Khi dùng Visual Basic ta có thể thiết kế giao diện của chương trỡnh rất đa dạng, phong phú và thân thiện với người sử dụng vỡ nú cú thể giao lưu với rất nhiều các ứng dụng khác.
Chớnh vỡ những ưu điểm nổi bật như trên của Visual Basic mà em đó chọn Visual Basic để viết chương trỡnh này.
Một số nhược điểm của Visual Basic
Ngoài những ưu điểm trờn của Visual Basic thỡ Visual Basic cũng tồn tại một số nhược điểm nhất định sau:
Tổng số điều khiển: Số điều kiển tối đa cho phộp trờn một biểu mẫu duy nhất tuỳ thuộc vào loại điều khiển được dùng và các tài nguyên hiện có. Tuy nhiên, có một giới hạn cố định là 254 tờn của điều khiển trờn một biểu mẫu. Một mảng điều khiển chỉ tớnh là một đối với giới hạn này bởi vỡ tất cả cỏc phần tử trong một mảng dựng cựng một tờn.
23 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1357 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ngành sành sứ thuỷ tinh Việt Nam và cễng ty xuất nhập khẩu sành sứ thuỷ tinh Vinaceglass 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Ngành nghề gốm sứ thuỷ tinh nói riêng và ngành thủ công mỹ nghệ nói chung là một ngành nghề truyền thống của nhân dân ta .Nó được hình thành cùng với sự phát triển của cây lúa nước . Đây là một ngành thu hút nhiều lao động chân tay . Sản phẩm của ngành này thể hiện trình độ khéo léo của người thợ khắc hoạ trên đó những nét văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, đem hình ảnh Việt Nam đi khắp năm châu bốn biển .
Hiện nay đây là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực cuả chúng ta , nó đóng góp một phần thu ngoại tệ tương đói lớn phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước . Với những tiềm năng và vai trò như vậy , sau quá trình thực tập tại công ty xuất nhập khẩu sành sứ thuỷ tinh Việt Nam, dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo THs Nguyễn Văn Thư cùng các cô chú , anh chị tại công ty tôi xin mạnh dạn đề xuất giải pháp ứng dụng tin học dối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá của công ty Vinaceglass.
PHẦN I
NGÀNH SÀNH SỨ THUỶ TINH VIỆT NAM VÀ CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU SÀNH SỨ THUỶ TINH VINACEGLASS
I. KHÁI QUÁT VỀ MẶT HÀNG SÀNH SỨ THUỶ TINH VIỆT NAM NÓI RIÊNG VÀ NGÀNH THỦ CÔNG MỸ NGHỆ NÓI CHUNG
1. Khái quát chung về ngành sành sứ thuỷ tinh Việt Nam nói riêng và ngành thủ công mỹ nghệ nói chung
Lịch sử dân tộc chỉ ra rằng, đất nước chúng ta là một nước nông nghiệp nhiệt đới, tỷ lệ nông nghiệp chiếm 70%, trong đó không thể không kể đến các làng nghề thủ công truyền thống. Các nghề thủ công truyền thống vốn có từ lâu đời, gắn liền với sự ra đời và phát triển của các vùng, các làng nghề trên phạm vi cả nước. Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường, việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nước ta ngày càng phát triển với điều kiện thuận lợi .Nhu cầu về hàng thủ công mỹ nghệ trong thị trường trong nước và thị trường nước ngoài ngày càng tăng theo mức cải thiện đời sống dân cư và sự phát triển của các mối quan hệ thương mại, giao lưu văn hoá giữa các nước. Sự mở rộng cuả các hoạt động du lịch trong nước và quốc tế cũng tạo cơ hội cho sự phát triển sản xuất và lưu thông các mặt hàng thủ công mỹ nghệ .
Hàng thủ công mỹ nghệ ngày nay đã có ở gần 100 nước, khắp châu lục trên thế giới.Thị trường xuất khẩu hàng này trong mấy trục năm qua có những thăng trầmcó khi thuận lợi có khi khó khăn, nhưng cho đến những năm gần đây đã có nhiều đổi mới theo nghị quyết đại hội IX “ thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở đa phương hoá đa dạng hoá các quan hệ quốc tế.
