Các loại hình nghệ thuật diễn xướng và sân
khấu dân gian như mạch nước ngầm chảy suốt
chiều dài lịch sử của vùng đất Nam Bộ, góp phần
làm đẹp thêm tính cách và tâm hồn của người dân
miền sông nước. Giữa nhịp sống hiện đại, bảo tồn
và phát huy giá trị di sản văn hóa cũng là cách để
gìn giữ bản sắc dân tộc. Trong cơ chế thị trường
và nhịp sống số hôm nay, sân khấu Dù kê dù
không còn ở giai đoạn cực thịnh nhưng vẫn là
niềm đam mê lớn của đồng bào Khmer và các dân
tộc anh em trên mảnh đất Nam Bộ. Những vấn
đề về nguồn gốc, về các yếu tố nghệ thuật, về sự
giao thoa giữa sân khấu Dù kê Nam Bộ với các
loại hình sân khấu khác, về những giải pháp bảo
tồn và phát triển của sân khấu Dù kê sẽ là những
định hướng nghiên cứu cần thiết và khả khi cho
sự nghiệp bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa
Khmer Nam Bộ.
6 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 513 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghệ thuật sân khấu Dù Kê Khmer Nam Bộ-Vấn đề và suy nghĩ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc”
Soá 13, thaùng 3/2014 5
NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU DÙ KÊ KHMER NAM BỘ - VẤN ĐỀ VÀ SUY NGHĨ
Phạm Tiết Khánh1
Tóm tắt
Bài viết giới thiệu nghệ thuật sân khấu Dù kê của đồng bào Khmer Nam Bộ trên các bình diện:
nguồn gốc, kịch bản, nghi lễ, nghệ thuật biểu diễn và đội ngũ biểu diễn, sáng tác. Trên cơ sở đó, người
viết nhận diện các vấn đề đang đặt ra đối với loại hình sân khấu độc đáo này trong công tác bảo tồn và
phát huy giá trị văn hóa – nghệ thuật trước bối cảnh mới, đề xuất một số hướng cần tập trung nghiên
cứu để đưa nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ phát triển ở tầm quốc tế.
Từ khóa: Dù kê, nghệ thuật sân khấu, nghệ thuật biểu diễn
Abstract
The article introduces the Southern Khmer Du ke theatrical art in terms of backgrounds, scripts,
rituals, performing arts and performing teams, composing. On that basis, the writer identifies current
problems of this unique kind of stage in conservation and promotion of value of arts and culture in
new context as well as propose some ways for focusing research to promote the Southern Khmer Du ke
theatrical art more and more developing around the world.
Keywords: Du ke, theatrical art, performing arts
1 Tiến sĩ, Hiệu trưởng Trường Đại học Trà Vinh
1. Đặt vấn đề
Nam Bộ là vùng đất cực Nam Tổ quốc, với cư
dân chủ yếu là các dân tộc Kinh, Khmer, Hoa và
Chăm cùng cộng cư lâu đời. Sự hào phóng của thiên
nhiên kết hợp cùng sự đoàn kết, hợp sức của các dân
tộc anh em đã đưa vùng đất Nam Bộ có những bước
tiến dài, đóng góp vào sự phát triển chung của đất
nước trên nhiều lĩnh vực. Cùng với những thành
tựu chung ấy, mỗi dân tộc anh em trên mảnh đất
này vẫn chắt chiu, gìn giữ những tài sản văn hóa
làm nên bản sắc riêng, niềm tự hào của riêng từng
cộng đồng dân tộc, trong đó phải kể đến nghệ thuật
sân khấu Cải lương, Đờn ca Tài tử của người Kinh;
hát Tiều, hát Quảng của người Hoa; nghệ thuật sân
khấu Rô băm, Dù kê của người Khmer.
Người Khmer Nam Bộ được biết đến như một
trong số ít dân tộc thiểu số ở Việt Nam có nền văn
hóa – nghệ thuật phát triển đa dạng, phong phú và đạt
đến một trình độ thẩm mỹ cao. Trong đó, nghệ thuật
sân khấu của người Khmer Nam Bộ có sự phát triển
đỉnh cao, phản ánh chân thật thực tiễn cuộc sống lao
động nông nghiệp gắn liền với sinh hoạt văn hóa –
tôn giáo trong từng phum sróc của đồng bào. Nền
nghệ thuật sân khấu ấy có một quá trình phát triển từ
đơn giản đến phức tạp, từ dân gian đến cung đình, là
một sản phẩm mang đậm tinh thần Khmer Nam Bộ
nhưng đồng thời là sự tích hợp những tinh hoa của
các loại hình nghệ thuật sân khấu khác. Nghệ thuật
sân khấu Dù kê ra đời khá muộn so với tiến trình
lịch sử văn hóa Khmer Nam Bộ, vào những năm
đầu của thập niên 20 thế kỉ XX, không xa mấy thời
điểm ra đời của sân khấu Cải lương của người Kinh.
Nhưng đó là một sự xuất hiện đúng lúc đáp ứng nhu
cầu thưởng thức của công chúng, không chỉ dành
riêng cho đồng bào Khmer, trong một xã hội Nam
Bộ đang có sự chuyển mình. Chính vì vậy sân khấu
Dù kê nhanh chóng phát triển và trở thành một món
ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh
hoạt của đồng bào. Ngót hơn nửa thế kỉ hình thành,
phát triển, cống hiến, tại Hội diễn sân khấu chuyên
nghiệp toàn quốc Quy Nhơn năm 1985, gắn với
sự kiện vở diễn “Mối tình Bôpha Rạngxây” của
Đoàn Nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh Trà Vinh
đạt Huy chương Vàng, nghệ thuật sân khấu Dù kê
của đồng bào Khmer Nam Bộ được Bộ Văn hóa
– Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch) công nhận là một trong những loại hình sân
khấu chuyên nghiệp ở Việt Nam. Có thể nói, dù
rằng từ rất lâu, bà con người Khmer đã xem Dù kê
là một tinh hoa của dân tộc, nhưng sự công nhận
chính thức của Nhà nước đã góp thêm niềm tự hào
của đồng bào, khơi thêm nguồn động viên, khích
lệ cho các đoàn diễn, các anh chị em nghệ sĩ.
Kính thưa bạn đọc!
Được sự cho phép của Cục Xuất bản Báo chí – Bộ Thông tin và Truyền thông về việc
xuất bản Tạp chí Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa
dân tộc”, Ban Biên tập TCKH đã tiến hành tuyển chọn, tổ chức bình duyệt và biên tập các bài
tham luận Hội thảo. Tạp chí Chuyên đề xuất bản tập hợp gần 40 bài báo khoa học với tổng số
200 trang. Chúng tôi hi vọng quyển Tạp chí sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích, góp phần cung cấp
cái nhìn tổng quan về bức tranh nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ, tạo tiền đề khoa
học và thực tiễn cho các Hội thảo và các công trình nghiên cứu khoa học tiếp theo trong hành
trình đưa nghệ thuật Dù kê Khmer Nam Bộ trở thành di sản của nhân loại.
Một lần nữa, Ban Biên tập xin trân trọng ghi nhận sự hợp tác nhiệt tình của các tác giả,
cộng tác viên; chân thành cảm ơn Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, Ủy ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh
và Trung tâm VTV Cần Thơ đã quan tâm và hỗ trợ nhằm thúc đẩy hoạt động xuất bản Tạp chí
Chuyên đề đúng tiến độ và chất lượng.
Chúng tôi mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, các bài cộng
tác và các ý kiến đóng góp của bạn đọc gần xa để Tạp chí ngày càng hoàn thiện hơn về nội
dung, hình thức và cả định hướng cho các Tạp chí Chuyên đề tiếp theo.
Mọi ý kiến đóng góp quý báu của bạn đọc và đồng nghiệp luôn là nguồn động viên, khích
lệ để Ban Biên tập phấn đấu và phát triển. Nếu trong Tạp chí Chuyên đề và các số Tạp chí đã
xuất bản còn có thiếu sót, mong bạn đọc vui lòng lượng thứ.
Kính chúc sức khỏe – thành công!
