Với hầu hết các hợp chất hữu cơ, sự tăng
nhiệt độ ủ đóng vai trò quan trọng giúp tăng độ
hòa tan và hệ số khuyếch tán của chất
(Mokrani và Madani, 2016; Spigno và cộng sự,
2007). Trong phần lớn các trường hợp tách
chiết dược chất, để tránh sự biến tính của hoạt
chất, nhiệt độ tách chiết luôn được giới hạn ở
khoảng nhiệt độ thấp hơn 60C (Dong, 2008).
Chính vì thế, chúng tôi thực hiện các thí
nghiệm khảo sát hiệu quả tách chiết cordycepin
ở trong khoảng nhiệt độ từ 35-65C.
Các kết quả cho thấy, lượng cordycepin
thu nhận tăng khi tăng nhiệt độ tách chiết và
đạt cao nhất ở nhiệt độ 55C và 65C (Biểu đồ
2). Zhang và cộng sự (2011) ghi nhận, hiệu
quả tách chiết cordycepin ở 85C cao hơn so
với hiệu quả tách chiết ở 25C.
Các kết quả khảo sát ảnh hưởng của nhiệt
độ đến hiệu quả tách chiết cordycepin cho
thấy, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê khi tăng nhiệt độ tách chiết từ 55C đến
65C. Như vậy, nhiệt độ 55C là nhiệt độ tối
ưu cho sự tách chiết cordycepin từ quả thể
NTT
8 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 521 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện tách chiết đến hiệu quả thu nhận hoạt chất cordycepin từ nhộng trùng thảo (cordyceps militaris linn. link) - Đoàn Thị Phương Thùy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đ. T. Phương Thùy và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 61(4), 13-20 13
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN TÁCH CHIẾT
ĐẾN HIỆU QUẢ THU NHẬN HOẠT CHẤT CORDYCEPIN TỪ
NHỘNG TRÙNG THẢO (CORDYCEPS MILITARIS LINN. LINK)
ĐOÀN THỊ PHƯƠNG THÙY
Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh - thuydoan@hcmuaf.edu.vn
TRẦN THỊ NGỌC ÁNH
Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh - teresangocanh@gmail.com
NGUYỄN THỊ MAI
Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh - ngtpmai@gmail.com
(Ngày nhận: 15/05/2018; Ngày nhận lại: 07/06/2018; Ngày duyệt đăng: 10/07/2018)
TÓM TẮT
Nhộng Trùng Thảo (Cordyceps militaris Linn. Link) là nấm có nhiều hoạt chất có giá trị dược liệu cao. Trong
số đó, cordycepin là thành phần quan trọng quyết định chất lượng và giá trị dược học của Nhộng Trùng Thảo (NTT).
Trong nghiên cứu này, chúng tôi thực hiện các thí nghiệm để tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố như loại dung môi,
tỉ lệ dung môi, thời gian ủ có đánh sóng siêu âm, độ pH của dung môi, nhiệt độ ủ đến hiệu suất tách chiết hoạt chất
cordycepin trong các lượt tách chiết cordycepin từ quả thể nấm NTT. Kết quả thí nghiệm cho thấy, sự tách chiết
hoạt chất cordycepin từ quả thể nấm NTT đạt hiệu quả cao nhất trong dung môi ethanol: nước, 2:1 (v/v); pH 7; ủ ở
nhiệt độ 55C có kết hợp đánh sóng siêu âm 2 lần, mỗi lần 3 phút; vortex trong 1 phút và nghỉ 3 phút giữa hai lần
đánh sóng.
Từ khóa: Cordyceps militaris; Cordycepin; Quả thể; Tách chiết.
