầu cần thay đổi, nâng cấp và mở rộng hệ thống chính phủ điện tử rất lớn, kéo theo chi phí ngân sách lớn. Trong khi đó, ngân sách đầu tư cho lĩnh vực này còn hạn chế. 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Để chủ động đón nhận cơ hội, ứng phó với thách thức trong bối cảnh CMCN 4.0, người dân, doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch cần chú trọng một số giải pháp sau: Thứ nhất, giải pháp đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch gắn với công nghệ Không chỉ riêng Việt Nam mà ngay cả với các nước phát triển trên thế giới, du lịch đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Vì vậy, ngành du lịch cần phải luôn xác định việc tĕng cường sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng phục vụ. Phát triển hệ thống thông tin ngành du lịch và các ứng dụng gắn với Đề án Hệ tri thức Việt số hóa, chính phủ điện tử. Bên cạnh đó, cần nâng cao chất lượng dữ liệu thông tin và dịch vụ trên các chuyến bay, cửa khẩu, cảng hàng không, cảng biển quốc tế và trong nước; khuyến khích các địa phương, doanh nghiệp viễn thông xây dựng hệ thống mạng internet không dây công cộng phục vụ du khách và các ứng dụng công nghệ thông minh nhằm quảng bá điểm đến, sản phẩm, dịch vụ du lịch; xây dựng, phát triển các ứng dụng giám sát, cảnh báo an toàn, hỗ trợ khách du lịch trong những trường hợp cần sự trợ giúp, trường hợp khẩn cấp. Thứ hai, giải pháp đào tạo, phát triển nhân lực phù hợp với CMCN 4.0 Đào tạo và phát triển nhân lực du lịch đảm bảo chất lượng, số lượng, cân đối về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trong CMCN 4.0. Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo về du lịch mạnh với cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị giảng dạy đồng bộ, hiện đại; chuẩn hóa chất lượng giảng viên và chương trình đào tạo. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhân lực du lịch phù hợp với nhu cầu phát triển du lịch từng thời kỳ, từng vùng, miền trong cả nước; từng bước thực hiện chuẩn hóa nhân lực du lịch hợp chuẩn với khu vực và quốc tế. Bản thân người lao động trong ngành du lịch cũng cần chủ động nâng cao ngoại ngữ, tin học, tiếp thị số, kỹ nĕng tay nghề, tinh thần liên kết gắn với các nhóm lao động đặc thù và lợi ích xã hội khác nhau. Thứ ba, giải pháp phát triển các sản phẩm du lịch thông minh Sự phát triển của công nghệ đã thúc đẩy sự hình NGÀNH KINH TẾ 75Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 2(65).2019 thành và phát triển nhiều loại hình kinh doanh du lịch trực tuyến mới, đặc biệt là công nghệ điện toán đám mây, dữ liệu lớn, công nghệ di động, mạng xã hội, kinh tế chia sẻ và các ứng dụng di động gắn với địa điểm đã tĕng sự trải nghiệm của du khách và mang lại cơ hội lớn cho các doanh nghiệp nắm bắt được xu hướng. Vì vậy, để đẩy mạnh phát triển du lịch thông minh, tĕng cường quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam đến du khách thông qua dịch vụ cần cung cấp các giải pháp về viễn thông, công nghệ thông tin, tiến hành nâng cấp và lắp đặt các hệ thống wifi miễn phí tại nơi công cộng, các trạm thông tin và hỗ trợ khẩn cấp. Thứ tư, giải pháp về chiến lược, định hướng phát triển ngành Nhà nước cần quan tâm phát triển, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại vào các thành phần tham gia quản lý cũng như thực hành các hoạt động, dịch vụ của ngành du lịch, đặc biệt là ứng dụng các công cụ, thành quả của công nghệ thông tin để phát triển “quảng bá xúc tiến và kinh doanh du lịch trực tuyến” cho phù hợp xu hướng và thói quen của du khách trên thế giới. Huy động nguồn vốn từ doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế để nâng cấp hệ thống quản lý hành chính, thông tin điện tử trong lĩnh vực du lịch. Hiện tại, Tổng cục Du lịch đang trong quá trình xin ý kiến các cơ quan chức nĕng để hoàn thiện “Đề án Tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến nĕm 2030”. Đề án hướng tới xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia đầy đủ, khoa học của ngành du lịch về các điểm đến, hệ thống cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch, doanh nghiệp lữ hành, hướng dẫn viên, chính sách thị thực Trong đó, nêu mục tiêu cụ thể đến nĕm 2020 sẽ số hóa toàn bộ dữ liệu về hướng dẫn viên du lịch, doanh nghiệp lữ hành quốc tế, cơ sở lưu trú trong cả nước. 5. KẾT LUẬN Du lịch có vị trí ngày càng quan trọng đối với kinh tế thế giới. Nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam đặt mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Dưới tác động của cuộc CMCN 