Nghệ thuật dù kê và sự giao thoa với các loại hình sân khấu của các quốc gia Đông Nam Á

Tóm lại, văn hóa của người Khmer Nam Bộ đã được hình thành từ lâu đời, là kết quả của sự kết tinh, kế thừa của những nền văn hóa khác nhau nên vừa đa dạng vừa phong phú. Người Khmer khéo léo tiếp thu tinh hoa của các dân tộc khác để tạo ra những diện mạo mới, mang sắc thái độc đáo riêng. Người Khmer Nam Bộ sinh sống đông đảo nhất là ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, việc phát triển văn hóa ở đây cũng góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của nền văn hóa Nam Bộ. Trong đó, Dù kê là loại hình nghệ thuật cần được bảo tồn và phát triển.

pdf5 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 540 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghệ thuật dù kê và sự giao thoa với các loại hình sân khấu của các quốc gia Đông Nam Á, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc” Soá 13, thaùng 3/2014184 Soá 13, thaùng 3/2014 185 với các tộc người khác và cũng trống lúa nước, nhưng với hình thức sống tập trung trong phum sróc, người Khmer vẫn bảo lưu được bản sắc văn hóa vốn có. Mỗi phum sróc của người Khmer không thể thiếu ngôi chùa, nơi thờ Phật, gửi cốt tổ tiên mà còn là nơi bảo tổn thư tích cổ, là trung tâm văn hóa giáo dục. Trong một môi trường văn hóa được bảo tồn chặt chẽ như vậy, người Khmer có điều kiện phát huy loại hình nghệ thuật đại chúng như Dù kê. Các quy chuẩn nghệ thuật sẵn có với những motif ổn định cho phép việc thiết kế sân khấu, đạo cụ bằng bàn tay nghiệp dư. Nếu Rô băm đòi hỏi diễn viên múa chuyên nghiệp, tổ chức sân khấu quy phạm và phức tạp thì với bản chất không chuyên cho phép nghệ thuật Dù kê sống trong đời sống người Khmer Tây Nam Bộ. Biểu hiện sinh động nhất là nguồn diễn viên có thể được huy động từ một phum sróc nào đó. Và thế là trong vài đêm có cô thôn nữ chăm trồng hành, trồng cải đã sống đời hoàng hậu giữa cung đình. Còn người nông dân giỏi cày cấy đã thành hoàng tử nhiều quyền phép sẵn sàng vượt hiểm nguy để đón nhận sự trầm trồ thán phục từ khán giả. Lễ hội đóng một vai trò quan trọng trong đời sống người Khmer. Mỗi năm, người Khmer tổ chức khoảng 22 lễ hội Phật giáo và tín ngưỡng dân gian chưa kể số lễ tết theo phong tục tập quán cổ truyền. Các lễ hội dân gian trước là để làm phước như cách gọi Bean của người Khmer, sau là cơ hội để thỏa sức múa hát và bao giờ cũng phải có A day, Rô băm, Dù kê. Ngoài những lễ hội cố định hành năm như Phật Đản, nhập hạ, xuất hạ, dâng y, đắp núi cát, đặt cơm vắt, Cũng có những lễ hội vài năm mới tổ chức một lần như Bean Chol Sama. Hệ thống lễ hội dày đặc đã lưu giữ vững chắc bản sắc văn hóa Khmer. Vì lời nhắc nhở ngàn đời luôn được gửi trong những âm sắc rực rỡ, trong những nghi thức cổ truyền trang trọng và trong những vở Dù kê mà quá khứ dân tộc luôn ẩn hiện sau những tuồng tích ngợi ca nhân nghĩa và niềm tin vào cái thiện Là một dân tộc sùng bái đạo Phật, người Khmer đưa luật nhân quả vào hầu hết các vở diễn. Như vở Hoàng tử Linh Thum, nhân vật có nhiều loại người, loại thú, nhiều tình tiết đan xen nhưng vẫn lấy tư tưởng Phật giáo làm chủ đạo để cuối cùng dù khó khăn trắc trở đến mấy thì thiện vẫn thắng ác đúng như sự chờ đợi của người xem. 3. Kết luận Là những cư dân lâu đời ở Đồng bằng sông Cửu Long, người Khmer Nam Bộ trong suốt hành trình lịch sử của mình đã không ngừng dung nạp các yếu tố văn hóa từ Ấn Độ, người Kinh, người Hoa để hình thành một nét văn hóa rất riêng thậm chí khác biệt với những nét văn hóa ở Campuchia mà nghệ thuật Dù kê là một minh chứng. Dù kê ra đời từ nhu cầu thiết thực của người bình dân. Họ muốn truyền tải tình cảm, tâm sự, ước mơ của mình vào các vở diễn. Nhiều yếu tố từ sân khấu, diễn xướng, nhạc cụ, đến diễn viên, đều mang đậm sắc thái dân gian. Cũng từ thực tế sinh động, phong phú và đa dạng đó nên việc bảo tồn gìn giữ và phát triển loại hình nghệ thuật thuật đặc sắc này hiện cũng gặp không ít trở ngại. Cần lắm những công trình lí luận nghiên cứu chuyên sâu hoàn chỉnh về Dù kê, song song với đó là những chính sách hợp lí để truyền dạy, gìn giữ giá trị văn hóa nghệ thuật đặc sắc này của đồng bào dân tộc Khmer. Tài liệu tham khảo Chu Xuân Diên. 2002. Văn hóa dân gian và những biến đổi văn hóa – xã hội hiện nay in trong Văn hóa dân gian và sự phát triển văn hóa đô thị. NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội. Hoàng Phê. 1994. Từ điển Tiếng Việt. NXB Giáo dục. Hà Nội. Nhiều tác giả. 1977. Kỷ yếu Hội nghị khoa học chuyên đề: Mối quan hệ giữa diễn xướng dân gian và nghệ thuật sân khấu. Viện Nghệ thuật - Bộ Văn hóa. Hà Nội. Nguyễn Hằng Phương. 2010. Diễn xướng ca dao theo dòng thời gian. Tạp chí Nghiên cứu văn học. số 6. Tô Ngọc Thanh. 2007. Trình diễn sân khấu dân gian Việt Nam in trong Ghi chép về văn hóa và âm nhạc. NXB. Khoa học xã hội. Hà Nội. Trần Minh Thương. 2012. Nghệ thuật hát Dù kê của người Khmer Sóc Trăng, Văn hóa Phật giáo. ngày 15 tháng 6 năm 2012. Trần Minh Thương. 