Ảnh hưởng của chiều dài mạch carbon của
acid béo đến phản ứng acyl hóa
Dựa vào kết quả được biểu diễn trong Hình
3, phản ứng giữa acid lauric và rutin cho hiệu
suất cao nhất (75,8%), phản ứng của acid
palmitic và stearic cho hiệu suất lớn hơn 70%.
Bên cạnh đó, hiệu suất phản ứng của acid oleic
(69,38%) khác biệt không đáng kể so với acid
stearic (71,13%). Các acid béo còn lại có hiệu suất
hơn các acid béo được nêu trên và tăng dần theo
thứ tự : C6 < C14 < C8 < C10. Kết quả này khác
với nghiên cứu của Kontogianni cho rằng chiều
dài mạch carbon (C8, C10, C12) không ảnh
hưởng đến hiệu suất phản ứng acyl hóa các
flavonoid (rutin, naringin) bằng Novozym
435®(8). Tuy nhiên, Ardhaoui lại cho rằng hiệu
suất phản ứng có bị ảnh hưởng bởi chiều dài
mạch carbon của acid béo và hiệu suất thấp ở
những acid béo mạch ngắn (
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 101 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu Acyl hóa Rutin với xúc tác Lipase, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược Học 283
NGHIÊN CỨU ACYL HÓA RUTIN VỚI XÚC TÁC LIPASE
Vũ Thanh Thảo*, Huyền Tôn Nữ Quỳnh Hương*, Trần Thị Yến Chi*, Nguyễn Thị Kim Uyên*,
Trần Cát Đông*
TÓM TẮT
Mở đầu Rutin là một flavonoid có tác dụng tăng độ bền thành mạch, chống oxy hóa... Tuy nhiên, ứng dụng
của nó còn bị giới hạn nhiều, do độ tan và độ ổn định kém trong cả pha dầu và pha nước. Do đó, việc acyl hóa
rutin sẽ cải thiện tính tan của nó trong pha dầu.
Mục tiêu: Tối ưu hóa điều kiện của phản ứng acyl hóa rutin với xúc tác enzym lipase từ Candida
Phương pháp: Khảo sát sơ bộ điều kiện của phản ứng như: dung môi và loại enzym (enzym tự do và enzym
cố định). Sau đó, tối ưu hóa các thông số của phản ứng acyl gồm tỉ lệ cơ chất, tỉ lệ enzym và thời gian phản ứng
theo phương pháp bề mặt đáp ứng. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của chiều dài mạch carbon của các acid béo (từ C6
đến C18) đến phản ứng acyl hóa rutin cũng được khảo sát. Hiệu suất chuyển đổi thành rutin ester được xác định
bằng HPLC.
Kết quả: Điều kiện tối ưu của phản ứng acyl hóa rutin trong tert-butanol là enzym lipase cố định 5 g/l, tỷ lệ
rutin:acid béo (1:2), thời gian phản ứng (4,52 ngày). Đối với acid lauric, acid palmitic và acid stearic có hiệu suất
chuyển đổi cao nhất lần lượt là 75,8%, 71,08% và 71,13%, tương ứng. Trong đó, so với các acid béo bão hòa
(C18: 0), acid béo không bão hòa (C18: 1) có hiệu suất chuyển đổi thấp hơn.
Kết luận: Xác định được điều kiện tối ưu của phản ứng acyl hóa rutin với xúc tác lipase với hiệu suất
chuyển đổi của phản ứng tăng 1,67 lần so với trước khi tối ưu.
Từ khóa: rutin, rutin ester, acyl hóa, lipase.
ABTRACT
ACYLATION OF RUTIN BY LIPASE AS BIOCATALYST
Vu Thanh Thao, Huyen Ton Nu Quynh Huong, Tran Thi Yen Chi, Nguyen Thi Kim Uyen,
Tran Cat Dong* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 283 - 288
Introduction: Rutin, a flavonoid, has many biological properties such as blood vessel protection,
antioxidation. However, the use of rutin was strongly limited due to their low solubility and stability in both
lipophilic and aqueous media. The acylation of this molecule can improve it’s lipophilic properties.
Objectives: To optimize the acylation conditions of rutin with lipase from Candida as biocatalyst.
