The purpose of the research aims to examine effects of water hyacinth (Eichhornia crassipes) on
surface water environment of Tran Van Dong canal in Go Cong Dong district, Tien Giang province
and proposing solutions to make microbial organic fertilizers. In general, there were some water
quality parameters such as DO level, organic matters (BOD5, COD) which did not meet National
Regulation on surface water quality QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Based on that, the study has
determined the impact of water hyacinth on surface water environment in main flow of Tran Van
Dong canal. The results of analysis on fresh water hyacinth from Tran Van Dong canal showed that
the water hyacinth was suitable for testing production of microbial organic fertilizers. Besides, the
results also showed that the samples of microbial organic fertilizers which made from the water
hyacinth after the trying test processeswere eligible to use for agricultural production. Therefore,
the necessary to promote the water hyacinth’scollection for producing microorganic organic
fertilizer aims to improve the environmental pollution of soil, surface water and locallyproduction
activities.
8 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 626 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của cây lục bình (eichhornia crassipes) đến môi trường nước mặt kênh trần văn dõng và đề xuất thu gom sản xuất phân hữu cơ vi sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 61 (6/2018) 37
BÀI BÁO KHOA HỌC
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÂY LỤC BÌNH (EICHHORNIA
CRASSIPES) ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT KÊNH TRẦN VĂN DÕNG
VÀ ĐỀ XUẤT THU GOM SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ VI SINH
Trần Văn Trang1, Nguyễn Tri Quang Hưng1, Nguyễn Minh Kỳ1
Tóm tắt: Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu sự ảnh hưởng của cây lục bình (Eichhornia crassipes)
đến môi trường nước mặt kênh Trần Văn Dõng, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang và đề xuất
giải pháp thu gom sản xuất phân hữu cơ vi sinh. Nhìn chung, các thông số chất lượng nước như
hàm lượng DO, chất hữu cơ (BOD5, COD) vượt ngưỡng giới hạn cho phép Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08-MT:2015/BTNMT.Qua đó đã xác định được sự ảnh
hưởng của lục bình đến môi trường nước mặt tại các trạm quan trắc trên dòng chính của kênh Trần
Văn Dõng. Số liệu phân tích mẫu lục bình tươi trên kênh Trần Văn Dõng cho thấy đủ điều kiện tiến
hành thử nghiệm sản xuất phân hữu cơ vi sinh. Các kết quả thử nghiệm mẫu phân hữu cơ vi sinh từ
cây lục bình có khả năng sử dụng để phục vụ cho ngành sản xuất nông nghiệp. Do đó, cần đẩy
mạnh việc thu vớt cây lục bình làm phân hữu cơ vi sinh để cải thiện ô nhiễm môi trường đất, nước
mặt và phục vụ sản xuất tại địa phương.
Từ khóa: Lục bình, phân hữu cơ vi sinh, môi trường nước mặt, kênh Trần Văn Dõng.
1. MỞ ĐẦU 1
Nước là thành phần quan trọng, được sử
dụng phục vụ đời sống và sản xuất. Đây một
trong những yếu tố quyết định sự phát triển kinh
tế, xã hội của một vùng, lãnh thổ hay một quốc
gia. Nước rất cần thiết cho sự sống và sự phát
triển các ngành kinh tế cũng như cho sinh hoạt.
Trong số các vấn đề môi trường thì sự ô nhiễm
các nguồn nước rất đáng báo động ngay cả các
vùng nông thôn. Do việc tiếp nhận quá nhiều
nước thải chưa qua xử lý, gây ra hiện tượng phú
dưỡng và tạo điều kiện phát triển các loài thủy
sinh, nhất là cây lục bình - vốn dễ sinh sôi, phát
triển mạnh mẽ ở các lưu vực kênh, rạch, ao hồ.
Liên hệ thực tế ở huyện Gò Công Đông, tỉnh
Tiền Giang cũng là tình trạng phổ biến. Hiện
tượng cây lục bình, cỏ dại mọc dày đặc các
kênh, rạch cộng đồng làm tắc nghẽn dòng chảy,
giảm chất lượng nguồn nước sử dụng và gây ô
nhiễm môi trường. Hậu quả sâu xa ảnh hưởng
tới hoạt động nuôi trồng thủy sản, canh tác nông
1 Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
nghiệp của người dân. Trong khi, chúng ta
hoàn toàn có thể tận dụng cây lục bình sử dụng
cho các mục đích như chế biến hàng thủ công
mỹ nghệ, làm giấy, trồng nấm, sản xuất khí
sinh học (biogas), làm thức ăn gia súc hay sản
xuất phân bón. Thực tế, cây lục bình có khả
năng hấp thu chất ô nhiễm để xử lý nước
(Agunbiade et al., 2009) và góp phần cải tạo
đất trồng cũng như nâng cao năng suất
(Osama,2013; Abu T., 2015).