2013. Văn hóa dân gian phi vật thể của người Khmer Sóc Trăng. Công trình đạt giải Ba của Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam. NGHỆ THUẬT DÙ KÊ VÀ SỰ GIAO THOA VỚI CÁC LOẠI HÌNH SÂN KHẤU CỦA CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á Tài Lê Khanh 1 Tóm tắt Bài viết giới thiệu khái quát những điểm chung của nền nghệ thuật Đông Nam Á và một số loại hình sân khấu truyền thống tiêu biểu của Đông Nam Á. Trên cơ sở đó, bước đầu tìm hiểu những nét giao thoa giữa nghệ thuật Dù kê Khmer Nam Bộ và các loại hình nghệ thuật sân khấu Đông Nam Á. Từ khóa: tính độc nhất của sân khấu Dù kê, loại hình nghệ thuật đặc biệt, sân khấu truyền thống của đồng bào Khmer Nam Bộ, nghệ thuật âm nhạc truyền thống - dàn dựng biểu diễn. Abstract This paper is to introduce general points between the art of Southeast Asia and some typical types of traditional theatre of Southeast Asia. On that basis, this paper is also to find out interference between Southern Khmer Du ke and Southern Asia art. Keys work: the unique of Du ke theater, distinctive form of art, the Southern Khmer’s traditional theatre, traditional musical art- choreograph performance. 1 Bộ môn Quản trị Văn phòng - Trường Đại học Trà Vinh 1. Đặt vấn đề Ở Nam Bộ, người Khmer cư trú ở hầu hết các tỉnh thành nhưng tập trung đông nhất là ba tỉnh miền Tây Nam Bộ: Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang. Người Khmer rất thân thiện, vui vẻ và có năng khiếu về âm nhạc, diễn ca. Người Khmer là dân tộc thiểu số duy nhất có hình thức sân khấu riêng còn hoạt động cho đến ngày nay, đó là hai loại hình sân khấu dân gian cổ truyền nổi tiếng: Dù kê và Rô băm độc đáo với nhiều đoàn hát hàng năm lưu diễn theo mùa. Vị trí của nền văn nghệ dân gian trong lịch sử dân tộc là rất lớn, không chỉ bởi giá trị tự thân mà còn vì đó là nguồn cảm hứng, là “bầu sữa” nuôi dưỡng nghệ thuật ca múa nhạc, sân khấu chuyên nghiệp Khmer đương đại. Trong nền sân khấu truyền thống Khmer, Dù kê trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống người Khmer Nam Bộ. Lịch sử hàng trăm năm của sân khấu truyền thống đã khẳng định cái gì do nhân dân sáng tạo ra, thì cái đó có chỗ đứng trong đời sống tinh thần của họ. Vấn đề văn hóa nói chung, nghệ thuật nói riêng, nhất là nghệ thuật truyền thống Đông Nam Á đang được các nhà quản lí nhà nước, nhà nghiên cứu quan tâm bởi tính đa dạng, phong phú và vai trò, vị trí quan trọng của nó. Phân tích làm rõ nét tính độc đáo của nghệ thuật truyền thống của các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, đặc biệt là nghệ thuật sân khấu Dù kê của người Khmer Nam Bộ, đồng thời rút ra những nét khác biệt về văn hóa, nghệ thuật khu vực gắn với điều kiện kinh tế- xã hội- lịch sử đặc thù của mỗi dân tộc sẽ nâng cao hiểu biết, tăng mối giao lưu và đề cao sự tôn trọng lẫn nhau. Bài viết đề cập đến nhiều nói nét tương đồng, điểm sáng tạo của nghệ thuật Dù kê của đồng bào Khmer. 2. Điểm chung của nền nghệ thuật truyền thống Đông Nam Á 2.1. Văn hóa lúa nước là điểm chung của các nền văn hóa truyền thống Đông Nam Á Đông Nam Á là một trong những khu vực có nền văn hóa cổ xưa của thế giới. Nền văn hóa ở đây vừa được hội tụ những nét văn hóa Đông-Tây, vừa mang sắc thái độc đáo, muôn hình muôn vẻ. Đặc biệt là nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Sự ra đời của văn minh nông nghiệp lúa nước một phần do môi trường qui định, mặt khác là do cách lựa chọn và ứng xử của cư dân tại đây. Cũng chính nền văn hóa lúa nước này đã chi phối đến tất cả các mặt đời sống của cư dân trong khu vực: Do yêu cầu sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là công tác thủy lợi, đắp đê và bảo vệ vùng đất màu mỡ, các tộc người đã liên kết lại trong một hệ thống chính trị gồm nhiều “mường” do một tù trưởng của mường lớn có ưu thế về quân sự, kinh tế hay tôn Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc” Soá 13, thaùng 3/2014186 Soá 13, thaùng 3/2014 187 giáo đứng đầu. Làm nông nghiệp lúa nước thì phải sống định cư. Ngôi nhà sàn là một sáng tạo độc đáo của cư dân Đông Nam Á. Nó không chỉ thích hợp với khí hậu nóng ẩm, chống thú dữ ở trên cao, giải quyết được mặt bằng trên mọi địa hình dù ở trên núi cao, bên sườn dốc, hay trên vùng sình lầy. Tâm lý cộng đồng đã chi phối mọi ứng xử trong xã hội nông nghiệp theo kiểu “trong họ ngoài làng”, “hòa cả làng”, “phép vua thua lệ làng”, các thành viên đều phải sống và ứng xử theo những trật tự, những tập tục mà đối với họ đã trở thành vô thức Là những cư dân nông nghiệp, cuộc sống của các dân tộc ở Đông Nam Á được diễn ra theo nhịp điệu của cây lúa gắn giữa lịch nông nghiệp và lễ hội. Mối quan hệ ấy được biểu hiện thành các lễ hội gắn với đời sống tâm linh như thờ thần linh, thờ tổ tiên, nghi lễ phồn thực nhằm cầu mong cho mọi người được an khang, mùa màng tươi tốt. Nghệ thuật biểu diễn của cư dân Đông Nam Á cũng từng bước được hình thành. Nó là chất xúc tác làm cho mối cộng cảm giữa các cư dân trong khu vực thêm sâu đậm. Nghệ thuật biểu diễn Đông Nam Á cổ chủ yếu gồm bốn bộ môn kết hợp: thơ ca, âm nhạc, nhảy múa và tích diễn.2 2.2. Ảnh hưởng của các nền văn hóa ngoại lai Có thể nói rằng các cư dân Đông Nam Á vốn đã định hình được những truyền thống nghệ thuật từ trước với những hình thái tổng hợp, tuy còn sơ khai. Do vậy, khi tiếp xúc với các luồng văn hóa bên ngoài, họ đã có sự sàng lọc, cải biến cho phù hợp với nếp nghệ thuật của mình. Nghệ thuật Ấn Độ- cuộc tiếp xúc đầu tiên của nghệ thuật Đông Nam Á Vào những thế kỉ trước sau công nguyên, cư dân Đông Nam Á bắt đầu tiếp xúc với văn hóa Ấn Độ. Các thương nhân Ấn Độ sang Đông Nam Á bằng những đoàn thuyền buồm, cùng đi có cả thầy tu Bàlamôn, hoặc tăng ni Phật giáo để cầu nguyện cho họ qua khỏi giông tố, bão táp hiểm nguy. Tất cả họ đều chịu ảnh