Methods: Initial investigation the reaction conditions such as: solvents and types of enzyme (free or
immobization enzyme) were determined. Then, reaction parameters to acylation reaction consist of subtrate ratio,
enzyme ratio and reaction time were optimized using response surface methodology. Besides, the effects of carbon-
chain length of the fatty acids (C6 to C18) on the rutin acylation performance were investigated. The convertion
yield of rutin ester were measured by HPLC.
Results: The optimum conditions of acylation reaction in tert-butanol solvent with immobilized lipase were
identified as followed the ratio of rutin and fatty acid is 1:2, the reaction time is 4.52 days, and quantity of
enzymes is 5g/L. For lauric acid, palmitic acid and stearic acid, the conversion yields were 75.8%, 71.08% and
∗ Khoa Dược, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS. Vũ Thanh Thảo ĐT: 0985353384 Email: vuthanhthao@uphcm.edu.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Chuyên Đề Dược Học 284
71.13%, respectively. Herein, compared to the saturated fatty acid (C18:0), the unsaturated one (C18: 1) exhibited
a lower reactivity.
Conclusions: Optimum conditions of acylation reaction of rutin the by lipase as biocatalyst were identified,
with the convertion yield of acylaton reation was 1,67 -fold increased after optimization.
Keywords: rutin, rutin ester, acylation, lipase.
MỞ ĐẦU
Rutin là một flavonoid dạng glycosid bao
gồm aglycol là quercetin và một đường đôi
rutinose (rhamnose và glucose). Rutin được sử
dụng rộng rãi để làm thuốc với mục đích
chống lão hóa tế bào, phòng và trị một số bệnh
liên quan đến mạch máu . Tuy nhiên, ứng
dụng của rutin trong các lĩnh vực thực phẩm,
dược phẩm, mỹ phẩm đang bị giới hạn, bởi độ
ổn định và độ tan kém của nó trong cả pha
dầu và pha nước(9). Vì vậy, hiện đang có nhiều
nghiên cứu nhằm thay đổi cấu trúc của rutin
(acyl hóa hoặc glycosyl hóa), bằng các phương
pháp tổng hợp hóa học, tổng hợp sinh học
(enzym) nhằm tăng độ ổn định và độ tan
của rutin. Trong bào chế dược phẩm, glycosyl
hóa flavonoid sẽ khiến chúng tăng tính thân
nước, thích hợp để điều chế các chế phẩm
đường tiêm. Mặt khác, dẫn xuất acyl hóa của
flavonoid lại có tính thân dầu cao hơn(4,6,7).
Các phương pháp tổng hợp hóa học hay sinh
học để tổng hợp các dẫn xuất trên cũng đã
được nghiên cứu nhiều. Trong đó, phương
pháp tổng hợp bằng con đường xúc tác sinh
học (enzym) cho thấy có nhiều ưu điểm và
thích hợp hơn bởi phản ứng enzym có tính
đặc hiệu cao. Một số nghiên cứu cho thấy có
nhiều yếu tố như cấu trúc mạch acyl, khung
flavonoid, nguồn gốc enzym, bản chất dung
môi hay hàm lượng nước trong môi trường ...
có ảnh hưởng khá mạnh đến phản ứng acyl
hóa flavonoid bằng enzym(1,4). Bên cạnh đó,
các nghiên cứu cho thấy việc acyl hóa rutin sẽ
tăng khả năng chống oxi hóa của rutin. Vì vậy,
trong báo cáo này chúng tôi nghiên cứu các
điều kiện acyl hóa rutin với xúc tác lipase để
cải thiện tính tan của rutin.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
Vật liệu
Rutin (BV Pharma, Việt Nam) được làm
nguyên liệu tổng hợp; rutin hydrat (≥ 94%,
Sigma) được dùng làm chất chuẩn. Các acid béo
có chiều dài mạch carbon từ C6 đến C18 được
mua từ Sigma. Enzym lipase cố định có nguồn
gốc từ Candida antarctica với hoạt tính 10000 U/g
và lipase tự do có nguồn gốc từ Candida rugosa
(Sigma). Các dung môi aceton, tert-butanol,
acetonitril và hạt rây phân tử 3A (Merck).