Kết quả phân tích cây lục bình cho thấy có
đến 2,9% hàm lượng protein (đạm hữu cơ);
0,9% hydrate carbon đường bột); 22% cellulose
(chất xơ); 1,4% khoáng tổng số. Các nghiên
cứu trước đây chỉ ra cây lục bình có độ ẩm cao
(chiếm 95,5%), hàm lượng chất hữu cơ 3,5% và
nhiều nguyên tố vi lượng hữu ích khác (Jafari,
2010). Nếu như tận dụng tạo ra sản phẩm phân
bón hữu ích sẽ góp phần tăng năng suất và bảo
vệ môi trường bền vững. Trước thực trạng đó,
đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của cây lục bình
(Eichhornia crassipes) đến môi trường nước
mặt kênh Trần Văn Dõng và đề xuất thu gom
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 61 (6/2018) 38
sản xuất phân hữu cơ vi sinh” cần thiết hơn bao
giờ hết.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
- Cây lục bình (Eichhornia crassipes)
- Chất lượng nước mặt:pH, DO, TSS, BOD5,
COD, N-NH4+, N-NO3-, P-PO43-, E.coli,
Coliform.
Hình 1. Sơ đồ khu vực nghiên cứu
Bảng 1. Vị trí các điểm quan trắc chất lượng nước mặt kênh Trần Văn Dõng
Tọa độ
TT Ký hiệu Tên mẫu Thời gian Đặc điểm vị trí Vĩ độ X Kinh độ Y
1 S1 Mẫu nước mặt 1
Xã Bình Nghị (đoạn tiếp
giáp sông Kinh Tỉnh) 0611327 1145795
2 S2 Mẫu nước mặt 2
Xã Bình Ân (đoạn tiếp
giáp sông Sơn Quy) 0611331 1145801
3 S3 Mẫu nước mặt 3
14/3/2016
7/10/2016
15/3/2017
4/10/2017 Xã Tân Điền (đoạn tiếp
giáp kênh III) 0611332 1145808
* Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: Kênh Trần Văn Dõng thuộc
khu vực huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền
Giang. Phạm vi nghiên cứu có tổng chiều dài
9,1 km, bao gồm địa bàn các xã Bình Nghị,
Bình Ân, Tân Điền; lần lượt với các chiều dài
3,0; 2,9; 3,2 km.
- Thời gian: Mẫu chất lượng nước mặt được
lấy đại diện với tần suất 2 lần/năm trong giai
đoạn 2016-2017 tại mỗi trạm quan trắc.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được sử dụng gồm có:
Phương pháp thu thập tổng hợp số liệu, Phương
pháp điều tra xã hội học, Phương pháp thu mẫu
và phân tích phòng thí nghiệm.
* Quá trình lấy mẫu nhằm đánh giá hiện
trạng chất lượng nước dòng chính kênh Trần
Văn Dõng. Mẫu được bảo quản, phân tích theo
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN và APHA
(American Public Health Association, 2005).
Các mẫu lấy ở độ sâu 10-30 cm so với mặt
nước. Thông số pH, DO được đo bằng thiết bị
đo nhanh. Xác định chỉ tiêu BOD5 theo TCVN
6001-1:2008, nồng độ COD theo phương pháp
SMEWW 5220-C:2012. Hàm lượng TSS được
xác định theo phương pháp trọng lượng TCVN
6625:2000. Hàm lượng N-NH4+, N-NO3-, P-
PO43- được phân tích theo các phương
phápSMEWW-4500-NH3.F:2012; SMEWW-
4500-NO3-E:2012; SMEWW-4500-P.D:2012.
Chỉ tiêu vi sinh Coliform và E.coli được xác
định bằng phương pháp SMEWW 9221B:2012.
Phân tích mẫu được thực hiện tại hiện trường và
Phòng thí nghiệm Trung Tâm Nghiên Cứu Môi
Trường, Viện nghiên cứu Công nghệ sinh học
và Môi trường - Trường Đại học Nông Lâm
Thành phố Hồ Chí Minh.
* Quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh
theo phương thức ủ hiếu khí: Theo các nghiên
cứu trước đây của Viveka&Leena (2009);
Newton et al., (2014), quy trình sản xuất phân
hữu cơ vi sinh từ cây lục bình được mô tả với
các công thức:
- Công thức 1: 300 kg Lục bình + 0,5 kg chế
phẩm Trichoderma. Mỗi công thức lặp lại 4 lần,
2 lần mùa mưa và 2 lần mùa khô.