hưởng sâu sắc từ nền văn hóa Ấn Độ lâu đời. Họ mang đến Đông Nam Á phong tục, tập quán của Ấn, mang theo các động tác múa, các hình thức kịch bản, kiểu trình diễn, các nhạc cụ và cả một hệ nguyên lý thẩm mỹ đã được định 2 Nguyễn Phan Thọ.2009. Nghệ thuật truyền thống Đông Nam Á. NXB Chính trị quốc gia. hình dưới thời đại Ấn Độ giáo và được hợp thức hóa một cách tự nhiên theo dòng Phật giáo. Các cư dân Đông Nam Á tiếp nhận văn hóa, các vị thần thiên nhiên của Ấn Độ giáo với tâm niệm cầu mong được ban phát ấm no, phồn vinh trên đồng ruộng, ngoài biển cả. Và cũng thích thú tiếp nhận những hình thức và nội dung kịch nghệ mà các thầy Bàlamôn, tăng lữ Phật giáo, thương nhân Ấn Độ du nhập vào. Sân khấu Ấn Độ là một nghệ thuật tổng hợp của ba bộ môn múa, kịch và âm nhạc, trong đó múa và âm nhạc chiếm vị trí chủ đạo. Nội dung chính là hai ca tráng Ramayana và Mahabharata. Nội dung của hai tác phẩm này đã thâm nhập vào sân khấu nhiều nơi vùng Đông Nam Á. Ở In-đô- nê-xi-a có vở Brata Yudha; Campuchia có Rama Kiên; ở Thái Lan, Rama trong các cuộc diễn xuất được khán giả gọi là “Phật”, Ravana là “khổng lồ” hoặc quỷ. Yếu tố quan trọng nhất, có ảnh hưởng lớn nhất mà Đông Nam Á tiếp nhận từ Ấn Độ là kịch bản. Có nhiều huyền thoại, truyền thuyết, những bộ sử thi, Phật thoại và cả những tập truyện luân lý, ngụ ngôn và truyện dân gian Ấn Độ đã được đưa vào Đông Nam Á và trở thành nguồn kịch bản cho sân khấu Đông Nam Á. Như vậy, có thể nói ảnh hưởng của nghệ thuật biểu diễn Ấn Độ đối với Đông Nam Á là rất lớn bởi khu vực này có khả năng tiếp nhận và tiếp nhận thành công những yếu tố của nghệ thuật Ấn Độ, bởi vì các dân tộc ở vùng này đã sẵn có một nền nghệ thuật diễn xướng khá phát triển. Ảnh hưởng của nghệ thuật Hồi giáo Nghệ thuật Hồi giáo dựa trên cơ sở nhận thức, bản thân nó vốn có bản chất tâm linh, các bậc trí giả về nghệ thuật Hồi giáo gọi đó là trí tuệ. Nghệ thuật độc đáo cả về kiến thức, âm nhạc, trang trí và chủ yếu bằng thư pháp tiểu họa. Nghệ thuật Hồi giáo nói chung và sân khấu nói riêng - dù rất hiếm hoi - thâm nhập vào Đông Nam Á từ thế kỉ XIII, XIV chủ yếu thông qua người Ấn. Ba nước Đông Nam Á tiếp nhận mạnh mẽ nghệ thuật Ấn-Hồi là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a và Phi-líp-pin. Nghệ thuật sân khấu Trung Quốc Sân khấu truyền thống Đông Nam Á nói chung và sân khấu truyền thống Việt Nam nói riêng chịu nhiều tác động của sân khấu cổ truyền Trung Quốc hơn cả, nhất là ở tuồng và chèo. Việt Nam và Trung Quốc vốn có địa lý gần gũi, có những nét tương đồng về phong tục tập quán trong sản xuất và đời sống. Sân khấu Trung Quốc và Việt Nam không sao chép lại hiện thực, nó chỉ tạo ra một vũ trụ nhân tạo tương ứng. Đặc điểm cơ bản của sân khấu hai nước là nghệ thuật tả thần. Hay nói cách khác, do ảnh hưởng qua lại của quá trình phát triển nghệ thuật nên kinh kịch và tuồng đều thuộc thể loại kịch hát, sử dụng hình thức biểu diễn cách điệu có tính cường điệu cao để tạo cái thần là sức mạnh và linh hồn của loại sân khấu này. Nguồn cảm hứng là những vấn đề quốc gia đại sự nhằm giáo dục đạo đức cơ bản. Ảnh hưởng của sân khấu châu Âu Từ sau khi thực Pháp đặt ách thống trị trên toàn cõi Đông Dương, dù muốn hay không thì những ảnh hưởng của phương Tây như văn hóa, khoa học, nghệ thuật cũng tác động đến tất cả mọi mặt đời sống chính trị, văn hóa, thẩm mỹ của nước ta, trong đó đặc biệt là loại hình nghệ thuật kịch và tiểu thuyết. Ngoài ra, sân khấu Xôviết cũng đã tác động mạnh mẽ, tích cực vào sân khấu Việt Nam. Tác động diễn ra tự giác, nó bắt nguồn từ sự đồng nhất lý tưởng xã hội của hai dân tộc mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác - Lênin. Các nước trong khu vực Đông Nam Á cũng chịu những ảnh hưởng tương tự như Việt Nam. Ở In-đô-nê-xi-a, sự có mặt của Hà Lan cũng tạo nên ở nước này những yếu tố châu Âu trong ngôn ngữ, văn hóa, văn học nghệ thuật. Kịch nói In-đô-nê- xi-a xuất hiện vào những năm 20 của thế kỉ XX là sản phẩm trực tiếp của phong trào sinh viên và trí thức đấu tranh cho sự thống nhất dân tộc. Hay ở Phi-líp-pin, vào giữa thế kỉ XIX, người Tây Ban Nha đưa vào Phi-líp-pin loại hình sân khấu Zarzuela- một loại hình ca kịch có xen kẽ đối thoại. 3. Một vài loại hình sân khấu truyền thống các nước Đông Nam Á 3.1. Sân khấu bóng Trong sân khấu bóng, khán giả xem qua hình bóng được ánh đèn chiếu lên một tấm màn vải, diễn viên gồm con rối hoặc người. Vì vậy, trên thế giới có hai loại sân khấu bóng khác nhau: sân khấu bóng-rối và sân khấu bóng-người. Ở Đông Nam Á, phổ biến nhất là sân khấu bóng- người. Java là quê hương của rối bóng và cũng chỉ ở Java nghệ thuật rối bóng mới có một vai trò đặc biệt trong đời sống tinh thần của người dân. Từ một hoạt động nghi lễ, nó tiếp nhận nội dung văn học Ấn Độ để trở thành một hoạt động sân khấu. Sân khấu rối bóng là một loại hình nghệ thuật độc đáo, đặc sắc của Đông Nam Á, đã có thời kì rất được ưa chuộng. 