Study on the effects of extraction conditions on the extraction efficiency of cordycepin
from Cordycep militaris Linn. Link
ABSTRACT
Cordyceps militaris Linn. Link is a fungus with high content of bioactive substances. Cordycepin is an
important ingredient that determines the medicinal quality of Cordyceps sp. In this report, we studied the effects of
solvents (type of solvents and solvent: water ratio), temperature, pH, incubation time with ultrasonication and
number of extraction round on the extraction effiency of cordycepin from Cordyceps militaris fruiting bodies. Our
results showed that, highest extraction efficiency achieved when using ethanol: water, 2:1 (v/v) as the extraction
solvent; pH of the solvent should be at 7; the optimal incubation temperature was at 55C. Furthermore, the samples
should be ultrasonicated for 6 minutes with 2 pulses of 3 minutes, vortex for 1 min and 3 mins rest between pulses.
Keywords: Cordyceps militaris; Cordycepin; Extraction; Fruiting bodies.
1. Mở đầu
Nhộng Trùng Thảo (NTT) (Cordyceps
militaris) thuộc ngành Nấm túi (Ascomycota),
đây là nhóm Nấm dược liệu có giá trị kinh tế
cao và được sử dụng hàng ngàn năm qua
trong y học cổ truyền ở nhiều nước châu Á.
Những năm gần đây, khoa học hiện đại cũng
đã công bố nhiều nghiên cứu về thành phần
dược chất của NTT giá trị dược học và cơ chế
tác động của các chất này ở cả mức độ phân
tử, tế bào và lâm sàng (Paterson, 2008; Tuli
và cộng sự, 2013). Trong các thành phần dược
chất của NTT, cordycepin (Hình 1) là dược
chất quan trọng quyết định giá trị dược học
14 Đ. T. Phương Thùy và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 61(4), 13-20
của NTT, do đó hàm lượng cordycepin là chỉ
tiêu tiên quyết để đánh giá chất lượng của
NTT (Das và cộng sự, 2010; Dương và Lê,
2015; Yoo và cộng sự, 2004).
Hình 1. Cấu trúc hóa học của phân tử cordycepin
Trong phần lớn các nghiên cứu,
cordycepin được tách chiết bằng dung môi
ethanol: nước, 1:1 (v/v); nước nóng (Dương
và Lê, 2015; Zhang và cộng sự, 2011);
methanol 100%; methanol: nước, 1:1 (v/v)
(Huang và cộng sự, 2009; Reis và cộng sự,
2013) cùng với sự hỗ trợ của các yếu tố như
nhiệt độ, thời gian tách chiết trong quy trình.
Tuy nhiên chưa có các báo cáo phân tích, so
sánh ảnh hưởng, vai trò của các yếu tố tách
chiết đến hiệu quả tách chiết cordycepin.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi thực
hiện các thí nghiệm tìm hiểu ảnh hưởng của
các dung môi thường được sử dụng trong
chiết xuất các hợp chất hữu cơ có dược tính
như ethanol, methanol, isopropanol và n-
butanol trong điều kiện có kết hợp hoặc không
kết hợp với nước đến hiệu suất tách chiết
cordycepin. Đồng thời các thí nghiệm về ảnh
hưởng của thời gian ủ có đánh sóng siêu âm,
độ pH, nhiệt độ ủ của dung môi và hiệu suất
tách chiết hoạt chất cordycepin trong các lượt
tách chiết cũng được thực hiện và đánh giá.
2. Vật liệu và phương pháp
2.1. Ảnh hưởng của loại dung môi đến
hiệu quả tách chiết cordycepin
Trong thí nghiệm này, hiệu quả tách chiết
cordycepin của các dung môi tách chiết có độ
phân cực khác nhau được đánh giá. Các dung
môi được sử dụng gồm nước, ethanol,
methanol, isopropanol và n-butanol.
Để thực hiện thí nghiệm, 100mg bột quả
thể (Cordyceps militaris giống NBRC 9787,
Nhật Bản được nuôi cấy bởi AP Biotech,
Việt Nam) được ly trích trong 3ml dung môi.