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 61 (6/2018) 39
- Công thức 2: 200 kg Lục bình + 120 kg
phân bò khô + 0,5 kg chế phẩm Trichoderma.
Mỗi công thức lặp lại 4 lần, 2 lần mùa mưa và 2
lần mùa khô.
Bảng 2. Điều kiện vận hành quá trình ủ phân hữu cơ vi sinh
Giai đoạn Thời gian, ngày Nhiệt độ, 0C Độ ẩm, % C:N pH
Thích nghi 0-15 30-36 60-63 10-13 7,0-7,1
Phát triển 16-30 35-61 63-75 23-28 7,2-8,3
Ổn định 31-45 47-53 70-75 31-35 7,1-8,5
Kết thúc 46-50 35-37 61-64 31-42 6,8-7,0
Trong đó, lục bình sau khi thu về làm sạch,
để ráo nước trong 2 ngày và tiến hành cắt nhỏ
với kích thước 0,5x3x4cm. Sau đó tiến hành
phối trộn với phân bò, bổ sung vi sinh (chế
phẩm Trichoderma) theo các công thức xác định
trước và kiểm tra nhiệt độ mỗi ngày một lần
bằng nhiệt kế. Theo dõi nhiệt độ đống ủ ổn định
từ, tiến hành thu mẫu để phân tích đánh giá các
thông số theo TCVN 7185:2002. Giá trị pH dao
động trong khoảng từ 7,0 đến 8,5. Kích thước
đống ủ với chiều ngang*dài*cao tương ứng
1,0*1,5*0,8m. Quá trình trộn phân ủ với tuần
suất 1 tuần/lần để tạo độ thoáng khí. Kiểm soát
độ ẩm 60-75% trong thời gian ủ 50 ngàynhằm
theo dõi, bổ sung thêm nước khi quá khô.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Ảnh hưởng của lục bình đến chất
lượng nước mặt kênh Trần Văn Dõng
Bảng 3 trình bày tổng hợp kết quả quan trắc
chất lượng nước mặt Kênh Trần Văn Dõng giai
đoạn 2016-2017. Nhìn chung, trị số pH nằm
trong ngưỡng giới hạn cho phép. Hàm lượng chất
rắn lơ lửng tổng dao động tại các điểm quan trắc
S1, S2, S3 lần lượt tương ứng 31,65±2,914;
34,33±6,112 và 26,25±3,948 mg/L. Thông số
hàm lượng oxy hòa tan khá thấp, nhất là ở khu
vực xã Bình Nghị (S1) và xã Tân Điền (S3) với
các trung bình thấp hơn so với quy chuẩn nước
mặt (QCVN 08-MT:2015/BTNMT). Các mẫu có
hàm lượng DO trong nước thấp có thể do những
chất ô nhiễm hữu cơ mà kênh Trần Văn Dõng
phải tiếp nhận. Ngoài nước thải, chất thải rắn
sinh hoạt từ các hộ dân nằm cận dòng kênh, còn
có một lượng lớn chất ô nhiễm từ chợ, trạm y tế,
cơ sở chăn nuôi và các cơ sở sản xuất nông
nghiệp chưa được xử lý. Đặc biệt khu vực S1, có
nguồn tiếp nhận thường xuyên lượng nước thải
của các chợ Bình Nghị và chợ Vạn Thành. Tại
khu vực quan trắc S2, hoạt động trồng trọt và
chăn nuôi gia súc gia cầm là nguyên nhân chính
ảnh hưởng đến nguồn nước mặt do sự chảy tràn,
thẩm thấu nguồn nước thải chưa xử lý. Trong khi
ở khu vực S3, hoạt động thường nhật của người
dân ở chợ Tân Điền cũng gây tác động xấu đến
chất lượng nước kênh. Hệ quả thúc đẩy lục bình
phát triển và được thể hiện qua mật độ sinh khối
tại các điểm quan trắc như S1 và S2 lần lượt
11,08±3,745 và 14,00±3,463 kg/m2.
