Vitamin is one of the most important nutrient components having strong effects on growth,
survival rate and food conversion ratio in marine finfish in general and in snubnose pompano in particular. In
this study, 3 levels of vitamin D3 (100, 115 and 130mg/kg dry feed) and a control treatment (0mg/kg dry feed)
were tested in order to evaluate the effects of this component in diets on growth, survival rate and food
conversion ratio in rearing the snubnose pompano juveline. Results showed that the level of 130mg/kg dry feed
gave higher specific growth rate of body weight and final weight gain (0.89%/day; 11.29%/day; 11.18g/ind.)
compared to the rest vitamin D3 levels (p < 0.05). Apart from the specific growth rate of total length, the fish
were fed on diets contained vitamin D3 100 and 115mg/kg dry feed obtained higher specific growth rate of
body weight and final weight gain compared to those of the control treatment (9.74%/day; 9.36g/ind. and
10.53%/day; 10.09g/ind. as opposed as 6.43%/day; 7.28g/ind.; p < 0.05). There were no significant differences
about these parameters between the treatments of 100 and 115mg/kg dry feed. However, the supplement of
vitamin D3 in diets had no significant effects on food conversion ration (1.17 - 1.41) and survival rate (91.95 -
96.67%). From the results of this study, it can be suggested that the appopriate level of vitamin D3 supplement
should be 130mg/kg dry feed to optimize the growth of the pompano juveline.
7 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 582 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng vitamin d3 lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chim vây vàng (trachinotus blochii lacepède, 1801) giai đoạn giống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
390
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 13, Số 4; 2013: 390-396
ISSN: 1859-3097
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HÀM LƯỢNG VITAMIN
D3 LÊN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ CHIM
VÂY VÀNG (Trachinotus blochii Lacepède, 1801)
GIAI ĐOẠN GIỐNG
Lại Văn Hùng1, Huỳnh Thư Thư2, Trần Văn Dũng1*, Trần Thị Lê Trang1, Phạm Thị Khanh1
1Khoa Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang
Số 2 Nguyễn Đình Chiểu, Nha Trang, Khánh Hòa, Việt Nam
*Email: tvdungntu@gmail.com
2Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa
Số 4 Phan Chu Trinh, Nha Trang, Khánh Hòa, Việt Nam
Ngày nhận bài: 5-3-2013
TÓM TẮT: Vitamin là một trong những thành phần dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, tỷ
lệ sống và hệ số thức ăn ở cá nói chung và cá chim vây vàng nói riêng. Trong nghiên cứu này, 3 mức vitamin
D3 bổ sung (100, 115 và 130mg/kg thức ăn) và đối chứng (0mg/kg thức ăn) được thử nghiệm nhằm đánh giá
ảnh hưởng của thành phần này lên tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống và hệ số thức ăn ở cá chim vây vàng giai
đoạn giống. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hàm lượng vitamin D3: 130mg/kg thức ăn cho tốc độ sinh trưởng
đặc trưng về khối lượng và khối lượng cuối (0,89%/ngày; 11,29%/ngày; 11,18g/con) cao hơn các mức vitamin
D3 còn lại (p < 0,05). Ngoại trừ tốc độ sinh trưởng đặc trưng về chiều dài, cá được cho ăn thức ăn bổ sung
vitamin D3 100 và 115mg/kg thức ăn cho tốc độ sinh trưởng đặc trưng về khối lượng và khối lượng cuối cao
hơn nghiệm thức đối chứng (9,74%/ngày; 9,36g/con và 10,53%/ngày; 10,09g/con so với 6,43%/ngày; 7,28
g/con; p < 0,05). Không có sự khác biệt về các chỉ tiêu này giữa hai nghiệm thức bổ sung vitamin D3 ở mức
100 và 115mg/kg thức ăn. Tuy nhiên, việc bổ sung vitamin D3 vào thức ăn không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống
(91,95 - 96,67%) và hệ số FCR (1,17 - 1,41) của cá chim vây vàng. Từ nghiên cứu này có thể nhận thấy
rằng, hàm lượng vitamin D3 130mg/kg thức ăn là thích hợp cho sinh trưởng của cá cá chim vây vàng giai
đoạn giống.
