Nghị sĩ ở một số quốc gia với việc xử lý kiến nghị của cử tri và những liên hệ đến Việt Nam

Một số liên hệ đến công tác xử lý kiến nghị của cử tri của đại biểu Quốc hội Việt Nam Nghiên cứu việc nghị sĩ một số nước xử lý kiến nghị của cử tri, chúng tôi thấy, để nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết kiến nghị của cử tri, Quốc hội nước ta có thể nghiên cứu, thực hiện một số biện pháp sau đây: Thứ nhất, để giữ mối liên hệ với cử tri, cũng như giải quyết hiệu quả các kiến nghị của cử tri gửi đến, mỗi đại biểu Quốc hội cần được bố trí văn phòng riêng và có thư ký, trợ lý hỗ trợ các công việc trong quá trình hoạt động. Ngoài ra, đại biểu Quốc hội cũng cần được bố trí văn phòng tại khu vực bầu cử với 01 nhân viên phụ trách các vấn đề của cử tri và công việc của đại biểu Quốc hội tại khu vực bầu cử. Thứ hai, trong thời gian Quốc hội không họp và vào các ngày thứ 7 hàng tuần, đại biểu Quốc hội sẽ xếp lịch cho các cuộc tiếp xúc cử tri và xử lý những kiến nghị của cử tri tại khu vực bầu cử của mình10. Đại biểu Quốc hội gặp gỡ cử tri không chỉ để lắng nghe, giải quyết những kiến nghị của họ mà còn nhằm giúp đỡ khi họ gặp phải những vấn đề vướng mắc trong cuộc sống. Tất cả các cuộc gặp với cử tri đều được thực hiện theo một quy trình chính thức, từ việc xếp lịch tiếp xúc đến việc ghi chép nội dung cuộc trao đổi với cử tri. Sau đó, đại biểu Quốc hội sẽ chuyển tải những vấn đề mà cử tri đã nêu ở khu vực bầu cử đến các phiên họp Quốc hội. Thứ ba, trong thời gian đại biểu Quốc hội không có mặt tại văn phòng khu vực bầu cử, nhân viên phụ trách các vấn đề của cử tri và công việc của đại biểu Quốc hội tại khu vực bầu cử có thể thay mặt đại biểu Quốc hội tham dự những sự kiện, xử lý những kiến nghị của cử tri tại khu vực bầu cử. Nhân viên phụ trách các vấn đề của cử tri và công việc của đại biểu Quốc hội tại khu vực bầu cử không chỉ có nhiệm vụ ghi nhận, hướng dẫn cử tri mà trong nhiều trường hợp còn phải trực tiếp đến cơ quan có thẩm quyền để đề nghị, can thiệp nhằm thúc đẩy các cơ quan này giải quyết kịp thời kiến nghị của cử tri.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 222 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghị sĩ ở một số quốc gia với việc xử lý kiến nghị của cử tri và những liên hệ đến Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt: Xử lý kiến nghị của cử tri là một hoạt động thường xuyên của nghị sĩ nghị viện nhiều quốc gia trên thế giới. Bài viết nêu một số cách thức của các nghị sĩ Anh, Canada, Nam Phi, Thụy Điển trong xử lý kiến nghị của cử tri, đồng thời liên hệ và kiến nghị để hoạt động xử lý kiến nghị của cử tri của các đại biểu Quốc hội Việt Nam tốt hơn1. 