Bảng 3. Tổng hợp kết quả phân tích chất lượng nước mặt giai đoạn 2016-2017
S1(Bình Nghị) S2(Bình Ân) S3(Tân Điền)
Chỉ tiêu
Mean±SD Min-Max Mean±SD Min-Max Mean±SD Min-Max
QCVN 08-
MT:2015/B
TNMT (A2)
pH 7,4±0,408 6,8-7,7 7,2±0,432 6,8-7,8 7,2±0,064 7,1-7,2 6 – 8,5
TSS, mg/L 31,65±2,914 29,0-35,6 34,33±6,112 25,8-40,0 26,25±3,948 23,0-32,0 30
DO, mg/L 3,47±,457 3,0-4,0 4,05±1,109 3,0-5,4 3,78±0,450 3,1-4,02 ≥ 5
COD, mg/L 25,95±3,043 23,0-30,2 28,73±2,497 26,0-32,0 28,98±3,821 26,0-34,0 15
BOD5, mg/L 14,88±2,462 12,0-18,0 18,88±0,985 17,6-20,0 16,03±5,254 11,0-21,0 6
N-NH4+,
mg/L
0,15±0,039 0,11-0,20 0,14±0,022 0,11-0,16 0,14±0,036 0,11-0,19 0,3
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 61 (6/2018) 40
S1(Bình Nghị) S2(Bình Ân) S3(Tân Điền)
Chỉ tiêu
Mean±SD Min-Max Mean±SD Min-Max Mean±SD Min-Max
QCVN 08-
MT:2015/B
TNMT (A2)
N-NO3-, mg/L 3,40±0,622 2,90-4,30 3,65±0,465 3,20-4,30 3,20±0,469 2,50-3,50 5
P-PO43-, mg/L 0,137±0,027 0,112-0,175 0,115±0,010 0,104-0,125 0,128±0,029 0,102-0,167 0,2
Coliform,
MPN/100ml
2867,3±433,840
2390,0-
3400,0
3100,0±141,421
2900,0-
3200,0
2622,5±328,672
2300,0-
3000,0
5000
E.coli,
MPN/100ml
93,8±27,665 57,0-120,0 104,3±9,535 90,0-110,0 98,5±15,067 90,0-121,0 50
Mật độ lục
bình, kg/m2
11,08±3,745 6,0-15,0 14,00±3,463 9,0-16,8 19,30±1,807 17,2-21,4 -
Chú thích: QCVN 08-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt
Về hàm lượng chất hữu cơ, kết quả nghiên
cứu cho thấy có những dấu hiệu của sự nhiễm
bẩn dòng kênh. Cụ thể, chỉ tiêu COD tại các vị
trí quan trắc S1,2,3 trên dòng chính kênh có giá
trị lần lượt khá cao với 25,95±3,043;
28,73±2,497 và 28,98±3,821mg/L. Nguyên
nhân có thể lý giải bởi các vị trí nêu trên là nơi
tiếp nhận nước thải từ các nguồn thải khác nhau
như: Nước thải từ chợ, các hộ dân sống hai bên
bờ kênh, hoạt động chăn nuôi và trồng lúa, v.v..
Đối với khu vực S3 (vùng hạ du, chảy qua xã
Tân Điền, tiếp giáp kênh III) là nơi thường
xuyên tiếp nhận lưu lượng nước thải từ dân cư
nên mức độ ô nhiễm hữu có khá cao. Do đó,
mật độ sinh khối lục bình đạt mức cao với trung
bình19,30±1,807 kg/m2. Khoảng giá trị COD
dao động min-max tương ứng 26,0-34,0 mg/L
và cao hơn nhiều lần so với ngưỡng giới hạn
trong QCVN (15 mg/L). Qua đó cho thấy những
dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ tại khu vực kênh Trần
Văn Dõng. Không những vậy, kết quả phân tích
tương quan Pearson cho thấy mối liên hệ giữa
một số chỉ tiêu chất lượng nước với mật độ lục
bình trên kênh Trần Văn Dõng. Cụ thể, hệ số
tương quan giữa mật độ sinh khối với DO,
BOD5, COD lần lượt tương ứng -0,433; 0,574
và 0,601 (p<0,05).
Đối với kết quả phân tích thành phần dinh
dưỡng (N-NH4+, N-NO3-, P-PO43-) trong môi
trường nước lần lượt nằm trong ngưỡng cho
phép quy chuẩn chất lượng nước mặt. Đánh giá
mối liên hệ với mật độ sinh khối lục bình, kết
quả phân tích tương quan Pearson cho thấy
không có ý nghĩa về mặt thống kê (p>0,05).
Mặc dù vậy, các chỉ tiêu vi sinh và nhất là E.coli
vượt quá quy chuẩn cho phép. Ở các điểm quan
trắc tại các trạm S1,2,3 cho thấy kết quả biến
thiên 93,8±27,665; 104,3±9,535 và 98,5±15,067
MPN/100ml. Điều này chỉ thị mức độ nhiễm
bẩn vi sinh và phần nào báo động thực trạng
chất lượng nước dòng kênh Trần Văn Dõng.