Ban Biên tập
Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc”
Soá 13, thaùng 3/20146 Soá 13, thaùng 3/2014 7
Xã hội Việt Nam bước vào thế kỉ XXI, từng
bước hội nhập quốc tế, những mục tiêu phát triển
đất nước được đặt ra cho phù hợp với tình hình
mới. Sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ sắp tiến tới
một dấu mốc quan trọng, gần một thế kỉ ra đời.
Một khoảng thời gian khá đủ để nhìn nhận lại tiến
trình hình thành, phát triển, thăng trầm, cống hiến.
Đặc biệt, vừa qua, nghệ thuật Dù kê của người
Khmer Nam Bộ đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch đưa vào danh sách các di sản văn hóa phi
vật thể đại diện của nhân loại dự kiến lập hồ sơ
trình UNESCO công nhận giai đoạn 2012 – 2016.
Sự kiện này một lần nữa khẳng định giá trị độc đáo
của nghệ thuật sân khấu Dù kê, đồng thời cũng đặt
ra những nhiệm vụ cấp thiết nghiên cứu nghệ thuật
Dù kê sao cho không chỉ dừng lại ở việc đáp ứng
với tình hình phát triển mới của đất nước, mà còn
hướng tới mục tiêu bảo tồn, phát huy và tôn vinh
giá trị di sản dân tộc ở tầm quốc tế.
2. Một số vấn đề về nghệ thuật sân khấu Dù kê
Khmer Nam Bộ
2.1. Về nguồn gốc sân khấu Dù kê Khmer
Nam Bộ
Dù kê không xuất phát từ cung đình mà được
sinh ra từ chính nhân dân lao động trên vùng đất
Đồng bằng sông Cửu Long. Tiền đề xã hội cho sự ra
đời ấy vừa bắt nguồn từ công chúng Khmer Nam Bộ,
chính nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của đồng bào
Khmer Nam Bộ thay đổi theo sự phát triển của xã
hội, trong khi sân khấu Rô băm không còn “đáp ứng
trọn vẹn nhu cầu cảm thụ nghệ thuật của đồng bào
Khmer”2; vừa có cội rễ từ sự lan tỏa mạnh mẽ của
các loại hình nghệ thuật trình diễn của người Hoa,
người Pháp ảnh hưởng đến nghệ thuật trình diễn của
người Kinh và người Khmer, dẫn đến sự ra đời của
hai loại hình nghệ thuật mới tại vùng đất Nam Bộ,
sân khấu Cải lương của người Kinh và sân khấu Dù
kê của người Khmer. Những buổi đầu manh nha,
Dù kê được diễn trên nền đất, dưới những mái che
bằng cành lá đơn sơ; diễn viên là những người
nông dân quen tay cày tay cuốc ban ngày, hóa thân
thành đức vua, hoàng hậu hay chằn dữ trong đêm
diễn phục vụ cho khán giả là bà con láng giềng, để
rồi cùng nhau thức thâu đêm, cùng vui buồn theo
cảm xúc nhân vật, cùng gật gù, hả hê với kết thúc
2 Sang Sết. 2010. Nét đẹp độc đáo của nghệ thuật sân khấu Dù kê dân
tộc Khmer Nam Bộ (Song ngữ Việt – Khmer),. Tài liệu nội bộ.
có hậu, kẻ ác bị trừng trị thích đáng,... Đêm diễn
kết thúc, người diễn lẫn người xem lại về trong tiếc
nuối và hẹn gặp lại nhau vào đêm sau để tiếp tục
câu chuyện còn đang dở dang. Có nhiều tuồng tích
phải diễn mấy đêm mới hết nhưng người xem vẫn
không bỏ cuộc giữa chừng.
Có nhiều quan điểm khác nhau về sự ra đời
của Dù kê. Một số học giả cho rằng sân khấu Dù
kê ra đời ở Trà Vinh do nghệ nhân dân gian tên là
Sơn Kưu (Kru Kưu) sáng lập vào năm 1921; một số
khác quả quyết nghệ nhân Lý Kọn (hay Xã Kọn),
người Khmer lai Triều Châu ở xã An Ninh, Mỹ Tú,
Sóc Trăng mới thực sự là người lập nên đoàn Dù kê
chuyên nghiệp đầu tiên ở Nam Bộ năm 19213; và
nhiều giả thuyết khác,
Bên cạnh đó, trong những lần sang biểu diễn
tại Campuchia, nghệ thuật Dù kê Khmer Nam
Bộ đã được người dân đất nước Chùa Tháp, và
cả Hoàng gia Campuchia, đón nhận một cách trân
trọng, nhiệt thành với tên gọi “Lkhôn Ba Sắc”
(Kịch hát miền sông Hậu). Không những thế, ngày
nay loại hình nghệ thuật này đã trở thành một môn
học tại Trường Nghệ thuật Hoàng gia Campuchia.
Nhìn chung, xét về nguồn gốc, dù còn nhiều ý
kiến khác nhau nhưng có thể khẳng định một cách
chắc chắn Dù kê ra đời dựa trên trí tuệ, tinh thần
yêu cái đẹp của đồng bào Khmer Nam Bộ, là sản
phẩm của vùng đất Nam Bộ với những đặc trưng
văn hóa – nghệ thuật mang tính địa phương, vùng
miền rõ rệt.
Tuy nhiên, có thể thấy rằng các ý kiến xác định
nguồn gốc của Dù kê kể trên đều xuất phát từ kí ức
của các cá nhân riêng lẻ hoặc dựa vào thời điểm ra
đời của các đoàn hát Dù kê chuyên nghiệp. Ngoài
ra, các nghiên cứu hiện nay vẫn thiếu sự quan
tâm đến mối quan hệ giữa sân khấu Dù kê với các
hình thức diễn xướng dân gian sơ khai của người
Khmer, vì không có một loại hình nghệ thuật nào
lại ra đời và phát triển như là một hiện tượng đột
xuất. Thêm vào đó, đời sống sinh hoạt và văn hóa
của người Khmer Nam Bộ ở giai đoạn đầu đã xuất
hiện những trò chơi, trò diễn dân gian, những hình
thức đối đáp trữ tình,... Do vậy, để đi đến những
3 Theo Đặng Vũ Thị Thảo. “Sân khấu của người Khmer ở
ĐBSCL”, trong Nhiều tác giả. 1988. Tìm hiểu vốn văn hoá
dân tộc Khmer Nam Bộ. NXB Tổng hợp Hậu Giang, tr.291.
kết luận mang tính khoa học và thuyết phục hơn về
nguồn gốc sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ, thiết
nghĩ rất cần nhiều công trình khoa học đi sâu lí
giải các vấn đề sau: Mối quan hệ giữa các hình
thức sân khấu dân gian sơ khai và loại hình sân
khấu Dù kê của người Khmer ở Nam Bộ; Xác định
niên đại, địa điểm xuất phát, người sáng lập, môi
trường diễn xướng nguyên thủy và hiện tại của Dù
kê cũng như môi trường phát triển của sân khấu
Dù kê trong bối cảnh Nam Bộ hiện tại; Vai trò, vị
trí của các gánh Dù kê bột – các gánh Dù kê nhỏ
trong việc hình thành và phát triển của sân khấu
Dù kê Nam Bộ.
2.2. Về kịch bản Dù kê Khmer Nam Bộ
Đặc điểm độc đáo của loại hình sân khấu Dù kê
chính là sự hòa trộn với các loại hình sân khấu khác
như hát Bội, hát Tiều của người Hoa; ca ra bộ (sau
này là Cải lương) của người Kinh, nhưng trước hết là
sự kế thừa sân khấu truyền thống của người Khmer
Nam Bộ - nghệ thuật sân khấu Rô băm. Có thể nói,
sân khấu Dù kê được đặt trong bối cảnh tổng hòa
của sân khấu ba dân tộc nên sau khi ra đời đã nhanh
chóng thu hút sự quan tâm không chỉ của người
Khmer mà còn có cả người Hoa và người Kinh.