4.0, nhiều sản phẩm du lịch mới ra đời đem lại hiệu quả vượt trội so với trước đây. Để nâng cao nĕng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam trước những bước đi nhanh, mạnh của cuộc CMCN 4.0, việc nhanh chóng phát triển du lịch thông minh theo hướng số hóa nhằm cung cấp dịch vụ thuận tiện nhất cho du khách đang trở thành đòi hỏi bức thiết. Cùng với đó, chỉ riêng nỗ lực của ngành du lịch là chưa đủ, mà để phát triển thành công du lịch thông minh không thể thiếu sự kết nối và tham gia của các bên liên quan như hàng không, hải quan, xuất nhập cảnh, thuế, thương mại, của cả cộng đồng doanh nghiệp và toàn xã hội. Các doanh nghiệp du lịch trong nước cần đầu tư mạnh mẽ và áp dụng các công nghệ du lịch tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin và viễn thông vào hoạt động kinh doanh du lịch trực tuyến, tham gia vào các hệ thống phối chỗ toàn cầu (GDS) nhằm phục vụ hoạt động marketing, quảng bá sản phẩm và tham gia mạnh mẽ vào chuỗi giá trị toàn cầu trong du lịch. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Tạ Thị Đoàn (2017), Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4: Cơ hội và thách thức đối với phát triển kinh tế ở Việt Nam, Tạp chí Công Thương, Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ số 10, tháng 09/2017. [2] Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (2018), Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2018. [3] Phan Thị Ngàn (2018), Đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh CMCN 4.0, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Phát triển du lịch trong CMCN 4.0, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. [4] Thủ tướng Chính phủ (2017), Chỉ thị số 16/CT- TTg, ngày 04/05/2017 về việc tĕng cường nĕng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. [5] Nguyễn Quang Thuấn và cộng sự (2016), Báo cáo tổng hợp cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư: Một số đặc trưng, tác động và hàm ý chính sách đối với Việt Nam, tháng 11/2016. [6] Tổng cục Du lịch (2018), Báo cáo thường niên du lịch Việt Nam nĕm 2017. [7] Tổng cục Du lịch (2017), Báo cáo thường niên du lịch Việt Nam nĕm 2016. [8] Tổng cục Thống kê (2017), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội nĕm 2017. [9] Phạm Hương Trang (2018), Nâng cao nĕng lực cạnh tranh và xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 26, tháng 9/2018. [10] Trung tâm Thông tin du lịch - Tổng cục Du lịch (2018), Cơ sở lưu trú du lịch giai đoạn 2000 - 2017. [11] Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu (2018), Kỷ yếu Hội thảo khoa học Phát triển du lịch trong CMCN 4.0, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 76 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 2(65).2019 [12] Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2018), Chuyên đề số 10: Tác động Cách mạng Công nghiệp 4.0 đến phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam. [13] Việt Anh (2018), Số hóa - lộ trình tất yếu để phát triển du lịch, truy cập từ gov.vn/index.php/items/27580 [14] Pew Research Center (2018), Spring 2017 Global Attitudes Survey. [15] WEF (2017), The Travel & Tourism Competitiveness Report 2017. [16] thegioidisan.vn (Số liệu về hoạt động di sản Việt Nam nĕm 2016). [17] Sở Nội vụ Hà Nội, trang thông tin điện tử: Biển và đảo Việt Nam - tiềm nĕng và lợi thế. [18] Wikipedia - Danh sách các vườn quốc gia tại Việt Nam. [19] Võ Công Nghiệp (1998), Danh bạ các nguồn nước khoáng và nước nóng Việt Nam. THÔNG TIN VỀ TÁC GIẢ Vũ Thị Hường - Tóm tắt quá trình đào tạo, nghiên cứu (thời điểm tốt nghiệp và chương trình đào tạo, nghiên cứu): + Nĕm 2006: Tốt nghiệp Trường Đại học Thương mại + Nĕm 2009: Tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội - Hiện nay đang là giảng viên khoa Kinh tế, Trường Đại học Sao Đỏ - Lĩnh vực quan tâm: Quản trị kinh doanh, khách sạn - du lịch, lữ hành... - Email: huongvudhsd20102014@gmail.com - Điện thoại: 0977244097 Nguyễn Thị Huế - Tóm tắt quá trình đào tạo, nghiên cứu (thời điểm tốt nghiệp và chương trình đào tạo, nghiên cứu): + Nĕm 2011: Tốt nghiệp Trường Đại học Thương mại + Nĕm 2013: Tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Quản lý kinh tế, Trường Đại học Thương mại - Hiện nay đang là giảng viên khoa Kinh tế, Trường Đại học Sao Đỏ - Lĩnh vực quan tâm: Quản trị kinh doanh, khách sạn - du lịch, lữ hành... - Email: ng.huetoan@gmail.com - Điện thoại: 0984152429

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnganh_du_lich_viet_nam_trong_boi_canh_cach_mang_cong_nghiep.pdf