3.2. Sân khấu kịch múa Đây là một loại hình nghệ thuật độc đáo khác của Đông Nam Á, ở nhiều nước nghệ thuật múa rất được coi trọng. Trên sân khấu múa, các diễn viên múa diễn tả vai của mình bằng những động tác hình thể cách điệu có âm nhạc đệm theo. Họ hầu như không nói hoặc hát, còn diễn biến của hành động kịch thì do một đội đồng ca xướng đọc. Trong sân khấu múa có thể được phân ra sân khấu dân gian quần chúng và sân khấu cung đình, sân khấu mặt trần và sân khấu mặt nạ. 3.3. Sân khấu kịch hát Trong khi ở nhiều nước Đông Nam Á, kịch múa giữ vị trí chủ yếu của nghệ thuật sân khấu, thì ở Việt Nam và Phi-líp-pin, kịch hát lại là nét tiêu biểu của nền nghệ thuật sân khấu. Ở Việt Nam, sân khấu kịch hát ra đời khá sớm, tiêu biểu là Chèo và Tuồng. Chèo là hình thức sân khấu phát triển trên cơ sở của những làn điệu dân ca, những điệu múa và những trò diễn dân gian, nhất là trò nhại của vùng Đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam. Mầm mống của Chèo có từ thế kỉ X-XI và định hình ổn định vào khoảng thế kỉ XIV; Tuồng xây dựng nên những lối hát, múa và động tác cách điệu rất cao, mang nhiều tính tượng trưng, ước lệ. Tuồng có nội dung thiên về những cuộc đấu tranh chính trị, những vấn đề quốc sự, những cuộc xung đột giữa chính và tà, trung và nịnh của các triều đình phong kiến xưa. Ở Phi-líp-pin, loại hình sân khấu gọi là Moro- moro xuất hiện vào thế kỉ XVII. Nội dung chủ yếu xoay quanh cuộc xung đột giữa những người Cơ đốc giáo và những người Islam. Các vở Moro- moro do các thầy tu Cơ đốc viết để ca ngợi sự chiến thắng của quân đội Cơ đốc đối với quân Islam. Đến thế kỉ XIX, người Tây Ban Nha đã đưa đến Phi-líp-pin loại hình sân khấu Zarzuela, một loại ca kịch có xen đối thoại. Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc” Soá 13, thaùng 3/2014186 Soá 13, thaùng 3/2014 187 giáo đứng đầu. Làm nông nghiệp lúa nước thì phải sống định cư. Ngôi nhà sàn là một sáng tạo độc đáo của cư dân Đông Nam Á. Nó không chỉ thích hợp với khí hậu nóng ẩm, chống thú dữ ở trên cao, giải quyết được mặt bằng trên mọi địa hình dù ở trên núi cao, bên sườn dốc, hay trên vùng sình lầy. Tâm lý cộng đồng đã chi phối mọi ứng xử trong xã hội nông nghiệp theo kiểu “trong họ ngoài làng”, “hòa cả làng”, “phép vua thua lệ làng”, các thành viên đều phải sống và ứng xử theo những trật tự, những tập tục mà đối với họ đã trở thành vô thức Là những cư dân nông nghiệp, cuộc sống của các dân tộc ở Đông Nam Á được diễn ra theo nhịp điệu của cây lúa gắn giữa lịch nông nghiệp và lễ hội. Mối quan hệ ấy được biểu hiện thành các lễ hội gắn với đời sống tâm linh như thờ thần linh, thờ tổ tiên, nghi lễ phồn thực nhằm cầu mong cho mọi người được an khang, mùa màng tươi tốt. Nghệ thuật biểu diễn của cư dân Đông Nam Á cũng từng bước được hình thành. Nó là chất xúc tác làm cho mối cộng cảm giữa các cư dân trong khu vực thêm sâu đậm. Nghệ thuật biểu diễn Đông Nam Á cổ chủ yếu gồm bốn bộ môn kết hợp: thơ ca, âm nhạc, nhảy múa và tích diễn.2 2.2. Ảnh hưởng của các nền văn hóa ngoại lai Có thể nói rằng các cư dân Đông Nam Á vốn đã định hình được những truyền thống nghệ thuật từ trước với những hình thái tổng hợp, tuy còn sơ khai. Do vậy, khi tiếp xúc với các luồng văn hóa bên ngoài, họ đã có sự sàng lọc, cải biến cho phù hợp với nếp nghệ thuật của mình. Nghệ thuật Ấn Độ- cuộc tiếp xúc đầu tiên của nghệ thuật Đông Nam Á Vào những thế kỉ trước sau công nguyên, cư dân Đông Nam Á bắt đầu tiếp xúc với văn hóa Ấn Độ. Các thương nhân Ấn Độ sang Đông Nam Á bằng những đoàn thuyền buồm, cùng đi có cả thầy tu Bàlamôn, hoặc tăng ni Phật giáo để cầu nguyện cho họ qua khỏi giông tố, bão táp hiểm nguy. Tất cả họ đều chịu ảnh hưởng sâu sắc từ nền văn hóa Ấn Độ lâu đời. Họ mang đến Đông Nam Á phong tục, tập quán của Ấn, mang theo các động tác múa, các hình thức kịch bản, kiểu trình diễn, các nhạc cụ và cả một hệ nguyên lý thẩm mỹ đã được định 2 Nguyễn Phan Thọ.2009. Nghệ thuật truyền thống Đông Nam Á. NXB Chính trị quốc gia. hình dưới thời đại Ấn Độ giáo và được hợp thức hóa một cách tự nhiên theo dòng Phật giáo. Các cư dân Đông Nam Á tiếp nhận văn hóa, các vị thần thiên nhiên của Ấn Độ giáo với tâm niệm cầu mong được ban phát ấm no, phồn vinh trên đồng ruộng, ngoài biển cả. Và cũng thích thú tiếp nhận những hình thức và nội dung kịch nghệ mà các thầy Bàlamôn, tăng lữ Phật giáo, thương nhân Ấn Độ du nhập vào. Sân khấu Ấn Độ là một nghệ thuật tổng hợp của ba bộ môn múa, kịch và âm nhạc, trong đó múa và âm nhạc chiếm vị trí chủ đạo. Nội dung chính là hai ca tráng Ramayana và Mahabharata. Nội dung của hai tác phẩm này đã thâm nhập vào sân khấu nhiều nơi vùng Đông Nam Á. Ở In-đô- nê-xi-a có vở Brata Yudha; Campuchia có Rama Kiên; ở Thái Lan, Rama trong các cuộc diễn xuất được khán giả gọi là “Phật”, Ravana là “khổng lồ” hoặc quỷ. Yếu tố quan trọng nhất, có ảnh hưởng lớn nhất mà Đông Nam Á tiếp nhận từ Ấn Độ là kịch bản. Có nhiều huyền thoại, truyền thuyết, những bộ sử thi, Phật thoại và cả những tập truyện luân lý, ngụ ngôn và truyện dân gian Ấn Độ đã được đưa vào Đông Nam Á và trở thành nguồn kịch bản cho sân khấu Đông Nam Á. Như vậy, có thể nói ảnh hưởng của nghệ thuật biểu diễn Ấn Độ đối với Đông Nam Á là rất lớn bởi khu vực này có khả năng tiếp nhận và tiếp nhận thành công những yếu tố của nghệ thuật Ấn Độ, bởi vì các dân tộc ở vùng này đã sẵn có một nền nghệ thuật diễn xướng khá phát triển. Ảnh hưởng của nghệ thuật Hồi giáo Nghệ thuật Hồi giáo dựa trên cơ sở nhận thức, bản thân nó vốn có bản chất tâm linh, các bậc trí giả về nghệ thuật Hồi giáo gọi đó là trí tuệ. Nghệ thuật độc đáo cả về kiến thức, âm nhạc, trang trí và chủ yếu bằng thư pháp tiểu họa. Nghệ thuật Hồi giáo nói chung và sân khấu nói riêng - dù rất hiếm hoi - thâm nhập vào Đông Nam Á từ thế kỉ XIII, XIV chủ yếu thông qua người Ấn. Ba nước Đông Nam Á tiếp nhận mạnh mẽ nghệ thuật Ấn-Hồi là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a và Phi-líp-pin. Nghệ thuật sân khấu Trung Quốc Sân khấu truyền thống Đông Nam Á nói chung và sân khấu truyền thống Việt Nam nói riêng chịu nhiều tác động của sân khấu cổ truyền Trung Quốc hơn cả, nhất là ở tuồng và chèo. Việt Nam và Trung Quốc vốn có địa lý gần gũi, có những nét tương đồng về phong tục tập quán trong sản xuất và đời sống. Sân khấu Trung Quốc và Việt Nam không sao chép lại hiện thực, nó chỉ tạo ra một vũ trụ nhân tạo tương ứng. Đặc điểm cơ bản của sân khấu hai nước là nghệ thuật tả thần. Hay nói cách khác, do ảnh hưởng qua lại của quá trình phát triển nghệ thuật nên kinh kịch và tuồng đều thuộc thể loại kịch hát, sử dụng hình thức biểu diễn cách điệu có tính cường điệu cao để tạo cái thần là sức mạnh và linh hồn của loại sân khấu này. Nguồn cảm hứng là những vấn đề quốc gia đại sự nhằm giáo dục đạo đức cơ bản. Ảnh hưởng của sân khấu châu Âu Từ sau khi thực Pháp đặt ách thống trị trên toàn cõi Đông Dương, dù muốn hay không thì những ảnh hưởng của phương Tây như văn hóa, khoa học, nghệ thuật cũng tác động đến tất cả mọi mặt đời sống chính trị, văn hóa, thẩm mỹ của nước ta, trong đó đặc biệt là loại hình nghệ thuật kịch và tiểu thuyết. Ngoài ra, sân khấu Xôviết cũng đã tác động mạnh mẽ, tích cực vào sân khấu Việt Nam. Tác động diễn ra tự giác, nó bắt nguồn từ sự đồng nhất lý tưởng xã hội của hai dân tộc mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác - Lênin. Các nước trong khu vực Đông Nam Á cũng chịu những ảnh hưởng tương tự như Việt Nam. Ở In-đô-nê-xi-a, sự có mặt của Hà Lan cũng tạo nên ở nước này những yếu tố châu Âu trong ngôn ngữ, văn hóa, văn học nghệ thuật. Kịch nói In-đô-nê- xi-a xuất hiện vào những năm 20 của thế kỉ XX là sản phẩm trực tiếp của phong trào sinh viên và trí thức đấu tranh cho sự thống nhất dân tộc. Hay ở Phi-líp-pin, vào giữa thế kỉ XIX, người Tây Ban Nha đưa vào Phi-líp-pin loại hình sân khấu Zarzuela- một loại hình ca kịch có xen kẽ đối thoại. 3. Một vài loại hình sân khấu truyền thống các nước Đông Nam Á 3.1. Sân khấu bóng Trong sân khấu bóng, khán giả xem qua hình bóng được ánh đèn chiếu lên một tấm màn vải, diễn viên gồm con rối hoặc người. Vì vậy, trên thế giới có hai loại sân khấu bóng khác nhau: sân khấu bóng-rối và sân khấu bóng-người. Ở Đông Nam Á, phổ biến nhất là sân khấu bóng- người. Java là quê hương của rối bóng và cũng chỉ ở Java nghệ thuật rối bóng mới có một vai trò đặc biệt trong đời sống tinh thần của người dân. Từ một hoạt động nghi lễ, nó tiếp nhận nội dung văn học Ấn Độ để trở thành một hoạt động sân khấu. Sân khấu rối bóng là một loại hình nghệ thuật độc đáo, đặc sắc của Đông Nam Á, đã có thời kì rất được ưa chuộng. 3.2. Sân khấu kịch múa Đây là một loại hình nghệ thuật độc đáo khác của Đông Nam Á, ở nhiều nước nghệ thuật múa rất được coi trọng. Trên sân khấu múa, các diễn viên múa diễn tả vai của mình bằng những động tác hình thể cách điệu có âm nhạc đệm theo. Họ hầu như không nói hoặc hát, còn diễn biến của hành động kịch thì do một đội đồng ca xướng đọc. Trong sân khấu múa có thể được phân ra sân khấu dân gian quần chúng và sân khấu cung đình, sân khấu mặt trần và sân khấu mặt nạ. 3.3. Sân khấu kịch hát Trong khi ở nhiều nước Đông Nam Á, kịch múa giữ vị trí chủ yếu của nghệ thuật sân khấu, thì ở Việt Nam và Phi-líp-pin, kịch hát lại là nét tiêu biểu của nền nghệ thuật sân khấu. Ở Việt Nam, sân khấu kịch hát ra đời khá sớm, tiêu biểu là Chèo và Tuồng. Chèo là hình thức sân khấu phát triển trên cơ sở của những làn điệu dân ca, những điệu múa và những trò diễn dân gian, nhất là trò nhại của vùng Đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam. Mầm mống của Chèo có từ thế kỉ X-XI và định hình ổn định vào khoảng thế kỉ XIV; Tuồng xây dựng nên những lối hát, múa và động tác cách điệu rất cao, mang nhiều tính tượng trưng, ước lệ. Tuồng có nội dung thiên về những cuộc đấu tranh chính trị, những vấn đề quốc sự, những cuộc xung đột giữa chính và tà, trung và nịnh của các triều đình phong kiến xưa. Ở Phi-líp-pin, loại hình sân khấu gọi là Moro- moro xuất hiện vào thế kỉ XVII. Nội dung chủ yếu xoay quanh cuộc xung đột giữa những người Cơ đốc giáo và những người Islam. Các vở Moro- moro do các thầy tu Cơ đốc viết để ca ngợi sự chiến thắng của quân đội Cơ đốc đối với quân Islam. Đến thế kỉ XIX, người Tây Ban Nha đã đưa đến Phi-líp-pin loại hình sân khấu Zarzuela, một loại ca kịch có xen đối thoại. Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc” Soá 13, thaùng 3/2014188 Soá 13, thaùng 3/2014 189 4. Dù kê với sự giao thoa với các loại hình sân khấu khu vực Đông Nam Á Nghệ thuật Dù kê bắt nguồn ngay trên mảnh đất Đồng bằng sông Cửu Long, nó được hình thành khoảng năm 1921. Loại hình này xuất hiện đầu tiên là ở Trà Vinh, “thủy tổ” của Dù kê là đoàn Kru Kưu.3 Nội dung nghệ thuật Dù kê Ngoài các tuồng tích từ các bản hùng ca Ấn Độ Ramayana, Dù kê còn đưa lên sân khấu các truyện tích của người Kinh như: Tấm Cám, Thạch Sanh chém Chằn hay các tuồng Tàu như: Phàn Lê Huê, Tiết Đinh San, Tam Tạng thỉnh kinh. Cho đến nay, mảng đề tài này vẫn giữ được vai trò chủ đạo trên sân khấu Dù kê, nhất là ở các đoàn hát nghiệp dư như đoàn Ron Ron của huyện Mỹ Tú; đoàn Tham Đôn, Mỹ Xuyên của tỉnh Sóc Trăng. Có thể nói mảng đề tài này là rễ cây cổ thụ bám sát trong lòng quần chúng suốt gần thế