3.2. Tiềm năng sản xuất và chất lượng phân
vi sinh từ cây lục bình kênh Trần Văn Dõng
Quá trình khảo sát thực tế cho thấy mật độ
lục bình trên kênh khá dày đặc. Với chiều cao
thân cây trung bình 1,0 m (phần chìm 0,3 m)
chiếm cứ theo cụm có diện tích tương đương 16
m2, khối lượng ước tính 330 kg và một thể tích
5,3 m3. Đây là nguyên nhân khiến chất lượng
nước suy giảm, biểu hiện qua thông số ô nhiễm
như DO, BOD5, COD hay E.coli. Kết quả khảo
sát mật độ lục bình kênh Trần Văn Dõng chỉ ra
sự dồi dào sinh khối lục bình. Mật độ lục bình
trên kênh dao động từ 6,0- 21,4 kg/m2. Từ đó,
thể hiện tiềm năng trong việc tận thu để sản xuất
phân hữu cơ vi sinh phục vụ nhu cầu sản xuất
nông nghiệp địa phương. Bảng 4 trình bày tổng
hợp kết quả phân tích hàm lượng thông số dinh
dưỡng và độc tố trong lục bình tươi kênh Trần
Văn Dõng. Kết quả phân tích toàn bộ sinh khối
lục bình tươi (thân, lá, rễ) trên kênh Trần Văn
Dõng có hàm lượng nước cao. Do đó để sử dụng
lục bình trong ủ phân hữu cơ vi sinh cần phối
trộn với vật liệu khô hoặc phơi giảm ẩm để điều
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 61 (6/2018) 41
chỉnh đúng với độ ẩm mong muốn. Hàm lượng
hữu cơ trong lục bình ít hơn phân chuồng (30 -
35%). Tuy nhiên với tỷ lệ C/N theo tiêu chuẩn
lý thuyết từ 20-30 có thể sử dụng cho việc ủ
phân vi sinh hiệu quả. Số liệu phân tích mẫu lục
bình tươi không có sự hiện diện của Hg, Cd, Cr
và hàm lượng rất thấp Pb và Ni. Nghiên cứu của
Sanni (2012) chỉ ra cây lục bình chứa hàm
lượng các nguyên tố có lợi cho quá trình sinh
trưởng phát triển cây trồng như nitơ, phốtpho,
chất hữu cơ, canxi, magie và sắt. Đây là cơ sở
quan trọng sử dụng lục bình như làm nguồn
nguyên liệu an toàn cho việc sản xuất phân hữu
cơ vi sinh thân thiện môi trường.
Bảng 4. Tổng hợp kết quả phân tích lục bình tươi
Kết quả
TT Thông số Đơn vị
Mean±SD
1 Độ ẩm % 89,6±7,91
2 pH - 5,77±2,13
3 Hàm lượng nitơ tổng số (N tổng) % 0,18±0,019
4 Hàm lượng lân hữu hiệu (P hữu hiệu) % 0,039±0,028
5 Hàm lượng kali hữu hiệu (K hữu hiệu) % 0,47±0,031
6 Chất hữu cơ % 8,9±1,272
7 Thủy ngân (Hg) mg/kg KPH (LOD=0,01)
8 Chì (Pb) mg/kg 0,079±0,061
9 Cadimi (Cd) mg/kg KPH (LOD=0,005)
10 Crom (Cr) mg/kg KPH (LOD=0,2)
11 Niken (Ni) mg/kg 0,84±0,021
Ngoài ích lợi sử dụng sản xuất phân hữu cơ
thân thiện môi trường, cây lục bình còn có khả
năng hấp thu chất độc trong nước (Agunbiade et
al., 2009). Dựa vào kết quả phân tích hàm lượng
lục bình tươi cho thấy sự xuất hiện hàm lượng
thấp một số kim loại như chì (Pb) và niken (Ni).
Bên cạnh việc phân tích, đánh giá mẫu lục bình
tươi, nghiên cứu còn tiến hành phân tích mẫu
phân hữu cơ vi sinh vào mùa mưa và mùa khô.