Loại hình sân khấu ca kịch Dù kê của đồng bào
Khmer Nam Bộ có cốt truyện được xây dựng trên
nền nhạc ca hát, đối thoại và các hình thái diễn xuất
dân gian. Lời ca trong mỗi vở Dù kê thường là các
lời thơ, mang tính xúc cảm cao. Diễn viên vừa hát
vừa biểu thị động tác tay chân nhịp nhàng, uyển
chuyển mang tính mô phỏng, ước lệ. Tương tự như
Rô băm, tuồng tích biểu diễn của Dù kê cũng được
rút ra từ các trường ca của Ấn Độ như Ramayana
và Mahabharata, những truyền thuyết, huyền
thoại dân tộc như “Linhthôn”, “Mapthiđongkeo”,
“Sackinhni”... đồng thời còn sử dụng cả những tuồng
tích, điển tích của các dân tộc khác như “Thạch Sanh
chém Chằn”, “Tấm Cám”, của người Kinh; “Phàn
Lê Huê - Tiết Đinh San”, “Tam Tạng thỉnh kinh”,
“Trụ Vương mê Đắc Kỷ”, của người Hoa. Thời
gian gần đây cũng có thêm các vở diễn về đề tài
đương đại với kết cấu là cuộc đấu tranh giữa cái
thiện và cái ác như: “Mẹ kế, con chồng,”, “Nàng
Túp Son Hoa”, “Nghĩa tình trong giông tố,” “Giữ
Đền cô Hia,” “Bông hồng Trà Vinh”, Như vậy,
có thể tạm chia những tuồng tích Dù kê thành
những loại cơ bản sau:
- Những kịch bản dựa trên các truyện thơ cổ
phản ánh mâu thuẫn ở cung đình và môtip “đánh
Chằn cứu người”.
- Những kịch bản dựa trên các truyện cổ
tích Khmer.
- Những kịch bản được rút ra từ Phật thoại.
- Những kịch bản vay mượn của người Kinh
và người Hoa.
- Những kịch bản lấy đề tài đương đại.
Những tích truyện từ ca kịch Dù kê là món
ăn tinh thần của người Khmer Nam Bộ trong suốt
mấy chục năm qua. Nó đã in sâu vào đời sống chân
chất, mộc mạc, vun đắp nên tình làng nghĩa xóm,
tình yêu thương giữa con người với nhau, khẳng
định, giữ gìn những nét đặc sắc riêng có của dân
tộc Khmer. Trong đó, sợi chỉ đỏ xuyên suốt vẫn
là triết lý “Ác lai ác báo”, “Ở hiền gặp lành”, một
triết lí đậm chất Phật giáo Nam tông – tôn giáo
chính của người Khmer Nam Bộ.
Tuy nhiên, để những tuồng tích Dù kê mãi là
nguồn cảm hứng sáng tạo, mãi sống với con người
và thời đại hôm nay, chúng ta cần có những cái
nhìn và hành động biện chứng, khoa học. Đó là
việc lý giải sức sống bền vững của các tuồng tích
xưa, những tuồng tích phản ánh mâu thuẫn ở cung
đình và môtip “đánh Chằn cứu người” của sân
khấu Dù kê trong xã hội Nam Bộ hiện nay. Ngoài
ra, cũng cần tăng cường hoạt động sưu tầm và sáng
tác những tuồng tích mới với các đề tài xã hội gắn
với bối cảnh hội nhập, cạnh tranh, đào thải đang
diễn ra ngày càng quyết liệt; nghiên cứu vấn đề
đào tạo, đãi ngộ đội ngũ sáng tác tuồng tích Dù kê
trong quá khứ, hiện tại và xây dựng các chiến lược
cho lực lượng kế thừa tương lai.
2.3. Về nghi lễ và tính chất tâm linh trong biểu
diễn Dù kê Khmer Nam Bộ
Đời sống tôn giáo – tín ngưỡng phong phú từ
lâu đã chi phối mọi mặt đời sống vật chất và tinh
thần của người Khmer Nam Bộ. Trong sân khấu
Dù kê, những nghi lễ cũng là hiện thân của đạo
Bà-la-môn và đạo Phật, thể hiện một niềm tin sâu
thẳm của đồng bào Khmer.
Trước đây, bắt đầu buổi diễn, các đoàn Dù kê
phải xin phép ông Tà trước rồi mới cúng Tổ khai
diễn. Cúng ông Tà xong thì cúng để diễn. Người ta
bày lên bàn thờ những lễ vật cúng. Bàn thờ được
chia làm hai phần bằng nhau. Bên trái thờ Tổ, bên
Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc”
Soá 13, thaùng 3/20146 Soá 13, thaùng 3/2014 7
Xã hội Việt Nam bước vào thế kỉ XXI, từng
bước hội nhập quốc tế, những mục tiêu phát triển
đất nước được đặt ra cho phù hợp với tình hình
mới. Sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ sắp tiến tới
một dấu mốc quan trọng, gần một thế kỉ ra đời.
Một khoảng thời gian khá đủ để nhìn nhận lại tiến
trình hình thành, phát triển, thăng trầm, cống hiến.
Đặc biệt, vừa qua, nghệ thuật Dù kê của người
Khmer Nam Bộ đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch đưa vào danh sách các di sản văn hóa phi
vật thể đại diện của nhân loại dự kiến lập hồ sơ
trình UNESCO công nhận giai đoạn 2012 – 2016.
Sự kiện này một lần nữa khẳng định giá trị độc đáo
của nghệ thuật sân khấu Dù kê, đồng thời cũng đặt
ra những nhiệm vụ cấp thiết nghiên cứu nghệ thuật
Dù kê sao cho không chỉ dừng lại ở việc đáp ứng
với tình hình phát triển mới của đất nước, mà còn
hướng tới mục tiêu bảo tồn, phát huy và tôn vinh
giá trị di sản dân tộc ở tầm quốc tế.
2. Một số vấn đề về nghệ thuật sân khấu Dù kê
Khmer Nam Bộ
2.1. Về nguồn gốc sân khấu Dù kê Khmer
Nam Bộ
Dù kê không xuất phát từ cung đình mà được
sinh ra từ chính nhân dân lao động trên vùng đất
Đồng bằng sông Cửu Long. Tiền đề xã hội cho sự ra
đời ấy vừa bắt nguồn từ công chúng Khmer Nam Bộ,
chính nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của đồng bào
Khmer Nam Bộ thay đổi theo sự phát triển của xã
hội, trong khi sân khấu Rô băm không còn “đáp ứng
trọn vẹn nhu cầu cảm thụ nghệ thuật của đồng bào
Khmer”2; vừa có cội rễ từ sự lan tỏa mạnh mẽ của
các loại hình nghệ thuật trình diễn của người Hoa,
người Pháp ảnh hưởng đến nghệ thuật trình diễn của
người Kinh và người Khmer, dẫn đến sự ra đời của
hai loại hình nghệ thuật mới tại vùng đất Nam Bộ,
sân khấu Cải lương của người Kinh và sân khấu Dù
kê của người Khmer. Những buổi đầu manh nha,
Dù kê được diễn trên nền đất, dưới những mái che
bằng cành lá đơn sơ; diễn viên là những người
nông dân quen tay cày tay cuốc ban ngày, hóa thân
thành đức vua, hoàng hậu hay chằn dữ trong đêm
diễn phục vụ cho khán giả là bà con láng giềng, để
rồi cùng nhau thức thâu đêm, cùng vui buồn theo
cảm xúc nhân vật, cùng gật gù, hả hê với kết thúc
2 Sang Sết. 2010. Nét đẹp độc đáo của nghệ thuật sân khấu Dù kê dân
tộc Khmer Nam Bộ (Song ngữ Việt – Khmer),. Tài liệu nội bộ.
có hậu, kẻ ác bị trừng trị thích đáng,... Đêm diễn
kết thúc, người diễn lẫn người xem lại về trong tiếc
nuối và hẹn gặp lại nhau vào đêm sau để tiếp tục
câu chuyện còn đang dở dang. Có nhiều tuồng tích
phải diễn mấy đêm mới hết nhưng người xem vẫn
không bỏ cuộc giữa chừng.