kỉ nay. Ngày nay, nội dung hướng về các đề tài xã hội được đặc biệt chú ý, phản ánh những biến đổi của cuộc sống mới. Nội dung thay đổi cũng kéo theo sự thay đổi của những yếu tố khác như lối diễn xuất, hóa trang và trang trí sân khấu ngày càng gần gũi với quần chúng hơn, thu hút người xem hơn. Các nhân vật Dù kê trong các tích xưa thuộc hai phái: phái thiện và phái ác. Trong phái thiện, vai nam chính luôn là một nhân vật tài giỏi, hào hoa, thường là vua, hoàng tử hay bậc anh hùng hào kiệt đứng ra cứu mọi người khỏi cơn hoạn nạn. Phái ác là “Chằn”, quan ác, tướng ác, công chúa ác. Ngoài ra, hề cũng là một vai hết sức cần thiết, là người giải thích các chi tiết, đồng thời là người dẫn trò, bình luận. Các làn điệu trong Dù kê, có bốn điệu chính: sâm - pong (dành cho cảnh biệt ly hay các tình huống bị đánh đập); Ângkoreach (dành cho tâm trạng buồn thảm); Mahori (giọng nữ buồn); Phát cheay (giọng giận dữ).4 Trang trí sân khấu và hóa trang: các tích truyện Dù kê diễn ra giữa các phông màn, đạo cụ đầy đủ. Trang phục của diễn viên thì nhiều màu sắc. Diễn viên không đội mũ, nam thì bịt khăn màu, dải thong xuống vai, nữ kết hoa hay vòng kim tuyến trên mái tóc. Không có nhân vật mang mặt nạ nhưng lại có nhân vật vẽ mặt nạ. 3 Hoàng Túc. 2011. Diễn ca Khmer Nam Bộ. NXB Thời đại 4 Hoàng Túc. 2011. Diễn ca Khmer Nam Bộ. NXB Thời đại Ngôn ngữ của sân khấu Dù kê: Dù kê là sân khấu âm nhạc, nên ngôn ngữ chính của nó phải là ca hát đối thoại trên nền nhạc. Hay nói cách khác, tiếng nói của Dù kê là ca hát. Ở đây, mọi biểu hiện nghệ thuật đều được cách điệu hóa, từ lời nói, bước đi, dáng đứng. Và mọi hành động của sân khấu đều diễn ra trong âm nhạc, bị âm nhạc điều khiển. Người diễn viên, do đó không những phải biết hát, hát hay mà còn phải nhạy cảm về âm nhạc, biết đi đứng và hành động theo tiết tấu của âm nhạc. Dù kê đã kế thừa không chỉ tinh hoa của mọi nguồn nhạc dân tộc mà còn hơn thế nữa, Dù kê đã tiếp thu cả vốn âm nhạc của dân tộc khác. Điểm tương đồng giữa Dù kê với các loại hình sân khấu khác trong khu vực Đông Nam Á Thứ nhất là về nội dung phản ánh. Nghệ thuật biểu diễn chung của các nước Đông Nam Á có những nét giống nhau về nguồn gốc, ý niệm và nội dung phản ánh. Tính tôn giáo thể hiện rõ rệt trong các loại hình nghệ thuật của hầu hết các quốc gia trong khu vực. Yếu tố tâm linh, tôn giáo trong các vở diễn luôn gắn liền với các ý niệm thiêng liêng trong việc thể hiện các nhân vật. Các sân khấu biểu diễn tổng hợp cả đạo và đời, trần gian và thần thánh, ước lệ nhưng cũng rất chân thật. Tính nhân văn cao cả. Nội dung ca ngợi người lao động, tình yêu, tình bạn và mọi cách ứng xử trong gia đình, ngoài xã hội hay lí giải về đạo lý làm người. Nghệ thuật Dù kê cũng chia thành phái thiện, phái ác, ở lành sẽ được nhiều điều hạnh phúc về sau. Hay trong loại hình sân khấu Main Puteri của Ma- lai-xi-a mang tính nhân đạo sâu sắc với mong muốn chữa bệnh cho dân lành, cầu xin cho con người tránh khỏi những bất hạnh do bệnh tật gây nên. Tính dân gian. Bên cạnh các sân khấu trang trọng, phục vụ cho cung đình thì một bộ phận sân khấu còn phục vụ cho quảng đại quần chúng nhân dân, phục vụ nhu cầu giải trí, sinh hoạt văn hóa lễ hội cho đồng bào, là chất keo kết dính cộng đồng cư dân. Chất dân gian sâu đậm và rộng rãi nhất trong các trò diễn và các nghi lễ của những ngày hội làng, hội chùa và lễ tết. Chất dân gian thể hiện ở sức hấp dẫn người xem, thu hút họ tham gia vào các trò chơi, tiết mục sân khấu. Xét cho đến cùng thì chất dân gian chính là nguồn cung cấp vô tận cho nghệ thuật truyền thống thêm phong phú. Thứ hai là về phương pháp nghệ thuật. Bên cạnh những nét giống nhau về nguồn gốc, tính chất, nội dung phản ánh, nghệ thuật biểu diễn Đông Nam Á còn có nhiều nét tương đồng về phương pháp nghệ thuật. Đó là phương pháp diễn xướng tổng thể, tính cách điệu, ước lệ. Đó là sân khấu sử thi, sân khấu kể chuyện. Tất cả đều là những đặc trưng của nghệ thuật biểu diễn vùng lúa nước này. Điểm sáng tạo độc đáo của nghệ thuật Dù kê Nam Bộ Bên cạnh những điểm tương đồng, gần gũi thì các loại hình nghệ thuật truyền thống của các nước trong khu vực vẫn mang trong mình những sắc thái riêng, đặc sắc của mỗi nước. Sự khác biệt giữa văn hóa các quốc gia với nhau như nghệ thuật sân khấu In-đô-nê-xi-a gắn liền với các điều kiện địa lý của hàng ngàn hòn đảo, nên nghệ thuật đa dạng, nhiều sắc thái hay Ma-lai-xi-a cùng song song tồn tại ba loại hình sân khấu do có chung ba dân tộc Ấn, Hoa, Mã Lai. Đặc biệt, nghệ thuật Dù kê Nam Bộ với Yikê của Campuchia cũng có những ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Yikê ban đầu là loại hình nghệ thuật chỉ trình diễn những cảnh châm biếm, du nhập từ nước ngoài vào, dần dần trở thành một loại hình sân khấu đa dạng gồm hát, múa dựa trên phong cách dân gian, đôi khi có cả diễn xuất thơ; không có đối thoại rõ ràng; từ chỗ thiên về hài, Yikê đã có những vở mang tính chất bi kịch rõ ràng. Trước đây Yikê được biểu diễn trong hoàng cung nhưng về sau càng được phổ biến rộng rãi trên khắp cả nước. Người Khmer ở Nam Bộ lại có loại hình nghệ thuật Dù kê, tuy có chịu ảnh hưởng của loại hình nghệ thuật Yikê của Campuchia nhưng lại có những sáng tạo, những điểm khác biệt rõ rệt. Về cách thức trình diễn sân khấu, vào thời kì đầu ở Campuchia thường hát cương, các nhân vật đều mang mặt nạ, mỗi khi nói hay hát thì phải giương mặt