Phản ứng acyl hóa
Rutin (15 mM) (C27H30O16) và acid béo được
cho vào chai Duran có chứa sẵn 20 ml dung môi
khan (bằng 100 g/l hạt rây phân tử 3A trong 3 – 5
ngày). Thêm 100 g/l hạt rây phân tử 3A đã hoạt
hóa (150oC trong 24 giờ) để điều chỉnh phản ứng
theo hướng ester hóa. Phản ứng bắt đầu khi cho
1 – 5 g/l enzym lipase vào bình phản ứng. Phản
ứng tiến hành ở 50oC, 200 vòng/phút, trong 3
đến 5 ngày(5,10). Sau phản ứng, lọc với áp suất
giảm hỗn hợp sau phản ứng và rửa sản phẩm
bằng tert-butanol. Thu hồi hạt rây phân tử và
enzym để tái sử dụng. Dịch lọc đem đi cô để loại
hết dung môi thu cắn. Cắn được đem đi chiết
tách rutin ester và xác định hiệu suất chuyển đổi.
Hình 2: Phản ứng acyl hóa rutin với xúc tác lipase
Chiết tách sản phẩm
Trong cắn của dịch lọc sau phản ứng ngoài
sản phẩm rutin ester, còn có rutin dư, acid béo
dư. Tiến hành loại acid béo dư bằng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược Học 285
heptan:nước (4:1 tt/tt) khoảng 3 – 4 lần, votex
mạnh, ly tâm 9600 vòng/phút trong 5 phút và
loại bỏ lớp heptan (acid béo nằm trong lớp
heptan). Sau đó loại rutin dư với ethyl
acetat:nước (1:5 tt/tt) ở 60oC. Ly tâm thu lớp ethyl
acetat chứa rutin ester và loại bỏ lớp nước (rutin
dư nằm trong lớp nước). Cô quay lớp etyl acetat
để loại hết dung môi, thu sản phẩm. Sau đó, đem
sản phẩm đi phân tích định tính, định lượng(10).
Định tính rutin ester với sắc ký lớp mỏng
Tiến hành định tính sản phẩm thu bằng sắc
ký lớp mỏng với bản mỏng silica gel GF 254
tráng sẵn của Merck với hệ dung môi
EtOAc/HCOOH/CHCl3 (3:3:1), phát hiện dưới
UV 254 nm.
Định lượng rutin ester bằng phương pháp
HPLC
Cột Europher RP 18 (150 x 4,6mm, 5µm), đầu
dò UV-Vis, thể tích bơm mẫu 20µl, tốc độ dòng
1ml/phút. Pha động methanol (A) và nước (B): 0
phút (A:B 10:90); 10 phút (60:40); 16 phút (100:0);
25 phút (60:40); 26 phút (10:90). Bước sóng phát
hiện là 280 nm. Hàm lượng rutin và rutin ester
trong sản phẩm được tính toán dựa vào đường
chuẩn rutin(8).
Hiệu suất chuyển đổi của phản ứng acyl hóa
rutin được tính theo công thức sau:
H(%)=ne/nrx100 với : số mol sản phẩm rutin
ester, : số mol rutin ban đầu.
Khảo sát sơ bộ điều kiện của phản ứng acyl
hóa
Khảo sát 2 loại enzym: lipase cố định từ
Candida antarctica, lipase tự do từ Candida rugosa
Đồng thời khảo sát 3 loại dung môi: acetonitril,
aceton, tert-butanol(8).
Tối ưu hóa các thông số của phản ứng acyl
hóa theo phương pháp đáp ứng bề mặt
(RSM)
Thử nghiệm được tiến hành với 3 yếu tố
khảo sát là tỷ lệ cơ chất, thời gian phản ứng và
lượng enzym; mỗi yếu tố 3 cấp độ theo thiết kế
của Box-Wilson Central Composite Design
(CCD). Tổng cộng có tất 15 thí nghiệm. Thí
nghiệm thứ 13 - 15 là thử nghiệm trung tâm
được lập lại 3 lần để xác định mức độ sai số của
mô hình đáp ứng. Sau đó sử dụng phần mềm
Design Expert 7.1 (DX 7.1) để tìm ra mô hình
thực nghiệm thích hợp. Thông số đầu ra của thử
nghiệm là hiệu suất chuyển đổi của phản ứng.