Bởi lẽ, chất lượng phân hữu cơ vi sinh từ lục
bình phụ thuộc vào yếu tố khí hậu. Qua đó,
cung cấp thông tin đại diện cho việc ứng dụng
sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ lục bình theo
mùa trong năm. Trên cơ sở đó, đề tài tiến hành
thu 8 mẫu phân vi sinh và phân tích 9 thông số
cơ bản: Độ chín, kích thước hạt, độ ẩm, pH, mật
độ vi sinh tuyển chọn, hàm lượng chất hữu cơ
tổng, hàm lượng N tổng số, hàm lượng P hữu
hiệu, lượng K hữu hiệu. Các mẫu phân hữu cơ
vi sinh từ cây lục bình được thực hiện tại Viện
nghiên cứu Công nghệ sinh học và Môi trường -
Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí
Minhđạt kết quả tốt (Bảng 5). Kết quả phân
tíchcó độ chín phân khá tốt và kích thước hạt
khá đồng đều. Trị số pH ổn định và nằm trong
khoảng giá trị phù hợp cho quá trình sinh
trưởng, phát triển của cây trồng (dao động 7,02 -
8,52). Thực tế, hiệu quả sử dụng phân bón vi
sinh từ lục bình có hiệu quả cao hơn so với phân
bón hóa học (Nasimul et al., 2002). Bảng tổng
hợp kết quả phân tích phân hữu cơ vi sinh từ
cây lục bình cho thấy mật độ vi sinh hữu ích ổn
định. Mật độ vi sinh tuyển chọn tại kết quả phân
tích có giá trị từ 1,1.106 đến 2,8.106 CFU/gam
mẫu. Hàm lượng chất hữu cơ phân vi sinh
chiếm tỷ lệ khá cao, dao động 19,29 - 30,13%
và đạt trung bình 24,75% (SD=3,99). Lượng
nitơ tổng, lân hữu hiệu và kali hữu hiệu lần lượt
với các trung bình 2,49% (SD=0,40); 1,34%
(SD=0,36); và 2,21% (SD=0,83). So sánh kết
quả cho thấy, một số công thức không phối trộn
phân bò (VS3,4; VS7,8) có hàm lượng nitơ tổng
số thấp hơn so với các mẫu có sử dụng phân bò
(VS1,2; VS5,6).
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 61 (6/2018) 42
Bảng 5. Tổng hợp kết quả phân tích phân hữu cơ vi sinh từ cây lục bình theo mùa
Mùa mưa Mùa khô
Thông số Đơn vị
VS1 VS2 VS3 VS4 VS5 VS6 VS7 VS8
Mean SD
TCVN
7185:2002
Độ chín - KT KT KT KT KT KT KT KT - - Tốt
Kích thước hạt - KĐĐ KĐĐ KĐĐ KĐĐ KĐĐ KĐĐ KĐĐ KĐĐ - - KĐĐ
Độ ẩm % 24,6 22,6 26,4 24,8 27,7 28,6 28,4 28,8 26,48 2,28 35
pH - 7,02 7,84 8,11 7,75 7,17 8,22 8,52 8,41 7,88 0,55 6,0 – 8,0
Vi sinh tuyển
chọn
CFU/gam
mẫu
1,1.106 2,4.106 4,3.105 2,4.106 1,8.107 1,3.106 2,8.106 1,2.106 3,7.106 5,8.106 106
Chất hữu cơ
tổng
% 30,13 28,72 23,55 21,54 27,73 26,13 20,93 19,29 24,75 3,99 22
Nitơ tổng % 3,01 2,76 2,02 2,32 2,76 2,86 1,94 2,27 2,49 0,40 2,5
Lân hữu hiệu % 1,89 1,48 1,34 1,14 1,76 1,27 1,13 0,76 1,34 0,36 2,5
Kali hữu hiệu % 3,34 3,17 1,76 1,62 2,84 2,41 1,21 1,36 2,21 0,83 1,5
Chú thích: (i) KT: Khá tốt, KĐĐ: Khá đồng đều; (ii) VS1,2: Mẫu phân hữu cơ vi sinh mùa mưa theo công
thức 2 (phối trộn phân bò); VS3,4: Mẫu phân hữu cơ vi sinh mùa mưa theo công thức 1 (không phối trộn
phân bò);VS5,6: Mẫu phân hữu cơ vi sinh mùa khô theo công thức 2 (phối trộn phân bò); VS7,8: Mẫu phân
hữu cơ vi sinh mùa khô theo công thức 1 (không phối trộn phân bò).
Nhìn chung, nguyên liệu cây lục bình được
thu gom rồi xay nhỏ, trộn với men Trichoderma
hoặc phân bò và tiến hành ủ. Quá trình hoai mục
diễn ra ở quá trình ủ có phân bò (VS1,2; VS5,6)
nhanh hơn và có nhiệt độ đỉnh cao hơn ở các
công thức chỉ sử dụng lục bình (VS3,4; VS7,8).