nạ lên. Người Khmer Nam Bộ vẽ mặt nạ, làm cho các nhân vật linh động, thoái mái trong khi trình diễn. Về nội dung, với đời sống cộng cư, Dù kê cũng chịu sự ảnh hưởng và giao thoa với loại hình nghệ thuật Cải lương của người Kinh, hát hồ Quảng của người Hoa ở vùng đất này. Cũng như Cải lương hay hát Bội, nội dung của kịch hát Dù kê cũng xoay quanh những mối quan hệ gia đình, xã hội, tình yêu đôi lứa. Người Khmer vốn rất tín ngưỡng đạo Phật nên trong mỗi vở Dù kê đều mang đậm những triết lý của nhà Phật, mang tính giáo dục cao. Trong đó, sợi chỉ đỏ xuyên suốt vẫn là triết lý “Ác lai ác báo”, “Ở hiền gặp lành”. Nội dung các vở Dù kê đều đề cao đạo lý làm người, hướng thiện, ca ngợi điều tốt đẹp, thiện lương; lên án cái ác, cái xấu. Ngoài thể hiện lại các tuồng tích xưa, các đoàn nghệ thuật Khmer còn dựng các vở Dù kê mang tính xã hội đương đại như: “Mẹ kế, con chồng”, “Nàng Túp Son Hoa” (Bạc Liêu), “Nghĩa tình trong giông tố”, “Giữ đền cô Hia”, “Bông hồng Trà Vinh”, “Mối tình Bôpha - Rạngxây” (Trà Vinh)... 5. Kết luận Tóm lại, văn hóa của người Khmer Nam Bộ đã được hình thành từ lâu đời, là kết quả của sự kết tinh, kế thừa của những nền văn hóa khác nhau nên vừa đa dạng vừa phong phú. Người Khmer khéo léo tiếp thu tinh hoa của các dân tộc khác để tạo ra những diện mạo mới, mang sắc thái độc đáo riêng. Người Khmer Nam Bộ sinh sống đông đảo nhất là ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, việc phát triển văn hóa ở đây cũng góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của nền văn hóa Nam Bộ. Trong đó, Dù kê là loại hình nghệ thuật cần được bảo tồn và phát triển. Tài liệu tham khảo Đặng Vũ Thị Thảo. 1988. Sân khấu của người Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tìm hiểu vốn văn hóa dân tộc Khmer Nam Bộ - Hậu Giang Hoàng Túc. 2011. Diễn ca Khmer Nam Bộ. NXB Thời đại. Lưu Văn Nam. 1999. Người Khmer Nam Bộ. Nam Bộ xưa và nay. Thành phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Phan Thọ. 2009. Nghệ thuật truyền thống Đông Nam Á. NXB Chính trị quốc gia. Sang Sết. 2004. Văn nghệ Khmer Trà Vinh với vai trò bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Văn hóa các dân tộc. Số 7. Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc” Soá 13, thaùng 3/2014188 Soá 13, thaùng 3/2014 189 4. Dù kê với sự giao thoa với các loại hình sân khấu khu vực Đông Nam Á Nghệ thuật Dù kê bắt nguồn ngay trên mảnh đất Đồng bằng sông Cửu Long, nó được hình thành khoảng năm 1921. Loại hình này xuất hiện đầu tiên là ở Trà Vinh, “thủy tổ” của Dù kê là đoàn Kru Kưu.3 Nội dung nghệ thuật Dù kê Ngoài các tuồng tích từ các bản hùng ca Ấn Độ Ramayana, Dù kê còn đưa lên sân khấu các truyện tích của người Kinh như: Tấm Cám, Thạch Sanh chém Chằn hay các tuồng Tàu như: Phàn Lê Huê, Tiết Đinh San, Tam Tạng thỉnh kinh. Cho đến nay, mảng đề tài này vẫn giữ được vai trò chủ đạo trên sân khấu Dù kê, nhất là ở các đoàn hát nghiệp dư như đoàn Ron Ron của huyện Mỹ Tú; đoàn Tham Đôn, Mỹ Xuyên của tỉnh Sóc Trăng. Có thể nói mảng đề tài này là rễ cây cổ thụ bám sát trong lòng quần chúng suốt gần thế kỉ nay. Ngày nay, nội dung hướng về các đề tài xã hội được đặc biệt chú ý, phản ánh những biến đổi của cuộc sống mới. Nội dung thay đổi cũng kéo theo sự thay đổi của những yếu tố khác như lối diễn xuất, hóa trang và trang trí sân khấu ngày càng gần gũi với quần chúng hơn, thu hút người xem hơn. Các nhân vật Dù kê trong các tích xưa thuộc hai phái: phái thiện và phái ác. Trong phái thiện, vai nam chính luôn là một nhân vật tài giỏi, hào hoa, thường là vua, hoàng tử hay bậc anh hùng hào kiệt đứng ra cứu mọi người khỏi cơn hoạn nạn. Phái ác là “Chằn”, quan ác, tướng ác, công chúa ác. Ngoài ra, hề cũng là một vai hết sức cần thiết, là người giải thích các chi tiết, đồng thời là người dẫn trò, bình luận. Các làn điệu trong Dù kê, có bốn điệu chính: sâm - pong (dành cho cảnh biệt ly hay các tình huống bị đánh đập); Ângkoreach (dành cho tâm trạng buồn thảm); Mahori (giọng nữ buồn); Phát cheay (giọng giận dữ).4 Trang trí sân khấu và hóa trang: các tích truyện Dù kê diễn ra giữa các phông màn, đạo cụ đầy đủ. Trang phục của diễn viên thì nhiều màu sắc. Diễn viên không đội mũ, nam thì bịt khăn màu, dải thong xuống vai, nữ kết hoa hay vòng kim tuyến trên mái tóc. Không có nhân vật mang mặt nạ nhưng lại có nhân vật vẽ mặt nạ. 3 Hoàng Túc. 2011. Diễn ca Khmer Nam Bộ. NXB Thời đại 4 Hoàng Túc. 2011. Diễn ca Khmer Nam Bộ. NXB Thời đại Ngôn ngữ của sân khấu Dù kê: Dù kê là sân khấu âm nhạc, nên ngôn ngữ chính của nó phải là ca hát đối thoại trên nền nhạc. Hay nói cách khác, tiếng nói của Dù kê là ca hát. Ở đây, mọi biểu hiện nghệ thuật đều được cách điệu hóa, từ lời nói, bước đi, dáng đứng. Và mọi hành động của sân khấu đều diễn ra trong âm nhạc, bị âm nhạc điều khiển. Người diễn viên, do đó không những phải biết hát, hát hay mà còn phải nhạy cảm về âm nhạc, biết đi đứng và hành động theo tiết tấu của âm nhạc. Dù kê đã kế thừa không chỉ tinh hoa của mọi nguồn nhạc dân tộc mà còn hơn thế nữa, Dù kê đã tiếp thu cả vốn âm nhạc của dân tộc khác. Điểm tương đồng giữa Dù kê với các loại hình sân khấu khác trong khu vực Đông Nam Á Thứ nhất là về nội dung phản ánh. Nghệ thuật biểu diễn chung của các nước Đông Nam Á có những nét giống nhau về nguồn gốc, ý niệm và nội dung phản ánh. Tính tôn giáo thể hiện rõ rệt trong các loại hình nghệ thuật của hầu hết