2. Đặc điểm của ngành gốm sứ thuỷ tinh Việt Nam
Hàng gốm sứ thuỷ tinh Việt Nam chủ yếu sản xuất quy mô vừa và nhỏ (kể cả của cơ sở của nhà nước và tư nhân) .Do đó tính chất của ngành hàng này là chủ yếu làm bằng tay, tỷ lệ máy móc rất ít, trọng lượng nặng thể tích lớn, khó đóng gói, bảo quản và vận chuyển .Trong khi đó, giá trị sản phẩm lại không cao. Chính do các đặc điểm đó nên việc sản xuất kinh doanh gốm sứ thuỷ tinh gặp nhiều khó khăn và chi phí vận chuyển thường chiếm tỷ lêj khá cao trong giá thành sản phẩm .Mặt khác để có được các sản phẩm tốt đáp ứng được nhu cầu của thị trường thì việc sản xuất các vật liệu này không đòi hỏi công nghệ hiện đại mà cần có nguồn nguyên vật liệu như cát trắng cho sản xuất thuỷ tinh, Đất sét, Cao lanh cho sản xuất gốm... cùng nhiều nguyên liệu phụ trợ khác .Chính điều này, nên mặt hàng gốm sứ thuỷ tinh tuy rất độc đáo nhưng năng xuất chưa cao chất lượng chưa đồng đều.
Để khắc phục những hạn chế đó, công tác phát triển khai thác và chế biến nguyên liệu phục vụ cho ngành sản xuất rất được coi trọng .Thông thường để giảm gía thành sản phẩm, giảm chi phí vận chuyển các thành phẩm, tránh các rủi ro đổ vỡ trong quá trình vận chuyển. Các nhà máy sành sứ thường được bố trí một cách hợp lý gần với nơi tiêu thụ và gần nguồn nguyên vật liệu .
II.GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU SÀNH SỨ THUỶ TINH VIỆT NAM .
1.Khái quát về công ty :
Công ty xuất nhập khẩu sành sứ thuỷ tinh Việt Nam được thành lập theo quyết định số 781 CNn/TCNĐ ngày 14/08/1993 cảu bộ công nghiệp nhẹ .Công ty là doanh nghiệp nhà nước đầu tư vốn với tư cách là chủ sở hữu, có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập có tài khoản ngân hàng Việt Nam .
Tên gọi : công tỹ suất nhập khẩu sành sứ thuỷ tinh Việt Nam.
Tên giao dịch quốc tế : The Vietnam Ceramics and Glass Corporation .
Viết tắt :VINACEGLASS
Trụ sở chính :20_24 Nguyễn Công Trứ quận I TPHCM.
Điện thoại :088290920_0889092
Telex :848290768
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển:
Công ty xuất nhập khẩu thuỷ tinh công nghệ được tiếp quản từ công ty tạp phẩm trực thuộc bộ công nghiệp nhẹ, sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước .
Công ty này được thành lập vào năm 1976 với tên Tổng Công Ty Sành Thuỷ Tinh Việt Nam .Công ty bao gồm 6 nhà máy ở Miền Nam và 7 nhà máy ở Miền Bắc .
Sau đó, theo nghị định 302/CP ban hành vào ngày 01-12-87 của HĐCP .Tổng công ty Sành Sứ Thuỷ Tinh trở thành liên hiệp các Xí Nghiệp Sành Sứ Thuỷ Tinh
Tháng 10-1994 Tổ chức liên hiệp các xí nghiệp được chia thành hai liên hiệp .Liên hiệp sản xuất khu vực I và liên hiệp khu vực II với mục đích phân cấp quản lý .Ngày 22-3-1991 theo nghị định 27/HĐBT hai liên hiệp xí nghiệp I và II được sát nhập trở lại thành liên hiệp sản xuất, xuất nhập khẩu sành sứ thuỷ tinh công nghệ .
Đến ngày 10-07-1993 theo quyết định bộ trưởng bộ công nghiệp nhẹ thì liên hiệp sản xuất sành sứ thuỷ tinh chuyển thành công ty Xuất nhập khẩu sành sứ thuỷ tinh nhằm giúp công ty chủ động trong sản xuất để có điều kiện đứng vững và phát triển mạnh trong cơ chế thị trường đầy biến động.\
1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn .
Ban đầu chức năng của công ty là kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng thuộc ngành gốm sứ, thuỷ tinh sản xuất tại Việt Nam và nhập khẩu, bán lại cho nội địa các loại nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất trong nước .Khi đó quy mô của công ty chỉ ở mức vài tỷ đồng, quy mô lao động chưa đến 100 người.
Sau này, cùng với quá trình phát triển chung trong ngành công nghiệp Việt Nam, sự phát triển trong ngành công nghiệp gốm sứ, thuỷ tinh đã tạo cơ hội thuận lợi thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tại công ty, mở rộng lĩnh vực và loại hình kinh doanh ở công ty .Từ năm1995 công ty không chỉ đơn thuần kinh doanh xuất nhập khẩu mà công ty còn tiến tới thực hiện việc nhận làm đại lý độc quyền cho các công ty kinh doanh nguyên liệu, máy móc trong nghành gốm sứ, thuỷ tinh .Và năm 1999 công ty nhận thực hiện dự án chuyển giao công nghểan xuất gốm (công nghệ là nung Gas ) cấp quốc gia với chính phủ Đức vì thực hiệ chuyển giao lại cho các công ty sản xuất gốm sứ trong nước .Từ đó, quy mô của công ty đã lên 100 tỷ đồng doanh thu một năm, số lao động tăng nhanh, hiện nay lên đến 148.