Các mẫu ly trích được ủ 5 phút trong dung
môi ở nhiệt độ phòng, sau đó thực hiện đánh
sóng siêu âm trong bể rửa siêu âm (Elma
S10H, Đức) 2 lần mỗi lần 3 phút, mẫu được
vortex trong 1 phút và nghỉ 3 phút giữa các
lần đánh sóng.
Mẫu ly trích sau đó được vortex trong 2
phút và ly tâm ở 3500g trong 10 phút để thu
nhận dịch nổi cho các phân tích đánh giá hàm
lượng cordycepin bằng phương pháp Digital
Enhanced - Thin Layer Chromatography
(DE-TLC) (Abou-Donia và cộng sự, 2014;
Johnsson và cộng sự, 2007).
2.2. Ảnh hưởng của thời gian đánh sóng
siêu âm đến hiệu quả tách chiết cordycepin
100mg bột sinh khối quả thể nấm được ủ
5 phút trong 3ml dung môi ethanol: nước, 2:1
(v/v). Hiệu quả tách chiết cordycepin được
khảo sát ở các thời gian đánh sóng siêu âm 0,
1, 3, 6 và 9 phút. Để tránh làm ảnh hưởng đến
cấu trúc của phân tử cordycepin, ở các nghiệm
thức đánh sóng 6 và 9 phút, việc đánh sóng
được thực hiện theo nhiều đợt, mỗi đợt 3 phút,
mẫu được vortex trong 1 phút và nghỉ 3 phút
giữa các lần đánh sóng.
Mẫu ly trích sau đó được vortex trong 2
phút và ly tâm ở 3500g trong 10 phút để thu
nhận dịch nổi cho các phân tích đánh giá hàm
lượng cordycepin bằng phương pháp DE-TLC
(Abou-Donia và cộng sự, 2014; Johnsson và
cộng sự, 2007).
2.3. Ảnh hưởng của pH dung môi đến
hiệu quả tách chiết cordycepin
100mg bột sinh khối quả thể nấm được ủ
5 phút ở nhiệt độ phòng trong 3ml dung môi
ethanol: nước, 2:1 (v/v) có pH 3, 5, 7, 8 và 10
(pH của dung môi tách chiết được điều chỉnh
bằng 1N HCl hoặc 1N NaOH). Sau đó, các
mẫu ly trích được đặt trong bể rửa siêu âm và
thực hiện đánh sóng trong 2 lần mỗi lần 3
phút, được vortex trong 1 phút và nghỉ 3 phút
giữa các lần đánh sóng.
Mẫu ly trích sau đó được vortex trong 2
phút và ly tâm ở 3500g trong 10 phút để thu
nhận dịch nổi cho các phân tích đánh giá hàm
Đ. T. Phương Thùy và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 61(4), 13-20 15
lượng cordycepin bằng phương pháp DE-TLC
(Abou-Donia và cộng sự, 2014; Johnsson và
cộng sự, 2007).
2.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ ly trích đến
hiệu quả tách chiết cordycepin
100mg bột sinh khối quả thể nấm được ủ
5 phút trong 3ml dung môi ly trích ethanol:
nước, 2:1 (v/v). Sau đó, các mẫu ly trích được
đặt trong bể rửa siêu âm ở các nhiệt độ 35, 45,
55, 65C thực hiện đánh sóng trong 2 lần mỗi
lần 3 phút, được vortex trong 1 phút và nghỉ 3
phút giữa các lần đánh sóng.
Mẫu ly trích sau đó được vortex trong 2
phút và ly tâm ở 3500g trong 10 phút để thu
nhận dịch nổi cho các phân tích đánh giá hàm
lượng cordycepin bằng phương pháp DE-TLC
(Abou-Donia và cộng sự, 2014; Johnsson và
cộng sự, 2007).
2.5. Ảnh hưởng của số lượt ly trích đến
hiệu quả tách chiết cordycepin
100mg bột sinh khối quả thể nấm được ủ
5 phút trong 3ml dung môi ethanol: nước, 2:1
(v/v). Sau đó, các mẫu ly trích được đặt trong
bể rửa siêu âm và thực hiện đánh sóng trong 2
lần mỗi lần 3 phút và nghỉ 3 phút giữa 2 lần
đánh sóng.