các quốc gia trong khu vực. Yếu tố tâm linh, tôn giáo trong các vở diễn luôn gắn liền với các ý niệm thiêng liêng trong việc thể hiện các nhân vật. Các sân khấu biểu diễn tổng hợp cả đạo và đời, trần gian và thần thánh, ước lệ nhưng cũng rất chân thật. Tính nhân văn cao cả. Nội dung ca ngợi người lao động, tình yêu, tình bạn và mọi cách ứng xử trong gia đình, ngoài xã hội hay lí giải về đạo lý làm người. Nghệ thuật Dù kê cũng chia thành phái thiện, phái ác, ở lành sẽ được nhiều điều hạnh phúc về sau. Hay trong loại hình sân khấu Main Puteri của Ma- lai-xi-a mang tính nhân đạo sâu sắc với mong muốn chữa bệnh cho dân lành, cầu xin cho con người tránh khỏi những bất hạnh do bệnh tật gây nên. Tính dân gian. Bên cạnh các sân khấu trang trọng, phục vụ cho cung đình thì một bộ phận sân khấu còn phục vụ cho quảng đại quần chúng nhân dân, phục vụ nhu cầu giải trí, sinh hoạt văn hóa lễ hội cho đồng bào, là chất keo kết dính cộng đồng cư dân. Chất dân gian sâu đậm và rộng rãi nhất trong các trò diễn và các nghi lễ của những ngày hội làng, hội chùa và lễ tết. Chất dân gian thể hiện ở sức hấp dẫn người xem, thu hút họ tham gia vào các trò chơi, tiết mục sân khấu. Xét cho đến cùng thì chất dân gian chính là nguồn cung cấp vô tận cho nghệ thuật truyền thống thêm phong phú. Thứ hai là về phương pháp nghệ thuật. Bên cạnh những nét giống nhau về nguồn gốc, tính chất, nội dung phản ánh, nghệ thuật biểu diễn Đông Nam Á còn có nhiều nét tương đồng về phương pháp nghệ thuật. Đó là phương pháp diễn xướng tổng thể, tính cách điệu, ước lệ. Đó là sân khấu sử thi, sân khấu kể chuyện. Tất cả đều là những đặc trưng của nghệ thuật biểu diễn vùng lúa nước này. Điểm sáng tạo độc đáo của nghệ thuật Dù kê Nam Bộ Bên cạnh những điểm tương đồng, gần gũi thì các loại hình nghệ thuật truyền thống của các nước trong khu vực vẫn mang trong mình những sắc thái riêng, đặc sắc của mỗi nước. Sự khác biệt giữa văn hóa các quốc gia với nhau như nghệ thuật sân khấu In-đô-nê-xi-a gắn liền với các điều kiện địa lý của hàng ngàn hòn đảo, nên nghệ thuật đa dạng, nhiều sắc thái hay Ma-lai-xi-a cùng song song tồn tại ba loại hình sân khấu do có chung ba dân tộc Ấn, Hoa, Mã Lai. Đặc biệt, nghệ thuật Dù kê Nam Bộ với Yikê của Campuchia cũng có những ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Yikê ban đầu là loại hình nghệ thuật chỉ trình diễn những cảnh châm biếm, du nhập từ nước ngoài vào, dần dần trở thành một loại hình sân khấu đa dạng gồm hát, múa dựa trên phong cách dân gian, đôi khi có cả diễn xuất thơ; không có đối thoại rõ ràng; từ chỗ thiên về hài, Yikê đã có những vở mang tính chất bi kịch rõ ràng. Trước đây Yikê được biểu diễn trong hoàng cung nhưng về sau càng được phổ biến rộng rãi trên khắp cả nước. Người Khmer ở Nam Bộ lại có loại hình nghệ thuật Dù kê, tuy có chịu ảnh hưởng của loại hình nghệ thuật Yikê của Campuchia nhưng lại có những sáng tạo, những điểm khác biệt rõ rệt. Về cách thức trình diễn sân khấu, vào thời kì đầu ở Campuchia thường hát cương, các nhân vật đều mang mặt nạ, mỗi khi nói hay hát thì phải giương mặt nạ lên. Người Khmer Nam Bộ vẽ mặt nạ, làm cho các nhân vật linh động, thoái mái trong khi trình diễn. Về nội dung, với đời sống cộng cư, Dù kê cũng chịu sự ảnh hưởng và giao thoa với loại hình nghệ thuật Cải lương của người Kinh, hát hồ Quảng của người Hoa ở vùng đất này. Cũng như Cải lương hay hát Bội, nội dung của kịch hát Dù kê cũng xoay quanh những mối quan hệ gia đình, xã hội, tình yêu đôi lứa. Người Khmer vốn rất tín ngưỡng đạo Phật nên trong mỗi vở Dù kê đều mang đậm những triết lý của nhà Phật, mang tính giáo dục cao. Trong đó, sợi chỉ đỏ xuyên suốt vẫn là triết lý “Ác lai ác báo”, “Ở hiền gặp lành”. Nội dung các vở Dù kê đều đề cao đạo lý làm người, hướng thiện, ca ngợi điều tốt đẹp, thiện lương; lên án cái ác, cái xấu. Ngoài thể hiện lại các tuồng tích xưa, các đoàn nghệ thuật Khmer còn dựng các vở Dù kê mang tính xã hội đương đại như: “Mẹ kế, con chồng”, “Nàng Túp Son Hoa” (Bạc Liêu), “Nghĩa tình trong giông tố”, “Giữ đền cô Hia”, “Bông hồng Trà Vinh”, “Mối tình Bôpha - Rạngxây” (Trà Vinh)... 5. Kết luận Tóm lại, văn hóa của người Khmer Nam Bộ đã được hình thành từ lâu đời, là kết quả của sự kết tinh, kế thừa của những nền văn hóa khác nhau nên vừa đa dạng vừa phong phú. Người Khmer khéo léo tiếp thu tinh hoa của các dân tộc khác để tạo ra những diện mạo mới, mang sắc thái độc đáo riêng. Người Khmer Nam Bộ sinh sống đông đảo nhất là ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, việc phát triển văn hóa ở đây cũng góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của nền văn hóa Nam Bộ. Trong đó, Dù kê là loại hình nghệ thuật cần được bảo tồn và phát triển. Tài liệu tham khảo Đặng Vũ Thị Thảo. 1988. Sân khấu của người Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tìm hiểu vốn văn hóa dân tộc Khmer Nam Bộ - Hậu Giang Hoàng Túc. 2011. Diễn ca Khmer Nam Bộ. NXB Thời đại. Lưu Văn Nam. 1999. Người Khmer Nam Bộ. Nam Bộ xưa và nay. Thành phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Phan Thọ. 2009. Nghệ thuật truyền thống Đông Nam Á. NXB Chính trị quốc gia. Sang Sết. 2004. Văn nghệ Khmer Trà Vinh với vai trò bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Văn hóa các dân tộc. Số 7.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghe_thuat_du_ke_va_su_giao_thoa_voi_cac_loai_hinh_san_khau.pdf