Nghiên cứu ảnh hưởng của bơm điều chỉnh lưu lượng tự động linh hoạt theo tải trọng đến các thông số của hệ thống truyền động thủy lực
Trong hệ thống truyền động thủy lực sử dụng
bơm thủy lực có khả năng điều chỉnh lưu lượng tự
động linh hoạt theo tải thì áp suất cài đặt của van LS
( ∆PLS ) là thông số quan trọng nhất, nó không những
ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng năng lượng của hệ
thống truyền động thủy lực nói riêng, của toàn bộ máy
nói chung mà còn ảnh hưởng đến độ ổn định của lưu
lượng và áp suất. Giá trị áp suất van LS lớn quá hay nhỏ
quá đều làm cho áp suất và lưu lượng dao động mạnh
và không ổn định khi hệ thống làm việc.
3 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 734 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của bơm điều chỉnh lưu lượng tự động linh hoạt theo tải trọng đến các thông số của hệ thống truyền động thủy lực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ Tạp chí GTVT 7/2014
43
Tóm tắt: Hiện nay, trên các máy xây dựng hiện đại
thường sử dụng bơm thủy lực có cảm biến tải trọng
Load - Sensing (bơm LS) để điều chỉnh lưu lượng tự
động linh hoạt theo tải trọng. Hệ thống truyền động
thủy lực trên các máy xây dựng có sử dụng bơm LS cho
phép sử dụng hiệu quả năng lượng, tăng năng suất
và và chất lượng làm việc. Qua bài báo, nhóm tác giả
muốn trình bày tóm tắt những kết quả đã đạt được
trong việc nghiên cứu ảnh hưởng của bơm thủy lực
điều chỉnh lưu lượng tự động linh hoạt theo tải trọng
đến quá trình làm việc của hệ thống truyền động thủy
lực trên các máy xây dựng.
Từ khóa: Bơm thay đổi lưu lượng, bơm LS, van
LS, linh hoạt theo tải trọng.
Abstract: Flexible hydraulic pump in accordance
with load are often using on the modern construction
machines. The hydraulic transmission system with LS
pump allows us improve energy efficiency, increase
productivity and the quality of work. The article
present a summary of the results in the study of the
dynamic of flexible hydraulic pump in accordance
with load on the construction machines.
Keywords: Flexible hydraulic pump, LS pump, LS
valve, Accordance with load.
1. Đặt vấn đề
Vấn đề sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng trên
các máy xây dựng là xu hướng nghiên cứu được các
nhà khoa học trên thế giới quan tâm. Đặc biệt khi điều
kiện làm việc của các máy xây dựng liên tục thay đổi,
máy làm việc không có quy luật xác định, không thể
xác định chính xác về độ lớn, phương, chiều của lực
tác dụng. Điều này ảnh hưởng lớn đến quá trình làm
việc của các thiết bị, làm giảm hiệu quả sử dụng năng
lượng, năng suất và chất lượng làm việc của máy. Để
giải quyết vấn đề này, trên các máy xây dựng hiện đại
đã sử dụng bơm thủy lực có khả năng điều chỉnh lưu
lượng tự động linh hoạt theo độ lớn của tải trọng bên
ngoài, cho phép máy tránh được hiện tượng lãng phí
năng lượng một cách vô ích, dư thừa.
Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có những công trình
nghiên cứu về ảnh hưởng của bơm thủy lực điều chỉnh
lưu lượng tự động linh hoạt theo tải trọng đến quá trình
làm việc của hệ thống truyền động thủy lực. Chính vì
vậy, nhóm tác giả hi vọng kết quả nghiên cứu này sẽ
là tài liệu hữu ích giúp cho việc lựa chọn các thông số
kết cấu hợp lý, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng năng
lượng trên các máy xây dựng, đảm bảo cho hệ thống
làm việc ổn định và tăng tuổi thọ của các phần tử trong
hệ thống truyền động thủy lực.