Mẫu ly trích sau đó được vortex trong 2
phút và ly tâm ở 3500g trong 10 phút để thu
nhận dịch nổi cho các phân tích đánh giá hàm
lượng cordycepin bằng phương pháp DE-TLC
(Abou-Donia và cộng sự, 2014; Johnsson và
cộng sự, 2007).
Mẫu được ly trích lặp lại với cùng quy
trình, lượng cordycepin thu nhận được từ các
lượt ly trích được ghi nhận. Hiệu quả thu nhận
cordycepin được tính dựa trên tỉ lệ giữa lượng
cordycepin thu nhận được ở mỗi lượt và tổng
lượng cordycepin thu nhận được qua 3 lượt
ly trích.
2.6. Phân tích hàm lượng cordycepin
bằng phương pháp DE-TLC
Cordycepin thu nhận được từ các mẫu ly
trích được phân tách bằng sắc ký lớp mỏng
(TLC). Trong đó, 20l dịch trích được chấm
trên bản sắc ký TLC Silica 60 F254 (Merck,
Đức), và phân tách trong dung môi
chloroform: methanol: nước, 65:15:1 (v/v/v).
Một l cordycepin chuẩn (Sigma-Alrich) có
nồng độ 0.01mg/l được chấm trên các bản
sắc ký, lượng cordycepin chuẩn này ngoài vai
trò giúp xác định vị trí của cordycepin trên
bản sắc ký còn là chất chuẩn ngoài (external
standard) cho việc định lượng cordycepin ở
các nghiệm thức thí nghiệm. Vị trí của mẫu
trên bản sắc ký được xác định dưới đèn UV có
bước sóng 254nm trong buồng tối. Hình ảnh
của mẫu trên bản sắc ký được ghi nhận bằng
máy ảnh Sony Cybershot 7.2 mega pixels.
Khoảng cách giữa máy ảnh và bản sắc ký luôn
được giữ cố định ở 20cm, máy ảnh được cài
đặt để tất cả các ảnh được chụp ở cùng tiêu
cự. Sự khác biệt trong hàm lượng cordycepin
thu nhận được từ các thí nghiệm được phân
tích và so sánh bằng phần mềm JustTLC
(Sweday) dựa trên các thông số về mật độ
màu và diện tích của vùng mẫu trên hình ảnh
bản sắc ký (Abou-Donia và cộng sự, 2014;
Johnsson và cộng sự, 2007).
2.7. Phân tích thống kê
Tất cả các nghiệm thức thí nghiệm được
lặp lại ba lần. Kết quả được phân tích thống
kê bằng phép thử Duncan nhờ chương trình
Statistical Program Scientific System (SPSS)
phiên bản 16.0 cho Windows. Các số trung
bình trong cột với các ký tự khác nhau kèm
theo thì khác biệt có ý nghĩa ở mức P<0.05.
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Ảnh hưởng của loại dung môi đến
hiệu quả tách chiết cordycepin
Ở tất cả các loại dung môi được sử dụng,
hiệu quả tách chiết đạt thấp nhất khi không có
nước trong dung dịch ly trích (dung môi:
nước, 3:0 (v/v)) cho thấy sự hiện diện của
nước là cần thiết. Kết quả này tương tự kết
quả của Zhang và cộng sự (2011), trong đó
ethanol 100% cho hiệu quả tách chiết
cordycepin thấp hơn so với dung môi ethanol:
nước, 1:1 (v/v).
Tuy nhiên, khi chỉ có nước là dung môi,
hiệu quả tách chiết cordycepin không cao và
16 Đ. T. Phương Thùy và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 61(4), 13-20
ngoài cordycepin còn có sự hiện diện của
adenosine và chất khác khi phân tích trên bản
sắc ký lớp mỏng (Ảnh 1, Biểu đồ 1). Chúng
tôi không nhìn thấy được sự hiện diện của
cordycepin trên bản sắc ký TLC ở tất cả các
thí nghiệm sử dụng n- butanol làm dung môi
tách chiết.