Các mẫu phân ủ từ cây lục bình chứa hàm lượng
vi sinh vật có ích cao. Các công thức sử dụng
phân bò đạt Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN
7185:2002 về phân hữu cơ vi sinh. Chất lượng
các mẫu phân phối trộn phân bò được thể hiện
qua hàm lượng hữu cơ tổng, nitơ tổng, hàm
lượng kali hữu hiệu đều đảm bảo tiêu chuẩn.
Riêng kết quả phân tích cho thấy độ ẩm có giá
trị dao động từ 22,6 đến 28,8% và hàm lượng
lân hữu hiệu có giá trị từ 0,76 đến 1,89% thấp
hơn tiêu chuẩn TCVN 7185:2002. Các mẫu
phân tích có hàm lượng lân hữu hiệu chưa đạt
giá trị hàm lượng đối với phân hữu cơ vi sinh.
Tuy vậy, sản phẩm phân hữu cơ vi sinh có vai
trò thúc đẩy phát triển cây trồng và hướng đến
nền nông nghiệp bền vững (Nuka & Dubey,
2011). Ngoài ra, bước đầu xem xét khả năng sản
xuất, sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh tại Gò
Công Đông, nghiên cứu áp dụng công cụ phân
tích SWOT và được tổng hợp ở Bảng 6.
Bảng 6. Phân tích SWOT khả năng sản xuất và sử dụng phân hữu cơ vi sinh
Điểm mạnh (Strengths) Điểm yếu (Weakness)
- Tiềm năng sinh khối lục bình dồi dào,
đảm bảo hoạt động bền vững;
- Đặc điểm, thành phần lục bình đáp ứng
yêu cầu sản xuất phân hữu cơ vi sinh;
- Sự khuyến khích của chính quyền địa
phương và sự quan tâm của người dân.
- Hạn chế nguồn lực tài chính đầu tư ban đầu;
- Thiếu cơ sở hạ tầng, hệ thống kho bãi;
- Quá trình sản xuất chịu sự tác động và phụ
thuộc vào yếu tố thời tiết.
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 61 (6/2018) 43
Cơ hội (Opportunities) Thách thức (Threats)
- Trình độ phát triển khoa học công nghệ
ngày càng cao;
- Nguồn thu từ bán sản phẩm hữu ích của
việc sản xuất phân vi sinh.
- Thay đổi tâm lý và nhận thức cộng đồng;
- Sự cạnh tranh của các hãng phân bón trên thị
trường;
- Điều chỉnh phương thức sản xuất truyền thống
(sử dụng phân bón).
Từ kết quả phân tích ở trên cho thấy tiềm
năng to lớn trong việc góp phần bảo vệ môi
trường thông qua sử dụng lục bình sản xuất
phân hữu cơ vi sinh với công thức phối trộn
phân bò. Qua đó, tận dụng những ưu điểm, lợi
thế và khắc phục những hạn chế, bất lợi hiện
đang tồn tại ở Gò Công Đông. Cơ hội sản xuất
và sử dụng phân hữu cơ vi sinh là nguồn cung
ứng phân bón thân thiện môi trường và phù hợp
xu thế phát triển bền vững (Sharda et al., 2014).
4. KẾT LUẬN
Nhìn chung, tại các thời điểm quan trắc cho
thấy tình trạng chất lượng nước mặt trên kênh
Trần Văn Dõng có dấu hiệu ô nhiễm nhiễm hữu
cơ (BOD5, COD) và E.coli (vượt quy chuẩn
QCVN 08-MT:2015/BTNMT, Cột A2). Về lâu
dài, cần có giải pháp thực tiễn để giảm thiểu tác
động ô nhiễm môi trường. Kết quả nghiên cứu sản
xuất thử nghiệm phân hữu cơ vi sinh từ cây lục
bình bước đầu cho thấy tiềm năng thu gom, sử
dụng cây lục bình kênh Trần Văn Dõng để làm
phân hữu cơ vi sinh phục vụ sản xuất nông nghiệp
địa phương. Việc thu gom và xử lý cây lục bình
làm phân hữu cơ vi sinh là nghiên cứu có ý nghĩa,
giải quyết bài toán biến nguồn nguyên liệu phế
thải thành sản phẩm có ích. Vì vậy, cần thiết tiếp
tục hỗ trợ đẩy mạnh hoạt động sản xuất phân hữu
cơ vi sinh, góp phần cải tạo môi trường kênh rạch.