Từ khóa: Cá chim vây vàng giống, Trachinotus blochii, vitamin D3, sinh trưởng, tỷ lệ sống, hệ số thức ăn.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cá chim vây vàng (Trachinotus blochii
Lacepède, 1801) là loài cá nổi, phân bố rộng rãi ở
các vùng biển nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Đây
là loài cá có giá trị kinh tế cao, sinh trưởng nhanh,
dễ nuôi, thích ứng tốt với điều kiện môi trường nước
lợ và nước mặn cả trong ao đất và lồng bè [6]. Do
đó, cá chim vây vàng đã và đang trở thành một đối
tượng nuôi phổ biến ở nhiều nước thuộc vùng Châu
Á - Thái Bình Dương [14]. Hiện nay, cá chim vây
vàng đã được sản xuất giống thành công trong điều
kiện nuôi tại Khánh Hòa, đáp ứng nhu cầu con
giống cho nuôi thương phẩm tại nhiều địa phương
trên cả nước [2].
Trong điều kiện ương nuôi, sinh trưởng và tỷ lệ
sống của cá nói chung và cá chim vây vàng nói
riêng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Ngoài điều
kiện môi trường, dịch bệnh, hệ thống nuôi thì dinh
Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng
391
dưỡng, trong đó phải kể đến vitamin là một trong
những yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả
ương nuôi [1, 15]. Vitamin, đặc biệt là vitamin D,
tham gia vào nhiều quá trình sinh lý, sinh hóa của
động vật thủy sản, do đó, chúng có ảnh hưởng lớn
đối với sinh trưởng, tỷ lệ sống, sức đề kháng và hiệu
quả sử dụng thức ăn ở cá. Vitamin D3, dẫn xuất của
sterol (cholecalciferol, C27H44O), là một trong 2
dạng phổ biến và quan trọng nhất của vitamin D.
Vai trò dinh dưỡng quan trọng nhất của vitamin D là
tăng cường khả năng hấp thu canxi và phốt pho ở
ruột để duy trì sự khoáng hóa bình thường của
xương. Do đó, thiếu hụt hay dư thừa vitamin D đều
gây ra các biểu hiện bệnh lý như sinh trưởng chậm,
thiếu canxi, phốt pho, gây co giật, dị hình xương,
sắc tố không bình thường ở nhiều loài cá [7, 8, 9,
10, 11, 12, 16]. Việc xác định nhu cầu vitamin nói
chung và vitamin D3 nói riêng ở cá thường rất khó
vì chúng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: loài, giai đoạn
phát triển, khả năng sinh tổng hợp, trạng thái sinh
lý, điều kiện nuôi Nhu cầu vitamin D3 ở cá nói
chung có sự biến động lớn tùy thuộc vào nhiều yếu
tố, dao động từ 20 - 200mg/kg thức ăn [1, 8].
Để phát triển nghề nuôi cá chim vây vàng, việc
nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng của cá, đặc biệt là
giai đoạn giống là rất cần thiết làm tiền đề cho việc
sản xuất thức ăn công nghiệp cho nuôi thương phẩm
góp phần chủ động cung cấp thức ăn, hạn chế ô
nhiễm môi trường và nguy cơ lây lan mầm bệnh.
Tuy nhiên, do là đối tượng nuôi mới, các nghiên cứu
về nhu cầu dinh dưỡng của cá chim vây vàng, đặc
biệt là giai đoạn giống còn rất hạn chế. Nghiên cứu
được thực hiện nhằm xác định hàm lượng vitamin
D3 tối ưu cho sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử
dụng thức ăn của cá chim vây vàng giai đoạn giống.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại Trại Thực
nghiệm Nuôi trồng Thủy sản, Nha Trang, Khánh
Hòa từ tháng 05 - 11/2011 trên đối tượng cá chim
vây vàng giai đoạn giống.
Nguồn cá giống: Cá chim vây vàng đưa vào thí
nghiệm là nguồn cá giống được sản xuất ngay tại
Trại Thực nghiệm Nuôi trồng Thủy sản. Cá giống
được ấp nở và ương từ nguồn cá bố mẹ cho kích
thích sinh sản tại Vũng Ngán (Nha Trang). Trứng
sau khi chuyển về được ấp nở và ương đến giai đoạn
4cm/con được bố trí vào các nghiệm thức thí
nghiệm với mật độ 30 con/bể (100 l/bể). Cá đưa vào
thí nghiệm có kích cỡ đồng đều, khỏe mạnh, vận
động linh hoạt, màu sắc tự nhiên, không dị hình hay
có dấu hiệu lạ trên thân, không bị xây sát
Bố trí thí nghiệm
Hệ thống thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí trong các bể composite
(120l) cấp nước 100 l/bể. Nước biển (30 - 33‰) sau
khi bơm được xử lý bằng chlorine (30 ppm). Nước
được cấp cho bể nuôi thông qua hệ thống lọc sinh học
tuần hoàn. Hệ thống bể nuôi được sục khí 24/24 giờ.
Thức ăn thí nghiệm
Nguyên liệu thí nghiệm chính gồm bột cá (56%),
bột đậu nành (8%), cám gạo (12%), bột mì (7%), dầu
mực (6%), dầu đậu nành (3%), các chất bổ sung khác
(6%). Hàm lượng protein và lipid được cố định trong
nghiên cứu này lần lượt là 46 và 12%.
Cách chế biến thức ăn: Các nguyên liệu được
cân theo tỷ lệ tương ứng với từng nghiệm thức thí
nghiệm, sau đó được phối trộn với nhau, cho thêm
nước cất để đạt được một hỗn hợp dẻo. Hỗn hợp dẻo
này được ép viên qua máy ChuSheng Foods (Đài
Loan) với các kích cỡ viên phù hợp. Thức ăn sau
khi ép viên được rải đều ra các khay, hấp cách thủy
trong 5 phút trước khi cho vào tủ sấy. Thức ăn được
làm khô bằng tủ sấy ở nhiệt độ 600C trong vòng 12
tiếng, sau đó tiến hành tạo viên cho phù hợp với
kích cỡ miệng của cá bằng cách sử dụng máy xay
sinh tố và rây có kích cỡ 1 - 2mm. Thức ăn được
bảo quản trong các túi nilon ở nhiệt độ âm 200C.
Các nghiệm thức thí nghiệm
Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng vitamin
D3 khác nhau lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá
chim vây vàng giai đoạn giống được bố trí với 3
nghiệm thức tương ứng với 3 mức vitamin D3 bổ
sung vào thức ăn lần lượt là 110, 115, 130mg/kg thức
ăn và một nghiệm thức đối chứng không bổ dung
vitamin D3. Mỗi nghiệm thức được thực hiện với 3
lần lặp cùng thời điểm trong thời gian 5 tuần.
Phương pháp phân tích thành phần sinh hóa
của thức ăn
Phân tích thành phần sinh hóa của thức ăn trước
khi tiến hành thí nghiệm tại Viện Công nghệ Sinh
học và Môi trường - Trường Đại học Nha Trang
bằng các phương pháp thông dụng hiện hành. Hàm
lượng protein và lipid thô được phân tích theo
phương pháp Kjeldahl và Folch [4].
Lại Văn Hùng, Huỳnh Thư Thư
392
Chế độ chăm sóc và quản lý
Các thông số môi trường (nhiệt độ và ôxy hòa
tan) được đo định kỳ 2 lần/ngày vào 7h và 16h, trong
khi các yếu tố khác (pH, N-NH3, N-NO2 và độ mặn)
được đo 2 ngày/lần hoặc khi có sự cố bất thường xảy
ra. Các thông số này được đo bằng các thiết bị và
dụng cụ chuyên dùng như: nhiệt kế thủy ngân, test
pH, N-NH3, N-NO2, máy đo ôxy (DO200), khúc xạ
kế Các yếu tố môi trường được duy trì trong phạm
vi thích hợp với sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chim
vây vàng giai đoạn giống.