2. Nội dung
Sơ đồ hệ thống truyền động thủy lực sử dụng bơm
thủy lực có khả năng điều chỉnh lưu lượng tự động linh
hoạt theo độ lớn của tải trọng bên ngoài như trên
Hình 1. Theo sơ đồ trên, dầu cao áp từ bơm (3) qua van
phân phối (4) đến động cơ thủy lực (6) để thực hiện
các thao tác của máy. Khi tải trọng bên ngoài thay đổi,
thông qua các cảm biến áp suất của tải (5) thì van LS (1)
sẽ điều khiển piston servo (2) để điều chỉnh lưu lượng
của bơm thay đổi theo yêu cầu của tải trọng bên ngoài.
Quá trình điều chỉnh này hoàn toàn tự động.
Hình 1: Sơ đồ nguyên lý bơm tự động điều chỉnh
lưu lượng
Để nghiên cứu động lực học của hệ thống
truyền động thủy lực, nhóm tác giả sử dụng phần
mềm Matlab R2012a với thư viện mô phỏng thủy lực
SimHydraulic. Thư viện của SimHydraulic cho phép
chúng ta xây dựng hệ thống mạch thủy lực đúng với
kết cấu thực tế của máy với đầy đủ các phần tử thủy lực
như bơm, van an toàn, van phân phối, van một chiều,
động cơ, đường ống dầu, loại dầu thủy lực Các phần
tử thủy lực trong SimHydraulic đã được mô đun hóa
cho phép người dùng xây dựng, nghiên cứu hệ thống
truyền động thủy lực một cách đầy đủ, trực quan và
sinh động, cho phép thay đổi mô hình nghiên cứu một
cách dễ dàng.
Mô hình hệ thống truyền động thủy lực sử dụng
bơm thủy lực có khả năng điều chỉnh lưu lượng tự
động linh hoạt theo độ lớn của tải trọng bên ngoài trên
SimHydraulic trong môi trường Matlab R2012a được
thể hiện trên Hình 2.
Nghiên cứu ảnh hưởng của bơm điều chỉnh lưu
lượng tự động linh hoạt theo tải trọng đến các
thông số của hệ thống truyền động thủy lực
ThS. PHẠM TRỌNG HÒA
TS. NGUYỄN ĐÌNH TỨ
Trường Đại học Giao thông vận tải
KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
44
Hình 2: Mô hình hệ thống bơm LS
Để đánh giá hiệu quả sử dụng năng lượng của hệ
thống này cần phải quan tâm đến độ bám tải, là tỷ lệ
phần trăm giữa công suất yêu cầu của tải trọng so với
công suất của bơm thủy lực. Độ bám tải được xác định
theo công thức sau:
100%tyc
b
N
N
δ = (1)
SLS b LP P P∆ = − (2)
Trong đó: δ - Độ bám tải (%), Nb - Công suất của
bơm (KW), Ntyc - Công suất yêu cầu của tải (KW) ,
SLP∆ - Áp suất van LS (Pa), Pb - Áp suất bơm (Pa), PLS -
Áp suất tải (Pa).
Để đảm bảo quá trình làm việc của hệ thống thủy
lực thì công suất của bơm thủy lực luôn lớn hơn công
suất của tải yêu cầu, trong hệ thống luôn có một phần
năng lượng dư thừa. Phần năng lượng dư thừa này sẽ
biến đổi thành nhiệt năng, làm nóng dầu thủy lực, gây
lãng phí năng lượng và làm giảm chất lượng cũng như
tuổi thọ của các phần tử thủy lực nói riêng và toàn bộ
hệ thống thủy lực nói chung. Như vậy, độ bám tải càng
lớn thì năng lượng dư thừa càng nhỏ hay hiệu quả sử
dụng năng lượng của hệ thống thủy lực càng cao. Mức
độ chênh lệch giữa công suất của bơm thủy lực và
công suất yêu cầu của tải phụ thuộc vào áp suất trên
van LS ( SLP∆ ).
3. Tính toán mức độ ảnh hưởng của các yếu tố
Để phục vụ tính toán mô phỏng, các số liệu được
lấy của máy đào bánh xích KOMATSU PC200 - 7LC, các
thông số được lựa chọn theo hãng sản xuất như trong
Bảng 1.