Cordycepin là phân tử có tính phân cực,
với sự hiện diện của nhóm –OH ở vị trí
carbon số 2 của đường và các vị trí có nitơ
của adenine (Hình 1). Chính vì thế, để ly trích
thành công cordycepin cần có sự hiện diện
của dung môi phân cực trong dung dịch tách
chiết. Tuy nhiên, hiệu quả tách chiết còn phụ
thuộc vào sự tương tác của dung môi với các
thành phần khác của nguyên liệu (Dong,
2008). Vì thế, sự kết hợp giữa các dung môi
có độ phân cực khác nhau là cần thiết để làm
tăng hiệu quả tách chiết (Mokrani và Madani,
2016; Spigno và cộng sự, 2007).
Các dung môi tách chiết được sử dụng
trong thí nghiệm này là những dung môi có độ
phân cực giảm dần theo thứ tự nước, ethanol,
methanol, isopropanol và n-butanol. Khi dung
môi hữu cơ là ethanol, hiệu quả tách chiết đạt
cao nhất ở tỉ lệ dung môi : nước, 2:1 (v/v). Tuy
nhiên, khi sử dụng methanol và isopropanol có
độ phân cực thấp hơn, hiệu quả tách chiết đạt
cao nhất ở tỉ lệ dung môi: nước, 1:1 (v/v).
Chúng tôi cũng ghi nhận thấy lượng
cordycepin thu nhận được ở các nghiệm thức
có sử dụng methanol và isopropanol đạt thấp
hơn so với nghiệm thức có sử dụng ethanol.
Trong số các nghiệm thức có sử dụng
methanol và isopropanol, tỉ lệ dung môi:
nước 1:1, (v/v) cho hiệu quả tách chiết cao
hơn các tỉ lệ dung môi: nước khác. Huang và
cộng sự (2009) đã sử dụng tỉ lệ dung môi
methanol : nước, 1:1 (v/v) và Reis và cộng sự
(2013) sử dụng methanol 100% để tách chiết
adenosine và cordycepin từ NTT, tuy nhiên
đây là dung môi duy nhất được sử dụng trong
các nghiên cứu trên và không có các kết quả
so sánh hiệu quả tách chiết của các loại và tỉ
lệ dung môi.
Các kết quả của chúng tôi cho thấy, có lẽ
sự kết hợp giữa nước và các dung môi hữu cơ
với các tỉ lệ khác nhau sẽ làm thay đổi độ
phân cực của dung môi tách chiết do đó đem
lại hiệu quả tách chiết khác nhau. n-butanol là
dung môi có độ phân cực thấp nhất trong số 5
loại dung môi được sử dụng và việc sử dụng
n-butanol không đem lại hiệu quả tách chiết
cordycepin.
Biểu đồ 1. Ảnh hưởng của loại dung môi và tỉ lệ dung môi: nước (v/v)
đến lượng cordycepin được tách chiết.
Các chữ viết tắt cho dung môi: Et: Ethanol, Met: methanol, Iso: isopropanol. Các số 11, 12, 21, 30 là các tỉ lệ của
dung môi hữu cơ : nước (v/v) trong dung dịch tách chiết. Ví dụ: et12 là tỉ lệ ethanol : nước, 1:2 (v/v).
Đ. T. Phương Thùy và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 61(4), 13-20 17
Ảnh 1. Sự phân tách của mẫu sau tách chiết trên bản sắc ký TLC
Mẫu 1: chất chuẩn
Mẫu 2: mẫu tách chiết trong nước
Mẫu 3: mẫu tách chiết trong ethanol: nước 2:1, (v/v)
Mẫu 4: mẫu tách chiết trong methanol: nước 1:1, (v/v)
Mẫu 5: mẫu tách chiết trong isopropanol: nước 1:1, (v/v)
Vì hiệu quả tách chiết cordycepin đạt cao
nhất khi sử dụng dung môi ethanol: nước, 2:1
(v/v) nên chúng tôi sử dụng dung môi này cho
các thí nghiệm khảo sát khác.