Chế độ cho ăn: Cá được cho ăn với khẩu phần
5% khối lượng thân. Khẩu phần cho ăn được chia
thành 4 lần/ngày và cho ăn vào lúc 7h, 10h, 13h và
16h. Cá được cho ăn đến no, điều chỉnh thức ăn
thông qua quan sát hoạt động ăn mồi của cá để tránh
dư thừa thức ăn.
Hàng ngày kiểm tra, theo dõi tình trạng sức
khỏe cá, vớt bọt và thay nước 20%/ngày, định kỳ 3
ngày thay 80% lượng nước trong bể thí nghiệm.
Mỗi tuần vệ sinh bể một lần, dây sục khí, bổ sung
nước vào hệ thống thí nghiệm để bù lượng nước thất
thoát do siphon và bay hơi. Các yếu tố môi trường
và chế độ chăm sóc, quản lý được duy trì giống
nhau ở tất cả các nghiệm thức.
Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp xác định tốc độ sinh trưởng của
cá: Toàn bộ số lượng cá trong bể được cân khối
lượng và đo chiều dài định kỳ 7 ngày/lần để tính
toán các chỉ tiêu sinh trưởng. Chiều dài toàn thân
của cá (khoảng cách từ mút mõm đến hết vây đuôi)
được đo bằng giấy kẻ ô ly có độ chính xác đến
1mm. Khối lượng của cá được cân bằng cân điện tử
có độ chính xác 0,01g.
Phương pháp xác định tỷ lệ sống: Tỷ lệ sống
của cá được xác định vào thời điểm kết thúc thí
nghiệm bằng cách đếm toàn bộ số lượng cá còn lại
trong các bể ương.
Phương pháp tính toán một số chỉ tiêu
Xác định chỉ tiêu tăng trưởng:
Tốc độ tăng trưởng đặc trưng về chiều dài
SGRL và khối lượng SGRW (%/ngày).
SGRW=
( ) ( )2 1Ln W Ln W
t
× 100
và SGRL = ( 2) (L1)Ln L Lnt
× 100
Tỷ lệ sống (%):
TLS (%) = X
Y
× 100
Hệ số thức ăn (FCR):
FCR = Wtasd
WG
Trong đó: W1, W2: Khối lượng cá tại thời điểm
bắt đầu và kết thúc thí nghiệm (g)
t: Thời gian tiến hành thí nghiệm (ngày)
X: Số lượng cá tại thời điểm kết thúc thí nghiệm
Y: Số lượng cá thả ban đầu
Wtasd: Khối lượng thức ăn sử dụng (g)
WG: Khối lượng cá gia tăng (g)
Phương pháp xử lý số liệu:
Các số liệu sau khi thu thập được phân tích
bằng phép phân tích phương sai một yếu tố
(ANOVA) trên phần mềm SPSS 16.0. Khi có sự
khác biệt giữa các giá trị trung bình về tốc độ sinh
trưởng, tỷ lệ sống, hệ số FCR của các nghiệm thức,
phép kiểm định Duncan’s Test được sử dụng để xác
định sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với mức ý
nghĩa p < 0,05. Tất cả các số liệu trong thí nghiệm
được trình bày dưới dạng Trung bình (Mean) ± Sai
số chuẩn (SE).
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Các yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm
Trong suốt thời gian thí nghiệm các yếu tố môi
trường nước như: nhiệt độ (26 - 29oC), độ mặn (30 -
33‰), pH (7,4 - 8,3), ôxy hòa tan (> 5mg/l), N-NO2
(< 0,01mg/l) và NH3-N (< 0,03 mg/l) của tất cả các
bể thí nghiệm đều được duy trì ổn định, phù hợp với
điều kiện sinh trưởng và phát triển của cá chim vây
vàng giai đoạn giống.