Công ty đã xây dựng và thành lập mới chi nhánh Hà Nội, Đồng An, Bình Dương, Chí Linh, trong năm 2001 là Hưng Yên .Có mối quan hệ rộng rãi với nhiều doanh nghiệp có mặt hàngkinh doanh liên quan.
Hiện nay, công ty được biết đến như là một doanh nghiệp kinh doanh hàng đầu, có uy tín lớn trong ngành kinh daonh nguyên liệu sản xuất gốm sứ thuỷ tinh trong nước cũng như trung tâm thu mua và xuất khẩu gốm sứ lớn ở Việt Nam đối vớ khách nước ngoài .Do vậy, công ty đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của ngành sản xuất gốm ở Việt Nam, đặc biệt ở phía Nam.
Quyền hạn và nhiệm vụ của công ty
Tổ chức xuất nhập khẩu, sản xuất kinh doanh và hoạt động dịch vụ ngành sành sứ thuỷ tinh theo đúng nội dung được nhà nước cho phép .
Trực tiếp nhận vốn, bảo toàn vốn và phát triển vốn, thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước .
Thực hiện phan phối theo kết quả lao động, chăm lo và không ngừng cải thiện điều kiện làm việc, đời sống vật chất tinh thần, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ cho công nhân viên công ty.
Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ môi truờng, làm tròn nhiệm vụ quốc phòng .
Hoạt động xuất khẩu của công ty :
Gốm sứ mỹ nghệ, thạch cao mỹ nghệ .
Thuỷ tinh mỹ nghệ .
Gia công silicat cục .
Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ như : lư đồng, da sừng, đồng xi mạ, hàng may mặc ....
Hoạt động nhập khẩu của công ty :
Các nguyên liệu
Gạch chịu lửa
Men màu (dạng bột, dạng lỏng)
1.3.Qui mô của công ty :
Công ty Vinaceglass là doanh nghiệp nhà nước hoạt động độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu .Công ty có bốn công ty trực thuộc:
Chi nhánh công ty sành sứ thuỷ tinh Việt Nam đặt tại 18 Phạm Đình Hồ, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Nhà máy thuỷ tinh Chí Linh .
Nhà máy thuỷ tinh Đồng An .
Hiện nay công ty đang tiến hành dự án xây dựng chi nhánh của công ty tại Hưng Yên .
2.Sơ đồ và cơ cấu tổ chức của công ty :
2.1 Sơ đồ :
Bảng 1: Sơ đồ tổ chức của công ty
Nguồn :Bản giới thiệu về công ty
Phòng
tổ chức hành chính
Tổng giám đốc
Trụ sở chính ở Thành Phố Hồ Chí Minh
Giám đốc điều hành
Giám đốc điều hành
Giám đốc điều hành
Phòng kế toán
Phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu
Phòng giao nhận
Phòng kỹ thuật
Chi nhánh Hà Nội
Chi nhánh Chi Linh
Chi nhánh
Đồng An
Phòng xuất khẩu
3.Chức năng nhiệm vụ từng phòng ban:
3.1Phòng tổ chức hành chính :
Phòng tổ chức hành chính gồm có 8 nhân viên chịu sự quản lý của giám đốc điều hành với các nhiệm vụ và chức năng sau :
Tham mưu cho giám đốc về bộ máy kinh doanh, bố chí nhân sự .
Quản lý lao động, tiền lương cũng như các chế độ liên quan đến lao động, đảm bảo quyền lợi cho người lao động .
Thực hiện lưu trữ tài liệu, quản lý công văn, giấy tờ, sổ sách hành chính và dấu của công ty .
Xây dựng lịch công tác .
Ký kết hợp đòng lao đọng .
Tổ chức hội nghị giao dịch với khách hàng .
3.2.Phòng kế toán :
Phòng kế toán có 6 nhân viên hoạt động với chức năng và nhiệm vụ sau :
Tham mưu cho ban giám đốc tất cấcc hoạt động kinh tế phát sinh trong kỳ, giúp choban giám đốc thấy rõ tình hình tài chính của đơn vị, thấy được tình hình chi tiêu trong kỳ, tiến độ thực hiện kinh doanh của đơn vị, hiệu quả đem lại trong từng thương vụ, từng thời kì, thấy được tình hình sử dụng vốn, tình hình thanh toán công nợ của công ty ....
Tổ chức ghi chép các số liệu phát sinh
Lưu trữ các số liệu liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu của công ty .
Tổ chức thanh toán với ngân hàng, cơ quan tài chính, cơ quan thu .
Thực hiện các chế độ thống kê và báo cáo theo các mẫu biểu qui định nộp trong kỳ .