Có nhiều quan điểm khác nhau về sự ra đời
của Dù kê. Một số học giả cho rằng sân khấu Dù
kê ra đời ở Trà Vinh do nghệ nhân dân gian tên là
Sơn Kưu (Kru Kưu) sáng lập vào năm 1921; một số
khác quả quyết nghệ nhân Lý Kọn (hay Xã Kọn),
người Khmer lai Triều Châu ở xã An Ninh, Mỹ Tú,
Sóc Trăng mới thực sự là người lập nên đoàn Dù kê
chuyên nghiệp đầu tiên ở Nam Bộ năm 19213; và
nhiều giả thuyết khác,
Bên cạnh đó, trong những lần sang biểu diễn
tại Campuchia, nghệ thuật Dù kê Khmer Nam
Bộ đã được người dân đất nước Chùa Tháp, và
cả Hoàng gia Campuchia, đón nhận một cách trân
trọng, nhiệt thành với tên gọi “Lkhôn Ba Sắc”
(Kịch hát miền sông Hậu). Không những thế, ngày
nay loại hình nghệ thuật này đã trở thành một môn
học tại Trường Nghệ thuật Hoàng gia Campuchia.
Nhìn chung, xét về nguồn gốc, dù còn nhiều ý
kiến khác nhau nhưng có thể khẳng định một cách
chắc chắn Dù kê ra đời dựa trên trí tuệ, tinh thần
yêu cái đẹp của đồng bào Khmer Nam Bộ, là sản
phẩm của vùng đất Nam Bộ với những đặc trưng
văn hóa – nghệ thuật mang tính địa phương, vùng
miền rõ rệt.
Tuy nhiên, có thể thấy rằng các ý kiến xác định
nguồn gốc của Dù kê kể trên đều xuất phát từ kí ức
của các cá nhân riêng lẻ hoặc dựa vào thời điểm ra
đời của các đoàn hát Dù kê chuyên nghiệp. Ngoài
ra, các nghiên cứu hiện nay vẫn thiếu sự quan
tâm đến mối quan hệ giữa sân khấu Dù kê với các
hình thức diễn xướng dân gian sơ khai của người
Khmer, vì không có một loại hình nghệ thuật nào
lại ra đời và phát triển như là một hiện tượng đột
xuất. Thêm vào đó, đời sống sinh hoạt và văn hóa
của người Khmer Nam Bộ ở giai đoạn đầu đã xuất
hiện những trò chơi, trò diễn dân gian, những hình
thức đối đáp trữ tình,... Do vậy, để đi đến những
3 Theo Đặng Vũ Thị Thảo. “Sân khấu của người Khmer ở
ĐBSCL”, trong Nhiều tác giả. 1988. Tìm hiểu vốn văn hoá
dân tộc Khmer Nam Bộ. NXB Tổng hợp Hậu Giang, tr.291.
kết luận mang tính khoa học và thuyết phục hơn về
nguồn gốc sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ, thiết
nghĩ rất cần nhiều công trình khoa học đi sâu lí
giải các vấn đề sau: Mối quan hệ giữa các hình
thức sân khấu dân gian sơ khai và loại hình sân
khấu Dù kê của người Khmer ở Nam Bộ; Xác định
niên đại, địa điểm xuất phát, người sáng lập, môi
trường diễn xướng nguyên thủy và hiện tại của Dù
kê cũng như môi trường phát triển của sân khấu
Dù kê trong bối cảnh Nam Bộ hiện tại; Vai trò, vị
trí của các gánh Dù kê bột – các gánh Dù kê nhỏ
trong việc hình thành và phát triển của sân khấu
Dù kê Nam Bộ.
2.2. Về kịch bản Dù kê Khmer Nam Bộ
Đặc điểm độc đáo của loại hình sân khấu Dù kê
chính là sự hòa trộn với các loại hình sân khấu khác
như hát Bội, hát Tiều của người Hoa; ca ra bộ (sau
này là Cải lương) của người Kinh, nhưng trước hết là
sự kế thừa sân khấu truyền thống của người Khmer
Nam Bộ - nghệ thuật sân khấu Rô băm. Có thể nói,
sân khấu Dù kê được đặt trong bối cảnh tổng hòa
của sân khấu ba dân tộc nên sau khi ra đời đã nhanh
chóng thu hút sự quan tâm không chỉ của người
Khmer mà còn có cả người Hoa và người Kinh.
Loại hình sân khấu ca kịch Dù kê của đồng bào
Khmer Nam Bộ có cốt truyện được xây dựng trên
nền nhạc ca hát, đối thoại và các hình thái diễn xuất
dân gian. Lời ca trong mỗi vở Dù kê thường là các
lời thơ, mang tính xúc cảm cao. Diễn viên vừa hát
vừa biểu thị động tác tay chân nhịp nhàng, uyển
chuyển mang tính mô phỏng, ước lệ. Tương tự như
Rô băm, tuồng tích biểu diễn của Dù kê cũng được
rút ra từ các trường ca của Ấn Độ như Ramayana
và Mahabharata, những truyền thuyết, huyền
thoại dân tộc như “Linhthôn”, “Mapthiđongkeo”,
“Sackinhni”... đồng thời còn sử dụng cả những tuồng
tích, điển tích của các dân tộc khác như “Thạch Sanh
chém Chằn”, “Tấm Cám”, của người Kinh; “Phàn
Lê Huê - Tiết Đinh San”, “Tam Tạng thỉnh kinh”,
“Trụ Vương mê Đắc Kỷ”, của người Hoa. Thời
gian gần đây cũng có thêm các vở diễn về đề tài
đương đại với kết cấu là cuộc đấu tranh giữa cái
thiện và cái ác như: “Mẹ kế, con chồng,”, “Nàng
Túp Son Hoa”, “Nghĩa tình trong giông tố,” “Giữ
Đền cô Hia,” “Bông hồng Trà Vinh”, Như vậy,
có thể tạm chia những tuồng tích Dù kê thành
những loại cơ bản sau:
- Những kịch bản dựa trên các truyện thơ cổ
phản ánh mâu thuẫn ở cung đình và môtip “đánh
Chằn cứu người”.
- Những kịch bản dựa trên các truyện cổ
tích Khmer.
- Những kịch bản được rút ra từ Phật thoại.
- Những kịch bản vay mượn của người Kinh
và người Hoa.
- Những kịch bản lấy đề tài đương đại.
Những tích truyện từ ca kịch Dù kê là món
ăn tinh thần của người Khmer Nam Bộ trong suốt
mấy chục năm qua. Nó đã in sâu vào đời sống chân
chất, mộc mạc, vun đắp nên tình làng nghĩa xóm,
tình yêu thương giữa con người với nhau, khẳng
định, giữ gìn những nét đặc sắc riêng có của dân
tộc Khmer. Trong đó, sợi chỉ đỏ xuyên suốt vẫn
là triết lý “Ác lai ác báo”, “Ở hiền gặp lành”, một
triết lí đậm chất Phật giáo Nam tông – tôn giáo
chính của người Khmer Nam Bộ.
Tuy nhiên, để những tuồng tích Dù kê mãi là
nguồn cảm hứng sáng tạo, mãi sống với con người
và thời đại hôm nay, chúng ta cần có những cái
nhìn và hành động biện chứng, khoa học. Đó là
việc lý giải sức sống bền vững của các tuồng tích
xưa, những tuồng tích phản ánh mâu thuẫn ở cung
đình và môtip “đánh Chằn cứu người” của sân
khấu Dù kê trong xã hội Nam Bộ hiện nay. Ngoài
ra, cũng cần tăng cường hoạt động sưu tầm và sáng
tác những tuồng tích mới với các đề tài xã hội gắn
với bối cảnh hội nhập, cạnh tranh, đào thải đang
diễn ra ngày càng quyết liệt; nghiên cứu vấn đề
đào tạo, đãi ngộ đội ngũ sáng tác tuồng tích Dù kê
trong quá khứ, hiện tại và xây dựng các chiến lược
cho lực lượng kế thừa tương lai.
2.3. Về nghi lễ và tính chất tâm linh trong biểu
diễn Dù kê Khmer Nam Bộ
Đời sống tôn giáo – tín ngưỡng phong phú từ
lâu đã chi phối mọi mặt đời sống vật chất và tinh
thần của người Khmer Nam Bộ. Trong sân khấu
Dù kê, những nghi lễ cũng là hiện thân của đạo
Bà-la-môn và đạo Phật, thể hiện một niềm tin sâu
thẳm của đồng bào Khmer.