Ảnh hưởng của hàm lượng vitamin D3 lên tốc độ
sinh trưởng của cá
Tốc độ sinh trưởng đặc trưng về chiều dài
SGRL và khối lượng SGRW:
Hàm lượng vitamin D3 bổ sung vào thức ăn có
ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ sinh trưởng đặc trưng
về chiều dài của cá chim vây vàng giống. Trong đó,
hàm lượng vitamin D3 130mg/kg thức ăn cho tốc độ
Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng
393
sinh trưởng đặc trưng về chiều dài cao hơn các mức
vitamin D3 còn lại. Sau 5 tuần ương, cá được cho ăn
thức ăn có bổ sung hàm lượng vitamin D3
130mg/kg thức ăn đạt tốc độ sinh trưởng đặc trưng
về chiều dài là 0,89%/ngày, trong khi con số này ở 2
mức vitamin 100 và 115mg/kg thức ăn lần lượt là
0,46 và 0,52%/ngày và nghiệm thức đối chứng là
0,4% (p < 0,05). Không có sự khác biệt thống kê
giữa tốc độ sinh trưởng đặc trưng về chiều dài cá ở
các nghiệm thức bổ sung vitamin D3: 100,
115mg/kg thức ăn và nghiệm thức đối chứng (p >
0,05).
Hình 1. Ảnh hưởng của hàm lượng vitamin D3 lên
SGRL (%/ngày)
Hình 2. Ảnh hưởng của hàm lượng vitamin D3 lên
SGRW (%/ngày)
Tương tự, việc bổ sung vitamin giúp gia tăng
đáng kể tốc độ sinh trưởng đặc trưng về khối lượng
của cá chim vây vàng so với nghiệm thức đối chứng
(p < 0,05). Trong đó, hàm lượng vitamin D3
130mg/kg thức ăn cho tốc độ sinh trưởng đặc trưng
về khối lượng cao nhất đạt 11,29%/ngày (p < 0,05).
Tuy nhiên, không có sự khác biệt thống kê về tốc độ
sinh trưởng đặc trưng về khối lượng của cá ở các
nghiệm thức bổ sung vitamin D3: 100mg/kg thức ăn
(9,74%/ngày) và 115 mg/kg thức ăn (10,53%/ngày)
(p > 0,05). Trong khi đó, ở nghiệm thức đối chứng,
cá chỉ đạt tốc độ sinh trưởng 6,43%/ngày.
Khối lượng cuối (We):
Hình 3. Ảnh hưởng của hàm lượng vitamin D3 lên khối
lượng cuối (We) của cá
Việc bổ sung vitamin D3 vào thức ăn giúp gia
tăng đáng kể khối lượng của cá chim vây vàng tại
thời điểm kết thúc thí nghiệm so với nghiệm thức
đối chứng (p < 0,05). Trong đó, cá được cho ăn ở
hàm lượng vitamin D3 130 mg/kg thức ăn
(11,18g/con) cho khối lượng cao hơn so với các
mức protein 115mg/kg (10,09g/con), 100mg/kg thức
ăn (9,36g/con) (p < 0,05). Không có sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê về khối lượng của cá đạt được ở
các mức vitamin D3: 100 và 115mg/kg thức ăn (p >
0,05). Trong khi đó, ở nghiệm thức không bổ sung
vitamin D3, cá chỉ đạt khối lượng 7,28g/con.
Ảnh hưởng của hàm lượng vitamin D3 lên hệ số
thức ăn (FCR) của cá
Hình 4. Ảnh hưởng của hàm lượng vitamin D3 lên hệ
số thức ăn (FCR) của cá
Kết quả nghiên cứu cho thấy, hàm lượng vitamin
D3 trong thức ăn không ảnh hưởng đến hệ số thức ăn
của cá chim vây vàng. Cá được cho ăn thức ăn có bổ
sung hàm lượng vitamin D3: 100, 115, 130mg/kg thức
ăn và nghiệm thức đối chứng cho hệ số FCR lần lượt là
1,34, 1,28, 1,17 và 1,41 (P > 0,05). Tuy nhiên, có thể
nhận thấy rằng, hệ số FCR giảm cùng với sự gia tăng
Lại Văn Hùng, Huỳnh Thư Thư
394
của hàm lượng vitamin D3 bổ sung trong thí nghiệm
này (p > 0,05).