3.3.Phòng nghiệp vụ xuất khẩu :
Phòng nghiệp vụ gồm 5 nhân viên hoạt động với chức năng và nhiệm vụ sau
Chịu trách nhiệm làm thủ tục xuất nhập khẩu, chứng từ phục vụ cho việc ký hợp đồng .
Chịu trách nhiệm đàm phán, soạn thảo, giao dịch ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu khẩu .
Giao dịch với ngân hàng, thanh toán quốc tế .
Giao dịch với khách hàng .
3.4 Phòng giao nhận:
Phòng giao nhận có 9 nhân viên thực hiện chức năng và nhiệm vụ sau :
Hỗ trợ phòng nghiệp vụ xuất khẩu về lĩnh vực kỹ thuật cũng như tham gia nghiên cứu thị truờng, tìm kiếm khách hàng .
Thí nghiệm nghiên cứu thành phẩm cũng như đáp ứng được nhu cầu thị trường...
Thực hiện các thí nghiệm, tìm tòi các nguyên liệu mới cung cấp cho các nhà sản xuất gốm sứ, thuỷ tinh trong nước .
Tham mưu, tư vấn kỹ thuật cho khách hàng.
3.5 Chi nhánh Đồng An :
Mới được thành lập năm 1999 tại khu công nghiệp Đồng An, gồm 26 nhân viên .Nhà máy chịu sự quản lý trực tiếp của văn phòng TP HCM, có thể xem đây là cơ sở kho bãi tập trung, tập kết các mặt hàng phục vụ xuất khẩu cũng như nơi tập trung hàng hoá nhhập khẩu chờ bán nội địa.Đây còn là nơi lắp đặt các lò Gas cho các nhà sản xuất nội địa .Là nơi quản lý hoạt động cho thuê là Gas
Quản lý việc sản xuất đất sét Trúc thôn và điều phối nhân viên lắp giáp lò Gas mỗi khi có hoá đơn đặt suspend.
3.6 .Chi nhánh Hà Nội :
Thành lập sau chi nhánh Đồng An, gồm 10 nhân viên, thực hiện các chức năng và nhiệm vụ sau:
Là đầu mối thu gom hàng xuất khẩu.
Phân phối hàng gốm sứ.
3.7 Chi nhánh nhà máy thuỷ tinh Chi Linh
Thành lập đồng thời với chi nhánh Hà Nội, gồm 30 người với chức năng nhiệm vụ sau:
Là đầu mối thu gom hàng xuất khẩu
Quản lý hoạt động cho thuê lò Gas
Phân phối hàng gốm sứ.
3.8 Phòng xuất khẩu :
Phòng xuất khẩu gồm 8 nhân viên, hoạt động với chức năng, nhiệm vụ sau :
Vạch phương hướng kinh doanh trong thời gian tới, đề xuất những nhóm hàng, những ngành hàng mang chiến lược lâu dài trong hiện tại và trong tương lai .
Nghiên cứu nhu cầu thị trường để tìm kiếm khách hàng đầu vào cũng như đầu ra .
Tham gia hội trợ triển lãm trong và ngoài nước để tìm đối tác xuất khẩu .
PHẦN II
HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 1995 ĐẾN NAY VÀ HƯỚNG ỨNG DỤNG TIN HỌCVÀO QUẢN LÝ
1.Vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu
1.1Vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu
Trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, nhu cầu về vốn là rất cao, nó góp phần giúp chúng ta nhập khẩu máy móc kỹ thuật, bí quyết công nghệ, bằng sáng chế để thực hiện chủ chương chính sách của Đảng và nhà nước đó là đi tắt đón đầu, rút ngắn thời gian công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, biến nước ta thành nước công nghiệp vào năm 2020.
Xuất khẩu làm cho phát triển sản xuất trong nước, tăng lượng sản phẩm tiêu thụ .Đặc biệt là sản phẩm thủ công mỹ nghệ một ngành thu hút nhiều lao động, do đó xuất khẩu sẽ giúp làm giảm tỷ lệ thất nghiệp.
Ngoài ra xuất khẩu còn thể hiện nét độc đáo sản phẩm của chúng ta, đem sản phẩm của chúng ta giới thiệu với bạn bè quốc tế, làm tăng cường quan hệ giữa các nước, thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại, làm tăng nguần thu ngoại tệ cho đất nước.Điều này rất quan trọng do chúng ta đang thực hiện chiến lược công nghiệp.
Mặt khác đất nước ta là nước nông nghiệp, máy móc khoa học trang thiết bị hiện đại, bí quyết kỹ thuật, bằng phát minh sáng chế, kinh nghiệm quản lý của chúng ta còn kém .Nhập khẩu giúp chúng ta có được những thứ đó mà nhất thời chúng ta chưa thể làm ra hoặc làm ra nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu cao của thế giới .Tuy nhiên chúng ta cần xem xét nhập khẩu cái gì .Chúng ta nên nhập khẩu máy móc tiên tiến, khoa học hiện đại, bí quyết kỹ thuật, bằng phát minh sáng chế sao cho phù hợp với điều kiện của đất nước, chúng ta không nên nhập khẩu đồ xa xỉ phẩm tốn nhiều ngoại tệ của quốc gia .