1 Nguyễn Mạnh Cường* * ThS. Ủy ban Tư pháp của Quốc hội khóa XIV Thông tin bài viết: Từ khóa: chức năng đại diện, cơ chế giúp việc, Nghị viện, Quốc hội Việt Nam, xử lý kiến nghị của cử tri Lịch sử bài viết: Nhận bài : 28/12/2017 Biên tập : 15/01/2018 Duyệt bài : 26/01/2018 NGHỊ SĨ Ở MỘT SỐ QUỐC GIA VỚI VIỆC XỬ LÝ KIẾN NGHỊ CỦA CỬ TRI VÀ NHỮNG LIÊN HỆ ĐẾN VIỆT NAM 1. Kiến nghị của cử tri ở một số quốc gia Nhìn chung, ở các nước nước trên thế giới, kiến nghị của cử tri là một phần của khái niệm dân nguyện. Nghĩa chung của từ “dân nguyện” là một lời thỉnh cầu, đề nghị được trình bày bằng văn bản của công dân gửi tới một cơ quan công quyền, có thể là cơ quan hành pháp hoặc nghị viện. Dân nguyện Đỗ Đức Hồng Hà** * TS. Ủy ban Tư pháp của Quốc hội khóa XIV 1 Xem thêm: Trịnh Giáng Hương, Lê Hà Vũ, Trần Thị Thúy, Thư viện Quốc hội (2017), Chuyên đề nghiên cứu “Xử lý kiến nghị cử tri: Kinh nghiệm của Nghị viện một số nước trên thế giới”, Tài liệu cung cấp phục vụ đại biểu Quốc hội, Hà Nội, tr.7-15. Abstract: Handling of the constituencies’ petitions is a regular activity of parliamentarians in several countries. This article provides particular methods applied by the parliamentarians from the British, Canada, South Africa and Sweden to dealt with the voters' petitions, and also provides references and recommendations to the National Assembly deputies of Vietnam for better handling of the voters’ petitions. Article Infomation: Keywords: Functional representation, mechanism maid parliament, National Assembly of Vietnam, handling of the voters’ petitions Article History: Received : 28 Dec. 2017 Edited : 15 Jan. 2018 Approved : 26 Jan. 2018 KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 58 Số 7(359) T4/2018 gửi tới nghị viện là đơn thư kiến nghị của cá nhân hoặc nhóm công dân đề nghị xem xét lại chính sách trong một dự án luật hoặc một chính sách nào đó chuẩn bị đưa ra nghị viện xem xét2. Khái niệm dân nguyện ở một số nước trên thế giới được thể hiện như sau: Ở Singapore, công dân hoặc công ty, pháp nhân (trừ chính phủ) đều có quyền gửi một đề nghị lập pháp tới một nghị sĩ hoặc gửi một đề nghị xem xét một dự án luật tới nghị sĩ hoặc nghị viện. Bên cạnh mục đích khiếu nại các hành vi vi phạm, đơn dân nguyện còn bao gồm những đề nghị cụ thể về tình trạng và khả năng bồi thường, biện pháp khôi phục tình trạng, được gửi tới Ủy ban Dân nguyện của nghị viện. Nếu đơn dân nguyện chứa đựng sáng kiến pháp luật hoặc một đề nghị lập pháp thì đơn được gửi tới các Ủy ban chuyên môn của nghị viện để xem xét. Ở Cộng hòa Liên Bang Đức, khái niệm dân nguyện gồm cả hai nghĩa là lời thỉnh cầu hoặc khiếu nại gửi tới một nhà chức trách có thẩm quyền hoặc nghị viện. Dân nguyện theo nghĩa này, chủ yếu là đề xuất của công dân đối với nghị viện để vận động ban hành luật hoặc sửa đổi luật, chính sách. Ở Liên bang Thuỵ Sỹ, quyền khiếu nại của công dân được quy định trong Hiến pháp, tuy nhiên, nhà chức trách không xử lý đơn thư mà coi đó như nguồn dân nguyện để lưu tâm khi hành xử công quyền. Người nước ngoài và trẻ vị thành niên, pháp nhân cũng có quyền khiếu nại, không phải theo một hình thức đơn cố