Từ các kết quả nghiên cứu thực nghiệm xác
định biến dạng của mẫu vữa trong thời gian
khoảng hai năm, kết hợp với thí nghiệm phân
tích nồng độ các iôn kiềm của dung dịch ngâm
mẫu. Nghiên cứu này đưa ra một số kết luận
như sau:
- Điều kiện bảo dưỡng mẫu vữa sẽ quyết
định khả năng tách chiết các iôn kiềm từ dung
dịch lỗ rỗng. Điều kiện thí nghiệm của nghiên
cứu này cho thấy việc làm mới nước ngâm mẫu
định kỳ tạo thuận lợi cho quá trình tách chiết
cao gấp xấp xỉ hai lần so với trường hợp không
thay nước;
7 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 413 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của tách chiết kiềm đến tấn công nội sulfate do hình thành ettringite gián đoạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 61 (6/2018) 69
BÀI BÁO KHOA HỌC
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA TÁCH CHIẾT KIỀM ĐẾN TẤN CÔNG
NỘI SULFATE DO HÌNH THÀNH ETTRINGITE GIÁN ĐOẠN
Nguyễn Văn Hướng1
Tóm tắt: Sự hình thành ettringite thông thường trong giai đoạn đầu của quá trình hyđrat được xem
có hiệu quả tích cực bởi nó cho phép điều chỉnh quá trình ninh kết của xi măng, xong nó lại đóng
vai trò tiêu cực khi ettringite hình thành khi vật liệu của xi măng đông cứng (gọi là sự hình thành
ettringite gián đoạn). Sự hình thành ettringite gián đoạn là một dạng của tấn công nội sulfate do
sớm bị xử lý nhiệt ở nhiệt độ cao hơn khoảng 70oC. Nhiệt độ cao trong quá trình hyđrat sẽ ngăn
chặn sự hình thành và/ hoặc phân hủy ettringite thông thường (nguyên sinh) trong quá trình hyđrat
của xi măng, sau đó vật liệu của xi măng khô cứng và trong điều kiện môi trường ẩm, ettringite sẽ
lại hình thành gây ra giãn nở hoặc nứt nẻ. Các cấu kiện bê tông thường chịu ảnh hưởng bởi sự thay
đổi của thời tiết tự nhiên trong suốt quá trình tồn tại, tính chất của dung dịch lỗ rỗng chắc chắn sẽ
bị thay đổi do môi trường. Nghiên cứu này đã thí nghiệm xác định biến dạng dài của mẫu vữa và
nồng độ Na+ và K+ của dung dịch ngâm mẫu dưỡng hộ trong hai điều kiện (nước ngâm không
không thay đổi trong suốt quá trình thí nghiệm và thay đối định kỳ) trong thời đoạn khoảng 700
ngày. Kết quả thực nghiệm của bài báo này chỉ ra rằng sự tách chiết của các iôn kiềm (Na+ và K+)
vào trong dung dịch dưỡng hộ đóng một vai trò quan trọng trong cơ chế giãn nở bởi sự hình thành
ettringite gián đoạn.
Từ khóa: Bê tông, vữa, giãn nở, chiết tách, kiềm, hình thành ettringite gián đoạn (DEF).
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Tấn công nội sulfate do hình thành ettringite
gián đoạn là do vật liệu của xi măng (bê tông, vữa
hoặc hồ xi măng) non tuổi bị xử lý nhiệt ở nhiệt
độ cao hơn khoảng 70oC (nhiệt độ này do xử lý
nhiệt để kích thích phát triển cường độ đối với bê
tông đúc sẵn, bê tông thi công trong điều kiện thời
tiết nóng hoặc bê tông khối lớn). Nhiệt độ cao
trong quá trình hyđrat sẽ ngăn chặn sự hình thành
và/ hoặc phân hủy ettringite thông thường (normal
ettringite) trong quá trình hyđrat, sau đó bê tông
đông cứng và về nhiệt độ môi trường trong điều
kiện ẩm, ettringite gián đoạn sẽ hình thành gây
giãn nở hay nứt thậm chí kết cấu bị phá hoại
(Taylor et al, 2001), (Escadeillas et al, 2007),
(Collepardi, 2003), (Hướng & Lộc, 2011). Tấn
công nội sun phát bởi DEF được phát hiện từ giữa
những năm 1980 trên các cấu kiện tà vẹt của
1 Khoa Xây dựng Thủy lợi – thủy điện, Trường Đại học
Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng,
đường ray tàu hỏa bằng bê tông đúc sẵn
(Mielenz et al, 1995), nó được xem là một bệnh
mới đối với bê tông so với tấn công ngoại
sulfate (nguồn sulfate tấn công đến từ môi
trường công trình tồn tại). Hậu quả của tấn công
nội sulfate do DEF gây ra giãn nở, nứt dẫn đến
làm giảm các đặc trưng cơ học như cường độ,
mô đun đàn hồi và độ bền của công trình bê
tông (Zhang et al, 2002a), (Brunetaud et al,
2008), (Hornain, 2007).
Nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố
đến sự hình thành ettringte gián đoạn, Nguyen
đã tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến DEF
thành bốn nhóm nhân tố (Nguyen, 2013):
- Điều kiện nhiệt độ ở thời điểm non tuổi
(ngưỡng nhiệt độ, thời gian xử lý nhiệt, thời
điểm xử lý nhiệt,...);
- Tính chất của vật liệu (xi măng, cốt liệu,
phụ gia,...);
- Cấu trúc của bê tông, vữa hay hồ xi măng
(độ rỗng, vi cấu trúc);
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 61 (6/2018) 70
- Điều kiện môi trường mà vật liệu của xi
măng tồn tại sau khi xử lý nhiệt.
Cho đến nay, đã có một số nghiên cứu về ảnh
hưởng của điều kiện môi trường sau khi bị xử lý
nhiệt đến tấn công nội sulfate bởi DEF. Heinz
và cộng sự (Heinz et al, 1999) đã thí nghiệm
trên các mẫu tồn tại ở các độ ẩm khác nhau
trong 780 ngày đã kết luận rằng độ ẩm tương
đối cần thiết cho tấn công nội sulfate bởi DEF là
không nhỏ hơn 95%. Trong khi đó các nghiên
cứu khác của Shimada (Shimada & Young,
2004) và Graf (Graf, 2007) cho rằng ngưỡng độ
ẩm này là 92%; Famy và cộng sự (Famy et al,
2001) đã thí nghiệm trên các mẫu vữa trong các
điều kiện dưỡng hộ mẫu khác nhau (độ ẩm
tương đối 90÷100% và ngâm trong nước, dung
dịch LiOH và KOH) trong thời gian 900 ngày
sau khi mẫu bị xử lý nhiệt ở 90oC trong 12 giờ,
kết quả cho thấy: tốc độ và biên độ giãn nở của
mẫu ngâm trong nước lớn hơn so với mẫu trong
môi trường ẩm, các mẫu ngâm trong môi trường
KOH có giãn nở nhỏ hơn so với mẫu ngâm
trong môi trường nước, thậm chí khi mẫu ngâm
trong dung dịch có nồng độ KOH là 920 mmol/l
không thể hiện bất cứ sự giãn nở nào sau hơn
500 ngày. Từ các kết quả này, Famy và cộng sự
cho rằng, cơ chế giãn nở do DEF có liên quan
đến việc chiết tách kiềm từ dung dịch lổ rỗng
của vật liệu ra bên ngoài; ngoài ra, các nghiên
cứu của Famy (Famy, 1999), Flatt (Flatt &
Scherer, 2008), Leklou (Leklou et al, 2013) cho
rằng nhiệt độ của nước ngâm mẫu sau khi xử lý
nhiệt có ảnh hưởng quan trọng đến quá trình
giãn nở do DEF. Các nghiên cứu này cho rằng
tồn tại một ngưỡng nhiệt độ giới hạn của nước
ngâm mẫu, nếu nhiệt độ của nước ngâm mẫu
lớn hơn giới hạn này thì mẫu sẽ không bị giãn
nở do DEF, tuy nhiên trị số về ngưỡng nhiệt độ
giới hạn này của các nghiên cứu trên là chưa có
sự thống nhất.
Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu về ảnh
hưởng của chu trình xử lý nhiệt (đối với vật liệu
của xi măng), tính chất của xi măng đến giãn nở
do DEF. Tuy nhiên, có ít nghiên cứu về điều
kiện dưỡng hộ (môi trường) mẫu sau khi xử lý
nhiệt đến cơ chế giãn nở do DEF. Bài báo này
sẽ nghiên cứu về ảnh hưởng của sự tách chiết
kiềm do các điều kiện bảo dưỡng mẫu khác
nhau đến quá trình giãn nở của mẫu vữa do tấn
công nội sulfate bởi DEF.
2. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
2.1 Vật liệu thí nghiệm
- Xi măng: loại xi măng thí nghiệm được ký
hiệu là “b” có thành phần hóa học, thành phần
khoáng và tính chất vật lý như ở Bảng 1. Theo
Tiêu chuẩn BS EN 196-10:2016, xi măng này
thuộc loại CEM I 52.5 N. Ngoài ra, đối với xi
măng b được thêm vào 3.1% Na2SO4 (được ký
hiệu là “bs”) nhằm tăng khả năng ứng xử gây
giãn nở cũng như giảm thời gian thí nghiệm
(Nguyen et al, 2013), (Leklou et al, 2017).
- Cát: cát dùng trong thí nghiệm là loại cát tiêu
chuẩn silic Leucate phù hợp với BS EN 196-
10:2016. Theo tiêu chuẩn NF-P 18-590, loại cát
này không gây ra phản ứng kiềm cốt liệu.
Bảng 1. Thành phần hóa học, thành phần
khoáng và tính chất vật lý của xi măng
Thành phần hóa học (%) và tính chất vật lý
SiO2 19.50
Al2O3 5.20
Fe2O3 2.30
CaO 64.20
MgO 0.90
SO3 3.50
Na2O 0.007
K2O 1.07
Na2Oeq. 0.77
LOI 2.40
Khối lượng riêng (g/ cm3) 3.09
Diện tích bề mặt Blaine (cm2/g) 4000
Thành phần khoáng (%)
C3S 66.0
C2S 13.0
C3A 11.0
C4AF 7.0
2.2 Thiết bị thí nghiệm
- Giãn nở kế dùng để đo biến dạng dài có độ
chính xác đến 1m (Hình 1.a). Để đo được biến
dạng dài, hai núm bằng vật liệu đồng được chốt
vào khuôn trước khi đúc mẫu (Hình 1.b), thiết bị
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 61 (6/2018) 71
và phương pháp đo phù hợp với ASTM
C1012/C1012M - 15.
- Để đánh giá ảnh hưởng của sự tách chiết
các iôn kiềm đến giãn nở do tấn công nội
sulfate bởi DEF, nghiên cứu này đã dùng thiết
bị sắc ký trao đổi iôn loại 883 Basic IC plus -
Metrohm (quá trình phân tích hoàn toàn tự
động được điều khiển bằng phần mềm MagIC
Net™ Basic, kết quả phân tích có độ chính
xác cao).
a.Giãn nở kế b. Khuôn đúc mẫu c. Hộp chứa mẫu
Hình 1. Khuôn đúc mẫu, thiết bị đo biến dạng dài và hộp chứa mẫu
a. Sắc ký 883 Basic IC plus - Metrohm b. Nguyên lý hoạt động của 883 Basic IC plus
Hình 2. Sắc ký 883 Basic IC plus - Metrohm và nguyên lý hoạt động
2.3 Chương trình thí nghiệm
Nghiên cứu được tiến hành trên các mẫu
vữa ký hiệu là Mb, Mbs tương ứng với hai
loại xi măng b và bs. Các mẫu vữa được sản
xuất với tỷ lệ nước/ xi măng là 0.50 và tỷ lệ
cát/ xi măng là 3.
- Quá trình đúc mẫu vữa tuân theo Tiêu
chuẩn BS EN 196-10:2016.
- Sau đó, mẫu được xử lý nhiệt ở ngưỡng
nhiệt độ 80oC với tổng thời gian xử lý nhiệt 25
giờ, theo chu trình như sau:
Mẫu được lưu giữ trong phòng thí nghiệm
(20oC) trong 2 giờ (tính từ thời điểm nhào trộn);
Tăng nhiệt độ từ 20oC đến 80oC với tốc độ
gia nhiệt 30oC/ giờ;
Giữ nhiệt độ ở 80oC trong vòng 10 giờ;
Giảm nhiệt độ từ 80oC xuống 20oC với tốc
độ giảm nhiệt 5.5oC/ giờ.