2.Kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty từ năm 1995 đến nay .
2.1 Bảng doanh thu xuất khẩu theo thị truờng :
Bảng 2: Doanh thu xuất khẩu theo thị truờng
Nguần :giới thiệu tổng hợp về hoạt động xuất nhập khẩu của Vinaceglass.
Đơn vị tính :USD
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Pháp
1.297.413
593.321
172.958
195.850
1.505.189
1.768.500
1.765.500
Hồng kông
66.008
205.877
114.695
130.180
110.980
250.000
305.000
Nhật
42.908
283.124
114.139
125.175
130.978
320.000
450.550
Đức
115.292
96.930
120.523
170.680
200.000
750.000
807.960
Các nước khác
381.453
377.124
305.026
507.180
768.650
1.005.180
1.580.570
Tổng
1.363.421
1.556.376
827.341
1.129.070
2.733.797
4.093.680
4.939.880
Tăng so với năm 1995
100%
+1,14%
-0.39%
-0.17%
+2,005%
+3,002%
+3,62%
Qua bảng báo cáo doanh thu xuất nhập khẩu của công ty sành sứ thuỷ tinh Việt Nam từ 1995 đến 2001 .Ta thấy kim ngạch xuất khẩu của công ty từ năm 1995 đến năm 1998 là không đoòng đều, thậm chí còn giảm so với năm 1995là do công ty mới thành lậpnăm 1995 đang tập chung vào xây dựng nhà xưởng, hoàn chỉnh cơ sở vật chất, trong đó lại gặp phải khủng hoảng tài chính khu vựcvào năm1997, điều nàylàm cho công ty gặp không ít khó khăn .Từ năm 1998 đến năm 2001, sau khi hoàn thiện xong cơ sở vật chất, lắp giáp máy móc, thiết bị mới, thực hiện tốt công tác tìm kiếm thị trường và bạn hàng, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của công ty tăng mạnh từ 2 đến 3,6%so với năm 1995.Đạt được kết quả đó cũng đóng góp không nhỏ của hiệp định thương mại Việt Mỹ, nó mở ra một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam.
2.2 Doanh thu nhập khẩu theo thị trường của công ty:
Bảng 3: Doanh thu nhập khẩu theo thị trường
Nguồn :Giới thiệu tổng hợp về hoạt động xuất nhập khẩu của Vinaceglass.
Đơn vị tính:USD
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Singapore
1.428.23
1.937.68
2.504.47
2.156.87
2.337.15
2.117.18
2.481.37
Hồng kông
1.269.19
304.845
712.140
680.450
735.450
745.851
786.985
Nhật Bản
400.790
722.071
675.244
725.110
846.975
935.154
947.186
Malaysia
338.140
281.237
713.726
450.113
468.970
665.221
750.630
Đức
547.647
124.970
138.308
115.106
120.118
135.153
142.135
Đài Loan
671.417
656.894
683.702
548.135
750.613
860.758
786.755
Các nước khác
323.452
385.549
1.106.77
115.442
1.225.85
1.118.64
1.201.86
Tổng
4.978.87
4.413.25
6.489.36.
5.791.22
6.485.12
6.577.96
4.939.880
Tăng so với năm 1995
100%
-0,12%
+1.3%
+1.08%
+1.3%
+1.32%
+1.39%
Mặc dù công ty đã tái lập thành công ty xuất nhập khẩu sành sứ thuỷ tinh Việt Nam năm 1993, nhưng chỉ sau một vài năm họat động, kim ngạch nhập khẩu của công ty liên tục tăng .Ở đây không phải là công ty nhập tất cả cho mình mà công ty thực hiện chức năng nhà phân phối cho khách hàng nước ngoài và nhập khẩu uỷ thác nó chiếm đến 40% doanh thu nhập khẩu, công ty chỉ nhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên liệu phục vụ sản xuất.