Trước đây, bắt đầu buổi diễn, các đoàn Dù kê
phải xin phép ông Tà trước rồi mới cúng Tổ khai
diễn. Cúng ông Tà xong thì cúng để diễn. Người ta
bày lên bàn thờ những lễ vật cúng. Bàn thờ được
chia làm hai phần bằng nhau. Bên trái thờ Tổ, bên
Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc”
Soá 13, thaùng 3/20148 Soá 13, thaùng 3/2014 9
phải thờ Phật. Lễ vật bên Tổ là đồ mặn (như gà,
trái dừa, cốm nổ, 3 quả trứng gà, huyết gà tươi,
đầu heo,); Lễ cúng đức Phật là đồ ngọt (như
bánh, trái cây, chè,...). Sau khi chuẩn bị xong lễ,
mọi người tụ tập lại, hát bài Tổ và mời vị Acha đọc
kinh làm phép. Hiện nay, một số đoàn Dù kê đang
hoạt động vẫn duy trì lễ cúng Tổ này. Tuy nhiên, lễ
vật đã bị giản lược đi rất nhiều. Sau đó, diễn viên
lần lượt thắp nhang khấn vái và được vị trưởng
đoàn thoa dầu thơm lên người - một loại dầu thơm
bình thường nhưng đã được các thầy đọc bùa chú
và làm phép. Việc xức dầu thơm cũng mang ý
nghĩa truyền phép màu cho diễn viên diễn hay hơn
và không mệt mỏi, làm cho khán giả thích thú hơn.
Hát Dù kê trước hết là loại hình nghệ thuật
mang chức năng giải trí. Nhưng từ những vở diễn,
tư tưởng Phật giáo và tín ngưỡng dân gian đặc
trưng của đồng bào Khmer được bảo lưu và phát
triển. Đặc biệt, loại hình nghệ thuật dân tộc này
thường diễn ra ở sân chùa trong những ngày lễ
tết, càng góp phần khẳng định vị trí rất quan trọng
của chùa Khmer và Phật giáo Nam tông trong
tâm thức của người Khmer. Do đó, có thể thấy,
tính chất tâm linh cũng như vai trò của tôn giáo,
tín ngưỡng trong nghệ thuật sân khấu Khmer nói
chung, sân khấu Dù kê nói riêng cũng là những
đề tài khá thu hút các nhà khoa học quan tâm tìm
hiểu, nghiên cứu.
2.4. Về nghệ thuật biểu diễn Dù kê
Nhạc cụ cho một vở Dù kê khá nhiều nhưng
quan trọng nhất là đàn Trô-sô, đàn Khưm, Tà-
khê, dàn nhạc Ngũ âm,... Khi đội nhạc Dù kê tấu
lên, những giai điệu mượt mà, khi rộn ràng, vui
tươi, khi sâu lắng, bi ai tạo nên một sức hút đặc
biệt cho người nghe.
Ngoài ra, kịch hát nói chung, Dù kê nói riêng
là sân khấu diễn bằng ngôn ngữ âm nhạc, mọi
biểu hiện nghệ thuật đều được cách điệu hóa, từ
lời nói, bước đi, dáng đứng. Vì vậy, nghệ thuật
múa trong sân khấu Dù kê cũng được đặt ra với
nhiều sự quan tâm. So với sân khấu Rô băm, múa
trong Dù kê không đóng vai trò chính, cũng không
yêu cầu tỉ mỉ, quy phạm nhưng những điệu múa
truyền thống Khmer cũng được vận dụng, phát
triển theo cảm hứng và bản năng dân tộc Khmer
rất rõ. Múa xuất hiện trước khi vở diễn Dù kê bắt
đầu; trong khi biểu diễn của các vai chính diện và
phản diện. Đó là những điệu múa theo vũ đạo dân
gian và theo vũ đạo cổ điển. Có điều đáng lưu ý là
diễn viên múa Dù kê thường không được đào tạo
bài bản mà kĩ thuật múa của họ có đẹp, có điêu
luyện hay không tùy thuộc vào công sức tự rèn, tự
sáng tạo của diễn viên.
Sự tương đồng và khác biệt của sân khấu Dù
kê với sân khấu Rô băm và Cải lương còn được thể
hiện ở việc trang trí sân khấu và hóa trang của diễn
viên. Về mặt này, sau thời gian định hình và phát
triển, sân khấu Dù kê gần với Cải lương của người
Kinh - về quy mô, sự lộng lẫy, choáng lộn, màu
sắc hơn sân khấu Rô băm. Điều này xuất phát từ
vị thế, điều kiện phát triển và đặc trưng nghệ thuật
của các loại hình sân khấu này ở Nam Bộ hiện nay.
Tựu trung lại, những nguyên tắc diễn xướng,
những điệu múa từ bài bản đến sáng tạo của diễn
viên, những dấu ấn của tôn giáo trên sân khấu
Dù kê, nghệ thuật trang trí sân khấu và hóa trang
trong cái nhìn so sánh với sân khấu Rô băm và
Cải lương, cho đến nay vẫn là nguồn cảm hứng,
là mảnh đất màu mỡ cho các vị học giả, các nhà
nghiên cứu cả trong và ngoài ngành tìm hiểu, khai
thác. Bên cạnh đó, cần thiết có những nghiên cứu
về mối quan hệ nguồn gốc, sự tương đồng và khác
biệt giữa hai loại hình sân khấu: Dù kê của đồng
bào Khmer Nam Bộ và Dì kê của người Khmer
Campuchia.
2.5. Về đội ngũ sáng tác và biểu diễn Dù kê
Gần một thế kỉ hình thành và phát triển, Dù
kê có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống văn
hóa tinh thần của người dân Khmer Nam Bộ, góp
phần làm phong phú thêm cho nghệ thuật sân khấu
Việt Nam. Hiện nay, dù vẫn còn nhiều nghệ nhân
tâm huyết, cố lưu giữ những nét nghệ thuật đặc sắc
của Dù kê cho thế hệ mai sau, nhưng cũng phải
thừa nhận rằng, Dù kê đang gặp khó về kịch bản,
lực lượng diễn viên, nhạc công, cơ hội để các nghệ
nhân được biểu diễn, được đứng trên sân khấu,
Điều này xuất phát từ một thực tế là việc học
biểu diễn và sáng tác các tuồng tích Dù kê không
phải dễ dàng. Dù kê là một loại hình nghệ thuật
tổng hợp, người nghệ sĩ phải có năng khiếu, hiểu
biết cả về ca, múa, cảm thụ văn học, cảm thụ âm
nhạc và diễn xuất. Vì vậy, người theo nghề ngoài
năng khiếu bẩm sinh, sự khổ luyện lâu dài, niềm
đam mê mãnh liệt với sân khấu truyền thống của
dân tộc còn phải được tạo môi trường thuận lợi để
phát huy và phát triển tài năng. Hiện nay, công tác
đào tạo nguồn nhân lực cho sân khấu Khmer nói
chung và Dù kê nói riêng chủ yếu dựa vào việc
truyền nghề tại các đoàn nên việc bảo tồn, phát
triển chưa thật sự hiệu quả và không theo sát được
tốc độ phát triển của nhịp sống đương đại.
Tại các Hội thảo khoa học về văn hóa vùng
dân tộc Khmer Nam Bộ, hầu hết các nghệ nhân,
nhà nghiên cứu đều cho rằng: cần đào tạo một đội
ngũ sáng tác, đạo diễn, nhạc công, diễn viên kế
thừa; bên cạnh việc chú trọng sáng tác, cải biên các
kịch bản Dù kê cho phù hợp với đời sống đương
đại. Hơn thế nữa cần khôi phục và nâng chất các
đội, các gánh hát Dù kê ở địa phương. Đây cũng là
thực tế làm trăn trở không chỉ giới nghệ sĩ mà cả
các nhà quản lí.