Ảnh hưởng của hàm lượng vitamin D3 lên tỷ lệ
sống của cá chim vây vàng
Hình 5. Ảnh hưởng của hàm lượng vitamin D3 lên tỷ lệ
sống của cá
Hàm lượng vitamin D3 bổ sung vào thức ăn
không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá chim vây
vàng. Sau 5 tuần ương, cá đạt tỷ lệ sống rất cao lần
lượt là 95,56%, 96,67%, 95,56% và 91,95% tương
ứng với các nghiệm thức bổ sung vitamin D3: 100,
115, 130mg/kg thức ăn và đối chứng (p > 0,05).
Vitamin là một trong những thành phần dinh
dưỡng thiết yếu tham gia cấu tạo nên nhiều enzyme,
co - enzyme hoặc các tác nhân hỗ trợ các enzyme,
tác nhân ôxy hóa, thực hiện các phản ứng sinh
hóa trong cơ thể. Do đó, vitamin có ảnh hưởng lớn
đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức
ăn ở cá nói chung và cá chim vây vàng nói riêng [8,
11]. Trong nghiên cứu hiện tại, việc bổ sung vitamin
D3 (130mg/kg) vào thức ăn giúp cải thiện đáng kể
tốc độ sinh trưởng của cá chim vây vàng. Kết quả
này tương tự với nghiên cứu trên cá hồi (Salmo
gairdneri) và cá giò (Rachycentron canadum) [5].
Tuy nhiên, hàm lượng vitamin D3 bổ sung vào
thức ăn có sự thay đổi tùy theo loài cá và giai đoạn
phát triển. Đối với cá hồi hàm lượng 40mg/kg thức
ăn cho tốc độ sinh trưởng cao hơn so với 20mg/kg
thức ăn [5]. Trong khi đó, nhu cầu vitamin D3 ở cá
nheo Mỹ thường dao động từ 12 - 25mg/kg thức ăn
[3]. Thức ăn công nghiệp nói chung thường bổ sung
hàm lượng vitamin D3 từ 20 - 200mg/kg thức ăn
(tùy theo dẫn xuất) nhằm bù đắp nguy cơ thất thoát
trong quá trình chế biến và bảo quản [8]. Nhìn
chung, nhu cầu vitamin D3 ở cá biển thường lớn
hơn so với cá nước ngọt, trong đó, hàm lượng
112mg/kg thức ăn được xác định là thích hợp cho cá
giò giai đoạn giống [8].
Trong nghiên cứu hiện tại, hàm lượng vitamin
D3 thấp hơn 130mg/kg thức ăn thường cho tốc độ
sinh trưởng thấp hơn mặc dù không có ảnh hưởng
đến hệ số thức ăn và tỷ lệ sống. Vitamin D3 ảnh
hưởng lớn đến sự hấp thu canxi và phốt pho, do đó,
dư thừa hay thiếu hụt thành phần này đều ảnh hưởng
đến tốc độ sinh trưởng và các biểu hiện sinh lý ở
nhiều loài cá [8, 9, 11]. Thiếu vitamin D3, cá sinh
trưởng chậm, gan nhiễm mỡ, sắc tố không bình
thường, khả năng hấp thụ canxi và phốt pho kém, dị
hình xương và gây co giật [9, 10]. Thức ăn không có
vitamin D3, cá hồi (Salmo gairdneri) biểu hiện da
mỏng, dễ xuất huyết, hoại tử hồng cầu, tăng phản ứng
viêm, hạ can xi máu ... Tuy nhiên, các dấu hiệu này
sẽ phục hồi hoàn toàn sau khi cho cá ăn thức ăn bổ
sung vitamin D3 lại sau thời gian 4 tuần [13]. Trong
khi đó, dư thừa vitamin D3 (5.000mg/kg thức ăn)
cũng gây ra các biểu hiện bất thường như rối loạn sự
hình thành sắc tố ở cá bơn Nhật Bản [12]; làm giảm
tốc độ sinh trưởng, hôn mê và da chuyển màu sậm ở
cá hồi (Salvelinus fontinalis) (95mg/kg thức ăn) [16];
hay dị hình xương, tăng can xi máu ở cá cá chẽm
châu Âu giai đoạn giống (1.000 và 3.000mg/kg thức
ăn) [7, 8]. Tuy nhiên, việc gia tăng hàm lượng
vitamin D3 trong thức ăn của cá hồi biển (Salmo
spp.) và một số loài cá hồi khác trong một số trường
hợp lại không có ảnh hưởng rõ rệt đến tốc độ sinh
trưởng và tỷ lệ sống của những loài cá này [9, 13].