Bảng tổng hợp về kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty:
Bảng 4:Kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty :
Nguồn : Giới thiệu tổng hợp về hoạt động xuất nhập khẩu của Vinaceglass
Kim ngạch xuất nhập khẩu
Xuất khẩu
Số tiền Tỷ trọng
Nhập khẩu
Số tiền Tỷ trọng
6.342.112
1.363.241 21.5%
4.978.871 78.5%
1996
5.969.628
1.556.367 26.1%
4.413.252 73.9%
1997
7.316.709
827.341 1.3%
6.489.368 88.7%
1998
6.920.299
1.129.070 16.3%
5.791.229 83.7%
1999
9.311.760
2.733.797 29.4%
6.485.127 70.6%
2000
10.671.643
4.093.680 38.4%
6.577.963 61.1%
2001
11.838.807
4.939.880 41.7%
6.898.927 58.3%
Qua bảng tổng hợp về hoạt động xuất nhập khẩu của công ty ta thấy kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty liên tục tăng .Mặc dù kim ngạch nhập khẩu chiếm một tỷ trọng lớn nhưng nó chỉ là những năm đầu những năm gần đây tỷ trọng của nó đã giảm dần, điều đáng mừng là kim ngạch xuất khẩu đã tăng dần về tỷ trọng cũng như giá trị góp phần tăng thu về ngoại tệ cho nhà nước .Một điều đáng chú ý là, công ty kinh doanh thương mại và nhập khẩu uỷ thác tương đối lớn chiếm đến 40%.
3.Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu :
Công ty chuyên xuất khẩu một loạt các loại sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc biệt là đồ gốm, đồ sứ, sản phẩm từ đất nung, đồ sành sứ, thuỷ tinh phục vụ cho trang chí nội thất và ngoại thất .
Cụ thể là các mặt hàng sau:
Gốm sứ mỹ nghệ
Thuỷ tinh mỹ nghệ
Gia công Silicat bạc
Lư đồng, da sừng, đồng xi mạ, hàng may mặc...
Ngoài ra công ty còn nhập khẩu một loạt các sản phẩm gốm sứ và các hoá chất tổng hợp, các nguyên vật liệu, thiết bị máy móc cho sản xuất sứ, ngói đĩa bát sứ, hàng thuỷ tinh và phục vụ các hàng khác.
Công ty cũng đứng ra làm nhà nhập khẩu uỷ thác, hoạt động này cho đến nay đã chiếm đến 40% doanh thu nhập khẩu.Tuy nhiên công ty đang có dự tính cắt giảm hoạt động nhập khẩu của chính mình .Sản phẩm nhập khẩu có thể kể đến: Các nguyên liệu, gạch chịu lửa, men màu (dạng bột, dạng lỏng..)
Hiện nay, công ty đang hoạt động như là đại lý độc quyền cho một số công ty hàng đầu trên thế giới, cung cápcác sản phẩm : nước đánh bóng, fritzs, các sản phấm sứ đặc biệt phục vụ cho nhiều ứng dụng, thạch cao, nhựa Epoxin để nặn khuôn.
4.Phương thức thanh toán áp dụng trong hoạt động xuất nhập khẩu của công ty:
4.1.Phương thức thanh toán áp dụng trong xuất khẩu :
Trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu, thì việc áp dụng hình thức thanh toán nào là rất quan trọng .Do đó là khâu cuối cùng của hợp đồng mua bán ngoại thương và do khoảng cách giữa người mua và người bán là rất xa, chi phí cho việc sửa chữa nếu có là rất lớn .Chọn phương thức thanh toán nào còn có ý nghĩa bảo vệ quyền lợi của ta sau khi bán hàng, và còn thể hiện quan hệ bạn hàng lâu dài giữ các bên đối tác .Để đảm bảo quyền lợi của bản thân mình khi xuất khẩu cũng tăng khả năng cạnh tranh với các công ty khác, vừa là thích ứngvới các loại khách hàng khác nhau công ty đã áp dụng hầu hết các phương thức thanh toán quốc tế như :TT, TTR, L/C, D/A, D/P,...
cũng có thể áp dụng một số phương thức với nhau.
4.2Phương thức thanh toán áp dụng trong nhập khẩu :
Đối với các hãng uỷ thác, công ty cho phép thời hạn tín dụng là từ 60 đến 90 ngày, từ ngày ghi trong vận đơn. Đối với các nhà sản xuất gốm sứ lớn, công ty cho hưởng 30 đến 45 ngày tín dụng kể từ ngày giao hàng.
PHẦN III
LỰA CHỌN MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG
I.Môi trường vật lý của hệ thống
1.1Môi trường làm việc :
Hệ thống chương trình quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu được xây dựng với mục đích cài đặt trên mạng máy tính tại các phòng trong công ty Vinaceglass , hỗ trợ một số lượng người sử dụng vừa phải. Vì vậy về phần cứng hệ thống cần có một mạng máy tính nhỏ, có thể được xây dưng trên hệ thống mạng cục bộ Lan hay Intranet..
1.2 Môi trường hệ điều hành:
Để sử dụng chương trình người sử dụng có thể cài đặt trên hệ điều hành đơn giản khác như: Window95, Window98, Window2000... mà vẫn thực hiện được đầy đủ các yêu cầu của hệ thống chương trình.