- Sau khi xử lý nhiệt, các mẫu được tháo khỏi
khuôn và được ngâm trong nước cất bằng các
hộp nhựa có nắp đậy (Hình 1.c, các mẫu được
ngâm ngập hoàn toàn trong nước: mỗi hộp nhựa
chứa ba mẫu và ngâm trong 1.25 lít nước cất),
sau đó lưu trong phòng thí nghiệm ở nhiệt độ
20oC. Để nghiên cứu ảnh hưởng của sự tách
chiết kiềm đến quá trình giãn nở do DEF, trong
nghiên cứu này các mẫu Mb và Mbs được ngâm
trong nước theo hai dạng: (1): nước ngâm mẫu
không thay đổi trong suốt quá trình thí nghiệm
(ký hiệu: Mb.NW và Mbs.NW); (2): nước ngâm
mẫu được thay mới định kỳ mỗi lần đo biến
dạng (ký hiệu: Mb.RW và Mbs.RW).
- Quá trình đo biến dạng được thực hiện như
sau: trong 8 tuần đầu, mỗi tuần đo một lần; sau
tuần thứ 8 đến tuần thứ 24, hai tuần đo một lần;
sau 24 tuần, bốn tuần đo một lần cho đến kết
thúc thí nghiệm (729 ngày). Cùng với mỗi lần
đo biến dạng, nước ngâm mẫu cũng được lấy để
phân tích nồng độ kiềm (K+ và Na+) bằng sắc ký
883 Basic IC plus - Metrohm.
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 61 (6/2018) 72
3. KẾT QUẢ VÀ BÌNH LUẬN
Theo cơ chế của tấn công nội sulfate do sự
hình thành ettringite gián đoạn thì một trong
những ứng xử của DEF là biểu hiện sự giãn nở
theo thời gian. Kết quả theo giõi quá trình biến
dạng của các mẫu vữa Mbs (trong thời gian 631
ngày) và Mb (trong thời gian 729 ngày) tương
ứng được thể hiện như ở Hình 3 và Hình 4, mỗi
điểm trên đường cong biến dạng là giá trị trung
bình của ba mẫu đo. Ngoài ra, đường nằm
ngang có tung độ 0.04% là giá trị giãn nở giới
hạn xem là vật liệu bị bệnh do tấn nội sun phát
bởi DEF (LCPL, 2009) cũng được thể hiện
trong các hình này.
Hình 3. Kết quả giãn nở của các mẫu Mbs.RW
và Mbs.NW theo thời gian
Hình 4. Kết quả giãn nở của các mẫu Mb.RW
và Mb.NW theo thời gian
Kết quả ở Hình 3 cho thấy: Đối với các mẫu
vữa được chế tạo với loại xi măng bs (có hàm
sulfate cao), trong cả hai trường hợp (nước
ngâm mẫu được làm mới định kỳ (Mbs.RW) và
không thay nước ngâm mẫu (Mbs.NW)) đều có
biểu hiện giãn nở xảy ra sớm và trị số ngưỡng
giãn nở lớn. Tuy nhiên, xét chi tiết thì trong hai
trường hợp này cũng có những biểu hiện khác
nhau: mẫu Mbs.RW phát triển giãn nở nhanh
hơn mẫu Mbs.NW, thật vậy mẫu Mbs.RW đạt
giá trị giãn nở 0.04% sau 74 ngày, trong khi đó
Mbs.NW cần 110 ngày mới đạt được trị số giãn
nở này; Ngoài ra, sau 631 ngày, Mbs.RW có giá
trị biến dạng lớn hơn khoảng 20% so với
Mbs.NW.
Kết quả ở Hình 4 cho thấy: Sau 729 ngày
ngâm mẫu, các mẫu được dưỡng hộ trong điều
kiện nước không thay đổi (Mb.NW) chưa thể
hiện bất cứ sự giãn nở nào. Trong khi đó, trong
điều kiện nước ngâm mẫu được thay mới định
kỳ (Mb.RW) đã thể hiện quá trình giãn nở mặc
dù rất chậm (sau 590 ngày giãn nở 0.04%), sau
729 ngày Mb.RW giãn nở 0.13% và còn tiếp tục
giãn nở. Ngoài ra, nếu so sánh với mẫu vữa chế
tạo với xi măng bs, dễ hàng thấy rằng các mẫu
vữa dùng xi măng b không biểu hiện bất cứ sự
giãn nở nào (Mb.NW so với Mbs.NW) hoặc
thời điểm bắt đầu giãn nở rất chậm (Mb.RW so
với Mbs.RW).