định. Đối với Nghị viện Liên minh Châu Âu, từ ngày 1/11/1993, Hiệp định Maastricht- Vertrags quy định, thể nhân và pháp nhân có trụ sở tại EU có quyền gửi đơn dân nguyện. Đơn dân nguyện là những khiếu nại liên quan tới thẩm quyền của EU và liên quan trực tiếp 2 Nguyễn Đức Lam (2009), Giải quyết khiếu nại, khiếu kiện hành chính và vai trò của nghị sĩ: Kinh nghiệm một số nước, Tham luận tại Hội thảo do Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử, Văn phòng Quốc hội tổ chức, Hà Nội. 3 Xem, chú thích số 1. 4 Xem, chú thích số 1. tới quyền của người khiếu nại. Thỉnh cầu thường liên quan tới khiếu nại, lưu ý về áp dụng pháp luật EU hoặc đề nghị Nghị viện EU bày tỏ chính kiến về một vấn đề. Các đơn dân nguyện là cơ sở để Nghị viện châu Âu phản ứng về vi phạm quyền công dân của một nước thành viên. Đơn dân nguyện được gửi qua bưu điện hoặc thư điện tử3. Từ cách hiểu về dân nguyện của một số quốc gia như trên, có thể phân chia đơn dân nguyện thành nhiều loại khác nhau theo các tiêu chí: hình thức, nội dung, kênh phản ánh. Cụ thể, có một số loại như sau: phản ánh ý kiến của cử tri; đề nghị giúp đỡ của cử tri; kiến nghị của một nhóm công dân. Bên cạnh đó, một số nước phân loại đơn dân nguyện thành hai loại là: loại đơn thỉnh cầu công cộng và đơn khiếu kiện cá nhân. Đơn thỉnh cầu công cộng liên quan nhiều đến lấy ý kiến nhân dân về các dự án luật, trưng cầu ý kiến nhân dân thông qua thu thập chữ ký. 2. Nghị sĩ một số nước xử lý kiến nghị của cử tri 2.1 Các nghị sĩ Anh xử lý kiến nghị của cử tri 4 Cũng giống như ở các nước, ở Anh, các nghị sĩ thường xuyên nhận được thư phản ánh, kiến nghị của cử tri. Tùy theo kiến nghị là thư phản ánh hay đề nghị giúp đỡ, nghị sĩ có các cách giải quyết tương ứng như sau: Đối với thư của cử tri chỉ phản ánh ý kiến của cử tri, nghị sĩ sẽ phúc đáp là đã nhận được thư và cám ơn cử tri đã đóng góp ý kiến. Đối với những thư đề nghị giúp đỡ hoặc kiến nghị, khiếu nại, nghị sĩ sẽ chuyển thư đến các Bộ có liên quan và yêu cầu họ giải quyết. Thư phản ánh, kiến nghị của cử tri được gửi đến các nghị sĩ Anh một cách thường xuyên đến mức nghị sĩ chỉ cần gắn KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 59Số 7(359) T4/2018 danh thiếp của mình kèm vào đơn thư của cử tri và gửi đến các Bộ trưởng mà không cần phải gửi kèm theo công văn. Thống kê cho thấy, hàng năm nghị sĩ Anh gửi từ 150.000 đến 200.000 thư đến các Bộ trưởng5. Các kiến nghị này sẽ được các Bộ ưu tiên xem xét và giải quyết. Thư trả lời phải do Bộ trưởng ký và gửi cho nghị sĩ. Sau đó, nghị sĩ sẽ chuyển lại cho cử tri. Trường hợp đơn thư của cử tri không được giải quyết hoặc kết quả giải quyết không tốt, nghị sĩ có thể tìm cách gặp Bộ trưởng một cách chính thức tại văn phòng Bộ trưởng hoặc không chính thức vào giờ nghỉ giải lao ở nghị viện. Chỉ sau khi gặp Bộ trưởng mà vẫn không giải quyết được các vấn đề cử tri yêu cầu, nghị sĩ mới đưa vấn đề đó ra phiên