Tuy nhiên, ở các nghiên cứu tương lai cần phải
xem xét điều chỉnh tối ưu hóa nhằm khắc phục,
nâng cao các chỉ tiêu như độ ẩm, hàm lượng lân
hữu cơ. Riêng giải pháp kêu gọi người dân ứng
dụng sản xuất phân bón vi sinh, cần kết hợp công
tác quản lý chất lượng nước mặt phù hợp, tuyên
truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, hạn
chế ô nhiễm vì một tương lai bền vững.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Abu T., (2015). “Effect of Organic Fertilizer Water Hyacinth on the Growth and Production Plant Taro
(Colocasia esculenta L.)”. Journal of Environment and Earth Science, Vol. 5(22), pp. 70-74.
Agunbiade, F.O., OluOwolabi, B.I., & Adebowale, K.O., (2009). “Phytoremediation potential of
Eichorniacrassipes in metal contaminated coastal water”. Bioresource Technology, Vol. 100, pp. 4521-4526.
Jafari, N., (2010). “Ecological and Socio-Economic Utilization of Water Hyacinth
(Eichhornia crassipes Mart. Solms)”. J. Appl. Sci. Environ. Manage., Vol. 14(2), pp. 43 - 49.
Nasimul G.M., Maqsudul A.A.K.M. , Rahman M., Shafi I., Samad M.A., Asaduzzaman M., Isidore
G., & Rebeca G., (2002). “Comparative Effect of Water Hyacinth and Chemical Fertilizer on
Growth and Fibre Quality of Jute”. Journal of Biological Sciences, Vol. 2, pp. 558-559.
Newton O., John O.M., Alice A., Dative M., & Morris M., (2014). “Effects of Water Hyacinth
(Eichhornia crassipes [mart.] solms) Compost on Growth and Yield Parameters of Maize (Zea
mays)”. British Journal of Applied Science & Technology, Vol. 4(4), pp. 617-633.
Osama A.T.S., (2013). “Utilization of Water Hyacinth and Banana Wastes Compost in Reclamation
of Sandy Soils for increasing Growth, Yield of Cowpea”. Journal of Advanced Laboratory
Research in Biology, Vol. 4, pp. 36-45.
Sanni, K.O., & Adesina, J.M., (2012). “Response of water hyacinth manure on growth attributes
and yield of Celosia argentea L (Lagos Spinach)”. Journal of Agricultural Technology, Vol.
8(3), pp. 1109-1118.
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 61 (6/2018) 44
Sharda V. & Lakshmi G., (2014). “Water Hyacinth As A Green Manure For Organic Farming”.
International Journal of Research in Applied, Vol. 2(6), pp. 65-72.
Stratton, M.L, Barker A.V.& Jack. E.R.,(1995). Soil Admendments and Environmental Quality.
CRC Press, Boca Raton, FL.
Viveka S., & Leena G. B., (2009). “Conversion of Water Hyacinth (Eichhornia crassipes) into
Nutrient-Rich Fertilizer by Pit Methods”. Dynamic Soil, Dynamic Plant, Vol. 3(1), 139-142.
Abstract:
THE STUDY OF THE EFFECTS OF WATER HYACINTH (EICHHORNIA CRASSIPES)
ON SURFACE WATER RESOURCES IN TRAN VAN DONG CANAL AND PROPOSING
SOLUTIONS TO MAKE MICROBIAL ORGANIC FERTILIZER
The purpose of the research aims to examine effects of water hyacinth (Eichhornia crassipes) on
surface water environment of Tran Van Dong canal in Go Cong Dong district, Tien Giang province
and proposing solutions to make microbial organic fertilizers. In general, there were some water
quality parameters such as DO level, organic matters (BOD5, COD) which did not meet National
Regulation on surface water quality QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Based on that, the study has
determined the impact of water hyacinth on surface water environment in main flow of Tran Van
Dong canal. The results of analysis on fresh water hyacinth from Tran Van Dong canal showed that
the water hyacinth was suitable for testing production of microbial organic fertilizers. Besides, the
results also showed that the samples of microbial organic fertilizers which made from the water
hyacinth after the trying test processeswere eligible to use for agricultural production. Therefore,
the necessary to promote the water hyacinth’scollection for producing microorganic organic
fertilizer aims to improve the environmental pollution of soil, surface water and locallyproduction
activities.
Keywords: Water hyacinth, microbialorganic fertilizer, surface water environment, Tran Van Dong
canal.
Ngày nhận bài: 05/01/2018
Ngày chấp nhận đăng: 08/5/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36468_117909_1_pb_0397_2070341.pdf