Kinh nghiệm bảo tồn di sản cho thấy, cần thiết
phải đào tạo được lực lượng kế thừa và tổ chức các
sân chơi xứng tầm để các nghệ sĩ có dịp sống trọn
với nghiệp diễn. Với nhận thức trên, các dự án cụ thể
như quay phim tư liệu, mở lớp truyền nghề Dù kê,
các Liên hoan Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc,
Liên hoan sân khấu Dù kê Khmer, các hoạt động
biểu diễn Dù kê ở các địa phương Nam Bộ trong
các dịp lễ tết của người Khmer hằng năm đã đạt
được những thành công bước đầu. Ngoài ra, việc
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đưa nghệ thuật
hát Dù kê của đồng bào Khmer Nam Bộ vào danh
sách 12 di sản văn hóa phi vật thể dự kiến lập hồ
sơ trình UNESCO giai đoạn 2012-2016 cũng sẽ là
bệ phóng để những tiếng đàn, tiếng hát Dù kê vang
cao, vang xa; góp phần gìn giữ một loại hình nghệ
thuật độc đáo của người dân Khmer Nam Bộ.
2.6. Về Hội thảo khoa học “Nghệ thuật sân
khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa
dân tộc”
Xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết về bảo
tồn và phát triển nghệ thuật sân khấu Dù kê của
đồng bào Khmer Nam Bộ trong thời kì mới, tháng
11/2013 vừa qua, tại Trường Đại học Trà Vinh, Ủy
ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh phối hợp với Ban Chỉ
đạo Tây Nam Bộ và Trung tâm Truyền hình Việt
Nam tại thành phố Cần Thơ tổ chức hội thảo khoa
học quốc gia “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer
Nam Bộ – Di sản văn hóa dân tộc”.
Có thể thấy, những trăn trở về nghệ thuật sân
khấu Dù kê của đồng bào Khmer Nam Bộ từ lâu đã
là sự quan tâm của đông đảo các vị học giả, các bậc
tiền bối, các anh chị em nghệ sĩ, các vị quản lí. Chính
vì thế, chỉ trong thời gian ngắn phát hành thông báo
Hội thảo, Ban Tổ chức đã nhận được sự hưởng ứng
nhiệt tình của các nhà nghiên cứu từ các viện, trường;
các vị soạn giả, anh chị em nghệ sĩ của các đoàn nghệ
thuật; các nhà quản lí thuộc các sở, ban ngành,,
với tổng số bài tham luận vượt qua con số 70 từ các
tác giả trên khắp cả nước. Bài tham luận tham gia
Hội thảo xoay quanh các nội dung do Ban Tổ chức
đề xướng, trong đó bàn nhiều về vấn đề nguồn gốc
ra đời, quá trình hình thành và phát triển của nghệ
thuật Dù kê; các đặc trưng văn hóa – nghệ thuật trên
các khía cạnh: tín ngưỡng – tôn giáo, âm nhạc, vũ
đạo,; sự giao thoa giữa nghệ thuật Dù kê và các
loại hình nghệ thuật khác: Rô băm, Cải lương, Dì
kê, hát Tiều,; đặc biệt các tác giả trình bày khá sâu
thực trạng hoạt động nghệ thuật Dù kê ở các đoàn,
các địa phương và đề xuất các giải pháp trước mắt
cũng như lâu dài cho công tác bảo tồn và phát triển
nghệ thuật rất độc đáo của đồng bào Khmer Nam Bộ.
Hội thảo bước đầu đáp ứng mong mỏi của
anh chị em công tác trong lĩnh vực sân khấu Dù
kê nói riêng, nghệ thuật sân khấu Khmer Nam Bộ
nói chung; đồng thời đáp ứng những mong muốn
của đông đảo bà con, của các cấp lãnh đạo. Những
kiến nghị, đề xuất và kết luận tại Hội thảo trước
hết sẽ là cơ sở quan trọng cho những cuộc thảo
luận chuyên sâu tiếp theo, những chủ trương chính
sách của Đảng và Nhà nước trong công tác bảo
tồn và phát triển nghệ thuật sân khấu Dù kê ở một
tầm cao mới. Bên cạnh đó, những vấn đề khoa học
được trình bày trong các tham luận hoặc trong buổi
thảo luận tại Hội thảo sẽ khởi động cho những suy
nghĩ, những hành động thiết thực và những công
trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc để đưa sân
khấu Dù kê Khmer Nam Bộ tiến bước trong hành
trình xây dựng hồ sơ đề xuất UNESCO công nhận
là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
3. Kết luận
Các loại hình nghệ thuật diễn xướng và sân
khấu dân gian như mạch nước ngầm chảy suốt
chiều dài lịch sử của vùng đất Nam Bộ, góp phần
làm đẹp thêm tính cách và tâm hồn của người dân
Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc”
Soá 13, thaùng 3/20148 Soá 13, thaùng 3/2014 9
phải thờ Phật. Lễ vật bên Tổ là đồ mặn (như gà,
trái dừa, cốm nổ, 3 quả trứng gà, huyết gà tươi,
đầu heo,); Lễ cúng đức Phật là đồ ngọt (như
bánh, trái cây, chè,...). Sau khi chuẩn bị xong lễ,
mọi người tụ tập lại, hát bài Tổ và mời vị Acha đọc
kinh làm phép. Hiện nay, một số đoàn Dù kê đang
hoạt động vẫn duy trì lễ cúng Tổ này. Tuy nhiên, lễ
vật đã bị giản lược đi rất nhiều. Sau đó, diễn viên
lần lượt thắp nhang khấn vái và được vị trưởng
đoàn thoa dầu thơm lên người - một loại dầu thơm
bình thường nhưng đã được các thầy đọc bùa chú
và làm phép. Việc xức dầu thơm cũng mang ý
nghĩa truyền phép màu cho diễn viên diễn hay hơn
và không mệt mỏi, làm cho khán giả thích thú hơn.
Hát Dù kê trước hết là loại hình nghệ thuật
mang chức năng giải trí. Nhưng từ những vở diễn,
tư tưởng Phật giáo và tín ngưỡng dân gian đặc
trưng của đồng bào Khmer được bảo lưu và phát
triển. Đặc biệt, loại hình nghệ thuật dân tộc này
thường diễn ra ở sân chùa trong những ngày lễ
tết, càng góp phần khẳng định vị trí rất quan trọng
của chùa Khmer và Phật giáo Nam tông trong
tâm thức của người Khmer. Do đó, có thể thấy,
tính chất tâm linh cũng như vai trò của tôn giáo,
tín ngưỡng trong nghệ thuật sân khấu Khmer nói
chung, sân khấu Dù kê nói riêng cũng là những
đề tài khá thu hút các nhà khoa học quan tâm tìm
hiểu, nghiên cứu.
2.4. Về nghệ thuật biểu diễn Dù kê
Nhạc cụ cho một vở Dù kê khá nhiều nhưng
quan trọng nhất là đàn Trô-sô, đàn Khưm, Tà-
khê, dàn nhạc Ngũ âm,... Khi đội nhạc Dù kê tấu
lên, những giai điệu mượt mà, khi rộn ràng, vui
tươi, khi sâu lắng, bi ai tạo nên một sức hút đặc
biệt cho người nghe.
Ngoài ra, kịch hát nói chung, Dù kê nói riêng
là sân khấu diễn bằng ngôn ngữ âm nhạc, mọi
biểu hiện nghệ thuật đều được cách điệu hóa, từ
lời nói, bước đi, dáng đứng. Vì vậy, nghệ thuật
múa trong sân khấu Dù kê cũng được đặt ra với
nhiều sự quan tâm. So với sân khấu Rô băm, múa
trong Dù kê không đóng vai trò chính, cũng không
yêu cầu tỉ mỉ, quy phạm nhưng những điệu múa
truyền thống Khmer cũng được vận dụng, phát
triển theo cảm hứng và bản năng dân tộc Khmer
rất rõ. Múa xuất hiện trước khi vở diễn Dù kê bắt
đầu; trong khi biểu diễn của các vai chính diện và
phản diện. Đó là những điệu múa theo vũ đạo dân
gian và theo vũ đạo cổ điển. Có điều đáng lưu ý là
diễn viên múa Dù kê thường không được đào tạo
bài bản mà kĩ thuật múa của họ có đẹp, có điêu
luyện hay không tùy thuộc vào công sức tự rèn, tự
sáng tạo của diễn viên.