họp toàn thể. 2.2 Các nghị sĩ Canada xử lý kiến nghị của cử tri 6 Để giữ mối liên hệ với cử tri, cũng như giải quyết hiệu quả các kiến nghị của cử tri gửi đến, mỗi nghị sĩ Canada (dù ở cấp liên bang hay cấp bang) thường có hai văn phòng. Thông thường, nghị sĩ có một văn phòng đặt tại Thủ đô đối với nghị sĩ liên bang (hoặc ngay tại Toà thị chính đối với nghị sĩ cấp bang) với khoảng 2 - 3 trợ lý hỗ trợ các công việc trong nghị viện. Ngoài ra, nghị sĩ sẽ có ít nhất một văn phòng tại khu vực bầu cử với 3 - 4 nhân viên phụ trách các vấn đề của cử tri và công việc của nghị sĩ tại khu vực bầu cử. Trong thời gian nghị viện không họp và vào các ngày thứ 6, thứ 7 hàng tuần, nghị sĩ sẽ xếp lịch cho các cuộc tiếp xúc cử tri và xử lý những kiến nghị của cử tri tại khu vực bầu cử của mình7. 5 Xem, chú thích số 1. 6 Vụ Dân nguyện (2010), “Báo cáo Kết quả nghiên cứu về việc đại biểu Quốc hội giữ mối liên hệ với cử tri và xử lý khiếu nại của công dân tại Canada”, tháng 4/2010. 7 Việc nghị sĩ giữ mối liên hệ với cử tri được thực hiện bằng nhiều hình thức như: qua thư tín (miễn phí bưu chính), điện thoại, fax, thư điện tử, gặp trực tiếp tại Văn phòng nghị sĩ hoặc nghị sĩ chủ động gặp gỡ cử tri như tổ chức diễn đàn, gặp gỡ cá nhân, gặp gỡ một nhóm công dân để thông báo cho cử tri về ngân sách, về chương trình, chính sách của Chính phủ, những thay đổi của pháp luật, trả lời cử tri về những vấn đề cử tri quan tâm; tham dự các sự kiện lớn ở khu vực bầu cử, thăm các cơ sở sản xuất, gặp gỡ trao đổi với thành viên Hội đồng thành phố... Nghị sĩ gặp gỡ cử tri không chỉ để lắng nghe, giải quyết những kiến nghị của họ mà còn nhằm giúp đỡ khi họ gặp phải những vấn đề vướng mắc trong cuộc sống. Tất cả các cuộc gặp với cử tri đều được thực hiện theo một quy trình chính thức, từ việc xếp lịch tiếp xúc đến việc ghi chép nội dung cuộc trao đổi với cử tri. Sau đó, nghị sĩ sẽ chuyển tải những vấn đề mà cử tri đã nêu ở khu vực bầu cử đến các phiên họp nghị viện. Trong thời gian nghị sĩ không có mặt tại văn phòng khu vực bầu cử, các trợ lý, nhân viên của văn phòng có thể thay mặt nghị sĩ tham dự những sự kiện, xử lý những kiến nghị của cử tri tại khu vực bầu cử. Các chuyên viên văn phòng nghị sĩ không chỉ có nhiệm vụ ghi nhận, hướng dẫn cử tri mà trong nhiều trường hợp còn phải trực tiếp đến cơ quan có thẩm quyền để đề nghị, can thiệp nhằm thúc đẩy các cơ quan này giải quyết kịp thời kiến nghị của cử tri. Ở Canada, các đơn thư của công dân không được phân loại thành đơn thư khiếu nại, tố cáo hay kiến nghị mà được gọi chung là khiếu nại. Luật pháp Canada không có luật riêng quy định về trình tự, thủ tục về việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại. Khiếu nại của công dân được phân loại theo hai nhóm cơ bản: (i) nhóm khiếu nại về chính sách, pháp luật và (ii) nhóm khiếu nại về việc thực thi chính sách, pháp luật của Chính phủ, liên quan đến hoạt động quản lý