3.2. Ảnh hưởng của pH dung môi đến
hiệu quả tách chiết cordycepin
pH của môi trường có ảnh hưởng lớn đến
độ phân cực của chất (Dong, 2008). Trong thí
nghiệm của chúng tôi, hiệu suất tách chiết
cordycepin đạt thấp nhất ở pH 3 và pH 5, ở
pH 8 và pH 10 hiệu suất tách chiết cordycepin
cao hơn. Tuy nhiên, hiệu suất tách chiết
cordycepin đạt cao nhất ở pH 7 (Bảng 1).
Masuda và cộng sự (2015) đã thực hiện các
thí nghiệm tách chiết cordycepin được sản
xuất trong môi trường lỏng khi nuôi cấy NTT
theo phương pháp lên men sinh khối trong
môi trường lỏng cho thấy, độ hòa tan của
cordycepin trong dịch nuôi cấy NTT cao khi
sử dụng dung môi tách chiết có pH acid và
base. Có lẽ, khác với vật liệu tách chiết là môi
trường lỏng có cordycepin, với vật liệu tách
chiết là quả thể nấm, pH của dung môi không
chỉ ảnh hưởng đến sự hòa tan của cordycepin
mà còn làm thay đổi sự tương tác của
cordycepin với các phân tử khác trong thành
phần nguyên liệu và cấu trúc tế bào, cấu trúc
mô của nguyên liệu và do đó dung môi tách
chiết với pH 7 trong thí nghiệm này có hiệu
quả tách chiết cordycepin cao nhất.
Bảng 1
Ảnh hưởng của pH dung môi đến lượng
cordycepin được tách chiết
pH Cordycepin
(g /100 mg)
pH3 461.84 ± 20.41a
pH5 452.73 ± 32.04a
pH7 695.75 ± 13.12b
pH8 509.44 ± 26.23c
pH10 519.61 ± 4.66c
3.3. Ảnh hưởng của thời gian đánh sóng
siêu âm đến hiệu quả tách chiết cordycepin
Sự đánh sóng siêu âm hỗ trợ sự phá vỡ tế
bào, làm giảm các liên kết hóa học giữa các
chất, giúp tăng sự khuyếch tán của chất cần ly
trích vào dung môi tách chiết, do đó làm tăng
hiệu quả tách chiết (Wu và cộng sự, 2001).
Trong nghiên cứu này, lượng cordycepin tăng
dần theo thời gian đánh sóng siêu âm và đạt
cao nhất ở 6 phút đánh sóng (Bảng 2). Trong
thí nghiệm về ảnh hưởng của sóng siêu âm
đến hiệu quả tách chiết, Zhang và cộng sự
18 Đ. T. Phương Thùy và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 61(4), 13-20
(2011) đã ghi nhận sự đánh sóng siêu âm
trong thời gian 35 phút giúp tăng hiệu quả
tách chiết. Huang và cộng sự (2009) cũng đề
cập đến việc đánh sóng siêu âm trong quy
trình tách chiết. Tuy nhiên, cả hai nghiên cứu
đều không ghi nhận ảnh hưởng của thời gian
đánh sóng siêu âm đến hiệu suất tách chiết
cordycepin từ nguyên liệu.
Các kết quả của chúng tôi cho thấy, sự
tăng thời gian đánh sóng siêu âm đến 9 phút
không giúp gia tăng lượng cordycepin được
tách chiết (Bảng 2).