1.3 Môi trường Cơ Sở Dữ Liệu:
Về hệ quản trị cơ sở dữ liệu (CSDL) sử dụng trong hệ thống quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu tôi quyết định sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access của hãng MicroSoft. Do qui mô của hệ thống không lớn, số lượng thông tin phải xử lý nhỏ. Hệ quản trị CSDL Access nhỏ gọn, dễ cài đặt, không đòi hỏi một server mạnh. Microsoft Access cung cấp các nhiều các đối tượng cho phép biểu thị và điều khiển dữ liệu như: Form, Report, Control. Đồng thời Microsoft Access cho phép sử dụng các đối tượng đến từ các nguồn khác nhau, thực hiện các chức năng khác nhau theo một cách thức như nhau. Trong đó có các đối tượng Data Acces Object(DAO. đối tượng truy cập dữ liệu) của Microsoft DAO, gồm có một tập hợp các đối tượng khá mạnh như: TableDef, QueryDef, RecordSet.. cho phép định cấu trúc và thao tác với cơ sở dữ liệu. Đồng thời MicroSoft Access cho phép thao tác với CSDL dưới dạng các câu lệnh SQL. Trong đó Ngôn Ngữ Hỏi Có Cấu Trúc (SQL) là một ngôn ngữ phi thủ tục, cho phép thao tác với các CSDL chuẩn một cách dễ dàng.
1.4 Môi trường thiết kế giao diện và lập trình.
Visual Basic được xem là một công cụ phát triển phần mềm. Đã gần
mười năm, Visual Basic quả không hổ danh là một ngôn ngữ lập trình phổ dụng nhất trên Thế Giới hiện nay. Nhưng tất cả những tuyên bố này là về cái gì ? Chính xác Visual Basic là gì và nó giúp gì cho ta ?
Vâng, Bill Gates đã mô tả Visual Basic như một “công cụ vừa dễ lại vừa mạnh để phát triển các ứng dụng Windows bằng Basic”. Điều này dường như chưa đủ để minh chứng cho tất cả những phô trương trên, trừ khi bạn hiểu ra rằng hiện đang có hàng chục triệu người dùng Microsoft Windows.
Visual Basic 2.0 đã từng nhanh hơn, mạnh hơn và thậm chí dễ dùng hơn Visual Basic 1.0. Visual Basic 3 bổ sung các cách thức đơn giản để điều khiển các cơ sở dữ liệu mạnh nhất sẵn có. Visual Basic 4 lại bổ sung thêm phần hổ trợ phát triển 32 bit và bắt đầu tiến trình chuyển Visual Basic thành một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng đầy đủ. Visual Basic 5 đã bổ sung khả năng tạo các tập tin thi hành thực sự, thậm chí có khả năng tạo các điều khiển riêng. Và giờ đây, Visal Basic 6.0 bổ sung một số tính năng ngôn ngữ đã được mong đợi từ lâu, tăng cường năng lực Internet, và cả các tính năng cơ sở dữ liệu mạnh hơn. Quả thật, Visual Basic đã trở thành mạnh nhất và trôi chảy nhất chưa từng thấy.
Mặc khác, lợi điểm khi dùng Visual Basic chính là ở chỗ tiết kiệm thời gian và công sức so với các ngôn ngữ lập trình khác khi xây dựng cùng một ứng dụng.
Visual Basic gắn liền với khái niệm lập trình trực quan ( Visual ), nghĩa là khi thiết kế chương trình, ta nhìn thấy ngay kết quả qua từng thao tác và giao diện khi chương trình thực hiện. Đây là thuận lợi lớn so với các ngôn ngữ lập trình khác, Visual Basic cho phép ta chỉnh sửa đơn giản, nhanh chóng màu sắc, kích thước, hình dáng của các đối tượng có mặt trong ứng dụng.
Một khả năng khác của Visual Basic chính là khả năng kết hợp các thư viện liên kết động DLL (Dynamic Link Library). DLL chính là phần mở rông cho Visual Basic tức là khi xây dựng một ứng dụng nào đó có một số yêu cầu mà Visual Basic chưa đáp ứng đủ, ta viết thêm DLL phụ trợ.
Khi viết chương trình bằng Visual Basic, chúng ta phải qua hai bước :
Thiết kế giao diện (Visual Programming)
Viết lệnh (Code Programming)
Về giao diện, Visual Basic cung cấp cho chúng ta rất nhiều công cụ đa dạng cho phép thiết kế, chỉnh sửa nhanh chóng màu sắc, hình dáng, kích thước của các đối tượng trong hệ thống. Với hệ thống công cụ, thực đơn phong phú, nó cho phép người dùng chỉ qua một vài thao tác kéo thả (drap and drop) là có thể tạo dựng giao diện của hệ thống, tiết kiệm đáng kể thời gian và công sức so với các ngôn ngữ khác.