của cơ quan hành chính nhà nước. Khi nhận được khiếu nại, các trợ lý và nhân viên văn phòng nghị sĩ sẽ giúp cho nghị sĩ xử lý các khiếu nại của công dân. Đối với khiếu nại về chính sách, pháp luật thì nghị sĩ xem xét, xử lý hoặc có thể đưa ra thảo KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 60 Số 7(359) T4/2018 luận tại cuộc họp của nhóm nghị sĩ để đưa ra trước nghị viện. Hoặc nghị sĩ sẽ chuyển cho Ủy ban thích hợp. Ủy ban sẽ xử lý về mặt thủ tục và tổ chức phiên điều trần để nghe các bên trình bày về vấn đề liên quan. Đối với đơn khiếu nại về việc thực thi chính sách, pháp luật, nghị sĩ sẽ chuyển đến Bộ phụ trách lĩnh vực đó xem xét, giải quyết. Các khiếu nại này thường được các Bộ ưu tiên xem xét và có văn bản trả lời sớm. Trong những trường hợp kiến nghị, khiếu nại của công dân chưa rõ ràng, văn phòng Bộ trưởng có thể liên hệ gặp trực tiếp nghị sĩ đó để làm rõ thêm về nội dung. Đối với những vụ việc phức tạp thì bộ phận nghiên cứu, xử lý có trách nhiệm tiến hành điều tra bổ sung, đề xuất biện pháp giải quyết, sau đó mới trình Bộ trưởng xem xét, quyết định. Thông thường việc xem xét, giải quyết đơn khiếu nại của công dân được thực hiện trong thời gian là 30 ngày. Trong suốt quá trình giải quyết, Bộ có trách nhiệm thông báo tiến độ giải quyết cho người khiếu nại biết. Trong trường hợp đơn khiếu nại của công dân chưa được trả lời hay nội dung trả lời không thích đáng, nghị sĩ có thể gọi điện hoặc gặp trực tiếp Bộ trưởng để trao đổi làm rõ vấn đề mà công dân khiếu nại. 2.3 Các nghị sĩ Nam Phi xử lý kiến nghị của cử tri8 Nghị viện Nam Phi được bầu theo hình thức tỷ lệ đại diện các đảng. Người dân không trực tiếp bầu từng nghị sĩ. Vì thế, các đảng sẽ phân công mỗi nghị sĩ của mình chịu trách nhiệm về một địa phương cụ thể (được gọi là khu vực bầu cử không chính thức của nghị sĩ). Để giữ mối liên hệ với cử tri, mỗi nghị sĩ được nhận một khoản tiền hỗ trợ để duy trì một văn phòng tại khu vực bầu cử của mình khi đến làm việc và chi phí cho việc tiếp xúc với cử tri. Tuy nhiên, số tiền hỗ trợ cho việc đi tiếp xúc cử tri rất ít 8 Vụ Dân nguyện (2010), “Báo cáo Kết quả chuyến thăm và làm việc của Đoàn công tác Ban Dân nguyện tại Cộng hòa Nam Phi”, tháng 12/2010. và luật pháp không quy định biện pháp chế tài xử lý đối với các trường hợp vi phạm. Vì thế, nghị sĩ Nam Phi rất hạn chế các chuyến đi tiếp xúc cử tri. Các kiến nghị của cử tri được xử lý thông qua việc thực hiện quyền thỉnh nguyện của nghị sĩ. Quyền thỉnh nguyện là quyền hiến định của tất cả mọi công dân. Bất kỳ cá nhân, nhóm người, tổ chức nào cũng có quyền thỉnh nguyện lên lưỡng viện. Thỉnh nguyện là phương pháp thu hút sự chú ý của lưỡng viện về một mối bất bình hay một vấn đề mà công chúng quan tâm nhằm có những hành động cần thiết trong phạm vi thẩm quyền của lưỡng viện. Hai hình thức thỉnh nguyện có thể áp dụng đối với lưỡng viện là thỉnh nguyện đặc biệt và thỉnh nguyện