Từ các kết quả trên, có thể thấy rằng: Các
mẫu dưỡng hộ trong điều kiện nước ngâm mẫu
được làm mới định kỳ là điều kiện tốt để kích
thích quá trình giãn nở do hình thành ettringite
gián đoạn. Để góp phần giải thích nhận định
này, tác giả đã tiến hành thí nghiệm phân tích
nồng độ các iôn kiềm (Na+ và K+) của dung dịch
ngâm mẫu. Kết quả phân tích nồng độ các iôn
kiềm theo thời gian được biểu diễn như ở Hình
5 và Hình 6.
Hình 5. Sự tách của iôn K+ và Na+ của nước
ngâm mẫu và biến dạng của mẫu Mbs.RW và
Mbs.NW theo thời gian
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 61 (6/2018) 73
Hình 6. Sự tách của iôn K+ và Na+ của nước
ngâm mẫu và biến dạng của mẫu Mb.RW và
Mb.NW theo thời gian
Kết quả ở Hình 5 và Hình 6 cho thấy:
- Đối với các mẫu ngâm trong điều kiện RW:
Trong giai đoạn đầu việc làm mới nước định kỳ
sẽ luôn tạo được sự chênh lệch nồng độ kiềm
giữa trong mẫu và nước ngâm mẫu do đó tạo
thuận lợi (kích thích) cho quá trình tách chiết
kiềm từ trong mẫu vữa ra nước ngâm mẫu; Tuy
nhiên, sau khoảng 170 ngày, mặc dù việc thay
nước vẫn còn tiếp tục nhưng sự tách chiết kiềm
là gần như không đáng kể (đường cong lũy tích
nồng độ kiềm gần như nằm ngang). Điều này
được giải thích là do lượng kiềm trong mẫu gần
như đã cạn kiệt hoặc nằm sâu bên trong khó
được tách chiết ra bên ngoài.
- Ngược lại, đối với các mẫu ngâm trong điều
kiện NW, nồng độ của các iôn K+ và Na+ trong
lần đo đầu tiên (sau 7 ngày) là gần như tương
đương với mẫu ngâm trong điều kiện RW. Tuy
nhiên, sau đó thì quá trình tách chiết gần như
không đáng kể. Điều này có thể được giải thích
là do việc không làm mới nước làm cho nồng độ
các iôn kiềm trong nước ngâm nhanh chóng đạt
được giá trị gần tương đương nồng độ trong
mẫu vữa do vậy sau đó việc tiếp tục tách chiết
diễn ra chậm và tiếp tục giảm dần (tiệm cận
không) theo thời gian.
- So sách nồng độ lũy tích ở cuối thời đoạn
phân tích (477 ngày đối với Mb và 421 ngày
đối với Mbs), nhận thấy rằng tổng nồng độ các
iôn kiềm tách chiết trong trường hợp RW lớn
hơn khoảng hai lần so với dưỡng hộ trong điều
kiện NW.
Để làm rõ mối liên hệ giữa điều kiện dưỡng
hộ hay mức độ tách chiết kiềm từ dung dịch lỗ
rỗng trong mẫu vữa ra nước ngâm mẫu và giãn
nở do tấn tông nội sulfate bởi DEF thì cần xem
xét vai trò của kiềm trong quá trình hình thành
ettringite thường trong quá trình hyđrat và
ettringite gián đoạn trong thời đoạn sau. Thật
vậy, các nghiên cứu trước đây (Divet &
Randriambololona, 1998), (Zhang et al,
2002b), (Shimada & Young, 2004) cho rằng:
với xi măng có hàm lượng kiềm cao sẽ làm
chậm hoặc thậm chí ngăn cản sự hình thành
ettringite thường, cụ thể sự có mặt của kiềm
hyđrôxít sẽ kích thích sự hyđrat của C3S và cản
trở sự hình thành ettringite thường do C3A
phản ứng với CaSO4.2H2O (ettringite kém ổn
định trong điều kiện pH cao), điều này dẫn đến
các iôn SO42- bị hấp thụ vật lý vào các gel C-S-
H. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của Brown và
Bothe cho thấy sự tách chiết các iôn kiềm làm
giảm pH của dung dịch lỗ rỗng (pore solution)
sẽ kích hoạt sự giải phóng iôn SO42+ trong các
gel C-S-H (Brown & Bothe, 1993) do vậy sẽ
kích thích sự hình thành ettringite gián đoạn
(re-crystallization). Điều này giải thích tích
hợp lý của kết quả thí nghiệm nêu trên (liên hệ
giữa tách chiết kiềm và giãn nở do DEF). Như
vậy, có thể kết luận rằng sự tách chiết các iôn
kiềm từ dung dịch lỗ rỗng là yếu tố thuận lợi
cho quá trình hình thành ettringte gián đoạn
hay tăng nguy cơ giảm độ bền vật liệu của xi
măng do tấn công nội sulfate.