Bảng 2
Ảnh hưởng của thời gian ủ có đánh sóng siêu
âm đến lượng cordycepin được tách chiết
Thời gian Cordycepin (g
/100 mg)
0 phút 227.11 ± 32.24a
1 phút 368.17 ± 29.45b
3 phút 470.69 ± 50.23c
6 phút 657.75 ± 30.29d
9 phút 692.89 ± 47.57d
3.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ ly trích đến
hiệu quả tách chiết cordycepin
Với hầu hết các hợp chất hữu cơ, sự tăng
nhiệt độ ủ đóng vai trò quan trọng giúp tăng độ
hòa tan và hệ số khuyếch tán của chất
(Mokrani và Madani, 2016; Spigno và cộng sự,
2007). Trong phần lớn các trường hợp tách
chiết dược chất, để tránh sự biến tính của hoạt
chất, nhiệt độ tách chiết luôn được giới hạn ở
khoảng nhiệt độ thấp hơn 60C (Dong, 2008).
Chính vì thế, chúng tôi thực hiện các thí
nghiệm khảo sát hiệu quả tách chiết cordycepin
ở trong khoảng nhiệt độ từ 35-65C.
Các kết quả cho thấy, lượng cordycepin
thu nhận tăng khi tăng nhiệt độ tách chiết và
đạt cao nhất ở nhiệt độ 55C và 65C (Biểu đồ
2). Zhang và cộng sự (2011) ghi nhận, hiệu
quả tách chiết cordycepin ở 85C cao hơn so
với hiệu quả tách chiết ở 25C.
Các kết quả khảo sát ảnh hưởng của nhiệt
độ đến hiệu quả tách chiết cordycepin cho
thấy, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê khi tăng nhiệt độ tách chiết từ 55C đến
65C. Như vậy, nhiệt độ 55C là nhiệt độ tối
ưu cho sự tách chiết cordycepin từ quả thể
NTT.
Biểu đồ 2. Ảnh hưởng của nhiệt độ ly trích đến lượng cordycepin được tách chiết
Đ. T. Phương Thùy và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 61(4), 13-20 19
3.5. Ảnh hưởng của số lượt tách chiết
đến hiệu quả tách chiết cordycepin
Để tăng hiệu quả thu nhận chất cần
tách chiết, nguyên liệu được ly trích nhiều
lượt lặp lại (Dương và Lê, 2015; Wu và
cộng sự, 2001). Các thí nghiệm tách chiết
cordycepin cho thấy, lượt tách chiết đầu
tiên cho hiệu quả thu nhận cordycepin đạt
83.79 2.76 %, lượt tách chiết thứ 2 thu
nhận được 14.98 1.22% cordycepin
(Bảng 3). Như vậy, việc lặp lại nhiều lượt
tách chiết trên một mẫu là không cần thiết,
vì sẽ làm tăng tổng lượng dung môi cần sử
dụng và làm loãng nồng độ của cordycepin
thu nhận được.
Bảng 3
Hiệu suất thu nhận cordycepin (%) sau lượt
tách chiết thứ nhất, hai và ba
Lượt tách chiết Cordycepin (%)
Lượt 1 83.79 2.76a
Lượt 2 14.98 1.22b
Lượt 3 1.23 1.54c
4. Kết luận
Các thí nghiệm cho thấy, để đạt hiệu quả
tách chiết cordycepin cao, mẫu NTT cần được
tách chiết với dung môi ethanol : nước, 2:1
(v/v); pH 7; ủ ở nhiệt độ 55C có kết hợp đánh
sóng siêu âm 2 lần, mỗi lần 3 phút; vortex 1
phút và nghỉ 3 phút giữa hai lần đánh sóng
Lời cảm ơn
Nghiên cứu được thực hiện nhờ nguồn kinh phí nghiên cứu khoa học cấp cơ sở của Trường Đại học Nông Lâm
Thành phố Hồ Chí Minh năm 2016.
Tài liệu tham khảo
Abou-Donia Amina H., Darwish Fikria A., Toaima Soad M., Shawky Eman, Takla Sarah S. (2014). A new approach
to develop a standardized method for assessment of acetylcholinesterase inhibitory activity of different extracts
using HPTLC and image analysis. Journal of Chromatography B, 955-956, 50-57.