chung. Thỉnh nguyện đặc biệt là của cá nhân về một vấn đề cụ thể nào đó mà chưa được pháp luật quy định. Các vấn đề này thường xoay quanh vấn đề về tài chính, lương... Thỉnh nguyện chung là thỉnh nguyện của một cá nhân hay một nhóm người yêu cầu giải tỏa một tâm lý chung. Pháp luật Nam Phi quy định chỉ có nghị sĩ mới có quyền trình thỉnh nguyện trước nghị viện. Do đó, cá nhân hay tổ chức muốn thỉnh nguyện cần gửi đơn đến nghị sĩ và kiến nghị nghị sĩ đưa thỉnh nguyện ra trước nghị viện. Cá nhân, tập thể thỉnh nguyện phải gặp gỡ nghị sĩ để giành được sự ủng hộ của nghị sĩ đồng thời để nghị sĩ kiểm tra hình thức, nội dung thỉnh nguyện đã phù hợp với quy định chưa. Quá trình thực hiện quyền thỉnh nguyện bao gồm hai bước sau: Bước thứ nhất, nghị sĩ phải chuyển thỉnh nguyện đến Tổng thư ký Quốc hội. Tổng thư ký có trách nhiệm xem xét trước về nội dung và hình thức. Nếu thỉnh nguyện được chấp nhận thì sẽ được đặt trên bàn của nghị viện. Đơn thỉnh nguyện được chấp nhận phải là đơn theo mẫu do Chủ tịch Hạ KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 61Số 7(359) T4/2018 viện hoặc Chủ tịch Hội đồng Quốc gia tỉnh quy định và được viết bằng ngôn ngữ chính thức. Đơn cần phải giải thích rõ ràng vấn đề và tình hình thực tiễn để nghị viện xem xét; hoặc cần chỉ rõ bản chất của mối bất bình mà nghị viện có thể giải quyết trong phạm vi thẩm quyền của mình. Cuối cùng, đơn thỉnh nguyện cần phải có chữ ký của cá nhân hoặc tập thể người thỉnh nguyện. Bước thứ hai, khi được chấp nhận, đơn thỉnh nguyện sẽ được chuyển cho các Ủy ban liên quan xem xét. Ủy ban sẽ báo cáo nghị viện sau khi thảo luận, nghiên cứu. Trong báo cáo của mình, Ủy ban đề xuất các kiến nghị về cách thức xử lý nội dung đơn thỉnh nguyện. Nếu nghị viện quyết định áp dụng đề xuất của Ủy ban thì các kiến nghị lập tức được chuyển đến bộ phận liên quan trong nhánh hành pháp để thực thi. 2.4 Các nghị sĩ Thụy Điển xử lý kiến nghị của cử tri9 Tại Thụy Điển, khi nhận được kiến nghị, khiếu nại của cử tri, các nghị sĩ Thụy Điển có thể giải quyết theo hai hướng sau: Một là, nghị sĩ có thể giúp cử tri tìm các nhà chức trách có liên quan và chuyển kiến nghị của cử tri đến các cơ quan đó. Trong trường hợp này, các nghị sĩ có thể được xem như một trung tâm cung cấp thông tin. Hai là, nghị sĩ có thể trực tiếp cung cấp các thông tin cần thiết cho cử tri. Một số nghị sĩ Thụy Điển cho rằng, cử tri đã quá mệt mỏi với việc bị giới thiệu đi hết cơ quan này đến cơ quan khác, do vậy, họ cố tìm những thông tin cần thiết và cung cấp trực tiếp cho cử tri. Các nghị sĩ Thụy Điển có thể sử dụng khiếu kiện của các cá nhân làm căn cứ để đưa những vấn đề được nhiều người quan tâm ra trước các phiên họp của nghị viện. Các kiến nghị được nghị sĩ sử dụng nhiều nhất là những vấn đề có thể làm căn cứ để 9 Đã dẫn trên, chú thích số 1. chỉ trích phe đối lập nhằm thúc đẩy quy trình ban hành chính sách. Số lượng khiếu nại gửi đến