Bảng 1. Các thông số chạy chương trình
3.1. Tính toán mức độ ảnh hưởng của
SLP∆ đến độ bám tải δ
Tải trọng bên ngoài tác dụng lên các hệ thống máy
là yếu tố quan trọng, nó quyết định đến quá trình làm
việc của hệ thống thủy lực có sử dụng bơm điều chỉnh
lưu lượng tự động. Do tải trọng bên ngoài tác dụng
không có trị số xác định, nó liên tục thay đổi, vì vậy để
có thể khảo sát đánh giá ảnh hưởng của các thông số
đến quá trình làm việc của hệ thống thủy lực, nhóm tác
giả đã xây dựng đồ thị tải trọng thay đổi tác dụng lên
máy như trên Hình 3.
Phân tích kết quả thu được như trên Hình 4, ta thấy
khi công suất yêu cầu của tải thay đổi thì công suất
bơm cũng thay đổi:
- Ở chế độ không tải (từ 0 đến 0,4s) khi đó công
suất tải bằng không, trong giai đoạn đầu công suất của
bơm tăng mạnh do quá trình khởi động sau đó giảm
mạnh về gần giá trị bằng không.
- Khi tải bên ngoài tăng ở các mức là 33% (từ 0,4s
đến 0,6s), 75% (từ 0,6s đến 0,8s), hay 100% (từ 0,8s đến
1s) thì công suất của bơm cũng tăng lên. Giá trị của
công suất tăng mạnh ở đầu mỗi giai đoạn sau đó trở về
trạng thái ổn định, tuy nhiên công suất bơm luôn lớn
hơn công suất yêu cầu của tải. Ở ba mức tải trên thì độ
chênh công suất không đổi (bằng 6Kw) và độ bám tải
δ = 89,46%.
- Khi tải bên ngoài giảm xuống 60% (từ 1s đến
1,2s), 20% (từ 1,2s đến 1,4s) thì công suất bơm thủy lực
giảm nhanh, giá trị công suất của bơm luôn lớn hơn giá
trị yêu cầu của tải là 6 KW, độ bám tải là δ = 89,46%.
Như vậy, khi tải bên ngoài thay đổi, thì công suất
của bơm cũng thay đổi theo, việc thay đổi này là hoàn
toàn tự động, mức độ chênh lệch giữa công suất sinh
ra của bơm so với công suất yêu cầu của tải bên ngoài
hoàn toàn phụ thuộc vào giá trị của áp suất cài đặt van
LS ( SLP∆ ). Khi áp suất cài đặt van LS ( SLP∆ ) không đổi,
tải trọng bên ngoài tăng lên hay giảm đi thì độ bám tải
cũng không thay đổi, luôn là hằng số. Khi áp suất van
LS càng nhỏ, thì độ chênh giữa công suất yêu cầu của
tải và công suất của bơm sẽ càng nhỏ, do đó việc sử
dụng năng lượng càng hiệu quả.
3.2. Tính toán mức độ ảnh hưởng của SLP∆ đến
áp suất của hệ thống
Hình 5: Sự thay đổi của áp suất trong hệ thống khi ∆PLS thay đổi
Hình 3: Tải trọng bên
ngoài thay đổi
Hình 4: Công suất thay đổi
theo tải
KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ Tạp chí GTVT 7/2014
45
lưu lượng trong hệ thống làm việc ổn định, tuy nhiên
khi SLP∆ tăng lên thì biên độ dao động có xu hướng
tăng và khi SLP∆ >25 kG/cm2 thì hệ lưu lượng lại mất
ổn định.
4. Kết luận và kiến nghị
Trong hệ thống truyền động thủy lực sử dụng
bơm thủy lực có khả năng điều chỉnh lưu lượng tự
động linh hoạt theo tải thì áp suất cài đặt của van LS
( SLP∆ ) là thông số quan trọng nhất, nó không những
ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng năng lượng của hệ
thống truyền động thủy lực nói riêng, của toàn bộ máy
nói chung mà còn ảnh hưởng đến độ ổn định của lưu
lượng và áp suất. Giá trị áp suất van LS lớn quá hay nhỏ
quá đều làm cho áp suất và lưu lượng dao động mạnh
và không ổn định khi hệ thống làm việc.
Kết quả tính toán cũng chỉ ra rằng, đối với máy
đào KOMATSU PC200 - 7LC thì khoảng giá trị hợp lý
của áp suất trên van LS( SLP∆ ) là từ 19 kG/cm2 đến
24 kG/cm2 và độ bám tải trung bình của hệ thống là
90,65%tbδ = .