Sự tương đồng và khác biệt của sân khấu Dù
kê với sân khấu Rô băm và Cải lương còn được thể
hiện ở việc trang trí sân khấu và hóa trang của diễn
viên. Về mặt này, sau thời gian định hình và phát
triển, sân khấu Dù kê gần với Cải lương của người
Kinh - về quy mô, sự lộng lẫy, choáng lộn, màu
sắc hơn sân khấu Rô băm. Điều này xuất phát từ
vị thế, điều kiện phát triển và đặc trưng nghệ thuật
của các loại hình sân khấu này ở Nam Bộ hiện nay.
Tựu trung lại, những nguyên tắc diễn xướng,
những điệu múa từ bài bản đến sáng tạo của diễn
viên, những dấu ấn của tôn giáo trên sân khấu
Dù kê, nghệ thuật trang trí sân khấu và hóa trang
trong cái nhìn so sánh với sân khấu Rô băm và
Cải lương, cho đến nay vẫn là nguồn cảm hứng,
là mảnh đất màu mỡ cho các vị học giả, các nhà
nghiên cứu cả trong và ngoài ngành tìm hiểu, khai
thác. Bên cạnh đó, cần thiết có những nghiên cứu
về mối quan hệ nguồn gốc, sự tương đồng và khác
biệt giữa hai loại hình sân khấu: Dù kê của đồng
bào Khmer Nam Bộ và Dì kê của người Khmer
Campuchia.
2.5. Về đội ngũ sáng tác và biểu diễn Dù kê
Gần một thế kỉ hình thành và phát triển, Dù
kê có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống văn
hóa tinh thần của người dân Khmer Nam Bộ, góp
phần làm phong phú thêm cho nghệ thuật sân khấu
Việt Nam. Hiện nay, dù vẫn còn nhiều nghệ nhân
tâm huyết, cố lưu giữ những nét nghệ thuật đặc sắc
của Dù kê cho thế hệ mai sau, nhưng cũng phải
thừa nhận rằng, Dù kê đang gặp khó về kịch bản,
lực lượng diễn viên, nhạc công, cơ hội để các nghệ
nhân được biểu diễn, được đứng trên sân khấu,
Điều này xuất phát từ một thực tế là việc học
biểu diễn và sáng tác các tuồng tích Dù kê không
phải dễ dàng. Dù kê là một loại hình nghệ thuật
tổng hợp, người nghệ sĩ phải có năng khiếu, hiểu
biết cả về ca, múa, cảm thụ văn học, cảm thụ âm
nhạc và diễn xuất. Vì vậy, người theo nghề ngoài
năng khiếu bẩm sinh, sự khổ luyện lâu dài, niềm
đam mê mãnh liệt với sân khấu truyền thống của
dân tộc còn phải được tạo môi trường thuận lợi để
phát huy và phát triển tài năng. Hiện nay, công tác
đào tạo nguồn nhân lực cho sân khấu Khmer nói
chung và Dù kê nói riêng chủ yếu dựa vào việc
truyền nghề tại các đoàn nên việc bảo tồn, phát
triển chưa thật sự hiệu quả và không theo sát được
tốc độ phát triển của nhịp sống đương đại.
Tại các Hội thảo khoa học về văn hóa vùng
dân tộc Khmer Nam Bộ, hầu hết các nghệ nhân,
nhà nghiên cứu đều cho rằng: cần đào tạo một đội
ngũ sáng tác, đạo diễn, nhạc công, diễn viên kế
thừa; bên cạnh việc chú trọng sáng tác, cải biên các
kịch bản Dù kê cho phù hợp với đời sống đương
đại. Hơn thế nữa cần khôi phục và nâng chất các
đội, các gánh hát Dù kê ở địa phương. Đây cũng là
thực tế làm trăn trở không chỉ giới nghệ sĩ mà cả
các nhà quản lí.
Kinh nghiệm bảo tồn di sản cho thấy, cần thiết
phải đào tạo được lực lượng kế thừa và tổ chức các
sân chơi xứng tầm để các nghệ sĩ có dịp sống trọn
với nghiệp diễn. Với nhận thức trên, các dự án cụ thể
như quay phim tư liệu, mở lớp truyền nghề Dù kê,
các Liên hoan Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc,
Liên hoan sân khấu Dù kê Khmer, các hoạt động
biểu diễn Dù kê ở các địa phương Nam Bộ trong
các dịp lễ tết của người Khmer hằng năm đã đạt
được những thành công bước đầu. Ngoài ra, việc
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đưa nghệ thuật
hát Dù kê của đồng bào Khmer Nam Bộ vào danh
sách 12 di sản văn hóa phi vật thể dự kiến lập hồ
sơ trình UNESCO giai đoạn 2012-2016 cũng sẽ là
bệ phóng để những tiếng đàn, tiếng hát Dù kê vang
cao, vang xa; góp phần gìn giữ một loại hình nghệ
thuật độc đáo của người dân Khmer Nam Bộ.
2.6. Về Hội thảo khoa học “Nghệ thuật sân
khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa
dân tộc”
Xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết về bảo
tồn và phát triển nghệ thuật sân khấu Dù kê của
đồng bào Khmer Nam Bộ trong thời kì mới, tháng
11/2013 vừa qua, tại Trường Đại học Trà Vinh, Ủy
ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh phối hợp với Ban Chỉ
đạo Tây Nam Bộ và Trung tâm Truyền hình Việt
Nam tại thành phố Cần Thơ tổ chức hội thảo khoa
học quốc gia “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer
Nam Bộ – Di sản văn hóa dân tộc”.
Có thể thấy, những trăn trở về nghệ thuật sân
khấu Dù kê của đồng bào Khmer Nam Bộ từ lâu đã
là sự quan tâm của đông đảo các vị học giả, các bậc
tiền bối, các anh chị em nghệ sĩ, các vị quản lí. Chính
vì thế, chỉ trong thời gian ngắn phát hành thông báo
Hội thảo, Ban Tổ chức đã nhận được sự hưởng ứng
nhiệt tình của các nhà nghiên cứu từ các viện, trường;
các vị soạn giả, anh chị em nghệ sĩ của các đoàn nghệ
thuật; các nhà quản lí thuộc các sở, ban ngành,,
với tổng số bài tham luận vượt qua con số 70 từ các
tác giả trên khắp cả nước. Bài tham luận tham gia
Hội thảo xoay quanh các nội dung do Ban Tổ chức
đề xướng, trong đó bàn nhiều về vấn đề nguồn gốc
ra đời, quá trình hình thành và phát triển của nghệ
thuật Dù kê; các đặc trưng văn hóa – nghệ thuật trên
các khía cạnh: tín ngưỡng – tôn giáo, âm nhạc, vũ
đạo,; sự giao thoa giữa nghệ thuật Dù kê và các
loại hình nghệ thuật khác: Rô băm, Cải lương, Dì
kê, hát Tiều,; đặc biệt các tác giả trình bày khá sâu
thực trạng hoạt động nghệ thuật Dù kê ở các đoàn,
các địa phương và đề xuất các giải pháp trước mắt
cũng như lâu dài cho công tác bảo tồn và phát triển
nghệ thuật rất độc đáo của đồng bào Khmer Nam Bộ.