Khảo sát ảnh hưởng của chiều dài mạch
carbon của acid béo đến hiệu suất phản
ứng acyl hóa
Thử nghiệm được tiến hành ở điều kiện tối
ưu đã khảo sát, tuy nhiên, với các acid béo khác
nhau: Acid caproic (C6), acid caprylic (C8), acid
capric (C10), acid lauric (C12), acid myristic
(C14), acid palmitic (C16), acid stearic (C18), acid
oleic (C18:1) của Sigma(4).
KẾT QUẢ
Điều kiện sơ bộ của phản ứng acyl hóa
Trong thử nghiệm này chúng tôi cố định các
thông số phản ứng như sau: tỷ lệ rutin : acid béo
(1:2), thời gian phản ứng (3 ngày), lượng enzym
(3 g/l) và dùng acid palmitic để acyl hóa
rutin(1,3).
Bảng 1: Kết quả khảo sát sơ bộ ảnh hưởng của dung
môi và loại enzym
Dung môi Enzym tự do Enzym cố định
Acetonitril 22% 34%
Aceton 28% 40%
Tert-butanol 31% 47%
Dựa vào bảng kết quả trên thì enzym tự do
cho hiệu suất thấp hơn enzym cố định trong cả 3
dung môi khảo sát (Bảng 2). Đồng thời, tert-
butanol là dung môi cho hiệu suất cao nhất
(47%) (Hình 1-A). Kết quả này phù hợp với
nghiên cứu của Kontogianni cho thấy 2 dung
môi aceton và tert-butanol cho hiệu suất phản
ứng acyl hóa flavonoid cao(8). Trong khi đó,
Nakajima lại cho rằng acetonitril và aceton là
những dung môi thích hợp cho phản ứng ester
hóa của enzym lipase (2). Tuy nhiên, aceton là
dung môi có những đặc tính bất lợi cho phản
ứng như khả năng bay hơi cao, độc và dễ cháy;
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Chuyên Đề Dược Học 286
acetonitril hòa tan cơ chất (rutin) kém hơn nhiều
so với tert-butanol. Khảo sát loại enzym (tự do
hoặc cố định), kết quả cho thấy lipase tự do cho
hiệu suất phản ứng thấp hơn, đồng thời chi phí
cũng cao hơn enzym cố định do không thể thu
hồi để tái sử dụng. Nhiều nghiên cứu gần đây về
phản ứng acyl hóa các flavonoid cũng đã sử
dụng enzym xúc tác là lipase cố định. Đặc biệt,
Novozym 435 là lipase cố định có nguồn gốc từ
Candida antarctica hiện được sử dụng khá rộng
rãi trên thị trường. Như vậy, chúng tôi chọn
dung môi tert-butanol và enzym cố định cho
những thử nghiệm tiếp theo.
Hình 3: Sắc ký đồ HPLC của rutin và sản phẩm sau
phản ứng acyl hóa rutin bằng enzym
A. Rutin nguyên liệu, B. Sản phẩm phản
ứng trong tert-butanol chưa tối ưu, C. Sản
phẩm phản ứng trong tert-butanol tối ưu, D.
Sản phẩm phản ứng trong tert-butanol tối ưu
sau khi chiết tách.
Tối ưu hóa các thông số của phản ứng acyl
hóa theo phương pháp bề mặt đáp ứng
(RSM)
Thí nghiệm được tiến hành theo thiết kế Box
Behnken với 15 thử nghiệm như Bảng 3.
Bảng 2: Kết quả thí nghiệm theo phương pháp RSM
Số
TN
Tỷ lệ cơ chất
(rutin/acid
béo)
Thời gian
phản ứng
(ngày)
Lượng
enzym
(g/L)
Hiệu suất
phản ứng
(%)
1 1:2 3 3 45,79
2 1:4 3 3 33,88
3 1:2 5 3 47,66
Số
TN
Tỷ lệ cơ chất
(rutin/acid
béo)
Thời gian
phản ứng
(ngày)
Lượng
enzym
(g/L)
Hiệu suất
phản ứng
(%)
4 1:4 5 3 36,34
5 1:2 4 1 44,31
6 1:4 4 1 29,62
7 1:2 4 5 77,07
8 1:4 4 5 69,07
9 1:3 3 1 30,41
10 1:3 5 1 34,63
11 1:3 3 5 47,67
12 1:3 5 5 62,94
13 1:3 4 3 41,18
14 1:3 4 3 38,65
15 1:3 4 3 41,75
Dựa vào phần mềm cho thấy các dữ liệu
về hiệu suất của phản ứng acyl hóa rutin phù
hợp với mô hình bậc hai (Quadratic model)
với hệ số tương quan của mô hình là R2 = 0,96
nghĩa là các đáp ứng tương ứng sẽ được mô
hình tính toán với độ chính xác là 96%. Giá trị
P (p-value) của đáp ứng là 0,0069 < 0,05, như
vậy mô hình trên có ý nghĩa thống kê và
tương thích với thực nghiệm.