Das Shonkor Kumar, Masuda Mina, Sakurai Akihiko, Sakakibara Mikio (2010). Medicinal uses of the mushroom
Cordyceps militaris: current state and prospects. Fitoterapia, 81(8), 961-968.
Dong Nguyễn Thượng (2008). Kỹ thuật chiết xuất dược liệu. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
Dương Ngọc Thọ, Lê Thị Diệu Trang (2015). Xây dựng quy trình tối ưu phân tích cordycepin từ hệ sợi nấm đông
trùng hạ thảo (Cordyceps militaris). Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp, 1, 74-80.
Huang Lei, Li Qizhang, Chen Yiyuan, Wang Xuefei, Zhou Xuanwei (2009). Determination and analysis of
cordycepin and adenosine in the products of Cordyceps spp. African Journal of Microbiogy Research, 3(12),
957-961.
Johnsson Richard, Träff Gustav, Sundén Martin, Ellervik Ulf (2007). Evaluation of quantitative thin layer
chromatography using staining reagents. Journal of Chromatography A, 1164(1), 298-305.
Masuda Mina, Hatashita Masanori, Fujihara Shinya, Suzuki Yu, Sakurai Akihiko (2015). Simple and efficient
isolation of cordycepin from culture broth of a Cordyceps militaris mutant. Journal of Bioscience and
Bioengineering, 120(6), 732-735.
Mokrani Abderrahmane, Madani Khodir (2016). Effect of solvent, time and temperature on the extraction of
phenolic compounds and antioxidant capacity of peach (Prunus persica L.) fruit. Separation and Purification
Technology, 162, 68-76.
Paterson R Russell M. (2008). Cordyceps–A traditional Chinese medicine and another fungal therapeutic
biofactory? Phytochemistry, 69(7), 1469-1495.
20 Đ. T. Phương Thùy và cộng sự. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 61(4), 13-20
Reis Filipa S, Barros Lillian, Calhelha Ricardo C, Ćirić Ana, Van Griensven Leo Jld, Soković Marina, Ferreira
Isabel Cfr, (2013). The methanolic extract of Cordyceps militaris (L.) Link fruiting body shows antioxidant,
antibacterial, antifungal and antihuman tumor cell lines properties. Food and chemical toxicology, 62, 91-98.
Spigno Giorgia, Tramelli Lorenza, De Faveri Dante Marco (2007). Effects of extraction time, temperature and
solvent on concentration and antioxidant activity of grape marc phenolics. Journal of Food Engineering, 81(1),
200-208.
Tuli Hardeep S, Sharma Anil K, Sandhu Sardul S, Kashyap Dharambir (2013). Cordycepin: a bioactive metabolite
with therapeutic potential. Life sciences, 93(23), 863-869.
Wu Jianyong, Lin Lidong, Chau Foo-Tim (2001). Ultrasound-assisted extraction of ginseng saponins from ginseng
roots and cultured ginseng cells. Ultrasonics Sonochemistry, 8(4), 347-352.
Yoo Hwa-Seung, Shin Jang-Woo, Cho Jung-Hyo, Son Chang-Gue, Lee Yeon-Weol, Park Sang-Yong, Cho Chong-
Kwan, (2004). Effects of Cordyceps militaris extract on angiogenesis and tumor growth. Acta Pharmacologica
Sinica, 25(5), 657-665.
Zhang Hong, Wang Jun Wei, Dong Sheng Zhong, Xu Fang Xu, Wang Sheng Hou (2011). The Optimization of
Extraction of Cordycepin from Fruiting Body of Cordyceps militaris (L.) Link. Advanced Materials Research,
Trans Tech Publications, 1024-1028.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_anh_huong_cua_dieu_kien_tach_chiet_den_hieu_qua_thu_nhan_hoat_chat_cordycepin_tu_nhong_tr.pdf