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN
Kết luận
Hàm lượng vitamin D3: 130mg/kg thức ăn cho
tốc độ sinh trưởng đặc trưng về khối lượng và khối
lượng cuối cao hơn các mức vitamin D3: 0, 100 và
115mg/kg thức ăn.
Ngoại trừ tốc độ sinh trưởng đặc trưng về chiều
dài, cá được cho ăn thức ăn bổ sung vitamin D3 100
và 115mg/kg thức ăn cho tốc độ sinh trưởng đặc
trưng về khối lượng và khối lượng cuối cao hơn
nghiệm thức đối chứng (9,74%/ngày; 9,36g/con và
10,53%/ngày; 10,09g/con so với 6,43%/ngày;
7,28g/con).
Việc bổ sung vitamin D3 vào thức ăn không ảnh
hưởng đến tỷ lệ sống (91,95 - 96,67%) và hệ số
FCR (1,17 - 1,41) của cá chim vây vàng.
Đề xuất ý kiến
Cần có những nghiên cứu sâu hơn về ảnh hưởng
của vitamin D3 lên các quá trình sinh lý, sinh hóa,
trao đổi chất của cá chim vây vàng.
Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng
395
Cần tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của một số
vitamin như A và C lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và
hiệu quả sử dụng thức ăn của cá chim vây vàng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lại Văn Hùng, 2004. Dinh dưỡng và thức ăn
trong nuôi trồng thủy sản. Nxb. Nông nghiệp.
2. Lại Văn Hùng, Nguyễn Địch Thanh, Ngô Văn
Mạnh, 2011. Thử nghiệm sản xuất giống nhân
tạo cá chim vây vàng (Trachinotus blochii
Lacepede, 1801) tỉnh Khánh Hòa. Tạp chí Khoa
học Công nghệ & Môi trường Khánh Hòa, số 4,
trang 12 – 13.
3. Andrews, J. W., Murai, T. and Page, J. W.,
1980. Effects of dietary cholecalciferol and
ergocalciferol on catfish. Aquaculture, 19: p.
49-54.
4. AOAC, 1998. Official methods of analysis.
Association of Official Analytical Chemists,
Arlington, VA.
5. Barnett, B. J., Cho, C. J. and Slinger, S. J.,
1982. Relative biopotency of dietary
ergocalciferol and cholecalciferol and the role
of and requirement for vitamin D in rainbow
trout (Salmo gairdneri). The Journal of
Nutrition, 11: p. 2,011-2,019.
6. Berry, F. and Iverson, E. S., 1967. Pompano:
biology, fisheries and farming potential.
Proceedings of the Gulf Caribbean Fisheries
Institute, 19: p. 116-128.
7. Darias, M. J., Mazurais, D., Koumoundouros,
G., Glynatsi, N., Christodoulopoulou, S.,
Huelvan, C., Desbruyeres, E., Le Gall, M.M.,
Quazuguel, P., Cahu, C.L. and Zambonino-
Infante, J. L., 2010. Dietary vitamin D3 affects
digestive system ontogenesis and ossification in
European seabass (Dicentrachus labrax,
Linnaeus, 1758). Aquaculture, 298: p. 300-307.
8. Darias, M. J., Mazurais, D., Koumoundouros,
G., Cahu, C. L. and Zambonino-Infante, J. L.,
2011. Overview of vitamin D and C
requirements in fish and their influence on the
skeletal system. Aquaculture 315: p. 49-60.