Hội thảo bước đầu đáp ứng mong mỏi của
anh chị em công tác trong lĩnh vực sân khấu Dù
kê nói riêng, nghệ thuật sân khấu Khmer Nam Bộ
nói chung; đồng thời đáp ứng những mong muốn
của đông đảo bà con, của các cấp lãnh đạo. Những
kiến nghị, đề xuất và kết luận tại Hội thảo trước
hết sẽ là cơ sở quan trọng cho những cuộc thảo
luận chuyên sâu tiếp theo, những chủ trương chính
sách của Đảng và Nhà nước trong công tác bảo
tồn và phát triển nghệ thuật sân khấu Dù kê ở một
tầm cao mới. Bên cạnh đó, những vấn đề khoa học
được trình bày trong các tham luận hoặc trong buổi
thảo luận tại Hội thảo sẽ khởi động cho những suy
nghĩ, những hành động thiết thực và những công
trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc để đưa sân
khấu Dù kê Khmer Nam Bộ tiến bước trong hành
trình xây dựng hồ sơ đề xuất UNESCO công nhận
là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
3. Kết luận
Các loại hình nghệ thuật diễn xướng và sân
khấu dân gian như mạch nước ngầm chảy suốt
chiều dài lịch sử của vùng đất Nam Bộ, góp phần
làm đẹp thêm tính cách và tâm hồn của người dân
Tạp chí Khoa học Chuyên đề “Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ - Di sản văn hóa dân tộc”
Soá 13, thaùng 3/201410 Soá 13, thaùng 3/2014 11
miền sông nước. Giữa nhịp sống hiện đại, bảo tồn
và phát huy giá trị di sản văn hóa cũng là cách để
gìn giữ bản sắc dân tộc. Trong cơ chế thị trường
và nhịp sống số hôm nay, sân khấu Dù kê dù
không còn ở giai đoạn cực thịnh nhưng vẫn là
niềm đam mê lớn của đồng bào Khmer và các dân
tộc anh em trên mảnh đất Nam Bộ. Những vấn
đề về nguồn gốc, về các yếu tố nghệ thuật, về sự
giao thoa giữa sân khấu Dù kê Nam Bộ với các
loại hình sân khấu khác, về những giải pháp bảo
tồn và phát triển của sân khấu Dù kê sẽ là những
định hướng nghiên cứu cần thiết và khả khi cho
sự nghiệp bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa
Khmer Nam Bộ.
Tài liệu tham khảo
Huỳnh Thanh Quang. 2011. Giá trị văn hóa Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long. NXB Chính
trị Quốc gia.
Nguyễn Công Bình, Lê Xuân Diệm, Mạc Đường. 1990. Văn hóa và cư dân Đồng bằng sông Cửu
Long. NXB Khoa học Xã hội. Hà Nội.
Nguyễn Mạnh Cường. 2002. Vài nét về người Khmer Nam Bộ. NXB Khoa học Xã hội.
Nhiều tác giả. 2004. Xây dựng đời sống văn hóa vùng dân tộc Khmer Nam Bộ (Kỉ yếu hội thảo khoa
học). Bộ VHTT và Vụ Văn hóa-Dân tộc. Hà Nội.
Nhiều tác giả. 2013. Về sân khấu truyền thống Khmer Nam Bộ. NXB Sở Văn hóa Thông tin,
Sóc Trăng.
Sang Sết. 2010. Nét đẹp độc đáo của nghệ thuật sân khấu Dù kê dân tộc Khmer Nam Bộ (Song ngữ
Việt – Khmer). Tài liệu nội bộ.
Sơn Lương. 2012. Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bộ trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Sóc Trăng.
Trường Lưu. 1993. Văn hóa người Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long. NXB Văn hóa Dân tộc. HN
Viện Văn hoá. 1998. Tìm hiểu vốn văn hoá dân tộc Khmer Nam Bộ. NXB Tổng hợp Hậu Giang.
NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU DÙ KÊ –
DI SẢN VĂN HOÁ ĐỘC ĐÁO CỦA DÂN TỘC KHMER NAM BỘ
Sang Sết1
Tóm tắt
Bài viết trình bày một số vấn đề về sự hình thành, phát triển, phương hướng bảo tồn, phát huy nghệ
thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam Bô, một di sản văn hóa độc đáo của dân tộc Khmer Nam Bộ.
Từ khoá: Nghệ thuật sân khấu Dù kê, kịch mặt nạ Rô băm Khmer, sân khấu dân gian; sự hình thành,
bảo tồn phát huy gắn với học thuật và du lịch.
Abstract
This paper focuses on the shape, developing, some suggestion for improving Du ke Khmer stage
artists in Mekong delta, a unique national cultural heritage of the Southern Khmer.
Key words: Du ke Khmer stage artists, Khmer Ro bam mask drama, folk drama, the formation,
conserving and improving folk drama asscociated with academic and tourism.
1 Chuyên viên cao cấp - Nguyên .P.Giám đốc Đài PTTH Trà Vinh.
DẪN NHẬP
Dân tộc Khmer là một trong những dân tộc ít
người có số dân cao trong cộng đồng người Việt
Nam. Ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long người
Khmer, người Kinh, người Hoa từ lâu đời đã sống
chung với nhau cùng một vùng đất và có sự giao
thoa văn hóa.
Người Khmer Nam Bộ có quá trình khai khẩn
đất hoang thuộc hạ lưu dòng sông Mê Kông và có
quá trình xây dựng cuộc sống có hệ số thời gian
lâu dài. Dân tộc Khmer đã sáng tạo ra được một
kho tàng văn học dân gian vô cùng phong phú,
trong đó nghệ thuật sân khấu kịch hát Dù kê - là
di sản văn hoá nằm trong nền nghệ thuật sân khấu
truyền thống Việt Nam.
1. Sự hình thành
1.1. Nguồn gốc
Kịch hát Dù kê là di sản văn hóa tốt đẹp của
cộng đồng người Khmer ở vùng Đồng bằng sông
Cửu Long hay còn gọi là vùng sông Ba Sắc. Nghệ
thuật sân khấu Dù kê ra đời muộn hơn nghệ thuật
sân khấu múa Rô băm, sân khấu múa hát Dì kê về
thời điểm và nơi xuất thân của loại hình nghệ thuật
sân khấu này. Thông qua các công trình tìm hiểu
đã được các nhà nghiên cứu nhất trí là nó ra đời
trước năm 1920 và phát triển trong khoảng thập
niên (1920 -1930) của thế kỷ XX; nhưng việc xác
định niên đại và nguồn gốc của nó lại khác nhau.
Đại để có ba ý kiến như sau:
Một là, tiền thân của nghệ thuật sân khấu Dù
kê là Lkhôn Trơng Khlôôc (kịch giàn bầu) ra đời
vào khoảng (1910 - 1920) do À Kê sáng lập ra ở
Trà Vinh2.
Hai là, vào khoảng năm (1915-1920 ) tại
ấp Lộ Sỏi, xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà
Vinh, có vợ chồng ông bà Thanh Danh, một gia
đình trí thức tiểu tư sản thời đó đứng ra thành lập
gánh hát Dù kê, mà bà con đặt tên cho là gánh
Dù kê “Thanh Danh ” tức là lấy tên của ông bà ấy
làm tên của gánh hát3.
Ba là, nghệ thuật sân khấu Dù kê ra đời vào
khoảng năm 1921, sau nghệ thuật sân khấu Cải
lương vài năm, địa điểm ở Trà Vinh, thầy tổ của
Đoàn Dù kê là Cru Cưu4.
Hiện nay, nhiều người khẳng định nghệ
thuật sân khấu Dù kê xuất phát từ Trà Vinh, do
ông “Kim Sua” sáng lập trong khoảng thời gian
(1915 - 1920).
Nói chung, các ý kiến trên đều xuất phát từ
ký ức của từng cá nhân riêng lẻ, chưa được xem
xét tường tận và có căn cứ cần thiết để có một kết
luận khoa học.
2 Theo ông Kim Hoà (1901 - 1976) là võ sư dạy vũ đạo Dù kê,
quê ở ấp Lò Ngò, xã Hiếu Tử, Tiểu Cần, Trà Vinh, thời niên
thiếu ông đã từng tham gia kịch giàn bầu do À Kê sáng lập
này. Phỏng vấn và ghi chép 1975.
3 Theo ông Thạch Thanh, sinh năm 1937 là nghệ sĩ, đạo diễn
Dù kê ở ấp Bà Giam, xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà
Vinh. Phỏng vấn và ghi chép 1982.
4 Theo ông Thạch Voi, xem Đặng Vũ Thị Thảo, Sân khấu
người Khmer ở ĐBSCL, T. 291, NXB Hậu Giang 1987.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghe_thuat_san_khau_du_ke_khmer_nam_bo_van_de_va_suy_nghi.pdf