Sau khi loại trừ các hệ số hồi qui không có
ý nghĩa (p-value > 0,05) suy ra được phương
trình hồi qui của đáp ứng như sau: Hiệu suất
phản ứng (%) = 40,52 – 5,74X1 + 14,72X3 +
8,75X32, với X1, X2, X3 là các biến số đại diện lần
lượt cho các yếu tố tỷ lệ cơ chất, thời gian
phản ứng, lượng enzym.
Từ phương trình hồi qui cho thấy, yếu tố
tỷ lệ cơ chất có hệ số hồi qui là -5,74 (p-value =
0,0221) nên có ảnh hưởng bậc 1 bất lợi đến
hiệu suất phản ứng. Trong khi đó, yếu tố
lượng enzym thì vừa có ảnh hưởng bậc 1 vừa
có ảnh hưởng bậc 2 tích cực lên sự tổng hợp
rutin ester nghĩa là khi lượng enzym ở mức
cao trong khoảng khảo sát thì hiệu suất phản
ứng sẽ có xu hướng tăng. Hơn thế nữa, hệ số
hồi qui của X3 là 14,72 lớn hơn nhiều so với 2
biến số còn lại. Suy ra yếu tố lượng enzym là
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược Học 287
yếu tố ảnh hưởng chính lên quá trình acyl hóa
rutin. Hiệu suất phản ứng tăng từ 29 đến 77%
khi lượng enzym tăng từ 1 đến 5 g/l. Mặt khác,
chúng tôi cũng đã tiến hành các thử nghiệm
với lượng enzym là 7 g/l và 10 g/l, thu được
hiệu suất phản ứng lần lượt là 79% và 81%.
Như vậy, khi tăng lượng enzym ra ngoài
khoảng khảo sát thì hiệu suất phản ứng tăng
nhưng không đáng kể. Vì vậy, lượng enzym
thích hợp để hiệu suất phản ứng đạt tối đa
nhưng vẫn có lợi về mặt kinh tế là 5 g/l.
Hàm mục tiêu trong thử nghiệm này là hiệu
suất phản ứng cao nhất. Điều kiện này được xác
định trong phần dự đoán điểm của phần mềm
như sau: tỷ lệ cơ chất là 1:2, thời gian phản ứng
là 4,52 ngày, lượng enzym là 5 g/l. Với các giá trị
tối ưu này, hiệu suất phản ứng được dự đoán là
75,26%. Công thức dự đoán tối ưu này được
đánh giá bằng cách lặp lại 3 lần thu được hiệu
suất chuyển đổi là 76,5% với độ chính xác
98,37%. Như vậy mô hình có tính tương thích
với thực nghiệm cao.
Ảnh hưởng của chiều dài mạch carbon của
acid béo đến phản ứng acyl hóa
Dựa vào kết quả được biểu diễn trong Hình
3, phản ứng giữa acid lauric và rutin cho hiệu
suất cao nhất (75,8%), phản ứng của acid
palmitic và stearic cho hiệu suất lớn hơn 70%.
Bên cạnh đó, hiệu suất phản ứng của acid oleic
(69,38%) khác biệt không đáng kể so với acid
stearic (71,13%). Các acid béo còn lại có hiệu suất
hơn các acid béo được nêu trên và tăng dần theo
thứ tự : C6 < C14 < C8 < C10. Kết quả này khác
với nghiên cứu của Kontogianni cho rằng chiều
dài mạch carbon (C8, C10, C12) không ảnh
hưởng đến hiệu suất phản ứng acyl hóa các
flavonoid (rutin, naringin) bằng Novozym
435®(8). Tuy nhiên, Ardhaoui lại cho rằng hiệu
suất phản ứng có bị ảnh hưởng bởi chiều dài
mạch carbon của acid béo và hiệu suất thấp ở
những acid béo mạch ngắn (<C10)(3).