Như vậy, trong quá trình tính toán, thiết kế, chế
tạo, cũng như vận hành, sử dụng và hiệu chỉnh máy thì
việc xác định áp suất khoảng giá trị tối ưu của van LS
với mỗi loại máy cụ thể là rất cần thiết.
Kiến nghị: Các kết quả nghiên cứu trên đây cho
thấy mức độ quan trọng của việc xác định giá trị của
áp suất van LS ( SLP∆ ) trong hệ thống bơm linh hoạt
thay đổi theo tải. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu
mới chỉ dừng lại ở nghiên cứu lý thuyết bằng cách
xây dựng mô hình trong môi trường máy tính điện
tử, để có thể áp dụng các kết quả nghiên cứu vào
thực tiễn, cần kiểm chứng độ tin cậy qua các thực
nghiệm trên máy thật, làm việc trong các điều kiện
cụ thể của Việt Nam
Tài liệu tham khảo
[1].Nguyễn Đình Tứ, Обоснование рациональных
параметров гидропривода машин типа ВПР с
учетом условий эксплуатации во Вьетнаме, Luận án
Tiến sĩ, Matxcova, 2010.
[2].Ergin Kilic, Melik Dolen, Ahmet Bugra Koku,
Hakan Caliskan, Tuna Balkan (2012), Accurate pressure
prediction of a servo-valve controlled hydraulic system,
Mechatronics 22, pp. 997 - 1014.
[3]. Nguyễn Phùng Quang, Matlab Simulink dành
cho kỹ sư điều khiển tự động, Khoa học kỹ thuật, Hà Nội,
2004.
[4].Trần Xuân Tùy, Hệ thống điều khiển tự động thủy
lực,NXB. Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 2002.
Ngày nhận bài: 30/5/2014
Ngày chấp nhận đăng: 25/6/2014
Người phản biện: PGS. TS. Nguyễn Đăng Điệm
TS. Nguyễn Lâm Khánh
Kết quả tính toán mức độ ảnh hưởng của SLP∆ đến áp
suất của hệ thống được thể hiện trên Hình 5.
Bảng 2. Tổng hợp kết quả chạy chương trình
Phân tích kết quả tính toán thu được ta thấy rằng
SLP∆ có ảnh hưởng lớn đến áp suất trong hệ thống
thủy lực, cụ thể: Khi S 18LP∆ ≤ kG/cm2 áp suất trong
hệ thống lại làm việc không ổn định, không xác định
được độ bám tải của hệ thống; SLP∆ có giá trị từ 19
đến 24 kG/cm2 thì áp suất trong hệ thống làm việc ổn
định, khi SLP∆ tăng thì độ bám tải có xu hướng giảm
(từ 91,84% xuống 89,46%); khi SLP∆ ≥ 25 kG/cm2 thì áp
suất làm việc trong hệ thống không ổn định. Như vậy,
SLP∆ có giá trong khoảng từ 19 đến 24 kG/cm2 thì áp
suất trong hệ thống làm việc ổn định với độ bám tải
trung bình là 90,65%tbδ = .
3.3. Tính toán mức độ ảnh hưởng của SLP∆ đến
lưu lượng của bơm
Hệ thống Load-Sensing có tác dụng điều khiển
lưu lượng linh hoạt theo tải vì vậy khi tải bên ngoài
thay đổi thì lưu lượng cũng tự động được điều chỉnh
thay đổi cho phù hợp. Kết quả tính toán mức độ ảnh
hưởng của SLP∆ đến lưu lượng của bơm thủy lực được
thể hiện trên Hình 6.
Hình 6: Sự thay đổi của lưu lượng trong hệ thống
khi ∆PLS thay đổi
Phân tích kết quả thu được trên Hình 6, ta thấy
rằng SLP∆ có ảnh hưởng lớn đến mức độ ổn định của
lưu lượng dầu trong hệ thống thủy lực. Khi SLP∆ <18
kG/cm2 thì lưu lượng làm việc trong hệ thống không
ổn định. Khi SLP∆ có giá trị từ 19 đến 24 kG/cm2 thì
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_anh_huong_cua_bom_dieu_chinh_luu_luong_tu_dong_li.pdf