9. Graff, I. E., Hoie, S., Totland, G. K. and Lie, O.,
2002. Three different levels of dietary vitamin
D 3 fed to first-feeding fry of Atlantic salmon
(Salmo salar L.): effect on growth, mortality,
calcium content and bone formatio. Aquacult.
Nutr., 8: p. 103-111.
10. Haga, Y., Takeuchi, T., Murayama, Y., Ohata,
K. and Fukunaga, T., 2004. Vitamin D3
compounds induce hypermelanosis on the blind
side and vertebral deformity in juvenile
Japanese flounder Paralichthys olivaceus. Fish
Sci., 70: p. 59-67.
11. Halver, J. E., 1989. The vitamins, in Fish
Nutrition, Halver, J. E., Editor Academic Press,
San Diego, USA. p. 31-109.
12. Hasegawa, Y., T., T., Itagaki, E. and Fukunaga,
T., 1998. Relationship between fat soluble
vitamins in diets and the occurrence of colour
abnormality on the blind side of juvenile
Japansese flounder. Suisanzoshoku, 46: p. 279-
286.
13. Hilton, J. W. and Ferguson, H. W., 1982. Effect
of excess vitamin D3 on calcium metabolism in
rainbow trout Salmo gairdneri Richardson. J.
Fish Biol., 21: p. 373-379.
14. Juniyanto, N. M., Akbar, S. and Zakimin., 2008.
Breeding and seed production of silver
pompano (Trachinotus blochii, Lacepede) at the
Mariculture Development Center of Batam.
Aquacult. Asia Mag., 13: p. 46-48.
15. NRC (National Research Council), 1983.
Nutrient Requirements of Warmwaters Fishes
and Shellfishes. National Academy Press,
Washington, DC, USA: p. 102.
16. Poston, H. A., 1969. Effects of massive doses of
vitamin D3 on fingerling brook trout (Salvelinus
fontinalis). Fish. Res. Bull., 32: p. 48-50.
Lại Văn Hùng, Huỳnh Thư Thư
396
EFFECTS OF VITAMIN D3 LEVELS ON GROWTH AND
SURVIVAL RATE OF SNUBNOSE POMPANO JUVENILE
(Trachinotus blochii Lacepède, 1801)
Lai Van Hung1, Huynh Thu Thu2, Tran Van Dung1, Tran Thi Le Trang1, Tran Thi Khanh1
1Nha Trang University
2Department of Agriculture and Rural Development, Kanh Hoa province
ABSTRACT: Vitamin is one of the most important nutrient components having strong effects on growth,
survival rate and food conversion ratio in marine finfish in general and in snubnose pompano in particular. In
this study, 3 levels of vitamin D3 (100, 115 and 130mg/kg dry feed) and a control treatment (0mg/kg dry feed)
were tested in order to evaluate the effects of this component in diets on growth, survival rate and food
conversion ratio in rearing the snubnose pompano juveline. Results showed that the level of 130mg/kg dry feed
gave higher specific growth rate of body weight and final weight gain (0.89%/day; 11.29%/day; 11.18g/ind.)
compared to the rest vitamin D3 levels (p < 0.05). Apart from the specific growth rate of total length, the fish
were fed on diets contained vitamin D3 100 and 115mg/kg dry feed obtained higher specific growth rate of
body weight and final weight gain compared to those of the control treatment (9.74%/day; 9.36g/ind. and
10.53%/day; 10.09g/ind. as opposed as 6.43%/day; 7.28g/ind.; p < 0.05). There were no significant differences
about these parameters between the treatments of 100 and 115mg/kg dry feed. However, the supplement of
vitamin D3 in diets had no significant effects on food conversion ration (1.17 - 1.41) and survival rate (91.95 -
96.67%). From the results of this study, it can be suggested that the appopriate level of vitamin D3 supplement
should be 130mg/kg dry feed to optimize the growth of the pompano juveline.
Keywords: Snubnose pompano, juvenile, Trachinotus blochii, vitamin D3, growth, survival, food
conversion ratio.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3548_12009_1_pb_3667_2079610.pdf