Về lập trình, Visual Basic là một công cụ lập trình window đầy năng lực, nó cho phép phát triển hệ thống trình ứng dụng của Windows một cách toàn diện và trọn gói. Ngôn ngữ lâp trình Visual Basic cho phép truy xuất dữ liệu từ nhiều hệ quản trị CSDL khác nhau như: SQL Server, Orcale, Access.., hỗ trợ phát triển ứng dụng client/server. Visual Basic còn cung cấp cho ta các đối tượng dữ liệu ActiveX (ActiveX Data Object - ADO), cho phép kết nối CSDL của máy để bàn hoặc môt máy chủ chứa CSDL từ xa, đồng thời có thể truy nhập được nhiều kiểu dữ liệu đặc biệt như thư điện tử..
Đặc biệt, Visual Basic cho phép tích hợp chặt chẽ các sản phẩm phần mềm khác của Microsoft trong đó có Microsoft Access, là một hệ quản trị CSDL mà tôi sử dụng trong hệ thống. Do đó, nó có thể đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của môt chương trình quản lý CSDL, tạo môi trường giao tiếp thân thiện giữa người và máy.
Ngoài ra Visual Basic còn một số ưu điểm cụ thể sau:
Làm cho cơ sở dữ liệu dễ bảo trì hơn.
Khi dùng Visual Basic, ta có thể tạo ra các hàm theo ý mình để tính ra một giá trị theo những công thức hay qui trình phức tạp.
Báo lỗi hay xử lý lỗi theo ý mình: Visual Basic có thể giúp ta phát hiện lỗi của người dùng, hiện ra những thông báo dễ hiểu (bằng tiếng Việt) và đôi khi có thể tự động sửa lỗi.
Tạo và điều khiển các đối tượng: dùng Visual Basic, ta có thể điều khiển tất cả các đối tượng trong cơ sở dữ liệu và cả bản thân cơ sở dữ liệu nữa.
Khi dùng Visual Basic ta có thể thiết kế giao diện của chương trình rất đa dạng, phong phú và thân thiện với người sử dụng vì nó có thể giao lưu với rất nhiều các ứng dụng khác.
Chính vì những ưu điểm nổi bật như trên của Visual Basic mà em đã chọn Visual Basic để viết chương trình này.
Một số nhược điểm của Visual Basic
Ngoài những ưu điểm trên của Visual Basic thì Visual Basic cũng tồn tại một số nhược điểm nhất định sau:
Tổng số điều khiển: Số điều kiển tối đa cho phép trên một biểu mẫu duy nhất tuỳ thuộc vào loại điều khiển được dùng và các tài nguyên hiện có. Tuy nhiên, có một giới hạn cố định là 254 tên của điều khiển trên một biểu mẫu. Một mảng điều khiển chỉ tính là một đối với giới hạn này bởi vì tất cả các phần tử trong một mảng dùng cùng một tên.
Giới hạn trên chỉ mục cảu mảng điều khiển là từ 0 đến 32767 đối với tất cả các phiên bản.
Nếu ta xếp chồng các điều khiển lên nhau, như là sử dụng một vài điều khiển khung lồng nhau, Visual Basic nói chung chỉ chấp nhận không nhiều hơn 25 lớp.
Hạn chế của đề án: Một đề án duy nhất có thể chứa lên đến 32000 định danh, bao gồm không hạn chế các biểu, điều khiển, mô-đun, biến, hằng, thủ tục, hàm và đối tượng. Tên biến trong Visual Basic có thể không dài hơn 255 ký tự, và tên biểu mẫu (form), điều khiển, mô-đun và lớp không thể dài hơn 40 ký tự. Visual Basic không hạn chế số lượng thực sự các đối tượng riêng biệt trong một đề án.
Hạn chế của điều khiển: Mỗi một điều khiển không phải đồ hoạ (nghĩa là tất cả các điều khiển hình dạng, đoạn thẳng, điều khiển ảnh và nhãn) sử dụng một cửa sổ. Mỗi một cửa sổ sử dụng tài nguyên hệ thống nên nó hạn chế số cửa sổ tồn tại ở một thời điểm. Giới hạn chính xác tuỳ thuộc vào tài nguyên hệ thống hiện có và loại điều khiển đang sử dụng.
Để giảm sự tiêu tốn tài nguyên hệ thống, dùng các điều khiển hình ảnh, đoạn thẳng, nhãn và điều khiển ảnh thay cho các điều khiển hộp hình để tạo hoặc hiển thị đồ hoạ.
KẾT LUẬN
Mặc dù em đã thực hiện công việc phân tích đánh giá hoạt động của công ty Vinaceglass cẩn thận, song việc đưa ra phần ứng dụng tin học vào quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu chỉ là giải pháp của bản thân, nó còn rất nhiều hạn chế, rất mong thầy, cô cùng các bạn cho ý kiến đóng góp.
Em xin chân thành cảm ơn !
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC629.doc