4. KẾT LUẬN
Từ các kết quả nghiên cứu thực nghiệm xác
định biến dạng của mẫu vữa trong thời gian
khoảng hai năm, kết hợp với thí nghiệm phân
tích nồng độ các iôn kiềm của dung dịch ngâm
mẫu. Nghiên cứu này đưa ra một số kết luận
như sau:
- Điều kiện bảo dưỡng mẫu vữa sẽ quyết
định khả năng tách chiết các iôn kiềm từ dung
dịch lỗ rỗng. Điều kiện thí nghiệm của nghiên
cứu này cho thấy việc làm mới nước ngâm mẫu
định kỳ tạo thuận lợi cho quá trình tách chiết
cao gấp xấp xỉ hai lần so với trường hợp không
thay nước;
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 61 (6/2018) 74
- Điều kiện bảo dưỡng mẫu là một trong
những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự
tấn công nội sulfate do DEF. Sự tách chiết các
iôn kiềm từ dung dịch lỗ rỗng làm giảm pH
của dung dịch lỗ rỗng sẽ kích hoạt sự giải
phóng iôn SO42+ trong các gel C-S-H do vậy
sẽ kích thích sự hình thành ettringite gián
đoạn (tăng nguy cơ giảm độ bền vật liệu của
xi măng do tấn công nội sulfate): thúc đẩy
nhanh quá trình giãn nở và tăng giá trị ngưỡng
giãn nở;
- Sự hình thành ettringite gián đoạn được
xem là một trong những nguyên nhân làm giảm
độ bền của vật liệu của xi măng, do vậy đối với
các công trình tồn tại trong điều kiện thuận lợi
cho việc chiết tách kiềm (đập bê tông, tràn xã
lũ, kênh dẫn,...) thì nguy cơ giảm độ bền càng
tăng cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hướng, N. V., & Lộc, N. T. (2011). Nghiên cứu ảnh hưởng của phản ứng nội sunfat đến sự phá
hoại cấu trúc bê tông. Tạp Chí Khoa Học và Công Nghệ Đại Học Đà Nẵng, (45), 99–106.
Brown, P. W., & Bothe Jr, J. V. (1993). The stability of ettringite. Advances in Cement Research,
5(18), 47–63.
Brunetaud, X., Divet, L., & Damidot, D. (2008). Impact of unrestrained Delayed Ettringite
Formation-induced expansion on concrete mechanical properties. Cement and Concrete
Research, 38(11), 1343–1348.
Collepardi, M. (2003). A state-of-the-art review on delayed ettringite attack on concrete. Cement
and Concrete Composites, 25(4–5), 401–407.
Divet, L., & Randriambololona, R. (1998). Delayed ettringite formation: the effect of temperature
and basicity on the interaction of sulphate and CSH phase. Cement and Concrete Research,
28(3), 357–363.
Escadeillas, G., Aubert, J.-E., Segerer, M., & Prince, W. (2007). Some factors affecting delayed
ettringite formation in heat-cured mortars. Cement and Concrete Research, 37(10), 1445–1452.
Famy, C. (1999). Expansion of heat-cured mortars. Imperial College London (University of
London).
Famy, C., Scrivener, K. L., Atkinson, A., & Brough, A. R. (2001). Influence of the storage
conditions on the dimensional changes of heat-cured mortars. Cement and Concrete Research,
31(5), 795–803.