cho nghị sĩ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nó phụ thuộc vào nơi nghị sĩ sống: là một thị trấn nhỏ hay là một thành phố lớn. Nó cũng phụ thuộc vào việc tần suất xuất hiện trên các phương tiện truyền thông của nghị sĩ. Số lượng khiếu nại cũng phụ thuộc vào những vấn đề đang được tranh luận tại những thời điểm cụ thể. Tuy vậy, nghị viện Thụy Điển không thống kê được số lượng khiếu nại, kiến nghị được gửi đến cho nghị sĩ, vì các lý do sau đây: Thứ nhất, không phải lúc nào cũng phân biệt được giữa “khiếu nại” với các kiểu lập luận phê phán khác. Khi một vấn đề được thảo luận công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, rất nhiều người muốn thể hiện quan điểm của mình. Trong trường hợp này, việc phân biệt các quan điểm đó là khiếu nại hay chỉ là những phản ánh thể hiện quan điểm là không dễ dàng. Thứ hai, rất nhiều liên lạc giữa cử tri và nghị sĩ được thực hiện một cách không chính thức. Cử tri không phải lúc nào cũng muốn các vấn đề của họ được phân loại và thống kê. Thay vào đó, họ có thể hỏi ý kiến nghị sĩ một cách không chính thức và không mang tính gay gắt. Họ thấy một nghị sĩ thân thiện và tiếp cận nghị sĩ đó theo cách họ thường cư xử với bạn bè hay láng giềng. 3. Một số liên hệ đến công tác xử lý kiến nghị của cử tri của đại biểu Quốc hội Việt Nam Nghiên cứu việc nghị sĩ một số nước xử lý kiến nghị của cử tri, chúng tôi thấy, để nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết kiến nghị của cử tri, Quốc hội nước ta có thể nghiên cứu, thực hiện một số biện pháp sau đây: KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 62 Số 7(359) T4/2018 Thứ nhất, để giữ mối liên hệ với cử tri, cũng như giải quyết hiệu quả các kiến nghị của cử tri gửi đến, mỗi đại biểu Quốc hội cần được bố trí văn phòng riêng và có thư ký, trợ lý hỗ trợ các công việc trong quá trình hoạt động. Ngoài ra, đại biểu Quốc hội cũng cần được bố trí văn phòng tại khu vực bầu cử với 01 nhân viên phụ trách các vấn đề của cử tri và công việc của đại biểu Quốc hội tại khu vực bầu cử. Thứ hai, trong thời gian Quốc hội không họp và vào các ngày thứ 7 hàng tuần, đại biểu Quốc hội sẽ xếp lịch cho các cuộc tiếp xúc cử tri và xử lý những kiến nghị của cử tri tại khu vực bầu cử của mình10. Đại biểu Quốc hội gặp gỡ cử tri không chỉ để lắng nghe, giải quyết những kiến nghị của họ mà còn nhằm giúp đỡ khi họ gặp phải những vấn đề vướng mắc trong cuộc sống. Tất cả các cuộc gặp với cử tri đều được thực hiện theo một quy trình chính thức, từ việc xếp lịch tiếp xúc đến việc ghi chép nội dung cuộc trao đổi với cử tri. Sau đó, đại biểu Quốc hội sẽ chuyển tải những vấn đề mà cử tri đã nêu ở khu vực bầu cử đến các phiên họp Quốc hội. Thứ ba, trong thời gian đại biểu Quốc hội không có mặt tại văn phòng khu vực bầu cử, nhân viên phụ trách các vấn đề của cử tri và công việc của đại biểu Quốc hội tại khu vực bầu cử có thể thay mặt đại biểu Quốc hội tham