C6 C8 C10 C12 C14 C16 C18 C18:1
0
2 0
4 0
6 0
8 0
1 0 0
Chie àu da øi ma ïch carbon cu ûa acid be ùo
H
ie
äu
s
ua
át
ph
aû
n
öù
ng
(
%
)
Hình 4: Ảnh hưởng của chiều dài mạch carbon của
acid béo đến phản ứng acyl hóa
Sau khi thực hiện phản ứng acyl hóa rutin,
chúng tôi đã tiến hành xác định cấu trúc của một
sản phẩm rutin ester là rutin palmitat (phổ UV,
MS, 1H NMR, 13C NMR) để khẳng định tính đặc
hiệu của phản ứng acyl hóa với xúc tác lipase.
Kết quả xác định cấu trúc cho thấy enzym lipase
xúc tác phản ứng acyl hóa của rutin đặc hiệu vào
vi trí C4”’ trên đường rhamnose.
O
O
O
O
HO
OH
OH
OH
OH
OH
HO
O
O
CH3
OH
OH
OCO
C15H31
Chemical Formula: C43H60O17
Exact Mass: 848,3831
ông thức: C43H60O17
Hình 4: Công thức hóa học của rutin palmitate (Phần
mền ChemDraw ultra V9)
KẾT LUẬN
Tóm lại, điều kiện tối ưu của phản ứng acyl
hóa rutin: tỷ lệ cơ chất rutin:acid béo là 1: 2, thời
gian phản ứng là 4,52 ngày, lượng enzym là 5 g/l.
Hiệu suất chuyển đổi tối ưu là 75,26%. Kết quả
sau khi tối ưu làm tăng hiệu suất phản ứng 1,67
lần so với trước khi tối ưu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ardhaoui M, Falcimaigne A et al. (2004). Acylation of natural
flavonoids using lipase of candida antarctica as biocatalyst.
Molecular Catalysis, 29:63-67.
2. Nakajima N, Ishihara K et al. (1999). Lipase-catalyzed direct
and regioselective acylation of flavonoid glucoside for
mechanistic investigation of stable plant pigments. J Biosci
Bioeng, 87(1):105-107.
3. Ardhaoui M, Falcimaigne A et al. (2004). Effect of acyl donor
chain length and substitutions pattern on the enzymatic
acylation of flavonoids. J Biotechnol, 110(3):265-271.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Chuyên Đề Dược Học 288
4. Chebil L, Humeau C et al. (2006). Enzymatic acylation of
flavonoids. Process Biochemistry, 41:2237–2251.
5. Duan Y, Du Z et al. (2006). Effect of molecular sieves on lipase-
catalyzed esterification of rutin with stearic acid. J Agric Food
Chem, 54(17):6219-6225.
6. Gao C, Mayon P et al. (2000). Novel enzymatic approach to
the synthesis of flavonoid glycosides and their esters.
Biotechnol Bioeng, 71(3):235-243.
7. Havsteen BH. (2002). The biochemistry and medical
significance of the flavonoids. Pharmacol Ther, 96(2-3):67-202.
8. Kontogianni A, Skouridou V et al. (2003). Lipase-catalyzed
esterification of rutin and naringin with fatty acids of medium
carbon chain. Journal of Molecular Catalysis B: Enzymatic,
21(1–2):59-62.
9. Lue BM, Nielsen NS et al. (2010). Antioxidant properties of
modified rutin esters by DPPH, reducing power, iron
chelation and human low density lipoprotein assays. Food
Chemistry, 123(2):221-230.
10. Lue BM, Guo Z et al. (2010). Scalable preparation of high
purity rutin fatty acid esters. Journal of the American Oil
Chemists' Society, 87(1):55-61.
Ngày nhận bài báo 12.12.2012
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 24.12.2012
Ngày bài báo được đăng: 10.03.2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_acyl_hoa_rutin_voi_xuc_tac_lipase.pdf