Flatt, R. J., & Scherer, G. W. (2008). Thermodynamics of crystallization stresses in DEF. Cement
and Concrete Research, 38(3), 325–336.
Graf, L. A. (2007). Effect of relative humidity on expansion and microstructure of heat-cured
mortars.
Heinz, D., Kalde, M., Ludwig, U., & Ruediger, I. (1999). Present state of investigation on damaging
late ettringite formation (DLEF) in mortars and concretes. Special Publication, 177, 1–14.
Hornain, H. (2007). GranDuBé: grandeurs associées à la durabilité des bétons. Presses des Ponts.
LCPL. (2009). Recommendations for preventing disorders due to Delayed Ettringite Formation
(Laboratoir). Paris: Laboratoire Central des Ponts et Chaussées.
Leklou, N., Aubert, J.-E., & Escadeillas, G. (2013). Influence of various parameters on heat-
induced internal sulphate attack. European Journal of Environmental and Civil Engineering,
17(3), 141–153.
Leklou, N., Nguyen, V.-H., & Mounanga, P. (2017). The effect of the partial cement substitution
with fly ash on Delayed Ettringite Formation in heat-cured mortars. KSCE Journal of Civil
Engineering, 21(4), 1359–1366.
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 61 (6/2018) 75
Mielenz, R. C., Marusin, S. L., Hime, W. G., & Jugovic, Z. T. (1995). Investigation of Prestressed
Concrete Raiway Tie Distress. Concrete International, 17(12), 62–68.
Nguyen, V.-H., Leklou, N., Aubert, J.-E., & Mounanga, P. (2013). The effect of natural pozzolan on
delayed ettringite formation of the heat-cured mortars. Construction and Building Materials, 48,
479–484.
Nguyen, V. H. (2013). Effets d’additions minérales sur l’apparition de la réaction sulfatique
interne: étude paramétrique, développement et optimisation de méthodes accélérées.
Shimada, Y., & Young, J. F. (2004). Thermal stability of ettringite in alkaline solutions at 80 °C.
Cement and Concrete Research, 34(12), 2261–2268.
Taylor, H. F. W., Famy, C., & Scrivener, K. L. (2001). Delayed ettringite formation. Cement and
Concrete Research, 31(5), 683–693.
Zhang, Z., Olek, J., & Diamond, S. (2002a). Studies on delayed ettringite formation in early-age,
heat-cured mortars: I. Expansion measurements, changes in dynamic modulus of elasticity, and
weight gains. Cement and Concrete Research, 32(11), 1729–1736.
Zhang, Z., Olek, J., & Diamond, S. (2002b). Studies on delayed ettringite formation in heat-cured
mortars: II. Characteristics of cement that may be susceptible to DEF. Cement and Concrete
Research, 32(11), 1737–1742.
Abstract:
STUDY THE INFLUENCE OF ALKALI LEACHING ON INTERNAL
SULFATE ATTACK BY DELAYED ETTRINGITE FORMATION
The primary ettringite formation in the initial stage of the hydration is considered as a positive
effect because it enables the setting regulation of cement, a damaging role is often attributed to the
ettringite formation in cement matrix (so-called delayed ettringite formation). Delayed Ettringite
Formation (DEF) is an internal sulfate attack caused by early age heating to a temperature of over
about 70°C. The high temperature during the hydration process will be decomposed and/ or
prevented the normal (primary) ettringite formed during the initial hydration of cement. The
ettringite is re-crystallized at later ages in cement matrix exposed to moist environment and causes
expansion or cracking. In concrete elements which were affected by natural climate changes during
service life, the composition of the pore solution inevitably changes due to the influence of storage.
This research has been experimented to determine the longitudinal deformation of the mortar
specimens and concentration of Na+ and K+ of the immersion solution in two conditions (immersion
water was not changed during the experiment and was changed regularly)during the period of
about 700 days. The experimental results in this paper showed that the leaching of alkali ions (Na+
and K+) into surrouding storage solution which plays a significant role in the mechanism of
expansion by delayed ettringite formation.
Keywords: concrete, mortar, expansion, leaching, alkali, delayed ettringite formation (DEF).
Ngày nhận bài: 23/2/2018
Ngày chấp nhận đăng: 22/5/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_anh_huong_cua_tach_chiet_kiem_den_tan_cong_noi_su.pdf