dự những sự kiện, xử lý những kiến nghị của cử tri tại khu vực bầu cử. Nhân viên phụ trách các vấn đề của cử tri và công việc của đại biểu Quốc hội tại khu vực bầu cử không chỉ có nhiệm vụ ghi nhận, hướng dẫn cử tri mà trong nhiều trường hợp còn phải trực tiếp đến cơ quan có thẩm quyền để đề nghị, can thiệp nhằm thúc đẩy các cơ quan này giải quyết kịp thời kiến nghị của cử tri. 10 Việc đại biểu Quốc hội giữ mối liên hệ với cử tri được thực hiện bằng nhiều hình thức như: qua thư tín (miễn phí bưu chính), điện thoại, fax, thư điện tử, gặp trực tiếp tại Văn phòng đại biểu Quốc hội hoặc đại biểu Quốc hội chủ động gặp gỡ cử tri như tổ chức diễn đàn, gặp gỡ cá nhân, gặp gỡ một nhóm công dân để thông báo cho cử tri về ngân sách, về chương trình, chính sách của Chính phủ, những thay đổi của pháp luật, trả lời cử tri về những vấn đề cử tri quan tâm; tham dự các sự kiện lớn ở khu vực bầu cử, thăm các cơ sở sản xuất, gặp gỡ trao đổi với thành viên Hội đồng thành phố... Thứ tư, khi nhận được khiếu nại, thư ký, trợ lý và nhân viên phụ trách các vấn đề của cử tri và công việc của đại biểu Quốc hội tại khu vực bầu cử sẽ giúp đại biểu Quốc hội xử lý các khiếu nại của công dân. Đối với khiếu nại về chính sách, pháp luật thì đại biểu Quốc hội xem xét, xử lý hoặc có thể đưa ra thảo luận tại cuộc họp của nhóm đại biểu Quốc hội để đưa ra trước Quốc hội hoặc đại biểu Quốc hội sẽ chuyển cho Ủy ban thích hợp. Ủy ban sẽ xử lý về mặt thủ tục và tổ chức phiên điều trần để nghe các bên trình bày về vấn đề liên quan. Thứ năm, đối với những thư đề nghị giúp đỡ hoặc kiến nghị, khiếu nại của cử tri, đại biểu Quốc hội chỉ cần gắn danh thiếp của mình kèm vào đơn thư của cử tri và gửi đến các Bộ trưởng mà không cần phải gửi kèm theo công văn. Nếu Bộ trưởng không giải quyết được các vấn đề cử tri yêu cầu, đại biểu Quốc hội sẽ đưa vấn đề đó ra phiên họp toàn thể của Ủy ban của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc Quốc hội. Thứ sáu, nghiên cứu, thực hiện giải pháp về thủ tục trình thư thỉnh nguyện theo sự giới thiệu của đại biểu Quốc hội; tổ chức tiếp xúc cử tri tại khu phố hàng tháng; lập văn phòng tại khu vực bầu cử; tuyển dụng thư ký của đại biểu Quốc hội và tăng cường các hoạt động thông tin công chúng của Quốc hội; hoàn thiện cơ chế giám sát, trong đó điển hình là việc gia tăng số lượng các báo cáo mà Chính phủ phải trình Quốc hội; tăng thêm số lượng đại biểu Quốc hội chuyên trách và giảm thiểu đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm các vị trí thuộc hệ thống hành pháp. Thứ bảy, hỗ trợ thành lập, điều hành văn phòng tại khu vực bầu cử; hỗ trợ chi phí vận hành trang web; áp dụng các cơ chế để lợi ích của quốc gia được ưu tiên hơn lợi ích KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 63Số 7(359) T4/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghi_si_o_mot_so_quoc_gia_voi_viec_xu_ly_kien_nghi_cua_cu_tr.pdf
Tài liệu liên quan